Vị thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị trong bối cảnh hội nhập
Bạn đang xem tài liệu "Vị thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vi_the_cua_nganh_cong_nghiep_che_bien_go_quang_tri_trong_boi.pdf
Nội dung text: Vị thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Quảng Trị trong bối cảnh hội nhập
- VỊ THẾ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ QUẢNG TRỊ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THE POSITION OF WOOD PROCESSING INDUSTRY IN QUANG TRI PROVINCE IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Lê Nữ Minh Phương ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị và cả nước để đánh giá tốc độ tăng trưởng trên 2 phạm vi (1) so sánh vị thế ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị trong mối tương quan cả nước (2) so sánh tốc độ phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và ngành công nghiệp chế biến nói chung trên phạm vi tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị cao hơn ngành công nghiệp chế biến gỗ trên phạm vi cả nước trên nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị lại có mức độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành công nghiệp chế biến nói chung của tỉnh. Tốc độ phát triển hiện tại của ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh cao hơn so với cả nước tuy nhiên vẫn cần có sự hỗ trợ của chính phủ để đạt được tốc độ tăng trưởng cao tương ứng với đặc điểm nguồn nguyên liệu dồi dào. Từ khóa: Ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành công nghiệp chế biến, tốc độ phát triển, Quảng Trị, cả nước Abstract This study uses the data from the Statistical yearbook of Quang Tri province and the country to evaluate the growth rate at two ranges (1) comparing the position of wood processing industry in Quang Tri in relation with whole country (2) comparing the growth rate of wood processing industry and processing industry in general in Quang Tri province. The results show that the average growth rate of Quang Tri wood processing industry is higher than the one of national scale on multiple criteria. However, wood processing industry in Quang Tri province has a lower growth rate compared to the processing industry in general. The growth rate of wood processing industry in this province is higher than one of whole country however it still needs the government support to achieve high growth rates corresponding to the characteristics of abundant raw material. Key words: Wood processing industry, processing industry, growth rate, Quang Tri, whole country 1. Đặt vấn đề Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến (CNCB) gỗ có bước tiến vượt bậc, giá trị xuất khẩu năm 2015 đã tăng gấp 2 lần năm 2010 (Khánh Linh, 669
- 2016). Ngành CNCB gỗ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong năm 2017 đối với hoạt động xuất khẩu khi Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu hoàn tất đàm phán ký kết. Tỉnh Quảng Trị với ¾ diện tích là đất đồi núi và cát ven biển, có điều kiện tự nhiên, khí hậu và tiềm năng đất đai thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 22%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 16%/năm (Nghị quyết số 18/2012/NQ- HĐND). Trong mối quan hệ tương quan với ngành CNCB gỗ của cả nước, ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị cũng không nằm ngoài xu thế trên. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị “chưa có một nghiên cứu chính thức xác định qui mô và vị thế của ngành CB gỗ so với mối tương quan với ngành CNCB trong tỉnh và so với cả nước” – nhận định này là nói chung hay là chỉ trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Tinh̀ hình trên đòi hỏi cần nghiên cứu về vị thế của ngành CNCB gỗ, vì vậy bài viết đề cập 2 vấn đề (1) so sánh tốc độ phát triển ngành CNCB gỗ và toàn ngành CNCB của tỉnh Quảng Trị (2) vị thế ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị trong mối tương quan với cả nước. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở xác định vai trò và định hướng đầu tư phát triển ngành CNCB gỗ. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Bài viết này giới hạn phạm vi xác định theo chiều ngang tức chỉ bao gồm (1) Chế biến (CB) gỗ và sản phẩm SX từ gỗ, tre, nứa (2) Sản xuất (SX) giường tủ, bàn ghế. Mặt khác, khi nghiên cứu về ngành CNCB gỗ thì hoạt động trồng và khai thác rừng sẽ được xem xét dưới góc độ nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành với giới hạn phạm vi này theo quan điểm phân loại của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (Mutrap activity code NSO-5). Về chủ thể tham gia SX được chia thành 3 nhóm chủ yếu là (1) Nhóm doanh nghiệp (DN); (2) Nhóm cơ sở CB quy mô nhỏ, làng nghề; và (3) Nhóm hộ gia đình SX kinh doanh đồ gỗ. Bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu nhóm DN vì nhóm này có đầy đủ số liệu phục vụ cho việc so sánh đánh giá. Bài viết nghiên cứu biến động ngành CNCB và ngành CNCB gỗ trên phạm vi cả nước và tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2010 - 2014 . 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu về ngành CNCB gỗ cả nước và tỉnh Quảng Trị được thu thập từ niên giám thống kê của cả nước và tỉnh Quảng Trị, bên cạnh đó những số liệu từ các báo cáo, nghiên cứu về ngành CNCB gỗ cũng được thu thập. Trong quá trình thu thập số liệu của tỉnh Quảng Trị và cả nước, những hạn chế gặp phải khi nghiên cứu là: (1) Số liệu không nhất quán của 2 niên giám thống kê (2) Một số chỉ tiêu của niên giám thống kê Quảng Trị có thì niên giám thống kê cả nước không có và ngược lại. Vì giới hạn đó nên đề tài chỉ thu thập được những số liệu tương thích với cả 2 địa bàn. 670
- 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân loại, thu thập số liệu, mô tả và phân tích thống kê, phân tích định lượng kết hợp phân tích định tính theo thời gian là cơ sở để làm rõ quá trình phát triển của ngành CNCB và so sánh vị thế của ngành CNCB tỉnh Quảng Trị trong mối tương quan. Để phân tích sự phát triển của ngành, bài viết sử dụng các số liệu có trong niên giám thống kê gồm (1) Qui mô ngành thông qua số lượng DN (2) Năng lực SX gồm lao động, vốn SX và tài sản cố định (TSCĐ) (3) Nguồn nguyên liệu (4) Kết quả hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu giá trị SX hay chỉ số SX công nghiệp (IIP). Như đã đề cập về hạn chế trong thu thập số liệu, mặc dù theo thống kê công nghiệp mới hiện nay thì chỉ số IIP được sử dụng để thay thế cho chỉ tiêu giá trị SX ở niên giám thống kê cả nước từ năm 2014 (năm 2010 đến 2013 sử dụng song song 2 chỉ tiêu giá trị SX và IIP), tuy nhiên niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị vẫn sử dụng chỉ tiêu “Giá trị SX”. Vì sự khác nhau chỉ tiêu của 2 cuốn niên giám thống kê, nên bài viết sử dụng chỉ tiêu giá trị SX để phản ánh kết quả của ngành công nghiệp mà không sử dụng chỉ tiêu IIP. Để đánh giá quá trình phát triển và vị thế của ngành bài viết đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Tốc độ phát triển liên hoàn: Chỉ tiêu này thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa hai giai đoạn liên tiếp và được tính toán theo công thức: Ti: Tốc độ phát triển liên hoàn (%) của năm i Qi: Giá trị (sản lượng) năm i Qi-1: Giá trị (sản lượng) năm (i-1) Tốc độ phát triển bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu nào đó, được tính theo công thức: -1 : Tốc độ phát triển bình quân cho 1 giai đoạn Qn: Giá trị (sản lượng) năm n Q1: Giá trị (sản lượng) năm thứ nhất 3. Vị thế ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Quảng Trị 3.1. Quy mô của ngành CB gỗ 3.1.1. Sự phân bố của các DN CB gỗ Các DN CB gỗ có quy mô lớn của cả nước được mô tả tại hình 1. Ta thấy, các cơ sở CB gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Các nhà máy băm dăm mảnh gỗ nằm tập trung tại Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, giáp các cảng biển nước sâu và vùng rừng trồng, hoặc ở vị trí có hệ thống đường thuỷ thuận lợi, cự ly vận chuyển khoảng 200 km. Điều này cho thấy Quảng Trị nằm ở khu vực có lợi thế về cảng biển, gần khu công nghiệp lớn và vùng nguyên liệu để phát triển ngành CNCB gỗ. 671
- Hình 1. Vị trí phân bố các nhà máy CB gỗ quy mô lớn theo các vùng 3.1.2. Gia tăng số lượng DN Trong giai đoạn 2010-2014, qui mô ngành CNCB có thay đổi đáng kể. Số liệu bảng 1 và đồ thị 1 cho thấy năm 2010 cả nước có 5981 DN CB gỗ; đến năm 2014 có 7633 DN tương ứng tăng 1652 DN với tốc độ tăng bình quân năm là 6,29%/năm. Cùng với xu thế đó, năm 2010 ngành CB gỗ tỉnh Quảng Trị chỉ có 53 DN thì đến năm 2014 con số này là 70 DN tăng 17 DN, bình quân giai đoạn 2010 - 2014 tăng 7,2%/năm. Như vậy, tốc độ tăng bình quân/năm số lượng DN CB gỗ ở Quảng Trị là lớn hơn cả nước. Tương tự, tốc độ tăng liên hoàn của số lượng DN CB gỗ tỉnh Quảng Trị cũng cao hơn cả nước. Bảng 1: Biến động số lượng DNCB gỗ của Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015). CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng doanh nghiệp CNCB VN DN 45472 52587 56305 58688 63251 - Tổng doanh nghiệp CNCB gỗ VN DN 5981 6964 7225 7388 7633 Trong CB gỗ và SP từ gỗ, tre nứa " 3362 3878 4004 4141 4233 đó SX giường tủ, bàn, ghế " 2619 3086 3221 3247 3400 2. Tổng doanh nghiệp CNCB QTrị DN 130 160 175 190 195 - Tổng doanh nghiệp CNCB gỗ QTrị DN 53 67 74 76 70 Trong CB gỗ và SP từ gỗ, tre nứa " 47 56 64 65 62 đó SX giường tủ, bàn, ghế " 6 11 10 11 8 3. Tỷ tr ọng DNCB gỗ so với toàn % 40,77 41,88 42,29 40,00 35,90 ngành CNCB của Quảng Trị Bình quân Liên hoàn 4. Tốc độ phát triển % GĐ 2010 - 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ 2014 2010 2011 2012 2013 DN Cả nước 8,60 15,65 7,07 4,23 7,78 CNCB Quảng Trị 10,67 23,08 9,38 8,57 2,63 DN Cả nước 6,29 16,44 3,75 2,26 3,32 CB G ỗ Quảng Trị 7,20 26,42 10,45 2,70 -7,89 672
- DN % 250 30 25 200 20 195 190 150 15 175 10 100 5 0 50 160 67 76 70 130 53 74 -5 0 -10 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số doanh nghiệp CNCB Quảng Trị Tổng số doanh nghiệp CNCB Gỗ Quảng Trị Tốc độ tăng SL DNCB Quảng Trị Tốc độ tăng SL DNCB Gỗ cả nước Tốc độ tăng SL DNCB Gỗ Quảng Trị Đồ thị 1: Số doanh nghiệp và tốc độ tăng của DNCB gỗ Quảng Trị và cả nước So sánh giữa ngành CB gỗ Quảng Trị với toàn ngành CNCB của tỉnh ta thấy: năm 2010 số DN CB gỗ chiếm 40,77% so với toàn ngành CNCB và giảm xuống 35,90% năm 2014. Ngành CB gỗ tỉnh Quảng Trị có mức phát triển bình quân chỉ 7,2% trong khi đó của toàn ngành CNCB là 10,67%, Điều này cho thấy trên địa bàn Tỉnh, số lượng DN trong ngành CNCB gỗ tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng tốc độ phát triển số lượng DN có chậm hơn so với toàn ngành CNCB của Tỉnh. Bảng 2: Cơ cấu DN CB gỗ theo quy mô vốn SX kinh doanh Theo quy mô vốn Tổng 10 tỷ CHỈ TIÊU cộng SL SL SL SL % % % % (DN) (DN) (DN) (DN) Việt Nam 2297 2268 1. CNCB 63251 7631 12,06 36,32 9961 15,75 35,87 3 6 2. CNCB gỗ 7633 785 10,28 2776 36,37 1424 18,66 2648 34,69 - CNCB gỗ và SP 4233 565 13,35 1601 37,82 832 19,66 1235 29,18 từ gỗ, tre, nứa - SX giường tủ, 3400 220 6,47 1175 34,56 592 17,41 1413 41,56 bàn, ghế Quảng Trị 3. CNCB 195 43 22,05 92 47,18 21 10,77 39 20,00 4. CNCB gỗ 70 13 18,57 21 30,00 16 22,86 20 28,57 - CNCB gỗ và SP 62 12 19,35 19 30,65 13 20,97 18 29,03 ngoài gỗ tre, nứa - SX giường tủ, 8 1 12,50 2 25,00 3 37,50 2 25,00 bàn, ghế (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015). 673
- Số liệu bảng 2 cho thấy, nhóm DN CB gỗ của cả nước có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn 65,31%. Trong đó, các DN có quy mô vốn siêu nhỏ dưới 1 tỷ đồng chiếm 10,28% trên tổng số các DN CB gỗ. Đối với Tỉnh Quảng Trị nhóm DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn hơn cả nước 71,43% trong đó nhóm DN có quy mô siêu nhỏ dưới 1 tỷ đồng là 19,35%. Vậy có thể thấy DN CB gỗ của Việt Nam nói chung và Tỉnh Quảng Trị nói riêng chủ yếu có qui mô vốn vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Điều này cho thấy năng lực SX của các DN thấp, thiếu vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên nếu so sánh với ngành CNCB nói chung thì ta thấy nhóm DN CB gỗ có quy mô vốn từ 5-10 tỷ đồng và trên 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn hơn DN toàn ngành CNCB. Sự phát triển CNCB gỗ được nhìn nhận qua việc tăng số lượng cơ sở CB, tăng công suất, mở rộng công suất thiết kế của nhiều DN. Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam (VFA, 2015) tổng công suất của các cơ sở CB gỗ hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 165.000 m3 sản phẩm/năm. 3.1.3 Năng lực SX của DN CB gỗ Quy mô vốn Bảng 3: Quy mô vốn sản xuất của DNCB gỗ Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Vốn SX trong DN Tỷ 2039459 2447207 2858436 3316140 3809244 CNCB Việt Nam đồng - Vốn SX trong DN Tỷ 113003 123362 150247 170969 195153 CNCB Gỗ Việt Nam đồng CB gỗ và SP " 43647 46462 61777 70076 73533 Trong từ gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 69356 76900 88470 100893 121620 bàn, ghế 2. Vốn SX trong DN Tỷ 1324,47 1814,73 2330,00 2588,08 2983,63 CNCB Quảng Trị đồng - Vốn SX trong DN Tỷ 637,49 708,33 1006,19 1100,18 1336,11 CNCB Gỗ Quảng Trị đồng CB gỗ và SP " 603,57 649,90 938,14 1026,26 1292,52 Trong từ gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 33,92 58,43 68,04 73,93 43,60 bàn, ghế 3. Tỷ trọng VSX của DNCB gỗ so với toàn % 48,13 39,03 43,18 42,51 44,78 ngành CNCB Quảng Trị Liên hoàn Bình quân GĐ 4. Tốc độ phát triển % 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ 2010 -2014 2010 2011 2012 2013 DN Cả nước 16,90 19,99 16,80 16,01 14,87 CNCB Quảng Trị 22,51 37,02 28,39 11,08 15,28 DN Cả nước 14,64 9,17 21,79 13,79 14,15 CB Gỗ Quảng Trị 20,32 11,11 42,05 9,34 21,44 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015) 674
- Qua số liệu bảng 3 và đồ thị 2 cho thấy quy mô vốn đầu tư SX CNCB gỗ của cả nước và Tỉnh Quảng Trị đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2014. Tốc độ tăng bình quân năm cả nước là 14,64%/năm, trong khi đó tốc độ tăng bình quân năm của tỉnh Quảng Trị là 20,32%/năm. Như vậy, tốc độ tăng quy mô vốn đầu tư SX của DN ngành CB gỗ của Quảng Trị có lớn hơn so với cả nước. Tương tự, tốc độ tăng liên hoàn qua các năm của quy mô vốn đầu tư SX của DN cho CNCB gỗ Tỉnh Quảng Trị cũng cao hơn so với cả nước. Đây là một tín hiệu tốt đối với ngành CNCB gỗ Tỉnh Quảng Trị cho thấy xu hướng mở rộng và phát triển của DN. Nếu xem xét quy mô vốn đầu tư cho SX của DN ngành CB gỗ Quảng Trị trong mối tương quan với toàn ngành CNCB của tỉnh có sự giảm sút nhưng mức giảm không nhiều. Tỷ đồng % 3500 45 3000 40 2983,63 35 2500 2588,08 30 2000 2330 25 20 1500 1814,73 1324,47 15 1000 1336,11 10 500 1100,18 637,49 708,33 1006,19 5 0 0 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn SX trong DN CNCB Quảng Trị Vốn SX trong DN CNCB Gỗ Quảng Trị Tốc độ tăng VSX của DNCB Quảng Trị Tốc độ tăng VSX của DNCB Gỗ cả nước Tốc độ tăng VSX của DNCB Gỗ Quảng Trị Đồ thị 2: Vốn SX và tốc độ tăng vốn SX của tỉnh Quảng Trị và cả nước Tính theo tiêu chí vốn đầu tư của một DN, mặc dù tốc độ phát triển liên hoàn và bình quân của quy mô vốn đầu tư SX trong DN CB gỗ của Quảng Trị lớn hơn cả nước nhưng quy mô vốn bình quân/DN của cả nước lại lớn hơn Quảng Trị. Tuy nhiên khoảng cách về quy mô vốn bình quân/DN giữa cả nước và Quảng Trị lại có xu hướng giảm qua các năm. Mặt khác, so với ngành toàn ngành CNCB của Tỉnh thì quy mô vốn đầu tư bình quân/DN CB gỗ cũng lớn hơn quy mô vốn đầu tư bình quân/DN CB. Quy mô lao động Ngoài quy mô vốn thì quy mô về lao động cũng thể hiện năng lực SX của các DN CB gỗ. Số liệu bảng 4 cho thấy tốc độ tăng bình quân năm về qui mô lao động của ngành CNCB tỉnh Quảng Trị (3,24%) thấp hơn so với tốc độ tăng ngành CNCB của cả nước (6,93%). Tốc độ tăng qui mô lao động vào ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2014 có dấu âm cho thấy mức độ thu hút lao động vào khu vực này giảm. Năm 2012 và năm 2013 là 2 năm đi xuống của tỉnh Quảng Trị về vấn đề thu hút lao động của ngành CNCB gỗ và ngành CNCB nói chung. Trong 2 lĩnh vực của ngành CNCB gỗ thì lĩnh vực giường tủ bàn ghế có mức giảm mạnh, ngược lại lĩnh vực CB gỗ từ gỗ, tre, nứa có gia tăng số lượng lao động tuyệt đối từ 2010 đến 2014. Nguyên nhân là do sự biến động của thị trường, đặc biệt năm 2013 một số DN CB gỗ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Trung 675
- Quốc, nguyên liệu nhập khẩu từ Lào bị ứ đọng do không xuất được, một số DN rơi vào tình trạng khó khăn trong SX kinh doanh. Bảng 4: Quy mô lao động của DNCB gỗ Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 LĐ sản xuất trong DN LĐ 4441800 4871576 4990858 5333912 5807577 CNCB Việt Nam LĐ sản xuất trong DN LĐ 391151 400471 397906 413339 435305 CNCB Gỗ Việt Nam CB gỗ và SP từ " 114396 117098 116791 122860 121401 Trong gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 276755 283373 281115 290479 313904 bàn, ghế LĐ sản xuất trong DN LĐ 5621 6505 5977 5800 6386 CNCB Quảng Trị LĐ sản xuất trong DN LĐ 1792 2075 1694 1599 1601 CNCB Gỗ Quảng Trị CB gỗ và SP từ " 1560 1598 1506 1433 1566 Trong gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 232 477 188 166 35 bàn, ghế 3. Tỷ trọng LĐ trong DNCB gỗ so với toàn % 31,88 31,90 28,34 27,57 25,07 ngành CNCB Quảng Trị Bình quân Liên hoàn 4. Tốc độ phát triển % GĐ 2010 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ -2014 2010 2011 2012 2013 DN Cả nước 6,93 9,68 2,45 6,87 8,88 CNCB Quảng Trị 3,24 15,73 -8,12 -2,96 10,10 DN Cả nước 2,71 2,38 -0,64 3,88 5,31 CB Gỗ Quảng Trị -2,78 15,79 -18,36 -5,61 0,13 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị năm 2015). Dựa trên qui mô lao động của ngành và số lượng DN thì số lượng lao động/DN SX giường tủ bàn ghế cao gấp 3,22 lần DN CB gỗ và SX các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên qui mô lao động/DN có xu hướng giảm dần và đây là xu hướng của thâm dụng vốn. Lao động bình quân một DN CB trong 2010 và 2014 lần lượt là 40,66 lao động và 32,75 lao động. Như vậy, nếu tính theo tiêu chí lao động thì cả nước và Quảng Trị hiện có hơn 90% các DN CB gỗ là DN nhỏ và vừa. Nguyên nhân trong các DN sơ chế, tỷ lệ nam thường cao hơn nữ nhiều (số liệu minh họa) là do đặc tính của nghề nghiệp yêu cầu phải sử dụng máy móc công cụ nặng nhọc, nguy hiểm, đồng thời cần sự khéo léo của người lao động. Tỷ lệ giới nam/nữ tham gia trong ngành khoảng 6/4, năm 2014 có 487 lao động nữ/1601 lao 676
- động toàn ngành công nghiệp chế biến gỗ của Tỉnh Quảng Trị (NGTK tỉnh Quảng Trị 2015). Quy mô TSCĐ Sự mở rộng về quy mô DN và quy mô vốn đòi hỏi mức đầu tư cho TSCĐ cũng phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu phát triển. Giá trị TSCĐ của các DN CNCB gỗ Tỉnh Quảng có mức tăng tuyệt đối qua các năm, tốc độ phát triển bình quân của ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị (7,97%) gần xấp xỉ ngành CNCB gỗ cả nước (8,12%). Tuy nhiên tốc độ phát triển ngành CNCB gỗ vào TSCĐ chưa bằng ½ tốc độ phát triển về TSCĐ của ngành CNCB ở cả hai phạm vi. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng liên hoàn của ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị, năm 2013 và 2014 là 2 năm có tốc độ tăng không cao so với những năm trước, đặc biệt giá trị TSCĐ lĩnh vực SX giường tủ bàn ghế có mức giảm rõ rệt vào năm 2014, cùng với xu hướng đó ngành CNCB gỗ cả nước cũng có mức tăng khiêm tốn (0,8%). Bảng 5: Quy mô giá trị TSCĐ của DNCB gỗ Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. Giá tri TSCĐ trong DN Tỷ 1010155 1172166 1354015 1534157 1811507 CNCB Việt Nam đồng - Giá tri TSCĐ trong DN Tỷ 45892 46315 56689 62210 62709 CNCB gỗ Việt Nam đồng CB gỗ và SP từ " 17200 16368 25026 25454 23376 Trong gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 28692 29947 31663 36756 39333 bàn, ghế 2. Giá tri TSCĐ trong DN Tỷ 912,32 1232,99 1454,11 1506,73 1790,04 CNCB Quảng Trị đồng Giá tri TSCĐ trong DN Tỷ 527,15 589,64 667,08 697,44 742,62 CNCB gỗ Quảng Trị đồng CB gỗ và SP từ " 516,21 550,20 629,68 659,41 739,10 Trong gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 10,94 39,44 37,40 38,03 3,52 bàn, ghế 3. Tỷ trọng giá trị TSCĐ của CNCB gỗ so với toàn % 57,78 47,82 45,88 46,29 41,49 ngành CNCB Quảng Trị B.quân Liên hoàn 4. Tốc độ phát triển % GĐ 2010 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ -2014 2010 2011 2012 2013 DN Cả nước 15,72 16,04 15,51 13,30 18,08 CNCB Quảng Trị 18,35 35,15 17,93 3,62 18,80 DN Cả nước 8,12 0,92 22,40 9,74 0,80 CB Gỗ Quảng Trị 7,97 11,85 13,13 4,55 6,48 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015) 677
- So sánh giá trị TSCĐ của DN ngành CB gỗ Quảng Trị với toàn ngành CNCB của tỉnh; ta thấy năm 2010 giá trị TSCĐ của DN CB gỗ chiếm 57,78% giá trị TSCĐ của DN CNCB toàn tỉnh nhưng năm 2014 giảm xuống 43,76% nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành. Giá trị TSCĐ bình quân/DN CB gỗ cả nước và Quảng Trị trong 2010 lần lượt là 7,67 tỷ đồng và 9,95 tỷ đồng đến năm 2014 vốn đầu tư bình quân của một DN của cả nước tăng lên là 8,22 tỷ đồng và của Quảng Trị là 10,61 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù tốc quy mô giá trị TSCĐ trong toàn DN CB gỗ của có giảm nhưng giá trị TSCĐ quân/DN lại có xu hướng tăng và lớn hơn cả nước, cụ thể năm 2010 và 2014 giá trị TSCĐ bình quân/DN của Tỉnh Quảng Trị lớn gấp 1,3 lần cả nước. Mặt khác, so với ngành toàn ngành CNCB của Tỉnh thì quy mô vốn đầu tư bình quân/DN CB gỗ cũng lớn hơn quy mô vốn đầu tư bình quân/DN CB. Giá trị TSCĐ một DN CB trong 2010 và 2014 lần lượt là 7,02 tỷ đồng và 9,18 tỷ đồng. 3.2. Kết quả SX của ngành CNCB gỗ 3.2.1. Doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN CB gỗ Số liệu bảng 6 cho thấy, năm 2010 doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN ngành CNCB gỗ cả nước là 112748 tỷ đồng; đến năm 2014 tăng lên 211867 tỷ đồng tương ứng tăng 99119 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân năm là 17,08%/năm. Tương tự giá trị SX ngành CNCB gỗ Tỉnh Quảng Trị đạt tốc độ tăng bình quân năm là 18,82%/năm. Như vậy, doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN CB gỗ của Tỉnh Quảng Trị có mức tăng trưởng bình quân/năm giai đoạn 2010 - 2014 cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. đặc biệt năm 2014 là năm có mức giảm đột ngột của doanh thu. Bảng 6: Quy mô doanh thu của DNCB gỗ Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 DT sản xuất của DN CNCB 2435508 3270392 3752318 4416988 5055709 Việt Nam DT sản xu ất của DN CNCB 112748 141644 159529 184644 211867 Gỗ Việt Nam CB gỗ và SP từ " 39261 54678 61307 73922 78877 gỗ, tre, nứa Trong SX giường tủ, đó " 73487 86966 98222 110722 132990 bàn, ghế DT sản xuất của DN CNCB 1367,33 2336,31 2863,70 3468,45 3850,37 Quảng Trị DT sản xuất DN CNCB Gỗ 467,22 622,39 791,49 1051,71 931,37 Quảng Trị CB gỗ và SP từ " 461,03 607,24 771,26 1024,30 909,55 Trong gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 6,20 15,14 20,23 27,41 21,82 bàn, ghế 678
- 3. Tỷ trọ ng DT của DNCB gỗ so vớ i toàn ngành CNCB % 34,17 26,64 27,64 30,32 24,19 Quảng Tr ị B.quân Liên hoàn 4. Tốc độ phát triển % GĐ 2010 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ -2014 2010 2011 2012 2013 DN Cả nước 20,03 34,28 14,74 17,71 14,46 CNCB Quảng Trị 29,54 70,87 22,57 21,12 11,01 DN Cả nước 17,08 25,63 12,63 15,74 14,74 CB Gỗ Quảng Trị 18,82 33,21 27,17 32,88 -11,44 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015) Năm 2010, doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN ngành CN CB gỗ Quảng Trị chiếm tỷ trọng 34,17% trong cơ cấu giá trị SX CNCB của toàn Tỉnh nhưng năm 2014 giảm xuống 24,19%. Ngành CB gỗ tỉnh Quảng Trị có mức phát triển bình quân chỉ 18,82% trong khi đó của toàn ngành CNCB là 29,54%. Số liệu này cho thấy, doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN ngành CNCB gỗ có tốc độ phát triển chậm hơn so với toàn ngành CNCB của Tỉnh. Doanh thu thuần SX kinh doanh bình quân/DN CB gỗ cả nước và Quảng Trị trong 2010 lần lượt là 18,85 tỷ đồng và 10,52 tỷ đồng đến năm 2014 con số này của cả nước tăng lên là 27,76 tỷ đồng và của Quảng Trị là 19,75 tỷ đồng. Như vậy có thể nói doanh thu thuần SX kinh doanh bình quân của DNCB gỗ cả nước có giá trị lớn hơn nhiều so với DNCB gỗ tỉnh Quảng Trị. 3.2.2. Giá trị SX của toàn ngành CNCB Gỗ Số liệu bảng 7 cho thấy giá trị SX của ngành CNCB gỗ của cả nước và Tỉnh Quảng Trị đều có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 giá trị SX của ngành CNCB gỗ cả nước là 142694 tỷ đồng; đến năm 2013 tăng lên 191215 tỷ đồng tương ứng tăng 48521 tỷ đồng đạt tốc độ tăng bình quân là 10,25%/năm. Tương tự, năm 2010 giá trị SX ngành CNCB gỗ Tỉnh Quảng Trị là 817,98 tỷ đồng thì đến năm 2013 tăng lên 1378,36 tỷ đồng tương ứng tăng 560,38 tỷ đồng đạt tốc độ tăng bình quân năm là 19%/năm. Như vậy, giá trị SX ngành CNCB gỗ của Tỉnh Quảng Trị có mức tăng trưởng bình quân/năm giai đoạn 2010 - 2013 cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. Năm 2014, giá trị SX của ngành CN CB gỗ Quảng Trị đạt 1549,27 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,31% trong cơ cấu giá trị SX CNCB của toàn Tỉnh. Tỷ trọng giá trị SX của ngành so với toàn ngành CNCB của Tỉnh có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng trong phát triển công nghiệp của Tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô ngành vẫn còn nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại và giá trị gia tăng của sản phẩm thấp. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2013 ngành hàng CB gỗ có năng suất lao động khá cao, mỗi lao động tạo ra 18.300USD/năm, so với 13.900USD/lao động/năm ngành giày dép, 8.900USD/lao động/năm ngành thủy sản và 7.100USD/lao động/năm ngành dệt may. Điều đáng nói, sự phát triển của ngành hàng này 679
- kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ như keo dán gỗ, dầu màu, vật liệu kim khí, bao bì và chèn lót, giấy nhám với doanh số hàng năm 1,7 tỷ USD. Đây là ngành có tiềm năng lớn, học hỏi nhanh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, thị trường lớn và đa dạng. Bảng 7: Quy mô giá trị sản xuất của ngành CNCB gỗ Việt Nam và Tỉnh Quảng Trị CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1. GTSX CNCB Việt Tỷ 2563031 2812507 3062066 3372210 - Nam đồng - GTSX CNCB gỗ Việt Tỷ 142694 150238 180733 191215 - Nam đồng CB gỗ và SP " 48942 57502 67117 78901 - Trong từ gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 93752 92736 113616 112314 - bàn, ghế 2. GTSX CNCB Quảng Tỷ 2964,63 4132,12 5052,51 6045,94 6943,91 Trị đồng GTSX CNCB gỗ Quảng Tỷ 817,98 1151,45 1351,78 1378,36 1549,27 Trị đồng CB gỗ và SP " 621,10 812,12 998,81 1056,87 1220,77 Trong từ gỗ, tre, nứa đó SX giường tủ, " 196,88 339,33 352,97 321,49 328,50 bàn, ghế 3. Tỷ trọng GTSX của CNCB gỗ so với toàn % 27,59 27,87 26,75 22,80 22,31 ngành CNCB Quảng Trị Bình quân Liên hoàn 4. Tốc độ phát triển % GĐ 2010- 2011/ 2012/ 2013/ 2014/ 2013 2010 2011 2012 2013 GTSX Cả nước 9,58 9,73 8,87 10,13 - CNCB Quảng Trị 26,81 39,38 22,27 19,66 14,85 GTSX Cả nước 10,25 5,29 20,30 5,80 - CNCB Gỗ Quảng Trị 19,00 40,77 17,40 1,97 12,40 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015) 3.3. Thực trạng cung cấp gỗ nguyên liệu cho CNCB Cùng với sự phát triển của ngành CNCB gỗ thì nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu phát triển một cách mạnh mẽ. Về nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước: Theo số liệu báo cáo Niên giám thống kê Việt Nam, đến hết ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất có rừng của Việt Nam là 13,8 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,1 triệu ha, chiếm 73,21%; diện tích rừng trồng là 3,7 triệu ha, chiếm 26,79%. Rừng tập trung chủ yếu ở Trung du, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2014, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 221,7 nghìn ha, trong đó trồng mới rừng SX đạt 198,6 nghìn ha. So với năm 2010, diện tích rừng tự nhiên năm 2014 có xu hướng giảm nhưng diện tích rừng trồng lại có xu hướng tăng với 613 nghìn ha tương ứng tăng 19,88%. Tương tự; diện tích rừng của Tỉnh Quảng Trị cũng tăng qua các năm trong giai đoạn 2010- 680
- 2014. Năm 2014, toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 241 nghìn hec ta đất có rừng, trong đó diện tích rừng SX là 132 nghìn héc ta. Nguồn nguyên liệu này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy CB lâm sản trong tỉnh. Điều đó cũng cho thấy tỉnh Quảng Trị có lợi thế để phát triển CNCB gỗ trở thành ngành SX chủ yếu, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Trị. Mặc dù vậy diện tích rừng trồng của tỉnh chỉ chủ yếu là loại cây ngắn ngày, giá trị thấp như keo và bạch đàn. Bảng 8: Diễn biến diện tích rừng của Việt Nam và Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2014 Cả nước Quảng Trị Rừng Rừng Năm Rừng tự Rừng Rừng tự Rừng Tổng trồng Tổng trồng sx nhiên trồng nhiên trồng sx mới mới 2010 13388,10 10304,80 3083,30 190,60 228,38 136,69 91,69 5,40 2011 13515,10 10285,40 3229,70 194,30 229,84 138,81 91,04 5,25 2012 13862,00 10423,80 3438,20 171,00 231,65 139,86 91,79 5,82 2013 13954,40 10398,10 3556,30 211,80 236,03 141,30 94,73 5,97 2014 13796,50 10100,20 3696,30 198,60 241,11 141,46 99,65 4,82 So sánh 2014 /2010 +/- 408,40 -204,60 613,00 8,00 12,72 4,76 7,96 -0,58 % 103,05 98,01 119,88 104,20 105,57 103,48 108,68 89,34 Tốc độ phát triển bình quân năm % 100,75 99,50 104,64 101,03 101,36 100,86 102,10 97,22 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015). Đối với sản lượng gỗ khai thác: Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam, khu vực Bắc Trung Bộ và Tỉnh Quảng Trị liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, sản lượng gỗ khai thác của cả nước đạt 4042,6 nghìn m3. Đến năm 2014, sản lượng gỗ khai thác đạt 8671,60 nghìn m3, tăng 4629 nghìn m3, tương ứng tăng bình quân 925,80 nghìn m3/năm với tốc độ tăng bình quân năm là 21,02%. Tương tự, sản lượng khai thác gỗ của Quảng Trị tăng từ 105,70 nghìn m3 năm 2010 lên 399,00 nghìn m3 năm 2014 tương ứng tăng 58,66 nghìn m3/năm với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 39,39%. Bảng 9: Sản lượng khai thác gỗ của Việt Nam và Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2014 Năm CẢ NƯỚC BẮC TRUNG BỘ QUẢNG TRI 2010 4042,60 1237,70 105,70 2011 5251,00 1717,30 166,00 2012 5908,00 2349,90 249,70 2013 7701,40 3474,30 313,80 2014 8671,60 4150,00 399,00 So sánh 2014/2010 (Nghìn m3) 4629,00 2912,30 293,30 Bình quân/năm 925,80 582,46 58,66 Tốc độ phát triển bình quân (%) 121,02 135,32 139,39 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tỉnh Quảng Trị năm 2015). 681
- Về nguồn gỗ nhập khẩu: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng cho SX không cung ứng đủ nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho CB gỗ nên ngành CB gỗ Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015, kim ngạch nhập khẩu gỗ đạt 2.050,3 triệu USD, tăng 961,3 triệu USD so với năm 2010, tức tăng 8,27%. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Hội nhập quốc tế chính là cơ hội, song cũng là những thách thức đặt ra đối với các DN CB xuất khẩu gỗ, đặc biệt là đối với những DN thiếu nguồn lực và năng lực sản xuất còn hạn chế trong một môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với những qui định mới khi tham gia thị trường Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị có cao hơn ngành CNCB gỗ cả nước ở các mặt số lượng doanh nghiệp, vốn sản xuất, tài sản cố định, tuy nhiên số lượng lao động của ngành CNCB gỗ lại có mức tăng trưởng âm, thể hiện ngành CNCB gỗ của tỉnh đang chuyển dần từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn. Tuy nhiên, qui mô và mức độ đầu tư TSCĐ bình quân cho một doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp so với ngành CNCB gỗ cả nước. Điều đáng khích lệ cho sự phát triển ngành CNCB gỗ của tỉnh là tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2014 gấp đôi tốc độ tăng của cả nước. So sánh mối tương quan giữa số lượng lao động, năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy rằng ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị còn non trẻ so với qui mô cả nước và đang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. So sánh tương quan về lợi thế, ngành CNCB gỗ tỉnh Quảng Trị vẫn có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu rừng trồng, rừng tự nhiên và cả nhập khẩu. Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, tốc độ phát triển ngành CNCB gỗ thấp hơn so với ngành CNCB nói chung ở tất cả các chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn sản xuất, tài sản cố định. Đặc biệt mức độ trang bị đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp CN gỗ chưa bằng ½ của ngành CNCB. Mặc dù giá trị sản xuất ngành CNCB gỗ của tỉnh có tốc độ tăng trưởng ấn tượng so với cả nước nhưng tốc độ này cũng chỉ bằng 2/3 so với ngành CNCB. Kiến nghị Định hướng chiến lược phát triển vùng nguyên liệu gỗ, tập trung trồng rừng chủng loại có giá trị cao hướng đến phát triển rộng qui mô rừng cho chứng chỉ tạo ra giá trị gia tăng lớn cho ngành CNCB gỗ. Thành lập Hiệp hội DN chế biến gỗ để hỗ trợ thông tin tìm nguồn nguyên liệu và tìm thị trường. Phần lớn các DN CN gỗ là các doanh nghiệp thuộc qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ vì vậy chi phí đầu tư thấp, giá trị gia tăng sản phẩm thấp vì vậy sở ban ngành cần hỗ trợ trong cung cấp thông tin về công nghệ và có chính sách vay vốn thích hợp. Phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức các khóa đào tạo cho công nhân kỹ thuật. 682
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ NN&PTNT - Báo cáo quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Bộ NN&PTNT; báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp; Hội nghị thường niên FSSP ngày 21/1/2014 Báo cáo thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (- lieu/bao-cao-thuc-trang-nganh-cong-nghiep-che-bien-go-viet-nam-31707/) Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND, “Về việc thông qua đề án Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Khóa VI, kỳ họp thứ 5. Khánh Linh (2016) Bốn thách thức về nguồn nguyên liệu năm 2017, nguon-nguyen-lieu-go-nam-2017-38985.aspx Trung tâm WTO và Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam - Hỗ trợ các hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành – Dự thảo báo cáo 1 : Ngành chế biến gỗ, Mutrap activity code. NSO-5. Trần Văn Hùng (2014) Thực trạng năng lực sản xuất ngành chế biến gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 4 - 2014; Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; rừng trồng sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ Việt Nam. VCCI 2016; Báo cáo nghiên cứu chính sách ngành chế biến gỗ xuất khẩu - rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA; VCCI - Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Minh Thủy; báo cáo ngành chế biến gỗ Vũ Thu Hương, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 683