Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện chắc chắn

pdf 33 trang Gia Huy 19/05/2022 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện chắc chắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_du_an_dau_tu_chuong_3_cac_chi_tieu_danh_g.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện chắc chắn

  1. Chương 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện chắc chắn Nội dung Chương 3: Thời gian hoàn vốn – T Hiện giá thu hồi thuần – NPV Suất thu hồi nội bộ - IRR Điểm hòa vốn - BEP 51
  2. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) 1.1. Định nghĩa Là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư . Gọi Rt là thu hồi tại năm t Ct là đầu tư tại năm t Có thể mô tả định nghĩa : TT PV()() Rtt PV C tt 00 52
  3. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.2. Phương pháp tính T Để tính t, ta dùng phương pháp lập bảng. Chỉ tiêu 1 2 t 1. Hệ số c.khấu 2. Ct 3. PV(Ct) 4.Lũy kế PV(Ct) 5. Rt= LR +KH 6.PV(Rt) 7. Lũy kế PV(Rt) 53
  4. Ví dụ: Tính thời gian thu hồi vốn T của dự án với các số liệu như trong bảng. Lãi suất chiếc khấu i=12% năm, đơn vị tính triệu USD. Mốc Đầu tư Lãi ròng Khấu hao 1 2 0,45 1 2 3 0,50 1 3 1,5 0,55 1 4 0,70 1 5 0,80 1 54
  5. Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1. Hệ số chiếc khấu 0,8929 0,7972 0,7118 0,6355 0,5674 2. Ct 2 3 1,5 - - 3. PV(Ct) 1,7858 2,3916 1,0677 - - 4.Lũy kế PV(Ct) 1,7858 4,1774 5,2451 - - 5. Rt= LR +KH 1,45 1,5 1,55 1,7 1,8 6.PV(Rt) 1,2947 1,1958 1,1033 1,0804 1,0213 7. Lũy kế PV(Rt) 1,2947 2,4905 3,5938 4,6742 5,6955 55
  6. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.3. Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu T . Ưu điểm: - Dễ tính, độ tinh cậy cao - Thấy đoạn thời gian vốn được thu về. - E = 1/T là hệ số hiệu quả đầu tư . Khuyết điểm: Không dự báo được thu nhập của dự án sau thi vốn đầu tư được thu về. 56
  7. 1. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period) (tt) 1.4. Sử dụng chỉ tiêu T . Nếu T > n (thời hạn đầu tư), dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. . Nếu T < n, dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp. . T càng nhỏ hơn n càng tốt, tuy nhiên khi so sánh với nhiều dự án thì chỉ tiêu T chỉ mang tính tham khảo vì T không phản ảnh đúng mục tiêu của đầu tư là nhằm thu lợi nhuận sau khi đã hoàn vốn. 57
  8. 2. Hiện giá thu hồi thuần - NPV 2.1. Định nghĩa: NPV là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi, tính cả thời đoạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư. 2.2. Phương pháp tính NPV nn tt NPV  Rtt(1 i ) C (1 i ) tt 00 Trong đó: n : thời hạn đầu tư Rt : thu hồi tại năm t. (= LR +KH) i : lãi suất chiếc khấu (%năm) 58
  9. Ví dụ: Xem lại Ví dụ phần tính T, giả sử n=5. NPV=? • Chú ý: NPV có thể được tính trực tiếp trên dòng tiền. 59
  10. 2. Hiện giá thu hồi thuần – NPV (tt) 2.3. Ưu-khuyết điểm của chỉ tiêu NPV *ưu điểm: NPV cho biết được tồng hiện giá của tiền lời (NPV> 0: dự án có lời; 0: dự án có khả năng hòa vốn trực tiếp 60
  11. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.1. Khái niệm: IRR chính là lãi suất phân biệt chỉ ra đâu là vùng lời (NPV>0) và đâu là vùng lỗ(NPV<0) của dự án trong suốt thời đoạn đầu tư. Hay IRR là lãi suất r % để tính chiếc khấu của dự án sau n năm. nn Ta có: tt Rtt(1 r ) C (1 r ) tt 00 NPV + (+) r = IRR 0 (-) i% - 61
  12. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.2. Phương pháp tính IRR 3.2.1.Để tính IRR=r thông thường phải giải hàm NPV = f(r) = 0 vì r chính là nghiệm của hàm này. 1.540 1.000 0 1 2 2.500 Ví dụ: Cho dòng tiền như hình vẽ. Hãy tính IRR? Đáp án : r1 = 10% năm ; r2 = 40% năm 62
  13. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.2.2. Phương pháp đồ thị: Dựa theo tính chất dòng tiền đầu tư và thu hồi chỉ có một lần thay đổi dấu => NPV = f(i) thường chỉ cắt trục hoành 1 lần. Ví dụ: Giả sử có dòng tiền như sau Năm gốc 0: đầu tư 450 USD. Năm 1,2,3,4, thu hồi lần lượt là R1=200, R2=250; R3=300 và R4=300 USD. Vậy IRR? 63
  14. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) PV tại i% Mốc Dòng tiền 20 30 40 50 60 70 0 -450 -450 -450 -450 -450 -450 -450 1 200 167 154 143 133 125 118 2 250 174 148 127 111 98 86 3 300 174 136 109 89 73 61 4 300 145 105 78 59 46 36 NPV 210 93 7 -58 -108 -149 Dùng số liệu vẽ đồ thị, ta có IRR = r = 41% năm 64
  15. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) NPV A NPV > 0 + i1 r i2 0 i% B’ C’ NPV < 0 _ B C 3.2.3. Phương pháp gần đúng: Ta có: NPV1 r i1 () i 2 i 1 NPV12 || NPV 65
  16. Ví dụ:(Trở lại bài toán tính IRR, theo phương pháp đồ thị) Năm gốc 0: đầu tư 450 USD. Năm 1,2,3,4, thu hồi lần lượt là R1=200, R2=250; R3=300 và R4=300 USD. Hãy tính IRR theo phương pháp gần đúng? 66
  17. Giải: • Chọn i1 = 40%. Tính được NPV1 = 7 (>0) • Chọn i2 = 41% , -1 -2 NPV2 = -450 + 200(1+0,42) + 250(1,42) + + 300(1,42)-3 + 300(1,42)-4 = - 6 (<0) Ta có: 7 IRR r 40 (42 40) 41,08% 76 67
  18. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR • Là một lãi suất do chính bản thân dự án sinh ra làm cân bằng giữa hiện giá thu hồi và tổng hiện giá đầu tư, là lãi suất phân biệt vùng lời - lỗ • Nếu dự án chịu lãi suất lớn hơn IRR thì dự án lỗ (NPV < 0) không nên đầu tư và ngược lại 68
  19. 3. Suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate Of Return) 3.4. Sử dụng chỉ tiêu IRR • Đối với việc huy động vốn - Nếu MARR 0 chưa thể kết luận nên sử dụng IRR • Đối với việc so sánh các dự án: thông thường chọn dự án có IRR lớn hơn 69
  20. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.1. Định nghĩa: Là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí ( giao điểm của hàm doanh thu và hàm chi phí) * Chỉ tiêu T, NPV, IRR dùng để tính hiệu quả đầu tư trong nhiều năm; Chỉ tiêu điểm hòa vốn dùng để đánh giá hiệu quả tài chính trong 1 năm. Có 3 loại điểm hòa vốn: - Điểm hòa vốn lời lỗ (Điểm hòa vốn lý thuyết) - Điểm hòa vốn hiện kim - Điểm hòa vốn trả nợ 70
  21. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax a - giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm x - lượng sản phẩm bán ra y2 là hàm chi phí, ta có: y2 = bx + c1 b - biến phí trung bình 1 sp ; c1 - định phí năm tính c1 Cho y1 = y2, ta có: x1 ab Trị số lời lỗ: yy12 71
  22. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2.Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ Doanh Vùng thu lời B ĐHV A Vùng lỗ 0 X Sản lượng 72
  23. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ(tt) Xác định mức hoạt động hòa vốn lời lỗ Gọi α1 là mức hoạt động lời lỗ, hay tỷ lệ hòa vốn lời lỗ Ta có: α1 = OA/OB = Doanh thu hòa vốn/ Tổng doanh thu α1 = Ox1/OX1 = Sản lượng hòa vốn/Tổng sản lượng α1 cho biết hoạt động tài chính trong năm tính toán là có hợp lý hay không. 73
  24. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Ví dụ: Một dự án tại một năm tính toán, có: - Tổng sản lượng : 50 tấn - Tổng doanh thu: 100.000 USD - Tổng định phí: 10.000 USD - Tổng biến phí: 80.000 USD - Khấu hao: 2.000 USD - Nợ vay phải trả trong năm: 5.000 USD - Thuế TNDN: 3.000 USD Hãy xác định điểm hòa vốn lời lỗ và tỷ lệ hòa vốn. 74
  25. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải: a = 100.000/50 = 2.000 USD/T b = 80.000/50 = 1.600 USD/T; c1 = 10.000 USD Do đó: y1 = 2.000x ; y2 = 1.600x + 10.000 - Sản lượng tại điểm hòa vốn lời lỗ: x1 = 10.000/(2.000 – 1.600) = 25 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn lời lỗ: 25 x 2.000 = 50.000 USD - Mức hoạt động hòa vốn: α1 = 25T/ 50T = 0,5 hay 50 % 75
  26. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim Điểm hòa vốn hiện kim xác định mức mà từ đó dự án có hiện kim để trả nợ vay. Gọi c2 - định phí hiện kim . Ta có: c2 = c1 – KH Trong đó: c1 - định phí lời lỗ KH - khấu hao cơ bản và chi phí thành lập Hàm doanh thu y1 không đổi và hàm chi phí: y2 = bx + c2 = bx + (c1 - KH) 76
  27. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim Ví dụ: Lấy lại ví dụ trong phần tính điểm hòa vốn lời lỗ Hãy tính Điểm hòa vốn hiện kim. 77
  28. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải : y1 = 2.000x y2 = 1.600x + (10.000 – 2.000) = 1.600x – 8.000 Khi y1 = y2 - Sản lượng tại điểm hòa vốn hiện kim x2 = 8.000/(2.000 – 1.600) = 20 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn hiện kim 20 x 2.000 = 40.000 USD - Gọi α2 là mức hoạt động hòa vốn hiện kim α2 = 20T/50T = 40.000/100.000 = 0,4 hay 40 % 78
  29. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ . Từ điểm hòa vốn hiện kim, dự án bắt đầu có tiền để trả nợ. . Nợ vay phải trả trong năm + Thuế TNDN của năm đó. Hai khoản này được xem như là chi phí cố định của năm tính toán. . Định phí tại điểm hòa vốn trả nợ = định phí của điểm hòa vốn hiện kim + Nợ vay phải trả + Thuế TNDN 79
  30. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4 .4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ Gọi c3 là định phí trả nợ, ta có : c3 = c2 + Nợ + Thuế TNDN = (c1 - KH) + Nợ + Thuế TNDN Lúc này: y1 như cũ, y2 sẽ là: y2 = bx + c3 = bx + [ (c1- KH) + Nợ + Thuế TNDN ] 80
  31. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.4. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ Ví dụ: Lấy lại ví vụ trên. Hãy tính điểm hòa vốn trả nợ. 81
  32. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) Giải : y1 = 2000x y2 = 1.600x + [(10.000 – 2.000) + 5.000 + 3.000] = 1.600x + 16.000 Khi y1 = y2, ta có: - Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ x3 = 16.000/(2.000 – 1.600) = 40 T - Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ 40 x 2.000 = 80.000 USD - Gọi α3 là mức hoạt động hòa vốn trả nợ α3 = 40 T/50T = 80.000T/100.000T = 0,8 hay 80% 82
  33. 4. Điểm hòa vốn - BEP (Break – Even Point) 4.5. Ý nghĩa sử dụng chỉ tiêu hòa vốn • Phân biệt vùng lời lỗ của dự án • Mức hoạt động hòa vốn α thì dự án trong năm tính toán càng tốt, việc hạ thấp α là nhiệm vụ của xí nghiệp, ban quản trị • So sánh α tính được với [α] chuẩn để biết dự án có tốt không. Với α1 là mức hoạt động hòa vốn lời lỗ α2 là mức hoạt động hòa vốn hiện kim α3 là mức hoạt động hòa vốn trả nợ Ta có: α2 < α1 < α3 83