Vai trò của ngân hàng Trung Ương và vấn đề quản lý nợ công: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 2260
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của ngân hàng Trung Ương và vấn đề quản lý nợ công: Hàm ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ngan_hang_trung_uong_va_van_de_quan_ly_no_cong_h.pdf

Nội dung text: Vai trò của ngân hàng Trung Ương và vấn đề quản lý nợ công: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

  1. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thanh Huyền1 ThS. Tạ Nhật Linh Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục xảy ra vào năm 2010 đã cho thấy vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ cũng như vai trò của Chính phủ trong hoạt động quản lý nợ công. Bài viết đã đề cập đến mục ti u cơ bản của chính sách tiền tệ và hoạt động quản lý nợ công, cũng như mối quan hệ tương t c chặt chẽ giữa hai hoạt động này. Bài viết đã đưa ra một số mô hình kết hợp giữa vai trò điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và vai trò quản lý nợ công của Chính phủ ở một số nước trên thế giới. Từ đó nhóm giả đưa ra một số gợi ý chính sách về sự kết hợp này ở Việt Nam. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, quản lý nợ công, cơ quan quản lý nợ công. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự tăng lên về tính phức tạp của các quan hệ trên thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và ngay sau đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bùng nổ vào năm 2010, vấn đề nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nợ công trên phạm vi toàn cầu nói chung và phạm vi quốc gia nói riêng trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách. Trong lịch sử, chức năng quản lý nợ công, thực thi chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống tài chính được xem như bộ ba bất khả thi, điều này có nghĩa chúng ta không thể thực hiện đồng thời cả ba chính sách này cùng lúc. Sự tác động giữa các chức năng này càng được thể hiện rõ sau khủng 1 Email của tác giả chính: huyennth64@gmail.com 189
  2. hoảng tài chính thế giới 2008 (Hansda, 2012). Trong đó ngân hàng trung ương ở các quốc gia phát triển với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện các gói nới lỏng định lượng sau khủng hoảng, thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở và độc lập với cơ quan quản lý nợ công. Trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ, tại nhiều quốc gia, cơ chế vận hành thiếu linh hoạt giữa ngân hàng trung ương và cơ quản quản lý nợ công dẫn đến việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ - một hoạt động trên thị trường mở khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ - thất bại, ảnh hưởng đến lượng vốn cần huy động cho nền kinh tế (Das et al, 2010). Do vậy, sự tương tác giữa chức năng quản lý nợ công, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động giữ ổn định thị trường tài chính trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng trì trệ hậu khủng hoảng, nợ công và thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng cao, việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và phù hợp với chính sách quản lý nợ công và các chính sách vĩ mô khác của nền kinh tế đang được quan tâm mạnh mẽ. Một cơ chế vận hành linh hoạt giữa các chính sách vừa là thách thức, vừa là bước đi vững chắc góp phần xây dựng một nền tài chính ổn định và phát triển. Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ tương tác nhưng không đồng nhất giữa việc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương với chức năng của cơ quan quản lý nợ công, từ đó phân tích tầm ảnh hưởng của ngân hàng trung ương trong vấn đề quản lý nợ công, đồng thời bài viết cũng nghiên cứu sự tương tác này ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm các ví dụ về quốc gia đã phát triển và quốc gia đang phát triển, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Vai trò của ngân hàng trung ƣơng trong vấn đề quản lý nợ công 2.1. Sự khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương và hoạt động quản lý nợ công Sự khác biệt giữa mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương và hoạt động quản lý nợ công đến từ sự khác biệt trong việc tiếp cận nợ công. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ: dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Trong các công cụ đó, công cụ nghiệp vụ thị trường mở là một 190
  3. trong những công cụ quan trọng và linh hoạt nhất của chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương làm đại lý cho Chính phủ, thực hiện mua bán trái phiếu trên thị trường mở nhằm điều tiết lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, ngân hàng trung ương còn thực hiện phát hành trái phiếu của chính mình để tài trợ cho hoạt động mua bán tài sản (đặc biệt là dự trữ ngoại tệ). Trong khi đó, Chính phủ phát hành nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Tại Mỹ, nợ công hay nợ quốc gia được hiểu là những nghĩa vụ nợ của Chính phủ Mỹ. Trong đó, tổng nợ liên bang bao gồm chứng khoán nợ được phát hành ra công chúng và một phần nhỏ chứng khoán được phát hành bởi các tổ chức thuộc Chính phủ, số nợ này được Chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam năm 2009, nợ công được quy định trong Luật bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Như vậy ngân hàng trung ương và Chính phủ đều có quyền phát hành trái phiếu được nắm giữ bởi công chúng, đây chính là các khoản nợ Chính phủ hay còn gọi là nợ công. Tuy nhiên mục tiêu của quản lý nợ công thường hướng tới việc tìm kiếm khoản nợ dài hạn với chi phí thấp tại mức rủi ro cho phép (Jensen, 2002). Việc tìm kiếm chi phí vay nợ thấp khiến Chính phủ ưa chuộng phát hành những khoản nợ dài hạn để giảm việc đảo nợ (Filardo et al, 2014). Tuy nhiên, ngân hàng trung ương lại ưa chuộng việc phát hành những tín phiếu ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động thanh khoản hàng ngày (Filardo et al, 2014). Thậm chí ở một số quốc gia phát triển, ngân hàng trung ương thực hiện nắm giữ danh mục tài sản bằng ngoại tệ (dự trữ ngoại tệ) và tài sản bằng đồng nội tệ quan trọng song hành với nhiệm vụ ổn định tỷ giá và đạt được mục tiêu sinh lời với các mức rủi ro và yếu tố chính trị khác nhau. 2.2. Vai trò của ngân hàng trung ương đối với hoạt động quản lý nợ công Tuy hoạt động của ngân hàng trung ương và hoạt động quản lý nợ công khác nhau về mục tiêu cơ bản, nhưng chúng lại có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Chính phủ chỉ có thể huy động thành công vốn cần phải đảm bảo một thị trường nợ hiệu quả nơi các chủ thể sẵn sàng cho vay, trong khi đó ngân hàng trung ương với vai trò là một cơ quan quản lý trên lĩnh vực tài chính ngân hàng lại có quan hệ mật thiết với các chủ thể của thị trường tài chính. Ngoài ra, trái phiếu do ngân hàng trung ương phát hành với mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ là một trong các công cụ của thị trường nợ, trong đó có cả những 191
  4. trái phiếu Chính phủ phát hành với mục tiêu thực hiện chính sách tài khóa hay tài trợ thâm hụt ngân sách. Ngoài ra ngân hàng trung ương còn đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới lãi suất thị trường, lãi suất thị trường trái phiếu Chính phủ thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ (Vajs, 2014). (i) Ngân hàng trung ương hỗ trợ tích cực trong hoạt động quản lý nợ công Sự phối hợp tích cực giữa ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động quản lý nợ công sẽ giúp ổn định thị trường, ổn định hệ thống tài chính và làm gia tăng tác động tích cực của chính sách tiền tệ (Vajs, 2014). Thông qua việc điều tiết các dòng tiền giữa các khu vực và các chủ thể của nền kinh tế, ngân hàng trung ương sẽ góp phần làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách tới nền kinh tế (Nguyễn Kim Thanh, 2011). Khi thâm hụt ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên, chi tiêu nhà nước gia tăng sẽ ảnh hưởng tới các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Kuttner et al, 1998). Khi đó ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để cắt giảm chi tiêu và đầu tư của các thành phần kinh tế trong đó có nhà nước. Là một chủ thể phát hành ra trái phiếu Chính phủ với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ tác động tới thị trường nợ Chính phủ thông qua việc ảnh hưởng tới chi phí và kỳ hạn vốn vay. Từ đó cơ quan quản lý nợ công sẽ có đánh giá về rủi ro và lợi ích của từng phương pháp huy động nợ công (Vajs, 2014). Với vai trò là cơ quan quản lý và giám sát của hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương có mối quan hệ với các ngân hàng thành viên. Do vậy, ngân hàng trung ương dễ dàng thu thập được những thông tin về lượng vốn sẵn sàng cho vay cũng như nhu cầu nắm giữ chứng khoán của các ngân hàng, thông qua đó có những đánh giá chính xác về các thông tin và hành vi của các chủ thể trên thị trường ảnh hưởng đến các cuộc đấu giá và phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước. (ii) Ngân hàng trung ương đóng vai trò tích cực như một nhà ph t hành nợ, hỗ trợ tích cực trong hoạt động huy động vốn nhằm bù đắp thâm hụt ngân s ch nhà nước. Thâm hụt ngân sách có thể được tài trợ bằng cách phát hành tiền hoặc thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên biện pháp phát hành tiền là biện pháp tiêu cực và gây ra lạm phát. Ngân hàng trung ương có thể thực 192
  5. hiện vai trò phát hành trái phiếu Chính phủ giúp bù đắp thâm hụt ngân sách mà không gây ra tình trạng lạm phát, giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh. Với quyền thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể trung hoà tác động xấu của từng biện pháp bằng các biện pháp có hiệu ứng ngược chiều (Vajs, 2014). Ngân hàng trung ương chủ yếu phát hành tín phiếu ngắn hạn sẽ giúp làm tăng tính thanh khoản và giảm thiểu chi phí và rủi ro cho các khoản nợ công. (iii) Ngân hàng trung ương góp phần ph t triển thị trường tr i phiếu Các công cụ của chính sách tiền tệ chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả khi nó có một thị trường giao dịch thứ cấp hoàn hảo và có tính thanh khoản cao. Ngược lại, thị trường giao dịch thứ cấp có tính thanh khoản cao sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển, phát huy vai trò là kênh huy động vốn trực tiếp của nền kinh tế. Ngân hàng trung ương thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ, là chủ thể có ảnh hưởng quyết định tới lãi suất liên ngân hàng (Mishkin, 2013). Lãi suất liên ngân hàng phản ánh rất rõ nét về các biến đổi vĩ mô, những biến đổi vĩ mô này lại tiếp tục ảnh hưởng đến các lãi suất dài hạn (Vajs, 2014). (iv) Ngân hàng trung ương hỗ trợ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia thông qua việc ph t triển sản phẩm nợ mới và thu hút sự tham gia của c c nhà đầu tư nước ngoài Đối với các quốc gia đang phát triển, việc huy động trái phiếu bằng đồng ngoại tệ hay vay nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế, đầu tư về hạ tầng cơ sở và ổn định nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế bùng nổ, một số quốc gia đang phát triển giàu tài nguyên với thị trường tài chính đang giai đoạn sơ khai chứng kiến dòng vốn ngoại tệ đổ vào thị trường chứng khoán trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài này rất quan tâm tới chứng khoán nợ bằng đồng nội tệ. Sự gia tăng đột biến của đồng ngoại tệ sẽ làm mất cân bằng cung cầu tiền tệ trên thị trường, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện trung hoà tác động bằng các nghiệp vụ đối ứng sẵn có, ví dụ thực hiện nghiệp vụ mua bán dự trữ để giúp cân bằng thị trường và tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại tệ đổ vào thị trường trong nước. Dòng vốn ngoại tệ này không những giúp làm tăng thêm lượng vốn huy động mà còn giúp làm tăng thanh khoản của thị trường (Vajs, 2014). 193
  6. 3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới Trong lịch sử, hoạt động quản lý nợ công là một trong những chức năng quan trọng của chính sách tiền tệ (Hansda, 2012). Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách cho rằng cần tách biệt chức năng quản lý nợ công độc lập với ngân hàng trung ương. Việc để ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nợ công sẽ làm mất đi tính độc lập của chính sách tiền tệ, khiến chính sách này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. Việc cơ quan quản lý nợ công hợp nhất với ngân hàng trung ương được coi là một công cụ chính trị giúp các chính trị gia sử dụng để phát hành nợ với chi phí thấp trong ngắn hạn, điều này sẽ gây ra thâm hụt ngân sách cao (Currie et al, 2003). Sự ra đời của Ngân hàng Trung ương Châu Âu gắn liền với sự hình thành cơ quan quản lý nợ công độc lập của khu vực. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã khiến cho mô hình cơ quan quản lý nợ công khu vực độc lập với ngân hàng trung ương khu vực thất bại. Bên cạnh đó, một số quốc gia trên thế giới sau khi thực hiện tách rời cơ quan quản lý nợ công với ngân hàng trung ương đã tiến hành thực hiện sáp nhập lại như Iceland năm 2007, Đan Mạch năm 1991. Đan Mạch Ngân hàng Trung ương Đan Mạch là một trong số ít những ngân hàng trung ương có toàn quyền độc lập trong chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá và thực hiện hoạt động quản lý nợ công thay mặt cho Bộ Tài chính (Jensen, 2002). Ngân hàng trung ương Đan Mạch là một trong những mô hình thành công trong việc sát nhập chức năng quản lý nợ công trở thành một chức năng của ngân hàng trung ương. Việc huy động nợ công ở Đan Mạch dựa trên những nguyên tắc huy động được đưa ra bởi Chính phủ Đan Mạch và Ngân hàng Trung ương Đan Mạch. Ngoài ra, lệnh cấm huy động vốn từ hiệp ước với EU càng giúp đề cao vai trò của ngân hàng trung ương như một cơ quan thực hiện đồng thời cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ấn Độ Ấn Độ có cơ quan quản lý nợ công được tách biệt với ngân hàng dự trữ Ấn Độ, có tên gọi là cơ quan quản lý nợ nội địa ở thời điểm thành lập, hoàn toàn độc lập với chính sách tiền tệ. Cho đến hiện nay, cơ quan quản lý nợ này 194
  7. tiếp nhận thêm chức năng quản lý nợ nước ngoài. Với mô hình cơ quan quản lý nợ độc lập với ngân hàng trung ương, những mâu thuẫn trong mục tiêu quản lý giữa cơ quan quản lý nợ và ngân hàng trung ương được xoá bỏ (Hansda, 2012). Tuy nhiên ở Ấn Độ, cơ quan quản lý nợ ở địa phương lại được thực hiện bởi ngân hàng trung ương tại địa phương. Điều này được cho là đảm bảo mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nợ của liên bang và các bang. Anh và New Zealand Ngân hàng trung ương đều có chức năng quản lý nợ công và thực hiện quản lý nợ công như một công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cho đến giữa thập nhiên 90, các quốc gia này đều thực hiện chuyển đổi tách rời chức năng này khỏi ngân hàng trung ương (Currie et al, 2003). Một nhóm các nước phát triển khác như Pháp, Hà Lan hay Australia thực hiện giữ nguyên mô hình cơ quan quản lý nợ thuộc Bộ Tài chính hoặc Kho bạc. 4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam Theo Điều 10 của Luật Quản lý nợ công 2009, “Bộ Tài chính có nhiệm vụ chủ trì xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia”. Cũng theo luật này, tại Điều 12 có quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo phân công của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan khác có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện và là đại diện chính thức của người vay tại điều ước quốc tế này”. Mô hình quản lý nợ công của Việt Nam được hiểu là theo mô hình tách biệt một phần giữa điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động quản lý nợ công của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng trung ương tiến hành quản lý nợ công cùng với Bộ Tài chính bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là thực thi chính sách tiền tệ. Vấn đề quản lý nợ công và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần được xem xét trong mối quan hệ phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Tô Kim Ngọc, 2012). 195
  8. Thứ nhất, sự phối hợp không đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam khiến nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức lớn về tỷ giá, lãi suất, sự ổn định của hệ thống tài chính. Ngân hàng nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ trong khi đó Bộ Tài chính thực hiện điều hành chính sách tài khóa và quản lý nợ công. Nếu Bộ Tài chính chỉ ưu tiên thực hiện chính sách tài khóa, thực hiện duyệt chi ngân sách và bù đắp thâm hụt bằng vay nợ một cách bừa bãi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế và làm giảm sút hiệu quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ. Trước năm 1992, hầu hết thâm hụt ngân sách ở Việt Nam được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ nước ngoài. Thực hiện hai biện pháp trên một cách không hiệu quả đã khiến ngân hàng nhà nước gặp rất nhiều khó khăn để giữ giá đồng nội tệ. Vì vậy Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý đảm bảo sự phối hợp giữa các chính sách vĩ mô, thực hiện ưu tiên từng nhóm chính sách phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế. Thứ hai, vấn đề cân đối ngân sách ở Việt Nam chưa lành mạnh khiến cho việc gia tăng thâm hụt và vay nợ sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế. Hiện nay quy mô chi ngân sách, đặc biệt chi cho khu vực nhà nước quá cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp dẫn đến khả năng thu hồi vốn thấp, làm ảnh hưởng đến các khu vực ngoài quốc doanh – vốn là những khu vực có tỷ suất sinh lời trên đồng vốn cao – điều này sẽ làm giảm đi nguồn thu ngân sách, đến lượt nó làm giảm khả năng trả nợ Chính phủ. Chỉ số ICOR của khu vực nhà nước liên tục tăng phản ánh sự chi tiêu công lãng phí và kém hiệu quả, dẫn đến khả năng hoàn trả nợ thấp đi. Chính phủ cần xem xét đến vấn đề cân đối ngân sách và cắt giảm chi tiêu công đối với những dự án không hiệu quả, gây tác động xấu về mặt kinh tế và xã hội. Thứ ba, việc cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách chưa được thiết lập một cách chặt chẽ. Điều này làm giảm đi tính hiệu quả và tính tin tưởng của thị trường tài chính do những vấn đề về rủi ro thông tin gây nên, sẽ khiến các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường tài chính, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính. Để giải quyết được vấn đề này cần có sự tham gia quyết liệt của các cơ quan thanh tra và giám sát, thực hiện chuyển đổi theo mô hình giám sát phù hợp với điều kiện Việt Nam. 196
  9. Tài liệu tham khảo 1. Currie E., Dethier J.J., Togo E., 2003, Institutional Arrangements for Public Debt Management, The World Bank Development Economics Office, Policy research working paper, WPS 3021. 2. Das et al., 2010, Managing public debt and its financial stability implications, IMF working paper, 10/280. 3. Filardo A., Mohanty M. and Moreno R., 2014, Bank debt issuance: issue for central banks, BIS papers, no 67, October, pp 51-57. 4. Hansda, S. K., 2012, Sovereign debt management and the central bank: an emerging market perspective, bis papers no 66, pp358-361. 5. Jensen H.F., 2002, Central Bank’ role in Reserve and Debt Management: The Danish Experience, conference at IMF Washington, D.C., September 16-17, 2002. 6. Kuttner and Lown, 1998, Government debt, the composition of bank portfolios, and transmission of monetary policy, in A Chrystal (ed), Government debt structure and monetary conditions, Bank of England. 7. Mishkin, F.S., 2013, The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, 10th ed, Pearson Education Limited, Essex, England. 8. Nguyễn Kim Thanh, 2011, Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nợ công, Tạp chí ngân hàng số 2-3, pp 56 – 59. 9. Quốc hội (2009), Luật số 29/2009/QH12 ban hành luật quản lý nợ công, ngày 17 th ng 5 năm 2009. 10. Tô Kim Ngọc và Lê Thị Tuấn Nghĩa, 2012, Phối hợp chính s ch tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam, Hội thảo Phối hợp chính s ch tài khóa và chính s ch tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, tháng 5/2012. 11. Vajs S., 2014, Coordinating Policies: The Central Bank and the Debt Management Officer, BIS papers, no 76, pp 29-46. 197