Áp dụng chuẩn mực basel II trong hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 24/05/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng chuẩn mực basel II trong hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfap_dung_chuan_muc_basel_ii_trong_hoat_dong_thanh_tra_giam_sa.pdf

Nội dung text: Áp dụng chuẩn mực basel II trong hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam

  1. ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BASEL II TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM PGS.TS. Cao Thị Ý Nhi1 TS. Ngô Thị Phương Thảo2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đến thời điểm hiện nay, các chuẩn mực quốc tế - đặc biệt là Hiệp ước Basel II đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng trung ương c c nước. Trong đó có Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam. Với mục tiêu làm rõ việc áp dụng chuẩn mực Basel II trong hoạt động thanh tra, giám sát thông qua việc giới thiệu tổng quan về những nội dung của hiệp ước Basel II, bài viết đã chỉ ra những khía cạnh của nội dung hiệp ước Basel II đã được áp dụng ở Việt Nam và phát hiện những hạn chế khó khăn trong trong p dụng thực tiễn. Từ đó có những đề xuất phù hợp nhằm áp dụng chuẩn mực Basel II một cách có hiệu quả trong hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam. Từ khóa: Thanh tra giám sát; Hiệp ước Basel II; An toàn vốn Đặt vấn đề Trong hoạt động thanh tra giám sát của NHTW, việc cần phải có các chuẩn mực để áp dụng thanh tra giám sát là điều kiện dường như bắt buộc. Trong thực tế các tiêu chuẩn được sử dụng đã được kiểm chứng trên thế giới chủ yếu là tiêu chuẩn của Camels và hiệp ước Basel. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động của hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải đảm bảo được yêu cầu mới để đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Một trong những yêu cầu đó là áp dụng các chuẩn mực của Basel II. Trước áp lực đó, NHNN Việt Nam đã lựa chọn thí điểm 10 Ngân hàng lớn nhất (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, SacomBank, ACB) để đưa vào áp dụng trong hoạt động với lộ trình từ 2015 và kết thúc là ngày 1/9/2017. Tuy 1 Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Email của tác giả: caothiynhi@yahoo.com 2 Khoa Bất động sản và KTTN - Đại học Kinh tế Quốc dân 115
  2. nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn bất cập cả về triển khai và xây dựng. Để đạt được mục đích thanh tra, giám sát các TCTD theo các chuẩn mực của hiệp ước Basel II một cách triệt để cần thiết phải có thêm thời gian để các TCTD cũng như NHNN chuẩn bị nhân lực và công nghệ, tránh sự quyết liệt nhưng không hiệu quả. 1. Tổng quan chung về nội dung Hiệp ƣớc Basel II Hiệp ước Basel II xoay quanh 3 trụ cột chính: Trụ cột 1 là yêu cầu vốn tối thiểu, trụ cột 2 đưa ra nguyên tắc thực hiện rà soát, giám sát và trụ cột 3 kỷ luật thị trường. - Nội dung trụ cột 1: Thiết lập các quy định về vốn và cơ cấu vốn Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu Sử dụng công thức: CAR = Vốn bắt buộc / (Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)+12,5*(Tổng vốn quy định cho dự phòng rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng)) Các thành phần: Vốn bắt buộc = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2; RWA = ∑ Tài sản x Mức rủi ro phân cho từng tài sản trong bảng CĐKT + ∑ Nợ tương đương x Mức độ rủi ro ngoại bảng Quy định tỷ lệ vốn tối thiểu 8%; Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. Lượng hóa các loại rủi ro gồm: Rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Yêu cầu vốn tối thiểu thực hiện lượng hóa các loại rủi ro theo bảng sau: 116
  3. Sơ đồ 1: Cơ cấu nội dung trụ cột 1 của hiệp ƣớc Basel II Trụ cột 1 của hiệp ƣớc BASEL II- Yêu cầu vốn tối thiểu Phương pháp chuẩn hóa Rủi ro tín dụng Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (F-IRB) Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao ( A-RIB) Phương pháp cơ bản( BIA) Yêu cầu vốn tối thiểu Rủi ro hoạt động Phương pháp chuẩn hóa ( SA) Phương pháp nâng cao ( AMA) Phương pháp chuẩn hóa Rủi ro thị trƣờng Phương pháp sử dụng mô hình nội bộ VaR Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards Lƣợng hóa rủi ro tín dụng Phương ph p chuẩn hóa Cách tiếp cận này đo lường rủi ro về tín dụng được hỗ trợ bởi các đánh giá từ các định chế tín dụng bên ngoài (dựa trên Tổ chức xếp hạng độc lập); Các nhà quản lý khi đó sẽ sắp xếp các xếp hạng bên ngoài đó theo tiêu chuẩn xếp hạng quốc tế Standard & Poors (S&P). Xếp hạng S&P cuối cùng được chuyển đổi thành các trọng số rủi ro. Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn của Basel II được hiển thị theo bảng sau: 117
  4. Bảng 1: Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn của Hiệp ƣớc Basel II Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards Đối tượng nằm ngoài bảng Cân đối Tài khoản kế toán (Khoản mục ngoại bảng). Các khoản mục ngoại bảng theo phương pháp Chuẩn hóa (SA) được chuyển đổi thành các khoản mục rủi ro tín dụng thông qua hệ số chuyển đổi CCF (credit conversion factor) được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Hệ số chuyển đổi CCF đối với phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hóa Hệ số CCF đối với phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hóa % Các khoản mục - Các cam kết có thể hủy bỏ vô điều kiện mà không 0 thông báo trước - Các dự phòng liên quan đến hoạt động kinh doanh tự hoàn 20 vốn ngắn hạn (ví dụ tín dụng chứng từ được thế chấp bằng hàng hóa cơ sở). 118
  5. Hệ số CCF đối với phƣơng pháp tiếp cận chuẩn hóa - Các cam kết chưa rút với kỳ hạn gốc tối đa là 1 năm 50 - Dự phòng liên quan đến giao dịch (ví dụ giấy cam kết thi hành hợp đồng) - Các cam kết chưa rút với kỳ hạn gốc > 1 năm 100 - Hàng thay thế tín dụng trực tiếp (ví dụ bảo đảm công nợ chung) - Các thỏa thuận mua lại và bán - Tài sản được mua có kỳ hạn - Cho thuê chứng khoán Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards Đối với xếp hạng tín dụng độc lập (còn gọi là phương pháp chuẩn), các TCTD cần lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng tương ứng với mức xếp hạng của các hãng XHTD độc lập. Phương ph p xếp hạng nội bộ Theo phương pháp XHTD cơ bản với khách hàng tổ chức, các TCTD ước lượng xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD) cho mỗi mức XHTD của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ đáo hạn hiệu dụng (M) được ước lượng bởi cơ quan TTGS. Theo phương pháp XHTD tiên tiến với khách hàng tổ chức, các TCTD ước lượng các tham số PD cho mỗi mức XHTD của khách hàng, LGD cho mỗi mức xếp hạng của hợp đồng, EAD cho mỗi loại hợp đồng vay và tính toán M theo hướng dẫn của cơ quan quản lý, giám sát. Đối với khách hàng cá nhân, các tham số rủi ro PD, LGD và EAD được các TCTD ước lượng theo từng rổ khách hàng. Lƣợng hóa rủi ro hoạt động Một số phương pháp đo lường rủi ro hoạt động được trình bày trong khung khổ Hiệp ước Basel II là phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản (BIA - The basic indicator approach); phương pháp tiếp cận chuẩn hóa (SA - The 119
  6. standard approach); phương pháp tiếp cận nâng cao (AMA - Advanced measurement approaches). Tùy theo hoạt động thực tế và các điều kiện áp dụng của ngân hàng, các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp, được khuyến khích áp dụng những phương pháp tiếp cận sẵn có khi họ phát triển những hệ thống và thực tiễn đo lường rủi ro hoạt động tinh vi hơn. Thậm chí, đối với một ngân hàng, một số bộ phận nghiệp vụ có thể áp dụng phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản và phương pháp tiếp cận chuẩn hóa, một số bộ phận khác có thể sử dụng phương pháp tiếp cận nâng cao. Lƣợng hóa rủi ro thị trƣờng Theo nội dung Hiệp ước Basel II đưa ra, rủi ro thị trường là các khoản mục tổn thất nằm trong và ngoài bảng cân đối kế toán do sự biến động của thị trường. Các rủi ro thuộc loại rủi ro này bao gồm: Rủi ro liên quan đến các công cụ lãi suất và chứng khoán trong các giao dịch sổ sách, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa trong ngân hàng. Có 2 phương pháp đo lường nhu cầu về vốn cho rủi ro thị trường là phương pháp tiếp cận chuẩn hóa và phương pháp mô hình nội bộ. Hiện nay, mô hình nội bộ được áp dụng phổ biến (mô hình VAR). Để thực hiện các phương pháp đo lường rủi ro thị trường, các ngân hàng cần tuân thủ theo yêu cầu mà Ủy ban Basel đưa ra. - Nội dung trụ cột 2 Nguyên tắc thực hiện rà soát, giám sát. Nội dung trụ cột này đưa ra một khung giải pháp cho các rủi ro mà NH đối mặt theo bốn nguyên tắc: Ngân hàng phải có quy trình để đánh giá đầy đủ về vốn của mình trong mối liên hệ với các yếu tố rủi ro và đồng thời phải có chiến lược để duy trì mức độ đủ vốn của mình; Đơn vị thanh tra, giám sát nên xem xét và đánh giá mức độ đầy đủ vốn của ngân hàng thành viên cũng như chiến lược duy trì sự đủ vốn của ngân hàng. Đồng thời đơn vị giám sát phải theo dõi được và chắc chắn là các ngân hàng thành viên tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu tỷ lệ vốn mà Ngân hàng Trung ương đặt ra. Ngân hàng Trung ương phải đưa ra các hành động phù hợp nếu ngân hàng thành viên không đáp ứng được các yêu cầu đưa ra; 120
  7. Đơn vị thanh tra, giám sát nên yêu cầu các ngân hàng hoạt động ở trên mức tối thiểu về quy định về vốn và có khả năng yêu cầu các ngân hàng giữ được vốn trên mức tối thiểu; Đơn vị thanh tra, giám sát nên cảnh báo sớm, hoặc can thiệp sớm để có thể ngăn cản nguy cơ vốn rơi xuống mức nguy hiểm. - Nội dung trụ cột 3 Minh bạch hóa các báo cáo của khách hàng đối với cổ đông và khách hàng. So với Hiệp ước Basel I, Hiệp ước Basel II bổ sung thêm trụ cột 2 và trụ cột 3 nhằm mục đích: Thiết lập khung giải pháp đánh giá rủi ro một cách toàn diện, phù hợp khi áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hệ thống ngân hàng hiện đại; Tạo sân chơi công bằng cho tất cả các ngân hàng, các nhà đầu tư khi minh bạch hóa thông tin của khách hàng, cổ đông. 2. Tình hình áp dụng chuẩn mực Basel II trong hoạt động thanh tra, giám sát Việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới. Phần lớn hiện nay các ngân hàng trong khu vực đã áp dụng Basel II hoặc Basel III trong khi các ngân hàng Việt Nam mới áp dụng Basel I. Vì vậy, nếu muốn tham gia các cuộc chơi lớn, đặc biệt gần nhất là ảnh hưởng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi các TCTD áp dụng Basel II là cấp thiết. Tuy còn nhiều khó khăn về nhân lực và khả năng tài chính nhưng việc áp dụng thí điểm 10 Ngân hàng lớn nhất thể hiện sự kiên quyết của NHNN. Đồng thời NHNN Việt Nam cũng cần chuẩn bị về con người và công nghệ để áp dụng chuẩn mực Basel II trong hoạt động thanh tra, giám sát nhằm đạt hiệu quả cao. Nếu như Basel I tập trung vào bảo toàn vốn chủ sở hữu, phân định vốn tự có theo nhiều cấp độ thì Basel II đề cập thêm những rủi ro về thị trường, vận hành, đồng thời tỷ lệ an toàn vốn cũng khắt khe hơn. Từ năm 2010 đến nay, nội dung Hiệp ước Basel II đã và đang được áp dụng cho đối tượng các TCTD. Ngày 20/05/2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ra đời 121
  8. quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN năm 2013 thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, đã có một số điều khoản ứng dụng nội dung của Hiệp ước basel II. Đây là một sự thay đổi lớn đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD. a. Về quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Với mục tiêu quyết tâm cải thiện hoạt động ngành ngân hàng an toàn và hiệu quả với kim chỉ nam là các quy định về an toàn vốn theo Basel II mà hiện nay đang được áp dụng rộng khắp thế giới. NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 41/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là hệ số CAR giảm từ 9% xuống còn 8% nhưng đi kèm là công thức tính cũng thay đổi. Thay vì dùng công thức vốn tự có chia tổng tài sản có rủi ro theo quy định tại Thông tư 36/2014 thì nay phần mẫu số tính cả tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Tuy nhiên, Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Do vậy, hiện tại các ngân hàng vẫn đang áp dụng theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu áp dụng cho các TCTD tại Việt Nam là 9%, cao hơn so với yêu cầu về vốn của hiệp ước Basel II. Theo tác giả nội dung tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 13 quy định 9% là hợp lý và cập nhật theo xu hướng chung của thế giới khi các nước tại châu Á - Thái Bình Dương đang nâng tỷ lệ CAR lên trung bình 13% và thế giới xu hướng chung nâng tỷ lệ CAR lên từ 10% đến 12%. 122
  9. Bảng 3: Hệ số CAR của một số ngân hàng tại Hà Nội STT Tên TCTD 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngân hàng TMCP 9,74% 1. Ngo ại thương 9% 11,14% 14,63% 13,13% 11,61% 11,04% (đến Việt Nam tháng 2) (Vietcombank) Ngân hàng TMCP Công 2. thương 8,02% 10,57% 10,33% 13,17% 13,17% 10,3% - Việt Nam (VietinBank) Ngân hàng TMCP 3. Oceanbank 9,48% 11,74% 10,36% 9,23% - - - (OJB) Ngân hàng TMCP 14,3% 4. K ỹ Thương 13,1% 11,43% 12,6% 14,03% 15,65% 14,7% (đến Việt Nam tháng 6) (Techcombank) Ngân hàng TMCP Đầu tư 5. và phát triển 9,32% 11,07% 9,65% 10,23% - 9,0% 10% Việt Nam (BIDV) Ngân hàng TMCP Việt 6. Nam Thịnh 14,29% 11,94% 12,51% 12,5% 11,36% 12,2% - Vượng (VPBank) NHTMCP 7. Quân Đội 12,9% 9,59% 11,59% 12% 10,07% 12,85% - Hà Nội (MB) Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng “-“: Không có số liệu Với số liệu này có thể nhận thấy hệ số an toàn vốn của các ngân hàng tại Hà Nội đáp ứng được yêu cầu bắt buộc theo Thông tư 13/2010 là 9%. Tuy cách tính tỷ lệ này đã sử dụng các trọng số rủi ro nhạy cảm hơn nhưng theo công thức tính CAR: Vốn tự có hợp nhất Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất 123
  10. Như vậy, theo công thức trên thì đây chỉ là công thức tính hệ số CAR theo tiêu chuẩn Basel I là đề cập đến rủi ro tín dụng, chưa có phần vốn để tính cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Việc nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% là đúng theo xu hướng chung của thế giới khi Hiệp ước Basel III ra đời yêu cầu bắt buộc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 10,5%. Tuy nhiên, cơ cấu vốn và cách tính tỷ lệ này của các TCTD trong nước cũng như toàn hệ thống TCTD là không rõ ràng, chưa sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá các khoản vay khách hàng nên ảnh hưởng đến chất lượng của hệ số này. Có thể nói, tỷ lệ 9% tại Việt Nam chỉ bằng 5-6% so với quốc tế, như vậy tỷ lệ này mới chỉ đảm bảo về lượng mà chưa đảm bảo về chất. b. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng Hiện nay việc trích lập dự phòng chung là 0,75% (tính trên tổng dự nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4). Con số này thực tế đã được đưa ra bắt đầu từ Quyết định 493/2005 - NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện dự phòng chung trong vòng tối đa 5 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực để đạt được tỷ lệ 0,75%. Như vậy, lộ trình NHNN đưa ra là các ngân hàng thương mại phải trích lập dần dần từng năm theo khoảng: 0,15%; 0,3%; 0,45%; 0,5%; 0,75%. Sau đó tỷ lệ này vẫn được duy trì là 0,75% theo Thông tư 02/2013 và hiện tại là Thông tư 36/2014. Trong thực tế, Thông tư 02 đã áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Một số nội dung quy định trong thông tư đã từng bước bám sát và tuân thủ theo nội dung của Hiệp ước Basel II, thể hiện ở sự nghiêm khắc với các nhóm nợ. Mục đích của sự ra đời Thông tư 02/2013 về việc xác định đúng và đủ nợ xấu, phản ánh bức tranh chân thực về sức khỏe của từng ngân hàng nói riêng và cả hệ thống nói chung. Đồng thời từng bước hướng tới tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống tài chính Việt Nam như hiện nay, áp dụng Thông tư 02 sẽ gây ra những khó khăn không chỉ làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các TCTD, đồng thời hạn chế, thắt chặt cho vay trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái cần phải thúc đẩy tăng trưởng. c. Y u cầu minh bạch hóa thông tin Theo nội dung trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II là thực hiện quản lý một cách thận trọng được thúc đẩy bằng việc minh bạch hóa các báo cáo của ngân 124
  11. hàng với các cổ đông và khách hàng. Trụ cột này tập trung vào việc đưa ra các nội dung về các kỷ luật thị trường, công bố thông tin đầy đủ và minh bạch. Việc yêu cầu minh bạch hóa thông tin nhằm tạo sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư, đối tác cạnh tranh và khách hàng là cần thiết cho một hệ thống tài chính vững mạnh. Ngày 15/12/2011, NHNN ban hành Thông tư số 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Nội dung thực hiện kiểm toán độc lập là các báo cáo tài chính của TCTD và các hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ứng dụng thông tư này đã chứng minh được quyết tâm ứng dụng nội dung của Hiệp ước Basel II trong hoạt động thanh tra, giám sát TCTD nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh. Với cơ sở Thông tư 31/2013/TT-NHNN ngày 13 tháng 12 năm 2013 có hiệu lực ngày 01/12/2014 thay thế Thông tư 21/2010/TT-NHNN. Trong đó yêu cầu báo cáo thống kê đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011. Các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo dữ liệu dạng file theo mã chỉ tiêu được quy định lên hệ thống báo cáo thống kê của NHNN (Cục Công nghệ tin học ngân hàng). Thông tư ra quy định, chuẩn mực báo cáo chung cho các đơn vị và dữ liệu thu thập lên được kiểm duyệt bởi các vụ, cục thuộc NHNN. Dữ liệu này không chỉ phục vụ cho công tác thanh tra giám sát ngân hàng mà còn cho các vụ cục khác có liên quan khai thác. Có thể nói với sự ra đời Thông tư 31/2013 đã thể hiện một tín hiệu tốt cho toàn hệ thống TCTD nhằm xây dựng hệ thống báo cáo theo quy chế chung nhằm lưu trữ và minh bạch thông tin trong hoạt động của các TCTD. Như vậy, việc kiểm tra, giám sát không chỉ dừng lại ở khía cạnh quản lý từ các cơ quan cấp cao nhất mà phải được xây dựng thành hệ thống, nhằm đảm bảo hoạt động minh bạch của hệ thống ngân hàng. Nếu như khâu kiểm soát này được thực hiện tốt ngay từ bản thân mỗi tổ chức tài chính thì việc kiểm soát của các cơ quan cấp cao sẽ trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn rất nhiều, chủ yếu thông qua các báo cáo tin cậy được công bố hàng năm đã được chuẩn hóa. 125
  12. Kết luận Việc áp dụng chuẩn mực Hiệp ước Basel II vào hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam đối với các TCTD tuy cấp bách nhưng còn là một lộ trình dài. Nội dung áp dụng và tính toán phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa NHNN và các TCTD trong việc xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện các quy định theo Basel II nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả. Các TCTD từng bước áp dụng thận trọng để không xảy ra hệ lụy chéo (tăng hệ số CAR, áp lực tăng vốn, ). Đối với NHNN cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công việc thanh tra, giám sát. Những kỹ thuật phân tích, lượng hóa rủi ro trong Basel II là khá phức tạp, đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, có am hiểu về lĩnh vực tài chính và kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực tài chính. Tài liệu tham khảo 1. Bryan.J.Balin (10 may 2008), “BASEL I, BASEL II, and Emerging Markets: A nontechnical Analysis”. 2. Basel committee on Banking Supervision (June 2006),“International convergence of Capital Measurement and Capital Standards”, Bank for international settlements. 3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, B o c o nghi n cứu khả thi “Dự n Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động gi m s t từ xa của NHNN”, từ năm 2010 đến năm 2012. 4. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về c c tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 5. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương ph p trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nh nh ngân hàng nước ngoài. 6. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương ph p trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nh nh ngân hàng nước ngoài. 7. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nh nh ngân hàng nước ngoài. 8. Thông tin truy cập trên Website: Ngân hàng Nhà nước (www.sbv.gov.vn), Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (www.vnba.org.vn), Trung tâm thông tin tín dụng (www.cic.org.vn). 126