Ảnh hưởng của vị trí địa lý giữa khách hàng và công ty kiểm toán đến tính kịp thời của Báo cáo kiểm toán

pdf 4 trang Gia Huy 2020
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của vị trí địa lý giữa khách hàng và công ty kiểm toán đến tính kịp thời của Báo cáo kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_vi_tri_dia_ly_giua_khach_hang_va_cong_ty_kiem.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của vị trí địa lý giữa khách hàng và công ty kiểm toán đến tính kịp thời của Báo cáo kiểm toán

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ GIỮA KHÁCH HÀNG VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền SVTH: Lê Thị Diễm Nguyên, Trần Thị Bảo Trâm, Đặng Thị Dung, Tô Thị Thanh Tuyền, Lê Thị Yên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tramttb295@gmail.com TÓM TẮT Nhận thấy tính kịp thời của báo cáo kiểm toán là một trong những nhân tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét về mối quan hệ giữa khoảng cách địa lý của khách hàng và công ty kiểm toán và tính kịp thời của báo cáo kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh T-test, phân tích tương quan và phương pháp hồi quy với số lượng mẫu là 114 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 thuộc 16/21 nhóm ngành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách địa lý có tác động cùng chiều đến thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và các công ty kiểm toán thuộc Big 4 thường công bố báo cáo kiểm toán sớm hơn các công ty kiểm toán vừa và nhỏ khác. Từ khóa: Tính kịp thời của báo cáo kiểm toán, khoảng cách địa lý giữa công ty kiểm toán và công ty khách hàng, các công ty kiểm toán thuộc Big 4 1. Giới thiệu Báo cáo kiểm toán của một công ty được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin tài chính cần thiết đến các chủ thể tham gia thị trường kinh tế. Thông tin tài chính hay phi tài chính của thực thể kinh doanh nếu được công bố đầy đủ và chính xác sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường và ngược lại. Thông qua những thông tin được cung cấp trên báo cáo kiểm toán, các bên hữu quan sẽ phân tích, xem xét và đưa ra được các quyết định kinh tế phù hợp. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt thông tin, thông tin không chính xác và thông tin công bố không kịp thời được coi là những rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư, ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, Chính vì thế, việc kiểm toán báo cáo tài chính cũng như công bố báo cáo kiểm toán kịp thời (trong khoảng thời gian quy định) trước khi báo cáo được đưa vào sử dụng là một giai đoạn hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nhận thấy được có nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và vai trò cũng như sự cấp thiết của việc công bố báo cáo kiểm toán kịp thời ra công chúng, cho nên tính đến hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo kiểm toán. Một trong những yếu tố là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của việc phát hành báo cáo kiểm toán cần được đề cập đó là yếu tố khoảng cách địa lý. Bởi lẽ, khoảng cách địa lý giữa công ty kiểm toán và khách hàng lớn thì nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán, cụ thể khi khoảng cách giữa công ty kiểm toán và trụ sở của đơn vị khách hàng càng xa sẽ càng gây ra nhiều khó khăn cho kiểm toán viên, ngược lại khi kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cho công ty khách hàng trong cùng một khu vực với công ty mình điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn. Chính vì thế, nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thước đo khoảng cách địa lý giữa công ty kiểm toán và công ty khách hàng ảnh hưởng đến tính kịp thời để bổ sung thêm vào những nhân tố tác động đến tính kịp 12
  2. Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 thời của báo cáo kiểm toán so với nghiên cứu trước đây được thực hiện tại Việt Nam. Nhằm bổ sung khuyết điểm thông tin nghiên cứu định lượng và định tính về mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt địa lý giữa công ty khách hàng và công ty kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính đã kiểm toán, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, bài nghiên cứu chọn lọc một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo kiểm toán, qua đó đo lường mức độ ảnh hưởng của khoảng cách địa lý đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán tại các công ty Việt Nam bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng cho hơn 114 công ty niêm yết trên sàn trong giai đoạn 2015 - 2017. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Alford, Jones et al. (1994) cho rằng vị trí xa/gần giữa công ty kiểm toán so với công ty khách hàng hay quá trình kiểm toán khách hàng kéo dài sẽ gây cản trở tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính được kiểm toán. Petersen & Rajan (2002); Kang & Kim (2008), Agarwal & Hauswald (2010); Choi, Kim, Qiu, & Zang (2012); cho rằng kiểm toán viên địa phương thông thường có thể tương tác thường xuyên hơn với khách hàng và có được các tin tức cụ thể liên quan đến khách hàng. Do đó, làm tăng hiệu quả của kiểm toán địa phương, đồng thời làm giảm sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo kiểm toán. Jensen, Kim và các cộng sự (2015) cho rằng công ty kiểm toán và công ty khách hàng cùng nằm trong một khu vực thì có lợi thế trong việc thu thập thông tin liên quan đến khách hàng. Do đó, BCKT được phát hành nhanh hơn. Dong and Robinson (2018) cho rằng kiểm toán viên địa phương thì khoảng thời gian công bố báo cáo kiểm toán sẽ ngắn hơn kiểm toán viên phi địa phương. Ashton, Willingham và Elliott, 1987; Habib và Bhuiyan, (2011) cho rằng các công ty có quy mô lớn có khả năng gây áp lực cho kiểm toán viên để đưa ra báo cáo kịp thời. Ashton, R. H., Willingham, J. J., & Elliott, R. K. (1987) cho rằng các công ty phi đại chúng có quy mô lớn hơn thì sự chậm trễ trong việc công bố BCKT lớn hơn và các công ty đại chúng có quy mô lớn hơn thì thời gian công bố BCKT ngắn hơn. Ashton, Graul và Newton, (1989); Habib, et al, (2011) cho rằng các công ty lớn có thể có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì công việc kiểm toán sẽ ít hơn. Do đó, BCKT được phát hành nhanh hơn. Ahmad và Kamarudin (2003) cho rằng những công ty có quy mô lớn có xu hướng phát hành BCKT sớm hơn các công ty có quy mô nhỏ. Kinney Jr và McDaniel (1993) và Blankey, Hurtt và các cộng sự (2014) cho rằng khách hàng có xu hướng điều chỉnh BCTC nếu kết quả kinh doanh của công ty bị âm, chính điều này có thể đem đến mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa kiểm toán viên và khách hàng. Do đó BCKT có thể bị trì hoãn. Ashton, R. H., Willingham, J. J., & Elliott, R. K. (1987) cho rằng các công ty đại chúng có báo cáo lỗ ròng trong năm thì thời gian công bố BCKT sẽ lâu hơn và đối với các công ty phi đại chúng thì yếu tố thu nhập âm không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán. Francis, J. R., & Yu, M. D (2009) cho rằng các công ty kiểm toán Big 4 được dự đoán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán sớm hơn các công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big4. Soltani (2002) cho rằng khoảng thời gian trung bình của việc công bố báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn đáng kể so với báo cáo ngoại trừ. Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015) cho rằng ý kiến kiểm toán vừa tác động cùng chiều, vừa tác động nghịch chiều đến tính kịp thời của báo cáo tài chính 13
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thống kê mô tả 2.2.2. Phân tích so sánh T-test 2.2.3. Phân tích tương quan 2.2.4. Phân tích hồi quy 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Bảng 1. Kết quả nghiên cứu STT Nội dung Kết quả 1 Phân tích tương quan Hai biến có tương quan đến biến phụ thuộc là LVG và FC 2 Phân tích hồi quy LOSS và BIG4 có sự tác động thuận chiều đến AUDIT DELAY. OFFICE có mối quan hệ nghịch chiều với AUDIT DELAY 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố thu nhập âm của công ty khách hàng – LOSS và các công ty kiểm toán thuộc BIG4 có sự tác động thuận chiều đến tính kịp thời của báo cáo tài chính đã kiểm toán - AUDIT DELAY. Trong khi đó, doanh thu công ty kiểm toán lại có mối quan hệ nghịch chiều với AUDIT DELAY. Kết quả này không phù hợp với giả thuyết đã đặt ra ban đầu và mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở trên. Kết quả nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt với các nghiên cứu trên thế giới trước đây. Các biến như SIZE, LVG, AUDITORCHANGE trong mô hình nghiên cứu này không có ý nghĩa, nhưng trong nghiên cứu của (Dong and Robinson 2018) quy mô khách hàng – SIZE có ảnh hưởng tiêu cực, còn các biến AUDITORCHANGE có ảnh hưởng thuận chiều đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán. Ngoài ra hệ số đòn bẩy - LVG có ảnh hưởng tiêu cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính (Choi, Kim et al. 2012). 4. Kết luận Trong 193 công ty được nghiên cứu năm 2017, tất cả đều công bố báo cáo tài chính trong thời hạn cho phép theo yêu cầu tại Thông tư 155/2015/TT-BTC cho các công ty niêm yết tại thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng ba biến có mối liên hệ đáng kể đến tính kịp thời của báo cáo tài chính là thu nhập âm, quy mô công ty kiểm toán và doanh thu kiểm toán. Trong đó các công ty công bố báo cáo kiểm toán với thu nhập âm thì thời gian công bố sớm hơn các công ty khác. Bên cạnh đó, thước đo quy mô công ty kiểm toán chỉ ra rằng các công ty kiểm toán lớn hơn (thuộc Big4) công bố báo cáo kiểm toán sớm hơn các công ty kiểm toán vừa và nhỏ khác. Tuy nhiên, thước đo doanh thu của các công ty kiểm toán lại cho kết quả ngược lại. Các công ty kiểm toán có doanh thu càng cao thì công bố báo cáo kiểm toán muộn hơn các công ty kiểm toán có doanh thu thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad, R. A. R. and K. A. Kamarudin (2003). Audit delay and the timeliness of corporate reporting: Malaysian evidence. Communication Hawaii International Conference on Business. June, University of Hawaii-West Oahu. [2] Alkhatib, K. and Q. Marji (2012). "Audit reports timeliness: Empirical evidence from Jordan." Procedia-Social and Behavioral Sciences 62: 1342-1349 14
  4. Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 [3] Arowoshegbe, A. O., et al. "Factors Affecting Timeliness of an Audit Report in Nigeria." [4] Ashton, R. H., et al. (1989). "Audit delay and the timeliness of corporate reporting." Contemporary Accounting Research 5(2): 657-673. [5] Chambers, A. E. and S. H. Penman (1984). "Timeliness of reporting and the stock price reaction to earnings announcements." Journal of accounting research: 21-47. [6] Choi, J.-H., et al. (2012). "Geographic proximity between auditor and client: How does it impact audit quality?" Auditing: A Journal of Practice & Theory 31(2): 43-72. [7] Dong, B. and D. Robinson (2018). "Auditor-client geographic proximity and audit report timeliness." Advances in Accounting 40: 11-19. [8] Đặng Đình Tân (2013). "Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo itài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam." Tạp chí Công nghệ Ngân hàng(84): 47. [9] Đoàn Thị Cẩm Thư (2016). "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính - bằng chứng từ các công ty niêm yết ở Việt Nam." [10] Ezat, A. and A. El-Masry (2008). "The impact of corporate governance on the timeliness of corporate internet reporting by Egyptian listed companies." Managerial finance 34(12): 848-867. [11] Jensen, K., et al. (2015). "The geography of US auditors: information quality and monitoring costs by local versus non-local auditors." Review of Quantitative Finance and Accounting 44(3): 513-549. [12] Khasharmeh, H. A. and K. Aljifri (2010). "The timeliness of annual reports in Bahrain and the United Arab Emirates: An empirical comparative study." The International Journal of Business and Finance Research 4(1): 51-71. [13] López, D. M. and K. T. Rich (2017). "Geographic distance and municipal internal control reporting." Advances in Accounting 36: 40-49. [14] Nguyễn Thị Hằng Nga và Cộng sự (2015). "Tính kịp thời của báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Công nghệ Ngân hàng(116): 46. [15] Nguyễn Thị Xuân Vy & Nguyễn Vĩnh Khương (2016). "Tác động của đặc trưng doanh nghiệp đến tính kịp thời của công bố thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam ": 15. [16] Owusu-Ansah, S. and S. Leventis (2006). "Timeliness of corporate annual financial reporting in Greece." European Accounting Review 15(2): 273-287. [17] Soltani, B. (2002). "Timeliness of corporate and audit reports: Some empirical evidence in the French context." The International Journal of Accounting 37(2): 215-246. [18] Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 600 (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC, Hà Nội ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) [19] IASB (2010): “Chapter 1 – The Objective of General Purpose Financial Reporting” 15