Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường huyện Côn Đảo

pdf 8 trang Hùng Dũng 05/01/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường huyện Côn Đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_ban_do_nhay_cam_moi_truong_huyen_con_dao.pdf

Nội dung text: Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường huyện Côn Đảo

  1. Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh 98 -2017) XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƢỜNG HUYỆN CÔN ĐẢO Huỳnh Công Lực *, Lê Tiến Đạt Trường Đại họ ng nghiệp Thành phố h inh *Email: huynhcongluc@iuh.edu.vn Ngày nhận bài: 27/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Bài báo trình bày một cách tiếp cận tương đối mới trong thực tiễn công tác quy hoạch và đánh giá môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường) ở Côn Đảo, đó là phân vùng nhạy cảm môi trường. Việc xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường bằng phương pháp đánh giá phân tích đa chỉ tiêu tích hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lí sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý và phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như: Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo; khu vực có mức độ nhạy cảm trung bình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phân khu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo; những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp và ít nhạy cảm. Từ khóa: Huyện Côn Đảo, nhạy cảm môi trường, phân tích đa chỉ tiêu, hệ thống thông tin địa lý. 1. MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, Côn Đảo được xem như một trong những cửa ngõ quan trọng đối với sự phát triển chung của khu vực Đông Nam Bộ. Trong quá trình phát triển, Côn Đảo đã có nhiều hoạt động mang tính đột phá với xu thế hướng ra Biển Đông để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa, đó là quá trình phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, phát triển giao thông vận tải hàng hải, mở mang du lịch dịch vụ, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản [1]. Trong quá trình phát triển, môi trường đã và đang chịu nhiều tác động theo các xu thế khác nhau, cả tích cực và tiêu cực như: xâm nhập mặn, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí, xói lở bờ biển, suy giảm hệ sinh thái rừng [2]. Những tác động môi trường đã và đang gia tăng với tốc độ và cường độ cao hơn, song song với nhịp độ phát triển chung của huyện đảo. Xét về mặt môi trường, sự phát triển sẽ không đảm bảo bền vững một khi môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Chính vì vậy, việc quản lý tổng hợp hệ sinh thái là vấn đề hết sức quan trọng đối với huyện Côn Đảo. Một trong những nội dung quan trọng của vấn đề quản lý tổng hợp hệ sinh thái phục vụ cho phát triển bền vững là việc xác định được mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái trước tác động của các yếu tố ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái (như: các tai biến môi trường, hoạt động giao thông, nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch, xây dựng đô thị ). Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở tư liệu và định hướng cần thiết cho quá trình lập quy hoạch quản lý môi trường. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tính nhạy cảm của môi trƣờng Tính nhạy cảm thường được hiểu là sự phản ứng hoặc sự thay đổi trạng thái hay tổn thương của một đối tượng trước một tác động hoặc sự thay đổi của môi trường. Những nghiên cứu về tính nhạy cảm được áp dụng rộng rãi chủ yếu là trong các lĩnh vực môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái, các tổ thành loài, sức 58
  2. Xây d ng bản đ nhạy cảm m i trường huyện n Đảo khỏe cộng đồng và cả các mối quan hệ trong xã hội Trong sinh thái học, tính nhạy cảm là đặc điểm nhạy cảm của hệ sinh thái trước một tác động cụ thể, hoặc do biến đổi của môi trường. Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường và đưa ra giải pháp chống ô nhiễm môi trường đã hướng các nhà khoa học đến những nghiên cứu về đặc điểm của các hệ thống trong tự nhiên và bản chất của môi trường ở từng khu vực để hạn chế các tác động, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và đặt ra giải pháp phòng ngừa. Đó chính là một cách tiếp cận nghiên cứu về đặc tính nhạy cảm của môi trường. Các nghiên cứu về tính nhạy cảm môi trường được thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 với các công trình nghiên cứu tính nhạy cảm ven biển Hoa Kỳ, như đánh giá mức độ nhạy cảm do tràn dầu tại Alaska [3]. Tuy nhiên, kết quả chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ảnh hưởng do sự cố tràn dầu và có dự báo về các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu của Mansor Ibrahim và cộng sự đã xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường với các lớp bản đồ cơ sở như: độ dốc; mức độ ngập; mức độ xói mòn và trượt lở bờ sông; các khu vực di tích lịch sử, danh thắng có giá trị du lịch; mục đích sử dụng đất [4]. Sau đó áp dụng phần mềm GIS đã phân tích, thành lập được bản đồ phân vùng nhạy cảm thung lũng Klang gồm vùng nhạy cảm cao, nhạy cảm trung bình và ít nhạy cảm. K.A.M.Perera khi nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm ở vùng Tây Bắc Sri Lanka đã dựa trên sự hỗ trợ của GIS với sự chồng xếp các lớp dữ liệu bản đồ. Kết quả nghiên cứu đã thành lập được bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường với 8 chỉ tiêu liên quan đến sông hồ, kênh rạch, đầm phá, bờ biển, rừng, vùng trồng lúa, khu bảo tồn, di tích lịch sử, [5]. Như vậy, có thể thấy hiện nay các nghiên cứu về nhạy cảm môi trường trên thế giới đa dạng và phong phú với nhiều cách tiếp cận khác nhau với hệ cơ sở dữ liệu rất phong phú và tính chi tiết cao. Kết quả của tiến trình đánh giá được áp dụng vào quy hoạch phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, 2.2. Vật liệu Để thực hiện nghiên cứu này,cần tiến hành thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp về các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra, các dự án phát triển sẽ được thực hiện, các nguồn ô nhiễm, các báo cáo đánh giá tác động môi trường, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường tại UBND xã, thị trấn và các phòng ban các huyện để thu thập thông tin liên quan, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Một số dữ liệu chính đã thu thập: - Kết quả quan trắc chất lượng môi trường (CLMT) nước mặt và không khí huyện Côn Đảo năm 2016 (nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). - Bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Côn Đảo (nguồn: phòng Tài nguyên môi trường Huyện). - Bản đồ quy hoạch Vườn quốc gia Côn Đảo theo quyết định số 120 của chính phủ (nguồn: Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo). - Dữ liệu tai biến môi trường từ năm 1900 -2016 ( nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Hiện nay khi tiến hành đánh giá phân tích đa chỉ tiêu, dữ liệu và thông tin luôn được tích hợp và phân tích trong hệ thống thông tin địa lí. Đánh giá đa chỉ tiêu là phương pháp hỗ trợ việc ra quyết định cho các bài toán đánh giá có trọng số với nhiều chỉ tiêu (các yếu tố môi trường) và đưa ra kết quả bản đồ phù hợp với mục tiêu đánh giá. Để áp dụng phương pháp đánh giá đa chi tiêu cần kết hợp thực hiện quy trình phân tích phân cấp (Analytic Hicrachy Process) và tổ hợp trọng số tuyến tính (Weighted Linear Combination). 2.3.1. hân t h phân ấp (AHP) Là phương pháp hỗ trợ quyết định với nhiều chỉ tiêu, sử dụng cấu trúc phân cấp để biểu diễn các vấn đề và đưa ra mức độ ưu tiên hoặc quan trọng đối với các phương án lựa chọn, dựa trên phân tích ý kiến chuyên gia. 2.3.2. hân t h tổ hợp trọng số tuyến t nh WL ) Chỉ số đánh giá các vị trí phù hợp là tổng của điểm tiêu chuẩn đối với các chỉ tiêu và trọng số mức 59
  3. nh ng L L Tiến Đạt độ quan trọng của chúng. Công thức: S = ∑Xi.Wi Với: S: Chỉ số đánh giá phù hợp Xi: Điểm số tiêu chuẩn cho các giá trị của chỉ tiêu i Wi: Trọng số đối với chỉ tiêu i Phương pháp đánh giá độ nhạy cảm môi trường tổng hợp có thể coi như một hàm tính toán như sau: V = af1 + af2 + af3 Trong đó: V: là mức độ nhạy cảm môi trường tổng hợp. f1, f2, f3: là mức độ tổn thương của các yếu tố nhạy cảm. a,b,c: là trọng số từng phần. 2.3.3. hân t h hệ thống th ng tin địa lý GIS) Kết quả tính toán dựa trên quá trình phân tích thông tin địa lý sẽ cho biết đặc điểm về độ nhạy cảm của các đối tượng trong khu vực nghiên cứu. Quá trình đánh giá được thực hiện bằng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu không gian với module tích hợp bằng phần mềm ArcGIS và phương pháp trọng số của chuyên gia. ình 1. Sơ đồ nghiên cứu 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng 3.1.1. Đánh giá và xây d ng bản đ phân vùng hất lượng m i trường kh ng kh h yện n Đảo Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí được xây dựng dựa trên kết quả quan trắc môi trường không khí và tính toán chỉ số chất lượng AQI (Air Quality Index). Nhìn chung về hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở huyện Côn Đảo đa phần đều có chất lượng tốt ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên ở một số khu vực như: Bãi Đầm Trầu, khu vực Cỏ Ống, trung tâm hành chính Thị Trấn Côn Đảo, chất lượng không khí đang có hướng xấu dần đi do khí thải của các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, sinh hoạt của người dân, 60
  4. Xây d ng bản đ nhạy cảm m i trường huyện n Đảo ình Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí huyện Côn Đảo 3 Đánh giá và xây d ng bản đ phân vùng hất lượng m i trường nước mặt huyện n Đảo Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt được xây dựng dựa trên kết quả quan trắc môi trường nước và tính toán chỉ số chất lượng WQI (Water Quality Index). ình 3. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt huyện Côn Đảo Như vậy, chất lượng môi trường nước mặt ở huyện Côn Đảo có chất lượng tốt. Ở những khu vực trung tâm thị trấn Côn Sơn chất lượng nước bị suy giảm tuy nhiên vẫn ở mức tương đối tốt. Nhờ có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các nguồn mà chất lượng nước mặt được quản lý tốt. 3 3 Đánh giá và xây d ng bản đ phân vùng hất lượng m i trường đất huyện n Đảo Diện tích sử dụng đất ở huyện Côn Đảo chưa bị tác động nhiều do phần lớn diện tích là vườn quốc gia (chiếm hơn 83% diện tích) [6], còn lại là các khu dân cư, trung tâm hành chính và khu quân sự. Các hoạt động nông nghiệp như trồng cây ăn quả, trồng lúa, có quy mô rất nhỏ, chủ yếu là hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở ven bờ và khai thác khoáng sản dầu mỏ ở ngoài khơi tại các mỏ dầu. Nên tác động gây ô nhiễm môi trường đất ở huyện Côn Đảo không đáng kể. 3.1.4. Bản đ phân vùng mứ độ nhiễm m i trường huyện n Đảo Trên cơ sở chồng chập có trọng số các lớp bản đồ của các yếu tố môi trường trên bao gồm: bản đồ thể hiện chất lượng môi trường không khí với trọng số 40% và bản đồ thể hiện môi trường nước mặt với trọng số 60% đã thành lập được bản đồ phân vùng mức độ ô nhiễm môi trường huyện Côn Đảo. Ta thấy rằng: Vùng I - Vùng có mức độ nhạy cảm do ô nhiễm môi trường tương đối cao: Khu vực trung tâm thị trấn huyện Côn Đảo và vùng Cỏ Ống. Do đây là những khu vực tập trung mọi hoạt động đô thị của huyện như trung tâm hành chính, khu dân cư, khu đô thị, sân bay, đường giao thông, có những tác động tiêu cực làm ô nhiễm môi trường do lượng chất thải của những hoạt động này gây nên. Vùng II - Vùng có mức độ nhạy cảm do ô nhiễm môi trường trung bình: Bãi Lò Vôi, Bãi Đầm Trầu, Bãi Đầm có mức độ nhạy cảm thấp hơn. Vì ở đây chủ yếu là hoạt động neo đậu thuyền cá, cũng là khu vực bị ô nhiễm do chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các hoạt động khu trung tâm. Vùng III - Vùng có mức độ nhạy cảm do ô nhiễm môi trường thấp: Những khu vực còn lại chủ yếu diện tích là vườn quốc gia nên tác động ô nhiễm do không khí và nước hầu như không xảy ra và bị ảnh hưởng. 61
  5. nh ng L L Tiến Đạt ình 4 Bản đồ hiện trạng môi trường huyện Côn Đảo 3.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các yếu tố tai biến môi trƣờng 3 Đánh giá mứ độ nguy hiểm do tai biến địa động l c Dựa trên các dữ liệu về: động đất, sóng thần; sự vận động nâng hạ hiện đại và bồi tụ làm biến động luồng lạch; tai biến liên quan đến xói lở, bồi tụ đã thành lập được bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến động lực và phân chia khu vực nghiên cứu thành 3 vùng có mức độ nguy hiểm từ thấp cho đến tương đối cao: - Vùng I - Vùng có mức độ nguy hiểm tương đối cao: khu vực bãi Lò Vôi thuộc khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo. - Vùng II - Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình: bao gồm các khu vực bãi Ông Đụng, Đầm Trâu, khu vực vịnh Đầm Tre, phía Tây Nam - Nam hòn Bà, phía bắc hòn Bảy Cạnh và một phần trung tâm thị trấn Côn Đảo. - Vùng III - Vùng có mức độ nguy hiểm thấp: vùng phía Tây huyện Côn Đảo và phía Bắc hòn Bà, hòn Tre lớn và hòn Tài. ình 5 Bản đồ mức độ nguy hiểm do tai biến địa động lực huyện Côn Đảo 3 Đánh giá mứ độ nguy hiểm do tai biến địa hóa Bản đồ mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa được thành lập dựa trên các dữ liệu về: ô nhiễm do trầm tích biển, ô nhiễm do dầu mỡ của tàu ghe, tai biến liên quan đến xâm nhập mặn. Bản đồ phân chia khu vực thành 3 vùng có mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa từ thấp đến tương đối cao như sau: - Vùng I - Vùng có mức độ nguy hiểm tương đối cao: Khu vực cảng Bến Đầm. - Vùng II - Vùng có mức độ nguy hiếm trung bình: Bao gồm khu vực trung tâm thị trấn, ngoài ra còn một số điểm bị ô nhiễm trầm tích bởi Pb như: phía nam hòn Bà, khu vực vịnh trung tâm thị trấn, phía nam huyện, phía bắc hòn Bảy Cạnh. - Vùng III - Vùng có mức độ nguy hiểm thấp: Diện tích vùng nghiên cứu còn lại. 62
  6. Xây d ng bản đ nhạy cảm m i trường huyện n Đảo ình 6 Bản đồ mức độ nguy hiểm do tai biến địa hóa huyện Côn Đảo 3 3 Đánh giá mứ độ nguy hiểm do tai biến li n q an đến kh hậu Việc đánh giá và tổng hợp các lớp thông tin: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, nước biển dâng, thủy triều [7] đã thành lập được bản đồ mức độ nguy hiểm do khí hậu và phân chia khu vực thành 3 vùng có mức độ nguy hiểm khác nhau do tai biến liên quan đến khí hậu như sau: - Vùng I - Vùng có mức độ nguy hiểm tương đối cao: Khu vực trung tâm thị trấn Côn Sơn. - Vùng II - Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình: khu vực bãi Vòng, bãi Đầm Trầu. - Vùng III - Vùng có mức độ nguy hiểm thấp: Phần lớn diện tích còn lại của vùng nghiên cứu gồm đất liền và ven biển. ình 7 Bản đồ mức độ nguy hiển do tai biến khí hậu huyện Côn Đảo 3 4 hân vùng mứ độ nguy hiểm do tai biến m i trường Trên cơ sở chồng chập các lớp dữ liệu bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm của 3 yếu tố: tai biến động lực, tai biến địa hóa và tai biến khí hậu theo trọng số phần trăm tương ứng 30%, 30% và 40%. Thành lập được bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do các tai biến vùng Côn Đảo như sau: ình 8 Bản đồ tai biến môi trường huyện Côn Đảo Vùng I: vùng có mức độ nguy hiểm do các tai biến tương đối cao, gồm các khu vực trung tâm thị 63
  7. nh ng L L Tiến Đạt trấn Côn Sơn, khu Vực cảng Bến Đầm, khu vực bãi Lò Vôi. Vùng II: vùng có mức độ nguy hiểm do các tai biến trung bình, ở các khu vực bãi Đầm Trầu, bãi Ông Đụng, vùng biển phía ngoài khu vực trung tâm, khu vực phía Tây và Nam Hòn Bà. Vùng III: vùng có mức độ nguy hiểm do tai biến thấp 3.3. Đánh giá độ nhạy cảm của vƣờn quốc gia Côn Đảo Trên cơ sở đánh giá mức độ nhạy cảm các phân khu trong các hợp phần rừng và hợp phần biển, thì mức độ đánh giá biểu thị cho sự nhạy cảm từng phân khu được thể hiện như sau: Vùng I: mức độ nhạy cảm cao nhất. Đây là những khu vực vùng bảo vệ nghiêm ngặt trên cả 2 hợp phần rừng và hợp phần biển. Vùng II: mức độ nhạy cảm trung bình. Là những khu vực đang được phục hồi sinh thái. Vùng III: mức độ nhạy cảm thấp nhất. Những vùng này không có tính đa dạng sinh học cao, đa phần là các khu khai thác khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên. ình 9 Bản đồ mức độ nhạy cảm của vườn quốc gia huyện Côn Đảo 3.4. Bản đồ nhạy cảm môi trƣờng huyện Côn Đảo Ứng dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý và phương pháp chuyên gia trong việc trọng số cho các lớp thông tin ta thành lập được bản đồ nhạy cảm môi trường cho huyện Côn Đảo. Giá trị trọng số của các lớp thông tin được đánh giá theo phương pháp chuyên gia với từng trọng số tương ứng cho từng lớp như sau: Lớp bản đồ phân vùng mức độ ô nhiễm môi trường với trọng số là 40%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến môi trường với trọng số là 20%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nhạy cảm môi trường của VQG Côn Đảo là 40%. ình 0 Bản đồ nhạy cảm môi trường huyện Côn Đảo Kết quả phân tích cho thấy: Các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như: Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo (đường Cỏ Ống) là những khu vực đang có báo động về ô nhiễm môi trường. Khu vực có mức độ nhạy cảm trung bình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phân khu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo, những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp và ít nhạy cảm. 64
  8. Xây d ng bản đ nhạy cảm m i trường huyện n Đảo 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đánh giá và xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường cho huyện Côn Đảo đưa đến những kết luận như sau: Hiện trạng chất lượng môi trường ở huyện Côn Đảo đang ở mức tốt, chất lượng môi trường nước mặt, môi trường không khí và môi trường đất chỉ ô nhiễm ở mức nhẹ, có thể kiểm soát. Từ bản đồ nhạy cảm môi trường, các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như: Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo (đường Cỏ Ống), khu vực có mức độ nhạy cảm trung bình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phân khu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo, những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp và ít nhạy cảm. Qua đó cho ta thấy được một cách tổng quan hơn về hiện trạng môi trường ở huyện Côn Đảo cũng như là cơ sở xác định được mức độ tác động của các yếu tố gây tổn thương đến các yếu tố bị tổn thương của môi trường. Trên việc xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường là cơ sở cho công tác quy hoạch tổng thể môi trường bao gồm cả việc tổ chức theo không gian theo các hệ sinh thái và đề xuất các biện pháp ứng xử thích hợp nhằm góp phần hạn chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND huyện Côn Đảo, 2016, Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 2017, Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo số 197/BC-UBND. 2. Đào Mạnh Tiến, 2008, Báo cáo kết quả thực hiện tiểu dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và dự báo biến động môi trường biển Côn Đảo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2030”. 3. Jacqueline Michel, 1987, Đánh giá mức độ nhạy cảm do tràn dầu tại Alaska. 4. Mansor I., et al., 2001, Environmental analyses in geographical information system (GIS): Klang valley case study. 5. K.A.M.Perera, 2003, Mapping Of Environmentally Sensitive Areas In North-Western Province Of Sri Lanka Using Geographic Information System. 6. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2009, Báo cáo dự án “Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển Vườn quốc gia Côn Đảo, giai đoạn 2010 đến năm 2020”. 7. UBND huyện Côn Đảo, 2016, Kế hoạch phòng, tránh lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện Côn Đảo năm 2016. ABSTRACT BUILDING ENVIRONMENTAL SENSITIVITY MAPS IN CON DAO DISTRICT Huynh Cong Luc*, Le Tien Dat Industrial University of Ho Chi Minh city *Email: huynhcongluc@iuh.edu.vn This paper presents a newly comparative approach in environment planning and assessment in Con Dao District that is the environmentally sensitive areas zoning. The generation of environmentally sensitive areas maps using Multi-Criteria Analysis (MCA) method integrated GIS base modelling would very much help in management and sustainable development of the island district. The result of the forecasts show that, Areas of high environmental sensitivity are: Con Dao Town Center, area near Con Dao airport; Areas of medium sensitivity near the beach as: Lo Voi, Dat Doc, Ong Dung, Dam Trau and most of the forest reserve on the islands; The remaining areas have low environmental sensitivity. Keywords: Con Dao dictrict, environmentally sensitive, Multi-Criteria Analysis (MCA), GIS. 65