Bài giảng Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 4: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

pdf 13 trang Gia Huy 2480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 4: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_hiem_trong_kinh_doanh_chuong_4_bao_hiem_hoa_ho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bảo hiểm trong kinh doanh - Chương 4: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

  1. Chương IV: Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 135
  2. I. Khái niệm 1. Sự cần thiết phải bảo hiểm hoả hoạn - Mọi vật xung quanh ta đều dễ cháy, đặc biệt là tài sản, máy móc trang thiết bị và đồ vật quý hiếm - Cháy hay hoả hoạn có thể xảy ra bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời điểm nào => nguy cơ cháy là rất lớn - Nền văn minh hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn năng lượng mà các nguồn năng lượng hiện tại đều dễ cháy - Khi tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trợ giúp cho người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và cách PCCC. 2. Định nghĩa - Bảo hiểm hoả hoạc và các rủi ro đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh gây ra cho đối 136 tượng bảo hiểm
  3. I. Khái niệm • Hoả hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dụng, gây thiệt hại cho tài sản và con người • Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng • Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác, với khoảng cách không cho phép từ nhóm này lan sang nhóm khác. Khoảng cách này gần nhất là 12m, mục đích là để quy vùng trách nhiệm bồi thường • Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản (thuộc quyền sở hữu hay quyền sử dụng của người được bảo hiểm, nằm trong khu vực bảo hiểm) trừ những loại tài sản bị thiệt hại những rủi ro loại trừ gây nên • Mức miễn bồi thường: là số tiền mà người được bảo hiểm tự gánh chịu cho mỗi vụ tổn thất (tại Việt nam không dưới 1000$ hoặc tiền khác tương đương với mỗi vụ tổn thất) • Tổn thất toàn bộ: • Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi được như trạng thái ban đầu • Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng đến mức 137 nếu sửa chữa phục hồi thì số tiền phải bỏ ra sẽ bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm và người được bảo hiểm có hành động từ bỏ đối tượng bảo hiểm đó
  4. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1. Các trường hợp được bảo hiểm 1.1. Rủi ro A: rủi ro hoả hoạn gồm: cháy, sét, nổ - Cháy: + phải thực sự có lửa + lửa đó không phải là lửa chuyên dùng + lửa đó phải bất ngờ hay ngẫu nhiên gây ra => bảo hiểm bồi thường những thiệt hại vật chất do hoả hoạn hoặc do ảnh hưởng của khói và nhiệt gây ra - Sét: tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy - Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của các chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí. Các rủi ro nổ được bảo hiểm bao gồm: - Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt - Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng, sưởi ấm trong một ngôi nhà không phải là xưởng thợ làm các công việc sử dụng hơi đốt, nhưng loại trừ các thiệt 138 hại do nổ mà nguyên nhân gây nổ do động đất hoặc do lửa ngầm dưới đất gây ra
  5. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.2. Rủi ro B- rủi ro nổ: bảo hiểm cho các rủi ro nổ dù nổ không có sét, không có cháy, hoả hoạn do áp lực lớn phát ra tiếng kêu * Loại trừ riêng trong rủi ro B: - Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (không phải do cháy bắt nguồn từ nổ) nếu nồi hơi và những thiết bị máy móc đó thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm - Bình chứa, máy móc thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay bị phá huỷ do nổ các chất liệu đó (không áp dụng trong cháy nổ xăng dầu) 139 - Áp suất sóng gây ra do máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác bay với tốc độ bằng hoặc vượt quá tốc độ âm thanh không được coi là nổ
  6. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.3. Rủi ro C: máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác hay các thiết bị trên các phương tiện đó rơi trúng, nhưng loại trừ các tài sản bị phá hủy hay hư hại bởi áp suất sóng do máy bay, phương tiện hàng không khác bay với tốc độ ngang hoặc vượt tốc độ âm thanh gây ra 1.4. Rủi ro E: nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, cấm xưởng , hoặc hành động của những người tham gia gây rối, bạo động hay hành vi ác ý nhưng không mang tính chất chính trị Loại trừ tài sản bị: - Mất mát hư hại do bị tịch thu, phá huỷ hoặc trưng dụng theo lệnh của chính phủ hoặc nhà cầm quyền - Mất mát hư hại do ngừng công việc 140
  7. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.5. Rủi ro G: động đất (được bồi thường trong mọi trường hợp dù có gây hoả hoạn hay không) 1.6. Rủi ro K: lửa ngầm dưới đất (được bồi thường trong mọi trường hợp dù có gây hoả hoạn hay không) 1.7. Rủi ro L: cháy mà do nguyên nhân duy nhất là do tài sản lên men toả nhiệt và bốc cháy 1.8. Rủi ro N: giông tố, bão táp, lũ lụt Loại trừ: - Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất - Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hỏng 141
  8. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.9. Rủi ro P: rủi ro vỡ hoặc tràn nước từ các bể chứa, các thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn loại trừ những tài sản bị phá huỷ hay hư hại do nước chảy, rò rỉ từ hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động 1.10. Rủi ro Q: xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát của người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ đâm vào gây rủi ro tổn thất 1.11. Rủi ro S: nước chảy hay rò rỉ từ thiết bị vòi phun tự động (Sprinkle) lắp đặt sẵn trong nhà nhưng loại trừ: - Thiệt hại do nước thoát ra từ thiết bị vòi phun được lắp đặt tự động - Thiệt hại do những công trình, ngôi nhà bỏ trống không có người sử dụng => Trong số các rủi ro trên, rủi ro hoả hoạn là rủi ro chủ yếu, ngoài ra 142 người bảo hiểm còn bồi thường cho người được bảo hiểm các chi phí hợp lý
  9. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 2. Các trường hợp loại trừ - Tổn thất do chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn, cách mạng, khủng bố - Tổn thất do phóng xạ, hạt nhân, nguyên tử - Tổn thất do hành động cố ý của người được bảo hiểm - Tổn thất về tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, văn bằng, tài liệu, số liệu trên máy tính - Tổn thất do sử dụng chất nổ - Tổn thất về người và súc vật sống - Tổn thất của các tài sản được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải 143 - Tài sản bị cướp hoặc bị mất cắp (xảy ra trước, trong hoặc sau khi cháy)
  10. II. Trách nhiệm của bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 3. Thời gian bảo hiểm - Thời gian bảo hiểm bắt đầu từ khi ký kết, cấp đơn bảo hiểm hay thu phí bảo hiểm cho tới trước 16h của ngày hết hạn bảo hiểm - Thời hạn của bảo hiểm thông thường là 1 năm - Bảo hiểm hết hạn hiệu lực khi: - Di chuyển đối tượng bảo hiểm ra ngoài khu vực bảo hiểm - Người được bảo hiểm mất quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm - Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm - Thay đổi rủi ro bảo hiểm, quyền sở hữu hoặc quyền quản lý đối 144 với đối tượng bảo hiểm
  11. III. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 1. Người bảo hiểm: các công ty bảo hiểm 2. Người được bảo hiểm: thông thường là các chủ tài sản 3. Đối tượng bảo hiểm: tài sản, kho tàng, vật kiến trúc, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp và hàng hoá để trong kho, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và mọi thành phần kinh tế trong xã hội 4. Trị giá bảo hiểm: bao gồm trị giá tài sản và các chi phí hợp lý khác (phí bảo hiểm, trị giá gia tăng, phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi ) 145
  12. III. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 5. Số tiền bảo hiểm: được tính căn cứ vào giá trị bảo hiểm: - Với đối tượng bảo hiểm mà trị giá bảo hiểm không thay đổi thì căn cứ vào trị giá bảo hiểm để định ra số tiền bảo hiểm - Với đối tượng bảo hiểm mà trị giá bảo hiểm thay đổi: - Trị giá trung bình: là trung bình cộng của các trị giá tại các thời điểm khác nhau trong thời hạn bảo hiểm. Khi có tổn thất, bảo hiểm căn cứ vào trị giá tổn thất thực tế để bồi thường nhưng không vượt quá trị giá trung bình - Trị giá tối đa: là giá trị lớn nhất của tài sản tại một thời điẻm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra bảo hiểm căn cứ vào trị giá tổn thất thực tế để bồi thường nhưng không vượt quá trị giá tối đa. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở trị giá tối đa này nhưng chỉ 146 thu trước 75%
  13. III. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 6. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm = phí cơ bản + phụ phí Phụ phí thường bằng 30% thực phí bảo hiểm Phí cơ bản = tỷ lệ phí bảo hiểm X số tiền bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính trên cơ sở: - Vật liệu công trình: - Loại 1: vật liệu khó bắt lửa và có khả năng chịu nhiệt tốt như bê tống, cốt thép, đá sử dụng cho công trình loại D (Discount class: công trình phải đạt các yêu cầu về bộ phận chịu lửa và bộ phận không chịu lực) - Loại 2: vật liệu trung gian là loại vật liệu hỗn hợp chứa nhiều chất hoá học trộn với vật liệu thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng, sử dụng cho công trình loại N (Neutral Class: không đạt tiêu chuẩn như loại D nhưng ít nhất các bộ phận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy 147 - Loại 3: vật liệu nhẹ, nhìn chung dễ bắt lửa và được sử dụng để xây dựng công trình loại L (Low Class: không đạt các yêu cầu như hai loại công trình trên) - Hệ thống phòng cháy chữa cháy