Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 7: An toàn vốn - Trần Thị Thái Hà

pdf 49 trang cucquyet12 4890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 7: An toàn vốn - Trần Thị Thái Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_rui_ro_cac_dinh_che_tai_chinh_chuong_7_an.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 7: An toàn vốn - Trần Thị Thái Hà

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
  2. CHƯƠNG 7 AN TOÀN VỐN
  3. Những nội dung chính • Vai trò của vốn • Các thước đo mức độ an toàn vốn • Những đòi hỏi về đủ vốn đối với các định chế tài chính
  4. Vai trò của vốn (FI) • Hấp thụ những khoản thua lỗ ngoài dự tính, duy trì lòng tin, đảm bảo cho FI hoạt động bình thường. • Bảo vệ người gửi tiền và những bên cho vay khi xẩy ra mất khả năng thanh toán, thanh lý. • Bảo vệ các quỹ bảo hiểm và người đóng thuế • Bảo vệ chủ sở hữu của FI trước sự gia tăng phí bảo hiểm. • Tài trợ chi nhánh và các khoản đầu tư thực khác cần thiết để cung cấp các dịch vụ tài chính.
  5. Định nghĩa vốn • Các nhà kinh tế học: Vốn của một FI, hay vốn cổ phần của chủ sở hữu, là phần chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thị trường của các khoản nợ (nghĩa vụ). – Còn gọi là giá trị ròng hay giá trị kinh tế của một FI. NW = MV (A) – MV (L) • Các nhà quản lý: định nghĩa vốn dựa hoàn toàn hay một phần vào giá trị ghi sổ (BV), dựa trên cơ sở chi phí lịch sử của tài sản và nợ. • BV có thể bóp méo trạng thái khả năng thanh toán thực sự của một FI, dẫn đến nhiều hiểu lầm.
  6. MV của vốn và rủi ro tín dụng Bảng CĐKT theo giá trị thị trường của một DI (triệu $) Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Tiền gửi ngắn hạn và thả nổi lãi suất 90$ Khoản vay dài hạn: 20 $ Giá trị ròng 10$ 100$ 100$ Sau khi giá trị của DM khoản vay bị giảm 8 triệu $ Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Nợ 90$ Khoản vay dài hạn: 12 $ Gi á tr ị ròng 2$ 92 $ 92$ Sau khi giá trị của DM khoản vay bị giảm 12 triệu $ Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn 80$ Nợ 90$ Khoản vay dài hạn 8$ Giá trị ròng – 2$ 88$ 88$
  7. • MV của danh mục khoản vay là giá trị thu được nếu bán các KV trên thị trường thứ cấp trong điều kiện hiện tại. • Giả sử do suy thoái, một số khách hàng không thanh toán đúng hạn. Dòng tiền dự tính trên các khoản vay giảm sút MV của DM khoản vay giảm còn 12 triệu, mất 8 triệu $. • Nếu cú sốc rủi ro tín dụng mạnh hơn, MV của danh mục khoản vay có thể mất 12 triệu, còn 8 triệu $.
  8. Nhận xét – Khoản mất mát trong MV của danh mục khoản vay xuất hiện ở bên nợ, được trừ vào vốn chủ sở hữu. – Mất 8 triệu $: Người gửi tiền vẫn được bảo vệ hoàn toàn. Chủ sở hữu phải gánh chịu hoàn toàn khoản mất mát. Khi nào giá trị vốn CSH hoàn toàn biến mất, thì người gửi tiền bắt đầu bị mất tiền. – Mất 12 triệu: thanh lý phần tài sản còn lại 88, người gửi tiền chỉ nhận được 88/90 số tiền gửi ban đầu (Bỏ qua bảo hiểm tiền gửi). – Nếu FI có giá trị ròng lớn hơn, 15 thay vì 10, thì người gửi tiền sẽ được bảo vệ hoàn toàn trước khoản mất mát 12; khi đó giá trị ròng giảm còn 3$.
  9. • Kết luận: – Giá trị ròng (vốn) là một quỹ bảo hiểm bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro mất khả năng thanh toán. – Giá trị ròng của FI càng lớn so với quy mô tài sản, mức độ bảo hiểm (bảo vệ) trước rủi ro mất khả năng thanh toán càng cao. – Đó là lý do cơ quan quản lý tập trung vào những đòi hỏi về vốn, như hệ số giá trị ròng trên tài sản, khi đánh giá rủi ro mất khả năng thanh toán và khi xác định khoản phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên rủi ro.
  10. MV của vốn và rủi ro lãi suất Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 80 $ Tiền gửi ngắn hạn và thả nổi lãi suất 90$ Khoản vay dài hạn: 20 $ Giá trị ròng 10$ 100$ 100$ Lãi suất tăng làm giảm giá trị của tài sản. Giả sử toàn bộ nợ là ngắn hạn, không bị ảnh hưởng của thay đổi lãi suất. Kết quả: mất vốn. Tài sản Nợ và VCSH Chứng khoán dài hạn: 75$ Nợ 90$ Các khoản vay dài hạn: 17$ Giá trị ròng 2$ 92$ 92$
  11. • Mất mát MV của tài sản được phản ánh ở bên nợ của bảng CĐKT: giá trị ròng của FI giảm từ 10 xuống 2. •  cũng giống như với rủi ro tín dụng, khi thay đổi bất lợi của lãi suất làm giảm sút giá trị tài sản thì trước hết chủ sở hữu của ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại.
  12. Kết luận • Giá trị thị trường trên bảng CĐKT phản ánh chính xác về mặt kinh tế trạng thái khả năng thanh toán của một FI. • Nếu một FI bị đóng cửa trước khi giá trị kinh tế ròng của nó giảm tới 0, thì cả người gửi tiền và các nhà quản lý (bảo lãnh cho người gửi tiền) đều không bị mất tiền. • giới học giả và phân tích ủng hộ dùng kế toán MV và MV của vốn trong các quy tắc đóng cửa các FI.
  13. Giá trị ghi sổ của vốn (BV) • Giá trị ghi sổ (giá trị sổ sách) là giá trị lịch sử, tại thời điểm các khoản vay được thực hiện, trái phiếu được mua vào (bên tài sản), là chi phí trong lịch sử của các khoản nợ (bên nợ). • Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và của nợ là giá trị ghi sổ của chủ sở hữu, BV (E). BV (E) = BV (A) – BV (L)
  14. Bảng 20-4. (triệu $) Phần A: Bảng cân đối kế toán ban đầu theo giá trị sổ sách Tài sản Nợ và vốn CSH Chứng khoán dài hạn: 80 Nợ ngắn hạn: 90 Khoản vay dài hạn: 20 Giá trị ròng: 10 Tổng: 100 Tổng: 100 Phần B: Bảng cân đối kế toán theo giá trị sổ sách sau khi khấu trừ mất mát khoản vay 3 triệu $ Chứng khoán dài hạn: 80 Nợ: 90 Khoản vay dài hạn: 17 Vốn CSH (mất 3 tr. trên dự phòng mất kv): 7 Tổng: 97 Tổn 97
  15. Giá trị ghi sổ của vốn 1. Mệnh giá cổ phần = mệnh giá x số lượng CP 2. Giá trị thặng dư của cổ phần = (Giá cổ phần khi được chào bán lần đầu – mệnh giá) x số lượng cổ phần đang lưu hành. 3. Thu nhập giữ lại = phần giá trị của lợi nhuận trong quá khứ được tích lũy (không chia cổ tức). 4. Dự phòng mất khoản vay: lấy từ thu nhập giữ lại để dự phòng những mất mát dự tính và thực tế trên danh mục khoản vay. Tổng = (1) + (2) + (3) + (4) = BV (E)
  16. Giá trị sổ sách và rủi ro tín dụng • Giả sử một phần của các khoản vay 20 triệu $ đang gặp khó khăn trong thanh toán. • Việc đánh giá lại các dòng tiền khi lãi suất tăng lên: điều chỉnh giảm tức thời MV của danh mục khoản vay (từ 20 còn 12, MV mất 8, ví dụ trước). • Tuy nhiên, theo các phương pháp kế toán giá trị ghi sổ, FI có quyền tự quyết lớn hơn trong việc phản ánh hoặc chọn thời điểm ghi nhận mất khoản vay trên bảng CĐKT
  17. BV có thể che dấu nợ xấu • Trên bảng CĐKT theo giá trị ghi sổ: giá trị ròng vẫn là 10, trong khi giá trị thực tế chỉ là 2. • FI có thể phản đối việc ghi giảm giá trị của những tài sản xấu, trì hoãn càng lâu càng tốt, nhằm làm đẹp lòng người gửi tiền và cơ quan quản lý. • Áp lực từ cơ quan quản lý (thanh tra) buộc phải ghi nhận các khoản mát và ghi giảm giá trị của các tài sản xấu. • Mặc dù tần suất thanh tra tăng lên, vẫn tồn tại việc trì hoãn ghi giảm giá trị sổ sách của các khoản vay.
  18. • Một khoản vay có vấn đề có thể phải ghi giảm 50%; trong khi khoản vay mất trắng phải khấu 100% ra khỏi giá trị vốn CSH. • Trong ví dụ trên: – Giả sử FI buộc phải ghi nhận một khoản mất 3 thay vì 8 triệu $ trên DM khoản vay. – 3 triệu $ này sẽ bị trừ khỏi 10 triệu BV của vốn CSH. – Về mặt kỹ thuật: 3 triệu $ bị trừ vào dự phòng mất khoản vay trên tài khoản vốn CSH.
  19. Khác biệt giữa MV và BV của vốn • Mức độ khác biệt của BV và MV của vốn của một FI phụ thuộc vào: – Tính biến động của lãi suất (+) – Thanh tra và cưỡng chế thực thi: tần suất thanh tra tại chỗ và từ xa càng cao, các tiêu chuẩn càng nghiêm khắc đối với việc giảm trừ khoản vay có vấn đề, thì khác biệt càng nhỏ.
  20. Công thức tính MV và BV Giá trị thị trường của cổ phần phổ thông đang lưu hành MV = Số lượng cổ phần Mệnh giá + Giá trị + Thu nhập + Dự phòng VCSH thặng dư giữ lại mất KV BV = Số lượng cổ phần
  21. Hệ số MV/BV • Hệ số MV/BV cho biết mức độ khác biệt giữa MV của vốn chủ sở hữu theo nhận thức của các NĐT, và BV của nó trên BCĐKT. • Hệ số này càng nhỏ thì BV của vốn càng khuếch đại giá trị kinh tế ròng (vốn chủ sở hữu thực sự) của một FI, theo nhận thức của các nhà đầu tư trên thị trường vốn.
  22. Lập luận phản đối kế toán giá trị thị trường • Khó thực hiện, các NHTM nhỏ thường có lượng TS không giao dịch lớn. Khi không có giá TT chính xác của tài sản, “m to m” sẽ có sai số. • Tạo ra một mức độ biến động không cần thiết trong thu nhập của FI, do lợi và lỗ vốn trên giấy trên tài sản được chuyển sang báo cáo thu nhập. • FI giảm sự sẵn sàng nắm giữ các tài sản dài hạn nếu chúng thường xuyên phải điều chỉnh theo thị trường để phản ánh thay đổi trong chất lượng tín dụng và lãi suất.
  23. An toàn vốn trong ngân hàng thương mại HaiHai đđòiòi hhỏỏi i vvềềvvốốnn đđốối i vvớới i ccáácc NHTMNHTM HHệệssốốvvốốnn HHệệssốố đònđòn bbẩẩyy ddựựaa trêntrên rrủủi i roro (v(vốốn/tn/tàài i ssảản)n) VVốốnn ccấấpp II TTàài i ssảảnn điđiềềuu chchỉnhỉnh vvààvvốốnn ccấấpp IIII theotheo rrủủi i roro ttínín ddụụngng HHệệssốốttổổngng vvốốnn ddựựaa trêntrên rrủủi i roro HHệệssốốvvốốnn ccấấpp II ddựựaa trêntrên rrủủi i roro
  24. Hệ số đòn bẩy • Hệ số đòn bẩy: thước đo truyền thống Vốn lõi L = Tài sản • Vốn lõi = VCSH phổ thông + vốn CSH ưu đãi vĩnh viễn + cổ phần nhỏ ở Cty con. • L càng thấp, NH càng có đòn bẩy mạnh. L 5% : mạnh vốn L 4% : đủ vốn L < 4%: ít vốn L < 3%: thiếu vốn L ≤ 2%: thiếu vốn nghiêm trọng
  25. • Với mỗi mức độ an toàn vốn đều có một “bộ” hành động chỉnh sửa bắt buộc và hành động chỉnh sửa tùy ý của cơ quan quản lý. • Mục đích: Bảo đảm mức vốn tối thiểu và hạn chế khả năng cơ quan quản lý lùi thời hạn cho các NH ít vốn nhất.
  26. Nhược điểm của hệ số đòn bẩy • Là thước đo tình trạng an toàn vốn: – MV có thể âm (-) nặng ngay cả khi L = 2% (tính theo giá trị ghi sổ) mặc dù IF chỉ bị đóng cửa khi L < 2%  không gì đảm bảo rằng người gửi tiền và cơ quan quản lý được bảo vệ đầy đủ khỏi thiệt hại. – Vì mẫu số là tổng tài sản nên hệ số đòn bẩy không xem xét được các loại rủi ro khác nhau của các tài sản cấu thành. – Các hoạt động ngoại bảng gia tăng mạnh, nhưng không có mức vốn nào bắt buộc phải có để đáp ứng những rủi ro thanh toán tiềm năng gắn với các khoản tài sản và nợ cấp hai đó.
  27. Basel I Các hệ số vốn dựa trên rủi ro • Hiệp ước Basel1993 (Basel 1): áp dụng 2 hệ số vốn dựa trên rủi ro mới đối với các NH ở các nước thành viên BIS. – Basel I đưa RR tín dụng của các tài sản nội, ngoại bảng vào thước đo an toàn vốn. – Sửa đổi 1998: đưa rủi ro thị trường vào cơ sở tính vốn. • Năm 2001, Hiệp ước Basel mới về vốn (hiệu lực năm 2007, Basel II): đưa rủi ro hoạt động vào đòi hỏi vốn.
  28. Basel II • Ba trụ cột, thúc đẩy lẫn nhau – Vốn bắt buộc tối thiểu, tính tới rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động. Các phương pháp và lựa chọn để đo lường các loại rủi ro. – Quá trình kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý, bổ sung và thực thi những đòi hỏi vốn tối thiểu được tính ở trụ cột 1). – Khuyến khích kỷ luật thị trường, bằng cách xây dựng một bộ tiêu chí đòi hỏi về công bố thông tin về cơ cấu vốn, mức độ rủi ro và an toàn vốn. • Khi đo lường mức độ an toàn vốn dựa vào rủi ro, vốn của NH là chuẩn để đo từng loại rủi ro này.
  29. Phân loại Vốn • Vốn cấp I: – Vốn “lõi”, dài hạn; gắn với BV của vốn chủ sở hữu, phản ánh phần đóng góp vốn lõi của những chủ sở hữu NH. – Vốn cấp I = BV(E) + CP ưu đãi + ( lượng cổ phần thiểu số tại công ty con – giá trị lợi thế). • Vốn cấp II – Là nguồn vốn bổ sung; bao gồm dự phòng mất khoản vay tối đa là 1,25% tài sản điều chỉnh theo rủi ro; các công cụ nợ có thể chuyển đổi và nợ thứ cấp. • Đòi hỏi về vốn của NH, theo Basel II, bao gồm những khoản bổ sung để đảm bảo an toàn đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
  30. Hệ số vốn điều chỉnh theo rủi ro Tổng vốn (Cấp I + Cấp II) Hệ số tổng vốn điều ≥ 8% chỉnh theo rủi ro = Tài sản điều chỉnh theo RRTD Vốn lõi (Cấp I) Hệ số vốn Cấp I = ≥ 4% Tài sản điều chỉnh theo RRTD Chú ý: Mẫu số bao gồm cả tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng.
  31. Tính các hệ số vốn dựa trên rủi ro • Tài sản nội bảng điều chỉnh theo rủi ro tín dụng, theo Basel II. • Các hoạt động ngoại bảng điều chỉnh theo rủi ro tín dụng • Tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng, theo Basel II. • Tính trạng thái vốn dựa trên rủi ro tổng thể
  32. Tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng • Basel I không phân biệt rủi ro tín dụng của những người vay khác nhau. • Basel II: Đòi hỏi về vốn gắn chặt hơn với những yếu tố của rủi ro ngân hàng; phân biệt bằng các trọng số gán cho mỗi loại tài sản theo rủi ro tín dụng của nó. • Hai bộ phận cấu thành tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng là: – Những TS nội bảng điều chỉnh theo mức RRTD ước tính. – Những TS ngoại bảng điều chỉnh theo rủi ro tín dụng
  33. • Basel I và Basel II: đều có TS điều chỉnh theo rủi ro ở mẫu số; bao gồm tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng. • Một NH được gọi là an toàn vốn: – Phải nắm giữ một tỷ lệ tối thiểu 8% = tổng vốn/TS điều chỉnh theo RRTD. – Ngoài ra, trong tổng lượng vốn, bộ phận vốn lõi cấp I cũng phải có mức tối thiểu của nó là 4%.
  34. Sử dụng các hệ số vốn dựa trên rủi ro • Cùng với hệ số đòn bẩy truyền thống, các hệ số vốn dựa trên rủi ro xác định các ngân hàng – mạnh vốn, – an toàn (đủ) vốn – thiếu vốn, – thiếu vốn nặng, và – thiếu vốn nghiêm trọng. • Bảng 20-7 • Năm trạng thái vốn này xác định mức độ an toàn vốn và những hành động bắt buộc hoặc tùy ý bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
  35. Tài sản dựa trên rủi ro tín dụng (on balance sheet) • Bảng 20-8: Tóm tắt các chuẩn mực vốn dựa trên rủi ro cho các tài khoản nội bảng, theo Basel II: – Loại rủi ro, ứng với những loại tài sản xác định (từ 1-5) – Trọng số cho từng loại rủi ro • Bảng 20-9: Vốn của một NH (nội bảng): – BV đơn giản: 1215 triệu $ – Theo Basel I điều chỉnh theo rủi ro: 849 triệu $ – Theo Basel II, tính đến xếp hạng tín nhiệm của người vay để nâng cao tính nhạy cảm của rủi ro, 764,5 triệu $.
  36. OBS điều chỉnh theo rủi ro tín dụng • Các hoạt động OBS cũng có giá trị điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. • Hoạt động OBS là các quyền đòi hỏi “tùy thuộc” đối với DI, → đòi hỏi về vốn căn cứ khối lượng rủi ro tín dụng nội bảng mà các chứng khoán này có thể tạo ra đối với một DI. • Để tính giá trị điều chỉnh theo rủi ro tín dụng, trước hết cần phân chia các loại hoạt động ngoại bảng – Các hợp đồng bảo lãnh – Các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi.
  37. Ví dụ 20-2 (dữ liệu Bảng 20-9) • Tính tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng của các hợp đồng bảo lãnh. • Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng bảo lãnh, theo Basel II (Bảng 20-10). – Bước 1: đổi các giá trị OBS thành lượng tín dụng tương đương nội bảng Mệnh Hệ số Lượng TD Khoản mục OBS giá chuyển đổi tương đương Cam kết khoản vay 2 năm 80 tr. $ X 0,5 = 40 triệu $ Thư tín dụng dự phòng 10 tr. $ X 1,0 = 10 triệu $ Thư tín dụng thương mại 50 tr.$ X 0,2 = 10 triệu $
  38. – Bước 2. Gán lượng tín dụng tương đương OBS với một loại rủi ro, liên quan tới xếp hạng tín nhiệm của công ty tham gia hợp đồng; Nhân khối lượng tín dụng với trọng số của loại rủi ro tương ứng Lượng TD Trọng số rủi Lượng TS điều Khoản mục OBS tương ro chỉnh theo rủi đương (wi) ro Cam kết khoản vay 2 năm 40 tr. $ X 1,0 = 40 triệu $ Thư tín dụng dự phòng 10 tr. $ X 1,0 = 10 triệu $ Thư tín dụng thương mại 10 tr.$ X 1,0 = 10 triệu $ 60 triệu $ – Như vậy, giá trị TS điều chỉnh theo rủi ro của các hợp đồng bảo lãnh của NH này là 60 triệu $.
  39. • Tính TS điều chỉnh theo rủi ro tín dụng của các hợp đồng thị trường hay các công cụ phái sinh. – HĐTL và quyền chọn: giao dịch thông qua SGDCK và được bảo đảm thanh toán, không đòi hỏi vốn. – Forwards, swaps, caps, và floors giao dịch trên OTC, song phương, không có bảo đảm → đòi hỏi vốn. – Tính giá trị tài sản điều chỉnh theo rủi ro của các hợp đồng OBS: quy trình hai bước.
  40. Quy trình hai bước • Bước 1. Tính khối lượng tín dụng tương đương nội bảng thông qua một hệ số chuyển đổi. – Hệ số chuyển đổi tín dụng của các hợp đồng lãi suất và tỷ giá (Bảng 20-11). • Bước 2. Gắn khối lượng tín dụng tương đương với một loại rủi ro và nhân khối lượng tín dụng tương đương đó với trọng số rủi ro phù hợp, (Basel I là 50%; Basel II là 100%). • Khối lượng tín dụng tương đương của một CK phái sinh OBS = Rủi ro tiềm năng + Rủi ro hiện tại
  41. Rủi ro tiềm năng – Phản ánh rủi ro tín dụng nếu đối tác của hợp đồng vỡ nợ trong tương lai. – Xác suất xẩy ra phụ thuộc vào tính biến động trong tương lai của lãi suất hoặc của tỷ giá, tùy loại hợp đồng. – HĐ tỷ giá thường có hệ số chuyển đổi lớn hơn các hợp đồng lãi suất, vì tỷ giá biến động mạnh hơn lãi suất. Thời gian cho tới đáo hạn Hợp đồng lãi suất Hợp đồng tỷ giá 1. Dưới 1 năm 0% 1,0% 2. Từ 1-5 năm 0,5% 5,0% 3. Trên 5 năm 1,5% 7,5%
  42. Rủi ro hiện tại – Phản ánh chi phí của việc thay thế một hợp đồng nếu đối tác vỡ nợ vào hôm nay. – Cách tính: thay tỷ giá hoặc lãi suất ban đầu trong hợp đồng bằng tỷ giá hoặc lãi suất hiện hành của một HĐ tương tự, tính lại các dòng tiền hiện tại và tương lai được tạo ra theo những điều kiện hiện hành của tỷ giá hoặc lãi suất. – Chiết khấu các dòng tiền trong tương lai, để có PV hiện hành của khoản chi phí thay thế của hợp đồng. – Nếu chi phí thay thế < 0: FI sẽ lỗ nếu phải thay thế hợp đồng do đối tác vỡ nợ, thì giá trị này được sử dụng để đo lường rủi ro hiện tại.
  43. Ví dụ 20-3 (tr.608) • Swap lãi suất cố định-thả nổi 4 năm (t còn lại): 100 triệu $ x 0,005 = 0,5 triệu $ = Rủi ro tiềm năng Mệnh giá Hệ số chuyển đổi Chi phí thay thế = 3 triệu $ = Rủi ro hiện tại Lượng tín dụng tương đương = 0,5 + 3 = 3,5 triệu $ • Hợp đồng kỳ hạn tỷ giá 2 năm 40 triệu x 0,050 = 2 triệu $ = Rủi ro tiềm năng Chi phí thay thế = -1 triệu $ → rủi ro hiện tại = 0 Lượng tín dụng tương đương = 2 triệu $.
  44. • Tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro = 764,5 triệu $ từ các hoạt động nội bảng + 60 triệu $ giá trị điều chỉnh theo rủi ro của các hợp đồng bảo lãnh và cam kết khoản vay OBS + 5,5 triệu $ giá trị điều chỉnh theo rủi ro của các công cụ phái sinh OBS. = 830 triệu $ 44
  45. • Tính trạng thái vốn điều chỉnh theo rủi ro tổng thể – Từ Bảng 20-9: vốn cấp I của ngân hàng là 50 triệu $; vốn cấp II là 45 triệu $. – Theo Basel II, yêu cầu về an toàn vốn dựa trên rủi ro của ngân hàng này là: Hệ số vốn cấp I (lõi) = 50 tr. $/830,0 tr.$ = 6,02% Hệ số tổng vốn dựa trên rủi ro = 95 tr.$/830,0 tr.$ = 11,45%. Như vậy, với cả hai công thức tỷ lệ vốn đòi hỏi ngân hàng này đều vượt quá yêu cầu của Basel II (lần lượt là 4% và 8%), 45
  46. Rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường • Hệ số vốn dựa trên rủi ro chỉ sử dụng RR tín dụng (trong, ngoài bảng) để tính mức an toàn vốn, chưa tính tới rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường. • Hai cách tính lượng vốn phản ánh mức độ rủi ro thị trường được bổ sung vào 8% hệ số vốn điều chỉnh theo rủi ro – Sử dụng mô hình chuẩn hóa – Sử dụng mô hình nội bộ của từng DI. • Basel II khuyến cáo các NH nên sử dụng các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất, ước tính tác động của thay đổi lãi suất lên cả lợi nhuận và giá trị kinh tế. Các thước đo phải phản ánh được mức rủi ro lãi suất hiện thời và có khả năng phát hiện khi mức rủi ro là quá cao.
  47. Rủi ro hoạt động • Khái niệm: các loại rủi ro liên quan tới công nghệ, nhân viên, khách hàng, thiên tai • Basel II áp dụng lượng vốn bổ sung cho rủi ro hoạt động: ba phương pháp. – Tổng thu nhập = thu lãi ròng + thu ngoài lãi ròng Vốn hoạt động = α x tổng thu nhập = 0,15 x tổng TN – Áp dụng hệ số β cho từng loại hoạt động kinh doanh của FI: Vốn = β x tổng thu nhập của loại hoạt động kinh doanh tương ứng. – Vốn đòi hỏi = tổn thất dự tính và ngoài dự tính cho từng loại sự kiện.
  48. Đánh giá hệ số vốn dựa trên rủi ro • Là một bước tiến so với hệ số đòn bẩy đơn giản: – Tính đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động khi xác định mức vốn an toàn. – Tính tới những khác biệt về rủi ro tín dụng giữa các tài sản một cách có hệ thống hơn. – Tính đến rủi ro ngoại bảng – Áp dụng những đòi hỏi về vốn tương tự nhau với tất cả các DI lớn.
  49. • Những nhược điểm – Trọng số rủi ro – Trọng số rủi ro dựa trên CRA bên ngoài – Các khía cạnh liên quan tới danh mục đầu tư – Tính đặc thù của DI – Quá phức tạp – Các rủi ro khác – Tác động lên những đòi hỏi về vốn – Cạnh tranh – Trụ cột 2 có thể cần tới quá nhiều cơ quan quản lý.