Ưu nhược điểm chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

pdf 12 trang Gia Huy 3190
Bạn đang xem tài liệu "Ưu nhược điểm chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfuu_nhuoc_diem_chinh_sach_thuong_mai_quoc_te_o_viet_nam_trong.pdf

Nội dung text: Ưu nhược điểm chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ƢU NHƢỢC ĐIỂM CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Advantages and disadvantages of international trade policies in Vietnam in the context of integration ThS. Nguyễn Ngọc Thúy Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng Email: Nguyenthuy8590@gmail.com TÓM TẮT Chính sách thƣơng mại quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tiếp cận với vấn đề này bài báo đƣợc chia làm 3 nội dung chính đề cập đến chính sách thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam bao gồm: Các nguyên tắc trong chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt nam hiện nay và các công cụ của chính sách đó. Ƣu nhƣợc điểm chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Qua đấy có nhìn tổng quan về chính sách thƣơng mại của việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn khi tham gia vào quá trình hội nhập. Giúp cho doanh nghiệp có nhìn về chính sách của nhà nƣớc và đƣa ra các chiến lƣợc cho daonh nghiệp mình phù hợp bắt kịp xu thế. 1149
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Từ khóa: Chính sách thƣơng mại quốc tế, Thƣơng mại quốc tế, Thƣơng mại quốc tế Việt Nam, Cơ hội và thách thức SUMMARY National trade policy in the context of international economic integra- tion is a problem not only for Vietnam but also for many economies in the world. Access to this issue the article is divided into 3 main issues. International trade policy in Vietnam includes: The principles of Vi- etnam's current international trade policy and its tools. Advantages and disadvantages of Vietnam's international trade policies in the context of integration. Thereby, there is an overview of Vietnam's trade policy in the current integration conditions as well as the difficulties and difficul- ties when participating in the integration process. Help businesses have a look at state policies and devise strategies for their businesses that are appropriate to catch the trend. Key word: International trade policy, International commerce, Vietnam international trade, Oppotunity and challenge 1. Đặt vấn đề Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hoá vào năm 2020. Quá trình công nghiệp hoá của VN trong bối cảnh phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lƣới sản xuất khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, chính sách thƣơng mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thƣơng mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần đuợc tiếp tục xem xét nhƣ việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế. Chính sách 1150
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thƣơng mại quốc tế phải đƣợc hoàn thiện để vừa phù hợp với các chuẩn mực thƣơng mại quốc tế hiện hành thế giới, vừa phát huy đƣợc lợi thế so sánh của Việt Nam. Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam ƣu nhƣợc điểm về thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đƣa VN hội nhập thành công và đạt đƣợc mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. 2. Nội dung 2.1. Các nguyên tắc trong chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam hiện nay 1) Thƣơng mại không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):"Tối huệ quốc" có nghĩa là "nƣớc (đƣợc) ƣu đãi nhất", "nƣớc (đƣợc) ƣu tiên nhất".Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thƣơng mại của mình. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này nhƣ sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trƣờng nội địa, sẽ đƣợc hƣởng sự đối xử ngang bằng (không kém ƣu đãi hơn) với sản phẩm tƣơng tự đƣợc sản xuất trong nƣớc. 2) Thƣơng mại ngày càng tự do hơn (từng bƣớc và bằng con đƣờng đàm phán): Ðể thực thi đƣợc mục tiêu tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, mở cửa thị trƣờng, thúc đẩy trao đổi, giao lƣu, buôn bán hàng hoá, việc tất 1151
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép ). 3)Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch: Mục tiêu của nguyên tắc này là các nƣớc thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trƣớc đƣợc về các cơ chế, chính sách, quy định thƣơng mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, kinh doanh nƣớc ngoài có thể hiểu, nắm bắt đƣợc lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nƣớc chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tƣ của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ. 4) Tạo ra môi trƣờng cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn: Các quốc gia tham gia vào thị trƣờng là cạnh tranh bình đẳng, trƣờng hợp nào là không bình đẳng từ đó đƣợc phép hay không đƣợc phép áp dụng các biện pháp nhƣ trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá 5) Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ƣu đãi hơn cho các nƣớc kém phát triển nhất 2.2. Các công cụ của chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam hiện nay 1. Thuế Quan: Hệ thống thuế quan là một trong những thực thể bị chi phối nhiều nhất khi Việt Nam tham gia vào thƣơng mại quốc tế. Việt nam Tham gia vào thƣơng mại quốc tế phải cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết trong các hiệp định thƣơng mại quốc tế. * Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực - Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế đƣợc phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Trong 1152
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số). - Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ đƣợc thực hiện theo lộ trình qui định cho các bƣớc giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 – 2006 – 2015 – 2018, AKFTA: 2007 – 2016 – 2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008 – 2018 – 2024, VJEPA: 2009 – 2019 – 2015, AANZFTA: 2010 – 2018 – 2020, và AIFTA: 2010 – 2018 – 2021). 2. Hạn ngạch Việt Nam đã cam kết loại bỏ tất cả các biện pháp hạn chế định lƣợng với hàng nhập khẩu ngay khi gia nhập trong đó có hạn ngạch thuế quan. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế cho Việt Nam 3. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn kỹ thuật là một yêu cầu khách quan đối với các loại hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nội dung của nó là những quy trình về vệ sinh thực phẩm , vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lƣờng, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng nhƣ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng sinh thái, quy định về tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nƣớc để sản xuất một loại hàng hóa nào đó Những quy định này là đòi hỏi khách quan của xã hội ngày càng phát triển. Song, ngày nay, nó đƣợc các nƣớc phát triển áp dụng để ngăn chặn hàng hóa của nƣớc ngoài vào nƣớc mình một cách khéo léo. Chính vì vậy, nó còn có một tên khác là công cụ siêu bảo hộ. 4.Hạn chế xuất khẩu: Việt Nam vẫn duy trì việc kiểm soát xuất khẩu trên một số mặt hàng nhƣ gạo,một số sản phẩm gỗ và khoáng chất ( nhằm ngăn chặn 1153
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 việc khai thác bất hợp pháp) nhƣng phải phù hợp với các hiệp định đã ký. 5.Trợ cấp xuất khẩu Việt Nam đang từng bƣớc thực hiện những cam kết về trợ cấp xuất khẩu - Bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu (nhƣ thuế ƣu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa) và các loại trợ cấp xuất khẩu dƣới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nƣớc (nhƣ bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thƣởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu ) kể từ khi gia nhập WTO. - Với trợ cấp xuất khẩu ―gián tiếp‖ (chủ yếu dƣới dạng ƣu đãi đầu tƣ dành cho sản xuất hàng xuất khẩu), sẽ không cấp thêm kể từ khi gia nhập WTO. - Riêng với ngành dệt - may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm theo Hiệp định SCM, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều đƣợc bãi bỏ ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO. 6. Các quy định về chống bán phá giá của Việt Nam. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 2 và Điều 9) đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng mức thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu có giá thấp hơn ―giá thông thƣờng do đƣợc bán phá giá, gây khó khăn cho các nhà sản xuất hàng hoá tƣơng tự trong nƣớc‖ hoặc thấp hơn ―giá thông thƣờng phát sinh do có sự trợ cấp của nƣớc xuất khẩu, gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất hàng hoá tƣơng tự trong nƣớc‖. 2.3. Ƣu điểm, nhƣợc điểm về chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 1.Ƣu điểm Một là: Việt Nam đƣợc tiếp cận thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nƣớc thành viên với mức thuế nhập khẩu đã đƣợc cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử. 1154
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - Những năm gần đây Việt Nam vai trò của Việt Nam trên trƣờng quốc tế cũng ngày càng đƣợc khẳng định bằng việc không chỉ gia nhập WTO mà Việt Nam còn đƣợc kết nạp và nhiều tổ chức khác nhƣ Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh Tế (OECD), là thành viên Ủy ban thƣờng trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Với việc gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nền kinh tế của Vịêt Nam đã phát triển mạnh mẽ, với GDP đạt 8.48% và vốn FDI cam kết là 20.3 tỉ đô la. Ngoại thƣơng tăng đáng kể, tăng thêm 28,9%, nâng tổng giá trị xuất nhập khẩu lên 209.2 tỉ đô la Mỹ. Xuất khẩu tăng 21.5%, đạt 48.4 tỉ đô la. EU tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò là đối tác chính của Việt Nam về mặt kinh tế: EU là nhà đầu tƣ lớn thứ hai với vốn giải ngân thực tế (khoảng 5 tỉ đô la) chỉ đứng sau Nhật Bản; và là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc với tổng giá trị thƣơng mại theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam là 14.23 tỉ đô la. Tuy nhiên, những số liệu của Việt Nam lại chỉ tính các điểm đến trung gian nơi hàng hóa đƣợc phân loại lại và một số nơi nhƣ là Hồng Kông hay Thƣợng Hải, nên có thể nói rằng trên thực tế EU là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam Hai là: Công tác quản lý thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu đƣợc hoàn thiện hơn. Quy trình thực hành thu thuế xuất nhập khẩu mới đƣợc ban hành có hiệu lực từ 1.1.1999. Theo quy trình này, ngƣời khai báo hải quan khi làm thủ tục hải quan phải tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc khai báo của mình. Tổng cục hải quan ban hành mẫu tờ khai HQ 99 – XNK phù hợp trong điều kiện chúng ta áp dụng thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu. Các thủ tục hải quanđƣợc thực hiện nhanh chóng, công khai, đảm bảo tính minh bạch, thoonh thoáng và thuận tiện tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ba là: Việt Nam có đƣợc vị thế bình đẳng nhƣ các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thƣơng mại toàn cầu, có cơ hội để 1155
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nƣớc, của doanh nghiệp. Bốn là: hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nƣớc, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn 2.Nhƣợc điểm - Về luật pháp – chính sách: Thiếu tính minh bạch trong hệ thống luật pháp của nƣớc ta, làm cho các doanh nghiệp khó hiểu rõ nội dung và chiều hƣớng thay đổi của nó dẫn đến khó dự báo tình trạng kinh doanh =>gây cản trở cho việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. - Về vấn đề thƣơng hiệu: Việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế còn nhiều hạn chế do thiếu vốn và chính sách nhà nƣớc chƣa quan tâm xây dựng chiến lƣợc cho thƣơng hiệu. - Hạn chế trong chính sách thuế: Một là, hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, làm cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hƣởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế và bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hƣớng của nhà đầu tƣ, bóp méo sự lựa chọn của ngƣời sản xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính rõ ràng và có thể dự đoán trƣớc của hệ thống chính sách thuế. Việc thƣờng xuyên thay đổi trong chính sách thuế, quy định không rõ ràng về phạm vi của các sắc thuế và trong một sắc thuế có quá nhiều thuế suất, nhiều chế độ ƣu đãi, miễn giảm khác nhau đã cản trở quá trình hội nhập quốc tế trên các phƣơng diện: khuyến khích xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. 1156
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hai là, việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tƣợng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao vì gặp nhiều loại thuế trong một sắc thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài chức năng điều tiết tiêu dùng với một số mặt hàng đặc biệt còn đảm đƣơng cả chức năng của thuế VAT, vì đối tƣợng chịu thuế VAT không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, thuế suất cao của thuế tiêu thụ đặc biệt đã gồm thuế VAT. Thuế tiêu thụ đặc biệt còn đƣợc sử dụng cho chức năng bảo hộ sản xuất trong nƣớc, nên có sự phân biệt đối xử giữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nƣớc (nhƣ ô tô, thuốc lá ) dẫn đến vi phạm nguyên tắc của WTO. Mặt khác, có một số mặt hàng tiêu dùng có tính chất xa xỉ lại không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nên trong biểu thuế nhập khẩu đang đƣợc áp dụng mức thuế suất cao, tạo sự hiểu lầm của dƣ luận quốc tế về thuế nhập khẩu không phù hợp thông lệ quốc tế. Ba là, hệ thống chính sách thuế đƣợc xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt đƣợc mục tiêu này thì lại gây thiệt hại tới mục tiêu khác. Một số mặt hàng nhập khẩu nhƣ: phân bón, sắt xây dựng, kính xây dựng, đƣờng có thuế suất thuế nhập khẩu thấp vì là đầu vào của một số ngành sản xuất, nhƣng biện pháp quản lý lại là bảo hộ phi thuế quan (hạn chế số lƣợng nhập khẩu), rõ ràng là vi phạm quy định của WTO. Một số mặt hàng thuế nhập khẩu quá cao sẽ kính thích sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cũng sẽ chiếm mất nguồn vốn, lao động, công nghệ của những hoạt động sản xuất hàng hóa khác có hiệu quả cao hơn. 1157
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Việc kết hợp các mục tiêu của chính sách xã hội trong các sắc thuế xét về khía cạnh xã hội là tốt, tuy nhiên nó thực sự làm chính sách thuế trở nên phức tạp, tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, ảnh hƣởng đến sự minh bạch của hệ thống thuế. Bốn là, còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập và tích cực chuẩn bị để tham gia WTO, hệ thống chính sách thuế phải đƣợc sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức này, đồng thời phải đảm bảo đƣợc nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho các DN trong nƣớc, đồng thời phải có sự bảo hộ hợp lý cho một số ngành then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. - Những tồn tại về xuất khẩu: Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phƣơng thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trƣờng EU; nhiều doanh nghiệp chƣa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trƣờng, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dƣới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nƣớc ngoài. Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trƣởng cao, đến năm nay tình trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng nguyên liệu trong nƣớc, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nƣớc ngoài đặt hàng, vì thế chƣa tạo đƣợc nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu ―nóng lên‖: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại 1158
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thƣờng khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để ―hạ nhiệt‖ nhập khẩu và nhậpsiêu. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thƣơng số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải còn nhiều bất cập. Ví dụ nhƣ vụ nhập lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD do các Công ty cổ phần Kim khí (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Thƣơng mại Anh Trang, Công ty Cổ phần thép Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty TNHH Techmart, Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội) nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn đều bị các cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho rằng vi phạm Luật Môi trƣờng, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là đƣợc phép. Rõ ràng ở đây có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về nhập khẩu mặt hàng này. Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và xuất khẩu tuy đã đƣợc cải tiến nhiều, nhƣng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đƣờng, qua bến bãi. 3. Kết luận Vấn đề hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đối với các nƣớc đang phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa nhƣ Việt Nam, nội dung và cách thức hoàn thiện đặt ra những yêu cầu cần giải quyết về nhận thức mối quan hệ giữa tự do hóa thƣơng mại và bảo hộ mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách thƣơng mại quốc tế. 1159
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Khoa Học Quản Lý, Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà & PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền đồng chủ biên, NXB khoa học và kỹ thuật, 2006. 2. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, TS. Đỗ Đức Bình & TS. Nguyễn Thƣờng Lạng đồng chủ biên, NXB Lao Động Xã hôi, 2002. 3. Bộ Ngoại giao Vụ Tổng hợp Kinh tế (1999) Giáo trình Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam,. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4.Bộ Tài Chính (2004), Danh mục và thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 5. Brurke Fred & Nguyen, Anne – Laure (2006), Trợ cấp xuất khẩu và việc gia nhập WTO của Việt Nam, tham luận trình bày tại Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, ngày 3 tháng 3 năm 2006. Các website tham khảo: 1.Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế(CPI) www.Vietbao.vn 2. Bộ thƣơng mại Việt Nam: www.mot.gov.vn 3. www.taichinhvietnam.com 4. www.congnghemoi.net 5. VCI news: www.kinhte24h.com 1160