Bài giảng Kinh tế vi mô I - Mai Quyên

pdf 202 trang Gia Huy 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô I - Mai Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_i_mai_quyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô I - Mai Quyên

  1. ThS. Mai Quyên, ThS. Trần Thị Tuyết ThS. Ngô Thị Thủy, ThS. Vũ Thị Minh Ngọc KINH TÕ VI M¤ I P (D) (S) Dư thừa P1 E P* P2 Thiếu hụt 0 Q Q1 Q3 Q* Q2 Q4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
  2. THS. MAI QUYÊN, THS. TRẦN THỊ TUYẾT, THS. NGÔ THỊ THỦY, THS. VŨ THỊ MINH NGỌC BÀI GIẢNG KINH TẾ VI MÔ I TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế vi mô I là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo khối ngành kinh tế ở bậc đại học. Môn học này được chia thành 3 tín chỉ với thời lượng 40 tiết lý thuyết và 5 tiết bài tập. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập môn học Kinh tế vi mô I, chúng tôi xin giới thiệu cuốn bài giảng “Kinh tế vi mô I”. Nội dung của cuốn bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của kinh tế vi mô:lý thuyết cung cầu, lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, lý thuyết sản xuất, chi phí và lợi nhuận, cấu trúc thị trường, thị trường các yếu tố sản xuất và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Để giúp bạn đọc dễ theo dõi sau mỗi phần lý thuyết chúng tôi có đưa ra các bài tập ví dụ và kèm theo lời giải. Ngoài ra cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập và bài tập để củng cố lại kiến thức. Hy vọng rằng, cuốn bài giảng sẽ là tài liệu có ích trong quá trình giảng dạy và học tập. Tham gia biên soạn cuốn bài giảng gồm các tác giả: - ThS. Trần Thị Tuyết viết chương 1 và chương 3; - ThS. Vũ Thị Minh Ngọc viết chương 2; - ThS. Ngô Thị Thủy viết chương 4 và chương 7; - Th.s Mai Quyên viết chương 5 và chương 6. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để nội dung cuốn bài giảng được hoàn thiện hơn. Nhómtác giả biên soạn 3
  4. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Tiếng Việt Ký hiệu Tiếng Anh Chi phí cơ hội OC Opportunity Cost Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF Production Possibilitty Frontier Cầu D Demand Cung S Supply Số lượng, khối lượng sản phẩm Q Quantity Lượng cầu QD Quantity Demanded Lượng cung QS Quantity Supplied Giá P Price Thu nhập I Income D Độ co dãn của cầu theo giá EP Price Elasticity of Demand D Độ co dãn của cầu theo thu nhập EI Income Elasticity of Demand Độ co dãn chéo của cầu EXY Cross Elasticity of Demand S Độ co dãn của cung theo giá EP Price Elasticity of Supply Tổng doanh thu TR Total Revenue Lợi ích U Utility Tổng lợi ích TU Total Utility Lợi ích cận biên MU Marginal Utility Thặng dư của người sản xuất PS Producer Surplus Thặng dư của người tiêu dùng CS Consumer Surplus Phúc lợi xã hội ròng NSB Net Social Benefit Tỷ lệ thay thế cận biên MRS Marginal Rate of Substitution Phần mất không DWL Dead Weight Loss Năng suất trung bình AP Average Product Năng suất cận biên MP Marginal Product Marginal Rate of Technical Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên MRTS Substitution 5
  5. Tổng chi phí TC Total Cost Chi phí cố định FC Fixed Cost Chi phí biến đổi VC Variable Cost Chi phí trung bình AC Average Cost Chi phí cố định trung bình AFC Average Fixed Cost Chi phí biến đổi trung bình AVC Average Variable Cost Chi phí cận biên MC Marginal Cost Tổng chi phí dài hạn LTC Long run Total Cost Chi phí bình quân dài hạn LAC Long run Average Cost Chi phí cận biên dài hạn LMC Long run Marginal Cost Doanh thu cận biên MR Marginal Revenue Số lượng vốn K Capital Số lượng lao động L Labor Tiền lương, chi phí cho một đơn w Wage vị lao động Chi phí cho 1 đơn vị vốn r Interest rate Sản phẩm doanh thu cận biên MRP Marginal Revenue Product Giá trị hiện tại PV Present Value Giá trị tương lai FV Future Value Chi phí cá nhân cận biên MPC Marginal Personal Cost Chi phí xã hội cận biên MSC Marginal Social Cost Lợi ích xã hội cận biên MSB Marginal Social Benefit 6
  6. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢNVỀ KINH TẾ HỌC Chương này đề cập đến những vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết các vấn đề đó trong nền kinh tế. Giải thích được kinh tế học là gì, phân biệt được kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Xác định những vấn đề cơ bản của mọi tổ chức kinh tế và cách thức giải quyết của nền kinh tế. Bên cạnh đó khái niệm về chi phí cơ hội, vận dụng đường giới hạn năng lực sản xuất, các qui luật chi phí cơ hội tăng dần đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp cũng được đề cập đến trong chương này. 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Kinh tế học Mọi hoạt động của nền kinh tế đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Để thỏa mãn nhu cầu, xã hội cần phải có các nguồn lực, đó chính là các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà con người cần. Phần lớn nguồn lực của nền kinh tế có tính khan hiếm, đây là một vấn đề phổ biến. Tất cả các cá nhân đều có nhu cầu vô hạn và khả năng để thỏa mãn các nhu cầu đó là hữu hạn.Vì vậy, khan hiếm thể hiện số lượng hiện có của chúng ít hơn so với nhu cầu của con người cần có chúng để sản xuất ra các sản phẩm mà họ mong muốn. Để dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người và khả năng đáp ứng nhu cầu có giới hạn của xã hội, mỗi quốc gia phải có những quyết sách để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản đó là sản xuất hàng hóa dịch vụ gì, sản xuất các hàng hóa dịch vụ đó thế nào và sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó cho ai? Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi cá nhân và xã hội phải đưa ra quyết định lựa chọn. Các nhà kinh tế cho rằng: “Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn”. Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong thế giới nguồn lực hạn chế. Với các cách tiếp cận khác nhau các nhà kinh tế đã đưa ra một số khái niệm về kinh tế học như sau: Kinh tế học là việc nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm có thể được sử dụng một cách khác 7
  7. nhau nhằm sản xuất ra các loại hàng hóa và phân phối cho người tiêu dùng hiện nay hoặc trong tương lai. Kinh tế học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình (N.Gregory Mankiw, 2003). Kinh tế học là việc nghiên cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai (David Begg, 2008). Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và các phúc lợi xã hội như là một mối quan hệ giữa một bên là các nhu cầu không giới hạn của xã hội với bên kia là sự hạn chế của các nguồn cung vốn có các cách sử dụng khác nhau (Lionel Robbins, 1995). Qua nghiên cứu một số khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm kinh tế học một cách khái quát như sau: “Kinh tế học là một môn khoa học về sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả nhất và phân phối các sản phẩm làm ra cho các thành viên trong xã hội kể cả hiện tại và tương lai” Như vậy trong khái niệm về kinh tế học ta nhận thấy rằng các nguồn lực có tính khan hiếm và xã hội phải phân bổ, sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả. 1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu kinh tế học được chia thành: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. 1.1.2.1. Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế. Nó tập trung nghiên cứu các hoạt động hoặc các hành vi cụ thể của từng đơn vị kinh tế riêng lẻ. Các đơn vị gồm có các doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các qui định, thuế của chính phủ tác động đến giá, lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe ô tô, đồng thời nghiên cứu các qui định và thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng sản xuất xe ô tô trên thị trường. 8
  8. Kinh tế học vi mô giải thích cách thức lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng để tối đa hóa được sự thoả mãn của họ. Hay nó giải thích cách thức các doanh nghiệp quyết định tuyển thêm lao động. Nói một cách cụ thể là kinh tế vi mô nghiên cứu xem các thành viên kinh tế đạt được mục tiêu của họ với nguồn tài nguyên khan hiếm bằng cách nào và sự tác động của họ lên toàn bộ nền kinh tế ra sao. 1.1.2.2. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó nhấn mạnh đến sự tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Hay nói cách khác kinh tế học vĩ nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể nền kinh tế. Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thuế, chi tiêu, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu chi phí cuộc sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, chi tiêu ngân sách của một quốc gia. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề: tỉ lệ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thất nghiệp và lạm pháp 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, chúng không chia cắt nhau mà bổ sung cho nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế học thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Thực tế đã chứng minh: Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Nghiên cứu kinh tế vĩ mô chính phủ sẽ có những chính sách về thuế, chính sách đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô, quản lý sản xuất kinh doanh mà không có sự điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô hay quản lý Nhà nước về kinh tế thì chẳng khác gì chỉ thấy từng tế bào của nền kinh tế mà không thấy cả nền kinh tế. 9
  9. 1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 1.1.3.1. Kinh tế học thực chứng Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế một cách khách quan và khoa học. - Kinh tế học thực chứng thường liên quan đến các câu hỏi: Đó là gì? Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu ? Mức thất nghiệp cao sẽ ảnh hưởng tới lạm pháp như thế nào? Nhà nước đánh thuế một mặt hàng thì giá cả của các hàng hoá đó sẽ tăng lên còn giá cả của hàng hoá liên quan sẽ như thế nào? - Mục tiêu của kinh tế học thực chứng: Là giải thích xã hội quyết định như thế nào về tiêu thụ, trao đổi và sản xuất hàng hoá. Sự giải thích này nhằm hai mục đích: + Để cho chúng ta biết nguyên nhân tại sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động; + Để có cơ sở dự đoán nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào với sự thay đổi của hoàn cảnh. Đồng thời chính phủ có thể sử dụng các công cụ điều chỉnh để hạn chế tác động tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực nhằm đạt được những kết quả mong muốn. Như vậy, kinh tế học thực chứng cố gắng mô tả, giải thích các hiện tượng thực tế và hành vi kinh tế. Trong kinh tế học thực chứng các hành vi kinh tế, các hiện tượng được giải thích một cách khách quan. Về khía cạnh này, kinh tế học giống như các môn khoa học tự nhiên. 1.1.3.2. Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn hoặc khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác kinh tế học chuẩn tắc hoàn toàn mang tính chủ quan. Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: Cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế? Đương nhiên, những kiến nghị mà kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá của người phân tích, theo đó, các sự kiện trên được phân loại thành xấu hay tốt, đáng mong muốn hay không đáng mong muốn, nên hay không nên Ví dụ:Có nên dùng thuế thu nhập của người giàu giúp đỡ người nghèo hay không? 10
  10. Có nên trợ cấp hoàn toàn tiền khám, chữa bệnh cho người già không? Nên miễn phí cho tất cả các cấp học Do đó, cùng một vấn đề kinh tế nhưng nếu nhìn nhận theo kinh tế học chuẩn tắc thì câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm cá nhân và phương pháp giải quyết khác nhau của từng người. Như vậy, kinh tế học thực chứng thường mô tả, giải thích trong khi nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc thường đưa ra các lời khuyên, chỉ dẫn. 1.1.4. Các thành phần của nền kinh tế Để hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành phần của nền kinh tế và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh tế giản đơn, các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. - Hộ gia đình:Bao gồm những người chung sống với nhau như một đơn vị ra quyết định. Một hộ gia đình có thể gồm một người, nhiều gia đình, hoặc nhóm người không có quan hệ nhưng chung sống với nhau. Hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý để nhận các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền lãi và lợi nhuận. Hộ gia đình cũng đồng thời là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. - Doanh nghiệp:Là tổ chức kinh doanh, sở hữu và điều hành các đơn vị kinh doanh của nó. Đơn vị kinh doanh là một cơ sở trực thuộc dưới hình thức nhà máy, nông trại, nhà bán buôn, bán lẻ hay nhà kho mà nó thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Một doanh nghiệp có thể chỉ có một đơn vị kinh doanh, hoặc cũng có thể có nhiều đơn vị kinh doanh. Trong khi đó một ngành gồm một nhóm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự nhau. - Chính phủ:Là một tổ chức gồm nhiều cấp, ban hành các luật, qui định và vận hành nền kinh tế theo một cơ chế dựa trên luật. Chính phủ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công cộng như: an ninh quốc phòng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giao thông, giáo dục. Bằng cách thay đổi và điều chỉnh luật, qui định, thuế, chính phủ có thể tác động đến sự lựa chọn của các hộ gia đình và doanh nghiệp. 11
  11. Dòng luân chuyển trong nền kinh tế Thị trường sản phẩm P S Hàng hóa Hàng hóa D dịch vụ dịch vụ Doanh thu Q bán hàng Chi tiêu Chi tiêu Hàng hóa hàng hóa hàng dịch vụ dịch vụ hóadịch vụ Thuế Trợ cấp Doanh nghiệp Chính phủ Hộ gia đình Trợ cấp Thuế Chi phí sử Chi phí sử Nguồn lực dụng Chi phí sử dụng nguồn sản xuất nguồn lực dụng nguồn lực lực Thị trường nguồn lực P Nguồn lực S Nguồn lực sản xuất sản xuất D Q Hình 1.1. Sơ đồ chu chuyển nền kinh tế Trong hình 1.1 các thành viên tương tác với nhau trên hai thị trường là thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực sản xuất. Tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình sử dụng thu nhập (từ việc cung cấp nguồn lực) để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào thị trường nguồn lực sản xuất các hộ gia đình cung cấp nguồn lực sản xuất như lao động, đất đai và vốn cho doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho nguồn lực đó. Các doanh nghiệp tham gia vào hai thị trường đó để mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết và bán các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung cấp các hàng hóa mà xã hội mong muốn nhưng thị trường không sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các chương trình trợ cấp. 12
  12. Biểu đồ trên mô tả mối quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế thông qua các tương tác trên thị trường sản phẩm và thị trường các nguồn lực. Thực tế, không phải tất cả thu nhập của hộ gia đình đều chi tiêu hết vào hàng hóa và dịch vụ, một số thu nhập dành để tiết kiệm dưới hình thức đầu tư. Khi đó các trung gian tài chính đóng vai trò trung gian trong việc dịch chuyển nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại phải được xem xét trong các nền kinh tế. Nhập khẩu làm dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ từ thị trường nước ngoài vào thị trường nội địa. Trong khi đó, xuất khẩu dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ từ thị trường nội địa ra thị trường thế giới. Xuất khẩu ròng là phần chênh lệch giá trị hàng hóa và dịch vụ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Khi đó, xuất hiện dòng tiền ròng chảy vào trong nước nếu như xuất khẩu ròng dương và ngược lại. 1.2. Ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế Thực tế phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam đã cho chúng ta thấy rằng muốn phát triển một doanh nghiệp đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? 1.2.1. Quyết định sản xuất cái gì? Vấn đề đầu tiên có thể được hiểu như là: “Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?”. Đây là câu hỏi của cầu, đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hoá dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Để giải quyết tốt vấn đề này, các doanh nghiệp phải làm tốt công tác điều tra nhu cầu của thị trường. Từ nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải xác định được các nhu cầu có khả năng thanh toán để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sự tương tác của cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường sẽ hình thành nên giá của hàng hóa và dịch vụ, là tín hiệu tốt cho việc phân bố các nguồn lực xã hội. 1.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào? Vấn đề thứ hai có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: “Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?”. Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản 13
  13. phẩm và dịch vụ. Đây là câu hỏi của cung liên quan trực tiếp đến người sản xuất. Điều đó có nghĩa là: Để sản xuất đạt hiệu quả cao người sản xuất phải nghiên cứu và giải quyết đồng bộ các vấn đề sử dụng kỹ thuật nào thì phù hợp, lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu vào nào thì tối ưu, lượng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu thì tối ưu, sản xuất kinh doanh ở đâu Tiêu thức quan trọng nhất để biết được sản xuất như thế nào thì có hiệu quả cao là: chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia. Bao gồm các vấn đề: - Lựa chọn công nghệ sản xuất nào? - Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào? - Lựa chọn phương pháp sản xuất nào? Các doanh nghiệp phải luôn quan tâm để sản xuất ra hàng hóa nhanh, có chi phí thấp để cạnh tranh trên thị trường. Các biện pháp cơ bản các doanh nghiệp áp dụng là thường xuyên đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ công nhân và lao động quản lý nhằm tăng hàm lượng chất xám trong hàng hóa và dịch vụ. 1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai? Vấn đề thứ ba phải giải quyết đó là, “Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?”. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua, người bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua bán của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuế và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập 14
  14. cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại sản phẩm và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường. Giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường. Như vậy, vấn đề kinh tế cơ bản này gắn liền với hai nội dung: Xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để vừa kích thích sản xuất phát triển vừa đảm bảo công bằng xã hội. Ba vấn đề kinh tế cơ bản nêu trên có quan hệ rất mật thiết với nhau. Nếu chỉ giải quyết được 1, 2 trong 3 vấn đề thì đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn để quyết tối ưu ba vấn đề này lại phụ thuộc trình độ phát triển xã hội, khả năng và điều kiện, phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ thống kinh tế để phát triển, phụ thuộc vào vai trò, trình độ và sự can thiệp của chính phủ, phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội của mỗi nước. 1.3.Khan hiếm và sự lựa chọn 1.3.1. Tại sao phải lựa chọn? Khan hiếm là một thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng. Một tài nguyên được gọi là khan hiếm khi số lượng sẵn có nhỏ hơn số lượng cần. Mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người (xã hội) đề gặp vấn đề kinh tế giống nhau đó là nhu cầu luôn lớn hơn khả năng. Chúng ta muốn một số lượng vô hạn các sản phẩm: thức ăn, quần áo, nhà ở, ô tô, điện thoại nhưng lại bị giới hạn bởi thu nhập. Như vậy, trừ một số người quá giàu có, đa số chúng ta đều không thể mua được tất cả những gì mình muốn. Để thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội phải sử dụng các nguồn lực (tài nguyên) khan hiếm làm yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Nguồn lực kinh tế của mọi xã hội đều là hữu hạn hay khan hiếm so với nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Vì thế, khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế là hữu hạn, cũng giống như khả năng thỏa mãn nhu cầu của mỗi cá nhân. Để thực hiện sự lựa chọn phải so sánh chi phí và lợi ích gắn liền với mỗi phương án. Một phương án sẽ được lựa chọn nếu so sánh lợi ích nó mang lại lớn hơn chi phí. Các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ đều thực hiện việc so sánh lợi ích và chi phí trước khi quyết định hành động. Vì mỗi sự lựa chọn đều đem lại lợi ích và gây ra chi phí, nên khi thay sự lựa chọn này bằng sự lựa chọn khác thì lợi ích và chi phí cũng sẽ thay đổi. Cần 15
  15. phải so sánh lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm để ra quyết định. Tất cả sự lựa chọn đều chịu chi phí. Bất cứ khi nào ta thực hiện một hành động hay có một điều gì đó ta cũng phải hy sinh cơ hội để làm hoặc để có được một cái khác. Cơ hội tốt nhất phải hy sinh để thực hiện một hành động cụ thể gọi là chi phí cơ hội của hành động đó. Để lựa chọn và ra quyết định đúng đắn chúng ta phải dựa vào chí phí cơ hội. Chi phí cơ hội là khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng được sử dụng hết sức rộng rãi trong cuộc sống. Nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này, thì nó trở thành một công cụ hữu ích nhất giúp chúng ta đưa ra các quyết định lựa chọn có hiệu quả khi đứng trước hàng loạt các tình huống khác nhau xảy ra trong hoạt động kinh tế. Ví dụ:Một sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có nhiều doanh nghiệp mời anh ta về làm việc. Có 4 doanh nghiệp đến mời anh ta với các mức lương được đề xuất như sau: doanh nghiệp A: 15 triệu, B: 12 triệu, C: 9 triệu, D: 7 triệu (các điều kiện khác để làm việc tại 4 doanh nghiệp này là như nhau). Như vậy, anh ta có 4 cơ hội để lựa chọn và tất nhiên anh ta sẽ chọn doanh nghiệp A. Và khi đó chi phí cơ hội của quyết định này là 12 triệu. Vậy chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội là giá trị tốt nhất của phương án bị bỏ qua khi lựa chọn phương án khác. Đối với một sinh viên có 2 phương án như sau (tính trong 1 tháng): - Phương án: Đi học: + Nộp học phí: 200.000; + Mua sách vở: 100.000; + Chi phí khác: 200.000; + Tiền ăn: 300.000. Tổng: 800.000 - Phương án 2: Đi làm: + Tiền lương: 1.000.000; + Thu nhập khác: 500.000. Vậy chi phí cơ hội của việc đi học là bao nhiêu? 800.000 + 1.500.000 - 300.000 = 2.000.000 Vì vậy, mọi người thường lựa chọn hành động bằng cách cân nhắc, so sánh những lợi ích do sự lựa chọn đó đem lại và chi phí tính theo những cơ hội đó đã bị bỏ qua. Chẳng hạn, khi quyết định sử dụng thời gian của mình trong ngày hôm nay, tôi đã chọn việc nghe chuyên gia giảng chuyên đề, vì những lợi ích đạt được 16
  16. sẽ lớn hơn là chi phí cơ hội trong trường hợp sử dụng thời gian hiện có để đọc sách. Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: thời gian, ý thích, hoặc những vấn đề khác. Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm. Ví dụ:Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm nó được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên. 1.3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Để minh họa những vấn đề về tình trạng khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn tối ưu người ta dùng đường cong năng lực sản xuất (đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF: Production Possbility Frontier). Đường giới hạn khả năng sản xuất (đường cong năng lực sản xuất) cho biết khối lượng sản phẩm mà một nền kinh tế đạt được với khối lượng đầu vào và kiến thức công nghệ nhất định. Bảng 1.1. Các khả năng sản xuất Tivi và đầu DVD Khả năng Đầu DVD Tivi A 150 0 B 140 10 C 120 20 D 90 30 E 50 40 F 0 50 17
  17. Biểu diễn bảng 1.1 trên đồ thị với trục tung là số lượng tivi, trục hoành là số lượng đầu DVD ta được như hình vẽ 1.2 và được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất. 60 50 F E 40 H D 30 Tivi C 20 G B 10 A 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Đầu DVD Hình 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Hình vẽ trên đây cho chúng ta thấy các mức phối hợp tối đa về số đơn vị đầu DVD và Tivi mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra. Nếu dành toàn bộ nguồn lực để sản xuất Tivi ta sẽ được 50 đơn vị và biểu hiện bằng điểm F, ngược lại điểm A là nền kinh tế dồn toàn bộ nguồn lực để sản xuất hàng tiêu dùng. Còn các điểm khác nằm trên PPF là các cách phối hợp tài nguyên để sản xuất ra cả hai loại hàng hoá nói trên. - Xét điểm G nằm trong đường PPF. Tại G vẫn sử dụng số nguồn lực sẵn có nền kinh tế sản xuất ra G1 đơn vị hàng tiêu dùng nhưng chỉ sản xuất ra G2đơn vị hàng tivi trong khi đó tiềm năng có thể sản xuất G3 đơn vị tivi. Như vậy là lãng phí nguồn lực. - Ta xét điểm H nằm ngoài đường PPF: Tại H vượt qua 50 đơn vị Tivi vì thế không đủ nguồn lực để sản xuất. Tóm lại: Đường PPF có hình dáng là đường cong lồi vì nó chịu sự chi phối của quy luật chi phí cơ hội ngày tăng. 18
  18. - Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm đạt hiệu quả tối đa. - Những điểm nằm trong PPF là những điểm sử dụng lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. - Những điểm nằm ngoài PPF là những điểm không thể đạt tới. - Đường PPF đề cập tới 2 vấn đề: sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào. Vậy nghiên cứu đường PPF để làm gì? - Đường PPF giúp người sản xuất có được lựa chọn tối ưu, sử dụng đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực hiện có để thoả mãn được nhu cầu của con người và toàn xã hội. - Đường PPF góp phần làm sáng tỏ việc lựa chọn 2 trong 3 vấn đề kinh tế cơ bản trong giới hạn cho phép của nguồn lực. Chi phí cơ hội (để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm X) là số đơn vị sản phẩm Y phải sản xuất bớt đi để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm X. Như vậy, nghịch dấu với độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất tại một điểm chính là chi phí cơ hội tại điểm đó. Do đó, sơ đồ trên ta có thể thấy chi phí cơ hội khác nhau giữa hai điểm A và B của đường giới hạn khả năng sản xuất. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta thấy 3 vấn đề như sau: - Sự khan hiếm:Được biểu thị bằng sự tồn tại của các kết hợp không thể đạt được; - Sự lựa chọn:Được biểu thị bằng sự cần thiết phải lựa chọn giữa các kết hợp có thể đạt được (nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất); - Chi phí cơ hội:Được biểu thị qua dạng nghịch biến của đường giới hạn khả năng sản xuất. Nó cho thấy để có thêm được một sản phẩm này thì ta phải từ bỏ một hay nhiều sản phẩm khác. Sự lựa chọn kinh tế tối ưu trước hết phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất hiện có, nhưng trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho phép đó, chúng ta sẽ chọn tại điểm nào thì tối ưu nhất cho mong muốn của chúng ta. Điểm có hiệu quả nhất trước hết là điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất và điểm đó thỏa mãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người mong muốn. 1.3.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng thể hiện khi muốn có thêm số lượng bằng nhau một mặt hàng nào đó xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng một mặt hàng khác. 19
  19. Bảng 1.2. Quy luật chi phí cơ hội Chi phí cơ hội để sản Khả năng Đầu DVD Tivi xuất thêm 1 đơn vị Tivi A 15 0 - B 14 1 1 C 12 2 2 D 9 3 3 E 5 4 4 F 0 5 5 Từ số liệu bảng 1.2 xét chi chí cơ hội của từng phương án ta thấy: - Ở phương án A nếu không sản xuất Tivi thì sản xuất được 15 đơn vị DVD, sang phương án B nếu sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Tivi thì chỉ sản xuất được 14 đơn vị sản phẩm đầu DVD. Như vậy xã hội phải hy sinh 1 đơn vị DVD để có 1 đơn vị DVD; - Ở phương án C để có thêm 1 đơn vị Tivi phải hy sinh 2 đơn vị DVD; - Ở phương án D để có thêm 1 đơn vị Tivi phải hy sinh 3 đơn vị DVD; - Ở phương án E để có thêm 1 đơn vị Tivi phải hy sinh 4 đơn vị DVD; - Ở phương án F để có thêm 1 đơn vị Tivi phải hy sinh 5 đơn vị DVD. Ta thấy số lượng đơn vị DVD phải hy sinh ngày càng tăng khi muốn sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm Tivi. Đây là một ví dụ về quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Để có thêm 1 đơn vị hàng hoá X thì lượng hàng hoá Y phải hy sinh ngày càng nhiều. 1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế học vi mô là một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn học về quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn của hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô gồm các vấn đề sau: - Nghiên sự lựa chọn để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? - Nghiên cứu tính quy luật và xu hướng vận động của các tế bào trong nền kinh tế. 20
  20. - Nghiên cứu khuyết tật của cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. 1.4.2. Nội dung nghiên cứu Kinh tế vi mô là môn khoa học có nội dung khá phong phú nhưng lại rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tùy theo nội dung, đối tượng nghiên cứu khác nhau mà có thể đi sâu vào nội dung này hay nội dung khác với mức độ khác nhau. Với đối tượng là sinh viên ngành kinh tế cần nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: - Những vấn đề cơ bản của kinh tế học; - Lý thuyết cung - cầu; - Lý thuyết hành vi người tiêu dùng; - Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp; - Cấu trúc thị trường; - Thị trường các yếu tố sản xuất; - Những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong kinh tế thị trường. 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu kinh tế vi mô, người ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp cân bằng nội bộ: Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ xem xét từng đơn vị vi mô, xét sự tác động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Phương pháp so sánh tĩnh: Phương pháp so sánh tĩnh là giả định các yếu tố khác không đổi. Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với các giả định Ceteris Pairbus trong mô hình. Ceteris Pairbus là một thuật ngữ latinh được dùng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác không đổi. Các biến số mà các nhà kinh tế quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá luôn thay đổi và chịu sự tác động của yếu tố cùng một lúc vì thế khi nghiên cứu, phân tích các nhà kinh tế thường phải cố định các yếu tố khác. - Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng mô hình hoá như: công cụ toán học, phân tích vi phân để lượng hoá các mối quan hệ kinh tế. 21
  21. Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thiết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi được gọi là qui luật kinh tế. Hình vẽ dưới đây mô tả cụ thể các bước tuần tự trong nghiên cứu kinh tế học. Xác định vấn đề nghiên cứu Phát triển mô hình - Lựa chọn biến số phù hợp - Đưa ra xác giả thiết đơn giản hoá so với thực tế - Xác lập các giả thiết kinh tế để giải thích vấn Kiểm định giả thiết kinh tế - Thu thập số liệu - Phân tích số liệu - Kiểm định * Xác định vấn đề nghiên cứu Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ các nhà kinh tế mong muốn tìm hiểu hiện tượng kinh tế bất thường vì sao người dân lại giảm tiêu thụ một mặt hàng cụ thể nào đó trong mấy tháng qua. * Phát triển mô hình Phát triển mô hình là bước thứ hai xây dựng mô kinh tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình kinh tế là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các phương trình toán học. Mục tiêu của các mô hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng. Đầu tiên, giúp chúng ta hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào. Bằng cách mô tả vấn đề nghiên cứu thông qua mô hình đơn giản, chúng ta có thể hiểu sâu hơn một vài khía cạnh 22
  22. quan trọng của vấn đề. Sau đó, các mô hình kinh tế được sử dụng để hình thành các giả thiết kinh tế. * Kiểm chứng giả thiết kinh tế Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra được những dự đoán đúng. Ở bước 3 này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thiết thì giả thiết được công nhận còn nếu ngược lại thì giả thiết bị bác bỏ. Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cùng cần xem xét kỹ. Có hai vấn đề liên quan đến việc giải thích các số liệu kinh tế. Thứ nhất là vấn đề liên quan đến giả định các yếu tố khác không thay đổi và vấn đề còn lại liên quan đến quan hệ nhân quả. - Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp quan trọng nhất. Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Nhìn nhận xem xét các quyết định của các thành viên trong nền kinh tế đều có điểm dừng tối ưu. Tại đó người sản xuất hoặc tối thiểu hoá chi phí khi lựa chọn đầu vào hoặc là tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hoá - dịch vụ. còn chính phủ tối đa hoá phúc lợi công cộng khi lựa chọn chính sách. Khi tiến hành lựa chọn, các thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng thông qua việc so sánh phần lợi ích thu được và phần chi phí bỏ ra để sản xuất (hoặc tiêu dùng) thêm một đơn vị sản phẩm. Nếu lợi ích thu được khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá lớn hơn chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn sản phẩm thì nên mở rộng qui mô sản xuất hoặc tiêu dùng để tăng thêm tổng lợi ích kinh tế. Nếu lợi ích thu được khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá nhỏ hơn chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn sản phẩm thì nên thu hẹp qui mô sản xuất hoặc tiêu dùng. Nếu lợi ích thu được khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá bằng chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn sản phẩm thì qui mô sản xuất hoặc tiêu dùng là tối ưu (Q*) và khi đó tổng lợi ích kinh tế đạt được là lớn nhất. Vậy Q* là điểm dừng tối ưu của người sản xuất (hoặc tiêu dùng) khi lựa chọn phương án sản xuất hoặc tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. 23
  23. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kinh tế học là gì? 2. Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? 3. Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? 4. Phân tích ý nghĩa của đường PPF? Nhận xét về những điểm nằm trên, những điểm nằm trong và những điểm nằm ngoài đường PPF. 5. Thế nào là chi phí cơ hội? Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng? Ý nghĩa khi nghiên cứu chi phí cơ hội? TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Dần (2011). Kinh tế học vi mô I,Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Ngọc (2007). Bài giảng nguyên lý kinh tế vi mô,NxbĐại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Cao Thúy Xiêm (2008). Kinh tế học vi mô câu hỏi trắc nghiệm và bài tập,NxbĐại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Cao Thúy Xiêm (2011). Kinh tế học vi mô,Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. *Tiếng Anh 5.Damian Ward, David Begg (2008).Bài tập kinh tế học vi mô,Nxb Thống kê, Hà Nội. 6.David Begg (2008). Kinh tế học vi mô,NxbThống kê, Hà Nội. 7. N.Gregory Mankiw (2003). Nguyên lý kinh tế học, NxbThống kê, Hà Nội. 24
  24. Chương 2 CUNG - CẦU Chương 1 đã giới thiệu về những vấn đề cơ bản của kinh tế học và kinh tế vi mô. Trong đó, quan trọng nhất là cách thức xã hội phân bổ và sử dụng nguồn lực sao cho tối ưu nhằm ra quyết định được sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Một nền kinh tế hiện đại dựa vào cơ chế thị trường để giải quyết những vấn đề trên. Do đó, trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế thị trường thông qua việc phân tích sự vận hành thị trường và giá cả của một thị trường hàng hóa riêng biệt. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa cầu trên thị trường (hành vi của những người mua) và cung (hành vi của những người bán) sẽ xác định lượng hàng hóa được sản xuất và mức giá mua bán hàng hóa đó. 2.1. Cầu 2.2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2.1.1. Cầu Cầu là lượng hàng hoá dịch vụ mà mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Trong khái niệm này chúng ta cần chú ý hai yếu tố cơ bản: + Yếu tố 1: Ý muốn sẵn sàng mua. Yếu tố này quyết định việc người tiêu dùng có sẵn sàng chi tiền để mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó hay không. Nếu không cần đến chúng thì dù đắt hay rẻ người tiêu dùng cũng không mua và cầu trong trường hợp này cũng bằng không. Những mong muốn, những nguyện vọng vô hạn của con người, mà không cần tính đến khả năng thanh toán được gọi là nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, đa số nhu cầu của con người không được thoả mãn do có sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Bạn rất muốn có một chiếc máy vi tính – đó là nhu cầu của bạn song không có tiền để mua vậy cầu của bạn với chiếc máy tính đó bằng không. + Yếu tố 2: Khả năng mua hay khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Mặc dù người tiêu dùng rất thích mua một món hàng nhưng anh ta phải có tiền để trả cho món hàng đó, nếu anh ta không có đủ tiền thì cầu đối với món hàng đó bằng không. 25
  25. * Các yếu tố khác không đổi (Ceteris paribus): Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu mà ta sẽ nghiên cứu ở phần sau. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến cầu các nhà kinh tế thường cho yếu tố nghiên cứu thay đổi còn các yếu tố khác coi như không đổi để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của yếu tố đang xét đến cầu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường. 2.2.1.2.Lượng cầu Lượng cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá nhất định trong một thời gian xác định (với điều các yếu tố khác không đổi). Lưu ý: Cầu khác với lượng cầu. “Cầu” mô tả hành vi của người mua ở tất cả các mức giá. Trong khi đó, thuật ngữ “lượng cầu” chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với mức giá cụ thể. Ở mỗi mức giá có một lượng cầu cụ thể. Ví dụ: Thị trường gạo ở 1 khu vực với mức giá P = 12 nghìn đồng/kg thì lượng mua mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua là 1,2 tấn/ngày. Lượng 1,2 tấn/ngày tại mức giá 12 nghìn đồng được gọi là lượng cầu. 2.2.2. Cách biểu diễn cầu 2.2.2.1. Biểu cầu Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Bảng 2.1. Ví dụ biểu cầu Giá(nghìn đồng) Lượng cầu(tấn) 7 20 8 19 9 18 10 17 11 16 12 15 2.2.2.2.Hàm số của cầu Cầu hàng hóa có thể được biểu thị thông qua hàm cầu: = ()với X là các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Qua hàm số cầu, quan hệ về mặt số lượng giữa lượng cầu và mức giá của hàng hoá được thể hiện một cách đơn giản, khái quát: ứng với một mức giá nhất định, ta biết được lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng là bao nhiêu. 26
  26. Nếu chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, các yếu tố khác không đổi, hàm cầu có thể viết: = (). Hàm cầu tuyến tính có dạng: = + ( < 0) Hoặc: = + (với < 0) 2.2.2.3.Đường cầu Đồ thị là cách biểu thị trực quan mối quan hệ hàm số giữa hai biến số. Trên đồ thị, người ta thể hiện cầu dưới hình ảnh một đường cầu nhất định. Theo truyền thống trong kinh tế học, lượng cầu (QD) thường được biểu thị trên trục hoành, mức giá (P) thường được đo trên trục tung. Một đường cầu mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng cầu tương ứng. Một điểm cụ thể trên đường cầu cho chúng ta thông tin về một lượng hàng hóa cụ thể mà người tiêu dùng sẵn sàng mua tại một mức giá cụ thể. Đường cầu dạng tổng quát được thể hiện dưới dạng một đường cong, phi tuyến, với độ dốc không phải là hằng số. Song với mục đích đơn giản hóa, đường cầu thường được thể hiện như một đường thẳng (đường có độ dốc là hằng số), tương ứng với việc biểu thị hàm số cầu là một hàm tuyến tính. P Đường cầu P Đường cầu tuyến tính dạng tổng quát Q 0 Q Hình 2.1.Đường cầu thị trường 2.2.3. Cầu cá nhân và cầu thị trường 2.2.3.1. Cầu cá nhân Cầu cá nhân là số lượng, dịch vụ mà một người có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định - với các yếu tố khác không đổi. 2.2.3.2. Cầu thị trường Ví dụ 1:Giả sử có 4 người A, B, C, D tham gia thị trường hàng hóa X có biểu cầu như sau: 27
  27. Bảng 2.2. Biểu cầu của hàng hóa X Giá Lượng cầu (tấn) Lượng cầu thị trường (nghìn đồng) A B C D (tấn) 10 1 4 0 0 5 9 2 6 0 0 8 8 3 8 0 0 11 7 4 11 0 1 16 6 5 14 1 5 25 5 6 18 3 6 33 Ta thấy lượng cầu thị trường được xác định bằng lượng cầu của 4 cá nhân tham gia thị trường cộng lại ở mỗi mức giá. Cầu thị trường là tổng khối lượng hàng hóa và dịch mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định - với các yếu tố khác không đổi. Cầu thị trường = ∑cầu cá nhân cộng theo chiều ngang (trục hoành) n D D QTT qi i 1 Trong đó: D QTT : Lượng cầu thị trường; D q i : Lượng cầu cá nhân. Ví dụ 2:Cầu của cá nhân về hàng hóa X được ước lượng bởi phương trình sau: P = 100 – 0,4Q.Thị trường có 50 người mua và có đường cầu giống hệt nhau. Hỏi lượng cầu thị trường là bao nhiêu? Theo đầu bài trên ta có: Lượng cầu thị trường bằng tổng lượng cầu cá nhân. Do đó, chúng ta sẽ xác định lượng cầu của các cá nhân theo lượng cầu Q: Từ hàm cầu: = 100 – 0,4 ↔ = 250 – 2,5 Vậy: = 50 × (250 – 2,5) = 12500 – 12,5 Ví dụ 3:Giả sử thị trường có 3 cá nhân khác nhau có phương trình đường cầu như sau: = 100 – ; = 80 – 0,5 à = 60 – 0,4 Hãy xác định phương trình cầu của thị trường? Theo đầu bài trên ta có: Xác định cầu của các cá nhân theo Q: = 100 – ; = 160 – 2 và = 150 – 2,5 Vì = + + và = = = nên = 410 – 5,5 28
  28. 2.2.4. Luật cầu Khối lượng hàng hóa - dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Ngân sách của người tiêu dùng có hạn, khi giá cả hàng hóa giảm xuống thì khả năng mua hàng hóa đó tăng lên nên cầu tăng lên hoặc có thể người tiêu dùng sẽ tiêu dùng hàng hóa đó nhiều hơn do lúc trước giá cao những người này không có khả năng mua hàng hóa vì thế cầu tăng lên. Cũng có thể giải thích quy luật này ở khía cạnh, có rất nhiều nhiều hàng hóa có thể thay thế cho nhau, vì thế khi giá một hàng hóa tăng lên người tiêu dùng sẽ không mua hàng hóa đó nữa mà chuyển sang mua hàng hóa khác có cùng công dụng nên lượng cầu hàng hóa đang xét giảm xuống. Ví dụ:Tại sao khi giá thịt bò hạ xuống thì lượng cầu về thịt bò lại tăng lên? Khi giá thịt bò hạ xuống, sẽ có hai hiệu ứng tác động đến người tiêu dùng. Thứ nhất, vì các điều kiện khác là giữ nguyên, tức giá cả các hàng hoá khác trong đó có các hàng hoá như thịt gà, thịt lợn, cá được coi là không đổi, nên sự kiện giá thịt bò hạ xuống đồng nghĩa với việc thịt bò trở nên rẻ đi một cách tương đối so với các loại thực phẩm khác. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng thay thế một phần các thực phẩm khác, giờ đây đã trở nên đắt hơn một cách tương đối, bằng thịt bò. Điều này làm cho nhu cầu về thịt bò tăng lên. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thay thế. Thứ hai, khi thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng không đổi, việc thịt bò rẻ đi làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên. Trở nên khá giả hơn, người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều thịt bò hơn. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thu nhập. 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu Khi tìm hiểu mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố khác đều giữ nguyên. Hay nói cách khác, khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự thay đổi của mức giá hàng hoá hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu.Trên thực tế, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố khác. Khi những yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thay đổi. Đây là nguyên nhân làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những yếu tố chính đó là: thu nhập, giá cả của hàng hóa có liên quan, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng và số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường. 2.2.5.1. Giá của hàng hóa Giá hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng cầu trên thị trường. 29
  29. 2.2.5.2. Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng trong xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Dựa vào thu nhập của người tiêu dùng người ta chia hàng hoá thành hai loại: là hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp. Hàng hoá thông thường: Là loại hàng hoá khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa đó tăng lên và ngược lại. Hàng hoá thứ cấp: Là loại hàng hóa khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại. Ví dụ:Khi thu nhập cao người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt, cá và mua ít ngô, khoai hơn, dẫn đến cầu về thịt cá tăng lên còn cầu về ngô, khoai, sắn giảm xuống.Vì thế, thịt cá được gọi là hàng hoá thông thường và ngô, khoai, sắn được gọi là hàng hoá thứ cấp. 2.2.5.3. Giá của hàng hoá có liên quan Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hoá đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá có liên quan. Các hàng hoá có liên quan này chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế: Là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Ví dụ, thịt lợn, thịt gà, cá là các loại hàng hoá thay thế. Khi giá của một loại hàng hoá thay đổi thì cầu đối với hàng hoá kia cũng thay đổi. Cụ thể cầu về một hàng hóa tăng lên khi giá của hàng hóa thay thế cho nó tăng và ngược lại. Ví dụ:Khi giá của thịt lợn tăng lên người người tiêu dùng không mua thịt lợn chuyển sang mua thịt gà hay cá làm cho cầu của thịt gà hay cá tăng. Hàng hoá bổ sung: Là hàng hoá được sử dụng đồng thời với các hàng hoá khác.Ví dụ:Xe máy và xăng hoặc bếp ga và ga là hàng hoá bổ sung. Đối với các loại hàng hoá này: Cầu đối với một hàng hóa sẽ giảm khi giá của hàng hóa bổ sung cho nó tăng. 2.2.5.4.Số lượng người tiêu dùng Vì cầu thị trường là tổng cầu cá nhân nên số lượng người tiêu dùng có ảnh hưởng đến cầu thị trường. Số lượng người tiêu dùng tăng dẫn đến cầu thị trường cũng tăng. Ví dụ:Hãy so sánh cầu về gạo của Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc là nước có hơn 1 tỷ dân trong khi Việt Nam có hơn 80 triệu dân. Rõ ràng là ở mỗi mức giá lượng cầu đối với gạo ở Trung Quốc sẽ lớn nhiều so với lượng cầu ở Việt Nam. 2.2.5.5.Thị hiếu của người tiêu dùng Thị hiếu được hiểu là sở thích của người tiêu dùng về một hàng hóa nào đó, 30
  30. thói quen tiêu dùng hay được hình thành phần nào do xã hội, phong tục tập quán, sự thuận tiện do tiêu dùng hàng hoá đem lại Thị hiếu của người tiêu dùng là nhân tố quan trọng tác động đến lượng cầu. Nếu người tiêu dùng có sở thích về 1 loại hàng hóa nào đó thì cầu về hàng hoá đó tăng lên ở cùng mức giá bán. 2.2.5.6.Kỳ vọng của người dùng Cầu đối với các hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá sẽ giảm xuống và ngược lại. Ví dụ:Có tin rằng giá xe máy sẽ tăng trong tương lai. Vì vậy, cầu hiện tại đối với xe máy tăng lên. Trong khi đó, nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng thu nhập của mình sẽ tăng trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa thông thường sẽ tăng lên và ngược lại. 2.2.5.7.Yếu tố khác Ngoài các yếu tố đã nêu trên còn một số yếu tố khác tác động đến cầu: thời gian, điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết), quảng cáo 2.2.6. Sự vận động và dịch chuyển của đường cầu Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu mà chúng ta vừa xem xét sẽ dẫn đến sự thay đổi của đường cầu. Có hai sự thay đổi đó là: sự vận động dọc theo đường cầu (còn gọi là sự di chuyển của đường cầu) và sự dịch chuyển của đường cầu. 2.2.6.1. Sự vận động của đường cầu P (D) A P0 B P1 0 Q Q0 Q1 Hình 2.2. Sự vận động của đường cầu 31
  31. Hình 2.2 cho thấy: Điểm A trên đường cầu (D)với mức giá P0 lượng cầu là Q0 do giá giảm từ P0 xuống P1 nên lượng cầu tăng từ Q0 lên Q1 nên điểm A thay đổi vị trí đến điểm B. Hoặc ngược lại, điểm B trên đường cầu (D)với mức giá P1 lượng cầu là Q1 do giá tăng từ P1 lên P0 nên lượng cầu giảm từ Q1 lên Q1 vì thế điểm B thay đổi vị trí đến điểm A. Sự thay đổi vị trí của các điểm trên cùng một đường cầu do sự thay đổi của giá hàng hóa được gọi là sự vận động (di chuyển) của đường cầu. 2.2.6.2. Sự vận động của đường cầu P (D2) (D) (D1) C A B P0 Q Q2 Q0 Q1 Hình 2.3. Sự dịch chuyển của đường cầu Hình 2.3 cho thấy: Đường cầu (D), tại điểm A giá P0, lượng cầu Q0, giá sản phẩm vẫn là P0 nhưng vì lý do nào đó làm cho lượng cầu tăng lên Q1, ta có điểm B, qua điểm B vẽ được đường cầu (D2). Hoặc ngược lại, vì lý do nào đó làm cho lượng cầu giảm xuống Q2, ta có điểm C, qua điểm C vẽ được đường cầu (D1). Sự thay đổi vị trí của cả đường cầu từ (D) đến (D1); từ (D) đến (D2) được gọi là sự dịch chuyển của đường cầu. Sự dịch chuyển đường cầu từ (D) đến (D1) gọi là dịch chuyển sang phải; từ (D) đến (D2) gọi là dịch chuyển sang trái. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu chính là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ngoài giá, bao gồm: * Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập của người tiêu dùng chia hàng hóa thành 2 loại: - Đối với hàng hoá thông thường: Nếu thu nhập tăng, lượng cầu đối với hàng hóa thông thường tăng dẫn tới sự dịch chuyển của đường cầu sang phải. Ngược lại, nếu thu nhập giảm lượng cầu đối với hàng hoá thông thường giảm nên đường cầu dịch chuyển sang trái. 32
  32. - Đối với hàng hoá thứ cấp: Khi thu nhập tăng làm cho lượng cầu đối với hàng hóa thứ cấp giảm, dẫn tới đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại. * Giá hàng hoá có liên quan Hàng hoá có liên quan chia thành 2 loại: - Hàng hoá thay thế: Giá hàng hóa A tăng làm cho lượng cầu hàng hóa B tăng theo và ngược lại thì A và B là hai hàng hóa thay thế. Khi giá A tăng theo luật cầu lượng cầu A sẽ giảm người tiêu dùng có thể mua B để thay thế cho A nên lượng cầu B tăng lên. Vì thế, khi giá hàng hóa hóa tăng đường cầu hàng hóa dịch chuyển sang phải và ngược lại, giá A giảm đường cầu B dịch chuyển sang trái. Ví dụ:Đồ dùng bằng nhôm và đồ dùng bằng nhựa là hai lại hàng hoá thay thế cho nhau. Khi giá của đồ nhôm tăng lên thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng đồ nhựa vì thế cầu về đồ nhựa tăng lên làm cho đường cầu đồ nhựa dịch chuyển sang phải. - Hàng hoá bổ sung: Giá hàng hóa A tăng làm cho lượng cầu hàng hóa B giảm và ngược lại thì A và B là hai hàng hóa bổ sung. Khi giá A tăng theo luật cầu lượng cầu A sẽ giảm, A và B luôn tiêu dùng cùng nhau nên người tiêu dùng không mua A thì họ cũng sẽ không mua B nên lượng cầu B giảm.Vì thế, khi giá hàng hóa tăng đường cầu hàng hóa dịch chuyển sang trái và ngược lại, giá A giảm đường cầu B dịch chuyển sang phải. Ví dụ:Ga và bếp ga là hai loại hàng hoá bổ sung cho nhau. Khi giá của bếp ga tăng lên làm cho cầu về ga giảm xuống vì thế đường cầu về ga dịch chuyển sang bên trái. * Sở thích của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng có sở thích về một loại hàng hoá nào đó thì cầu về hàng hoá đó tăng lên ở cùng mức giá bán vì thế đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. Ví dụ:Gần đây khi người ta quan tâm đến sức khoẻ, tránh béo phì thì cầu về thuốc lá, bánh bơ giảm xuống nhưng cầu về dụng cụ thể dục, thể thao lại tăng nhanh * Số lượng người tiêu dùng Số lượng người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ ở cùng một 33
  33. mức giá tăng lên làm cho đường cầu về hàng hóa đó dịch chuyển sang phải và ngược lại. * Kỳ vọng của người tiêu dùng Sự hy vọng của người tiêu dùng vào sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong tương lai cũng làm cho đường cầu dịch chuyển. Ví dụ, sự hy vọng của người tiêu dùng là sẽ tăng thu nhập trong tương lai vì vậy cầu hàng hóa thông thường ở hiện tại sẽ giảm làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái, cầu trong tương lai sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải 2.2. Cung 2.2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2.1.1.Cung Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định - với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cung mô tả hành vi của người bán. Cũng như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản: khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán hàng hoá hoặc dịch vụ. - Yếu tố 1. Khả năng cung: Nhà sản xuất có đủ hàng hoá hoặc dịch vụ theo yêu cầu thị trường. - Yếu tố 2. Ý muốn sẵn sàng bán: Có nghĩa là người bán sẵn sàng cung cấp lượng hàng hoá đó nếu có đủ người mua chúng. Lượng hàng hoá sẵn sàng bán không phải là lượng hàng hoá thực sự được bán ra thị trường. Nếu người sản xuất có hàng hoá nhưng không muốn bán ra thị trường thì không có cung và cầu thị trường không được đáp ứng. Ngoài ra cần chú ý khi nói đến cung về bất kỳ hàng hoá hoặc dịch vụ nào, chúng ta cũng phải chú ý đến bối cảnh không gian và thời gian.Vì các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Ở mỗi không gian và thời gian khác nhau ta có cung của cùng một hàng hoá hoặc dịch vụ là khác nhau. 2.2.1.2.Lượng cung Lượng cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá đã cho trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi. Ví dụ:Ở mức giá 100.000 đồng/kg thịt lợn thì lượng cung ở thị trường Xuân Mai là 1 tấn/ngày. Nghĩa là ở mức giá 100.000 đồng thì những người bán thịt lợn sẵn sàng bán ra thị trường 1 tấn/ngày. 34
  34. Lưu ý: Cung khác với lượng cung. Cung không phải là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số lượng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá và tất cả các mức giá có thể chấp nhận được. Còn lượng cung là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán sẵn sàng bán ra thị trường ở một mức giá cụ thể. Lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể. 2.2.2. Cách biểu diễn cung 2.2.2.1.Biểu cung Biểu cung là bảng miêu tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định- các yếu khác không đổi. Ví dụ:Người sản xuất có thể cung cấp số lượng hàng hoá A theo biểu sau: Bảng 2.3. Ví dụ biểu cung Giá (nghìn đồng) Lượng cung (tấn) 10 5 9 4 8 3 7 2 6 1 5 0 Nhìn vào biểu cung ta thấy cách ứng xử của người bán khi giá hàng hoá hoặc dịch vụ thay đổi. Khi giá càng cao thì lượng cung càng tăng lên và ngược lại. 2.2.2.2.Hàm số của cung Cung hàng hóa có thể được biểu thị thông qua hàm cung: = ()với X là các nhân tố ảnh hưởng đến cung. Qua hàm số cung, quan hệ về mặt số lượng giữa lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn lòng bán và mức giá của chính hàng hoá được thể hiện một cách đơn giản, khái quát: Ứng với một mức giá nhất định, ta biết được lượng cung về hàng hoá của người sản xuất là bao nhiêu. - Nếu chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung, các yếu tố khác không đổi, hàm cung có thể viết: = (). - Hàm cung tuyến tính có dạng: = + ( > 0). Hoặc hàm cung: = + (với > 0). 35
  35. 2.2.2.3.Đường cung Trên đồ thị, ta thể hiện cung dưới hình ảnh một đường cung nhất định. Lượng cung (QS) được biểu thị trên trục hoành. Mức giá (P) được biểu diễn trên trục tung. Một đường cung mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng cung tương ứng. Một điểm cụ thể trên đường cung cho chúng ta thông tin về một lượng hàng hoá cụ thể mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán tại một mức giá cụ thể. Đường cung dạng tổng quát được thể hiện dưới dạng một đường cong dốc lên, phi tuyến, với độ dốc không phải là hằng số. Song với mục đích đơn giản hoá, đường cung thường được thể hiện như một đường thẳng (đường có độ dốc là hằng số), tương ứng với việc biểu thị hàm số cung như một hàm tuyến tính. P P Đường cung Đường cung tuyến tính tổng quát Q Q Hình 2.4. Đường cung thị trường Đường cung dốc lên thể hiện giá hàng hoá càng cao thì người sản xuất, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn vì thế lượng cung sẽ tăng lên. Còn ở mức giá thấp các nhà sản xuất, người bán không sẵn sàng cung ứng (trừ khi được nhà nước trợ cấp) nên cung sẽ giảm 2.2.3. Cung cá nhân và cung thị trường - Cung cá nhân: Là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà một cá nhân có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định - với các yếu tố khác không đổi. Ví dụ:Với mức giá thị trường là 10 nghìn đồng/sản phẩm, một người sản xuất hàng hoá này có thể cung cấp ra thị trường 500 sản phẩm/ngày. Cũng với mức giá thị trường là 10 nghìn đồng/sản phẩm, một người sản xuất khác lại có thể cung cấp ra thị trường 550 sản phẩm/ngày. 36
  36. - Cung thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người có khả năng và sẵn sàng bán với các mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định - với các yếu tố khác không đổi. Lượng cung thị trường = Tổng lượng cung cá nhân (theo chiều ngang) n S S QTT qi i 1 S Trong đó: QTT :Lượng cung của thị trường tại mỗi mức giá; S qi : Lượng cung của một cá nhân tại mỗi mức giá. Ví dụ:Giả sử trên thị trường nước khoáng chỉ có hai nhà sản xuất là Quang Hanh và Vĩnh Hảo. Bảng dưới đây thể hiện lượng cung của hai nhà sản xuất và thị trường. Bảng 2.4. Cách xác định cung thị trường từ cung cá nhân Giá Lượng cung (nghìn chai/ngày) (nghìn đồng/chai) Quang Hanh Vĩnh Hảo Thị trường 20 3 + 4 = 7 15 2 + 3 = 5 10 1 + 2 = 3 5 0 + 0 = 0 P P P Q Q Q Đư ờng cung của Đường cung của Đường cung của thị trường Quang Hanh Vĩnh Hảo Hình 2.5. Cách xây dựng đường cung thị trường Biểu cung trên thể hiện lượng cung mỗi nhà sản xuất và thị trường có thể cung ứng ở các mức giá khác nhau.Ví dụ:Ở mức giá 10.000 đồng/chai, lượng cung của Quang Hanh là 1.000 chai/ngày, lượng cung của Vĩnh Hảo là 2.000 chai/ngày, do đó lượng cung của thị trường là 3.000 chai/ngày. 37
  37. Đồ thị trên thể hiện đường cung cá nhân của hai nhà sản xuất và đường cung của thị trường. Ở mỗi mức giá, lượng cung thị trường bằng tổng lượng cung cá nhân của hai nhà sản xuất (cộng tổng dọc theo trục hoành). 2.2.4. Luật cung Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá và lượng cung - với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các nhà kinh tế đã đưa ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung. Mối quan hệ này được phát biểu thành quy luật như sau: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá cả hàng hoá tăng lên và ngược lại - với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại sao giá cả càng cao lại dẫn tới lượng cung càng tăng lên? Câu trả lời ở đây là lợi nhuận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá cả hàng hoá càng cao có nghĩa là các nhà sản xuất, người bán thu được lợi nhuận càng lớn vì vậy nó sẽ kích thích họ sản xuất nhiều hàng hoá hơn và nó cũng thu hút thêm những người sản xuất mới ra nhập nghành nên lượng cung hàng hoá tăng lên. 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 2.2.5.1.Giá của hàng hóa Theo luật cung, giá hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng cung hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường 2.2.5.2. Giá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Giá cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tác động rất lớn tới quyết định cung của doanh nghiệp. Khi giá các yếu tố đầu vào giảm dẫn tới chi phí sản xuất giảm, giá thành sản xuất giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên dẫn tới cung tăng và ngược lại. 2.2.5.3.Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới năng suất của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng quyết định tới lượng cung của doanh nghiệp. Công nghệ càng tiên tiến làm càng làm tăng khả năng cung và từ đó làm cho lượng cung hàng hoá ra thị trường tăng lên ở mỗi mức giá và ngược lại. 2.2.5.4.Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất có ảnh trực tiếp đến lượng sản phẩm được cung ra thị trường, ảnh hưởng này là thuận chiều. Số lượng người sản xuất càng nhiều lượng sản phẩm được cung ra thị trường càng lớn dẫn đến cung tăng và ngược lại. 2.2.5.5. Kỳ vọng của người sản xuất Sự mong đợi của người sản xuất về thay đổi giá cả hàng hoá, giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất, chính sách thuế đều ảnh hưởng đến cung hàng hoá hoặc 38
  38. dịch vụ. Nếu sự mong đợi, dự đoán có lợi cho người sản xuất thì cung sẽ tăng và ngược lại. 2.2.5.6.Chính sách thuế của nhà nước Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.Thuế có ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến lượng cung vì thuế là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu. 2.2.6. Sự vận động và dịch chuyển của đường cung Sự vận động và dịch chuyển của đường cung tương tự như sự vận động và dịch chuyển của đường cầu. Sự thay đổi vị trí của các điểm trên cùng một đường cung được gọi là sự vận động của đường cung. P S B P2 A P1 Q Q1 Q2 Hình 2.6. Sự vận động của đường cung Hình 2.6 biểu diễn sự vận động của đường cung. Sự thay đổi vị trí từ điểm A đến điểm B hoặc ngược lại từ điểm B đến điểm A trên đường cung (S) do sự thay đổi của giá hàng hóa. Sự thay đổi vị trí của cả đường cung từ vị trí này đến vị trí khác được gọi là sự dịch chuyển của đường cung. Hình 2.7 thể hiện sự dịch chuyển của đường cung (S); từ (S) đến (S’): Đường cung dịch chuyển sang trái; từ (S) đến (S’’): Đường cung dịch chuyển sang p. P S’ S S’’ Q Hình 2.7. Sự dịch chuyển của đường cung 39
  39. Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung là do sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến cung trừ nhân tố giá của hàng hóa. Ví dụ: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng làm cho lượng cung hàng hóa đó giảm nên đường cung sẽ dịch chuyển về phía trái và ngược lại. Nếu giá yêu tố đầu vào giảm đường cung sẽ dịch chuyển về phía phải 2.3. Cân bằng cung - cầu Nghiên cứu cầu là nghiên cứu mối quan hệ giữa giá và lượng cầu hay thái độ hành vi của người tiêu dùng khi giá thay đổi. Đối với cung vậy ta nghiên cứu mối quan hệ giữa giá và lượng cung hay ứng xử của người sản xuất khi giá thay đổi. Nếu nghiên cứu một cách đơn lẻ thì ý nghĩa tác động của nó sẽ thấp và không hiệu quả. Bởi vậy, phải nghiên cứu kết hợp cả cung và cầu thì sẽ thấy rõ hơn quan hệ của chúng. 2.3.1. Trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng là trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi. P (S) (D)) P* E . Q 0 Q* Hình 2.8. Trạng thái cân bằng của thị trường Trạng thái cân bằng thị trường xảy ra khi lượng cung bằng với lượng cầu. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu. Lượng cân bằng là lượng mua và lượng bán tại mức giá cân bằng. Trong hình 2.8, điểm cân bằng là điểm E, là giao điểm giữa đường cung và đường cầu. 40
  40. + P*: Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu; + Q*: Lượng cân bằng là lượng mua và lượng bán tại mức giá cân bằng. Tại điểm cân bằng: - Lượng hàng hoá - dịch vụ cung ra thị trường được bán hết thoả mãn đủ cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đó; - Việc khai thác và sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất; - Đặc điểm quan trọng của mức giá và sản lượng cân bằng là nó không phải được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người và người mua chính là cách quy định theo bàn tay vô hình của thị trường (quy luật thị trường). * Cách xác định điểm cân bằng: - Cách 1: Ghép biểu cung và biểu cầu với nhau. Ví dụ:Xác định giá và lượng cân bằng từ biểu cung và biểu cầu. Bảng 2.5. Cách xác định điểm cân bằng P QD QS Trạng thái thị trường 10 1 5 Dư thừa 9 2 4 thị trường 8 3 3 CB thị trường 7 4 2 Thiếu hụt 6 5 1 thị trường 5 6 0 Từ bảng 2.5 có thể thấy: Tại mức giá P = 8 lượng cung và lượng cầu bằng nhau, QD = QS = 3. Như vậy, điểm cân bằng được xác định tại điểm E có giá cân bằng P* = 8, lượng cân bằng Q* = 3. - Cách 2: Giải phương trình cung - cầu. Ví dụ: Cung - cầu một loại sản phẩm được xác định bởi phương trình sau: PD = 50 – Q PS = 12,5 + 2Q Xác định giá và lượng cân bằng? 41
  41. Từ đầu bài trên ta có: điểm cân bằng là giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Do đó, để xác định điểm cân bằng, cần giải phương trình: = ↔ 50 − = 12,5 + 2 ↔ ∗ = 12,5 và ∗ = 37,5 Như vậy, mức giá cân bằng P = 37,5 và sản lượng cân bằng Q = 12,5. 2.3.2. Trạng thái dư thừa hay thiếu hụt thị trường Thị trường không phải lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng như đã nêu ở trên mà nó luôn luôn thay đổi ở ngoài trạng thái cân bằng đó là: Trạng thái dư thừa và thiếu hụt thị trường. Khi thị trường không ở trạng thái cân bằng, quy luật thị trường sẽ tác động làm mức giá thị trường quay trở lại trạng thái cân bằng. 2.3.2.1.Trạng thái dư thừa thị trường (Do lượng cung > lượng cầu) Trạng thái dư thừa hay dư cung là trạng thái thị trường xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu. Ở các mức giá cao hơn giá cân bằng, người sản xuất sẽ mong muốn cung nhiều hàng hoá hơn ra thị trường (theo luật cung). Nhưng ở mức giá này người tiêu dùng sẽ giảm bớt lượng cầu của mình về hàng hoá - dịch vụ đó (theo luật cầu). Vì vậy, trên thị trường xuất hiện tình trạng lượng cung thị trường lớn hơn lượng cầu thị trường hay đó chính là trạng thái dư thừa hàng hoá. Do đó, các nhà sản xuất, người bán hàng hoá muốn bán được hàng thì phải giảm giá hoặc phải có sự điều tiết của chính phủ dẫn đến giá thị trường sẽ giảm. Ví dụ: Với thông tin về giá, lượng cung và lượng cầu được cung cấp ở bảng 2.5, chúng ta đã xác định được giá cân bằng là ∗ = 8 và lượng cân bằng là ∗ = 3. * Ở mức giá P=10 > P = 8, ta thấy lượng cầu thị trường là QD= 1 nhưng lượng cung thị trường là QS = 5. Do đó, thị trường lúc này ở trạng thái dư cung và lượng hàng hoá dư thừa là: QS – QD = 5 -1 = 4. 2.3.2.2.Trạng thái thiếu hụt (Do lượng cầu > lượng cung) Trạng thái thiếu hụt (khan hiếm) hay dư cầu là trạng thái thị trường xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung. Với các mức giá thấp hơn giá cân bằng, mức lợi nhuận của các nhà sản xuất giảm xuống, họ sẽ cung cấp ít hàng hoá hơn ra thị trường (theo luật cung). Đồng thời giá giảm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng hoá nhiều 42
  42. hơn (theo luật cầu). Như vậy, xuất hiện trạng thái dư cầu hay thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. Do đó các nhà sản xuất thường nâng giá hàng hoá hoặc phải có can thiệp của nhà nước để giá thị trường tăng lên đến mức cân bằng. * Ví dụ:Ở mức giá P=7 < P =8, ta thấy lượng cung thị trường QS = 2, nhưng lượng cầu QD = 4. Do đó, thị trường tồn tại trạng thái dư cầu hay thiếu hụt hàng hoá và lượng thiếu hụt là QD – QS = 4 – 2 = 2. P Dư thừa S P2 P* E P1 Thiếu hụt D Q Hình 2.9. Trạng thái dư thừa và khan hiếm của thị trường Do vậy, điều chúng ta quan sát thấy ở đây là bất cứ lúc nào giá thị trường hoặc thấp hơn hoặc cao hơn giá cân bằng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá. Để khắc phục các hiện tượng trên cả người bán và người mua phải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng. 2.3.3. Sự thay đổi của điểm cân bằng Trạng thái cân bằng được giữ vững khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu không thay đổi (trừ yếu tố giá cả) hay giả thiết các yếu tố khác không đổi được đảm bảo. Nhưng trong thực tế các yếu tố này luôn thay đổi làm cho đường cung và đường cầu dịch chuyển đến trạng thái cân bằng mới. Có ba trường hợp lớn dẫn đến sự thay đổi của điểm cân bằng: - Đường cầu không đổi, đường cung dịch chuyển; - Đường cung không đổi, đường cầu dịch chuyển; - Đường cung và đường cầu đều dịch chuyển. 43
  43. 2.3.3.1.Đường cầu không đổi, đường cung dịch chuyển P P Cung tăng (S) Cung giảm (S’’) ’ (S ) (S) * E ’’ E’’ P P ’ * ’ E P P E (D) (D) Q * ’ Q ’’ * Q Q Q Q Hình 2.10. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung không đổi đường cầu dịch chuyển Ở trạng thái cân bằng ban đầu ta xác định được giá cân bằng là P*và lượng cân bằng là Q*. Vì một lý do nào đó như giá các yếu tố đầu giảm hay công nghệ sản xuất hiện đại hơn làm cho đường cung dịch chuyển sang phải vì thế điểm cân bằng thay đổi từ E đến E’. Từ E’ ta xác định được giá và lượng cân bằng mới P’ và Q’. Như vậy, khi đường cầu cố định, đường cung dịch chuyển sang phải thì giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng lên. Ngược lại, khi đường cung dịch chuyển sang trái đến đường S’’, đường cầu cố định thì giá cân bằng tăng lên nhưng lượng cân bằng giảm đi. 2.3.3.2.Đường cung không đổi, đường cầu dịch chuyển Khi đường cung không đổi, đường cầu dịch chuyển về bên phải đến đường D’, giá và lượng cân bằng mới đều giảm so với ban đầu. Khi đường cầu dịch chuyển về phía phải đến đường D’’, đường cung không đổi thì tại điểm cân bằng mới cả giá và lượng cân bằng đều tăng với ban đầu. 44
  44. P Cầu tăng P Cầu giảm S (S) E’ ’ E P * P * E E’ P ’’ P (D) ’ (D ) (D’’) (D) Q * ’ Q Q Q ’’ * Q Q Hình 2.11. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung không đổi đường cầu dịch chuyển Như vậy, cung không đổi, cầu tăng sẽ dẫn đến giá và lượng cân bằng tăng. Ngược lại, nếu cung không đổi, cầu giảm, giá và lượng cân bằng đều giảm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. 2.3.3.3. Đường cung và đường cầu đều dịch chuyển Khi các nhân tố làm dịch chuyển đường cung và đường cầu đều thay đổi dẫn đến cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển. Từ đó xác định được trạng thái cân bằng mới của thị trường. Trong phần này có 4 trường hợp sau: - Trường hợp 1: Cả đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang trái. P Cầu giảm, cung giảm (S1) (S) * P E E1 P1 (D) (D1) Q * Q1 Q Hình 2.12. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang trái: tốc độ dịch chuyển của đường cầu lớn đường cung * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm cân bằng mới E1. * So sánh: P*>P1 và Q*>Q1. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu giảm, cung giảm sẽ dẫn đến giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm. 45
  45. Cầu giảm, cung giảm P (S2) (S) P2 E2 * P E (D) (D2) Q * Q2 Q Hình 2.13. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang trái: tốc độ dịch chuyển của đường cung lớnđường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E2. * So sánh: P* Q2. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu giảm, cung giảm sẽ dẫn đến giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm. Kết luận: Khi cả cung và cầu đều giảm, đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang trái thì giá cân bằng mới có thể tăng lên, giảm đi hoặc không đổi nhưng lượng cân bằng thì giảm đi so với lượng cân bằng cũ tuỳ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của đường cung so với đường cầu. - Trường hợp 2: Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển sang phải. P Cầu tăng, cung tăng (S) (S1) P1 E1 P* E (D1) (D) Q * Q Q1 Hình 2.15. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang phải: tốc độ dịch chuyển của đường cầu lớn hơn đường cung *Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm cân bằng mới E1. * So sánh: P*<P1 và Q*<Q1. 46
  46. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu tăng, cung tăng sẽ dẫn đến giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng. P Cầu tăng, cungtăng S S2 P* E E2 P2 D2 D * Q Q2 Q Hình 2.16. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang phải: tốc độ dịch chuyển của đường cung lớn hơnđường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E2. * So sánh: P*>P2 và Q* Q . * Như vậy, trong trường hợp này, cầu tăng, cung tăng sẽ dẫn đến giá cân bằng không đổi, lượng cân bằng tăng. Kết luận: Khi cả đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang phải thì lượng cân bằng thì tăng lên nhưng giá cân bằng mới có thể tăng lên, giảm đi hoặc 47
  47. không đổi so với điểm cân bằng cũ tuỳ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của đường cung so với đường cầu. - Trường hợp 3: Đường cung dịch chuyển sang trái đường cầu dịch chuyển sang phải. Cầu tăng, cung giảm P E1 P1 * P E (S1) (D1) (S) (D) Q * Q1 Q Hình 2.18. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu dịch chuyển sang phải: tốc độ dịch chuyển của đường cung lớn hơn đường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E1. * So sánh: P* Q1 * Như vậy, trong trường hợp này, cầu tăng, cung giảm sẽ dẫn đến giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm. P Cầu tăng, cung giảm E2 P2 * E D2 P S2 D S Q Q* Q 2 Hình 2.19. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu dịch chuyển sang phải: tốc độ dịch chuyển của đườngcung lớn hơn đường cầu 48
  48. * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E2. * So sánh: P*<P2 và Q*<Q2. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu tăng, cung giảm sẽ dẫn đến giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng. P Cầu tăng, cung giảm E3 P3 * P E D2 S 3 D S Q * Q = Q3 Hình 2.20. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển sang trái đường cầu dịch chuyển sang phải: tốc độ dịch chuyển của đường cung bằng đường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E3. * So sánh: P*<P3 và Q*=Q3. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu tăng, cung giảm sẽ dẫn đến giá cân bằng tăng, lượng cân bằng không đổi. Kết luận: Khi cả đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu dịch chuyển sang phải giá cân bằng tăng lên nhưng lượng cân bằng mới có thể tăng lên, giảm đi hoặc không đổi so với điểm cân bằng cũ tuỳ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của đường cung so với đường cầu. 49
  49. - Trường hợp 4: Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái. P Cầu giảm, cung tăng (S) (S1 E * P E1 P1 (D) (D1) * Q Q1 Q Hình 2.21. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái: tốc độ dịch chuyển của đường cung lớn hơnđường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E1. * So sánh: P*>P1 và Q* P2 và Q*>Q2. 50
  50. * Như vậy, trong trường hợp này, cầu giảm, cung tăng sẽ dẫn đến giá cân bằng giảm, lượng cân bằng giảm. P Cầu giảm, cung tăng (S) (S2) E * P P3 E3 (D) (D3) * Q =Q3 Q Hình 2.23. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng khi đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái: tốc độ dịch chuyển của đường cung bằng đường cầu * Điểm cân bằng ban đầu E chuyển vị trí đến điểm E3. * So sánh: P*<P3 và Q*=Q3 * Như vậy, trong trường hợp này, cầu giảm, cung tăng sẽ dẫn đến giá cân bằng giảm, lượng cân bằng không đổi. Kết luận: Khi đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái thì giá cân bằng mới giảm xuống nhưng lượng cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi so với lượng cân bằng của điểm cân bằng cũ tuỳ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của đường cung so với đường cầu. 2.4. Độ co giãn của cầu và cung 2.4.1. Độ của giãn của cầu 2.4.1.1.Khái niệm chung Độ co giãn của cầu là số đo tính nhạy cảm của biến số cầu đối với một biến số ảnh hưởng đến cầu. Độ co giãn được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu do có 1% thay đổi của các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu, (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). %∆ Công thức tính: E = %∆ Với: : Độ co giãn của cầu đối với yếu tố X; %∆: % thay đổi của lượng cầu; 51
  51. %∆: % thay đổi của yếu tố X. Ý nghĩa: Khi yếu tố X thay đổi một phần trăm thì lượng cầu hàng hóa – dịch vụ thay đổi bao nhiêu phần trăm. D 2.4.1.2. Độ co giãn của cầu theo giá hàng hoá ( EP ) Trong thực tế, đôi khi chúng ta có thể quan sát thấy giá xăng dầu tăng mạnh nhưng cầu về xăng dầu giảm không nhiều. Nguyên nhân là do nhu cầu về xăng dầu không nhạy cảm với giá.Tuy nhiên, một sự giảm giá nhỏ của giá vé máy bay cũng có thể dẫn tới nhu cầu di chuyển bằng máy bay tăng mạnh. Trong trường hợp này, cầu về di chuyển bằng máy bay là rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá. Như vậy, bằng việc biết được mức độ nhạy cảm của cầu đối với giá chúng ta có thể dự đoán được mức độ thay đổi của cầu khi giá thay đổi. Độ co giãn của cầu theo giá sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác về mức độ nhạy cảm của cầu theo giá. Hệ số co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu một hàng hóa khi giá hàng hóa đó thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). %∆ Công thức tính:E = %∆ Trong đó: %∆: % thay đổi của lượng cầu; %∆: % thay đổi của giá. Thông thường < 0 vì giá và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch theo luật cầu. a. Cách tính Cách 1: Co giãn khoảng Co giãn khoảng là sự co giãn của cầu theo giá trong một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu. Ví dụ: Giả sử hãng bánh mỳ tăng giá bánh mỳ bán lẻ từ 3.000 lên 5.000 đồng/chiếc. Việc tăng giá này dẫn đến lượng cầu đối với bánh mỳ của hãng giảm từ 15.000 chiếc/ngày xuống còn 5.000 chiếc/ngày.Tính độ co giãn của cầu theo giá. Theo công thức tính độ co giãn của cầu theo giá: %∆Q E = %∆P Để có thể tính được độ co giãn của cầu theo giá, chúng ta cần tính được phần trăm thay đổi của lượng cầu và của giá. 52
  52. - Phần trăm thay đổi của giá: Thông thường, phần trăm thay đổi được tính theo công thức sau: Giá − Giá %∆P = ớ ũ × 100 Giáũ Cụ thể, trong ví dụ này: 5 − 3 %∆P = × 100 = 66,67% 3 Tuy nhiên, giả sử, hãng bánh mỳ bây giờ lại giảm giá bánh mỳ từ 5.000 đồng/chiếc xuống còn 3.000 đồng/chiếc.Vậy, phần trăm thay đổi của giá là bao nhiêu? 3 − 5 %∆P = × 100 = −40% 5 Có thể thấy, cùng một khoảng thay đổi về giá (|∆| = 2.000 đồng/chiếc) nhưng lại có phần trăm thay đổi khác nhau tùy vào giá tăng hay giảm. Do độ co giãn so sánh phần trăm thay đổi của lượng cầu với phần trăm thay đổi của giá, chúng ta cần một công thức tính toán phần trăm thay đổi không phụ thuộc vào chiều hướng thay đổi của giá và lượng cầu. Phương pháp các nhà kinh tế học sử dụng trong trường hợp này là phương pháp điểm trung bình. Để tính phần trăm thay đổi của giá, sử dụng phương pháp điểm trung bình, chúng ta áp dụng công thức sau: Giá − Giá %∆P = ớ ũ × 100 áớáũ Như vậy, thay vì chia sự thay đổi của giá cho mức giá cũ thì chúng ta sử dụng mức giá trung bình. Phương pháp này sẽ dẫn đến kết quả phần trăm thay đổi của giá trên một khoảng là giống nhau dù giá tăng hay giá giảm. Trong ví dụ này: %∆P = × 100 = 50% - Phần trăm thay đổi của lượng cầu: Áp dụng phương pháp điểm trung bình tương tự như trên, chúng ta có thể tính được phần trăm thay đổi của lượng cầu như sau: Lượng cầuớ − Lượng cầuũ 5 − 15 %∆Q = × 100 = × 100 = −100% ượ ầớượ ầũ Khi giá tăng, lượng cầu giảm. Do đó, sự thay đổi mang dấu dương của giá sẽ dẫn tới một sự thay đổi mang dấu âm của lượng. Độ co giãn của cầu theo giá 53
  53. trên khoảng giá từ 3.000 đồng/chiếc đến 5.000 đồng/chiếc là: %∆ % E = = = −2 %∆ % P A P1 B P 2 (D) Q Q1Q2 Ý nghĩa: Hệ số co giãn của cầu theo giá bánh mỳ thể hiện khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 2%. Cụ thể, nếu giá tăng 1% thì lượng cầu giảm 2%. Tính độ co giãn của cầu theo giá trên khoảng từ A đến B theo phương pháp điểm trungbình: × 100 %∆Q E = = %∆P × 100 Do đó, công thức chung của co giãn khoảng là: Q − Q P + P E = × Q + Q P − P Độ co giãn của cầu theo giá thường mang dấu âm.Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường sử dụng trị tuyệt đối của độ co giãn để phân tích. Cách tính 2: Co dãn điểm Vận dụng công thức tính co giãn khoảng, nhưng chia đường cầu thành nhiều đoạn rất nhỏ gần như một điểm. Ta có công thức tính như sau: Với hàm cầu có dạng: Q = f(P) dQ P P E = × = Q(P) × dP Q Q Trong đó: Q’(P): Đạo hàm bậc 1 của lượng cầu theo giá; P, Q: Giá và lượng cầu hàng hóa tại điểm cần tính độ co giãn. 54
  54. Với hàm cầu có dạng: P = f(Q) 1 P 1 P E = × = × Q P′(Q) Q Trong đó:P’(Q): Đạo hàm bậc 1 của giá theo lượng cầu; P, Q: Giá và lượng cầu hàng hóa tại điểm cần tính độ co giãn. Ví dụ:Cho phương trình đường cầu = 250 – 2,5. Tính độ co giãn tại điểm P = 60, Q = 100. Áp dụng công thức co giãn điểm: P 60 E = Q(P) × = −2,5 × = −1,5 Q 100 Nếu viết lại phương trình đường cầu dưới dạng P = f(Q) ta có: P = 100 – 0,4Q 1 P 1 P 1 60 E = × = × = × = −1,5 Q P′(Q) Q −0,4 100 Ý nghĩa: Khi giá tăng 1% thì lượng cầu giảm 1,5%. Ví dụ: Xây dựng phương trình đường cầu tuyến tính có độ dốc là -1 và tại điểm = 25 thì = −1. Theo đầu bài trên ta giả sử đường cầu tuyến tính có dạng: Q = aP + b. Vì đường cầu có độ dốc là -1 nên = −1 và do đó đường cầu có dạng: Q = −P + b Với = 25 và = −1, áp dụng công thức co giãn điểm: P 25 E = Q(P) × = −1 × = −1 → Q = 25 Q Q Như vậy, đường cầu đi qua điểm có tọa độ: P = 25, Q = 25, ta có: 25 = −25 + b → b = 50 Đường cầu cần tìm có dạng:Q = −P + 50 b. Phân loại độ co dãn Khi tính toán độ co giãn của cầu theo giá, kết quả có thể xảy ra năm trường hợp lớn sau: - Phần trăm thay đổi của lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của giá, cầu là co giãn nhiều theo giá; - Phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá, cầu là ít co giãn theo giá; - Phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng phần trăm thay đổi của giá, cầu co 55
  55. giãn đơn vị; - Phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng 0, cầu không co giãn; - Phần trăm thay đổi của giá bằng 0, cầu hoàn toàn co giãn. * Cầu co giãn nhiều theo giá > 1 Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của giá, cầu được gọi là co giãn nhiều theo giá, hay cầu tương đối nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả. Khi biểu diễn bằng đồ thị, đường cầu co giãn nhiều theo giá thường có dạng thoải. Ví dụ: Về loại hàng hóa có cầu co giãn nhiều theo giá là xe máy, ô tô, tủ lạnh P P1 ∆P P2 (D) ∆Q Q Q Q 1 2 Hình 2.24. Đường cầu co giãn nhiều * Cầu ít co giãn theo giá < 1 P P1 ∆P P 2 (D) ∆Q Q Q1Q2 Hình 2.25. Đường cầu ít co giãn Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá, cầu được gọi là ít co giãn theo giá, hay cầu ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả hàng hóa. Khi biểu diễn bằng đồ thị, đường cầu của hàm cầu co giãn theo giá thường có dạng dốc. 56
  56. Ví dụ:Về loại hàng hóa có cầu co giãn theo giá là gạo, muối * Cầu co giãn đơn vị theo giá = Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng phần trăm thay đổi của giá, cầu được gọi là co giãn đơn vị theo giá. * Cầu không co giãn theo giá = Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng không (lượng cầu không đổi), phần trăm thay đổi của giá khác không (giá thay đổi), cầu được gọi là hoàn toàn không co giãn theo giá. Khi biểu diễn bằng đồ thị, đường cầu không co giãn theo giá có dạng đường thẳng song song với trục tung (trục giá). P (D) P1 P2 Q * Q Hình 2.26. Đường cầu không co dãn Ví dụ:Về loại hàng hóa có cầu không co giãn là thuốc đặc trị bệnh hiểm nghèo. * Cầu hoàn toàn co giãn theo giá = ∞ Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu khác không (lượng cầu có thay đổi), phần trăm thay đổi của giá bằng không (giá không thay đổi), cầu được gọi là hoàn toàn co giãn theo giá. P * D P Q Q1 Q2 Hình 2.27. Đường cầu hoàn toàn co giãn Khi biểu diễn bằng đồ thị, đường cầu của hàm cầu hoàn toàn co giãn theo giá có dạng đường thẳng song song với trục hoành (trục thể hiện lượng cầu). c.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hoá Các hàng hóa khác nhau lại có độ co giãn của cầu theo giá khác nhau. Một số hàng hóa có cầu co giãn theo giá, các hàng hóa khác lại có cầu ít co giãn theo 57
  57. giá. Vậy yếu tố nào dẫn tới sự khác biệt này? Có ba yếu tố ảnh hưởng tới độ co giãn của cầu theo giá, đó là: - Sự sẵn có của hàng hóa thay thế; - Tỷ trọng thu nhập chi tiêu cho hàng hóa; - Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi. * Sự sẵn có của hàng hoá thay thế Hàng hoá có cầu là co giãn nhiều theo giá nếu có nhiều hàng hoá thay thế cho nó và ngược lại. Ví dụ:Gạo có ít hàng hoá nên cầu ít co dãn. Trong khi đó, nước khoáng Lavie có nhiều hàng hoá thay thế hơn nên cầu co giãn. Dầu lửa có ít hàng hoá thay thế vì vậy cầu của nó ít co dãn. Có ba yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thay thế của một loại hàng hóa: - Hàng hóa đó là hàng thiết yếu hay xa xỉ: Hàng hóa như thực phẩm và nhà ở là hàng hóa thiết yếu, trong khi đó, hàng hóa như chuyến du lịch nước ngoài, điện thoại đắt tiền là hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu thường ít có hàng hóa thay thế, do đó cầu đối với những hàng hóa này cầu ít co giãn. Hàng hóa xa xỉ thường có rất nhiều loại hàng hóa thay thế cho nó, do đó cầu đối với hàng xa xỉ là co giãn nhiều. - Mức độ rộng hẹp khi định nghĩa chủng loại hàng hóa đó: Cầu đối với hàng hóa có định nghĩa hẹp thường co giãn nhiều. Ví dụ:Cầu đối với một cốc cà phê Trung Nguyên thường rất co giãn vì người tiêu dùng có thể uống cà phê Vinacafe hoặc cà phê Highland thay cho cà phê Trung Nguyên. Tuy nhiên, cầu đối với hàng hóa được định nghĩa rộng hơn lại thường ít co giãn. Ví dụ:Cầu đối với cà phê nói chung là ít co giãn vì khó có thể tìm được hàng hóa thay thế cho cà phê. - Khoảng thời gian để tìm hàng hóa thay thế cho hàng hóa đó: Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn của cầu càng lớn. Khi giá thay đổi, người tiêu dùng thường tiếp tục mua lượng hàng hoá tương tự trong thời điểm đó. Tuy nhiên khi có đủ thời gian, họ tìm hàng hoá thay thế có thể chấp nhận được và có chi phí ít hơn. Khi quá trình thay thế xảy ra, lượng cầu đối với hàng hoá ban đầu sẽ giảm mạnh hay cầu co dãn. Ở đây khái niệm ngắn hạn liên quan đến thời kỳ trong đó ít nhất một vài sự điều chỉnh là không thể thực hiện được. Dài hạn là thời kỳ đủ để thực các điều chỉnh. Thông thường cầu dài hạn co dãn hơn cầu ngắn hạn. Ví dụ:Sự tăng giá dầu kéo dài gấp 4 lần xảy ra trong những năm 1973 và 1974. Giá dầu cao dẫn đến chi phí sưởi ấm nhà và gas tăng. Ban đầu, người tiêu dùng vẫn phải duy trì tiêu dùng tại mức xấp xỉ ban đầu. Họ chỉ có thể khắc phục 58
  58. giá cao bằng cách sử dụng tiết kiệm hơn và do vậy cầu tương đối ít co dãn. Tuy nhiên, thời gian càng dài người tiêu dùng phải chuyển sang sử dụng các hàng hoá thay thế cho dầu hoặc mua các phương tiện đòi hỏi ít nguyên liệu hơn. Lượng cầu giảm hơn nữa - cầu trở nên co dãn nhiều hơn. Các nhà sản xuất cũng điều chỉnh câu hỏi “sản xuất cái gì”. Sự xuất hiện và lên ngôi của ô tô mini và tiết kiệm nhiên liệu cuả Nhật Bản là minh chứng sinh động trong những năm 80 của thế kỷ trước. * Tỷ trọng thu nhập chi tiêu cho hàng hoá Các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá càng cao, cầu hàng hoá đó càng co giãn. Nếu khi có phần nhỏ thu nhập chi dùng cho hàng hoá thì giá cả hàng hoá thay đổi có tác động rất ít đến ngân sách tổng của người tiêu dùng và do đó người tiêu dùng sẽ không mấy quan tâm đến sự thay đổi của giá.Tuy nhiên, sự gia tăng nhỏ của giá cả hàng hoá chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách của người tiêu dùng sẽ làm người tiêu dùng phải giảm đáng kể lượng mua hàng hoá đó. Để đánh giá tầm quan trọng của tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá hãy xem độ co giãn của cầu đối với giá thịt bò và muối của các hộ gia đình. Nếu giá thịt bò tăng lên 50%, lượng mua thịt bò sẽ giảm mạnh, các hộ gia đình sẽ chuyển sang mua hàng hoá thay thế như thịt lợn, cá Nếu giá muối tăng 50%, hầu như không có sự thay đổi về lượng cầu đối với muối. Tại sao có sự khác nhau đó? Thịt bò chiếm tỷ lớn trong ngân sách của các hộ gia đình, trong khi muối chỉ chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Các hộ gia đình không muốn giá tăng, nhưng họ rất ít khi để ý đến ảnh hưởng của giá muối tăng trong khi giá thịt bò tăng ảnh hưởng lớn ngân sách của các hộ. d. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá, doanh thuvà giá hàng hóa – dịch vụ * Khái niệm doanh thu (TR: Total Revenue) Doanh thu của người cung ứng là lượngtiền thu được do bán sản phẩm. Công thức tính: = × Trong đó: TR: doanh thu; P: Giá của một đơn vị hàng hoá - dịch vụ; Q: Lượng hàng hoá - dịch vụ bán được. P 59 * P TR D
  59. Ví dụ:Một doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm, bán được 700 sản phẩm với giá 5 nghìn đồng/sản phẩm.Tính doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là: TR = 5 × 700 = 3500 (nghìn đồng) Như vậy, khi tính doanh thu phải tính theo đường cầu, không tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. * Mối quan hệ giữa độ co giãn với giá cả và tổng doanh thu Từ công thức TR = P × Q ta thấy việc tăng hay giảm giá đều có ảnh hưởng đến doanh thu. Ngoài ra, doanh thu còn chịu ảnh hưởng của sự tăng giảm của lượng cầu. Chúng ta biết việc tăng giá sẽ làm giảm lượng cầu. Vậy tổng doanh thu sẽ tăng hay giảm khi ta tăng giá? Sự thay đổi của tổng doanh thu sẽ phụ thuộc tốc độ giảm của lượng cầu so với tốc độ tăng của giá hay chính là phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá. - Nếu | | < 1, cầu ít co giãn và đường cầu dốc. Xét hình 2.29: Với giá P1, lượng cầu Q1, nên doanh thu là TR1 = P1Q1. Giả sử tăng giá lên P2 lượng cầu sẽ giảm đến Q2, doanh thu là TR2 = P2Q1. P A P2 Doanh thu được do tăng giá P1 C B DT bị mất do (D) tăng giá 0 Q2 Q1 Q Hình 2.29. Mối quan hệ giữa giá, độ co gi ãn và doanh thu khi cầu ít co giãn So sánh hai mức doanh thu này chính là so sánh phần diện tích hai hình 60
  60. chữ nhật OP1BQ1 và OP2AQ2, có diện tích OP1CQ2 là chung, vì thế ta chỉ so sánh diện tích hai hình P2P1CA và CQ2Q1B. Ta thấy, diện tích P2P1CA lớn hơn mà diện tích CQ2Q1B là phần doanh thu bị mất do tăng giá, diện tích P2P1CA là phần doanh thu được khi tăng giá. Phần được lớn hơn phần mất nên TR2>TR1 hay doanh thu khi tăng giá lớn hơn. Do đó, nếu cầu là ít co giãn, khi tăng giá doanh thu sẽ tăng.Ngược lại, giảm giá doanh thu sẽ giảm. Ví dụ:Nông sản được mùa dẫn đến cung về nông sản tăng làm cho giá nông sản giảm. Do cầu nông sản là ít co giãn nên doanh thu của người nông dân giảm. - Nếu | | > 1, cầu là co giãn và đường cầu thoải. Xét hình 2.30: Với giá P1, lượng cầu Q1, nên doanh thu là TR1 = P1Q1. Giả sử tăng giá lên P2 lượng cầu sẽ giảm đến Q2, doanh thu là TR2 = P2Q1 So sánh hai mức doanh thu này chính là so sánh phần diện tích hai hình chữ nhật OP1BQ1 và OP2AQ2, có diện tích OP1CQ2 là chung, vì thế ta chỉ so sánh diện tích hai hình P2P1CA và CQ2Q1B. Ta thấy, diện tích P2P1CA lớn hơn mà diện tích CQ2Q1B là phần doanh thu bị mất do tăng giá, diện tích P2P1CA là phần doanh thu được khi tăng giá. Phần mất lớn hơn phần được nên TR2< TR1 hay doanh thu khi tăng giá nhỏ hơn. Do đó, nếu cầu là co giãn nhiều, khi tăng giá doanh thu sẽ giảm. Ngược lại, giảm giá doanh thu sẽ tăng. Ví dụ:Ti vi, tủ lạnh là những loại hàng hoá có cầu co dãn nên nếu tăng giá doanh thu sẽ giảm. P A P2 Doanh thu được do (D) C tăng giá B P1 DT bị mất do tăng giá Q 0 Q2 Q 1 Hình 2.30. Mối quan hệ giữa giá, độ co giãn và doanh thu khi cầu co giãn nhiều - Nếu = 1, cầu co giãn đơn vị. 61
  61. Doanh thu không đổi và đạt giá trị lớn nhất. Về mặt toán học, có thể được chứng minh như sau: Theo công thức tính tổng doanh thu: TR = PxQ. Do cả sản lượng và doanh thu đều là những hàm số theo giá nên có thể viết công thức tính tổng doanh thu dưới dạng: TR(P) = Px Q(P). Đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu theo giá: dTR(P) dQ(P) dQ P TR(P) = = Q(P) + × P = Q × + 1 dP dP dP Q Hàm doanh thu tăng, giảm hay đạt tối đa phụ thuộc vào dấu của đạo hàm bậc nhất TR(P). Do Q > 0 nên sẽ xảy ra các trường hợp sau: + TR(P) > 0, hàm doanh thu là hàm đồng biến theo giá khi: dQ P dQ P × + 1 > 0 ↔ × > −1 dP Q dP Q Mà độ co giãn của cầu theo giá có công thức: dQ P E = × dP Q ↔ E > −1 ↔ E 1 Như vậy, hàm doanh thu là hàm nghịch biến khi độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1. Hay, doanh thu giảm khi tăng giá nếu cầu là co giãn. + TR(P) = 0,hàm doanh thu đạt giá trị tối đa khi: dQ P dQ P × + 1 = 0 ↔ × = −1 dP Q dP Q ↔ E = −1 ↔ E = 1 Như vậy, hàm doanh thu đạt giá trị tối đa khi độ co giãn của cầu theo giá bằng 1. Hay, doanh thu đạt tối đa và không đổi khi tăng giá nếu cầu là co giãn đơn vị.Tóm lại, mối quan hệ giữa giá và doanh thu có thể được khái quát qua 62
  62. bảng sau: Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa giá và doanh thu Độ co dãn P tăng TR sẽ P giảm TR sẽ D Giảm Tăng EP > 1 D Tăng Giảm EP 1 = < 1 Q * Q TR TR max Q * Q Hình 2.31. Mối quan hệ giữa giá, độ co dãn của cầu theo giá và tổngdoanh thu 2.4.1.3. Độ co dãn chéo của cầu (,) Thông thường, độ co giãn của cầu theo giá cho thấy sự thay đổi của lượng cầu khi giá của hàng hóa đó thay đổi còn tất cả các yếu tố khác giữ nguyên. Bây giờ, giá hàng hóa đó giữ nguyên nhưng thay đổi giá của hàng hóa có liên quan. 63
  63. Độ co dãn chéo của cầu đo độ nhạy cảm của lượng cầu một mặt hàng với sự thay đổi giá của một mặt hàng khác có liên quan. Độ co dãn chéo của cầu là % thay đổi của lượng cầu hàng hoá này so với % thay đổi giá của hàng hoá khác (với điều kiện các nhân khác không đổi.) %∆ X = Y %∆ Trong đó: %∆: Là phần trăm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa X; %∆ : Là phần trăm thay đổi giá hàng hóa Y. * Công thức tính: - Co giãn khoảng: − + = × + − Trong đó: QX1, QX2 : Lượng cầu hàng hóa X; PY1, PY2: Giá hàng Y. - Co giãn điểm: = × ' Trong đó: = X PY : Đạo hàm bậc 1 của lượng cầu X theo giá Y; PY, QX: Giá hàng hóa Y và lượng cầu hàng hóa X tại điểm cần tính độ co giãn. * Ý nghĩa: Độ co giãn chéo của cầu cho ta biết khi giá của sản phẩm Y thay đổi 1% thì lượng cầu của sản phẩm X thay đổi bao nhiêu %. * Độ co giãn chéo của cầu có thể có các giá trị sau: E > 0: X, Y là hai hàng hoá thay thế cho nhau. Giá hàng hóa Ytăng sẽ làm lượng cầu về hàng hóa X tăng. Ví dụ, chè và cà phê; cơm và phở E < 0: X, Y là hai hàng hoá bổ sung cho nhau. Giá hàng hóa Y tăng sẽ làm lượng cầu về hàng hóa X giảm. Ví dụ, sữa và cà phê; ô tô và xăng E = 0: X, Y là hai hàng hoá độc lập. Giá hàng hóa Y tăng sẽ làm lượng cầu về hàng hóa X không đổi. - Ứng dụng: Đối với các doanh nghiệp: Khi biết E sẽ thấy được cầu về sản phẩm của mình nhạy cảm đến mức nào với chiến lược định giá của các doanh nghiệp khác, từ đó ra quyết định chính xác hơn. 64
  64. Ví dụ: Có biểu cầu về giá thịt lợn (PY) và lượng cầu về cá QDx như sau: Py (nghìn đồng) QDx (100 kg) 80 20 85 22 Tính độ co dãn của cầu về cá đối với giá của thịt lợn? Áp dụng công thức tính độ co giãn chéo trong 1 khoảng ta có: 22 − 20 80 + 85 = × = 1,57 22 + 20 80 − 85 Như vậy, thịt và cá là hai loại hàng hoá thay thế cho nhau, khi giá của thịt lợn tăng 1% thì cầu về cá tăng 1,57%. 2.4.1.4. Độ co dãn của cầu đối với thu nhập ( ) Độ co dãn của cầu theo thu nhập của một mặt hàng là % thay đổi của lượng cầu mặt hàng này so với % thay đổi của thu nhập (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). %∆ = %∆ Trong đó: %∆: Phần trăm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa; %∆ : Phần trăm thay đổi của thu nhập. - Công thức tính: + Co giãn khoảng : − + = × + − Trong đó: I1, I2: Thu nhập của người tiêu dùng; Q1, Q2: Lượng cầu hàng hóa tại các mức thu nhập I1, I2. + Co giãn điểm: = × Trong đó: = ' : Đạo hàm bậc 1 của lượng cầu theo thu nhập; D I I, QD: Thu nhập và lượng cầu tại điểm cần tính độ co giãn. - Tuỳ theo giá trịsử dụng của hàng hoá mà có hệ số co giãn cuả cầu đối với thu nhập khác nhau có thể có các giá trị sau: + 0: Hàng hoá này được gọi là hàng hoá thông thường. Hàng hóa 65
  65. thông thường là hàng hóa có cầu về hàng hóa đó tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.Do đó, độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa thông thường mang dấu dương. Hàng hóa thông thường lại có thể được phân biệt thành hai loại hàng hóa như sau: 0 1: Hàng hoá này là hàng hoá xa xỉ hay cao cấp. Cầu co giãn theo thu nhập hay tốc độ thay đổi của cầu luôn lớn hơn tốc độ thay đổi của thu nhập. Ví dụ:Ti vi, tủ lạnh - Ứng dụng: Nghiên cứu E có ý nghĩa trong thương mại quốc tế. Khi một số nước đang trở nên giàu có, có cầu đối với các hàng hóa này. Vì thế vấn đề đặt ra là nhà nước có chính sách đầu tư, trợ cấp hợp lý cho ngành sản xuất các hàng hóa này để xuất khẩu. Do đó, ứng dụng của độ co giãn của cầu theo thu nhập ở tầm vĩ mô là giúp nhà nước xây dựng chính sách đầu tư. + Nếu hàng hoá là hàng hoá xa xỉ nên phê duyệt nhiều dự án đầu tư. + Nếu là hàng hoá thứ cấp nên phê duyệt ít dự án đầu tư. 2.4.2. Độ co dãn của cung () Độ co dãn của cung là số đo tính nhạy cảm của biến số cung với một biến số ảnh hưởng đến cung. Nó được đo bằng % thay đổi của lượng cung do 1 lượng % thay đổi của yếu tố ảnh hưởng đến cung (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). %∆ = %∆ Trong đó: %∆: % thay đổi của lượng cung; %∆: % thay đổi của giá. Thông thường, > 0: Vì giá và lượng cung có quan hệ tỷ lệ thuận theo luật cung, thể hiện qua đường cung dốc lên. - Công thức tính và phân loại độ co giãn của cung: tương tự như độ co giãn của cầu theo giá. - Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá: có 2 yếu tố chính: + Khả năng sản xuất: Một số loại hàng hóa có thể được sản xuất với chi phí cơ hội không đổi hoặc tăng với tốc độ chậm. Những hàng hóa này có cung rất co giãn theo giá. Ví dụ:Silicon được chiết xuất từ cát với chi phí cơ hội rất nhỏ. Do đó, cung silicon là gần như hoàn toàn co giãn. Trong khi đó, một số loại hàng hóa chỉ có thể được sản xuất với số lượng 66