Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 4: Nghiệp vụ tín dụng - Đặng Hương Giang

pdf 41 trang Gia Huy 24/05/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 4: Nghiệp vụ tín dụng - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_4_nghiep_vu_tin_dung_dang.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 4: Nghiệp vụ tín dụng - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 4: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động Bối cảnh: Công ty A có nhu cầu vay vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo. Nội dung: • Công ty A: Năm tới chúng tôi quyết định tăng quy mô sản xuất lên gấp đôi tuy nhiên vốn lưu động hiện có của Doanh nghiệp không đáp ứng đủ mức tăng quy mô sản xuất. Chúng tôi có nhu cầu vay ngân hàng 1500 triệu đồng. Chúng tôi muốn biết các hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động của ngân hàng cũng như mức lãi suất và các chính sách tín dụng hiện có của ngân hàng. • Cán bộ tín dụng: Chào anh/ chị hiện tại ngân hàng có rất nhiều sản phẩm tín dụng ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mời anh/ chị tham khảo các sản phẩm sau. • Công ty A: Chúng tôi cần được tư vấn về thủ tục, hồ sơ vay vốn ngân hàng. Chúng tôi cần hoàn thiện các giấy tờ gì? Đặt câu hỏi: Tín dụng ngân hàng là gì? Có các hình thức tín dụng nào? Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng như thế nào? Yêu cầu về tài sản đảm bảo ra sao. Chúng ta cùng nghiên cứu bài 4: Nghiệp vụ tín dụng. 2
  3. Mục tiêu bài học Trình bày được khái niệm, đặc điểm vai trò của tín dụng ngân hàng và vận dụng thành 1 thạo quy trình tín dụng. 2 Phân loại được các hình thức bảo đảm tín dụng. Phân biệt được tín dụng và cho vay, nắm được vững nghiệp vụ tín dụng khách hàng 3 doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. 3
  4. Cấu trúc nội dung 4.1. Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng thương mại 4.2. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp 4.3. Tín dụng khách hàng cá nhân 4
  5. 4.1. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng thương mại 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm 4.1.2. Phân loại 4.1.3. Quy trình tín dụng 4.1.4. Bảo đảm tín dụng 5
  6. 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm Là mối quan hệ cung ứng vốn giữa ngân hàng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn trong xã hội. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. 6
  7. 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm Đặc điểm Ngân hàng đóng vai trò trung gian thông qua nghiệp vụ cấp 1 tín dụng. 2 Cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng. 3 Là khoản mục có rủi ro cao trong các tài sản. 7
  8. 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm Vai trò • Đáp ứng nhu cầu vốn. • Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. • Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. • Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. • Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 8
  9. 4.1.2. Phân loại Theo phương thức cấp tín dụng • Cho vay từng lần theo món. • Cho vay theo hạn mức tín dụng. • Cho vay thấu chi. • Cho vay luân chuyển. • Chiết khấu giấy tờ có giá. • Mua lại các khoản nợ. • Cho vay ủy thác. • Cho vay đồng tài trợ. • Cho thuê tài chính. 9
  10. 4.1.2. Phân loại Theo thời hạn • Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn dưới 12 tháng. • Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn trên 12 tháng. Theo đối tượng khách hàng • Khách hàng là tổ chức: Nhà nước, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, tập đoàn. • Khách hàng là cá nhân: Hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, cá nhân. Theo ngành kinh tế • Thương mại - dịch vụ, xây dựng - công nghiệp, xuất nhập khẩu, lĩnh vực tài chính. 10
  11. 4.1.3. Quy trình tín dụng Khái niệm Là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. 11
  12. 4.1.3. Quy trình tín dụng (tiếp) Ý nghĩa Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của 1 từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về 2 mặt hành chính. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt 3 động tín dụng. 12
  13. 4.1.3. Quy trình tín dụng (tiếp) Nội dung của quy trình tín dụng Nguồn, nơi cung câp Nhiệm vụ của Các giai đoạn Kết quả thông tin ngân hàng Lập hồ sơ đề nghị Tiếp xúc, phổ biến, hướng dẫn khách hàng Hoàn thành hồ sơ chuyển sang giai Khách hàng cấp tín dụng lập hồ sơ. đoạn sau. • Hồ sơ vay vốn Phân tích Bộ phận thẩm định: thẩm định tài chính, phi Báo cáo kết quả thẩm định cho bộ phận tín dụng • Thông tin bổ sung: thẩm vấn, hồ tài chính quyết định cho vay. sơ lưu trữ. • Hồ sơ vay vốn Quyết định • Kết quả thẩm định Quyết định cho vay - từ chối cho vay. Thủ tục pháp lý: ký hợp đồng tín dụng • Thông tin bổ sung • Quyết định cho vay và các hợp Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi khách Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện Giải ngân đồng liên quan hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp của hợp đồng tín dụng trước khi giải ngân. • Chứng từ làm cơ sở giải ngân theo yêu cầu của khách hàng. • Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo • Thông tin nội bộ ngân hàng • Báo cáo kết quả giám sát, đưa ra các Giám sát và thanh tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn • Báo cáo tài chính định kỳ giải pháp xử lý. lý tín dụng • Tái xét, xếp hạng tín dụng • Thông tin khác • Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng. • Thanh lý hợp đồng 13
  14. 4.1.3. Quy trình tín dụng (tiếp) Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu Đề xuất tín dụng Từ chối cấp tín dụng Nhu cầu khách Thẩm định Thương lượng Quyết định hàng • Tiếp nhận yêu • Mục đính vay • Kỳ hạn • Cán bộ quản lý cầu khách hàng HĐKD • Thanh toán rủi ro • Tìm hiểu triển • Quản lý • Các điều khoản • Giám đốc/ Tổng vọng giám đốc • Số hiệu • Bảo đảm tiền • Tham khảo ý vay kiến bên ngoài • Các vấn đề khác Phê duyệt cấp tín dụng Thủ tục hồ sơ và giải ngân 14
  15. 4.1.3. Quy trình tín dụng (tiếp) Thủ tục hồ sơ và giải ngân Thủ tục hồ sơ Giải ngân • Dự thảo hợp đồng • Thủ tục hồ sơ • Xem xét hồ sơ hoàn tất • Kiểm tra tài sản đảm bảo • Chuyển tiền • Miễn bỏ giấy tờ pháp lý • Các vấn đề khác Quản lý danh mục Trả nợ đúng hạn Thanh toán • Trả đủ gốc Dấu hiệu bất thường Quản lý danh mục • Trả đủ lãi • Số hiệu • Nhận biết sớm • Cố gắng thu hồi nợ • Các điều khoản Tổn thất • Chính sách xử lý • Biện pháp pháp lý • Bảo đảm tiền vay • Không trả nợ gốc • Quản lý • Tái cơ cấu • Thanh toán • Không trả đủ lãi • Dấu hiệu cảnh báo • Định giá tín dụng 15
  16. 4.1.4. Bảo đảm tín dụng Khái niệm Bảo đảm tín dụng là thiết lập những cơ sở pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thể trả được. Phân loại tài sản đảm bảo • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa. • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác. 16
  17. 4.1.4. Bảo đảm tín dụng Các yêu cầu đối với tài sản đảm bảo • Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. • Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. • Tài sản phải dễ định giá. • Tài sản phải được phép chuyển nhuợng và dể dàng chuyển nhượng. • Giá trị tài sản ổn định trong thời gian đảm bảo. • Thời hạn hữu dụng lớn hơn thời hạn đảm bảo. 17
  18. 4.1.4. Bảo đảm tín dụng Các hình thức đảm bảo tín dụng • Cầm cố: Bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. • Thế chấp: Bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp. • Tín chấp: Tổ chức chính trị tại cơ sở bằng uy tín của mình đảm bảo cho vay một khoản tiền. • Khác: Bảo lãnh, ký quỹ, đặt cọc 18
  19. 4.2. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn 19
  20. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn Khái niệm Tín dụng ngắn hạn là việc Ngân hàng thương mại giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để dùng vào một mục đích nhất định và thời hạn sử dụng số tiền này của khách hàng là không quá 12 tháng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 20
  21. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn ChoChovayvay theotheohạnhạnmứcmứctíntíndụngdụng Cho vay bổ sung vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động dùng Nguồn vốn kinh Nguồn ngắn hạn Nhu cầu vay Nguồn ngắn = cho sản xuất kinh doanh kỳ – doanh ngắn hạn – coi như – vốn lưu động hạn khác kế hoạch tự có tự có Nhu cầu vốn lưu động cần Tổng chi phí sản xuất kinh doanh (giá vốn) kỳ kế hoạch = dùng cho sản xuất kinh doanh Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch Vòng quay vốn lưu động kỳ Doanh thu thuần kỳ kế hoạch = kế hoạch Vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch Vốn lưu động (Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ) = bình quân 2 21
  22. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn ChoChovayvay theotheohạnhạnmứcmứctíntíndụngdụng Cho vay bổ sung vốn lưu động Thông tin về doanh nghiệp xin vay vốn lưu động như sau: Tài sản lưu động ngày 1/7: 2450, ngày 30/9: 2550. Vốn lưu động tham gia vào kế hoạch kinh doanh bao gồm vốn tự có: 700 triệu, công ty huy động thêm bên ngoài 100 triệu. Sản lượng tiêu thụ 5000 sản phẩm. Giá bán 1,6 triệu đồng/ sản phẩm. Giá vốn 1,312 triệu động. Nhu cầu vay vốn lưu động của doanh nghiệp là: Đáp án: • Vốn lưu động bình quân = 2500, Doanh thu = 1,6 x 5000 = 8000. • Vòng quay vốn lưu động = 8000/2500 = 3,2 vòng. • Giá vốn hàng bán = 1,312 x 5000 = 6560. • Nhu cầu vốn lưu động = 6560/3,2 = 2050. • Nhu cầu vay vốn lưu động = 2050 – 700 – 100 = 1250. 22
  23. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn (tiếp) Cho vay thấu chi Là nghiệp vụ cho phép khách hàng được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Cho vay từng lần theo món • Đối với những đơn vị không đủ điều kiện được vay theo hạn mức tín dụng. • Khách hàng có nhu cầu vay không thường xuyên. • Không được ngân hàng tín nhiệm. 23
  24. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn (tiếp) Chiết khấu giấy tờ có giá Chiết khấu mua đứt Số tiền trả cho Giá trị đến hạn Tiền lãi chiết khấu Chi phí chiết khấu = – – – Hoa hồng phí khách hàng của giấy tờ có giá (NHTM thu) (NHTM thu) Trong đó: • Giá trị đến hạn của giấy tờ có giá là mệnh giá của giấy tờ có giá nếu đó là chứng khoán chiết khấu, là mệnh giá + lãi nếu các giấy tờ có giá là chứng khoán thanh toán. • Tiền lãi chiết khấu được tính bằng công thức: Tiền lãi chiết khấu = Giá trị đến hạn GTCG × Lãi suất chiết khấu × Thời gian chiết khấu (Thời gian chiết khấu: Tính từ ngày ngân hàng thực hiện chiết khấu đến ngày đến hạn của giấy tờ có giá). • Chi phí chiếu khấu ngân hàng thương mại trừ ngay khi giải ngân cho khách hàng: Chi phí chiết khấu = Giá trị đến hạn GTCG × % Chi phí • Hoa hồng phí được ngân hàng thương mại thu để trả cho nhà môi giới hoặc ngân hàng nhờ thu: Hoa hồng phí = Giá trị đến hạn GTCG × % Hoa hồng 24
  25. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn (tiếp) Chiết khấu giấy tờ có giá Chiết khấu kỳ hạn Số tiền trả Giá trị đến Tiền lãi chiết Chi phí chiết Hoa (1 + L × T) cho khách = hạn của giấy – khấu – khấu – hồng Gv = St × hàng tờ có giá (NHTM thu) (NHTM thu) phí 365 Trong đó: Trong đó: • Giá trị đến hạn của giấy tờ có giá là mệnh giá của giấy tờ có • Gv: Số tiền khách hàng thanh toán cho giá nếu đó là chứng khoán chiết khấu, là mệnh giá + lãi nếu ngân hàng khi hết thời hạn chiết khấu. các giấy tờ có giá là chứng khoán thanh toán • St: Số tiền ngân hàng đã thanh toán cho • Tiền lãi chiết khấu = Giá trị đến hạn giấy tờ có giá × Lãi suất khách hàng khi chiết khấu. chiết khấu × Thời gian chiết khấu • L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm ngân • Chi phí chiết khấu = Giá trị đến hạn giấy tờ có giá × % Chi phí hàng chiết khấu (tỷ lệ % theo năm). • Hoa hồng phí = Giá trị đến hạn giấy tờ có giá × % Hoa hồng • T: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày). 25
  26. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn (tiếp) Chiết khấu giấy tờ có giá Ví dụ: Chiết khấu mua đứt Ngày 20/3 công ty X xin chiết khấu hối phiếu số 1235 trị giá 250.000 USD phát hành ngày 10/1, đến hạn thanh toán ngày 10/7. Lãi suất chiết khấu 6.25%/ năm, hoa hồng phí 0.5%. Số tiền khách hàng nhận được là bao nhiêu? Đáp án: • Lãi chiết khấu = 250.000 x 6,25% x 112/365 = 4794,521 USD. • Hoa hồng = 0,5% x 250.000 = 1250 USD. • Mức chiết khấu = 4794,521+1250 = 6044,521 USD. • Số tiền khách hàng nhận được = 250.000 – 6044,521 = 243.955,479 USD. 26
  27. 4.2.1. Tín dụng ngắn hạn (tiếp) Tài trợ ngoại thương • Cho vay nhập khẩu: là hoạt động tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước; góp vốn bổ sung liên doanh; trả nợ bảo lãnh; cho vay tạm nhập tái xuất; cho vay để trả các khoản chi phí vận tải, bảo hiểm. • Cho vay xuất khẩu: là hoạt động ngân hàng thương mại cấp vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa khi thu mua các mặt hàng xuất khẩu như hàng công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu và chi trả các chi phí liên quan đến xuất khẩu như chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí khác. 27
  28. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn Khái niệm Tín dụng trung và dài hạn (hay còn gọi là cho vay theo dự án đầu tư) là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm của Ngân hàng thương mại cấp cho khách hàng để khách hàng sử dụng vào các mục đích như mua sắm tài sản cố định, dự trữ tài sản lưu động thường xuyên, trả các khoản nợ cũ, mua lại hoặc thành lập mới doanh nghiệp. 28
  29. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Đối tượng cho vay Các công trình, hạng mục công trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh. 29
  30. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Mức cho vay và thời hạn cho vay Mức cho vay (Hạn mức tín dụng đầu tư) Giới hạn tín dụng Dự toán chi phí Trị giá của tài sản đảm bảo Hạn mức tín dụng đầu tư = Tổng dự toán chi phí - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của bên đi vay Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay trung hạn từ Thời hạn cho vay dài hạn trên 5 năm. trên 1 năm đến tối đa là 5 năm. Thời hạn cho vay = Thời hạn thi công (ân hạn) + Thời hạn trả nợ 30
  31. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Phương thức cho vay 1. Cho vay theo dự án đầu tư 2. Cho vay hợp vốn 3. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 4. Các phương thức cho vay khác 5. Cho thuê tài chính 31
  32. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Cho vay theo dự án Ví dụ: Trước quý I/N công ty Cổ phần ZG gửi đến ACB hồ sơ vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng phân xưởng sản xuất. Sau khi thẩm định, ACB đã nhất trí về các số liệu như sau: • Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dư án gồm : ▪ Chi phí xây dựng cơ bản: 2.500 triệu đồng; ▪ Tiền mua thiết bị: 3.120 triệu đồng; ▪ Chi phí xây dựng cơ bản khác: 462 triệu đồng. • Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án bằng 34 % giá trị dự toán của dự án. • Lợi nhuận doanh nghiệp thu được hàng năm trước khi đầu tư là 2.890 triệu đồng. • Biết rằng sau khi đầu tư thực hiện dự án lợi nhuận tăng thêm 20% so với trước khi đầu tư. • Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hàng năm là 15%. • Các nguồn khác tham gia thực hiện dự án 689,02 triệu đồng. • Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án dùng để trả nợ cho ngân hàng. • Nguồn khác dùng để trả nợ hàng năm : 108,775 triệu đồng. • Dự án khởi công ngày 1/1/N và được hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 1/7/N. Yêu cầu: Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay. Biết rằng: tài sản bảo đảm có giá trị là 5.000 trđ và tỷ lệ bảo đảm theo quy định của ngân hàng là 70%. 32
  33. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Cho vay theo dự án Xác định mức cho vay • Xác định mức cho vay theo dự án ▪ Bước 1: Xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định: 2.500 trđ + 3.120 trđ + 462 trđ = 6.082 trđ. ▪ Bước 2: Xác định nguồn vốn tự có tham gia dự án: 6.082 trđ × 34 % = 1.964,24 trđ. ▪ Bước 3: Xác định nguồn vốn khác tham gia dự án 689,02 trđ. ▪ Bước 4: Xác định mức cho vay theo dự án: 6.082 trđ – 1.964,24 trđ – 689,02 trđ = 3.428,74 trđ. • Xác định mức cho vay theo tài sản bảo đảm ▪ Bước 1: Xác định nguyên giá tài sản bảo đảm: 5.000 trđ. ▪ Bước 2: Xác định tỷ lệ tài sản bảo đảm: 70%. ▪ Bước 3: Xác định mức cho vay theo tài sản bảo đảm: 5.000 trđ × 70 % = 3.500 trđ. • Quyết định mức cho vay: ▪ Mức cho vay theo dự án là 3.428,74 trđ. ▪ Mức cho vay theo tài sản đảm bảo là 3.500 trđ. ▪ Quyết định mức cho vay là 3.428,74 trđ. 33
  34. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Cho vay theo dự án Xác định thời hạn cho vay • Thời hạn cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian thu nợ • Thời gian ân hạn: 6 tháng (dự án khởi công ngày 1/1/N và được hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 1/7/N) • Thời gian thu nợ = Số tiền cho vay/ Nguồn thu nợ bình quân hàng năm • Trong đó: ▪ Số tiền cho vay là 3.428,74 trđ ▪ Nguồn thu nợ bình quân hàng năm là: o Mức khấu hao dành để trả nợ ngân hàng là: 6.082 x 15 % × (3.428,74 /6.082) = 514,31 trđ o Lợi nhuận sau thuế dành để trả nợ ngân hàng: Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án dùng để trả nợ cho ngân hàng: 2.890 × 125 % - 2.890 = 722,5 trđ o Nguồn khác dành để trả nợ cho ngân hàng là 108,775 trđ • Do đó: Thời gian thu nợ = Số tiền cho vay/ Nguồn thu nợ bình quân hàng năm = 3.428,74/ (514,31 +722,5 +108,775) = 3.428,74/1.345,585 = 2.5 năm (tức 30 tháng) • Kết luận: Thời gian cho vay = 6 tháng + 30 tháng = 36 tháng (từ 1/1/N đến 1/1/N+3). 34
  35. 4.2.2. Tín dụng trung và dài hạn (tiếp) Cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính cho thuê một thiết bị có các điều kiện như sau: • Giá trị tài sản: 1000 triệu đồng; Thời hạn thuê: 5 năm; Lãi suất thuê: 1%/tháng. • Tính tiền thuê thanh toán (cả gốc và lãi) đều ở cuối mỗi quý. • Số tiền gốc và lãi trả đều cuối mỗi quý = 1000 × 1% × 3/ (1-(1+3%) 20) = 67,216 triệu đồng. 35
  36. 4.3. Tín dụng khách hàng cá nhân 4.3.1. Khái niệm 4.3.2. Đặc điểm 4.3.3. Phân loại 36
  37. 4.3.1. Khái niệm Khái niệm Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng tài trợ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư (cá nhân và hộ gia đình) với các chi phí về vật chất như nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân hoặc các dịch vụ: giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa, nghệ thuật. Vai trò • Góp phần kích cầu tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế. • Giúp cho người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi có khả năng thanh toán. • Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. 37
  38. 4.3.2. Đặc điểm Thẩm định tín dụng: Các thông tin cần có khi thẩm định tín dụng tiêu dùng: thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, sức khỏe Đặc điểm khác • Giá trị mỗi món vay nhỏ. • Chịu sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. • Có nhiều kỳ hạn: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 38
  39. 4.3.3. Phân loại Theo cách thức thực hiện • Tín dụng tiêu dùng trực tiếp. • Tín dụng tiêu dùng gián tiếp. Theo tài sản đảm bảo • Cho vay cầm cố. • Cho vay thế chấp lương. • Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay. Theo phương thức hoàn trả • Tín dụng tiêu dùng trả góp. • Tín dụng tiêu dùng phi trả góp. • Tín dụng tiêu dùng tuần hoàn. 39
  40. Đáp án tình huống khởi động • Ngân hàng có nhiều sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Với nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động, khách hàng có thể lập hồ sơ vay theo món (áp dụng với khách hàng mới), vay theo hạn mức tín dụng (áp dụng với khách hàng thường xuyên) hoặc chiết khấu giấy tờ có giá • Với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Nhu cầu vay Nhu cầu vốn lưu động Nguồn vốn kinh doanh Nguồn ngắn hạn Nguồn ngắn vốn Ngân = dùng cho sản xuất kinh – – – ngắn hạn tự có coi như tự có hạn khác hàng doanh kỳ kế hoạch 40
  41. Tổng kết bài học • Tín dụng là quan hệ cung ứng vốn giữa ngân hàng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn. • Quy trình tín dụng gồm các khâu: Lập hồ sơ, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý. • Các hình thức bảo đảm tín dụng: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tín chấp • Phân loại: ▪ Theo thời hạn: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. ▪ Theo hình thức cấp tín dụng: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính. ▪ Theo đối tượng: Tín dụng doanh nghiệp, tổ chức và tín dụng cá nhân. ▪ Theo tính chất đảm bảo: Tín dụng có đảm bảo, tín chấp. 41