Ước lượng tác động xuất nhập khẩu đến GDP của Việt Nam trong những năm gần đây

pdf 13 trang Gia Huy 2920
Bạn đang xem tài liệu "Ước lượng tác động xuất nhập khẩu đến GDP của Việt Nam trong những năm gần đây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfuoc_luong_tac_dong_xuat_nhap_khau_den_gdp_cua_viet_nam_trong.pdf

Nội dung text: Ước lượng tác động xuất nhập khẩu đến GDP của Việt Nam trong những năm gần đây

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ƢỚC LƢỢNG TÁC ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN GDP CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Estimation impact of Vietnam's import export on GDP in recent years Nguyễn Thị Thúy Hà1, Đinh Việt Hà2 1Khoa Kinh tế &Quản trị kinh doanh trường ĐHHP, 2TP Logictics, công ty Vinalines Logictics Email: 1 hanguyenhp78@gmail.com, 2 dvha@vinalineslogistics.com.vn TÓM TẮT Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thƣơng mại quốc tế, và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Có nhiều ý kiến cho rằng tăng trƣởng xuất khẩu luôn cao hơn tối thiểu 2 lần so với tăng trƣởng GDP, muốn đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thì phải đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng quan hệ giữa tăng trƣởng xuất khẩu và GDP tại Việt Nam nhiều khi không tỷ lệ thuận, mà có những giai đoạn mà xuất khẩu và GDP biến động theo hƣớng ngƣợc nhau, hoặc với những giai đoạn mà xuất khẩu tăng trƣởng cực kỳ mạnh mẽ nhƣng tăng trƣởng GDP không có đột biến gì nhiều, hoặc ngƣợc lại. 781
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định lại mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam từ năm 2009-2018, xem xét tác động qua lại giữa xuất khẩu,nhập khẩu và tăng trƣởng kinh tế từ đó có những hàm ý nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có những định hƣớng, chiến lƣợcđúng đắn nhằm phát triển kinh tế đất nƣớc một cách bền vững. Từ khóa: Xuất khẩu, nhập khẩu, GDP, tác động, ƣớc lƣợng ABTRACT Export and import are two important activities of international trade, and account for a significant proportion of GDP. There are many opinions that export growth is always higher than at least 2 times higher than GDP growth, to achieve the goal of economic growth, export must be promoted. However, there is a view that the relationship between export growth and GDP in Vietnam is sometimes not proportional, but there are periods where exports and GDP fluctuate in opposite directions, or with periods in which exports. The export growth was extremely strong but the GDP growth was not much muted, or vice versa. This study aims to re-examine the relationship between trade and economic growth in Vietnam from 2009-2018, considering the interaction between exports, imports and economic growth. The purpose is to help policymakers to have the right orientations and strategies to develop the country's economy in a sustainable manner. Keywords: Export, import, GDP, impact, estimation 782
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng 4.0 đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng, cơ hội kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ hiện đại. Khi tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực xuất khẩu sẽ tiếp cận với nhiều loại vật liệu mới; sản phẩm mới. Từ đây hình thành những giao dịch xuất khẩu, thực hiện qua môi trƣờng mạng do đó cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng cần điều chỉnh theo kịp với tình hình mới. Các DN ứng dụng công nghệ mới trong cách mạng 4.0 sẽ đảm bảo mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cũng nhƣ đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trƣờng, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những công ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Cách mạng 4.0 đang mở ra cơ hội mới cho hoạt động thƣơng mại của các quốc gia, trong đó có Viêt Nam. Nắm bắt cơ hội, phát triển kinh tế là ƣu tiên của doanh nghiệp XNK và đất nƣớc. Do đó, cần phải đánh giá đƣợc tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia để có những chính sách phù hợp. Mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế từ lâu đã trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu kinh tế và những nhà hoạch định chính sách. Đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ này, tiêu biểu là nghiên cứu lý thuyết của những nhà kinh tế học nhƣ Adam Smith và DavidRicardo, và đƣợc nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt các công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học nổi danh khác nhƣ Romer, Grossman, Helpman, Baldwin và Forslidv.v Những công trình nghiên cứu này chính là nền tảng cho việc hiểu và phân tích mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học. Trên cơ sở nền tảng những công trình lý thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ này bằng việc sử dụng 783
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 các mẫu số liệu cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế. Có rất nhiều kết luận đƣợc đƣa ra trong những nghiên cứu này, một số kết luận cho rằng thƣơng mại có mối liên hệ tích cực với tăng trƣởng kinh tế mà đặc biệt là đóng góp của khu vực xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, mối liên hệ tích cực nói trên không phải luôn đúng ở mọi trƣờng hợp quốc gia, mọi khu vực. Nói cách khác, không phải cứ đẩy mạnh tăng trƣởng xuất khẩu thì sẽ đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng GDP cao hơn, nếu các điều kiện khác không thay đổi, và/hoặc một số điều kiện tiên quyết khác không đƣợc thỏa mãn 2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2009-2018 Với đƣờng lối mở cửa kinh tế, xuất khẩu đã ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 24,1%/năm trong suốt 20 năm qua đƣợc coi là nhân tố quan trọng giúp duy trì tốc độ tăng trƣởng cao. Với việc duy trì xuất siêu trong năm 2018, Việt Nam đạt xuất siêu trong 6 năm kể từ năm 2012 đến nay và chỉ duy nhất năm 2015 có cán cân thƣơng mại thâm hụt. Kết quả này đã góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Năm 2018, tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nƣớc lập kỷ lục, đạt 480,17 tỷ USD, tăng hơn 52 tỷ USD về số tuyệt đối so với kết quả thực hiện của một năm trƣớc đó. Kết quả này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt đối 76,75 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016. Nhƣ vậy, chỉ số độ mở của nền kinh tế 784
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) trong năm 2018 ƣớc tính là 196% Năm 2017 là năm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đạt đƣợc nhiều thành công, cả về quy mô và tốc độ. Về quy mô, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 400 tỷ USD vào khoảng giữa tháng 12/2017. Tính cả năm 2017, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu cả nƣớc đạt 425,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, nhập khẩu là 211,10 tỷ USD. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đã tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016 (cao hơn rất nhiều so với mức tăng bình quân khoảng gần 30 tỷ USD/năm của giai đoạn 2011-2016). Mức tăng này gần nhƣ chia đều cho cả xuất khẩu và nhập khẩu (xuất khẩu tăng 37,44 tỷ USD, nhập khẩu tăng hơn 36,3 tỷ USD). Theo WTO, trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 27 trên thế giới và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu. Năm 2017, Việt Nam có trên 200 đối tác thƣơng mại khắp toàn cầu, trong đó có 28 thị trƣờng xuất khẩu và 23 thị trƣờng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Năm 2017 cũng là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có xuất siêu trong thƣơng mại hàng hóa, với mức thặng dƣ 2,92 tỷ USD, cao hơn mức thặng dƣ 1,78 tỷ USD của năm 2016. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, cán cân thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam có thặng dƣ (xuất siêu). Cụ thể, theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan thì trong năm 2018, Việt Nam mức thặng dƣ kỷ lục lên gần 6,8 tỷ USD, con số tƣơng tự của năm 2017 là 2,11 tỷ USD và năm 2016 là 1,78 tỷ USD. Có thể thấy, trong 5 năm gần nhất thì cán cân cán cân thƣơng mại của Việt Nam có 4 năm có thặng dƣ thƣơng mại 785
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 và chỉ duy nhất năm 2015 có thâm hụt cán cân thƣơng mại. Trong năm 2018, Việt Nam có thặng dƣ cán cân thƣơng mại với 150 nƣớc, vùng lãnh thổ đối tác và có thâm hụt với 85 nƣớc, vùng lãnh thổ. Bảng 1. Gía trị kim ngạch XNK và GDP của Việt Nam từ năm 2009-2018 Tổng KN Xuất khẩu (nghìn Nhập khẩu (nghìn XNK Năm GDP (Tỷ USD) tỷ) tỷ) (nghìn tỷ) 2009 2,027,591 57,096 69,949 127,045 2010 2,157,828 71,656 83,780 155,436 2011 2,292,483 95,365 104,217 199,582 2012 2,412,778 115,381 114,238 229,619 2013 2,543,596 132,668 132,873 265,541 2014 2,695,796 150,130 149,327 299,457 2015 2,875,856 162,519 166,366 328,885 2016 3,054,470 176,601 174,231 350,832 2017 3,262,548 213,687 210,820 424,507 2018 3,517,027 239,329 234,220 473,549 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Ƣớc lƣợng tác động của xuất nhập khẩu đến GDP cuả Việt Nam từ năm 2009-2018 Để làm rõ ảnh hƣởng của giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tới GDP của Việt Nam, tác giả lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất (OLS). OLS đƣợc giới thiệu bởi Gauss vào những năm cuối thế kỷ 18 và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù hiện nay, ngƣời ta đã phát triển nhiều phƣơng pháp ƣớc lƣợng mới nhƣng đây vẫn đƣợc xem là phƣơng pháp thông dụng do các ƣu việt của nó. Với hàm hồi qui 2 biến, mô hình hồi qui có dạng: 786
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Y = (1) Trong đó X và Y lần lƣợt là biến độc lập và biến phụ thuộc. và lần lƣợt là hệ số chặn và hệ số góc u là nhiễu ngẫu nhiên Áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS để kiểm định mối quan hệ giữa GDP và giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, phƣơng trình hồi qui đề xuất có dạng: GDPt = β1 + β2.ExImt + ut (2) Trong đó: ExImt: giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ t β2: Thông số mô hình về mối quan hệ giữa GDP và giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu. Kỳ vọng dấu β2 >0 Trên cơ sở số liệu xuất nhập khẩu và GDP của Việt Nam từ năm 2009-2018 (bảng 1) và sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 8.0, tác giả ƣớc lƣợng mức độ tác động của xuất nhập khẩu với GDP của Việt Nam. Kết quả cho thấy mối quan hệ thuận chiều của 2 nhân tố này. Bảng 2: Ƣớc lƣợng mức độ tác động của XNK đối với GDP của Việt Nam từ 2009-2018 Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 09/28/19 Time: 03:29 Sample: 2009 2018 Included observations: 10 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EXIM 4.333237 0.137953 31.41104 0.0000 C 1447095. 42041.60 34.42055 0.0000 787
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 R-squared 0.991957 Mean dependent var 2683997. Adjusted R-squared 0.990952 S.D. dependent var 489573.2 S.E. of regression 46569.66 Akaike info criterion 24.51214 Sum squared resid 1.73E+10 Schwarz criterion 24.57266 Log likelihood -120.5607 Hannan-Quinn criter. 24.44576 F-statistic 986.6533 Durbin-Watson stat 1.605638 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên phần mềm EVIEWS 8.0) Hệ số R bình phƣơng và hệ số R bình phƣơng hiệu chỉnh đều lớn hơn 99 % cho thấy biến ExIm giải thích đƣợc sự biến thiên củaGDP. Kiểm định F (F-statistics= 986.8533) cho thấy mô hình hồi qui mẫu phù hợp với mô hình hồi qui tổng thể. Xác suất kiểm định F (Prob(F-statistic) = 0.00) < 5% chứng tỏ mô hình giả thiết R2 của tổng thể khác 0 đƣợc chấp nhận. Kiểm định tự tƣơng quan bằng trị số thống kê Durbin-Watson stat = 1.605, nằm trong khoảng giá trị từ 1 đến 3 chứng tỏ mô hình không có tự tƣơng quan các phẩn dƣ. Giá trị Prob. = 0.0000 < 5% chứng tỏ ExIm ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê đến biến GDP. Cột Coefficient là hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa, từ cột này có thể viết phƣơng trình hồi quy nhƣ sau: GDP = 1447095 + 4.333237. ExIm Ý nghĩa nếu tổng kim ngach xuất nhập khẩu tăng 1 triệu USD thì GDP tăng 4,333237 nghìn tỷ đồng, cho thấy vai trò của Xuất nhập khẩu đóng góp đáng kể trong GDP của Việt Nam, giai đoạn 2009- 2018. Tuy nhiên cần xem xét cụ thể về hoạt động XNK của Việt Nam để có chính sách phù hợp. 4. XUẤT NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Tăng trƣởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nƣớc đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh 788
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nghiệp FDI. Khu vực các doanh nghiệp FDI tiếp tục đóng vai trò lớn trong tăng trƣởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực các doanh nghiệp này trong tổng kim ngạch của cả nƣớc đạt trên 63%, ngày càng chiếm ƣu thế so với khối các doanh nghiệp trong nƣớc. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nƣớc ngoài, dẫn đến một số ngành trong nƣớc bị ảnh hƣởng do tác động của việc mở cửa thị trƣờng, nhập khẩu tăng mạnh. Xuất khẩu vẫn tăng trƣởng chủ yếu ở nhóm hàng do khối doanh nghiệp FDI sản xuất. Mặt khác, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên chƣa tạo đƣợc hiệu ứng lan tỏa, chƣa kéo đƣợc nhiều doanh nghiệp trong nƣớc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong năm 2015 đạt 207,85 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2014 (trong đó xuất khẩu đạt 110,59 tỷ USD tăng 17,7%, nhập khẩu đạt 97,26 tỷ USD tăng 15,5%). Trong khi đó khu vực các doanh nghiệp trong nƣớc chỉ đạt 119,91 tỷ USD, tƣơng đƣơng với tổng xuất nhập khẩu của năm 2014 (trong đó xuất khẩu đạt 51,52 tỷ USD và nhập khẩu đạt 68,39 tỷ USD). Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, năm 2018, vốn FDI thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, chiếm 22% tổng vốn đầu tƣ xã hội. Cụ thể hơn, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến hết tháng 12/2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tƣơng ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong năm 2018 của nhóm các doanh nghiệp FDI lên 171,53 tỷ USD, tăng 12,4% (tƣơng ứng tăng 18,98 tỷ USD) so với năm trƣớc, chiếm 72 % tổng trị giá xuất khẩu của cả nƣớc. 789
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 1: Tốc độ tăng XK của DN FDI và DN trong nƣớc Vốn FDI ngày càng có xu hƣớng tập trung vào một số ít nhóm ngành chủ lực, gắn với lộ trình cắt giảm thuế quan và mở cửa các lĩnh vực đầu tƣ hấp dẫn theo cam kết FTA. Tỷ trọng vốn đăng ký tập trung vào 5 nhóm ngành hàng đầu với 87,9% tổng vốn đăng ký. Thống kê từ năm 2001 đến nay cho thấy, vốn FDI vào ngành Dịch vụ, nhất là kinh doanh bất động sản, có chiều hƣớng tăng nhanh và là ngành đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Tính chung trong hơn 30 năm qua, đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh BĐS chỉ chiếm 2,8% tổng số dự án, nhƣng chiếm tới 16,8 % tổng vốn đăng ký; vốn đầu tƣ bình quân lên tới 74,4 triệu USD/dự án, gấp hơn 5 lần quy mô vốn bình quân mỗi dự án trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngƣợc lại, với 5 nhóm ngành hàng đầu, sức hút đầu tƣ FDI của các ngành khác còn nhiều hạn chế, điển hình nhất là Nông nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê 2016, mặc dù, dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng 67%), lao động làm việc trong khu vực này chiếm khoảng 46% lao động toàn xã hội và nông nghiệp đóng góp khoảng 17% GDP Việt Nam, nhƣng nguồn vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực này chỉ chiếm 1,7% tổng số dự án và 1% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Có thể khẳng định với mức đầu tƣ thấp, nguồn vốn FDI 790
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 không đóng vai trò đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hình 2: Đóng góp của DN FDI với hoạt động xuất nhập khẩu (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) 5. Hàm ý chính sách. Theo kết quả nghiên cứu thì GDP chịu ảnh hƣởng nhiều của tăng trƣởng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên kết quả này chỉ đúng trong khoảng thời gian tác giả đang nghiên cứu từ năm 2009-2018. Việc này không có nghĩa là cứ tăng trƣởng xuất khẩu nhẩu thì GDP sẽ cao mà nó còn hàm ý việc xuất nhập khẩu cái gì và nhƣ thế nào. Đáng lƣu ý, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đã chuyển từ xu hƣớng dựa vào dầu thô sang tập trung vào hàng điện tử (chiếm tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu). Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực chính trong tăng trƣởng xuất khẩu, nhiều mặt hàng đạt mức kim ngạch và tăng trƣởng ấn tƣợng nhƣ điện thoại và linh kiện đạt 45,25 tỷ USD, tăng 31,9%; máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện đạt 25,9 tỷ USD, tăng 36,8%. Nhóm hàng này đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Xuất nhập khẩu của Viêt Nam tăng trƣởng tốt trong những năm gần đây nhƣng phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm gần 63% tổng trị giá xuất nhập khẩu của 791
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Việt Nam. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đƣợc đánh giá có tốc độ tăng trƣởng nhanh so với các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, GDP của Việt Nam còn nhiều bất cập nhƣ phụ thuộc doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chƣa phản ánh chính xác nền kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế, động lực từ xuất khẩu FDI sẽ không bền vững, có thể thay đổi rất nhanh khi những ƣu đãi của chính sách thay đổi. Do đó không thể bỏ qua chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc phát triển. Điều này không có nghĩa là giảm sức cạnh tranh của khu vực FDI mà phải tìm cách nâng cao năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nƣớc. Các giải pháp hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tƣ vấn cần đƣợc đẩy mạnh và cụ thể hơn nữa. CMCN 4.0 giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trƣờng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, thay đổi lớn từ phía cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thƣơng mại đƣợc giảm bớt. Từ đó, thị trƣờng của DN sẽ đƣợc mở rộng Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tự chủ phát triển kinh tế bằng nội lực của các doanh nghiệp trong nƣớc, giúp xuất khẩu đáp ứng về nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. 6. KẾT LUẬN Trên thực tế, chƣa có một nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Chỉ có một số ít nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Kết quả phân tích ở trên cho thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tìm thấy một sự mở rộng xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh cần phải có nhiều chính 792
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sách cũng nhƣ tự chủ ở các doanh nghiệp trong nƣớc trong hoạt động xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Do thời gian và nguồn lực hạn chế, nghiên cứu chƣa đánh giá đƣợc tác động của các nhân tố khác đến tăng trƣởng GDP ngoài hoạt động XNK, cũng nhƣ hạn chế vế số liệu nghiên cứu có thể ảnh hƣởng đến kết quả nếu nghiên cứu ở giai đoạn khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Phạm Thiên Hoàng, Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) 2.TS Phan Minh Ngọc, Xuất khẩu - chìa khóa của tăng trưởng? › tai-lieu › moi-quan-he-giua-xuat-khau- nhap- 3. Nguyễn Mại (2018), Tìm hướng mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4+5 tháng 2/2018. 4. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Tổng cục Hải Quan 5. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Tổng cục Thống kê 6. Báo cáo xuất nhập khẩu 2017, 2018 Bộ Công Thƣơng. 793