Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 6: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Đặng Hương Giang

pdf 26 trang Gia Huy 24/05/2022 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 6: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_6_nghiep_vu_kinh_doanh_ng.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 6: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 6: NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động • Bối cảnh: Công ty Dược phẩm Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc từ Hàn Quốc, giá trị hợp đồng 250.000 USD, thanh toán ngay 50% và 50% thanh toán sau 3 tháng. • Nội dung: • Công ty Dược: Chúng tôi vừa ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc, thanh toán theo phương thức chuyển tiền. Phía Hàn Quốc yêu cầu thanh toán ngay 50% và 50% thanh toán sau 3 tháng kể từ ngày giao hàng. Công ty có nhu cầu mua USD để thanh toán hợp đồng. • Nhân viên ngân hàng: Để đáp ứng nhu cầu USD thanh toán ngay, công ty có thể ký hợp đồng giao ngay mua USD theo tỷ giá của ngày ký hợp đồng. Đối với khoản thanh toán 3 tháng sau thì công ty có thể chờ đến thời điểm cần thanh toán mua USD với giá tại thời điển đó hoặc ký hợp đồng mua từ bây giờ với ngân hàng, giao dịch sẽ diễn ra 3 tháng sau. • Công ty Dược: Nếu chúng tôi ký hợp đồng mua USD bây giờ nhưng 3 tháng sau mới giao thì sẽ có tỷ giá như thế nào? Có giống tỷ giá giao ngay không • Nhân viên ngân hàng : Đây là hợp đồng kỳ hạn dó đó sẽ áp dụng tỷ giá kỳ hạn • Đặt câu hỏi: Trong tình huống trên khách hàng tham gia vào hai hợp đồng ngoại hối: Giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Giao dịch ngoại hối của ngân hàng thương mại gồm những loại giao dịch nào? Tỷ giá nào được sử dụng trong các giao dịch đó. 2
  3. Mục tiêu bài học Trình bày được khái niệm ngoại hối, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, phương thức yết tỷ giá, 1 cách xác định tỷ giá chéo. Trình bày được các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại: giao 2 dịch giao ngay, phái sinh (Forward, Future, Swap, Option). 3
  4. Cấu trúc nội dung 6.1. Ngoại hối và tỷ giá hối đoái 6.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại 4
  5. 6.1. Ngoại hối và tỷ giá hối đoái 6.1.1. Ngoại hối 6.1.2. Tỷ giá hối đoái 5
  6. 6.1.1. Ngoại hối Khái niệm Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign exchange) là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế (International transaction) bao gồm: • Ngoại tệ (Foreign Currency): Ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước. • Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như: séc (cheque), hối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu (promissory Note), thẻ ngân hàng (Card Bank), giấy chuyển ngân (Transfer). • Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ: như trái phiếu chính phủ (Government Bonds), trái phiếu công ty (Corporte Bonds), cổ phiếu (Stock). • Vàng (Gold): bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng. • Đồng tiền quốc gia-bản tệ (Local Currency), đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thành toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia. 6
  7. 6.1.2. Tỷ giá hối đoái • Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. • Ví dụ: Ngày 19/05/2017, trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: ▪ 1 USD = 111,50 JPY ▪ 1 GBP = 1,2975 USD ▪ 1 USD = 0.9780 CHF ▪ 1 AUD = 0,7525 USD 7
  8. 6.1.2. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Phân loại tỷ giá Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn. 8
  9. 6.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 6.2.1. Giao dịch giao ngay 6.2.2. Giao dịch phái sinh 9
  10. 6.2.1. Giao dịch giao ngay Giao dịch giao ngay • Là việc mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Tỷ giá giao ngay • Là tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hôm nay nhưng việc thực hiện thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. • Các ngoại tệ được mua bán lẫn nhau thông qua việc niêm yết tỷ giá hay cơ chế tỷ giá chéo. Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. 10
  11. 6.2.1. Giao dịch giao ngay (tiếp) Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá Arbitrage • Một nghiệp vụ ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá giao ngay. • Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá là nghiệp vụ thực hiện việc mua một đồng tiền ở nơi giá thấp và bán lại ở nơi giá cao hơn (hoặc ngược lại) tại cùng một thời điểm để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặc ngược lại. Ví dụ 1: Thông tin tại: Ngân hàng thương mại A: USD/VND = 22750 – 22760 Ngân hàng thương mại B: USD/VND = 22725 – 22740 Hỏi: Nhà đầu tư có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá không? Nếu có thực hiện như thế nào? Trả lời: • Có thể thấy tại ngân hàng thương mại B, đồng USD rẻ hơn so với ngân hàng thương mại A. Nhà đầu tư sẽ mua USD tại ngân hàng thương mại B với tỷ giá bán ra của ngân hàng là 22740, sau đó bán cho ngân hàng thương mại A với tỷ giá mua vào của ngân hàng A là 22750. • Như vậy cứ mỗi 1USD giao dịch (bỏ qua các chi phí giao dịch, thuế ) nhà đầu tư lãi là: 22750-22740 = 10 VND. • Hay với 1 triệu USD giao dịch, nhà đàu tư hưởng chênh lệch 10 triệu VND. 11
  12. 6.2.2. Giao dịch phái sinh Forward Future Swap Option 12
  13. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Khái niệm Công cụ phái sinh là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ giá trị của những biến số cơ sở. “Biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá, ) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh. (Theo Deutsche Boerse AG) 13
  14. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Tài sản cơ sở của hợp đồng phái sinh: có thể là bất cứ thứ gì (hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ ) và được chia thành 2 nhóm: • Tài sản hàng hóa: ▪ Nông sản: ngũ cốc (ngô, lúa mỳ, đậu), các loại thịt, các sản phẩm bơ sữa, lâm sản, coca, café, đường ▪ Nhiên liệu: dầu thô, dầu sưởi, dầu diesel, dầu ethanol, xăng, khí ga, than. ▪ Kim loại: vàng, bạc, bạch kim, paladin, đồng, thép, uranium. ▪ Thời tiết: Nhiệt độ các nước Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu, Châu Á TBD, bão hurricane, sương mù, lượng tuyết, lượng mưa. • Tài sản tài chính: ▪ Chỉ số cổ phiếu: S&P 500, S&P midcap 400, S&P smallcap 600, chỉ số DownJohn, S&P CNX, Nikkei 225 ▪ Các loại tiền tệ. ▪ Lãi suất: Lãi suất Eurodollar, Euribor, Tibor, Sibor, Libor, các chỉ số lãi suất 14
  15. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Forward Khái niệm • Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay sau một thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao dịch. • Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán. • Ngày giá trị có kỳ hạn = Ngày giá trị giao ngay + Thời hạn tương ứng của giao dịch. 15
  16. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Forward Tỷ giá kỳ hạn • Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay. • Công thức tính tỷ giá kỳ hạn: (R R ) N FSS tgB cvA m m m 360 (RcvB R tgA ) N FSSb b b • Trong đó: 360 Fm, Fb: Tỷ giá mua và bán kỳ hạn A/B Sm, Sb: Tỷ giá mua và bán giao ngay A/B RtgA, RtgB, RcvA, RcvB: Lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay đồng A và B. N: Kỳ hạn 16
  17. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Forward Thông tin tại ngân hàng thương mại A như sau: (R R ) N Lãi suất Lãi suất FSS tgB cvA Lãi suất tiền gửi cho vay m m m 360 USD 2% 5% VND 7% 9% (RcvB R tgA ) N Tỷ giá giao ngay Mua vào Bán ra FSS b b b 360 USD/VND 22170 22185 Tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng? (R R ) N (7% 5%) 90 F S S tgV cvU 22170 22170 22280 m m m 360 360 (R R ) N (9% 2%) 90 F S S cvV tgU 22185 22185 22573 b b b 360 360 17
  18. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Future Khái niệm • Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng đồng tiền định sẵn vào thời điểm ký kết hợp đồng và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch. • Thực chất của giao dịch giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về: loại ngoại tệ giao dịch, trị giá hợp đồng và thời hạn giao dịch. 18
  19. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Future Đặc điểm của hợp đồng tương lai • Đặc điểm nổi bật của hợp đồng tương lai là tính tiêu chuẩn hóa cao. • Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa cao trong hợp đồng giao sau là: tên hàng, số lượng (độ lớn hợp đồng), thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng. • Loại ngoại tệ giao dịch: Tại Sở giao dịch Chicago-CME, các ngoại tệ được giao dịch là: CAD, EUR, JPY, GBP, AUD và CHF. • Khối lượng ngoại tệ giao dịch: được quy định đối với từng loại đồng tiền. Chẳng hạn, Hợp đồng Yên Nhật là 12.500.000, với AUD là 100.000 • Ngày thanh toán cụ thể trong tương lai. Ngày thứ 4 của tuần thứ ba của các tháng 3, 6, 9, 12. • Địa điểm giao dịch: Việc giao dịch được diễn ra trên sàn giao dịch theo nguyên tắc đấu giá. Các thành viên tham gia giao dịch phải là thành viên của sở giao dịch. 19
  20. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Future Đặc điểm của hợp đồng tương lai • Những người tham gia vào thị trường này đều phải đóng một khoản ký quỹ, trả chi phí giao dịch tại công ty môi giới và sau đó khoản này được ký gửi tại công ty thanh toán bù trừ. • Việc thanh toán được thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ của sở giao dịch. • Tính tiền hoa hồng trên từng thương vụ mua bán. • Khách hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bằng cách ký một hợp đồng khác ngược lại với hợp đồng đang có. Chuẩn hóa hợp đồng tương lai: (IMM – CHICAGO) Loại ngoại tệ Trị giá hợp đồng Ký quỹ AUD 100.000 Lần đầu: $1215, duy trì $900 GBP 62.500 $4050, $3.000 CAD 100.000 $1080, $800 EUR 125.000 $2700, $2000 JPY 12.500.000 $1890, $1400 CHF 125.000 $4050, $4050 20
  21. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Future Ngày 1/4, Ngân hàng thương mại A ký Hợp đồng mua 1250 nghìn EUR trên Thị trường tương lai Chicago với các thông tin sau: • Kỳ hạn: 3 tháng, Tỷ giá giao dịch: EUR/USD = 1.1250 • Ký quỹ ban đầu 27 nghìn USD, mức ký quỹ duy trì là 20 nghìn USD. • Xác định số dư tài khoản ký quỹ của ngân hàng thương mại A khi tỷ giá EUR/USD cuối các ngày sau là: Cuối Ngày 1/4 2/4 3/4 4/4 5/4 6/4 7/4 Tỷ giá 1.1253 1.1255 1.1260 1.1254 1.1252 1.1247 1.1245 Cuối Ngày Tỷ giá Lỗ/ Lãi Số dư TK ký quỹ 1/4 1.1253 1250 x (1.1253-1.1250) = 0.375 27+0.375 = 27.375 2/4 1.1255 1250 x (1.1255-1.1253) = 0.250 27.375 + 0.250 = 27.625 3/4 1.1260 1250 x (1.1260-1.1255) = 0.625 27.625+ 0.625 = 28.250 4/4 1.1254 1250 x (1.1254-1.1260) = -0.750 28.25-0.750 =27.500 5/4 1.1252 1250 x (1.1252-1.1254) = -0.250 27.5-0.250 = 27.250 6/4 1.1247 1250 x (1.1247-1.1252) = -0.625 27.250 – 0.625 = 26.625 7/4 1.1245 1250 x (1.1245-1.1247) = -0.250 26.625-0.250 = 26.375 21
  22. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Swap Khái niệm: Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Tình huống: Công ty Xuất nhập khẩu H vừa thu ngoại tệ 100.000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công nhân. Ngoài ra, công ty biết rằng một tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 100.000 USD để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Để thỏa mãn nhu cầu VND ở hiện tại và USD trong tương lai, ở thời điểm hiện tại Công ty Xuất nhập khẩu H có thể thỏa thuận với ngân hàng hai loại giao dịch: • Bán 100.000 USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại. • Mua 100.000 USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn sau ba tháng nữa. 22
  23. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Option • Quyền chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc phải thực hiện) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá đã được thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai. • Quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. ▪ Quyền chọn mua: cho phép người sở hữu nó có quyền (nhưng không bắt buộc) mua một số lượng ngoại tệ theo mức giá và trong thời gian xác định trước. ▪ Quyền chọn bán: cho phép người mua quyền chọn bán có quyền (nhưng không bắt buộc) bán một lượng ngoại tệ nhất định theo giá thực hiện vào ngày giao hàng. 23
  24. 6.2.2. Giao dịch phái sinh (tiếp) Option Ngày 1/4, Công ty A ký Hợp đồng quyền chọn mua với ngân hàng thương mại X 1 triệu USD với các thông tin sau: • Tỷ giá giao dịch: USD/VND = 22750, kỳ hạn 3 tháng. • Phí quyền 20 VND/USD • Xác định lỗ lãi của công ty tại ngày đáo hạn khi giá giao ngay tại ngày đáo hạn lần lượt là: 22690 22710 22730 22750 22770 22790 22810 Tỷ giá giao ngay ngày đáo hạn hợp đồng 22690 22710 22730 22750 22770 22790 22810 Số VND cty bỏ ra mua 1 triệu USD nếu thực hiện hợp đồng 22750 22750 22750 22750 22750 22750 22750 Số VND cty bỏ ra mua 1 triệu USD nếu mua ngoài thị trường 22690 22710 22730 22750 22770 22790 22810 Phí quyền 20 20 20 0 20 20 20 Quyết định của Công ty Hủy HĐ Hủy HĐ Hủy HĐ TH HĐ TH HĐ TH HĐ TH HĐ Lỗ/lãi -20 -20 -20 -20 0 20 40 24
  25. Đáp án tình huống khởi động • Công ty Dược phẩm Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc từ Hàn Quốc, giá trị hợp đồng 250.000 USD, thanh toán ngay 50% và 50% thanh toán sau 3 tháng. • Công ty cần USD ngay để thanh toán 50% giá trị hợp đồng, công ty sẽ ký hợp đồng giao ngay mua USD với ngân hàng thương mại. Tỷ giá áp dụng là tỷ giá giao ngay. • Với nhu cầu USD cho 3 tháng tới, để đề phòng rủi ro tỷ giá, công ty có thể ký hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn mua 125.000 USD theo giá kỳ hạn. 25
  26. Tổng kết bài học Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign exchange) là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế (International transaction) bao gồm: Ngoại tệ (Foreign Currency), Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ, Vàng (Gold), Đồng tiền quốc gia-bản tệ (Local Currency). Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Phân loại tỷ giá • Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. • Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. • Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa. • Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ngân hàng thương mại gồm: • Giao dịch giao ngay (Spot). • Giao dịch phái sinh: Forward, Future, Swap, Option. 26