Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với vấn đề việc làm tại Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 23/05/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với vấn đề việc làm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_khu_vuc_kinh_te_tu_nhan_doi_voi_van_de_viec_lam.pdf

Nội dung text: Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với vấn đề việc làm tại Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 295 VAI TRÒ CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM Ths. Lưu Huyền Trang* TÓM TẮT: Khu vực kinh tế tư nhân phát triển góp phần thu hút số lượng lớn lao động cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. 80% lực lượng lao động tại Việt Nam làm việc cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tập trung chủ yếu là các các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả chạy mô hình cho thấy sự tăng trưởng của nguồn lực tài chính khu vực tư nhân có đóng góp nhiều nhất cho việc tạo ra việc làm của nền kinh tế. Do phần lớn doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, yêu cầu về tay nghề lao động không quá cao phù hợp với trình độ của đại đa số lực lao động. Tuy nhiên, cơ cấu lao động này thiếu tính bền vững, do đó tác giả có đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng. ABSTRACT: The developed private sector contributes to attracting most labours as well as creating new human resources for the labour market. 80% of Vietnamese workforce is working for the economic sector outside the State-owned sector, focusing mainly on private enterprises. The result from the model shows that the growth of private financial sources contributed the most to the job creation of the economy. Because the size of the businesses in the private sector are mostly small and micro enterprises, employment requirements are not too high that is in accordance with the level of the majority of the labour force. However, this labor structure lacks sustainability; hence, the author has proposed a number of solutions to overcome the remaining problems. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, nguồn lực tài chính tư nhân, tỷ lệ lao động, việc làm Keywords: private economy, private financial resources, labor rate, employment 1. GIỚI THIỆU CHUNG Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động việc làm có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết lâu dài đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Tỷ lệ lao động của Việt Nam tương đối cao với 80% dân số Việt Nam trên 14 tuổi đang có việc làm, cao hơn so với con số 65% ở các quốc gia có điều kiện tương đồng. Tỷ lệ lao động cao là do nhiều nguyên nhân như do ưu thế đặc điểm thị trường lao động đang trong thời kỳ dân số vàng, mức lương thấp, tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động cao (khoảng 76% phụ nữ Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm so với mức bình quân toàn cầu là 50%). Một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến tỷ lệ lao động có việc làm cao là sự phát triển của khu vực * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. 296 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực này là cơ sở quan trọng giải quyết vấn đề việc làm, duy trì tỉ lệ thất nghiệp thấp ở Việt Nam trong thời gian qua Kinh tế tư nhân tại Việt Nam là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước và không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân được xác định bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Theo số liệu của tổng cục thống kê trong hơn 10 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam chiếm khoảng 40% GDP và thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Trong khi mức đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân không có nhiều thay đổi thì mức đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp tư nhân lại ngày càng tăng (từ 6,9% năm 2010 lên 8,2% năm 2017). Đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm mạnh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ. Sự sụt giảm của khu vực kinh tế nhà nước được bù đắp bằng sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Sau gần 30 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có sự hồi phục và phát triển, đặc biệt trong khoảng 15 năm trở lại đây. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển góp phần thu hút số lượng lớn lao động cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Hiện nay ở nước ta, khu vực kinh tế tư nhân giải quyết việc làm được cho khoảng 45 triệu lao động (bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể), trong đó khu vực doanh nghiệp của tư nhân tạo việc làm cho khoảng 9 triệu lao động, chiếm 61,2% tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp của nền kinh tế. Mỗi năm khu vực này tạo thêm khoảng trên 500 nghìn việc làm mới (giai đoạn 2011- 2018). Hình 1: Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %): Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Số liệu thống kê cho thấy trên 80% lực lượng lao động tại Việt Nam làm việc cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tập trung chủ yếu là các các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế nhà nước được đầu tư 1 lượng lớn nguồn lực tài chính công tuy nhiên chỉ tạo ra 1 số lượng việc làm chỉ bằng 1/8 của khu vực tư nhân trong nước và có xu hướng ngày càng giảm. Số lượng lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn so với 2 khu vực còn lại, tuy nhiên có chiều hướng tăng lên. Đến năm 2018, nguồn lực tài chính từ nước ngoài đổ vào đã tạo ra số lượng việc làm tương đương với khu vực nhà nước. Những con số cho thấy những đóng góp tích cực ngày một tăng của nguồn lực tài chính tư nhân cả trong và ngoài nước tại Việt Nam trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập từ đó nâng cao chất lượng sống cho người dân.
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 297 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cũng như nâng cao phúc lợi xã hội. Thành tựu về phúc lợi có thể được đo bằng khả năng giải quyết các vấn đề xã hội bao gồm cả vấn đề việc làm. Việc làm là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống con người, vì nó bao gồm cả yếu tố kinh tế và xã hội. Việc làm là số lượng người tìm được công việc tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc làm là toàn dụng khi các doanh nghiệp hay tổ chức có đủ chỗ cho tất cả lực lượng lao động hiện có trên thị trường. Đầu tư là một trong những hoạt động kinh tế nhằm mục đích thu lợi trong tương lai. Đầu tư cũng là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hoạt động đầu tư cho phép xã hội gia tăng liên tục hoạt động kinh tế và tạo việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và cải thiện phúc lợi xã hội. Dewi và Sutrisna (2015) kết luận rằng đầu tư có tác động quan trọng và tích cực đối với việc làm thông qua tăng trưởng kinh tế. Việc gia tăng số lượng việc làm là do tăng đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều lao động. Thực hiện những nghiên cứu tương tự Bustam (2016) nhận thấy đầu tư ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có tác động lớn tới số lượng việc làm trong nền kinh tế. Saadah Yuliana, Bernadette Robiani và Mukhlis (2018) chỉ ra rằng đầu tư có tác động tích cực lên số lượng việc làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Nam Sumatera của Indonesia. Kết qua kiểm định của nhóm tác giả cho thấy sự thay đổi về số lượng việc làm 87% là do sự thay đổi của đầu tư, trong khi đó 13% còn lại là do những nhân tố khác. Nghiên cứu của Daniele Checchi và Marzio Galeotti (2006) về mối quan hệ giữa việc làm và đầu tư dựa trên các bằng chứng thực nghiệm tại Italia cho thấy tác động tổng thể của đầu tư đối với vấn đề việc làm có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian cho thấy có kết quả khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong từng ngành cụ thể. Robert E.Baldwin cho rằng các yếu tố trong nước tác động tới sự thay đổi về số lượng việc làm hơn là thay đổi trong nhu cầu nhập khẩu. Hiệu ứng tạo việc làm do tăng xuất khẩu thường chi phối hiệu ứng thay thế việc làm do nhập khẩu tăng. Tuy nhiên nhập khẩu tăng là một nhân tố quan trọng khiến cho số lượng việc làm giảm ở những ngành công nghệ thấp. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (2018) cho thấy khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tác giả tập trung nghiên cứu cơ cấu ngành nghề mà khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, theo đó các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn có xu hướng thâm dụng lao động thủ công thay cho máy móc. Việc thay đổi sang quy trình mới, số hóa có thể dẫn tới việc cắt giảm lao động thay vì đào tạo lao động vì tốn kém, không hiệu quả. Như vậy các nghiên cứu khẳng định vai trò của đầu tư nói chung và đầu tư tư nhân nói chung đối với vấn đề lao động việc làm. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chưa đánh giá thực sự mức tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có thực sự tác động tới tăng số lượng việc làm hay không. Do đó tác giả trong bài viết này sẽ nghiên cứu tác động của khu vực kinh tế tư nhân tới xu hướng của số lượng lao động có việc làm tại Việt Nam.
  4. 298 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu Tác giả sử dụng số liệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (Labour) làm biến phụ thuộc đánh giá về biến động số lượng việc làm của nền kinh tế. Dữ liệu về nguồn lực tài chính của khu vực kinh tế tư nhân (PRI), kinh tế nhà nước (SOI) và kinh tế nước ngoài (FOI) đánh giá về mức độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế là các biến độc lập để đánh giá sự tăng trưởng của các khu vực 3.2 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu xem xét sự tăng trưởng của các nguồn lực tài chính tại các khu vực kinh tế tác động tới sự tăng trưởng việc làm của nền kinh tế như thế nào thông qua phương trình: lnLabour=β0+β1.lnPRI+β2.lnSOI+β3.lnFOI+ε Trong đó ε là biến đại diện cho các yếu tố ngoài mô hình, β0 là hệ số chặn, β1, β2, β3 là hệ số góc phản ánh mức động tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Giả thuyết tác giả đưa ra là sự tăng trưởng của các nguồn lực tài chính ở từng khu vực thể hiện sự tăng trưởng của các khu vực có tác động dương tới số lượng việc làm trong nền kinh tế. Giả thuyết này được đưa ra dựa trên lập luận khi nguồn lực tài chính đổ vào nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động từ đó nâng cao số lượng việc làm trong nền kinh tế. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu Số lượng lao động tại Việt Nam là số lượng lao động trên 15 tuổi có việc làm trong nền kinh tế. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy số lượng việc làm tăng qua các năm. Trong đó số lượng lao động chủ yếu làm trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân), chiếm tới trên 80% lực lượng lao động của nền kinh tế. Trong đó lực lượng lao động ở khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 10% và xu hướng giảm dần (tới 2018 còn có 8.3%). Số lượng việc làm do khu vực kinh tế nước ngoài còn khá khiêm tốn nhưng có xu hướng gia tăng. Đến năm 2018, lần đầu tiên số lượng lao động làm trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài đã vượt số lượng làm trong khu vực nhà nước. Hình 2: Lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) trong các khu vực kinh tế, Đơn vị nghìn người Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Về nguồn lực tài chính tại các khu vực, số liệu cho thấy có xu hướng tăng lên trong gần 20 năm qua
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 299 Hình 3: Nguồn lực tài chính các khu vực trong nền kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Tổng Cục Thống kê 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết quả mô hình Mô hình sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để xem xét tác động của sự thay đổi các nguồn lực tài chính ở các khu vực trong nền kinh tế tới sự thay đổi về số lượng việc làm như thế nào. Kết quả kiểm định tính dừng (ADF) cho chuỗi số liệu thời gian cho thấy với mức ý nghĩa 0.05%, các chuỗi số liệu số lượng việc làm (lnLabour), nguồn lực tài chính tư nhân (lnPRI) là chuỗi dừng. Chuỗi số liệu về nguồn lực tài chính khu vực nhà nước và khu vực nước ngoài dừng ở sai phân bậc 1. Chạy đồng liên kết Johansen cho thấy các số liệu không có mối liên hệ dài hạn, do đó mô hình sẽ chạy tác động trong ngắn hạn. Kết quả hồi quy như bảng dưới đây: Source | SS df MS Number of obs = 18 + F(3, 14) = 257.84 Model | .230807615 3 .076935872 Prob > F = 0.0000 Residual | .004177485 14 .000298392 R-squared = 0.9822 + Adj R-squared = 0.9784 Total | .234985101 17 .013822653 Root MSE = .01727 lnLabour | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] + lnSOI | D1. | .005484 .0779129 0.07 0.945 -.1616225 .1725906 lnPRI | .1296486 .0050693 25.58 0.000 .1187761 .1405211 lnFOI | D1. | -.0521 .0290194 -1.80 0.094 -.1143403 .0101404 _cons | 9.167078 .0677301 135.35 0.000 9.021811 9.312344
  6. 300 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Kết quả kiểm định (đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan) cho thấy mô hình phù hợp Từ kết quả trên ta thấy mối quan hệ của nguồn lực tài chính khu vực nhà nước với số lượng việc làm trong nền kinh tế là không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó với mức ý nghĩa 0.1% thì việc tăng các nguồn lực tài chính khu vực nước ngoài lại làm cho số lượng lao động trong nền kinh tế giảm xuống. Trong khi đó với mức ý nghĩa 0.05%, việc tăng nguồn lực tài chính tư nhân giải thích cho xấp xỉ 13% mức tăng của số lượng việc làm trong nền kinh tế. 4.2 Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả phân tích trên Thứ nhất, hiệu quả nguồn lực tài chính của khu vực nhà nước vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, thông tin thiếu minh bạch. Hiện việc đánh giá hiệu quả của đầu tư công ở nước ta vẫn chưa được đầy đủ, do đó khó có thể xác định được khi tăng nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước có khả năng tạo ra được bao nhiêu việc làm cho nền kinh tế. Bên cạnh đó để làm việc cho khu vực nhà nước là hết sức khó khăn tại Việt Nam trong những năm qua. Do đó, chưa thể khẳng định việc tăng nguồn lực tài chính khu vực nhà nước sẽ giải quyết được vấn đề lao động việc làm cho nền kinh tế. Thứ hai, khu vực đầu tư nước ngoài trong thời gian qua có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế với sự gia tăng liên tục của nguồn vốn đầu tư của khu vực này. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống dây truyền sản xuất hiện đại nên việc tuyển chọn lao động cũng khó khăn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Lực lượng lao động làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp nước ngoài là người nước ngoài cũng chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. Do đó, điều này có thể lý giải thấy tính chưa hiệu quả của sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đối với việc giải quyết việc làm tại Việt nam trong thời gian qua. Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực có tỷ trọng nguồn vốn đầu tư lớn nhất của nền kinh tế. Số liệu và kết quả mô hình cho thấy khi tăng nguồn lực tài chính tư nhân sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm hơn cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước tạo ra khoảng hơn 288.000 việc làm mới mỗi năm. Những việc làm được tạo ra bởi khu vực tư nhân này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận người lao động mới gia nhập vào thị trường lao động mỗi năm. Điều này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn khi thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước ngày càng đóng vai trò kém quan trọng hơn trong vai trò tạo việc làm. Chắc chắn rằng nếu không có số việc làm do các doanh nghiệp tư nhân tạo ra trong giai đoạn này, 3,35 triệu người có thể đã bị thất nghiệp hoặc có thể bắt buộc phải làm các công việc kém hiệu quả hơn, bị trả lương thấp hơn trong khu vực nông nghiệp hoặc khu vực khác. Ngoài các doanh nghiệp tư nhân, thì đa số người lao động tại Việt Nam làm việc cho các hộ kinh doanh cá thể các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Đây là khu vực việc áp dùng khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế, do đó lao động phổ thông vẫn chiếm một số lượng lớn và quan trọng. Trong khi đó ở Việt nam có tới 2/3 số doanh nghiệp là siêu nhỏ và ¼ số doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ. Do đó có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân vẫn là giải pháp hiệu quả trước mắt để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại Việt Nam. 4.3 Một số khuyến nghị Để kích thích việc thu hút khối lượng lớn đầu tư tư nhân trong nước vào các lĩnh vực ưu tiên để góp phần tích cực hơn vào việc giải quyết vấn đề việc làm cả về số lượng và chất lượng. Nghiên
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 301 cứu đưa ra một số đề xuất khuyến nghị: Thứ nhất, cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và của năng lực cạnh tranh quốc gia. Với khu vực DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách DNNN, rõ ràng là khu vực doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn. Thứ hai, phát huy tiềm năng của khu vực hộ kinh doanh bằng các biện pháp thích hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Các nỗ lực nhằm khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, các nỗ lực đó cần được thực hiện trên cơ sở cân nhắc một cách thận trọng thực tế là phần lớn các hộ kinh doanh là có quy mô siêu nhỏ và chủ yếu hoạt động vì mục đích mưu sinh. Cần thực hiện một số những cải cách về quy định pháp luật nhằm xác định một hình thức doanh nghiệp, hình thức pháp lý phù hợp nhất để hộ kinh doanh có thể chuyển đổi sang, với nguyên tắc là hình thức pháp lý đó phải đảm bảo được chi phí hoạt động, chi phí tuân thủ pháp lý, chi phí thuế ở mức thấp nhất, hợp lý nhất đối với bản chất và quy mô hoạt động của hộ kinh doanh như hiện nay. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (sole proprietorship) là hết sức phù hợp đối với các hộ kinh doanh của Việt Nam, và hình thức này nên tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình cải cách khu vực hộ kinh doanh, khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp ở Việt Nam, qua đó khu vực này có thể đóng góp mạnh mẽ hơn cho việc tăng năng suất và thịnh vượng của khu vực kinh tế tư nhân trong tương lai. Thứ ba, các biện pháp nhằm xử lý hiện tượng thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô vừa (the missing middle) cần được hỗ trợ bởi các biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy tích tụ vốn, khuyến khích sự tăng trưởng về quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. Các biện pháp chính sách cần chú trọng khuyến khích quá trình tích tụ vốn bằng nguồn nội lực và bằng các phương thức mua bán, sát nhập, đầu tư cổ phiếu Thứ tư, chính sách phát triển doanh nghiệp cần ưu tiên vào việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp tư nhân trong việc ứng dụng và nâng cao trinh độ công nghệ. Công nghệ có thể được chuyển giao từ nước ngoài hoặc từ khu vực doanh nghiệp FDI. Việc ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ một cách có chiến lược, kiên trì, liên tục và thông minh sẽ dẫn đến tích lũy về bí quyết, công nghệ, kiến thức và sau đó là sáng tạo và phát minh, sáng chế. Các doanh nghiệp tư nhân cũng cần được hỗ trợ để đảm bảo việc ứng dụng công nghệ và kiến thức sẽ dẫn đến năng suất cao hơn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Quá trình tích tụ vốn cũng cần được hỗ trợ bởi các chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển, tích lũy và hình thành kiến thức mới và sáng tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Robert E. Baldwin (1995), The effect of trade and foreign direct investment on employment and relative wages, OECD
  8. 302 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2. Saadah Yuliana, Bernadette Robiani, Mukhlis (2018), Effect of Investment on employment in the formal small industries in the district/city of South Sumatra Province, Indonesia, EJ Econjournals 2018, 8(1),1-8 3. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2016), Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam 4. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam Năng suất và Thịnh vượng, Economica, Hà Nội 5. Viện chiến lược và Chính sách tài chính, 2019, Tài chính Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội