Xây dựng và quản lý dự án - Chương 4: Xác định chi phí dự án - Đặng Xuân Trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và quản lý dự án - Chương 4: Xác định chi phí dự án - Đặng Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_va_quan_ly_du_an_chuong_4_xac_dinh_chi_phi_du_an_da.pdf
Nội dung text: Xây dựng và quản lý dự án - Chương 4: Xác định chi phí dự án - Đặng Xuân Trường
- 1 HỌC PHẦN XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN MSHP: 16091008 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ ÁN GV. Đặng Xuân Trường Tiến sĩ, Kĩ sư Asean E: dxtruong@hcmunre.edu.vn W: www.dangxuantruong.edu.vn B: www.dxtruong.blogspot.com ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG F: www.facebook.com/bkdxtruong Thành phố Hồ Chí Minh
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN Nội dung 1. Giá trị theo thời gian của tiền tệ 2. Phân tích lựa chọn dự án 3. Ngân sách của dự án 4. Mức độ chính xác của dự toán 5. Các loại dự toán 6. Bảng giá của chủ thầu và hợp đồng thi công xây lắp 2
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 3
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ • Giá trị thời gian của tiền tệ: sự thay đổi số lượng tiền sau một khoảng thời gian (thời đoạn) nào đấy • Lãi: là tiền người đi mượn trả cho người vay để có quyền sử dụng vốn hay gọi là tiền thuê vốn để sử dụng • Lãi tức: tổng vốn lũy tích – vốn đầu tư ban đầu • Lãi suất: là lãi tức biểu thị theo tỷ lệ % đối với số vốn ban đầu cho một đơn vị thời gian (khoảng thời gian tính lãi là: 1 tháng, 1 năm, 1 quý ) 4
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ • Lãi tức đơn: chỉ tính theo số vốn gốc và không tính thêm lãi tức luỹ tích • Lãi tức ghép: lãi tức ở mỗi thời đoạn được tính theo số vốn gốc và cả số tiền lãi tích lũy được trong các thời đoạn trước đó. Khi đó lãi suất gọi là lãi suất ghép Ví dụ: Bà Tiền có 100 USD để mua trái phiếu 10 năm. Có hai loại trái phiếu tương ứng với hai hình thức tính lãi: ▫ Lãi suất 6%/năm trả lãi cuối kỳ ▫ Lãi suất 5%/năm trả lãi hàng năm Bà Tiền nên chọn loại kỳ phiếu nào để có lợi nhất? 5
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ • Dòng tiền tệ: Các khoản chi, thu (quy ước xảy ra ở cuối thời đoạn) • Dự án đầu tư: ▫ Chi phí cho dự án: dòng tiền tệ âm ▫ Thu nhập cho dự án: dòng tiền tệ dương • Biểu đồ dòng tiền tệ: ▫ Là đồ thị biểu diễn các dòng tiền tệ theo thời gian. Trục thời gian nằm ngang, được đánh số theo thời đoạn ▫ Mũi tên hướng xuống biểu thị dòng tiền tệ âm ▫ Mũi tên hướng lên biểu thị dòng tiền tệ dương 6
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ Các ký hiệu: • P: giá trị tiền tệ đơn đặt ở một mốc thời gian quy ước gọi là hiện tại (tại cuối thời đoạn 0 và đầu thời đoạn 1) • F: giá trị tiền tệ đơn đặt ở một mốc thời gian quy ước gọi là tương lai (tại cuối thời đoạn 1, hoặc 2, hoặc 3 ) • A: một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau đặt ở cuối các thời đoạn 1,2,3 và kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó (gồm một số các thời đoạn) • n: số thời đoạn (năm, tháng, quý ) • i: lãi suất hay lãi tức trong một thời đoạn tính lãi (biểu thị bằng %) 7
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ 8
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ 9
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Giá trị theo thời gian của tiền tệ 10
- 1. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Ví dụ: Quy đổi tiền tệ 11
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN 12
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Qui trình quản lý chiến lược 13
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích lựa chọn phương án đầu tư Phân tích phương án theo giá trị tương đương • Phương pháp giá trị hiện tại • Phương pháp giá trị hàng năm • Phương pháp giá trị tương lai Phân tích phương án theo suất thu lợi (i) hoặc thời gian hoàn vốn (n) Phân tích phương án theo tỉ số lợi ích và chi phí 14
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích theo giá trị tương đương Thông thường sử dụng phân tích giá trị hiện tại tương đương để đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá: • Nếu giá trị tương đương P > 0 : có lợi, chấp nhận dự án • Nếu giá trị tương đương P < 0 : không có lợi, từ chối dự án • Nếu giá trị tương đương P = 0 : không có sự khác biệt giữa thực hiện hay không 15
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Ví dụ: 16
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích theo giá trị tương đương Nếu sử dụng giá trị tương lai tương đương để đánh giá: • Nếu giá trị tương đương F > 0 : có lợi, chấp nhận dự án • Nếu giá trị tương đương F < 0 : không có lợi, từ chối dự án • Nếu giá trị tương đương F = 0 : không có sự khác biệt giữa thực hiện hay không 17
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Ví dụ: 18
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích theo giá trị tương đương Nếu sử dụng giá trị đều tương đương để đánh giá: • Nếu giá trị tương đương A > 0 : có lợi, chấp nhận dự án • Nếu giá trị tương đương A < 0 : không có lợi, từ chối dự án • Nếu giá trị tương đương A = 0 : không có sự khác biệt giữa thực hiện hay không 19
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích theo thời gian hoàn vốn (1/2) • Nếu đánh giá dự án dựa vào thời gian hoàn vốn, tiêu chuẩn đánh giá là dự án có thời gian hoàn vốn ngắn hơn thời gian hoàn vốn cho phép là dự án chấp nhận đầu tư • Phương pháp thực hiện: đó là cộng dồn các giá trị đã quy đổi của ngân lưu theo thời gian đến thời điểm giá trị cộng dồn bằng 0 là thời điểm hoàn vốn 20
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích theo thời gian hoàn vốn (2/2) • Xác định thời gian hoàn Cuối năm Dòng tiền thứ vốn cho dự án sản xuất 1 vật liệu xây dựng với giá 2 trị đầu tư ban đầu là 3 85.000 usd. 4 • Dòng tiền ròng của dự án 5 được thể hiện trong bảng 6 bên (lãi suất là 10%): 21
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích Suất thu lợi IRR (1/4) • Nếu đánh giá dự án dựa vào suất thu lợi, tiêu chuẩn đánh giá là dự án có suất thu lợi (Internal Rate of Return – IRR) lớn hơn suất thu lợi tối thiểu (MARR) cho phép là dự án được chấp nhận đầu tư • Thực hiện: tìm giá trị mức lãi suất i sao cho giá trị hiện tại tương đương của ngân lưu dự án bằng 0 22
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích Suất thu lợi IRR (2/4) Nhận xét: phương trình giá trị hiện tại tương đương của ngân lưu dự án bằng 0 là phương trình bậc cao nên ta có thể: • Xác định trực tiếp: giải trực tiếp phương trình giá trị hiện tại tương đương của dòng tiền để tìm nghiệm • Xác định bằng phương pháp thử và sai: thử dần cho đến lúc xác định nghiệm đúng • Dùng máy tính để tính 23
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích Suất thu lợi IRR (3/4) • Một dự án có vốn đầu tư Cuối năm thứ Lợi nhuận ròng ban đầu là 1.2 triệu usd. 1 Giá trị thanh lý của dự án 2 sau 6 năm vận hành là 560 3 ngàn usd. Giá trị lợi nhuận 4 ròng hàng năm cho trong 5 bảng bên. 6 • Tìm suất thu lợi và đánh giá dự án nếu MARR là 11.5% 24
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Phân tích Suất thu lợi IRR (4/4) • Hãy phân tích suất thu lợi của dự án có ngân lưu như hình. • Đánh giá dự án nếu MARR = 11% 25
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Các bước so sánh/lựa chọn phương án • Xác định đầy đủ các phương án so sánh • Xác định thời gian phân tích • Ước lượng dòng tiền tệ cho từng phương án • Xác định giá trị theo thời gian của dòng tiền tệ • Lựa chọn phương pháp so sánh • Tính toán so sánh các phương án • Lựa chọn phương án 26
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích giá trị tiền ròng Theo phương pháp phân tích giá trị tiền ròng, dự án được chọn là dự án có giá trị tiền ròng tương đương lớn nhất và dương Lưu ý: • Với dự án công cộng, phục vụ cộng đồng không với mục đích lợi nhuận, dự án tốt nhất là dự án có chi phí thấp nhất . Khi các dự án không cùng tuổi thọ thì phải quy các dự án về tuổi thọ tương đương trước rồi mới tính toán so sánh . Tuổi thọ tương đương là bội số chung nhỏ nhất của tuổi thọ các dự án 27
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích giá trị tiền ròng 28
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích giá trị tiền ròng 29
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích thời gian hoàn vốn (1/3) • Theo phương pháp thời gian hoàn vốn, dự án tốt nhất là dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất và ngắn hơn thời gian hoàn vốn cho phép • Ví dụ: cho 2 dự án có giá trị ròng theo thời gian của dòng tiền cho trong bảng. Hãy phân tích và lựa chọn dự án nếu [Thv] cho phép là 3 năm, i=10% 30
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích thời gian hoàn vốn (2/3) 31
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích thời gian hoàn vốn (3/3) 32
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (1/6) Vì suất thu lợi là một giá trị tương đối nên ta không thể so sánh chúng với nhau đơn thuần như dùng giá trị ròng Để áp dụng phương pháp suất thu lợi so sánh các dự án chúng ta cần phải thực hiện các bước sau: • Tính suất thu lợi IRR cho từng dự án, loại bỏ những dự án có IRR < MARR • Lập một dự án hiệu của 2 dự án là hiệu tương ứng từng cặp giá trị của 2 dự án. Tính suất thu lợi IRR của phương án hiệu này. Lưu ý: dự án hiệu phải là dự án đầu tư, có nghĩa là giá trị đầu tư phải là giá trị âm. 33
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (2/6) Tiêu chuẩn đánh giá • Nếu IRR dự án hiệu > MARR : Chọn dự án bị trừ • Nếu IRR dự án hiệu < MARR : Chọn dự án trừ • Nếu IRR dự án hiệu = MARR : Chọn bất cứ dự án nào Lưu ý: nếu các phương án khác nhau về tuổi thọ thì quy về cùng tuổi thọ là bội số chung nhỏ nhất của các phương án 34
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (3/6) 35
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (4/6) 36
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (5/6) 37
- 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN Lựa chọn PA: Phân tích suất thu lợi (6/6) 38
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN 39
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phát triển ngân sách dự án Có ba yếu tố • Dự báo sẽ cần cái gì? (nhân công và vật tư) • Chi phí bao nhiêu? • Khi nào thì cần nó? Ngân sách (VNĐ, USD, v.v.) phản ánh kế hoạch của dự án, và lộ trình về thời gian. Vì sao làm ngân sách cho dự án khó hơn? • Các dự án là duy nhất, không trùng lặp • Thường có ít tính lịch sử, truyền thống để có thể dựa vào • Dự án có thể mất nhiều năm → không chắc chắn và rủi ro 40
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Ba phương pháp làm ngân sách Phương pháp từ trên xuống (Top-Down) Phương pháp từ dưới lên (Bottom-Up) Phương pháp kết hợp/tương tác • Kết hợp 2 phương pháp “top-down” và “bottom-up” ở trên 41
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ trên xuống (1/3) • Dựa vào nhận định của quản lý và dữ liệu trước đây • Lịch sử có thể là chi phí thực tế của các dự án tương tự, được điều chỉnh theo các khác biệt và theo lạm phát • Bắt đầu từ tổng quát và phân bổ xuống qua cơ cấu phân chia công việc (WBS) 42
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ trên xuống (2/3) 43
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ trên xuống (3/3) 44
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ dưới lên (1/3) • Bắt đầu từ mức dưới cùng (đáy) của WBS, với những người sẽ làm việc đó • Chi phí được cộng gộp lên dần • Chi phí quản lý, dự phòng phí, và lợi nhuận phải cộng vào 45
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ dưới lên (2/3) 46
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Phương pháp từ dưới lên (3/3) 47
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Khuynh hướng trong làm ngân sách Quan điểm khác nhau tùy vào cấp quản lý • Quản lý cấp cao có khuynh hướng ước giá thấp, quản lý cấp thấp có khuynh hướng ước giá cao • Quản lý cấp thấp có khuynh hướng thêm dự phòng tùy tiện, quản lý cấp cao có khuynh hướng tùy tiện xóa chúng Mấu chốt: Hệ thống nào cũng có thể là trò chơi Vì vậy, phải biết trò chơi đó là gì 48
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Các loại ngân sách/chi phí Tổng mức đầu tư Dự toán công trình Giá thanh toán Vốn đầu tư được quyết toán 49
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư: là khái toán chi phí của toàn bộ dự án (xác định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư) và là giới hạn chi phí tối đa cho dự án. • Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng phí 50
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Tổng mức đầu tư 51
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Dự toán công trình Dự toán công trình: được xác định theo công trình xây dựng cụ thể, căn cứ trên khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật (Giai đoạn thực thiện đầu tư), và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện. • Dự toán bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. 52
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Dự toán công trình 53
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Giá thanh toán Giá thanh toán: phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. • Hợp đồng trọn gói: giá thanh toán được xác định theo giá khoán gọn trong hợp đồng. • Hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán theo đơn giá cố định và khối lượng thực tế được nghiệm thu. • Hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán theo khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá đã được điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. 54
- 3. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN Chi phí đầu tư được quyết toán Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng công trình và đưa dự án vào khai thác sử dụng. (Giai đoạn kết thúc đầu tư) • Chi phí hợp pháp: là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được duyệt hoặc là chi phí đã được thực hiện đúng với hợp đồng đã được ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật. 55
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 4. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ TOÁN 56
- 4. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ TOÁN Xác định chi phí của dự án • Ước tính chi phí dự án là rất quan trọng trong công tác quản lý dự án • Chủ đầu tư lập dự trù kinh phí đầu tư của dự án sau khi xác định quy mô của dự án • Đơn vị thiết kế có trách nhiệm khống chế chi phí thiết kế và thi công trong phạm vi kinh phí đầu tư dự trù ban đầu Thay đổi quy mô hay kinh phí đầu tư phải do người quyết định đầu tư phê duyệt. 57
- 4. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ TOÁN Độ chính xác của dự toán 58
- 4. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ TOÁN Độ chính xác của dự toán Dự phòng phí tối đa theo quy định là 10% Công trình dân dụng: • Khi chưa có thiết kế +40% đến -20% • Khi có thiết kế sơ bộ +25% đến -10% • Khi đã có thiết kế chi tiết +10% đến -5% Công trình khác • Khái toán ±50% • Xác định được thiết bị chính và dây chuyền sản xuất ±35% • Sau khi đã triển khai bản vẽ chi tiết • Hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật chi tiết phải ≤ ±10% 59
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 5. GIÁ THẦU VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG 60
- 5. GIÁ THẦU VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG Giá thầu thi công và hợp đồng thi công Phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh của thiết kế và mức độ chia sẻ rủi ro giữa nhà thầu và chủ đầu tư → phương thức thanh toán chi phí thi công • Hợp đồng chi phí cố định (hợp đồng theo giá trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định) • Hợp đồng thanh toán theo thực chi 61
- 5. GIÁ THẦU VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG Giá thầu thi công và hợp đồng thi công • Giá dự thầu: giá trị thi công xây lắp của công trình hay hạng mục công trình do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu • Giá đề nghị trúng thầu: là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch • Giá trúng thầu: là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu và thường là cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 62
- 5. GIÁ THẦU VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG Các hình thức định giá hợp đồng (1/2) • Hợp đồng trọn gói: Nhà thầu thực hiện công việc với một khoản tiền cố định, chấp nhận rủi ro khi khối lượng công việc thực tế vượt quá yêu cầu. Khi có khó khăn hay phát sinh khối lượng công việc, phải dựa vào điều khoản trong hợp đồng để thanh toán các phát sinh. • Hợp đồng theo đơn giá cố định: Chủ đầu tư /đơn vị tư vấn ước tính khối lượng công việc, nhà thầu đưa ra đơn giá thi công và có trách nhiệm thực hiện công việc với đơn giá đã đưa ra dù trong thực tế có bất cứ sự thay đổi nào 63
- 5. GIÁ THẦU VÀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG Các hình thức định giá hợp đồng (2/2) • Hợp đồng bồi hoàn chi phí (Hợp đồng thanh toán theo thực chi): Nhà thầu được thanh toán chi phí thi công của dự án căn cứ vào khối lượng và chi phí thi công thực tế cộng với một khoản chi phí dịch vụ. 64
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN 6. CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TẠI VIỆT NAM 65
- 6. CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TẠI VN Các hình thức định giá hợp đồng trong điều kiện Việt Nam Giá hợp đồng trọn gói: • Giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có). • Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói. 66
- 6. CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TẠI VN Các hình thức định giá hợp đồng trong điều kiện Việt Nam Giá hợp đồng theo đơn giá cố định: • Giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không đổi trong quá trình thực hiện, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui định trong hợp đồng (nếu có). • Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá XD công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. 67
- 6. CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TẠI VN Các hình thức định giá hợp đồng trong điều kiện Việt Nam Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: • Áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc. • Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo qui định trong hợp đồng. 68
- 6. CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TẠI VN Các hình thức định giá hợp đồng trong điều kiện Việt Nam Giá hợp đồng kết hợp: • Áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. • Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù hợp. 69
- XÂY DỰNG & QUẢN LÝ DỰ ÁN KẾT THÚC CHƯƠNG 4 (Mời xem tiếp Chương 5) Dang Xuan Truong, Ph.D Bài giảng được biên soạn cùng với HUNG. NGUYEN DUY, PhD Candidate (Italia) 70