Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam dưới góc nhìn đa yếu tố

pdf 14 trang Gia Huy 23/05/2022 2580
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam dưới góc nhìn đa yếu tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfty_suat_sinh_loi_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_tai_vi.pdf

Nội dung text: Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam dưới góc nhìn đa yếu tố

  1. 26. TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN ĐA YẾU TỐ ThS. Nguyễn Ngọc Thảo Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng – UFM Tóm tắt Nghiên cứu cho rằng, tỷ suất sinh lời (TSSL) của các ngân hàng thương mại chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố. Các nhân tố bên trong thường được sử dụng gồm có quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, quy mô nợ và rủi ro tín dụng, quy mô tiền gửi, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động. Các yếu tố bên ngoài tác động đến bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định và nhận diện các nhân tố tác động đến TSSL của các ngân hàng niêm yết thông qua giá trị, độ tin cậy, kiểm định mô hình tác giả nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TSSL của các ngân hàng niêm yết. Các mô hình hồi quy ứng dụng trong nghiên cứu là mô hình hồi hồi quy với tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả của các mô hình sẽ được kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất đánh giá tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Từ đó, thảo luận và đưa ra các giải pháp phát triển hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: ngân hàng thương mại cổ), tỷ suất sinh lợi, ROA, ROE Giới thiệu Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Việc mở cửa thị trường tài chính làm các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với vấn đề gia tăng khả năng sinh lời để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn khá thấp. Hoạt động tín dụng vốn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nhưng có sự sụt giảm do nợ xấu gia tăng, trong khi việc phát triển các hoạt động ngoài tín dụng để tăng thu nhập ngoài lãi, giảm rủi ro chưa được chú trọng. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác tác động đến hoạt động và lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam đã làm cho tình hình tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng hiện nay chưa khả quan. Nhân tố nào có ảnh hưởng đến TSSL của ngân hàng, tương quan của các nhân tố đó đến TSSL như thế nào không những là vấn đề quan tâm của nhà quản trị trong công tác hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm 2021 và những năm về sau mà còn là mối quan tâm của nhà đầu tư và nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế. 263
  2. Xuất phát từ tầm quan trọng phải nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tỷ suất sinh lời của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam dưới góc nhìn đa yếu tố” nhằm tìm ra câu trả lời về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng Munyam Bonera (2013) đã sử dụng mô hình hồi quy REM để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến 224 ngân hàng thương mại (NHTM) từ 42 nước châu Phi, giai đoạn 1999-2006. Mục tiêu của bài nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi tại sao các nhân tố tài chính đã được cải cách từ những năm 1990 theo hướng phát triển khả năng sinh lời, năng suất, hiệu suất nhưng những ngân hàng châu Phi vẫn thể hiện khả năng sinh lời kém. Dựa trên những bài nghiên cứu trước đây, tác giả đã tập trung vào yếu tố đặc trưng tại thời điểm đó của các ngân hàng châu Phi như các khoản vay kém chất lượng, nợ xấu, rủi ro thanh khoản, vốn chủ sở hữu thấp, chi phí hoạt động không hiệu quả. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROAA (Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình) và NIM. Các biến độc lập trong mô hình là logarit tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản,tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ chi phí/thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản (đo lường rủi ro thanh khoản), tốc độ tăng GDP hàng năm, lạm phát. Và đặc biệt bài nghiên cứu đã đưa biến trễ của các biến phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu như một biến độc lập để đo lường sự liên tục khả năng sinh lời của các ngân hàng châu Phi qua từng năm. Nếu hệ số trước biến trễ càng gần 0 cho thấy ngân đạt tỷ suất sinh lời cao ở năm trước chưa chắc đã đạt được tỷ suất sinh lời cao ở năm nay, chứng tỏ thị trường có tính cạnh tranh cao, và ngược lại. Kết quả nghiên cứu khẳng định các yếu tố nội tại như quy mô, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản, mức độ an toàn vốn, và các yếu tố vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM. Riêng biến trễ có tác động mạnh đến TSSL của ngân hàng, với giá trị hệ số gần bằng 0 cho thấy thị trường ngân hàng châu Phi có tính cạnh tranh cao. Derger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu khả năng sinh lợi ROE, ROA của 10 ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Istanbul trong giai đoạn 2002-2010 để tìm hiểu các nhân tố tác động đến các yếu tố đó từ sau năm 2001. Mô hình được lựa chọn là mô hình FEM dựa trên kiểm định Hausman. Các biến độc lập trong nghiên cứu bao gồm: quy mô tài sản (log của tổng tài sản), độ lớn của vốn (vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản), chất lượng tài sản (tỷ lệ vay trên tổng tài sản), tính thanh 264
  3. khoản (tài sản có tính thanh khoản cao/ tổng tài sản), tiền gởi (tiền gởi/ tổng tài sản), cấu trúc chi phí –thu nhập (thu nhập ròng từ lãi/ tổng tài sản và thu nhập khác, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, trên tổng tài sản), tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát hàng năm, lãi suất thực. Các tác giả cho thấy rằng quy mô ngân hàng, và thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực trong khi tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực lên lợi nhuận của các ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động ngân hàng đa dạng hơn ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, trong khi khối lượng danh mục đầu tư tín dụng và chất lượng tài sản thấp có tác động tiêu cực trên tài sản. Trong các yếu tố vĩ mô chỉ có lãi suất có tác động và đó là tác động tích cực lên tỷ suất sinh lời ROE của ngân hàng. Các yếu tố đặc trưng khác của ngân hàng như an toàn vốn, thanh khoản, tiền gửi / tỷ lệ tài sản và các yếu tố kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tỷ lệ lạm phát) có ảnh hưởng không quan trọng đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Fadzlan Sufian (2011) nghiên cứu trên các NHTM ở Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2003. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng không cân đối với mô hình hồi quy FEM và REM, tổng các ngân hàng nghiên cứu là từ 11 ngân hàng trong năm 1992 đến 29 ngân hàng trong năm 2000. Tổng cộng mẫu nghiên cứu bao gồm 251 quan sát. Trong giai đoạn 1992-2003, Hàn Quốc đã có nhiều sự thay đổi lớn kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Sau giai đoạn khủng hoảng, để khôi phục kinh tế, Hản Quốc đã có nhiều cải cách, tái cơ cấu dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Hàn Quốc và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính vì vậy, mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đo lường mức độ tác động của các nhân tố trước, trong và sau khủng hoảng năm 1997. Nghiên cứu này áp dụng hồi quy tuyến tính với mô hình tác động cố định FEM. Các biến phụ thuộc là ROA và ROE; các biến độc lập bao gồm hai nhóm. Nhóm I bao gồm các biến đặc trưng của ngân hàng là Quy mô tài sản, quy mô tiền gửi, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu, quy mô nợ, dự phòng rủi ro tín dụng, tổng chi phí hoạt động, và thu nhập phi lãi. Nhóm II bao gồm các yếu tố vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tập trung của 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán và biến giả đại diện cho thời gian trước, trong và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Kết quả bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng và chi phí luôn tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, mối quan hệ giữa quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của các NHTM Hàn Quốc là cùng chiều, sự đa dạng hóa hoạt động 265
  4. kèm với sự tập trung mang lại tác động tích cực thể hiện ở nguồn thu nhập từ các công cụ phái sinh và các dịch vụ thu phí. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh có tác động đáng kể lên lợi nhuận của ngân hàng. Sự tập trung của hệ thống ngân hàng nội địa và giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán tác động tích cực và đáng kể. Sự tác động của các biến GDP và lạm phát là không xác định được vì dấu bị thay đổi qua các mô hình. Và đặc biệt khủng hoảng tài chính Châu Á mang đến tác động tiêu cực khi ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn trong thời kì trước khủng hoảng so với thời kì sau khủng hoảng. Serish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) đã nghiên cứu về chỉ số tài chính ngân hàng và chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của 15 NHTM Pakistan từ năm 2005-2009 với mô hình hồi quy OLS. Các ngân hàng trong dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng chiếm 80% tổng tài sản của các NH Pakistan. Giai đoạn 2005-2009 là giai đoạn quan trọng của các ngân hàng ở Pakistan khi quá trình tư nhân hóa hệ thống ngân hàng, các thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, trong khi trước đó chưa có một nghiên cứu cụ thể về hệ thống ngân hàng ở Pakistan, nên các tác giả kỳ vọng kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp ích cho quá trình toàn cầu hóa hệ thống ngân hàng Pakistan, cũng như phát triển Hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA). Nghiên cứu đã sử dụng bốn biến phụ thuộc là ROA, ROE, NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên), ROCE (Lợi nhuận trước thuể và lãi vay/(Tổng tài sản-Nợ ngắn hạn)). Ngoài 4 biến độc lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng là logarit tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, quy mô nợ/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản, các biến đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán. Nghiên cứu thể hiện quy mô tài sản, quy mô tiền gửi, tỷ lệ lạm phát có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời, trong khi đó quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện mối tương quan nghịch chiều. các biến còn lại thể hiện tác động thuận/nghịch phụ thuộc vào biến độc lập trong mô hình khảo sát. 2. Mô hình nghiên cứu Tính đến nay, toàn thị trường có 10 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM - HOSE (BID, CTG, EIB, HDB, MBB, STB, TCB, LPB, VCB, VPB); 3 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX (ACB, SHB, NVB) và 7 ngân hàng đang giao dịch trên sàn UPCoM (BAB, KLB, LPB, VIB, VBB, BVB, SGB) (Bảng 1). Do năm 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thích sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà 266
  5. Nội (SHB) nên dữ liệu không bao gồm NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB). Kết quả là mẫu nghiên cứu bao gồm 13 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam với 104 quan sát được sử dụng để phục vụ nghiên cứu. Số liệu về các nhân tố bên trong được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 13 ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2007-2020. Báo cáo tài chính của các NHTM được thu thập từ website của các ngân hàng. Số liệu về các nhân tố bên ngoài được lấy từ trang web của World Bank từ năm 2007-2020 tại địa chỉ: Bảng 1: Danh sách các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam đến 20/10/2020 ST Tên ngân hàng Mã Sàn GD Ngày giao T CK dịch đầu 1 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB HNX tiên21/11/2006 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển 2 BID HOSE 24/01/2014 Việt Nam 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CTG HOSE 16/07/2009 4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB HOSE 27/10/2009 5 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB HOSE 01/11/2011 6 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NVB HNX 13/09/2010 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB HNX 20/04/2009 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB HOSE 12/07/2006 9 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB HOSE 30/06/2009 10 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM HDB HOSE 05/01/2018 11 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB HOSE 04/06/2018 12 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt LPB HOSE 14/10/2020 13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB HOSE 17/08/2017 Ghi chú: HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(Nguồn: cophieu68.vn) Các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ 267
  6. liệu bảng. Vì NIM không phản ánh được toàn diện tính sinh lời của ngân hàng (NH), đề tài sẽ tập trung phân tích ROA và ROE của các NHTMCP niêm yết. Để kiểm định mối quan hệ giữa TSSL của ngân hàng và các nhân tố tác động đã mô tả ở trên, đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới đây cho trường hợp các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu. Thứ nhất là ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed Effects/FEM) và mô hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects/REM). ROAit = þ1 + þ2(lA)it + þ3(EA)it + þ4(DA)it + þ5(LoA)it + þ6(LLP)it + þ7(NIIA)it + þ8(CIR)it + þ9(GR)t + þ10(INF)t + þ11(MC)t + eit ROEit = þ1 + þ2(lA)it + þ3(EA)it + þ4(DA)it + þ5(LoA)it + þ6(LLP)it + þ7(NIIA)it + þ8(CIR)it + þ9(GR)t + þ10(INF)t + þ11(MC)t + eit Việc lựa chọn mô hình phù hợp hơn sẽ được kiểm định bằng kiểm định Hausman với giả thiết như sau: Ho : Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM H1 : Mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM Nếu kiểm định Hausman cho một kết quả có ý nghĩa thì mô hình tác động cố định phù hợp hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên và ngược lại. Bảng 2: Các biến sử dụng trong mô hình quy STT Ký hiệu Công thức tính Kỳ vọng Biến phụ thuộc 1 ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2 ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng 1 lA Lg (tài sản của ngân hàng) + 2 EA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +/- 3 DA Số dư tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản + 268
  7. 4 LA Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản +/- 5 LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ - 6 NIIA Tổng thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản + 7 CIR Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động - Nhóm biến độc lập bên ngoài ngân hàng 1 GR Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm +/- 2 INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm +/- 3 MC Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP +/- Kết quả hồi quy của các mô hình xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của nhóm NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.Ở mô hình tác động cố định (FEM), ngoại trừ biến EA, LoA không có ý nghĩa thống kê đối với biến ROA, và biến GR không có ý nghĩa thống kê đối với biến ROE thì tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê. Ở mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) thì tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và có các hệ số tương quan mang dấu đúng như giả định. Bảng 3: Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình Biến phụ thuộc ROA ROE Mô hình FEM REM FEM REM lA 0,5012673 0,3891662 8,2677213 6,5023664 (0,2025612) (0,1528991) (2,8023451) (1,9601282) EA 1,706877 1,6278995 -56,17982 -61,21302 (1,033318) (0,9586923)* (14,531052) (13,204612) DA 0,9183091 1,012081 11,960012 11,75007 (0,4188103) (0,3735092) (5,892966) (5,02789) LoA -0,7746546 -*1,058425 -20,9636 -21,33654 (0,6745656) (0,5545646)* (9,547656) (7,1043636) LLP -31,27447 -30,76435 -341,4644 -328,6854 (5,6353456) (5,3976896) (79,645356) (74,5622) NIIA 24,35345 20,54235* 221,3253 190,34653 (8,7858313) (7,4678651) (123,63546)* (99,85463)* * 269
  8. CIR -1,95345 -2,025276 -22,7846 -22,14580 (0,3298362) (0,3057359) (4,5958645) (4,2593465) GR -0,08543 *-0,065298 -0,77539 -0,857575 (0,3586439)* (0,0308954) (0,4853456) (0,4256319) INF 0,0173756 0,015587 0,2173498 0,2075614 (0,0055396) (0,0045031) (0,0735909) (0,0629836) MC 0,0134827 0,012721* 0,2103451 0,1945355 (0,0039825) (0,0035985) (0,054355) (0,491535) cons -2,398485 *-1,158917 -33,59811 -17,42395 R2 0,6784 0,7598 0,8653 0,8645 F 17,5 203,67 17,30 180,4 Prob 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Hausman (Prob) 0,9999 0,9995 Ghi chú: *, và chỉ hệ số có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Các số trong ngoặc là sai số chuẩn của từng hệ số. Cũng trong bảng kết quả, kiểm định Hausman cho thấy đối với cả 2 biến phụ thuộc ROA và ROE, p-value>0,05, vì vậy tác giả chấp nhận giả thuyết Ho. Mô hình phù hợp hơn trong trường hợp này để hồi quy 2 biến phụ thuộc ROA và ROE là mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects -REM). 3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu Kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất sinh lợi (TSSL) của NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng. Các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng nhân tố đến khả năng sinh lời của ngân hàng, cụ thể như sau: Các nhân tố bên trong ngân hàng - Quy mô tài sản ngân hàng (lA) có mối tương quan dương với TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả này thể hiện các NHTMCP niêm yết Việt Nam càng mở rộng quy mô thì TSSL càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và các kết quả nghiên cứu trước đây của Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011) đã xác nhận tính hiệu quả kinh tế của quy mô. Điều này rất phù hợp với thực tế của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam khi các ngân hàng có quy mô lớn phần lớn đều có lợi nhuận và khả năng sinh lời 270
  9. cao, nhất là khối NHTMCP có vốn nhà nước chiếm đa số là VCB, CTG và BIDV. Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có ảnh hưởng đồng biến đến ROA của ngân hàng. Kết quả này ủng hộ cho nghiên cứu của Bourke (1989). Molyneux và Thornton (1992), Demiruguc Kunt và Huizinga (2000), cấu trúc vốn mạnh là cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển, vì nó chống đỡ các cuộc khủng hoảng tài chính, và tăng sự an toàn cho các khoản tiền gửi trong các điều kiện vĩ mô không ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng cao thì ROE càng sụt giảm. Mối tương quan âm hợp với kỳ vọng tương quan nghịch ban đầu, tức là có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Berger (1995), Ali, Khizer, Akhtar, Farhan và Zafar (2011). Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhưng ROE cũng bị giảm. Quy mô tiền gửi trên tổng tài sản (DA): Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng. Quy mô tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời càng cao. Điều này được thể hiện bằng hệ số hồi quy dương giữa quy mô tiền gửi khách hàng và TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả ước lượng phù hợp với nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), Naceur và Goaied (2008). Mối tương quan dương này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam vì tiền gửi khách hàng được cho là ổn định hơn so với các nguồn tài trợ khác, khi một NH có thể huy động được nhiều tiền gửi từ khách hàng sẽ làm cho ngân hàng có thể dễ dàng tài trợ vốn cho các dự án và các đối tượng cần vốn, từ đó ngân hàng được hưởng phần chênh lệch lãi suất càng cao, góp phần làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Khi mà tỷ lệ cho vay so với huy động của nhiều NHTMCP đạt trên 100%, nhiều ngân hàng nhỏ đối diện với rủi ro thanh khoản và phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưởng, trong khi các ngân hàng lớn, có quy mô tiền gửi khách hàng lớn lại thu được lợi nhuận đáng kể từ việc cho vay các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LoA): Trong cả 2 mô hình REM với 2 biến phụ thuộc ROA và ROE, các hệ số đều âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản và TSSL của ngân hàng niêm yết. Điều này cho thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản càng cao thì TSSL của NH niêm yết càng giảm. Mối tương quan này được giải thích là do các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng 271
  10. khác. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Sufian và Razali (2008), Syfari (2012). Điều này phù hợp với tình huống của các NHTMCP Việt Nam khi trong giai đoạn tăng trưởng nóng, các NH niêm yết cho vay những khách hàng không đủ khả năng thanh toán nên làm phát sinh nợ xấu và phải gánh chịu các khoản lỗ do nợ xấu, từ đó làm giảm TSSL của ngân hàng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPL): Nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan âm giữa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và TSSL của NH niêm yết với mức ý nghĩa cao. Ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ có lợi nhuận càng thấp. Như đã phân tích, trong giai đoạn bùng nổ tín dụng những năm trước, các NHTM Việt Nam cho vay ồ ạt và điều này đã để lại hậu quả nặng nề về nợ xấu, nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn càng cao, đồng nghĩa với việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, kéo theo đó là lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng, khả năng mất vốn lớn, đặc biệt là ở giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, sẽ làm cho việc thu hồi nợ càng khó khăn hơn, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng. Kết quả ước lượng này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian (2009), Sufian (2011). Mối tương quan âm giữa lợi nhuận với dư nợ tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam đặt ra thách thức cho các NHTMCP Việt Nam phải có những giải pháp để tăng trưởng tín dụng thật sự hiệu quả đồng thời tăng cường khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NIIA): Kết quả hồi quy đã ủng hộ quan điểm mức độ đa dạng hóa thu nhập tương quan thuận với TSSL của các NHTMCP niêm yết với mức ý nghĩa cao. Kết quả cho thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cao như mua bán đầu tư chứng khoán và các dịch vụ khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra cùng kết luận là đa dạng hóa thu nhập giúp tăng lợi nhuận của ngân hàng một cách đáng kể, chẳng hạn nghiên cứu của Sufian (2011), Alper và Anbar (2011), Syfari (2012). Hệ số tương quan này đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, thu nhập từ lãi thuần giảm, nhưng nhờ thu nhập ngoài lãi tăng mà tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng được duy trì và không bị sụt giảm quá nhiều. 272
  11. Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR): Chi phí hoạt động có quan hệ tỷ lệ nghịch với TSSL của các NH niêm yết, thể hiện ở dấu (-) của biến CIR trong phương trình ROA, ROE với mức ý nghĩa thống kê cao. Kết quả này cho thấy rằng chi phí hoạt động tăng lên làm giảm khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết. Rõ ràng, quản lý chi phí hoạt động một cách hiệu quả là vấn đề tiên quyết cho việc tăng cường khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, chứng tỏ khi các yếu tố khác không đổi, ngân hàng có chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng cao thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận sẽ càng thấp. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Guru và các cộng sự (2002), Bourke (1989), Syfari (2012). Như vậy, hiệu quả hoạt động được cải thiện thì TSSL của các NH niêm yết cũng gia tăng. Tức NHTMCP muốn gia tăng lợi nhuận thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, nhất là chi phí liên quan đến nhân viên vì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GR): Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với TSSL của các NHTTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vấn đề sự tăng lên của GDP ảnh hưởng nghịch biến đến ROE và ROA của các ngân hàng niêm yết là kết quả khác với một số lý thuyết nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Ayadi và Boujelbene (2011). Tuy nhiên, nó cũng thể hiện một thực trạng là trong giai đoạn 2007 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Nguyên nhân là từ khi hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập mà đặc biệt là sức ép cạnh tranh không chỉ đến từ những ngân hàng trong nước mà còn từ những ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài. Các NH nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi từ đó làm giảm lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết. Tỷ lệ lạm phát (INF): Lạm phát tác động tích cực đến TSSL của các NHTMCP niêm yết trong cả 2 phương trình ROA và ROE, chỉ ra việc các nhà quản trị NHTMCP niêm yết đã dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh lãi suất phù hợp để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Kết quả này cũng được ủng hộ trong nghiên cứu của Sufian (2011), Gul, Irshad và Zaman (2011). Ở Việt Nam, trong giai đoạn lạm phát khá cao, đặc biệt là năm 2008 (23%), 2010 (9,2%) và 2011 273
  12. (18.7%), các ngân hàng đã chủ động nâng lãi suất huy động lên cao hơn lạm phát dưới các hình thức chi khuyến mãi, chi tiếp thị, chi hoa hồng môi giới huy động vốn để cạnh tranh trong việc huy động vốn. Từ việc lãi suất huy động tăng cao, các NHTM đã tăng lãi suất cho vay lên khoảng 20- 23%/năm trong năm 2011. Do đó, trong giai đoạn này, lạm phát làm tăng hiệu suất hoạt động. Sự phát triển của thị trường chứng khoán (MC): có mối tương quan dương với TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Naceur & Goaied (2008). Mối tương quan dương chỉ ra rằng các NHTMCP niêm yết sẽ có cơ hội nâng cao lợi nhuận khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển và hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích kinh doanh và các chiến lược dài hạn của mình, cũng như tìm kiếm các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài từ đó góp phần làm tăng năng lực tài chính, lợi nhuận của ngân hàng. Không những thế, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính của các công ty sẽ được công bố công khai, thực tế đã chứng minh khi các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam chuẩn bị hồ sơ để đăng ký giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thì các ngân hàng đã phải cố gắng hoàn thiện công tác quản trị ngân hàng, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn niêm yết và tiệm cận với các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Thông qua việc đo lường các yếu tố tác động đến TSSL của các NHTMCP giai đoạn 2007-2020 bằng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed Effects/FEM) và mô hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects/REM), nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của các NHTMCP niêm yết. Trong đó, các nhân tố tác động tích cực đến TSSL của các ngân hàng niêm yết là quy mô tài sản, quy mô tiền gửi khách hàng, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tỷ lệ lạm phát và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Những nhân tố tác động tiêu cực đến TSSL của ngân hàng bao gồm tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Riêng quy mô vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến chỉ số ROA nhưng tác động tiêu cực đến chỉ số ROE của các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng bên cạnh việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu phải kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp 274
  13. phần nâng cao TSSL của các NHTMCP niêm yết nói riêng và các NHTMCP Việt Nam nói chung như sau: - Mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm được các chi phí, phục vụ thêm nhiều khách hàng giúp gia tăng nguồn thu và từ đó tăng TSSL của các NHTMCP niêm yết nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Trong công thức tính ROE, vốn chủ sở hữu nằm ở mẫu số, vì vậy, khi các NHTMCP tăng vốn chủ sở hữu, đòi hỏi các ngân hàng phải có phương án sử dụng vốn tăng thêm hiệu quả để tăng TSSL tương ứng, không làm giảm đi TSSLtrên vốn chủ sở hữu của cổ đông. Ví dụ điển hình là NVB, năm 2011, NVB đã tăng vốn điều lệ thành công lên hơn 3.000 tỷ đồng theo quy định cũng NHNN nhưng cũng chính năm đó, ROE của NH NVB giảm từ 7,76% năm 2010 xuống còn 5,17% vào năm 2011, chứng tỏ NVB chưa tận dụng được hiệu quả nguồn vốn tăng thêm. Do đó, các NHTMVN cần tăng vốn để đầu tư phát triển theo chiều sâu như phát triển các dịch vụ mới, đa dạng và nâng cao công nghệ nhằm có khả năng sinh lời cao hơn và phát triển bền vững hơn. Việc yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp đúng đắn của Chính phủ và NHNN, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững. - Tăng trưởng tín dụng thật sự hiệu quả đồng thời tăng cường khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng. Hạn chế tăng trưởng tín dụng bong bóng có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng không chỉ cho riêng cá nhân ngân hàng nào mà hệ lụy đến toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dưới áp lực tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn tăng trưởng nóng, một số khoản cho vay giải ngân không được thẩm định kĩ đã dẫn đến nợ xấu, làm giảm đáng kể TSSL của ngân hàng. NHTMCP muốn gia tăng lợi nhuận thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, nhất là chi phí liên quan đến nhân viên vì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất. Tính đến quý 3 năm 2020, chỉ có 13 NHTMCP niêm yết trên 2 sàn của TTCK Việt Nam. Dù Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Việt Nam đã chủ trương đưa các ngân hàng đại chúng lên niêm yết trong năm 2015, nhưng các NHTMCP còn lại, có NH chưa đủ điều kiện niêm yết và thậm chí có những ngân hàng né tránh niêm yết nhằm che dấu những thông tin tiêu cực của mình. Lý do chưa lên sàn của các 275
  14. nhà băng này khá phong phú: bối cảnh TTCK không thuận lợi, niêm yết sẽ gây thiệt hại cho cổ đông khi thị giá cổ phiếu giao dịch ở mức thấp, hoặc phải ưu tiên cho những mục tiêu khác. Điều đó đặt ra yêu cầu Chính phủ, NHNN, Ủy ban chứng khoán và các nhà lãnh đạo cấp cao để các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán giúp tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng. Tài liệu tham khảo Ali, Khizer, Akhtar, Farhan Muhammad and Ahmed, Zafar Hafiz, 2011. Bank- specific and macroeconomic indicators of profitability-Empirical Evidence from the commercial banks of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 2, 235-242. Alper, A dan Anbar, A., 2011. Bank Specific and Macroeconomic Determinants ofCommercial Bank Profitability: Empirical Evidence fromTurkey. Business and Economics Research Journal, 2, 135-152. Báo cáo tài chính của 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014) Fazlan Sufian, 2011. Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants. Journal of Economics and Management, 7, 43-72. Gul, S., Irshad, F., dan Zaman, K., 2011. Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 14, 61-87. von-chu-so-huu/ Munyambonera, E.F, 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub- Saharan Africa, International journal of Economics and Finance, 134. Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền, 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học DHQGHN: Kinh tế và kinh doanh 276