Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

pdf 28 trang Gia Huy 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_2_nguon_von_va_hoat_dong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 2: NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động Bối cảnh: Tại phòng giao dịch ngân hàng thương mại X, khách hàng A có một khoản tiền và muốn gửi ngân hàng. Nội dung: - Khách hàng A: Tôi muốn gửi khoản tiền 1 tỷ đồng tại ngân hàng. Ngân hàng có các hình thức nhận tiền gửi nào? Lãi suất là bao nhiêu? Có các kỳ hạn gửi tiền như thế nào? - Nhân viên ngân hàng: Chào quý khách. Hiện tại ngân hàng của chúng tôi đang có rất nhiều các sản phẩm huy động vốn với nhiều kỳ hạn, hình thức chi trả lãi khác nhau với lãi suất rất hấp dẫn. Ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm: Không kỳ hạn, dưới 1 năm, trên 1 năm . Mời quý khách xem bảng lãi suất tương ứng với các kỳ hạn của ngân hàng. - Khách hàng A: Có hình thức nào có mức lãi suất hấp dẫn hơn không? Đặt câu hỏi: Ngân hàng thương mại có các hình thức huy động vốn nào? Đặc điểm ưu thế của từng hình thức ra sao. Để hiểu cho rõ hơn hãy tìm hiểu về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. 2
  3. Mục tiêu bài học 1 Phân tích được nội dung, đặc điểm các nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Hiểu và phân loại các hình thức huy động vốn và chi phí huy động vốn của ngân hàng 2 thương mại. 3 Xác định được chi phí huy động vốn của ngân hàng. 3
  4. Cấu trúc nội dung 2.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 2.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.3. Chi phí huy động vốn 4
  5. 2.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Vai trò 2.1.3. Thành phần 5
  6. 2.1.1. Khái niệm Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. 6
  7. 2.1.2. Vai trò Vốn là cơ sở để ngân hàng tiến Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì hành hoạt động kinh doanh phải có vốn. Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy Nếu khả năng về vốn của ngân hàng đó dồi dào thì ngân hàng có thể mô các hoạt động của ngân hàng mở rộng được các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu về thương mại vốn của khách hàng về cho vay, bảo lãnh, đầu tư. Nguồn vốn huy động lớn cũng làm tăng khả năng hoạt động của ngân Vốn giúp ngân hàng chủ động trong hàng như chủ động đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân kinh doanh tán rủi ro và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lợi. 7
  8. 2.1.2. Vai trò Vốn giúp ngân hàng quyết định Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng năng lực thanh toán và đảm bảo càng lớn. uy tín của mình trên thị trường Khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc Vốn quyết định năng lực cạnh mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế cả về quy tranh của ngân hàng mô tín dụng, lẫn việc chủ động về thời hạn cho vay và thậm chí trong khi quyết định lãi suất phù hợp với khách hàng. 8
  9. 2.1.3. Thành phần Vốn chủ sở hữu Vốn nợ Khái niệm Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được Đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho các danh mục tài sản của luật pháp cho phép hoạt động và đây là loại vốn ngân ngân hàng thương mại. Vốn nợ được huy động từ các nguồn tiền hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết gửi, tiền vay và một số nguồn khác. bị, nhà cửa. Thành • Vốn của tổ chức tín dụng: Vốn điều lệ, Thặng dư vốn • Tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết cổ phần kiệm phần • Quỹ của tổ chức tín dụng: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ dự • Tiền vay: vay tổ chức tài chính khác, vay ngân hàng trung ương. phòng tài chính • Chênh lệch đánh giá lại tài sản • Nguồn khác: vốn ủy thác, nguồn trong thanh toán. • Lợi nhuận chưa phân phối Vai trò • Vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ người gửi tiền. • Vốn nợ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của • Vốn chủ sở hữu có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân mỗi ngân hàng. và duy trì hoạt động cho ngân hàng. • Vốn nợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định • Vốn chủ sở hữu có vai trò điều chỉnh các hoạt động danh mục tài sản đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của của ngân hàng. ngân hàng thương mại. • Ngoài ra, quy mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớn 9 đến sự an nguy hoạt động của ngân hàng thương mại.
  10. 2.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.2.1. Huy động vốn qua 2.2.2. Huy động vốn qua phát hành tài khoản tiền gửi giấy tờ có giá. 10
  11. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm 11
  12. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Hình thức huy động: Ngân hàng Khái niệm: Là loại tiền gửi mà huy động nguồn tiền này bằng cách người gửi tiền được sử dụng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn khoản tiền này bất cứ lúc nào. cho khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn Đối tượng gửi: Tổ chức và cá Mục đích gửi tiền: Đáp ứng cho nhu nhân có nhu cầu thanh toán qua cầu thanh toán chi trả bằng hình thức ngân hàng. chuyển khoản qua ngân hàng. 12
  13. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Đối tượng gửi tiền: Cá nhân và Mục đích gửigửi tiềntiền:: Đápnhằmứngđểchoan doanh nghiệp. nhutoàn cầuvề tàithanhsản đáptoánứngchi đượctrả bằngnhu Tiền gửi có kỳ hạn hìnhcầu chithứctiêuchuyểnđã xáckhoảnđịnh quasẵn trongngân hàngtương. lai, được hưởng lãi. Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được phép rút tiền sau một thời hạn nhất định. 13
  14. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi (tiếp) Tiền gửi tiết kiệm: Là tiền gửi của các tầng lớp dân cư, người gửi tiền gửi vào ngân hàng nhằm mục đích để dành, sinh lời và an toàn tài sản. • Tiết kiệm có kỳ hạn: ▪ Thời điểm rút tiền được xác định trước dựa trên hai yếu tố: ngày gửi và kỳ hạn. ▪ Khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn thanh toán. ▪ Tiền lãi được thanh toán định kỳ hàng tháng hoặc thanh toán một lần vào thời điểm đáo hạn cùng với vốn gốc. • Tiết kiệm không kỳ hạn: ▪ Không thoả thuận trước với ngân hàng về thời điểm rút tiền cụ thể. ▪ Ngân hàng sẽ thanh toán tiền lãi cho khách hàng theo định kỳ hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư. ▪ Tiền lãi được tính theo số tiền gửi thực tế của khách hàng. 14
  15. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi (tiếp) Xác định lãi tiền gửi • Tiền gửi có kỳ hạn: ▪ Số tiền gửi TK gốc; ▪ Lãi suất quy định trong thời hạn gửi tiền (lãi đơn); ▪ Thời hạn gửi tiền. Tiền lãi = Tiền gửi x thời hạn gửi x lãi suất • Tiền gửi không kỳ hạn: ▪ Số dư; ▪ Số ngày tồn tại của số dư; ▪ Lãi suất (ngày). Tiền lãi = ∑Số dư x số ngày tồn tại số dư x lãi suất 15
  16. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi (tiếp) Ví dụ: Tính lãi tiền gửi có kỳ hạn. Khách hàng A gửi tiền gửi tiết kiệm, số tiền 200 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 7%/ năm. Tính lãi tiền gửi của khách khi đến hạn. • Số tiền gửi TK gốc: 200 triệu đồng • Lãi suất quy định trong thời hạn gửi tiền (lãi đơn): 7%/ năm • Thời hạn gửi tiền = 6 tháng = 0.5 năm Tiền lãi = Tiền gửi x thời hạn gửi x lãi suất = 200 x 7% x 0.5 = 7 triệu đồng 16
  17. 2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi (tiếp) Ví dụ: Tính lãi tiền gửi không kỳ hạn (giả định ngân hàng tính lãi từ 1 hàng tháng đến ngày cuối tháng). Khách hàng A có biến động số dư tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại X trong tháng 3 như sau: Tính lãi tiền gửi của khách biết lãi suất TGTT là 1.5%/năm. Ngày PS tăng PS giảm Số dư Số ngày Tích số 1/3 15.000.000 4 60.000.000 5/3 4.500.000 10.500.000 12 126.000.000 17/3 3.000.000 13.500.000 7 94.500.000 24/3 7.800.000 21.300.000 5 106.500.000 29/3 2.300.000 19.000.000 3 57.000.000 Tổng 31 444.000.000 Lãi 444.000.000 x 1.5%/365 = 18.500 (đồng) 17
  18. 2.2.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 18
  19. 2.2.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Các thông tin giấy tờ có giá: • Tên giấy tờ có giá; • Mệnh giá; • Kỳ hạn; • Lãi suất; • Hình thức phát hành. 19
  20. 2.3. Chi phí huy động vốn 2.3.1. Chi phí trả lãi 2.3.2. Chi phí huy động vốn bình quân bình quân 2.3.3. Chi phí cận biên 2.3.4. Lãi suất thực NEC 20
  21. 2.3.1. Chi phí trả lãi bình quân Ý nghĩa: Để huy động được 1 đồng vốn, ngân hàng thương mại phải trả bao nhiêu đồng tiền lãi. Ví dụ: Ngân hàng thương mại X có thông tin về nguồn vốn huy động như sau (đơn vị: tỷ đồng). Tính lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng? Nguồn vốn Số dư Lãi suất Lãi Tiền gửi thanh toán 500 1% 5 Tiền gửi kỳ hạn 1900 6% 114 Tiền gửi tiết kiệm 1300 7% 91 Nguồn huy động khác 300 5% 15 Tổng 4000 225 Lãi suất huy động bình quân 225/4000 =5.625% 21
  22. 2.3.2. Chi phí huy động vốn bình quân • Ý nghĩa: Để huy động được 1 đồng vốn, ngân hàng thương mại phải trả bao nhiêu đồng chi phí. • Ví dụ: Ngân hàng thương mại X có thông tin về nguồn vốn huy động như sau (đơn vị: tỷ đồng). Chi phí phi lãi chiếm 20% tổng chi phí. Tính chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng? Nguồn vốn Số dư Lãi suất Lãi Tiền gửi thanh toán 500 1% 5 Tiền gửi kỳ hạn 1900 6% 114 Tiền gửi tiết kiệm 1300 7% 91 Nguồn huy động khác 300 5% 15 Tổng 4000 225 Tổng chi phí 225/(1-0.2) = 281,25 Lãi suất huy động bình quân 281.25/4000 =7,03% 22
  23. 2.3.3. Chi phí cận biên Lãi suất mới × Tổng số _ Lãi suất cũ × Tổng số Chi phí cận biên = vốn huy động theo lãi vốn huy động theo lãi suất mới suất cũ Thay đổi trong Tỷ lệ chi phí = : Vốn huy động tăng cận biên chi phí thêm Ý nghĩa: Để huy động thêm 1 đồng vốn, ngân hàng thương mại phải trả thêm bao nhiêu đồng chi phí. Ví dụ: Ngân hàng thương mại X năm N có quy mô nguồn vốn huy động là 4000 tỷ đồng, lãi suất bình quân 7%/năm. Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh năm N+1, ngân hàng có kế hoạch tăng quy mô huy động thành 5600 tỷ đồng, dự kiến lãi suất huy động bình quân là 8%/năm. Tính chi phí huy động vốn cận biên của ngân hàng? • Chi phí trả lãi theo quy mô cũ = 4000 x 7% = 280 (tỷ). • Chi phí trả lãi theo quy mô mới = 5600 x 8% = 448 (tỷ). • Mức tăng quy mô vốn huy động = 5600 – 4000 = 1600 (tỷ). • Tỷ lệ chi phí cận biên = (448 – 280)/1600 = 10.5% 23
  24. 2.3.4. Lãi suất thực NEC Trả lãi nhiều lần NEC = (1 + i/n)풏 - 1 i: Lãi suất danh nghĩa trong kỳ (ngân hàng công bố) n: Số lần trả lãi trong kỳ Ví dụ Ngân hàng thương mại cổ phần ACB Hà Nội công bố lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, trả lãi 2 lần trong năm vào cuối mỗi nửa năm. Hãy xác định lãi suất tương đương trả sau 1 lần cuối kỳ. NEC = (1+12%/2)2 – 1= 12,36% Nếu ngân hàng trả lãi 4 lần trong năm cuối mỗi quý: NEC = (1+12%/4)4 – 1= 12,55% 24
  25. 2.3.4. Lãi suất thực NEC Trả lãi trước NEC = i/(1 – i) i: Lãi suất trả trước ngân hàng công bố. Ví dụ Ngân hàng thương mại cổ phần VIB TP. Hồ Chí Minh công bố lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, trả lãi trước. Hãy xác định lãi suất tương đương trả sau 1 lần cuối kỳ. NEC = i/(1 – 12%) = 13,636% 25
  26. 2.3.4. Lãi suất thực NEC Có dự trữ bắt buộc NEC = i/(1 – r) i: Lãi suất trả sau 1 lần cuối kỳ r: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ví dụ Ngân hàng thương mại BIDV công bố lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 4,5%/6 tháng. Xác định lãi suất thực của nguồn tiền huy động biết rằng ngân hàng phải dự trữ bắt buộc 5% đối với nguồn tiền gửi dưới 12 tháng. NEC = 4,5%/(1 – 5%)= 4,737%/6 tháng. 26
  27. Đáp án tình huống khởi động bài Nhân viên ngân hàng: Thưa quý khách, ngoài hình thức tiền gửi tiết kiệm, hiện ngân hàng thương mại đang huy động vốn qua hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Quý khách có thể tham khảo và lựa chọn. Ngân hàng thương mại có nhiều sản phẩm huy động vốn: + Tiền gửi thanh toán dành cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. + Tiền gửi kỳ hạn dành cho các tổ chức, doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi. + Tiền gửi tiết kiệm dành cho cá nhân có nhu cầu tích lũy, an toàn. 27
  28. Tổng kết bài hoc • Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. • Thành phần: Vốn chủ sở hữu, vốn nợ. • Hoạt động huy động vốn: ▪ Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn. ▪ Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá. ▪ Hình thức huy động vốn khác. • Chi phí huy động vốn: ▪ Chi phí trả lãi bình quân. ▪ Chi phí huy động vốn bình quân. ▪ Chi phí cận biên, lãi suất thực. 28