Tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftoi_uu_hoa_chuoi_cung_ung_nong_san_xuat_khau_sang_trung_quoc.pdf

Nội dung text: Tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng

  1. TỐI ƯU HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC QUA TỈNH CAO BẰNG 经高平省向中国出口农产品的供应链之最优化 PGS. TS. Nguyễn Hoàng Trường Đại học Thương mại 商业大学博士.副教授 阮黄 Tóm tắt Nông nghiệp có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kì quốc gia nào, đặc biệt đối với Việt Nam, vốn là một đất nước đang phát triển với nền văn minh lúa nước từ lâu đời, nông nghiệp trở thành nền tảng và mang lại giá trị cho đại bộ phận người dân. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xuất khẩu nông sản giúp mang lại giá trị to lớn đối với đất nước, góp phần nâng cao sức tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong số các thị trường xuất khẩu nông sản, Trung Quốc là thị trường lớn và tiềm năng nhất. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng đang là vấn đề cần nhiều sự quan tâm nhằm giảm thiểu ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, thúc đẩy thông thương hàng hóa giữa hai nước, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, nông sản, xuất khẩu, thị trường Trung Quốc, Cao Bằng, Việt Nam. 摘要 农业对任何国家可持续发展起着极其重要的作用,特别是对具有世代相传的水 稻文明的发展中国家——越南来说,农业成为给大部分人民带来生活价值的基础。在 国际经济一体化进程背景下,农产品的出口给国家带来重大的价值,有助于提高人民 经济的增长和改善人民生活的质量。在农产品出口市场中,中国是最有潜能的最大市 场。通过高平省的农产品出口供应链的最优化正需要得到进一步的关怀,以减少在各 口岸的货物流通迟滞的现象,促进两国间贸易活动,促进越南农业可持续的发展。 关键词:供应链,农产品,出口,中国市场,高平省,越南。 1. Mở đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, hoạt sản xuất nông nghiệp của nước ta có lịch sử phát triển từ lâu đời với nhiều lợi thế về lao động, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào. Nền nhiệt độ đa dạng đó cùng với lượng mưa hàng năm lớn, ánh sáng dồi dào cùng với những thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng tạo điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp mang bản sắc riêng của Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi thế về nguồn lao động với khoảng 90 triệu dân hiện nay, trong đó có tới 60 triệu nông dân có học vấn khá, rất cần cù và 551
  2. sáng tạo là nguồn lực vô giá để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp nước ta rất đa dạng với nhiều loại nông sản khác nhau, trong đó có nhiều nông sản đã trở nên nổi tiếng trên thị trường thế giới như gạo, cao su, mía đường Do điều kiện tương đồng về văn hóa và gần về địa lí nên phần lớn các mặt hàng nông sản nước ta được xuất khẩu sang các nước châu Á, còn đối với các thị trường khác như châu Âu, Phi, Mĩ - Latinh thì thị phần còn tương đối hạn chế. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản năm 2013 đạt 19,8 tỷ USD, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản giữ vị trí quan trọng trong tổng xuất khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 15,0%). Trong bốn tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nông sản nước ta đạt mức kỷ lục 31 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới bao gồm hạt tiêu, gạo cà phê, điều, chè, rau củ quả tươi Số thị trường xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam đã tăng rất nhanh trong những năm qua, từ 107 thị trường năm 2008 lên đến 129 thị trường năm 2014. Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng, được đánh giá là tương đối dễ tính hơn so với các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ do dân số đông, có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau với những mức thu nhập khác nhau. Với quy mô dân số lớn gần 1,3 tỷ dân, trong đó có đến 700 triệu dân số thuộc khu vực nông thôn nên nhu cầu lương thực của Trung Quốc rất lớn. Đây là cơ hội lớn đối với một nước phát triển nông nghiệp như Việt Nam. Trong số những mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã có những mặt hàng tạo nên thương hiệu như cao su, hạt tiêu, điều, café Mặc dù vậy, thị trường Trung Quốc cũng có một số rào cản nhất định gây nên những cản trở nhất định đối với hàng nông sản Việt Nam. Thực tế đến nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường và lợi thế của Việt Nam. Tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, nhưng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tình trạng “được mùa, mất giá” và khó tiêu thụ tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng luôn là bài toán nan giải, đẩy người nông dân vào khó khăn. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, việc tích cực tìm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nông nghiệp đã trở nên bức thiết. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới và là một giải pháp cực kỳ đúng đắn trong bối cảnh cầu nông nghiệp nội địa tăng thấp trong những năm gần đây. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng” nhằm nhấn mạnh vai trò của chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu đến phát triển nông nghiệp Việt Nam, từ đó xác định các giải pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 2. Cơ sở lý luận Định nghĩa nông sản và các đặc điểm của nông sản Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp. Nông sản bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, động vật sống, hồ tiêu, cà phê, sữa bò, rau quả tươi; các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt và các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông 552
  3. nghiệp như xúc xích, bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, thuốc lá, bông xơ, da động vât thô (van der Vorst và các cộng sự, 2007; Nguyễn Bách Khoa, 2003; Đinh Văn Thành, 2010). Nông sản có các đặc điểm sau (Nguyễn Bách Khoa, 2003; Fernandez-Stark, Bamber và Gereffi, 2011; Phan Đình Quyết, 2015): • Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Do sự biến động của thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Hàng hóa nông sản dồi dào nhất vào thời điểm chính vụ. • Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và ngược lại. • Hàng hóa nông sản với mục đích chính là phục vụ nhu cầu ăn, uống của con người nên chất lượng hàng nông sản tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, đây luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. • Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời gian dài. Ngoài ra, hàng nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất nên cần được chế biến và bảo quản cẩn thận. Định nghĩa chuỗi cung ứng nông sản và quản trị chuỗi cung ứng nông sản Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hành động bao gồm ra quyết định và thực hiện quyết định, các quá trình và các dòng lưu chuyển (tiền, thông tin, vật chất) diễn ra một cách liên tục trong các giai đoạn khác nhau từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm nhà sản xuất và các nhà cung cấp, các dòng logistics, vận tải, lưu kho, nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng. Theo nghĩa rộng hơn, chuỗi cung ứng bao gồm phát triển sản phẩm mới, vận hành sản xuất, marketing, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Fernandez-Stark, Bamber, Gereffi, 2011). Quản trị chuỗi cung ứng nông sản là tích hợp các hoạt động bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, phối hợp và kiểm soát tất cả các quá trình kinh doanh và các hoạt động cần thiết để sản xuất và phân phối nông sản sao cho có hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường (Christopher, 1998). Trong một chuỗi cung ứng nông sản, các công ty cùng đặt mối quan hệ hợp tác chiến lược trong một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên mỗi công ty vẫn duy trì sự tự chủ cũng như bản sắc riêng của mình. Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm nhiều chuỗi cung ứng và nhiều quá trình kinh doanh song song hoặc tuần tự theo thời gian. Một tổ chức thuộc chuỗi cung ứng này có thể đảm nhiệm vai trò khác trong chuỗi cung ứng khác, hoặc có thể phối hợp với các đối thủ cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng khác (van der Vorst và các cộng sự, 2007). Tóm lại, mỗi thành phần có thể tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng khác nhau và thay đổi theo chiều dọc hoặc chiều ngang (nếu cần) để tham gia vào một loạt các quá trình kinh doanh khác nhau. 553
  4. Mô hình chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu Yếu tố đầu Sản xuất để Đóng gói và Chế biến Marketing và vào xuất khẩu bảo quản lạnh phân phối Rau, quả để Công ty Giống đưa vào chế biến chế biến Sấy khô Siêu thị Phân bón Đông lạnh Dịch vụ Hóa chất (thuốc ăn uống Bảo quản diệt cỏ, diệt nấm, thuốc sâu Rau, quả phục vụ tiêu dùng Công ty Xay & ép Nhà nhập xuất khẩu khẩu & bán sỉ trực tiếp Dụng cụ Đóng gói (lựa sản xuất Trang Trang chọn, đóng gói, Nhà bán lẻ trại trại cắt, dán nhãn) nhỏ trung quy mô nhỏ Dụng cụ bình tưới tiêu & lớn Bảo quản lạnh Nhà sản xuất lớn Công ty xuất khẩu Đóng gói (lựa chọn, Trang trại đóng gói, cắt, dán) nhãn) Bảo quản lạnh Nguồn: Fernandez-Stark, Bamber và Gereffi (2011) Các thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bao gồm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, nhà sản xuất, công ty chế biến, nhà nhập khẩu và ngành công nghiệp thực phẩm. Mở đầu chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu là các nhà cung cấp những đầu vào cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm hạt/cây giống, phân bón, hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ), công cụ sản xuất và phương tiện tưới tiêu (van der Vorst và các cộng sự, 2007; Lemanowicz và Krukowski, 2009). Đối với chuỗi cung ứng của các nước đang phát triển như Việt Nam, sản xuất nông sản xuất khẩu được chia thành sản xuất cho tiêu thụ trực tiếp và sản xuất phục vụ chế biến. Các nhà sản xuất nông nghiệp bao gồm các hộ gia đình, các trang trại có quy mô lớn, trung bình hoặc nhỏ, cung cấp nông sản cho các công ty xuất khẩu hoặc các công ty chế biến. Các hiệp hội ngành nghề có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin tư vấn liên quan đến giống mới, quy trình sản xuất tốt nhất. Tại các Công ty chế biến, giai đoạn đầu tiên là đóng gói và bảo quản lạnh. Nông sản được phân loại nhằm lựa chọn những sản phẩm đạt chất lượng, sau đó được rửa sạch, cắt tỉa, trộn, đóng gói và dán nhãn, bảo quản lạnh để cung cấp cho các nhà nhập khẩu hoặc nhà bán sỉ nước ngoài. Việc chế biến nông sản bao gồm các công đoạn sấy khô, đông lạnh, bảo quản sản phẩm và xay, ép. Công ty mua nông sản từ những nhà sản xuất thông qua các hợp đồng, sau đó xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Nhà nhập khẩu mua lượng lớn nông sản từ các nhà sản xuất, đóng gói, trữ lạnh và phân phối lại các sản phẩm đến nhà bán lẻ. 554
  5. Nhà nhập khẩu điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng, môi giới sản phẩm, vận hành, logistics và dịch vụ hậu mãi. Thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu là Công nghiệp thực phẩm, phân phối và marketing là giai đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được tiêu thụ bởi người tiêu dùng. Sản phẩm nông sản được phân phối đến các kênh khác nhau bao gồm hệ thống các siêu thị, các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, các nhà bán sỉ và dịch vụ ăn uống để đến với người tiêu dùng cuối cùng. Trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, các thành viên giao kết với nhau qua ba cơ chế cơ bản, gồm: qua kí kết hợp đồng, qua chia sẻ thông tin và ra quyết định chung. Hợp đồng được kí kết giữa các công ty chế biến nông sản và người sản xuất và giữa công ty chế biến với nhà phân phối, xác định mối quan hệ mua - bán hàng giữa các bên dựa trên các thông số như: số lượng, giá cả, thời gian và chất lượng Mối quan hệ qua kí kết hợp đồng nhằm gia tăng tổng lợi nhuận chuỗi cung ứng, giảm chi phí hàng tồn kho và chia sẻ rủi ro giữa các thành viên thuộc chuỗi cung ứng. Quan hệ chia sẻ thông tin là quan hệ mà thông qua các thông tin được chia sẻ, các thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản được liên kết và kết nối với nhau, tăng mức độ tin cậy lẫn nhau, từ đó lập kế hoạch sản xuất, chế biến và phân phối nông sản sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, bảo đảm chất lượng sản phẩm và giao dịch sản lượng đã cam kết, đồng thời cho phép các bên liên quan của chuỗi cung ứng phản ứng với thông tin thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hoạt động ra quyết định chung trong chuỗi cung ứng nông sản giúp duy trì dòng thông tin một cách đầy đủ và liên tục giữa các thành viên, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực như: cơ sở vật chất, lao động, vốn, công nghệ kỹ thuật trong quá trình cung cấp, sản xuất và phân phối hàng hóa nông sản, đồng thời giúp mỗi thành viên có những phản ứng thích hợp trước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Những thách thức chiến lược đối với chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu hiện nay chủ yếu liên quan đến thị trường, công nghệ, thời gian và tốc độ; cụ thể như sau (van der Vorst và các cộng sự, 2007; Lemanowicz và Krukowski, 2009; Fernandez-Stark, Bamber và Gereffi, 2011): • Những thách thức liên quan đến thị trường xuất khẩu gồm có sự thay đổi liên tục về nhu cầu do suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, gia tăng số lượng các nhà cung ứng và chủng loại sản phẩm; sự suy giảm lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và sự phát triển của thương mại điện tử. • Những thách thức về mặt công nghệ liên quan đến thời gian dẫn đạo phát triển - yêu cầu phải rút ngắn chu kì đổi mới và phát triển sản phẩm; sự bền vững của công nghệ mới - không phải những công nghệ nào được đầu tư bài bản cũng bền vững với thời gian; thách thức về ý tưởng sáng tạo trong nội bộ chuỗi cung ứng - sản xuất những sản phẩm nông sản công nghệ cao, vừa sạch, an toàn, bảo quản đạt chất lượng tốt, nông sản với những chức năng mới • Những thách thức về nguồn lực bao gồm những thách thức về năng lực tài chính, tài nguyên thiên thiên, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và việc phân bổ, sử dụng nguồn lực sao cho hợp lí và bền vững. • Những thách thức về thời gian và tốc độ: Đối với chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, các yếu tố liên quan đến giời gian (thời vụ, thời hạn giao, tần suất giao ) rất quan trọng, quyết định đến giá trị của chuỗi cung ứng, việc nắm bắt các cơ hội thị trường, giảm thiểu các chi phí trong chuỗi và góp phần củng cố thương hiệu nông sản của Việt Nam. 555
  6. 3. Phương pháp nghiên cứu Địa điểm thực hiện nghiên cứu Cao Bằng là tỉnh có tiềm năng xuất khẩu rất cao, chủ yếu là với bạn hàng Trung Quốc và qua cửa khẩu đường bộ. Cao Bằng có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 333 km, có Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, 3 cặp cửa khẩu chính (Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở trên biên giới, tạo ra nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu. Trà Lĩnh là 1 trong 4 cửa khẩu của Việt Nam được lựa chọn để xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam)- Long Bang (Trung Quốc) trong tương lai là tuyến giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đi ASEAN Khu KTCK tỉnh Cao Bằng có một vị trí địa lý rất quan trọng, khoảng cách kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc như: Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây thuận lợi hơn các khu vực khác của nước ta. Đây là một trong những động lực quan trọng nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các vùng kinh tế khác. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đầu tiên, tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên các nguồn từ các tài liệu thứ cấp bao gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành trong nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhằm xây dựng cơ sở lí luận và có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề nghiên cứu; những thông tin thời sự và số liệu thống kê về tình hình kinh tế chung và tình hình phát triển nông nghiệp của Việt Nam được tham khảo từ các trang trên Internet như //www.thoibaotaichinhvietnam.vn, //www.vccinews.vn/, báo Công Thương Tiếp theo, để có được những thông tin chính xác, khách quan và thực tế nhất về vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành phương pháp điều tra thực tế dựa trên bảng câu hỏi. Đối tượng điều tra được xác định bao gồm các công ty xuất khẩu và các chủ hàng có xuất hàng qua cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Đối với các công ty xuất khẩu, bảng câu hỏi được gửi qua email, còn đối với các chủ hàng tại một số cửa khẩu, bảng câu hỏi được điền trực tiếp. Kết quả thu về tổng cộng 106 bảng hỏi được điền đầy đủ thông tin và sử dụng làm mẫu phân tích điều tra, được phân bổ như sau: Hình 1: Mẫu khảo sát điều tra các đơn vị xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng 556
  7. Về loại hình doanh nghiệp, trong số 106 công ty xuất khẩu và chủ hàng có xuất hàng qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng trả lời điều tra, chiếm đa số là các doanh nghiệp nhà nước (25,5%) và các công ty TNHH tư nhân (29,2%), ngoài ra còn có các công ty cổ phần (19,8%), công ty có vốn đầu tư nước ngoài (5,7%), còn lại là các hợp tác xã, hộ gia đình và các thành phần khác. Về doanh thu, có 34% công ty hoặc chủ hàng có doanh thu xuất khẩu nông sản từ 100 đến 500 tỷ, 25,5% đối tượng điều tra có doanh thu từ 500 đến 1000 tỷ, 22,6% có doanh thu từ 10 đến 100 tỷ, chỉ có 12,3% đối tượng có doanh thu trên 1000 tỷ và 5,7% có doanh thu dưới 10 tỷ. 4. Kết quả nghiên cứu Tổng quan về thị trường Trung Quốc nhập khẩu nông sản Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ lớn, hấp dẫn với hơn 1,3 tỷ dân, trong đó có tới 700 triệu dân thuộc khu vực nông thôn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc năm 2012 đạt 175,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 112,4 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây vùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương của nước này. Năm 2012, quy mô ngoại thương của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới với trên 3.866 tỷ USD. Trung Quốc thực sự là một thị trường rộng lớn, và còn nhiều khoảng trống để các doanh nghiệp thâm nhập vào. Thị trường Trung Quốc từ lâu được đánh giá là thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính, không những vì nhu cầu của thị trường khá đa dạng do các tầng lớp dân cư khác nhau, có thu nhập khác nhau mà còn vì đây là thị trường mà Việt Nam đã có quan hệ lâu dài và quen thuộc. Nhìn chung, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kĩ thuật để xuất khẩu sang thị trường này không cao so với các thị trường khác như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thị trường Trung Quốc đã có những thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu hàng nhập khẩu, xu hướng tiêu dùng chuyển dần sang các sản phẩm có ưu thế về chất lượng thay vì giá rẻ. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương nhận định, với chính sách tăng cường và mở rộng quy mô nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới, hàng nông sản của Việt Nam được dự báo sẽ có rất nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường lớn này, với các mặt hàng có thế mạnh truyền thống như cao su, hoa quả nhiệt đới, cà phê, chè, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn (Lê Đỗ Thanh, 2015). Các loại nông sản của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn của tỉnh Cao Bằng. Thông qua khu trung chuyển Trà Lĩnh - Cao Bằng, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 đạt 35,9% và chiếm 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng gồm: rau quả, nhân điều, cà phê, chè, gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc đạt trên 4,33 tỷ USD, tăng 17,37%. Đặc biệt trong nhóm này mặt hàng gạo và cà phê có mức tăng đột biến cả về lượng lẫn kim ngạch. Cụ thể, cà phê tăng 106,1% về lượng và 145,08% về kim ngạch (đạt 130,3 triệu USD), mặt hàng gạo tăng 574,9% về lượng và 459,1% về kim ngạch (đạt 898,4 triệu USD). Riêng 10 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt 41,07 557
  8. tỷ USD, gần bằng cả năm 2012 (Kim Thanh, 2015; Lê Đỗ Thanh, 2015). Tuy nhiên, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng vẫn còn nhiều hạn chế. Tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, hầu hết sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô hoặc sản phẩm sơ chế giá bán thấp, sức cạnh tranh thấp do công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn rất lạc hậu, mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và không có thương hiệu. Hầu hết hàng nông sản Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu. Hoạt động XK vào thị trường Trung Quốc vẫn mang tính chất “nghiệp dư”, mạnh ai nấy làm, nhiều khi vẫn “đánh” hàng theo chuyến, vẫn buôn bán theo mùa, theo vụ. Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua chủ yếu tập trung bằng đường tiểu ngạch và thu hút mọi thành phần kinh tế cùng tham gia. Thực trạng xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng theo số liệu thống kê Để giải quyết bài toán về việc thúc đẩy thông quan nông sản xuất khẩu, tránh hiện tượng bị ép cấp, ép giá, giảm chất lượng khi chờ thông quan và không tiêu thụ được của nông sản Việt Nam, trong năm 2015, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh trên diện tích khoảng 50 ha trong tổng thể 100 ha của khu trung chuyển nhằm dần hình thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế và rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa.Trà Lĩnh là 1 trong 4 cửa khẩu của Việt Nam được lựa chọn để xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) trong tương lai là tuyến giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đi ASEAN Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích tự nhiên hơn 30.130 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị trấn của 7/13 huyện, thành phố. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng đạt được những con số ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh các năm gần đây tăng bình quân 27%/năm. Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 300 triệu USD, đến năm 2013 con số này lên tới 2 tỷ USD. Năm 2014, dù không đạt kết quả cao như năm 2013 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt 1,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông lâm sản; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hoa quả tươi, phân bón, hàng công nghiệp tiêu dùng (Kim Thanh, 2015). Tuy nhiên, các tiềm năng về hoạt động thương mại biên giới tại tỉnh Cao Bằng vẫn chưa được đầu tư khai thác một cách hiệu quả, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh còn chậm, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, hoạt động thương mại biên giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tuy phát triển nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giá trị còn nhỏ bé, không ổn định, nguồn hàng nông sản xuất khẩu chưa nhiều. Do xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước hệ thống giao thông vẫn còn yếu kém, việc vận chuyển hàng hoá chỉ duy nhất là vận tải bằng đường bộ nên chi phí vận chuyển cao. Thực trạng xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng theo kết quả khảo sát điều tra Thực trạng xuất khẩu nông sản được phản ánh rõ nét qua kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra các đơn vị xuất khẩu qua tỉnh Cao Bằng sang thị trường Trung Quốc, cụ thể như sau: 558
  9. Về liên kết giữa các thành viên trong chuỗi, theo kết quả điều tra của nghiên cứu này, có 31,13% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và nhà nhập khẩu ở mức trung bình, có tới 43,39% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá quan hệ này ở mức kém hoặc rất kém. Hợp đồng nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp còn hạn chế, hợp đồng xuất khẩu. Thực tế trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu nước ta hiện nay, mối quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và người dân còn rất hạn chế. Mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và phát triển thị trường, các mô hình liên doanh, liên kết nhưng doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều đến phát triển liên kết trực tiếp với nông dân. Đa phần người dân và doanh nghiệp kết nối gián tiếp với nhau thông qua thương lái và không có hợp đồng thu mua chính thức. Hợp đồng sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp cũng chưa phổ biến và chưa được người nông dân tuân thủ sát sao. Trong khi đó, về bản chất, nếu có hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản trực tiếp giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ có lợi cho cả hai bên. Hình 2: Kết quả điều tra về thực trạng liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Đánh giá về mức độ chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, có tới 63,21% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá mối liên kết này ở mức kém và rất kém, chỉ có 15,09% đánh giá ở mức tốt. Nông dân chỉ thuần thục khâu sản xuất, chỉ có doanh nghiệp mới nắm bắt được nhu cầu và các yêu cầu về tiêu chí kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, việc thiếu các kênh thông tin trao đổi giữa người dân và doanh nghiệp dẫn đến tình trạng chất lượng và chủng loại nông sản không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường xuất khẩu dẫn đến việc người dân sản xuất nhưng doanh nghiệp không thu mua, mua với giá rẻ Việc ra quyết định chung giữa các thành viên trong bất kì chuỗi cung ứng nào, không chỉ riêng chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, có vai trò quan trọng nhằm xây dựng tiếng nói chung và tăng cường mối liên kết lẫn nhau. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, chỉ có 13,21% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá ở mức tốt, còn lại có tới 64,16% đánh giá ở mức độ kém và rất kém. Đây là yếu tố mà chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu còn rất hạn chế, trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao giá trị cho chuỗi. Về công nghệ, gồm đầu vào (giống, thuốc phòng chống bệnh, thuốc hỗ trợ tăng trưởng), có 23,58% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá yếu tố này ở mức trung bình, 54,72% 559
  10. đánh giá ở mức tốt và rất tốt; điểm trung bình đạt 3,49/5 điểm. Hiện nay tại một số địa phương đã triển khai mô hình trồng trọt, chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung, toàn bộ cây và con giống được các Viện cung cấp và hướng dẫn cách sản xuất như mô hình trồng cam Vinh tại Quỳ Hợp - Nghệ An, quy hoạch trồng thanh long ruột đỏ tại Chợ Đồn - Bắc Cạn. Hình 3: Kết quả điều tra về thực trạng công nghệ sử dụng trong chuỗi cung ứng Chi tiết về công nghệ nuôi trồng và thu hoạch, kết quả điều tra cho thấy có 33,96% doanh nghiệp đánh giá công nghệ nuôi trồng và thu hoạch đạt mức trung bình, 46,23% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá ở mức tốt và rất tốt; điểm trung bình đạt 3,25/5 điểm. Ngày nay, nhiều công nghệ mới được ứng dụng và triển khai nhằm nâng cao chất lượng nuôi trồng và thu hoạch nông sản như công nghệ vi sinh, công nghệ nuôi trồng trong nhà kính, công nghệ nuôi trồng theo tiêu chuẩn Global GAP Về công nghệ đóng gói và bảo quản, 26,42% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá công nghệ đóng gói và bảo quản đạt mức trung bình, 45,28% đánh giá ở mức tốt và rất tốt; điểm trung bình đạt mức tốt 3,31/5 điểm. Ngày nay, các công nghệ bảo quản nông sản được áp dụng như công nghệ CAS (bảo quản nông sản tươi ngon 99% đến 10 năm), phương pháp bảo quản lạnh, phương pháp điều chỉnh khí quyển Tuy nhiên, mức độ áp dụng công nghệ này vẫn còn hạn chế. Về công nghệ xử lí thành phẩm và bảo quản, so với các công nghệ khác từ khâu chọn giống đến khâu thu hoạch, công nghệ xử lí thành phẩm và bảo quản có phần hạn chế hơn. Theo kết quả phân tích điều tra, có tới 43,4% doanh nghiệp và chủ thầu đánh giá công nghệ này ở mức kém và rất kém, 33,02% đánh giá ở mức độ trung bình; điểm trung bình đạt mức độ trung bình 2,8/5 điểm. Công nghệ xử lí thành phẩm ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở kĩ thuật xử lí ozone, sấy khô hay hút chân không sau đóng gói. Về nguồn nhân lực, nhìn chung, chất lượng các nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Về nguồn nhân lực trong khâu đầu vào, theo kết quả điều tra các đơn vị xuất khẩu qua tỉnh Cao Bằng, có tới 48,12% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực khâu đầu vào đạt chất lượng kém và rất kém. Về nguồn nhân lực khâu đóng gói và bảo quản, có 52,83% công ty và chủ hàng đánh giá ở mức kém và rất kém; tại khâu xử lí thành phẩm, 49,06% doanh nghiệp và chủ hàng đánh 560
  11. giá chất lượng ở mức độ kém và rất kém. Điểm trung bình được đánh giá ở các khâu đầu vào, đóng gói & bảo quản, xử lí thành phẩm chỉ ở mức trung bình và lần lượt là 2,68; 2,6 và 2,73 / 5 điểm. Đây là vấn đề còn tồn tại đặt ra đối với chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, vì nguồn nhân lực chất lượng không cao sẽ trực tiếp làm giảm giá trị của chuỗi cung ứng. Hình 4: Kết quả điều tra về thực trạng nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng So với các khâu khác trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, nguồn nhân lực thuộc khâu nuôi trồng & thu hoạch và khâu phân phối được đánh giá là có chất lượng tốt hơn. Theo kết quả điều tra, tại khâu nuôi trồng & thu hoạch có 21,7% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá ở mức kém và rất kém, 54,72% đánh giá ở mức độ trung bình; điểm trung bình ở mức khá 3,04/5 điểm. Những người nông dân sản xuất quy mô lớn thường tích cực tham gia các buổi hội thảo, tư vấn nuôi trồng và truyền đạt lại lẫn nhau, vì thế năng lực sản xuất ngày một cao. Để làm giàu cho chính mình, người dân đã rất cố gắng để đạt năng suất cao nhất có thể. Tại khâu phân phối, có 53,77% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá nguồn nhân lực khâu phân phối có chất lượng trung bình, 24,53% giá ở mức tốt và rất tốt; điểm trung bình đạt mức tốt là 3,02/5 điểm. Để nâng cao chất lượng các nguồn lực, Bộ NN&PTNT đã làm việc với các nhà khoa học để nghiên cứu những giống cây trồng xuất khẩu hiệu quả như lúa, cà phê, thanh long, cam có thể sử dụng ổn định khoảng 10 năm trở lên; đồng thời quy hoạch cánh đồng mẫu lớn, thông qua các hợp tác xã và các hiệp hội để đào tạo kĩ năng tiến bộ cho người nông dân, hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất, khuyến khích mối liên hệ giữa nông nghiệp và người dân, qua đó xây dựng được thương hiệu nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Về thời gian và tốc độ cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu của chuỗi, kết quả điều tra cho thấy có 40,57% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá thời gian và tốc độ của chuỗi cung ứng kém và rất kém, chỉ có 19,81% doanh nghiệp và chủ hàng đánh giá tốt và rất tốt. Điểm trung bình chỉ đạt mức độ trung bình 2,81/5 điểm. 561
  12. Rất tốt 6.60% Tốt 13.21% Trung bình 39.62% Kém 35.85% Rất kém 4.72% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Hình 5: Kết quả điều tra về thời gian và tốc độ chuỗi cung ứng Nguyên nhân, thứ nhất, là do thời gian và tốc độ của chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu bị hạn chế rất nhiều tại khâu thu mua nông sản từ người sản xuất. Hầu hết người dân Việt Nam sản xuất nông sản không theo hợp đồng nên sau khi thu hoạch, họ thường bán cho các thương lái hoặc các đại lí thu mua nhỏ lẻ. Thiếu sự kết nối trực tiếp giữa nông dân với nông nghiệp, thương lái là cầu nối chính trong việc giải quyết khâu tiêu thụ của nông dân và khâu nhập hàng của doanh nghiệp làm tăng số lượng các trung gian trong chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí và tăng độ trễ về thời gian cung ứng, làm giảm tốc độ của chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu. Đặc biệt đối với các mặt hàng như gạo, cà phê, cá tra, rau sạch Tình trạng "đứt đoạn" giữa sản xuất của nông dân và hoạt động của doanh nghiệp là nguyên nhân chính gây ra các "điểm nghẽn" trong đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. Thứ hai, tốc độ của chuỗi cung ứng giảm và thời gian cung ứng kéo dài thường xảy ra ở khâu xuất khẩu nông sản. Vì nhiều lí do như thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc, thiếu các hợp đồng xuất nhập khẩu uy tín và do chất lượng nông sản xuất khẩu không đảm bảo dẫn đến việc nông sản bị ép giá, bị trì hoãn nhập khẩu, thường phải lưu tại cửa khẩu một thời gian dài trước khi được nhập vào thị trường Trung Quốc. Độ trễ về thời gian xuất hàng cũng gây ra nhiều thiệt hại về chất lượng và giá bán nông sản tại thị trường xuất khẩu. 5. Giải pháp Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng và kết quả điều tra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung và qua tỉnh Cao Bằng nói riêng. Cụ thể như sau: Các giải pháp từ phía Nhà nước và chính quyền tỉnh Cao Bằng Nhà nước nên có những cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như cho vay vốn ưu đãi để đầu tư công nghệ bảo quản nông sản sau chế biến, giao chỉ tiêu thu mua, tạm trữ, thực hiên các hợp đồng xuất khẩu nông sản tập trung, hợp đồng Nhà nước chỉ định. Các tổ chức, hợp tác xã cần giám sát và đôn đốc người dân thực hiện đúng quy trình sản xuất theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Chính phủ cần tạo thêm cơ chế, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua Trung Quốc thông qua các Hợp đồng thương mại Quốc tế; giúp đỡ các tỉnh biên giới khai thác hết tiềm năng giao dịch biên mậu, phục vụ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chính quyền tỉnh Cao Bằng cần nâng cao trách nhiệm tìm nguồn hàng chất lượng cao, phối hợp với địa phương trong nước, nhất là các tỉnh phía Nam, thực hiện cơ chế điều phối 562
  13. hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, rà soát quy hoạch và tổ chức sản xuất, chế biến nông sản một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu của thị trường hai bên, gắn kết chặt chẽ với cơ chế điều hành cung cầu. Các giải pháp từ phía nông nghiệp và nông dân Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu. Thứ nhất, ở khâu đầu vào, người nông dân và doanh nghiệp cần liên kết, liên hệ với các đơn vị cung cấp giống, hóa chất và phân bón uy tín và đạt chất lượng. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khâu sản xuất thông qua việc tăng cường khả năng phân biệt và lựa chọn giống tốt, nâng cao kĩ thuật nuôi trồng, canh tác và chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách Ba là, nâng cao chất lượng nhân lực khâu chế biến và phân phối. Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân. Về phía người dân, cần lập ra các tổ chức đại diện cho người nông dân trong mối liên hệ với doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, cần tăng cường liên kết với người dân thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ khâu cung cấp đầu vào đến khâu thu mua nông sản nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của các phương tiện đầu vào như giống, phân bón, hóa chất đủ điều kiện; hỗ trợ nông dân về kĩ thuật nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng, vật nuôi; thu mua nông sản kịp thời, đúng sản lượng, đúng chất lượng, đúng giá trị theo những giao kết trong hợp đồng nhằm tăng cường lợi ích cho cả hai bên. Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng cường khả năng xâm nhập thị trường của nông sản Việt Nam. Để nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm, doanh nghiệp cần phối hợp với nông dân trong việc triển khai áp dụng công nghệ sinh học như lai tạo hạt giống đạt tiêu chuẩn Cao Bằng các hình thức như lai tạo, cấy mô ; áp dụng mô hình trồng rau thuỷ sinh bên trong nhà kính, nhà lưới kết hợp với những chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường; áp dụng công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin được đầu tư để hạn chế nhân công và khử trùng tuyệt đối cho các sản phẩm nông nghiệp được trồng trong các nhà kính, nhà lưới; tích cực nghiên cứu thị trường, nâng cao chức năng cho sản phẩm, chế biến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến thị trường tiêu thụ Trung Quốc. 6. Kết luận Trung Quốc là thị trường lớn có thị hiếu gần với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đều cố gắng thâm nhập vào thị trường này. Trong cuộc đua đó, Việt Nam là nước láng giềng nên cần phát huy để tiêu thụ nông sản. Nông sản Việt Nam được xuất đi nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Nga, Úc , tuy nhiên do những nước này có hàng rào bảo hộ rất nghiêm ngặt và chất lượng nông sản Việt Nam còn hạn chế nên việc xuất khẩu nông sản sang các nước này chưa nhiều. Thị trường tiêu thụ chính của nông sản Việt Nam vẫn là thị trường Trung Quốc. Thông qua việc xây dựng khu trung chuyển Trà Lĩnh (Cao Bằng, Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) cũng như hàng loạt các chính sách thúc đẩy thông thương hàng hóa giữa hai nước, Cao Bằng trở thành địa điểm chính trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc, góp phần quan trọng giảm ùn tắc hàng hóa xuất khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Do còn nhiều vấn đề tồn tại như thời gian, tốc độ cung ứng, chất lượng nguồn nhân lực cũng như các mối liên hệ giữa các thành viên còn yếu nên giá trị của chuỗi cung ứng nông 563
  14. sản xuất khẩu sang Trung Quốc của nước ta còn thấp. Để tối đa hóa giá trị của chuỗi nhằm mang lại lợi ích cho các thành phần kinh tế, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ của chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu cũng như tăng cường các mối liên hệ, liên kết với nhau. Có như vậy, bài toán xuất khẩu nông sản qua tỉnh Cao Bằng, giảm thiểu tình trạng nông sản bị hỏng trong quá trình chờ xuất khẩu, bị ép giá, nông sản không có thương hiệu mới được giải quyết một cách triệt để. Tài liệu tham khảo 1. Christopher M.G. (1998), Logistics and supply chain management; strategies for reducing costs and improving services, London, Pitman Publishing. 2. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu, NXB Công Thương - Hà Nội. 3. Fernandez-Stark Karina, Bamber Penny, Gereffi Gary (2011), The Fruit and Vegetables Global Value Chain: economic upgrading and workforce development, Duke University Center on Globalization, Governance and Competitiveness (Duke CGGC) 4. Kim Thanh (2015), “Gỡ một 'nút thắt' cho nông sản xuất khẩu”, Thời báo Tài chính Việt Nam, nong-san-xuat-khau-22709.aspx 5. Lê Đỗ Thanh (2015), “Đề nghị xem xét, thí điểm tại Cao Bằng cơ chế thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam qua Trung Quốc”, Báo Cao Bằng, tri/De-nghi-xem-xet-thi-diem-tai-Cao-Bang-co-che-thuc-day-xuat-khau-nong-san-Viet-Nam- qua-Trung-Quoc/40502.bcb 6. Lemanowicz M., Krukowski A. (2009), “Quantitative description of the fruit industry and fruit supply chains in Poland”, Paper prepared for presentation at the 113th EAAE Seminar “A resilient European food industry and food chain in a challenging world”, Chania, Crete, Greece, date as in: September 3 - 6, 2009. 7. Nguyễn Bách Khoa (2003), Chính sách Thương mại và marketing xuất khẩu hàng nông phẩm Việt Nam, NXB Thống Kê. 8. Phan Đình Quyết (2015), “Nghiên cứu sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ bền vững giữa nhà cung ứng - khách hàng trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 77+78/2015. 9. van der Vorst Jack G.A.J., da Silva Carlos A., Trienekens Jacques H. (2007), Agro- industrial supply chain management: concepts and applications, Food and Agriculture Organization of the United Nations. 564