Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng thủy sản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_san_xuat_giong_ca_nuoc_ngot_truong_cao_dang_thuy_s.pdf
Nội dung text: Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng thủy sản
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BÀI GIẢNG Môn học: Sản xuất giống cá nước ngọt Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Bắc Ninh, năm 2016
- CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI CHỦ YẾU I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT. 1. Cá mè trắng. Cá mè trắng nuôi ở Việt Nam gồm 2 loại: Mè trắng Việt Nam và mè trắng Trung Quốc hai loài này có những đặc điểm chung giống nhau và khác nhau như sau: a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường. + Vị trí phân loại: Bộ cá chép : Cypriniformef. Họ : Cyprinidae. Họ phụ : Hypophthalmichthini. Giống : Hypophthalmichthys. Loài : H. molitris (Việt Nam). Loài : H. harmandi (Trung Quốc). + Hình thái cấu tạo: Cá có dạng hình thoi đầu to thon dần về sau. Thân hình dẹt, phần bụng màu trắng bạc phần lưng màu xám hoặc xanh xẩm, toàn thân phủ lớp vảy xương nhỏ và mềm, bụng có lườn hoàn toàn. Lược mang liên kết đặc biệt như một màng lọc. Một số chỉ tiêu hình thái như sau: Tỷ lệ: Dẹpth: 3,1 – 4 (dài/ rộng). 20 - 25 Công thức vẩy: 83 – 94 11 – 2 Công thức vây: D (vây lưng) III,7. A (vây hậu môn): II – III, 5 – 6. P (vây ngực) V: (vây bụng). C (vây đuôi). + So sánh sự sai khác về cấu tạo hình thái giữa hai loài: Hai loài có sự khác nhau về đường kính mắt, chiều cao nhỏ nhất của thân chiều cao vây ngực (P) chiều cao vây bụng, số vẩy, đường bên. Thường mè trắng Việt Nam có chỉ số lớn hơn về các số đo trên. Trong thực tế việc xác định và phân biệt được hai loài là rất khó do lai tạp qua những thế hệ nên các chỉ số so sánh rất khó phân biệt, cá lai thường ở dạng trung gian. 2
- + Phân bố và môi trường sống: Cá mè trắng phân bố chủ yếu ở bắc bán cầu vùng ôn đới nhiều nhất là Trung Quốc và một số nước châu Á, Thái Bình Dương. Ở nước ta cá mè trắng (loài H.molitris) phân bố ở sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Hồng loài H.harmandi được di nhập từ Vân Nam Trung Quốc vào nước ta từ 1956 – 1958. Hiện nay hai loài đã được nuôi phổ biến trên toàn quốc và ở một số nước ASEAN. - Môi trường sống: Cá mè sống trong nước ngọt với độ mặm 2‰ (cá không có khả năng sống ở nước lợ) độ PH từ 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 > 2mg/l, cá có thể nuôi được ở mọi thuỷ vực nước ngọt ao, hồ, sông, suối, ruộng đồng b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. + Tập tính sống: Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa là chủ yếu. Cá thường sống và hoạt động theo đàn ưa sống ở những vùng nước giàu dinh dưỡng nhưng có độ trong và hàm lượng O2 cao. + Tính ăn của cá mè trắng: Cá mè trắng ăn sinh vật phù du thiên về thực vật, phù du bao gồm: Tảo lục, một số loài giáp tảo, tảo si lic ngoài ra cá còn ăn các mảnh vụn hữu cơ dạng huyền phù. + Tốc độ tăng trưởng: Cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tuổi 1+ cá đạt 0,5 – 0,9kg. Tuổi 2+ cá đạt 1 – 2 kg. Tuổi 3+ cá đạt 2 – 3 kg. Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất kém chỉ đạt 100 – 200g/năm. c. Đặc điểm sinh sản. Cá mè trắng có một số đặc điểm sinh sản sau. - Cá mè thuộc loài đơn tính (đực, cái phân biệt). - Là loài di cư sinh sản: cá sống ở vùng hạ lưu các dòng sông lớn đến mùa sinh sản cá di cư lên thượng nguồn để sinh sản. Trong môi trường nuôi, cá có khả năng thành thục sinh dục nhưng không sinh sản tự nhiên được. - Mùa sinh sản: Trong tự nhiên cá sinh sản vào tháng 5 – 7 (ở Việt Nam). Trong sinh sản nhân tạo cá đẻ sớm hơn và có thể sinh sản nhiều lần trong năm mùa vụ có thể kéo dài đến tháng 9 hoặc tháng 10. + Tuổi sinh sản: 2+. + Trứng cá mè thuộc dạng bán trôi nổi và quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể. 3
- + Năng suất sinh sản (đẻ trứng) của cá rất lớn 8 – 12 vạn/ kg cá cái. 2. Cá mè hoa. a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường. + Vị trí phân loại: Bộ : Cipriniformet. Họ : Ciprinidae. G : Aristichthys. L : A.nobilit. + Hình thái cấu tạo: Cá mè hoa có dạng hình thoi, đầu to (30 – 34% khối lượng thân). Cá có màu xám đen trên thân có nhiều đốm hoa đen nên gọi là cá mè hoa, vảy cá tròn nhỏ và mềm, cá mè hoa khác với mè trắng rất nhiều, mình cá dày hơn là loài lườn không hoàn toàn, cá có hệ cơ và bộ vẩy rất khoẻ. Tỷ lệ Depth: 2,7 – 3,1 25 - 27 Công thức vẩy: 95 - 105 19 – 20 + Phân bố: Cá mè hoa phân bố ở vùng ôn đới bắc bán cầu, chủ yếu ở Trung Quốc. Ở Việt Nam cá chỉ phân bố tự nhiên ở sông Hồng và sông Kỳ Cùng Lạng Sơn. Hiện nay cá được thuần hoá ở trên toàn quốc và ở nhiều nước trên thế giới. + Môi trường sống: Cá mè hoa sống ở nước ngọt với nồng độ Nacl 2,5‰ độ PH 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 2,5. Cá thích sống ở vùng nước sâu giàu sinh vật phù du. Cá hoạt động chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa và thường hoạt động theo đàn. b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. + Tính ăn: Cá mè hoa ăn sinh vật phù du thiên về động vật phù du (50 – 60% HVPDU). Ăn mảnh vạn hữu cơ dạng huyền phù và các dạng bột mịn hữu cơ do con người cung cấp. + Tốc độ tăng trưởng: Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng cao. 1+ tuổi cá đạt: 1 – 2kg. 2+ tuổi cá đạt: 2 – 4kg. 3+ tuổi cá đạt: 4 – 8 kg. Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất chậm và chất lượng thịt rất thấp. c. Đặc điểm sinh sản. Cá mè hoa có một số đặc điểm sinh sản sau: 4
- - Là loài đơn tính. - Thuộc loài di cư sinh sản. - Mùa sinh sản trong tự nhiên (tháng 4 – 7 ). Trong sinh sản nhân tạo tháng 3 – 8 và sinh sản nhiều lần trong năm (tự nhiên chỉ 1 lần). - Tuổi sinh sản: 3+. - Trứng cá thụ tinh ngoài, bán trôi nổi. - Năng suất sinh sản: 5 – 7 vạn/ kg cá cái. 3. Cá trắm cỏ. a. Đặc điểm hình thái cấu tạo, phân bố và môi trường. + Vị trí phân loài: Bộ : Cipriniformet. Họ: Ciprinidae. Họ phụ : Leuciscin. G : Ctenopharyngodon. L : C.edellus. + Hình thái cấu tạo: Cá trắm cỏ có dạng hình trụ tròn, đầu to thon dồn về đuôi. Toàn thân phủ lớp vẩy tròn to, phần lưng có màu xám hoặc màu xanh, phần bụng màu trắng bạc cá có hệ cơ và bộ vây rất khoẻ. Tỷ lệ depth: 3,5 – 4,5 7 - 8 Công thức vẩy: 41 – 45 5 – 6 + Phân bố: Cá phân bố chủ yếu ở trung Á và ở Trung Quốc, Đảo Hải Nam, ở trung hạ lưu sông A Mua, ở Việt Nam cá phân bố ở Sông Hồng, sông Kỳ Cùng. Cá nuôi hiện nay được nhập từ Trung Quốc năm 1958. + Quan hệ với môi trường: Cá trắm cỏ thích sống ở nơi nước trong có dòng chảy nhẹ giàu dưỡng khí (O2 3mg/l). Cá sống ở tầng nước giữa và tầng đáy: độ PH thích hợp 6,5 – 7,5, nồng độ Nacl cá sinh trưởng được ở nồng độ 9‰. Cá chịu được biên độ nhiệt. T0 thích hợp 20 – 300C. b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. + Đặc điểm dinh dưỡng: Thức ăn chủ yếu của cá là thực vật, rong cỏ ngoài ra cá còn ăn cám, bả thức ăn công nghiệp và ăn cá, côn trùng lượng ăn hàng ngày của cá rất lớn 20 – 30% trọng lượng thân với thực tật thuỷ sinh lên tới 80 – 90% khối lượng cơ thể. Đối với cỏ non hệ số thức ăn 25 – 40kg cỏ tươi. + Đặc điểm sinh trưởng: Cá trắm cỏ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. 1+ cá đạt 1kg. 5
- 2+ cá đạt 2 – 4 kg. 3+ cá đạt 9 – 12 kg. c. Đặc điểm sinh sản. Cá trắm cỏ có một số đặc điểm sinh sản sau: - Là loài đơn tính. - Thuộc loài di cư sinh sản. - Mùa sinh sản: Tháng 4 – 6 trong sinh sản nhân tạo cá đẻ sớm hơn (3-7) và đẻ nhiều lần trong năm. - Tuổi sinh sản 3+. - Trứng cá: Thụ tinh ngoài và bán trôi nổi. - Năng suất sinh sản: 8 – 12 vạn/ kg. Trong các thuỷ vực nuôi cá có thể thành thục nhưng không đẻ tự nhiên được. Nhiệt độ sinh sản thích hợp 220 – 300C. 4. Cá trôi. a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố, môi trường. + Vị trí phân loại: - Cá trôi trắng (VN) thuộc Bộ : Cypriniformet. Họ : Cyprinidae. Họ phụ : Barbini (cá bống). G : Cirrhinus. L : C.motilis. - Nhóm cá trôi ấn độ gồm 2 loài: + Cá trôi ấn (rô hu) trôi đen. Họ phụ : Barbini (cá bống). Giống : Lebeo. Loài : L.rohita. - Cá Mrigan: Giống : Cirrhinus. Loài : C.Mriganla. + Hình thái cấu tạo: Cá trôi có dạng hình thoi điển hình giữa thân cao thon dồn về hai phí, đầu bé (8% KL thân). Toàn thân cá phủ lớp vẩy mềm tròn và đều đặn. Phần lưng cá có màu xám nhạt, bụng màu trắng bạc. 6
- 16 - 18 Công thức vẩy: 38 - 44 14 – 16 Vây Đ: III, 11 – 12. A: III, 5. + Phân bố: Cá trôi trắng phân bố ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, ở nước ta cá trôi chỉ phân bố ở các tỉnh phía Bắc (từ Nghệ An trở ra) nhiều nhất là trên sông Hồng và sông Mã. Hiện nay cá được nuôi khắp toàn quốc. + Quan hệ môi trường: Các trôi thường sống ở những vùng nước chảy nhẹ, có nền đáy pha cát. Cá hoạt động chủ yếu ở tầng đáy và tầng giữa rất ít lên mặt. Nhiệt độ thích hợp 0 từ 22 – 32 C , O2 2mg/l PH 6 – 7,5. b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. + Đặc điểm dinh dưỡng. Cá trôi trắng ăn mùn bả hữu cơ là chủ yếu ngoài ra cá còn ăn một số động vật đáy mầm cùng thuỷ sinh. Cá ăn được thức ăn do con người cung cấp như: bột ngũ cốc, công nghiệp dạng viên. + Tốc độ tăng trưởng: Cá trôi trắng có tốc độ tăng trưởng chậm trung bình chỉ đạt 200 – 300g/ năm. Riêng năm đầu cá chỉ đạt 0,1kg. c. Đặc điểm sinh sản. Cá trôi có một số đặc điểm sinh sản sau: - Thuộc loại đơn tính. - Loài di cư sinh sản. - Mùa vụ sinh sản tháng 5 – 8. - Tuổi sinh sản 2+. - Trứng thụ tinh ngoài và thuộc dạng bán trôi nổi. - Năng suất sinh sản 10 – 12 vạn/ kg cá cái trong điều kiện nuôi cá có thể thành thục sinh dục nhưng không đẻ tự nhiên được. 5. Cá chép. a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố, môi trương. + Vị trí phân loài: Bộ : Cypriniformes. Họ : Cyprinidae. G : Cyprinus. 7
- L : C.carpio. + Hình thái, cấu tạo: Cá chép có hình thoi điển hình, giữa thân cao nhất thon dồn về 2 phía. Màu sắc của cá chép rất đa dạng, màu trắng bạc, màu vàng, màu hồng, màu da cam, màu nâu, màu đen về kiểu hình có các dạng cá chép, sau chép bạc, chép kính, chép trần, chép hồng, chép lưng gù 6 - 8 Công thức vẩy: 30 – 35 6 – 7 D: III – IV, 20 – 22 A: II – III, 5 – 6. + Phân bố: Cá chép phân bố rất rộng có ở gần khắp các nước trên thế giới, cá chép có khả năng sống trong mọi vùng nước ngọt, sông, hồ, đầm, ruộng + Quan hệ môi trường: Cá chép thường hoạt động ở tầng đáy và tầng nước giữa, cá chịu được biên độ nhiệt lớn ở 400C cá vẫn sống bình thường hoặc ở 00C cá vẫn tồn tại, T0 0 thíchhợp 20 – 28 C hàm lượng O2 0,5mg/ l; PH: 6 – 8. b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. + Đặc điểm dinh dưỡng: Cá chép là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy, thành phần thức ăn thay đổi theo tuổi và thời gian phát triển khi nhỏ (cá bột - cá hương) cá ăn sinh vật phù du và thức ăn lắng đáy, cá trưởng thành ăn sinh vật đáy như: Giun, trai, ốc, côn trùng, mùn, bả, hữu cơ, hạt củ, thân non. + Tốc độ tăng trưởng: 10 tuổi: 0,3 – 0,5kg. 20 tuổi: 0,7 – 1kg. 30 tuổi: 1 – 1,5kg. Cá chép tự nhiên sinh trưởng chậm hơn so với nuôi trong ao. c. Đặc điểm sinh sản. Cá chép có khả năng sinh sản tự nhiên ở mọi thuỷ vực nước ngọt: sông, hồ, đầm, ruộng nhiệt độ sinh sản 17 – 300C thích hợp: 20 – 280C. - Cá là loài đơn tính. - Mùa sinh sản: Tháng 1 – 4 hoặc 7 – 9. - Tuổi sinh sản: 1+. - Trứng cá: Thụ tinh ngoài thuộc loại trứng dính. 8
- - Năng suất sinh sản: 8 – 10 V/ kg cá cái. 6. Cá rô phi. a. Đặc điểm, hình thái cấu tạo, phân bố, môi trường. + Vị trí phân loại: Bộ : Perciformos. Họ : Cichlidae. G : Oreochromis ( cũ Tilapia) L : O.mossambicus (đen). L : O. niloticus (rô phi vằn). Gồm 4 dòng: - Rô phi vằn dòng GiFT (Philippin) của Mỹ ( tốt). - Rô phi vằn dòng Swannea. - Rô phi vằn dòng Thái Lan (tốt). - Ri phi vằn dòng Đài Loan. Loài: Rô phi xanh: O.aureus. + Hình thái cấu tạo: - Cá rô phi đen (O.mossambicus). Toàn thân cá phủ một lớp vẩy, cá có màu tro nhạt hoặc đen sẩm. Thường cá đực có màu tro sẩm, cá cái có màu tro nhạt đến màu bạc mùa sinh sản cá đực thường có màu sẩm hơn và vây cá có viền đỏ sặc sỡ hơn cá cái. Công thức vây: DXIV – XVII, 11 – 12. A III, 10 – 11. D I, 12 VI, 5. Số tia lược mang trên cung mang 17 – 20. - Rô phi vằn (Đài Loan) O. niloticus. Cá có dạng hình thoi cá có màu phớt bạc hoặc xanh nhạt, cá có 8 – 10 sọc đen hoặc hơi xanh chạy suốt từ lưng xuống bụng lớn lên nhạt dần. Nếu nhìn từ trên xuống hai mắt của cá lồi ra hai bên khác với cá O.mossambicus, cá có thể hình lớn gấp nhiều lần cá rô phi đen. Công thức vây: D: XVI – XVIII, 9 – 11. A: III 9 – 11 9
- P: I, 12. V: I, 3. Cung mang có: 17 – 26 lược mang. + Phân bố: Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi có khoảng 80 loài cùng có tên là rô phi trong đó có 10 loài có giá trị kinh tế. Hiện nay cá rô phi được phổ biến rộng rãi ở hơn 100 nước trên thế giới, từ Châu Phi, Châu Âu, Chấu á và các nước Châu Mỹ, Mỹ La Tinh Ở Việt Nam năm 1951 nhập rô phi đen năm 1973 nhập rô phi vằn từ Đài Loan, năm 1977 nuôi ở viện nghiên cứu Đình Bảng và mở rộng ra các tỉnh phía bắc và toàn quốc. + Quan hệ môi trường: Cá rô phi có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp để phát triển là 25 – 0 0 35 C, cá kém chịu lạnh dưới 10 C cá có khả năng chết. Hàm lượng O2 1mg/l dưới 0,2mg/l cá sẽ chết. Độ PH thích hợp 5 – 11. Đối với hàm lượng Nacl cá rô phi là cá nước ngọt nhưng chịu đựng và phát triển tốt nở biên độ Nacl, cá có thể chịu đựng được Nacl 32‰ song chỉ phát triển và sinh trưởng tốt ở nồng độ được 10 ‰ cá hoạt động chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy. b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Cá rô phi là loài ăn tạp bao gồm các loại tảo dang sợi, động thực vật phù du, mùn bả, hữu cơ, ấu trùng côn trùng, động vật thuỷ sinh, mầm cây, bèo phân hữu cơ, thức ăn nhân tạo như cám bả ngũ cốc thức ăn cây công nghiệp. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn thức ăn của cá có thay đổi, ở giai đoạn cá bột lên cá hương cá ăn sinh vật phù du (thiên về động vật) và mảnh vụn hữu cơ, giai đoạn cá giống và trưởng thành cá ăn thức ăn loài. Đặc biệt cá có thể sử dụng và tiêu hoá tốt thanh tảo. + Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn, mật độ, loài cá. - Cá rô phi đen (O.mossambicus) có thể trọng nhỏ tốc độc tăng trưởng cũng chậm hơn. 4 tháng cá chỉ đạt 800 – 100g, 8 tháng đạt 150 – 200g, 12 tháng đạt 250 – 300g. - Cá rô phi vằn có tốc độ tăng trưởng và thể trong lớn hơn nhiều. 1 tháng tuổi: Đạt 2 – 3g/ con. 2 tháng tuổi: Đạt 15 – 20g/ con. 6 tháng tuổi: Đạt 400 – 500g/ con. 12 tháng tuổi: Đạt 1 kg/ con. Trong đó dòng GiFT có tốc độ tốt nhất đến dòng thái chậm nhất là dòng SWansea. 10
- c. Đặc điểm sinh sản. Cá rô phi giống Oreochromis có một số đặc điểm sinh sản sau: - Là loài đơn tính. - Tuổi sinh sản 4 tháng tuổi. - Mùa vụ sinh sản: Cá rô phi sinh sản nhiều lần trong năm. T0C 200C cá bắt đầu sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 10), cá O. mossambicus đẻ 16 lần trong một năm. Cá O.niloticus đẻ 10 – 12 lần (ở phía nam) và 5 – 7 lần (ở phía Bắc trong 1 năm). - Trứng cá: Thụ tinh ngoài, không dính và màng trứng cũng không trương. Trứng được ấp trong xoang miệng của cá bố, mẹ. - Năng suất sinh sản 2 – 3 vụ/ kg cá cái. - Nhận biết cá đực và cái: Về màu sắc ở thời kỳ sinh sản cá đực có màu sẩm hơn bộ vây có viền đỏ sặc sỡ hơn. Nếu quan sát lỗ hậu môn cá đực có 2 lỗ cá cái 3 lỗ. 7. Cá tra: a. Đặc điểm, hình thái cấu tạo, phân bố, môi trường. + Vị trí phân loại: Bộ : Siluriformes (bộ cá nheo) Bộ phụ : Siluroidei. Họ : Pangasiidae (họ cá Tra) G : Pangasiuas (giống cá Ba Sa) G : Pangasianodon (giống cá Tra) Gồm các loài sau: Pangasianodon hypophthalmus P. bocourti (cá ba Sa). L. P. lasnaudie ( cá vồ). L. P. macronimuf ( cá sát). + Hình thái cấu tạo: (cá tra) Pangasianodon hypophthalmus Cá có dạng hình thoi hơi dẹp về phía sau đuổi có hai đôi râu, râu hàm dài đến vây ngực, có răng miệng và răng hầu, vây lưng cao có một có tia cứng khía răng cửa. Vây ngực có ngạch nơi nách vây ngực có 4 lỗ là loài cá da trơn, không có vẩy. Lưng có màu tro nhạt bụng trắng óng ánh có sọc đen từ đầu đến đuôi, sọc đen cách quảng bằng những khoảng trắng. Vây lưng đỏ và trong suốt, tỷ lệ đép: 4,5 – 5. + Phân bố: Giống pangascius phân bố rất rộng ở châu Mỹ, Phi, Âu, á nhưng một số loài cá tra, ba sa, cá vồ, cá sát chỉ phân bố ở một số nước Đông 11
- Nam á chủ yếu ở các nước ven sông Mê Công như: Mianma; Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cămpuchia Ở Việt Nam cá chỉ phân bố từ Nam Thuận Hải trở vào (vùng đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay cá được đưa ra phía bắc nuôi thử nghiệm. + Quan hệ môi trường: Cá tra sống được ở những nơi có hàm lượng O2 thấp 3 tuổi. - Trứng cá: Thuộc loại thụ tinh ngoài và trứng dính. - Năng suất sinh sản: 5 – 7 vạn/ kg cá cái. Trong ao hồ nuôi cá thành thục sinh dục nhưng không đẻ tự nhiên. II. SỰ PHÁT DỤC THÀNH TỤC CỦA TUYẾN SINH DỤC. 1. Sự phát dục và thành thục của tế bào trứng. a. Thời kỳ sinh sản. Tế bào sinh dục cái hình thành trong 12
- tuyến sinh dục của con cái ở cá cái chưa trưởng thành tuyến sinh dục chứa nhiều tế bào sinh dục nguyên thuỷ T.b Sel nguyên thuỷ nguyên phân nhiều lần cho ra noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào đến một lúc nào đó ngừng phân chia tích luỹ dinh dưỡng để tạo thành noãn bào sơ cấp. b. Thời kỳ sinh trưởng. Noãn nguyên bào ngừng phân chia tích luỹ dinh dưỡng lớn lên trở thành noãn bào sơ cấp. Khi noãn bào sơ cấp đạt đến kích thước nhất định thì phân chia giảm nhiều lần thứ nhất cho ra noãn bào thứ cấp và cực cầu. Noãn bào thứ cấp tiếp tục tích luỹ dinh dưỡng đến mức độ nhất định sẽ giảm nhiễm lần 2. Cực cầu thoái hoá và được cơ thể cá hấp thu lại. c. Thời kỳ trứng chín. Noãn bào thứ cấp tích luỹ dinh dưỡng đạt mức độ nhất định thì phân bào giảm nhiễm lần thứ 2 tạo ra tế bào trứng chín và cực cầu. * Sơ lược về cấu tạo tế bào trứng cá: Hình tròn, e líp, tứ gia (cá nhám). - Màng trứng: Bên trong là màng nguyên sinh chất bên ngoài là màng noãn hoàng trong suốt. Một số loài cá màng trứng có khả năng thẩm thấu nước để cân bằng tỷ trọng cho trứng tạo nên hiện tượng bán trôi nổi cho trứng khi có dòng chảy. Một số loài màng trứng có chất đặc biệt khi tác dụng với nước sẽ tạo ra chất kết dính giúp cho trứng có khả năng dính vào gia thể trong nước. - Noãn chất (NS chất): gồm nguyên sinh chất các cơ quan tử noãn hoàng (có các loại trứng sau: 1, trứng không noãn hoàng (noãn vỏ hoàng) 2, noãn đồng hoàng, 3 noãn đoan hoàng, noãn hoàng không đầu., 4 noãn trung hoàng. - Nhận trứng: - Sự phân cực của trứng: Trứng thường phản thành 2 cực: cực động vật, chứa nhân và nguyên sinh chất, cực thực vật chứa noãn hoàng đường nối 2 cực gọi là trục trứng. Nguyên nhân phân cực là do cấu trúc không đều của trứng, do sự cung cấp dinh dưỡng không đều của cơ thể mẹ và các sắc tố của trứng. 2. Cấu tạo và các giai đoạn phát dục của buồng trứng. a. Cấu tạo: Tuyến sinh dục cái của cá được gọi là noãn sào hay buồng trứng. Thường buồng trứng của cá ở dạng đới chỉ số rất ít loài là dạng đơn, buồng trứng của cá gồm 2 dải nằm trong xoang bụng, phía trên sát với thân phía dưới là bóng bơi. Cấu tạo của buồng trứng như sau: 13
- Ngoài cùng là lớp biểu mô bao bọc do phần kéo dài của biểu mô bụng tạo nên. Tiếp đến là màng liên kết có tính sợi. Màng liên kết được chia thành 2 miền: Miền vỏ chứa các tế bào sinh dục cái, miền chứa các mạch máu và thần kinh. b. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng. Buồng trứng của động vật nói chung và của cá nói riêng phát triển quá 6 giai đoạn. Hay nói cách khác người ta chia sự phát triển của buồng trứng thành 6 giai đoạn ở mỗi giai đoạn buồng trứng của cá có những đặc trưng sau: + Giai đoạn I: Tuyến sinh dục là một sợi mảnh khó phát hiện và không phân biệt được đực, cái. + Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đã lớn hơn đã nhìn thấy bằng mắt thường có màu trắn trong suốt. Nếu chỉ bằng mắt thì chưa phân biệt được đực, cái. + Giai đoạn III: Là thời kỳ sinh trưởng mạnh của tế bào trứng. Trứng màu vàng nâu, buồng trứng chiếm 1/ 2 – 3/ 4 xoang bụng. Đây là thời kỳ tích luỹ noãn hoàng. + Giai đoạn IV: Noãn bào chứa đầy xoang cơ thể, hạt trứng to có màu vàng, mạch máu tương đối lớn. + Giai đoạn V: Hạt trứng to (có kích thước bằng cuối giai đoạn 4). Nhân trứng chuyến dịch phần xa tâm. Cá bắt đầu đẻ trứng nên vút nhẹ bằng tay trứng sẽ chảy ra ngoài lúc này màng Polycun đã tách ra giải phóng trứng. + Giai đoạn VI: Giai đoạn cá đẻ song, lúc này lỗ hậu môn con cái thâm tím lại. Thông thường chỉ có cá mới tham ra sinh sản lần đầu tuyến sinh dục mới tồn tại giai đoạn 1, cá đã tham gia sinh sản nhiều lần tuyến sinh dục thường ở giai đoạn thứ II. 3. Sự thoái hoá và hấp thu của buồng trứng. a. Thoái hoá trước khi đẻ. Để tạo ra một tế bào trứng hoàn chỉnh một noãn nguyên bào phải qua hai lần giảm phân như vậy ngoài tế bào trứng còn tạo ra 3 cực cầu. Dưới tác dụng của hóc môn và các en zim các cực cầu bị phân huỷ và cơ thể cá hấp thu lại. b. Thoái hoá sau khi đẻ. Sau khi cá đẻ buồng trứng của cá tồn tại nhiều loại trứng ở các giai đoạn khác nhau. Lúc này các hóc môn sinh dục kích thích quá trình đẻ trứng và thành thục sinh dục giảm nhanh chóng. Các hóc môn kích thích quá trình tích huỷ dinh dưỡng của cơ tăng lên, các tế bào Polycun và tế bào xung quanh tế bào trứng sẽ tiết ra những en zim hoạt tính làm phân giữa tế bào trứng và hấp thu lại các chất 14
- dinh dưỡng chuyển về các vị trí dự trữ như cơ, gan, hoặc tạo mô và giải phóng năng lượng cần thiết. (Quá trình ngược lại với quá trình phát dục tuyến sinh dục). - Đối với cá vì lý do sinh thái không tham gia đẻ trứng, hoặc trong sinh sản nhân tạo không cho đẻ thì các tế bào trứng cũng được hấp thụ lại sau mùa vụ khi điều kiện sinh thái bất lợi cho quá trình sinh sản. - Đối với trứng đã được giải phóng khỏi màng Polycum (đã rụng trứng) thì không có khả năng hấp thụ lại sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình thoái hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đáng chú ý nhất là các yếu tố sau đây: - Phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, lưu tốc, ánh sáng nếu các yếu tố sinh thái càng bất lợi với quá trình sinh sản thì quá trình thoái hoá càng diễn ra nhanh chóng. - Phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm dinh dưỡng của cá. Nếu điều kiện dinh dưỡng tốt thì quá trình thoái hoá của cá diễn ra chậm hơn. Nếu điều kiện dinh dưỡng kém kết hợp với điều kiện sinh thái bất lợi cho sinh sản như nhiệt độ cao, điều kiện sống khó khăn thì quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn rất nhiều. 4. Sự phát triển của tinh trùng và cấu tạo của tinh trùng. a. Tuyến sinh dục của cá: Cơ quan sinh tinh của cá được gọi là tinh hoàn (buồng se) lớp ngoài cùng là giác mạc là phần kéo dài của lá tạng bụng, phía trong là màng trắng màng của mô liên kết. Từ màng trắng có những bức ngăn là mô liên kết thưa, vào trong giữa các bức ngăn là ống sinh tinh. Trên các màng của bức ngăn có tổ chức tế bào đó chính là tuyến nội tiết ra các hóc môn sinh dục đực. Cá không có túi chứa tinh. Tinh trùng được sinh ra tích lại trong tinh hoàn (buồng se) vì vậy buồng tinh hoàn của cá phát triển to dần. b. Quá trình phát triển của tinh trùng. Trong tinh hoàn, cụ thể là ống sinh tinh có các tế bào sinh dục nguyên thuỷ, chúng phát triển và phân chia nguyên nhiều lần cho ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phân chia nguyên cho ra nhiều thế hệ tinh nguyên bào mới. Đến giai đoạn nào đó T.N ngừng phân chia lớn lên gấp bội thành tinh bào sơ cấp. Tinh bào sơ cấp tiếp tục phát triển đến thời điểm nào đó phân chia giảm lần 1 cho ra tinh bào thứ cấp , tinh bào thứ cấp phát triển thêm và phân chia lần 2 cho ra tinh tử. Tinh tử phát triển và biến đổi trong bản thân nó (thể golgi tạo thành dầu, nhân lên đầu, NSC tạo thành đuôi, các cơ quan từ thành vòng xoắn) tạo thành tinh trùng. c. Cấu tạo tinh trùng. Tinh trùng cấu tạo gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. + Phần đầu: Thể đỉnh do màng golgi biến thành 15
- chứa nhân và chứa loại men. đặc biệt Hyabironidas có tác dụng phá vỡ màng trứng (ở một số động vật không xương sống), không có men thể đỉnh có dạng sợi để khoan). Nhân trứng ở phần đầu có dạng đông đặc chưa toàn bộ thông tin di truyền của cá bố. + Phần cổ: Cổ có màng mỏng và ngắn, cổ dài 0,5 m. Trong cổ có vòng hạch trước cỏ và vòng hạch sau cổ do bào tâm (phần trung tâm) hình thành từ vòng hạch sau cổ phát ra sợi trục của đuôi. + Phần đuôi: Được bắt đầu bằng các vòng xoắn của ti thể bao quanh các sợi trục. Phần lớn NSC tập trung ở đuôi. Đuôi đảm bảo chức năng vận động, các ti thể tập trung ở đuôi để sinh năng lượng cung cấp cho đuôi. Ở một số động vật không xương sống tinh trung không có đuôi. 16
- CHƯƠNG II: KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ I. ĐIỀU KIỆN AO NUÔI. 1. Vị trí ao nuôi vỗ. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải được xây dựng quy củ có vị trí thích hợp thì mới thuận lợi và cho hiệu quả sản xuất cao. Ao cần phải có vị trí như sau thì mới gọi là thích hợp. + Ao nuôi vỗ phải thuận lợi cấp và thoát nước. Quá trình nuôi vỗ rất cần tạo những điều kiện sinh thái nhằm giúp cá sinh trưởng, phát dục và hoàn thiện tuyến sinh dục. Việc thay đổi lượng nước trong ao và kích thích cho cá bằng nước mới, bằng nhiệt độ và các điều kiện sống là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra thuận lợi cấp, tháo nước còn giúp quá trình bắt cá cho đẻ, phòng bệnh và quản lý chăm sóc được dễ dàng. + Ao nuôi vỗ gần với hệ thống sinh sản nhân tạo và thuận lợi cho việc vận chuyển cá bố mẹ. Sức khoẻ của cá khi tham gia sinh sản là hết sức quan trọng. Có những trường hợp do cá quá yếu dẫn đến không đẻ được. Nhược điểm này thường xảy ra đối với cá mè, cá rarigan vì vậy việc lựa chọn ao nuôi vỗ gần bể sinh sản nhân tạo và đường vận chuyển thuận lợi sẽ hạn chế thời gian vận chuyển quá dài, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của cá. + Ao có vị trí thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ. + Ao phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và không bị cớm rợp bởi cây cối, bờ ao phải quang đãng. 2. Diện tích ao. Diện tích ao cùng với độ sâu có liên quan rất nhiều đến các mặt sau: + Mức độ ổn định của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, sự phát triển của thức ăn tự nhiên ao có diện tích lớn độ ổn định của môi trường càng tốt hơn so với ao có diện tích bé. Sự ổn định của môi trường sống lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng tích luỹ dinh và phát dục của cá. Cùng chế độ chăm sóc những ao có diện tích lớn cá thường có độ béo hơn, năng suất sinh sản cao hơn. Nhưng tính dễ đẻ và thời gian tham gia sinh sản có phần kém hơn ao nhỏ. + Diện tích ao ảnh hưởng đến công tác đánh bắt tuyển chọn cá bố mẹ tham ra sinh sản. Ao có diện tích quá lớn thường khó đánh bắt hoặc hay bị sót cá bố mẹ thành thục sinh dục việc đánh bắt nhiều lần để tuyển chọn cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ và chất lượng sinh sản của cá bộ mẹ. + Diện tích ao liên quan đến công tác quản lý, chăm sóc ao và cá bố mẹ. Qua thực tế và tổng kết ở các cơ sở sản xuất ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích như sau: 17
- - Diện tích có khả năng nuôi vỗ: 500 – 2500m2. - Diện tích thích hợp: 800 – 1200m2. Diện tích 800 – 1200m2 là thích hợp tương đối ổn định môi trường, dễ điều tiết các yếu tố sinh thái, dễ quản lý và tuyển chọn cá bố mẹ, số lượng cá cũng tương ứng 1 – 3 đợt cho đẻ. - Đối với cá mè và cá trôi Mrigan ao rộng và giàu dinh dưỡng lại có độ trong là rất tốt. 3. Độ sâu: Độ sâu ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường nhất là với ánh sáng hàm lượng O2. Đây là 2 yếu tố có quan hệ nhiều đến sự phát triển của phù du sinh vật, động vật nước và khả năng phân giải hữu cơ trong ao nuôi. Nếu độ sâu quá lớn > 4m sinh vật phù du kém phát triển. Độ sâu thấp < 1m độ ổn định môi trường theo mùa vụ, và trong một ngày đêm là rất kém ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi vỗ. Ao có mức nước < 1 m thì không nên lựa chọn nuôi vỗ tỷ lệ và chất lượng thành thục sinh dục của cá rất thấp. Độ sâu, quá lớn cũng rất không thuận lợi cho quá trình tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ. - Độ sâu sao nuôi vỗ: (độ sâu hiệu dụng của cột nước mà ao có thể giữ được thường xuyên) là: 1m < h 2,5m. Thích hợp nhất là: 1, 2 – 1,7m. 4. Chất đáy. Đáy ao có liên quan đến một số mặt sau: - Ảnh hưởng quan trọng đến một số yếu tố môi trường như: độ PH, số ++ ++ chất khí H2S một số muối Fe , Ca + Ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật đáy như giun, nhuyễn thể, giáp xác + Đáy ao có vai trò điều tiết dinh dưỡng trong ao nuôi. + Đáy ao liên quan đến chất lượng công trình cụ thể là bờ ao, cống ao độ thẩm thấu của nước. * Đáy ao cần lựa cho như sau: - Chất đất: Là đất thịt. Đối với cá trôi và rô phi có thể lựa chọn ao đất cát pha. - Độ bùn của đáy ao: 5 – 10cm: với ao cá trắm cỏ nên chọn ao có độ bùn thấp thì tốt hơn. - Độ nghiêng của đáy ao: Đáy ao phải bằng phẳng nghiêng về cống tiêu 3– 50. 5. Chất nước. Chất nước được thể hiện ở các mặt sau: 18
- + Nguồn cung cấp: Nguồn cung cấp nước cho ao phải hoàn toàn chủ động, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nuôi vỗ nhất là ở giai đoạn sau của quá trình nuôi vỗ khi mà cá cần điều kiện sinh thái để hoàn thiện tuyến sinh dục. + Chất lượng nước: - Nước không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, dân sinh đặc biệt là các hoá chất độc, thuốc bảo vệ thực vật và nguồn bệnh. - Nước có chỉ số cần thiết của một số yếu tố sau: PH: 6,5 – 7,5; O2 3mg/l độ trong 0,5m. II. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ MÈ TRẮNG. Cá mè trắng có 2 loài mè trắng Việt Nam và mè trắng Trung Quốc: H.molilris và H.harmandi hoặc con lai của hai loài này đều có đặc điểm sinh sản tương tự nhau, sự sai khác là không đáng kể. Vì vậy việc nuôi vỗ và kỹ thuật sinh sản trình bày trong tài liệu này đều ứng dụng được cho cả hai loài và các dạng con lai. 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ. Trước khi đưa cá vào nuôi vỗ ao nuôi cần phải được chuẩn bị kỹ. Công tác chuẩn bị ao nhằm mấy mục đích sau: + Tạo điều kiện môi trường sống tốt hơn cho cá. + Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho phù du sinh vật và các đối tượng làm thức ăn cho cá phát triển. + Tiêu diệt mầm bệnh và dịch hại của cá. + Giúp quá trình chăm sóc và đánh bắt cá sau này được thuận lợi. * Công tác chuẩn bị ao gồm các bước sau: + Tát thật cạn ao. + Dọn quang bờ, san phẳng đáy ao, kiểm tra và sửa chữa cống cấp và thoát nước. + Tiến hành bón phân và vôi bột (hoặc chất khử trùng) lượng bón như sau: - Phân hữu cơ: 40 – 60kg/ 100m2 ao. Trường hợp không có phân hữu cơ thì sử dụng phân vi sinh hoặc NPK với lượng bón: 8 – 12kg/ 100m2 lượng phân bón có thể tăng giảm tuỳ theo chất lượng màu mỡ của ao hoặc khả năng giải quyết phân bón của cơ sở. - Bón vôi: Nên sử dụng vôi tôi để xử lý ao ngoài chức năng diệt khuẩn, diệt tạp vôi còn cải tạo được độ PH và kích thích sự phát triển của phù du sinh vật. Đối với cá mè chỉ nên sử dụng vôi cải tạo ao thì rất tốt. Lượng vôi bột: 5 – 8 kg/ 100m2. 19
- - Cách bón vôi và phân như sau: Vôi và phân được dãi đều ở đáy ao. Riêng vôi nên vải lên cả mái của bờ ao. Những vị trí nhiều bùn nên tăng thêm lượng vôi so với chỗ khác. + Cày bừa và trong đáy ao: Sau khi bón phân và vôi tiến hành cày bừa và trang phẳng đáy ao. + Phơi đáy ao: Đáy ao được trang phẳng và phơi cho se mặt bùn. Thường phơi 5 – 7 nắng to nếu nắng ít nên phơi nhiều hơn. Việc phơi đáy sẽ góp phần diệt mầm bệnh nhưng chủ yếu là tạo độ cứng tạm thời cho đáy ổn định được lâu dài môi trường sống cho cá (độ trong của nước) điều này rất có lợi cho cá và sự phát triển của phù du sinh vật. + Lọc nước: Nước lấy vào ao nên được vô khuẩn bằng hoà chất hoặc bằng phương pháp vật lý và cần phải lọc cẩn thận: việc lọc nước được tốt thì hạn chế rất nhiều sự có mặt của các đối tương tạp có trong ao (tôm, cá tạp ) cạnh tranh môi trường và thức ăn của cá bố mẹ. Mức nước lọc ban đầu: 0,5 – 0,7m sau đó tăng dần trong quá trình nuôi vỗ. 2. Thả cá vào ao nuôi vỗ. a. Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuỗi vỗ. Tuyển chọn cá bố mẹ vào nuôi vỗ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây: + Lựa chọn cá đực và cái ở những đàn cá khác nhau nhằm tránh cân huyết làm giảm chất lượng giống. + Tỷ lệ ♂ và ♀ nên là 1: 1 có thể trong 1 ao không theo tỷ lệ này nhưng tổng đàn phải luôn luôn là 1: 1. Thường người ta lựa chọn 1: 1 trong ao để tiện tuyển chọn cá tham gia sinh sản sau này. + Tuyển chọn tương đối đồng đều về khối lượng. Độ lệch khối lượng không nên quá 0,5kg. + Cá phải có ngoại hình cân đối không có dị tật và mắc bệnh. + Tuổi cá: > 2 và nhỏ hơn 7 tuổi. + Khối lượng 1kg/ con. b. Mật độ thả: Mật độ thả cá phụ thuộc vào một số yếu tố sau: Chất lượng nguồn nước, khả năng giải quyết thức ăn, diện tích nuôi Nếu điều kiện của các yếu tố nêu trên thuận lợi thì có thể cho phép tăng giảm mật độ ở một giới hạn nhất định. Đối với cá mè trắng mật độ nuôi tương đối phù hợp là: 8 – 12kg/ 100m2 ao. c. Thả ghép. Để tận dụng diện tích và tăng hiệu quả kinh tế thường người ta ghép thêm một số đối tượng bố mẹ khác vào ao cá mè việc ghép phải tuân thủ mấy yêu cầu sau: 20
- - Không cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của đối tượng nuôi vỗ chính, không ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng nuôi vỗ cá mè trắng. - Có tác dụng hỗ trợ cho đối tượng chính. - Tỷ lệ ghép thường ít. Trong ao nuôi vỗ cá mè thường ghép thêm cá mè hoa (không quá 3%), cá trôi ấn (10 – 20%) 3. Chế độ nuôi vỗ. a. Sự phân chia giai đoạn trong nuỗi vỗ cá bố mẹ. Sự phát dục của cá có tính quy luật và theo một chu kỳ nhất định. Quá trình đó chịu tác động rất lớn của các điều kiện sinh tháo. Nếu căn cứ vào chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi vỗ người ta chia quá trình nuôi vỗ thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: gọi là giai đoạn nuôi vỗ tích cực. Đặc trưng của giai đoạn này là chế độ dinh dưỡng của cá được hết sức chú trọng lượng thức ăn cho cá lớn nhất (cá thức ăn tinh và thức ăn thô) giai đoạn 2: gọi là giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Đặc trưng của giai đoạn này là tạo các điều kiện sinh thái thuận lợi để cá phát dục và hoàn thiện tuyến sinh dục giai đoạn này điều kiện dinh dưỡng chỉ là thứ yếu, lượng thức ăn bị cắt giảm hoàn toàn hoặc giảm đáng kể. Dựa vào đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục và quy luật phát triển tuyến sinh người ta phân chia thành 3 giai đoạn nuôi vỗ: giai đoạn 1: gọi là giai đoạn thoái hoá. Thường sau một mùa vụ sinh sản tuyến sinh dục của cá các tế bào sinh dục tồn tại ở nhiều giai đoạn khác nhau. Giữa các cá thể trong đàn bố mẹ cũng không đồng đều dẫn đến quá trình dinh dưỡng và tích luỹ của mỗi cá thể sẽ khác nhau, quá trình phát dục sau này của cá cũng khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn kết quả sinh sản của vụ sau. Để giải quyết những khác biệt trên cần phải có giai đoạn nuôi vỗ thoái hoá đưa tuyến sinh dục của các cá thể trong đàn về cùng điểm xuất phát. Đặc trưng của giai đoạn này là tế bào sinh dục thoái hoá mạnh. Để quá trình này diễn ra nhanh cần tạo điều kiện sinh thái khắc nghiệt bất lợi với quá trình tích luỹ dinh dưỡng của cá như cắt giảm gần như hoàn toàn lượng thức ăn hạ thấp mực nước ao, tăng nhiệt độ và thường xuyên thay nước mới. Giai đoạn 2: Giai đoạn tích luỹ (tương ứng với giai đoạn nuôi vỗ tích cực). Đây là giai đoạn cá tăng cường dinh dưỡng sau một mùa vụ sinh sản nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng hao phí và tích luỹ thêm để chuẩn bị vật liệu cho tuyến sinh dục phát triển. Đặc trưng của giai đoạn này là tuyến sinh dục ở giai đoạn 2 (đối với cá đã sinh sản) và giai đoạn 1 (với cá tham gia lần đầu). Trong thời kỳ này tuyến sinh dục của cá hầu như rất ít thay đổi cả chủ yếu tích luỹ mỡ và tăng khối lượng cơ thể. Chính vì vậy ở giai đoạn này cá tăng cường dinh dưỡng, chế độ ăn và điều kiện sinh thái phù hợp cho tích luỹ là hết sức quan trọng. 21
- Giai đoạn 3: (giai đoạn chuyển hoá tương ứng với giai đoạn thành thục theo cách phân chia 2 giai đoạn). Đặc trưng của giai đoạn này là cá chuyển hoá tích cực chất dinh dưỡng tích luỹ được của cơ thể để phát triển tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục tăng nhanh về khối lượng và chuyển hoá giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn này cần tác động mạnh các yếu tố sinh thái thích hợp để cá thành thục sinh dục như nhiệt độ, lưu tốc, môi trường mới (thay đổi môi trường bằng nước mới) chế độ dinh dưỡng cho cá thời kỳ này chỉ là thứ yếu. Lượng ăn được cắt giảm lớn tuỳ độ béo của cá và trạng thái tuyến sinh dục. * Sự phân chia giai đoạn trong quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá mang tính chất tương đối. Sự phát triển của nó là một quá trình liên tục và kế tiếp lẫn nhau. Vì vậy việc phân chia giai đoạn trong nuôi vỗ cũng chí là tương đối không nên cứng nhắc. Phải căn cứ vào chất lượng và trạng thái cụ thể của cá bố mẹ để xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý. Đặc biệt là việc tác động các yếu tố sinh thái sao cho thích hợp, việc phân chia giai đoạn vừa có tính khoa học vừa là cơ sở thực tiễn và lý luận để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất giống nhân tạo cũng như nghiên cứu sinh sản các đối tượng nuôi mới. b. Chế độ nuôi vỗ cá mè trắng ở các giai đoạn. Thời gian nuôi vỗ cá được bắt đầu từ tháng 9 hoặc tháng 10 và kết thúc khi cá tham gia sinh sản năm sau (tháng 4 – 5 năm sau). Nên bắt đầu sớm hơn không nên quá muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ dinh dưỡng của cá. Điều này với cá mè hết sức quan trọng. * Giai đoạn 1: Giai đoạn thoái hoá. Giai đoạn này chỉ nên kéo dài 10 – 15 ngày (tuỳ vào trạng thái đồng đều sinh dục của đàn cá mà quy định thời gian). + Chế độ dinh dưỡng. + Ngừng hoàn toàn thức ăn tinh. + Chế độ kích thích nước. - Mức nước ban đầu 0,5 đến 0,6m sau 2 – 3 ngày tăng mức nước lên 15 – 20cm bằng nguồn nước mới. + Chế độ kiểm tra cá. Giai đoạn này chỉ kiểm tra cá 1 lần vào thời kỳ cuối ( sau 10 ngày) biểu hiện của cá. Nếu bụng sẹp lại và đều nhau là tốt hoặc cá có gầy đi là điều bình thường. + Giai đoạn 2: Giai đoạn tích luỹ (hay nuôi vỗ tích cực). Thời gian bắt đầu: Tiếp theo giai đoạn 1 ( thường 15/ 9 đến tháng 12). Giai đoạn này kéo dài từ 100 – 120 ngày. + Chế độ dinh dưỡng. 22
- - Thức ăn tinh: 2 – 4% khối lượng thân trong một ngày đêm. Thức ăn phải dạng bột mịn, thường là bột mì. Thời điểm cho cá ăn vào 9 giờ hoặc 16 giờ trong ngày. - Phân bón: Chủ yếu sử dụng phân hữu cơ trường hợp thiếu có thể sử dụng phân vi sinh hoặc NPK. Riêng với phân dạng vô cơ như: đạm, lân chỉ bón hỗ trợ khi cần thiết, phân hữu cơ thường sử dụng phân gia súc như: lợn, bò hoặc phân xanh. - Cách bón như sau: Bón định kỳ và bón phân theo màu nước. Bón phân định kỳ: Bón 10 – 15 kg phân chuồng cho 100m2 ao hoặc 7 – 10kg phân chuồng + 10 kg phân xanh/ 100m2 ao cho 1 lần bón với chu kỳ bón từ 5 – 7 ngày. Không có phân chuồng thay bằng phân vi sinh hoặc phân NPK với liều lượng 2 – 4 kg/ 100m2 trường hợp màu nước vẫn chưa đảm bảo thì bổ sung thêm đạm, lân với tỷ lệ 1/ 2 hoặc 1/ 4 mỗi lần bón thêm không nên vượt quá 1kg đạm/ 100m2. Đạm và lân nên hoà nước té khắp ao, phân chuồng và phân vi sinh, NPK nên dãi đều khắp ao. Phân xanh bó thành từng bó dìm xuống. Bón phân theo màu nước: Màu nước phản ảnh tương đối chính xác lượng phù du có trong ao là thức ăn chủ yếu của cá mè. Nếu màu nước có màu xanh lục hoặc hơi đen, độ trong 0,4 – 0,5m là vừa. Màu xanh lục và đen là biểu hiện đặc trưng của nhóm lục tạo Chlorophyta là đối tượng thức ăn của cá mè trắng. Nếu màu nước nhạt (xuống màu) thì tăng lượng phân bón. Màu đậm thì giảm lượng phân sao cho màu nước và độ trong luôn luôn thích hợp. + Một số lưu ý khi bón phân. - Bón phân phải chú ý diễn biến thời tiết những ngày thời tiết thay đổi (trở trời) nắng sang mưa hoặc ngược lại nên ngừng bón. - Bón phân phải căn cứ vào mùa vụ, tăng cường vào đầu giai đoạn lúc này thời tiết ấm cá dinh dưỡng mạnh cuối giai đoạn có thể giảm bớt. - Bón phân phải chú ý trạng thái của cá nếu cá nổi đầu nhiều cần phải thêm nước ngừng hoặc giảm lượng bón. - Phải lưu ý chất lượng phân để tăng giảm lượng phân cho hợp lý. - Hàng tháng hoặc căn cứ điều kiện cụ thể bổ sung thêm một lượng vôi nước nhằm giảm độ chua của ao và kích thích phù du sinh vật phát triển với lượng bón 0,5 – 1kg/ 100m2 hoà loãng té khắp ao. + Chế độ kích thích nước: Giai đoạn này kích thích nước cho cá chỉ là thứ yếu vì cá cần yên tỉnh mới thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng. Giai đoạn này chủ yếu là bổ sung thêm lượng nước bốc hơi và thẩm thấu. Ngoài ra mỗi tháng nên kích thích nước cho cá 1 lần. + Chế độ kiểm tra cá: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần, các tháng đầu kiểm tra nhẹ, tháng cuối giai đoạn nên kiểm tra kỹ cả đàn để có kế hoạch tiếp theo. Các chỉ tiêu kiểm tra: Kiểm tra độ béo, kiểm tra bệnh tật của cá. 23
- + Kết quả cần đạt được trong giai đoạn này cá có độ béo 4 – 5 khoẻ mạnh không bị bệnh. * Giai đoạn III: Giai đoạn chuyển hoá (nuôi vỗ thành thục). + Về thời gian: Giai đoạn này từ cuối tháng 12 hoặc tháng 1 cho đến khi cá đẻ tháng 4. + Chế độ dinh dưỡng: Giai đoạn này dinh dưỡng của cá chỉ là thứ yếu. Những yếu tố sinh thái thuận lợi cho sự phát dục của cá có vị trí chủ đạo. Giai đoạn này cắt hoàn toàn thức ăn tinh, lượng phân bón giảm 1/3 – 1/ 2 so với giai đoạn nuôi vỗ tích luỹ. + Chế độ kích thích nước: Đây là phương pháp kích thích điều kiện môi trường sinh thái cho cá chuyển hoá nhanh tuyến sinh dục vừa đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả cao. Chế độ kích thích như sau: - Tháng đầu giai đoạn tuần 1 lần. - Tháng thứ 2: Tuần 2 lần. - Tháng thứ 3: Tuần 3 lần. - Tháng cuối (hoặc 15 ngày cuối) ngày kích thích 1 lần. - Thời điểm kích thích từ 16 giờ – 18 giờ ( có thể sớm hoặc muộn hơn). - Cường độ kích thích: Trong vòng 1 – 2 giờ phải tăng thêm 10 – 15 cm nước trong ao. + Chế độ kiểm tra cá. - 2 tháng đầu giai đoạn mỗi tháng kiểm tra 1 lần. - Những tháng cuối của 10 – 15 ngày kiểm tra 1 lần. Mục đích kiểm tra: Đánh giá sự phát triển và hoàn thiện tuyến sinh dục của cá, kiểm tra bệnh cá đùa luyện để cá quen với công tác đánh bắt để khi kéo cá tuyển chọn cho đẻ cá ít nhảy. + Kết quả cuối giai đoạn: 70% cá tham gia sinh sản. 4. Chăm sóc và quản lý. Để chăm sóc và quản lý tốt cá bố mẹ và ao nuôi cần phải thực hiện các công việc sau: - Lập kế hoạch và xây dựng quy trình nuôi cá bố mẹ cụ thể cho từng ao từng giai đoạn. Mỗi ao phải có sổ sách theo dõi chi tiết. - Quản lý và ghi chép cụ thể quá trình thực hiện quy trình nuôi cá từng ao. + Hàng ngày phải kiểm tra các mặt sau: - Kiểm tra trạng thái cá, vào buổi sáng, chiều tối. - Kiểm tra màu nước, độ trong và lượng nước ao. - Kiểm tra cống cấp, thoát và bờ ao. 24
- - Kiểm tra một số T/C thuỷ hoá như: PH, O2 - Kiểm tra chế độ ăn, kích thích nước Đặc biệt là những lần kiểm tra định kỳ phải nắm vững độ béo, trạng thái bệnh tật sự phát dục của cá để có những quyết định cần thiết nhằm điều chỉnh quy trình nuôi cho phù hợp. Khi cá đẻ là kết thúc thời kỳ nuôi vỗ lần 1. Nuôi vỗ cá mè trắng lần 2, 3 Việc nuôi vỗ lần sau cũng tương tự lần 1 song có những điểm cần lưu ý như sau: + Thời gian nuôi vỗ: Chỉ kéo dài 25 – 40 ngày. - Giai đoạn thoái hoá 5 ngày. - Giai đoạn tích luỹ 10 – 15 ngày. - Giai đoạn chuyển hoá 10 – 20 ngày. + Nên lựa chọn cá đẻ dóc để nuôi vỗ. + Lượng ăn và phân bón nên tăng cao hơn lần 1 từ 20 – 50%. III. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ MÈ HOA (A.MOBILIS). 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ. Lựa chọn ao có diện tích rộng để nuôi vỗ các bước kỹ thuật chuẩn bị tương tự cá mè trắng. 2. Thả cá vào ao. a. Tuyển chọn cá bố mẹ nuôi vỗ một số yêu cầu sau: + Lựa chọn cá 2 đàn khác nhau tránh cận huyết. + Tỷ lệ ♂: ♀ = 1: 1 + Đồng đều khối lượng (độ lệch < 1 kg). + Cá không dị tật, mắc bệnh cân đới và khoẻ mạnh, đốm đen rõ ràng. + Tuổi cá: 3 – 7 tuổi. + Khối lượng 2,5kg. b. Mật độ thả. + Nên thả mật độ thưa: 6 – 8kg/ 100m2. c. Thả ghép. + Không nên ghép cá mè trắng vào ao nuôi cá mè hoa. Nên ghép các đối tượng sau: Trắm cỏ, trôi ân rô hu với mỗi loại 10 – 20%. 3. Chế độ nuôi vỗ. a. Nuôi vỗ giai đoạn 1 (thoái hoá) như: cá mè trắng. 25
- b. Nuôi vỗ giai đoạn 2: Tương tự cá mè trắng riêng thức ăn phân bón cao hơn mè trắng từ 10 – 20%. c. Nuôi vỗ giai đoạn 3: (chuyển hoá ) như cá mè trắng song mùa vụ sinh sản sớm hơn 15 – 30 ngày so với cá mè nên chế độ kích thích nước mạnh cho cá sớm hơn (cùng lúc với trắm cỏ). 4. Chế độ chăm sóc như: cá mè trắng. * Nuôi vỗ lần 2, 3 tương tự cá mè trắng. Thời gin cũng 25 – 40 ngày. IV. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ TRÔI. Nhóm cá trôi có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau nên kỹ thuật nuôi vỗ là tương tự. Kỹ thuật nuôi vỗ trình bày ở đây đều có khả năng áp dụng cho các đối tượng sau: Trôi trắng Việt Nam (Cirrhinusmotilis), cá Mrigan (C.Mriganla) hoặc trôi ấn (lebeo. Rohita). 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ. Ao nuôi vỗ cá trôi có thể lựa chọn ao có diện tích nhỏ hơn đều tốt (400m2- 1200m2) riêng cá Mrigan nên chọn ao lớn hơn (600 – 1200m2) với cá trôi trắng ưu tiên ao có nền đáy đất pha cát (nếu cơ sở có). + Công tác chuẩn bị ao: Tương tự cá mè trắng. 2. Thả cá vào ao nuôi vỗ. a. Chọn cá bố mẹ. + Lựa chọn 2 đàn khác nhau tránh cận huyết. + Tỷ lệ ♂: ♀ = 1:1 riêng với cá Mrigan và trôi trắng nên chọn cao hơn ♂: ♀ = 1, 2. + Độ đồng đều khối lượng: độ lệch khối lượng 0,5kg. Riêng với cá tham gia sinh sản lần đầu chọn cá có độ lệch khối lượng không quá 0,2kg. + Chọn cá không mắc bệnh, dị tật, cân đối và khoẻ mạnh. + Tuổi cá chọn: 2 – 6 tuổi. + Khối lượng chọn: ấn độ 0,5kg. Trôi trắng 0,3kg. b. Mật độ thả. + Trôi trắng thả 6 – 8 kg/ 100m2 ao. + Trôi ấn: 8 – 12 kg/ 100m2 riêng cá rohu (trôi ấn) có thể thả lớn hơn 10 – 15kg. c. Thả ghép. Có thể ghép thêm cá mè trắng hoặc mè hoa vào ao cá trôi 10 – 20% riêng ao Mrigan nên ghép ít hơn. 26
- 3. Chế độ nuôi vỗ. a. Nuôi vỗ giai đoạn 1: (giai đoạn thoái hoá). - Tương tự cá mè trắng. b. Nuôi vỗ giai đoạn 2: (giai đoạn tích luỹ). + Chế độ dinh dưỡng. Thức ăn tinh 2 – 5% khối lượng thân ngày đêm, cách cho ăn: thức ăn dạng viên - ăn vào đêm. - Bón phân: 10 – 15kg/ chuồng/ 100m2 một lần cho 1 chu kỳ 5 – 7 ngày. Không nên sử dụng phân xanh và phân vi sinh, vì hiệu quả không cao. Phân được đổ ở vài điểm trên ao (cách bờ 1m). * Ngoài chế độ dinh dưỡng trên cá trôi hoàn toàn có thể nuôi bằng thức ăn công nghiệp cá vẫn phát dục tốt nhất là cá ấn độ và cá Mrigan với lượng thức ăn công nghiệp 5 – 10% khối lượng thân ngày. + Chế độ kích thích nước như đối với cá mè (tháng 1 lần). + Kiểm tra như: cá mè tháng 1 lần. + Thời gian giai đoạn này (như cá mè) từ tháng 9 – 12. c. Giai đoạn 3: ( giai đoạn chuyển hoá). + Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 3– 4 với Mrigan, tháng 1 đến tháng 4-5 với cá trôi ấn độ, tháng 1 đến tháng 5 – 6 cá trôi trắng. + Chế độ dinh dưỡng ( như cá mè) cắt hoàn toàn thức ăn tinh lượng phân giảm 1/2 hoặc 1/ 3 với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp giảm 2/3 lượng thức ăn. + Chế độ kích thích nước (như cá mè). + Chế độ kiểm tra (như cá mè). 4. Chăm sóc quản lý (như cá mè). * Nuôi vỗ lần 2, 3 trong năm (như cá mè). V. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ TRẮM CỎ. 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ. Việc chuẩn bị ao nuôi vỗ cá trắm cỏ tương tự như chuẩn bị ao cá mè chỉ khác 1 điểm là không sử dụng phân bón lót. Vì không cần phải phát triển phù du sinh vật, cá trắm ăn thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp và thực vật bậc cao yêu cầu môi trường trong sạch. 2. Thả cá vào ao nuôi vỗ. a. Lựa chọn cá nuôi vỗ: Các yêu cầu lựa chọn. + Lựa chọn cá đực cá cái khác đàn. + Tỷ lệ đực cái 1: 1 27
- + Độ đồng đều: Độ lệch 1kg. + Cá không bệnh, không dị tật cân đối đầu nhỏ to mình, cá đực đầu nhỏ dài con khoẻ mạnh. + Tuổi cá: 2 – 7 tuổi. + Khối lượng > 2,5kg/ con. b. Mật độ thả. Mật độ thả cá trắm cỏ phụ thuộc rất nhiều vào chất nước. Nếu độ trong 2 của nước cao, hàm lượng O2 lớn nước sạch sẽ có thể thả ở mật độ 25kg/100m . Thông thường thả ở mật độ: 10 – 15 kg/ 100m2. c. Thả ghép: Ao cá trắm thả ghép được rất nhiều đối tượng nhưng thường ghép các đối tượng sau: Mè trắng 20%, mè hoa 3%. Nếu ít mè trắng có thể ghép thêm mè hoa (5 – 10%) ghép thêm Mrigan hoặc ấn độ 10%. 3. Chế độ nuôi vỗ: (Từ tháng 9 đến khi cá đẻ năm sau). a. Nuôi vỗ giai đoạn 1 ( thoái hoá). + Tương tự cá mè trắng chỉ riêng lượng thức ăn được duy trì 10% lượng thức ăn xanh cỏ hoặc rong (10% khối lượng thân). b. Nuôi vỗ giai đoạn 2 (nuôi vỗ tích luỹ). + Chế độ dinh dưỡng. + Chế độ thức ăn tinh: Thức ăn tinh của cá trắm cỏ là các loại ngũ cốc hoặc thức ăn công nghiệp, thức ăn phối chế. Lượng ăn: 1 – 3% khối lượng thân ngày 80 – 90 ngày đầu giai đoạn nuôi vỗ cho ăn với thành phần như sau: 50 – 60% khoai lang nấu kết hợp với đậu tương 20% ( 20 – 30%) cám, gạo. Nếu không có đậu tương thay bằng bả đậu hoặc khô dầu. Có thể sử dụng khoai: 60%, cám 30%, bột cá nhạt 10% hoặc sử dụng gạo (nấu cơm) 60% + cám 30%, bột cá 10% hoặc sử dụng bột công nghiệp 15 – 20 ngày cuối của giai đoạn: cho ăn thóc ủ mầm (mầm thóc dài 1-1,5cm). Cách cho cá ăn thức ăn tinh: thức ăn ở dạng viên hoặc kết nắm cho vào phên hoặc bạt nhẵn đặt cách đáy 20 – 30cm với diện tích (1 – 1,5m2/ 100m2 ao). Thời điểm cho cá ăn: Từ 9h trở đi. - Chế độ thức ăn xanh: Thức ăn xanh của cá trắm cỏ chủ yếu là các dạng cỏ hoặc phụ phẩm nông nghiệp. Nên lựa chọn các dạng cỏ cá thích ăn hoặc lá ngô, lá bắp cải các loại rong như dong lá, dong đuôi chồn Lượng ăn từ 20 – 35% khối lượng thân ngày (với dong số lượng nhiều hơn). 28
- Cách cho ăn: Thức ăn xanh nên cho ăn vào buổi chiều và qua đêm. Thức ăn phải được cho ăn trong khung cỏ làm bằng luồng (100m2 ao cần 5-10m2 khung cỏ). * Trước khi cho cá ăn thức ăn tinh và thức ăn xanh phải kiểm tra lượng thức ăn củ nếu thừa phải dọn sạch mới cho ăn thức ăn mới. Nếu cá ăn ít phải xem xét lại (có thể do thời tiết hoặc cá đã béo) căn cứ vào đặc điểm cụ thể để điều chỉnh lượng thức ăn. Ngoài phương pháp cho ăn trên còn một số cách khác như sau: - Sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh để nuôi vỗ. Cách này có ưu điểm cá dễ đẻ nhưng năng suất rất thấp. Nếu sẵn thức ăn xanh chỉ cần kết hợp thêm 0,5 - 1% thức ăn tinh thì vẫn rất tốt. - Có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn tinh hoặc thức ăn công nghiệp để nuôi vỗ năng suất trứng rất cao nhưng cá chậm đẻ và khó đẻ. Với cách này lượng thức ăn tinh 3 – 5% khối lượng thân ngày. + Chế độ kích thích nước. - Bổ sung lượng nước bốc hơi và thẩm thấu hoặc thay nước khi cần thết. Mỗi tháng kích thích nước mới cho cá 1 – 2 lần mỗi lần thay thế 15 – 20 cm. + Chế độ kiểm tra: Mỗi tháng kiểm tra 1 lần về độ béo, bệnh tật. Chỉ nên kiểm tra đại diện. Cuối kỳ nên kiểm tra kỹ ở các ao nuôi vỗ. Để có quyết định kéo dài thêm thời gian hay rút ngắn. c. Nuôi vỗ giai đoạn 3 (chuyển hoá). Giai đoạn 3: Bắt đầu từ lúc kết thúc giai đoạn 2 ( tháng 12 hoặc tháng 1) kết thúc lúc cá đẻ (tháng 3 năm sau). + Chế độ dinh dưỡng: - Cắt hoàn toàn thức ăn tinh. - Lượng thức ăn xanh duy trì 20 – 25% khối lượng thân ngày. + Chế độ kích thích nước: Cá trắm đẻ sớm nên lượng nước kích thích sớm hơn và cường độ nhiều hơn. - Tháng đầu: Tuần 2 lần mỗi lần 2h vào buổi chiều ( 4h – 6h). - Tháng tiếp theo 2 ngày lần. - Những ngày cuối (15 – 20 ngày) ngày một lần. Nhìn chung cá trắm kích thích nước càng nhiều và sớm cá đẻ càng tốt. + Chế độ kiểm tra: Tháng đầu 1 lần, tháng thứ 2 một lần (kiểm tra tương đối nhiều cá) sau đó 10 – 15 ngày kiểm tra một lần để đánh giá chất lượng thành thục, ngày cho đẻ và luyện để cá ít nhảy khi tuyển chọn cho đẻ. - Các chỉ tiêu kiểm tra: Kiểm tra bệnh, kiểm tra độ béo. Nếu cá quá gầy thì tăng lượng thức ăn xanh (không cho ăn thức ăn tinh). Nếu cá béo giảm thức ăn xanh, giảm lượng nước ao, kích thích nước mạnh hơn. 29
- - Kiểm tra độ hoàn thiện tuyến sinh dục bằng ngoại hình hoặc có thể dùng que thăm trứng để kiểm tra trứng cá. 4. Chế độ chăm sóc (như cá mè trắng). VI. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ CHÉP. 1. Chuẩn bị ao nuôi cá. + Chọn ao: Với cá chép nên chọn ao có mức nước 1m – 1,2m (những ao này thích hợp cho giun và động vật đáy ) và giàu dinh dưỡng. + Kỹ thuật chuẩn bị ao: Cũgn tương tự như ao cá mè trắng nhưng lượng phân bón lót nhiều hơn 60 – 80kg/ 100m2 và nên bón phân nhiều hơn ở vùng ven bờ. 2. Thả cá vào ao nuôi vỗ. a. Lựa chọn cá bố mẹ. + Lựa chọn cá ♂ và cái khác dòng (đàn). + Tỷ lệ ♂ : ♀ = 1,2 – 1,5. + Đực và cái thả riêng ao, nếu thả chung gần đến mùa sinh sản phải tách riêng. + Độ đồng đều (lệch nhau) 0,5kg – 0,3kg. + Cá không bị bệnh, dị tật, khoẻ mạnh ngoại hình cân đối, đầu nhỏ mình cao. + Tuổi cá (2 – 6 tuổi). + Khối lượng 0,5kg. b. Mật độ thả. Với cá chép không nên thả mật độ cao vì thức ăn quan trọng của cá là giun đáy và một số động vật đáy khác. Nếu thả mật độ dày tăng cường cho cá ăn độ béo và khả năng thành thục vẫn rất kém. Mật độ thả chỉ nên thả: 5 – 8 kg/100m2. Nếu có diện tích nên thả thưa hơn càng tốt. c. Thả ghép. Nên thả ghép một số đối tượng khác như cá mè trắng và mè hoa 20% mè trắng 3% mè hoa. Không nên ghép các đối tượng cạnh tranh thức ăn mạnh như cá trôi, rô phi. 3. Chế độ nuôi vỗ. Sự phát triển tuyến sinh dục theo giai đoạn không rõ ràng nuôi vỗ theo giai đoạn vẫn rất tốt và cần thiết. a. Giai đoạn thoái hoá. 30
- Với cá chép giai đoạn này cũng kéo dài 10 – 15 ngày (thường chỉ 10 ngày). + Vụ sản xuất đông xuân thời gian bắt đầu là tháng 9. + Vụ hè thu: Thời gian bắt đầu tháng 4 hoặc tháng 5 (sau khi kết thúc vụ sản xuất vụ đông xuân). + Chế độ dinh dưỡng: Không cho ăn, không bón phân. + Kích thích nước: Hạ thấp mực nước ao xuống 0,5m sau 7 – 8 ngày kiểm tra lại cá dâng nước lên 1m bắt đầu nuôi vỗ giai đoạn 2. b. Giai đoạn tích luỹ. Giai đoạn nuôi vỗ tích luỹ của cá chép kéo dài từ 60 – 90 ngày. Tuỳ độ béo và sự chuyển biến tuyến sinh dục của cá để điều chỉnh thời gian của giai đoạn. Nếu cá đã phát triển tuyến sinh dục lớn mà vẫn quá béo thì cần phải chuyển giai đoạn. + Chế độ dinh dưỡng. - Thức ăn tinh của cá: Các dạng cám, bả kết hợp với thức ăn công nghiệp giàu đạm: 20 – 30% đạm lượng ăn 3 – 5% khối lượng thân ngày thức ăn phải ở dạng viên hoặc được kết năm và cho các ăn trên phên để dễ kiểm tra khả năng ăn của cá. - Phân bón: Sử dụng phân chuồng là chủ yếu với lượng bón 10 – 20kg/100m2 ao 1 lần bón với chu kỳ là 5 – 7 ngày. - Cách bón: Nên đổ ở nhiều điểm hoặc vải khắp ao không nên đổ 1 hoặc ít chỗ. Đổ phân cách mép nước ao 1 m. + Chế độ kích thích nước. - Bổ sung nước thẩm thấu và bốc hơi hoặc thau nước ao khi cần thiết. - Hàng tháng nên kích thích nước mới cho cá 1 lần để tăng cường khả năng dinh dưỡng cho cá lượng kích thích: 10 – 20cm kéo dài 2h. + Kiểm tra: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần để đánh giá độ béo, sự phát triển tuyến sinh dục, bệnh tật và tạo phản xạ quen chịu tác động sau này dễ kéo tuyển chọn sẽ dễ hơn. - Trên cơ sở kiểm tra điều chỉnh lượng thức ăn phân bón, thời gian nuôi vỗ tiếp. c. Giai đoạn chuyển hoá. Việc chuyển giai đoạn nuôi vỗ từ 2 sang 3 của cá chép dựa trên cơ sở kiểm tra cá một cách cụ thể không nên ổn định thời gian bắt buộc. Giai đoạn này chủ yếu là điều chỉnh độ béo thích hợp để cá dễ đẻ và đẻ đúng thời vụ. + Chế độ dinh dưỡng: Tuỳ độ béo và trạng thái sinh dục để cắt giảm lượng thức ăn phân bón. - Thức ăn tinh: Cắt hoàn toàn hoặc duy trì 1% khối lượng thân/ ngày đêm. 31
- - Phân bón: Giảm 1/ 2 hoặc 1/ 3. + Chế độ kích thích nước: Không cần kích thích nước mới cá vẫn hoàn thiện tuyến sinh dục tốt. Nhưng việc kích thích vẫn rất tốt cho sự hoàn thiện sinh dục của cá. - Mỗi tháng kích thích cho cá 2 lần thời gian 1 tiếng vào buổi chiều, nhưng phải lưu ý những ao nuôi lẫn ♂, ♀ thì không nên kích thích nước mới. - Trước khi cho cá đẻ nên hạ thấp mực nước ao nuôi vỗ (0,7m) 5 – 10 ngày và không được đưa nước mới vào. Biện pháp này giúp cá đẻ tốt hơn khi cho cá đẻ ở điều kiện mới. + Chế độ kiểm tra cá: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần cuối giai đoạn 10 – 15 ngày kiểm tra 1 lần để nắm tình hình tuyến sinh dục, độ béo của cá để điều chính dinh dưỡng và các yếu tố môi trường cần thiết, đồng thời quyết định ngày cho cá đẻ. 4. Chế độ chăm sóc quản lý. ( Như cá mè trắng). Để chăm sóc quản lý tốt cần thực hiện công việc sau đây: + Lập kế hoạch và xây dựng quy trình nuôi cụ thể cho từng ao. + Quản lý ghi chép cụ thể quá trình thực hiện và điều chỉnh quy trình nuôi. + Chăm sóc ao. - Kiểm tra theo dõi bờ, cống ao. - Kiểm tra mức nước, màu nước và các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá cần thiết của ao. + Chăm sóc cá. - Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng ( 4 định lượng, định chất lượng, định thời gian, định vị trí cho ăn). - Thực hiện tốt kiểm tra định kỳ và hàng ngày với trạng thái của cá. - Kiểm tra thực hiện chế độ nước. * Tóm lại giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình nuôi vỗ đã đề ra và có sự điều chỉnh kịp thời hợp lý. VII. KỸ THUẬT NUÔI VỖ VÀ CHO CÁ RÔ PHI ĐẺ. 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ và cho đẻ. + Ao nuôi vỗ và cho cá đẻ có diện tích tốt nhất là 500 – 1200m2 với ao nhỏ hoặc lớn hơn đều có thể sử dụng được. - Chọn ao có nền đáy là cát pha để cá dễ đào hố làm tổ đẻ. + Công tác chuẩn bị: Các bước tiến hành cải tạo ao tương tự như chuẩn bị ao nuôi cá mè trắng bố mẹ. 32
- Sau khi cải tạo lọc nước bón thêm phân vô cơ hoặc NPK hoặc vi sinh để 5-7 ngày gây màu nước thì tiến hành thả cá bố mẹ. 2. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ và chăm sóc quản lý. a. Tuyển chọn cá bố mẹ. Sau khi nuôi qua đông (đầu hoặc cuối tháng 3 dương lịch) tiến hành tuyển cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ngay lựa chọn cá có tiêu chuẩn sau: + Cá khoẻ mạnh không bị xây sát, dị tật. + Khối lượng 300 – 500g/ con. Đối với cá rô phi loại O.mossambicus chọn khối lượng 50g là được. + Tỷ lệ ♂ : ♀ = 1: 1 hoặc 1 : 2. + Mật độ thả: 1 – 2 con/ m2 ao. b. Chế độ chăm sóc. Thời gian nuôi vỗ kéo dài từ 15 – 25 ngày trong thời gian này thực hiện các chế độ chăm sóc như sau: + Chế độ dinh dưỡng: 1 – 3% khối lượng thân /ngày. - Thành phần thức ăn phải có 20 – 30% protein (sử dụng bột cá nhạt) phần còn lại là cám bả hoặc có thể sử dụng bột công nghiệp phối chế 20% đạm hoặc sử dụng công thức sau: 20% bột cá nhạt + 70 – 75% cám gạo + 5 – 10% tấm gạo hoặc giạo (nấu chín) sau đó viên nắm cho cá ăn, có thể thay tấm gạo bằng loại khác như: khoai, ngô đều được. - Hàng ngày cho cá ăn 1 – 2 lần. + Theo dõi cá đẻ. - ở nhiệt độ 22 – 320C sau 10 – 15 ngày kể từ khi thả cá vào ao là cá sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ tiến hành tách con ra khỏi mẹ. + Sau 10 ngày tiến hành kiểm tra trứng cá ở miệng cá cái. 3. Phương pháp tách cá con và cá mẹ. Việc tách cá bột ra khỏi cá mẹ để ương lên cá hương và cá giống được tiến hành sau khi cá đẻ 15 – 20 ngày. Thường sử dụng 2 cách như sau: + Tách bố mẹ ra khỏi ao để lại cá con, dùng lưới mắt thưa : 2a = 10cm kéo cá bố mẹ bắt ra khỏi ao cá đẻ chuyển sang ao khác để nuôi vỗ và cho đẻ lứa tiếp theo, cá bột còn lại ương trong ao vừa đẻ. + Cách thứ 2: Dùng vợt cá bột ra khỏi ao để lại cá bố mẹ trong ao cho đẻ tiếp. + Việc cho cá đẻ tự nhiên trong ao có một số hạn chế sau: - Việc bắt cá bố mẹ ra khỏi ao để lại cá bột sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cá con. 33
- - Việc vớt bột ra khỏi ao sẽ không triệt để. - Việc định lượng cá bột trong ao cũng rất khó. 4. Giữ cá rô phi qua đông. Cá rô phi có xuất sứ nhiệt đới nóng nên rất kém chịu lạnh. Nhất là một số số giống mới được nhập vào nước ta thường ở dưới 120C kéo dài cá sẽ chết, ở các tỉnh phía bắc nuôi duy trì sản xuất vụ sau nhất thiết phải giữ được giống qua đông. a. Ao lưu giữ cá qua đông. Ao phải có một số tiêu chuẩn sau: + Phải khuất gió đặc biệt là gió đông bắc. + Phải có độ sáng chiếu trong ngày lớn. + Diện tích ao: 200 – 600m2. + Độ sâu ao: 1,5m. + Nguồn nước dẫn vào phải sạch không dùng nước khe suối lạnh để đưa vào. Với nước ấm của nhà máy công nghiệp thải phải đảm bảo an toàn không độc hại ô nhiễm. b. Chuẩn bị ao trước khi đưa cá vào nuôi giữ các bước tiến hành xử lý ao như sau: + Tát thật cạn nước. + Vét sạch bùn (càng sạch càng tốt). + Bón vôi: 8 – 10kg/ 100m2 ao. + Trang phẳng đáy và phơi ao 3 - 5 nắng. + Lọc nước sạch vào ao. + Đáy ao thả các rọ ống ( ống tre, nứa) đường kính ống 10 – 20cm. + Làm giàn che chắn xung quanh, giàn phải vươn ra ngoài ao 1,5m. c. Lựa chọn cá nuôi lưu giữ qua đông. Cá phải có các yêu cầu sau: + Không xây sát, dị hình và phải khoẻ mạnh. + Chọn cá có độ đồng đều cao. + Trước khi thả cá phải vô trùng cho cá bằng nước muối 20 – 30% trong 15 – 20 phút. + Chọn tỷ lệ đực cái thích hợp ♂ : ♀ = 1,5. + Mật độ thả: 15 – 15 con/ 1m2. d. Chăm sóc quản lý. 34
- + Chế độ dinh dưỡng. - Thời tiết lạnh dưới 150C cá gần như ngừng ăn. - Cần tranh thủ thời tiết giữa 2 kỳ gió mùa đông bắc nhiệt độ lên cao cho cá ăn với lượng ăn: 0,5% khối lượng thân/ ngày. Thành phần thức ăn: 60% cám kết hợp 5% tấm, 35% bột cá hoặc thay bằng bột đỗ tương. - Không được kéo cá dễ làm cá xây sát dẫn đến nhiễm bệnh hoặc kém chịu rét dẫn đến chết. - Thường xuyên theo dõi ao để điều chỉnh mức nước hợp lý (mức nước cao trước khi gió mùa về). + Theo dõi trạng thái hoạt động của cá để phát hiện và điều trị bệnh cho cá. + Không sử dụng phân hữu cơ, chất thải bẩn cho cá ăn ở thời điểm này. 35
- CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHO CÁ ĐẺ I. MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH SẢN NHÂN TẠO, MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT CHỦ YẾU. 1. Nguyên lý chung của việc sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi. a. Dựa vào quy luật sinh sản của động vật có xương sống nói chung và lớp cá xương nói riêng. Các loài cá nuôi là động vật có xương sống nên quá trình sinh sản của chúng đều chịu sự chi phối bởi các quy luật sinh sản của động vật có xương sống. Ví dụ quy luật cấu tạo sinh dục quy luật phát dục hay quy luật về mối quan hệ giữa phát triển, sinh trưởng và sinh sản. Mặt khác cá là loài sống chủ yếu dưới nước ngoài sự chi phối của các quy luật chung quá trình sinh sản của chúng còn chịu sự chi phối bởi các quy luật của lớp cá hoặc hẹp hơn là của nhóm cá những đặc điểm tương đồng. Ví dụ: Quá trình sinh sản của chúng hầu như điều kiện diễn ra trong môi trường nước (thụ tinh, phát triển phôi ). b. Dựa vào quy luật và đặc điểm sinh sản cụ thể của từng loài. Ngoài sự chi phối bởi các quy luật chung quá trình sinh sản của mỗi loài cá nuôi còn có những đặc điểm riêng, quy luật riêng mang tính đặc trưng cho từng loài. Ví dụ: Mùa vụ sinh sản, thời gian phát dục, cấu tạo tế bào trứng, đặc điểm di cư sinh sản, nhiệt độ sinh sản Quá trình sinh sản nhân tạo của bất cứ loài cá nào muốn thành công đều phải dựa vào sự hiểu biết vững chắc những đặc điểm sinh sản cụ thể của chúng. Có thể nói đây là nguyên lý quan trọng nhất trong quá trình sinh sản cá nuôi hoặc phát triển đối tượng nuôi mới. c. Thay thế điều kiện sinh thái bằng biện pháp sinh lý. Có thể tóm tắt quá trình đẻ trứng của cá trong tự nhiên như sau: Các yếu tố sinh thái tác động lên cơ thể cá thông qua cơ quan nhân cảm, cơ thể cá tiếp nhận và phản ứng lại bằng sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Đó là tạo ra hàng loạt hóc môn sinh dục điều khiển quá trình đẻ trứng của cá. Như vậy mỗi quá trình sinh học nói chung và quá trình đẻ trứng của cá nói riêng đều phải có những điều kiện sinh thái cụ thể. Nếu điều kiện sinh thái đó không được xác lập thì quá trình sinh học tương ứng của cơ thể không diễn ra. Hoặc điều kiện sinh thái xác lập ở giá trị khác thì quá trình sinh học của cơ thể cũng diễn biến khác. Ví dụ: Cá trắm cỏ, cá mè chỉ đẻ trứng được trên những dòng sông lớn như: sông Hồng, ở các dòng sông nhỏ khác như: sông Mã, sông Lam hoặc các ao hồ cá đều có khả năng phát dục nhưng không bao giờ đẻ tự nhiên. Đó là vì các yếu tố sinh thái cần thiết cho quá trình đẻ trứng không được xác lập nên cơ thể cá không thể có phản ứng tương ứng đáp lại là quá trình đẻ trứng. ( Thời gian di cư chưa đủ, bãi đẻ có lưu tốc không phù hợp, thành phần hoá học của nước không đảm bảo ). 36
- Trong sinh sản nhân tạo con người không có khả năng đáp ứng đầy đủ được các yếu tố sinh thái cần thiết cho quá trình đẻ trứng của cá. Vì vậy việc sử dụng các biện pháp sinh lý thay thế điều kiện sinh thái là cần thiết và tất yếu. 2. Vai trò của yếu tố sinh thái đối với quá trình sinh sản nhân tạo ở cá. Quá trình sinh sản của cá bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như: thoái hoá, tích luỹ dinh dưỡng, phát dục, đẻ trứng và phát triển phôi, ở mỗi giai đoạn phát triển là sự tác động tổng hoà của các yếu tố sinh thái như: nhiệt độ, dinh dưỡng, dòng chảy, ánh sáng, thành phần hoá học của nước Giá trị thích hợp của các yếu tố sinh thái ở mỗi giai đoạn là rất khác nhau. Nếu giá trị đó không được xác lập thì giai đoạn đó không thực hiện được hoặc rất khó khăn. Trong sinh sản nhân tạo việc thay thế các yếu tố sinh thái bằng các biện pháp sinh lý là cần thiết. Nhưng sự thay thế đó chỉ đạt hiệu quả tốt phải trên cơ sở nhiều yếu tố sinh thái thích hợp hay nói cách khác những tác động của con người đối với quá trình sinh sản của cá phải hợp với quy luật sinh thái sinh sản của cá. Nếu không kết quả sẽ rất hạn chế hoặc thất bại. Ví dụ ở nhiệt độ dưới 150C cá trắm cỏ thành thục tốt nếu cho đẻ, cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất kém, thời gian hiệu ứng lớn, tỷ lệ đẻ thấp, tỷ lệ thụ tinh đều cực thấp và sau đó là những giai đoạn tiếp theo như phát triển phôi, quá trình ương sau sẽ gặp điều kiện sinh thái không phù hợp (thời tiết) dẫn đến kết quả cuối cùng rất thấp. * Tóm lại: Quá trình sinh sản của cá gắn liền với những điều kiện sinh thái nhất định. Đó là kết quả của sự thích nghi tiến hoá lâu dài mang tính quy luật sự tác động của con người chỉ trong phạm vi nhất định và phải phù hợp với quy luật thì mới đạt kết quả. Đó chính là vai trò và ý nghĩ to lớn của các yếu tố sinh thái trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. II. SỬ DỤNG KHÍCH DỤC TỐ TRONG SINH SẢN NHÂN TẠO CÁC LOÀI CÁ NUÔI. 1. Não thuỳ thể ( Hypophyse) (tuyến yên). Là tuyến nội tiết rất quan trọng nằm ở bên dưới bán cầu đại não. Nó sản xuất và điều khiển hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Não thuỳ thể tiết ra nhiều loại hóc môn, trong đó quan trọng nhất là GSH (gonastostirnulin hoc mon): FSH (Fuliculo Stirnulin hoc mon) kích thích sự phát triển và thành thục của nõn bào, LH (lutrino hoc mon) kích thích trứng chín và rụng. - Oxytoxin: ở thuỳ sau kích thích cơ trơn hoạt động. * Tác dụng của não thuỳ thể: - Kích thích sự hoàn thiện tuyến sinh dục sự dụng trứng và đẻ trứng của cá. - Não thuỳ thể của cá trong cùng 1 bộ có tác dụng tốt ở ngoài bộ phân loài thường kém hoặc không tác dụng. * Cách dùng: 37
- - Cách lấy não thùy thể: Lật bộ não của cá lên thấy hạt trắng đó là não thuỳ. 2. Kích dục tố: HCG: (ProlanA) chryongnic gonasdo hóc môn. Đây là hoc môn được điều chế từ huyết thanh ngựa hoặc nước tiểu, nhau thai phụ nữ. + Tác dụng: Kích thích sự dụng trứng và đẻ ở cá. 3. LRH (prolan B) Luteotropinreleosing hoc mon. LRH kết hợp với AlaAnalog thành kích dục tố tổng hợp. LRH – A (LuTeoTropinReleosing hóc môn Ala Analog). Thuốc do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Việt Nam chưa sản xuất được. * Tác dụng: Tác dụng hoàn thiện sinh dục ở cá và kích thích sự rụng trứng và đẻ trứng rất mạnh. 4. Tiêm kích dục tố. Phương pháp tiêm kích dục tố cho cá như sau: * Về nguyên tắc: Kích dục tố vào cơ thể cá theo hệ thống tuần hoàn mới đến các cơ quan có chức năng để phát huy tác dụng. Vì vậy có thể tiêm thuốc vào bất cứ vị trí nào của cơ thể đều được những độ nhanh chậm tác dụng là khác nhau. * Vị trí tiêm: Vị trí tiêm thuận lợi nhất là hốc vây ngực hoặc cuối vây lưng thường tiêm ở hốc vây ngực dễ hơn. Ở vị trí này cá không có vẩy da mềm. + Cách tiêm: - Bơm tiêm cùng chiều với thân cá và hợp với thân cá góc 450 – 600. - Mũi kim sâu 1cm. - Tiêm phải nhẹ nhàng, dứt khoát khi cá tương đối yên tỉnh. - Lượng kích dục tố tiêm cho 1 kg cá chỉ pha chế 1 CC dung dịch. 5. Hiệu ứng thuốc, động hớn và đẻ trứng. a. Hiệu ứng thuốc. Hiệu ứng thuốc được đo bằng thời gian vì vậy gọi là thời gian hiệu ứng thuốc của cá. Thời gian hiệu ứng được tính từ lúc tiêm thuốc lần cuối cho đến khi cá đẻ. Thời gian hiệu ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Phụ thuộc từng loài cá: Cùng loại thuốc cùng điều kiện sinh thái, cùng hàm lượng tiêm nhưng cá trắm cỏ hiệu ứng khác cá trôi hoặc cá mè. - Phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cao hiệu ứng ít hơn nhiệt độ thấp. 38
- - Phụ thuộc vào nồng độ thuốc, lượng thuốc cao cá sẽ có thời gian hiệu ứng ít hơn nồng độ thấp. - Phụ thuộc vào mức độ thành thục tuyến sinh dục của cá, cá có tuyến sinh dục thành thục tốt có thời gian hiệu ứng ngắn hơn cá thành thục kém. b. Động hớn. Động hớn là hiện tượng cá vờn đuổi nhau để đi đến sự đẻ trứng. - Thời gian động hớn là thời gian được tính từ lúc cá bắt đầu đuổi nhau cho đến khi cá đẻ. Thời gian động hớn cũng phụ thuộc vào nhiệt độ lượng thuốc tiêm, mức độ thành thục sinh dục của cá và phụ thuộc vào loài. Ngoài ra thời gian động hớn còn phụ thuộc sự cân đối vào việc bố trí liều lượng thuốc cho cá đực và cá cái. Vì vậy thời gian động hớn còn gọi là độ “lệch pha” giữa con đực và con cái về tính dục (gọi là lệch pha động dục). Nếu thời gian động dục ngắn (lệch pha ít) thì càng tốt kết quả sinh sản sẽ rất cao. Độ lệch pha lớn kết quả đẻ trứng sẽ rất thấp cả về hệ số sinh sản lẫn tỷ lệ thụ tinh. c. Đẻ trứng. Hiện tượng cá đực ép cá cái trứng và tinh dịch đồng thời được phóng từ cơ thể ra ngoài môi trường gọi là sự đẻ trứng của cá. + Thời gian cá bắt đầu đẻ lần thứ nhất và kết thúc lần đẻ cuối cùng gọi là thời gian đẻ trứng của cá. - Thời gian đẻ của quần đàn: Là thời gian cá thể thứ nhất bắt đầu đẻ đến lúc cá thể cuối cùng ngừng đẻ hoàn toàn. + Thời gian đẻ trứng phụ thuộc vào nhiệt độ liều lượng thuốc, độ thành thục và thuộc vào loài. + Thời gian đẻ trứng của quân đàn phản ảnh độ đồng đều tuyến sinh dục của quần đàn tham gia đẻ trứng. Nếu thời gian đẻ trứng ngắn độ đồng đều cao thời gian đẻ trứng lâu thì ngược lại. - Thời gian đẻ trứng của quần đàn còn phụ thuộc vào độ chính xác về lượng thuốc sử dụng cho các cá thể trong quần đàn hoặc cách điều chỉnh lượng thuốc thích hợp cho từng cá thể. III. KỸ THUẬT CHO CÁ ĐẺ. 1. Cho cá trắm đẻ. a. Điều kiện sinh thái cho cá trắm đẻ. Các yếu tố sinh thái thích hợp đẻ cá trắm để trứng bao gồm rất nhiều. Song một số yếu tố quan trọng cần đạt yêu cầu sau. * Yếu tố thuỷ lý. + Nhiệt độ 180C khoảng nhiệt độ thích hợp là 22 – 300C. Nếu nhiệt độ từ 15 – 180C cá vẫn có khả năng đẻ nhưng các chỉ tiêu sinh sản rất thấp. Tương tự như vậy ở nhiệt độ cao một số chỉ tiêu đạt cao như hệ số sinh sản, thời gian 39
- hiệu ưng nhưng tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ra bột rất thấp chất lượng bột kém dị hình nhiều. + Nhiệt độ 180C kéo dài cũng không nên cho cá đẻ. + Độ trong của nước: 0,5m không có các dạng huyền phù và nhũ tương. + Hàm lượng O2 3mg/l - Độ PH: 6,5 – 7,5. - Độ muối: < 0,5 ‰. - Không có chất độc và các dạng muối khác. - Không bị ô nhiễm. + Yếu tố thuỷ sinh. Quá trình đẻ trứng nhân tạo của cá trong bể nguồn nước phải sạch không có các sinh vật không cần thiết nhất là đối với sinh vật phù du. Các dạng giáp xác phù du như: moina, cyclop, daphnia có giáp chuỳ đầu phá hoại trứng rất mạnh. - Nguồn nước không bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. * Thời vụ cho cá đẻ: Tuỳ từng năm từ tháng 2 đến tháng 7 thường từ tháng 3 đến tháng 7. b. Chọn cá bố mẹ cho đẻ. Chọn cá cho đẻ phái chọn cá phát dục tốt tuyến sinh dục phải hoàn thiện và đạt đến thời điểm đẻ trứng. + Chọn cá cái. - Dựa vào chỉ tiêu ngoại hình vây ngực trơn cá có bụng thon bắp chuối, cơ bụng mông, mềm, phần bụng trên phẳng (từ vây bụng trở lên), hậu môn hồng lỗ hậu môn xung quanh hơi nhăn. - Về mặt tế bào học: Dùng que thăm trứng lấy trứng cá, thể hiện trên dung dịch canho ( Formon – Axitaxetic – cồn). Nếu độ lệch tâm 1/3 r là đạt hoặc xem bằng mắt thường. Trứng dời tròn nhẵn có màu phát vàng là tốt. + Chọn cá đực: Chọn cá có mặt dưới của vây ngực ráp nhiều, bụng có gờ nếu khẽ vuốt vào bụng tinh dịch ra thành sợi đặc khi gặp nước tan nhanh. + Tỷ lệ chọn: ♂: ♀ = 1: 1 + Độ lệch khối lượng 1,5kg. c. Kích dục tố. Kích dục tố sử dụng cho cá trắm gồm những loại sau: + Mão thuỳ thể: Chủ yếu sử dụng não thuỳ thể cá mè, trắm trôi hoặc chỉ một loại cá chép. 40
- - Sử dụng ở dạng đơn hoặc kết hợp với HCG hoặc kết hợp với LRH – A đều được. - Sử dụng đơn: Với não cá chép sử dụng từ 5 – 7 mg/ kg cá cái (5- 7 cái cá 0,5kg) với não cá mè, trôi: 15 – 20mg/ kg cá cái với cá đực. Chỉ sử dụng bằng 1/3 – 1/2 lượng của cá cái. Lượng thuốc tiêm cho cá cái có thể tiêm thành 2 lần hoặc 1 lần: thường đầu vụ cá chưa thật tốt nên tiêm 2 lần (tiêm 2 vòng). Cách tiêm 2 vòng: Lần 1: Tiêm 1 lượng thuốc lần thứ 2 tiêm 4 khoảng cách thời 5 gian giữa 2 lần tiêm 5 là 3 – 5h (tuỳ theo chất lượng thành thục của cá. Đối với cá đực chỉ tiêm 1 lần trùng với lần thứ 2 của cá cái. Cách tiêm 1 vòng: Lượng thuốc sử dụng tiêm 1 lần. Cá ♂ và ♀ tiêm cùng nhau. - Sử dụng não thuỳ thể kết hợp với HCG (cứ 100 UI HCG thay thế 1mg não thùy thể, nhưng không nên thay quá 50% và không sử dụng vòng 1. Nếu kết hợp với LRH – A thì 0,01mg LRH – A thay thế 1mg não thuỳ thể. + LRH – A: Sử dụng đơn hoặc sử dụng kết hợp với não thuỳ thể hoặc HCH. rất hiệu quả giá lại rễ nên ít khi sử dụng kết hợp. - Dùng đơn: Có thể tiêm 1 vòng hoặc 2 vòng. Phần lớn chỉ tiêm 1 vòng.Sử dụng LRH – A nhất thiết phải kết hợp với thuốc tân dược có gốc Đol đầy là gốc kích thích co bóp cơ trơn rất mạnh thường có trong thành phần thuốc kích thích co bóp dạ dày hoặc tử cung. Tỷ lệ kết hợp như sau: 0,2mg + ( 1 – 2 viên đônl) thuốc Đol dạng viên phải được nghiền nhỏ. Nếu sử dụng 2 vòng tiêm, vòng thứ nhất không sử dụng Đol và chỉ dùng 1/5 lượng thuốc của cá cái. Về liều lượng dùng: ♀ : 0,03 – 0,04mg/kg (với thuốc đảm bảo chất lượng) cá ♂ liều lượng = 1/ 5 cá cái. + Sử dụng HCG: Không sử dụng đơn với cá trắm cỏ vì không có hiệu quả chỉ dùng kết hợp. * Chú ý: Cần căn cứ vào nhiệt độ, thời gian của mùa vụ, độ thành thục để điều chỉnh liều lượng tiêm. 2. Cho cá mè trắng, mè hoa đẻ trứng. a. Điều kiện sinh thái. + Điều kiện sinh thái. - Với cá mè hoa điều kiện thuỷ lý tương tự trắm cỏ. - Với cá mè trắng nhiệt độ thích hợp: 250 – 329C khoảng nhiệt độ có thể cho đẻ 200C – 360C. Đối với các yếu tố khác tương tự cá trắm cỏ. 41
- + Điều kiện thuỷ hoá. - Hàm lượng O2 3mg/ lít. - Các yếu tố khác tương tự trắm cỏ. + Điều kiện thuỷ sinh: Tương tự trắm cỏ. + Thời vụ đẻ. - Với mùa hè: Cuối tháng 3 đến tháng 7. - Với mè trắng: Tháng 4 đến tháng 7. b. Chọn cá bố mẹ cho đẻ. + Chọn theo chỉ tiêu sau: - Với cá mè trắng chọn theo ngoại hình cá ♀ bụng lưỡi hái, mềm, dơ sườn hậu môn hồng mở. Về tế bào học: Tương tự cá trắm cỏ. Với cá ♂: vây ngực ráp bụng hơi phệ vuốt sẹ tinh dịch đặc và dễ tan trong nước. + Chọn cá mè hoa: - Con cái: Bụng dưới xuống mềm không có cảm giác căng, bụng trên hơi phẳng sườn hơi dơ: hậu môn hồng và mở. Về tế bào học tương tự trắm cỏ cá ♂ chọn cá vây ngực ráp, vuốt sẹ đặc và dễ tan. + Tỷ lệ chọn ♂ : ♀ = 1: 1. + Độ lệch khối lượng: 1,5 kg. c. Kích dục tố. + Não thuỳ thể: Sử dụng đơn. - Với cá mè trắng sử dụng đơn không có hiệu quả. - Với cá mè hoa: Sử dụng với liều lượng gấp 1,5 lần đến 2 lần cá trắm cỏ và sử dụng như cá trắm. Sử dụng kết hợp với HCG. - Với cá mè trắng và cả mè hoa chỉ sử dụng tiêm vòng 1 còn vòng 2 tiêm HCG hoặc phối chế vào HCG tiêm 1 vòng đều được. - Liều lượng dùng: Mè trắng: ♀: 1 – 2mg não thuỳ + 1000 – 1200 UI HCG cho 1kg cá cái. Mè trắng ♂ : 1/5 liều lượng cá ♀ chỉ tiêm 1 lần cùng với lần 2 cá cái. Nếu cá cái tiêm 1 vòng nên tiêm sau cá cái (sau khi tiêm song cá cái). + Mè hoa liều lượng gấp 1,5. 42
- + Sử dụng HCG: Sử dụng đơn với cá mè hoa + mè trắng đều rất tốt và chỉ tiêm 1 lần. Liều lượng sử dụng: Mè trắng (1kg) Mè hoa (1kg). Cá cái: 1200 – 1500 UI 2500 – 3000 UI Cá đực: 200 – 300 UI 800 – 1000 UI + Sử dụng LRH – A. Sử dụng đơn cho cả mè trắng, mè hoa đều tốt. Liều lượng sử dụng như sau: Mè trắng (1kg) Mè hoa (1kg) ♀: 0,04 mg 0,08 mg ♂: 0,01mg 0,03 mg. * Chú ý: Cần căn cứ vào nhiệt độ, thời gian mùa vụ (đầu hay cuối vụ) độ thành thục, chất lượng thuốc để điều chỉnh liều lượng tiêm. 3. Cho cá trôi đẻ trứng. a. Điều kiện sinh thái. Cơ bản giống cá trắm cỏ chỉ khác một số điểm sau: - Độ trong của nước không cần quá lớn. - Hàm lượng O2 3mg/l. - Nhiệt độ: Mrigan: 250 – 350. Rohu : 280 – 370. Trôi trắng: 250 – 320 lựa chọn khi mưa rào cho đẻ. b. Chọn cá bố mẹ Chọn cá cái. - Với Mrigan và Rohu: Cá có bụng trên phẳng, bụng dưới thon bắp chuối và mềm hậu môn hồng mở, có nhiều dường gân máu trên bụng ấn nhẹ trứng lồi ra ngoài hậu môn càng tốt. Về mặt tế bào trứng tương tự trắm cỏ riêng màu sắc trứng cần lưu ý nếu trứng màu trắng hồng hoặc chỉ cần hơi vàng mà to đều tơi vẫn có khả năng đẻ. Nếu trứng có màu vàng (như đồng) thì rất chắc chắn. - Với trôi trắng: Bụng cá to mềm, trứng có màu vàng như cá trắm là đạt. Chọn cá đực: Như trắm cỏ. c. Sử dụng KD tố (như trắm cỏ). 4. Cho cá chép đẻ trứng. 43
- a. Điều kiện sinh thái. + Các yếu tố thuỷ lý. - Nhiệt độ: Từ 180 – 300C ( thích hợp 22 – 28). - Nguồn nước mới sạch. - Lưu tốc: Nếu có dòng chảy nhẹ càng tốt (với lưu tốc 0,1m/s). + Yếu tố thuỷ hoá. - PH: 6,5 – 7,5. - O2: 2mg/ l. Độ muối: < 0,5 ‰ không có các chất độc ô nhiễm. + Phải có giá thể: Bằng các loại thực vật hoặc giá thể nhân tạo nhưng không được thối rữa. + Nơi đẻ: ao đã cải tạo, bể đẻ. b. Chọn cá bố mẹ cho đẻ. Chọn cá cái: Chọn cá bụng to, thon bắp chuối và mềm, bụng trên phẳng hơi dơ xườn, hậu môn hồng, màu sắc trứng vàng óng (màu đồng). Cá ♂ mình ráp vảy ráp nếu vuốt sẹ, se đặc dễ tan. + Tỷ lệ chọn: ♂ : ♀ = 1,5 – 2. + Độ lệch khối lượng < 0,5 kg. c. Sử dụng kích dục tố. Nếu cá thành thục tốt chỉ cần kích thích nước mới cá sẽ đẻ. Nếu sử dụng kích dục tố thì sử dụng như cá trắm cỏ. 5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh sản. + Tỷ lệ thành thục: số cá thành thục + Tỷ lệ thành thục = . 100 = % số cá nuôi vỗ số cá đẻ trứng + Tỷ lệ đẻ trứng % = . 100 cá tham gia đẻ + Hệ số sinh sản ( hay năng suất sinh sản) 44
- trứng thu được (vạn) vạn NXSS = = khối lượng cá cái (kg) kg - Đếm trứng bằng phương pháp xác định dung dích. trứng = số trứng 1 đơn vị dung tích x số lần đếm. + Tỷ lệ thụ tinh: Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh % = . 100 Số trứng đếm mầu Số trứng thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh % = . 100 Số trứng đuối đếm Số trứng nở Tỷ lệ nở % = . 100 Số trứng thụ tinh Số cá bột xuất Tỷ lệ ra bột % = . 100 Số trứng nở Số mẫu nên lấy 10 – 30 lần khi lấy nên đảo đều trứng trong bể ấp. 45
- CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁ TRONG GIAI ĐOẠN ƯƠNG NUÔI. 1. Phân biệt chia các giai đoạn của cá con. a. Giai đoạn các bột. Được xác định từ lúc cá ra khỏi vỏ trứng cho đến khi cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. + Thời gian các giai đoạn: Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 7 ngày. Độ dài, ngắn thời gian của giai đoạn phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Phụ thuộc vào nhiệt độ: Là mối quan hệ tỷ lệ nghịch, nhiệt độ cao thì thời gian giảm ngược lại nhiệt độ thấp thì thời gian của giai đoạn càng dài. - Phụ thuộc vào từng loài: Mỗi loài thời gian giai đoạn này là khác nhau. Ví dụ thời gian này của cá trôi rohu rất thấp, tuy cùng điều kiện nhiệt độ. + Đặc điểm hình dạng, cấu tạo. - Giai đoạn cá bột: thực chất cá chỉ là dạng ấu trùng chưa phát triển các cơ quan cơ thể chưa có khả năng vận động chủ động, ở cuối giai đoạn cá hình thành một số cơ quan ban đầu như mắt, nội quan (vắt chỉ) và lúc này cá mới vận động chủ động. + Giai đoạn này cá bột của phần lớn các đối tượng cá nuôi đều rất giống nhau chỉ có khác nhau về độ dài ngắn không đáng kể. + Giai đoạn này nên để cá tồn tại trong bể ấp có điều kiện môi trường tốt, kết thúc giai đoạn mới xuất ương. b. Giai đoạn cá hương. Giai đoạn này được tính từ lúc cá ăn thức ăn bên ngoài cho đến khi cá bắt đầu ăn thức ăn của loài và có hình dạng loài. + Thời gian của giai đoạn này kéo dài 12 – 20 ngày. Thời gian của giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và phụ thuộc vào từng loài, dinh dưỡng. + Đặc điểm hình dạng cấu tạo. - Giai đoạn đầu hầu hết các loài cá đều có hình dạng giống nhau vẫn là dạng ấu trùng. Tuy nhiên kích thước mỗi loài có những nét khác nhau. - Cuối giai đoạn cá hương có dạng hình của loài. - Giai đoạn này về cơ bản là giai đoạn phát triển, cá hình thành các cơ quan cơ thể như: hệ thống vây, vẩy và nội quan. - Cuối giai đoạn cá đạt 2 – 3 cm. + Đặc điểm vận động: Cá vận động chủ động. c. Giai đoạn cá giống: 46
- Giai đoạn này bắt đầu từ lúc cá có dạng hình đặc trưng loài và ăn thức ăn loài cho đến khi cá hoàn toàn ăn thức ăn của loài. + Thời gian của giai đoạn này thường kéo dài 40 – 60 ngày. - Thời gian của giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, phụ thuộc vào loài và phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng. + Đặc điểm hình dạng cấu tạo: Cá về cơ bản đã phát triển hoàn chỉnh. Mang đầy đủ hình dạng đặc trưng của loài. - Cá vận động chủ động và cuối giai đoạn hoàn toàn thức ăn của loài. - Khả năng chịu đựng môi trường tốt hơn rất nhiều 2 giai đoạn trên. - Cuối giai đoạn kích thước đạt trên dưới 10cm. 2. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loài cá nuôi trong giai đoạn này. + Giai đoạn cá bột: Cá có đặc điểm dinh dưỡng là tự dưỡng. + Giai đoạn cá hương: ở giai đoạn đầu thức ăn chủ yếu của cá là sinh vật phù du và các mảnh vụn hữu cơ rất nhỏ. Về sinh vật phù du cá ăn chủ yếu là thực vật phù du (70 – 90) thuộc ngành tảo lục chlorophyta và một số ngành khác như tảo trần, tảo silic - Giai đoạn cuối: Thức ăn chủ yếu vẫn là sinh vật phù du, mảnh vụn hữu cơ lúc này cá có khả năng ăn thức ăn do con người cung cấp được nhiều hơn. Cá hương của các loài chuyền dần về thức ăn của loài. Ví dụ: Mè hoa thiên dần về thức ăn động vật phù du, trắm cỏ ăn thực vật cao ở dạng đơn giản như: bèo tấm, bèo dâu, cỏ non băm thật nhỏ. + Giai đoạn cá giống: - Ở đầu giai đoạn thức ăn của cá (của gần hết các loài) vẫn là sinh vật phù du, mảnh vụn hữu cơ, thức ăn tinh do con người cung cấp. Cuối giai đoạn thức ăn của cá mang tính đặc trưng của loài. Tuy nhiên hầu hết các loài đều có khả năng ăn thức ăn do con người cung cấp nhưng ở dạng khác nhau phù hợp với tập tính dinh dưỡng của mỗi loài. 3. Đặc điểm sinh trưởng của cá con. Ở giai đoạn ương nuôi cá giống nhìn chung các loài cá đều có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên ở mỗi loài có sự khác nhau và mỗi mỗi giai đoạn cũng rất khác nhau. + Giai đoạn cá bột: Cá chủ yếu tăng trưởng về kích thước, về khối lượng, tăng không đáng kể. + Giai đoạn cá hương: Tốc độ tăng trưởng của cá rất lớn cả về kích thước lẫn khối lượng. Tốc độ tăng trưởng cũng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, dinh dưỡng và tuỳ vào từng loài ở tuần thứ nhất tốc độ tăng trưởng của cá đạt vài chục đến vài trăm lần. 47
- + Giai đoạn cá giống: Tốc độ tăng trưởng của cá cũng rất lớn nhưng so với giai đoạn cá hương thì thấp hơn nhiều cả về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối. II. KT ƯƠNG CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG, CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG. 1. Biện pháp kỹ thuật chung. a. Lựa chọn ao ương. Lựa chọn ao ương có những tiêu chuẩn sau: - Diện tích ao ương: 500 – 2500m2 với ao ương cá bột lên hương có thể lựa chọn ao nhỏ hơn, ao ương cá giống lựa chọn ao có diện tích lớn hơn. - Độ sâu ao từ 1,2 – 1,5m nước. - Ao phải chủ động cấp và thoát nước. - Bờ ao chắc chắn và quang đãng. - Độ PH của ao 6 – 8. b. Phương pháp cải tạo ao ương. * Mục đích của việc cải tạo ao. - Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn bệnh và dịch hại của cá. - Tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển. - Tạo thuận lợi cho phù du, sinh vật và các đối tượng làm thức ăn cho cá phát triển. Việc cải tạo ao càng thực hiện triệt để thì kết quả ương san càng cao. + Các bước cải tạo ao. - Tát thật cạn ao ương. - San phẳng đáy ao, vét, bùn, dọn cỏ cây quanh bờ. - Bón phân vôi. Lượng vôi: 5 – 8 kg/ 100m2. Phân: Phân chuồng 40 – 60kg/ 100m2. Thiếu phân hữu cơ thay bằng phân NPK hoặc phân vi sinh (8 – 10kg/100m2). - Bừa và trang phẳng đáy ao. - Phơi đáy ao 3 – 5 nắng (se cứng mặt). - Lọc nước để ổn định 2 – 3 ngày thả cá mức nước ban đầu: 60cm, sau đó tăng dần trong quá trình ương. 2. Ương cá bột lên cá hương. a. Thả cá. 48
- + Yêu cầu cá bột đem ương phải khoẻ mạnh và vừa kết thúc giai đoạn 1 (cá vừa vắt chỉ thâm). + Trước khi thả cá phải kiểm tra môi trường. - Cách đơn giản nhất là thả một số cá vào ít nước môi trường trong vòng 20 – 30 phút cá vẫn khoẻ bình thường là tốt. - Không nên thả cá ở một điểm mà thả ở nhiều điểm trên ao, thả cách bờ 1m. - Khi thả phải lội nhẹ nhàng tránh làm đục nước. + Mật độ thả như sau: - Trắm cỏ: 2,5 – 3 vạn bột/ 100m2. - Mè trắng, trôi: 2 – 2,5 vạn/ 100m2. - Mè hoa: 1,5 – 2 vạn/ 100m2. - Chép: 1 – 1,5 vạn/ 100m2. - Rô phi: 2 – 2,5 vạn/ 100m2. Mật độ thả còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau: - Phụ thuộc vào diện tích ương: Nếu diện tích ương sẵn có thì nên ương mật độ thưa hơn cá sẽ mau lớn nhanh chuyển giai đoạn. - Phụ thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể các yếu tố sau: Nhiệt độ, độ trong, hàm lượng, O2 của nước PH yêu cầu độ trong 25cm, O2 3mg, PH 6,5-7,5 nếu nhiệt độ (22 – 280C) là tốt. b. Chăm sóc quản lý. + Chế độ dinh dưỡng: - Thức ăn tinh: Thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn phối chế (cám mịn 70% + 30% bột cá nhạt hoặc bột đỗ tương), lượng ăn từ 200 – 300g/100m2 ao ( ngày cho ăn ngày 2 lần vào 9h và 14h). Thời gian đầu cho cá ăn số lượng ít hơn càng về sau càng tăng lượng ăn. - Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ, bón định kỳ 5 – 7 ngày bón 1 lần 10- 15kg/ 100m2 ao. Nếu thiếu phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ không đạt yêu cầu thì bổ sung thêm phân vô cơ hoặc thay bằng phân vi sinh hoặc NPK (100kg phân hữu cơ = 20kg phân vi sinh). - Cách bón phân: Phân nên vãi đều khắp mặt ao, bón theo màu nước gây màu xanh lục cho ao và bón phân giữ màu với độ trong = 20 – 30cm là đạt. + Điều chỉnh mực nước: 3 – 5 ngày tăng mực nước mới lên 10 – 15cm. Nước mới kích thích cá hoạt động và dinh dưỡng cá rất mau lớn. + Chế độ kiểm tra: Thường xuyên kiểm tra ao ương, cống ao, trạng thái cá, tốc độ tăng trưởng, chế độ ăn, màu nước 49
- + Phòng trị bệnh và dịch hại: Theo dõi bệnh cá và các loại dịch hại để điều trị và tiêu diệt kịp thời như: bệnh nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, đốm đỏ, lernea, sinergacilus. - Diệt bắp cày, tão nhớt, bọ gạo + Luyện cá: ở cuối giai đoạn hàng ngày nên đùa luyện cá 1 – 2 lần vào sáng sớm hoặc buổi chiều: mục đích của đùa luyện là đảo màu trong ao, để thức ăn phát triển, giúp cá quen chịu điều kiện thay đổi sẽ chịu đựng tốt hơn với môi trường và nhất là quá trình đánh bắt thu hoạch sau này. Cường độ luyện tăng dần 30 phút/ lần. - Sau khi trời mưa nên đùa luyện ao nhằm làm cân bằng PH của nước mưa tránh ảnh hưởng cho cá. + Kết quả của giai đoạn: Sau 20 – 30 ngày cá phải đạt 2 – 3 cm. 3. Ương cá hương lên cá giống. a. Thả cá. + Yêu cầu cá thả. - Cá phải khoẻ mạnh, không bệnh tật. - Độ đồng đều cao. - Kích thước tiêu chuẩn 2 – 3cm. + Trước khi thả phải kiểm tra môi trường. - Độ sâu nước 0,6 – 0,8m - Độ trong: 30cm. - O2 3mg/ lít. - PH: 6,5 – 7,5. - Nước không bị ô nhiễm. - Có thể lấy 1 ít nước ao thả cá vào thả 20 – 30 phút nếu cá vẫn khoẻ mạnh là được. + Mật độ thả. - Trắm cỏ rô phi: 30 – 40con/ 1m2 - Mè trắng, mè hoa, trôi: 25 – 30 con/ 1m2. - Chép: 15 – 25 con/ 1m2. - Tùy điều kiện diện tích, môi trường có thể tăng giảm mật độ cho thích hợp. b. Chế độ chăm sóc: quản lý. + Chế độ dinh dưỡng. 50
- - Thức ăn tinh: Sử dụng cảm bã 70% với 30% bột cá nhạt hoặc bột đỗ tương. Lượng ăn 300 – 400g/100m2 ao ngày ăn 1 đến 2 lần, thức ăn được cho ăn tăng dần, có thể bổ sung thêm thức ăn đặc trưng của từng loài. Ví dụ: Cá trắm cỏ, rô phi hoặc trôi ro hu kết hợp thêm thức ăn thực vật như: bèo tấm, bèo hoa dâu non - Phân bón: ở giai đoạn này vẫn rất cần phân bón vì cá vẫn còn ăn sinh vật phù du và các sinh vật khác, nhưng tuỳ đối tượng mà tăng giảm lượng phân. Với cá mè, chép, trôi vẫn duy trì lượng phân như: giai đoạn cá hương, với trắm cỏ, rô phi nên thay thế phân hữu cơ bằng phân vi sinh hoặc vô cơ hoàn toàn, lượng bón ở giai đoạn đầu vẫn duy trì như cá hương nhưng về sau giảm dần. + Điều chỉnh mực nước: 3 – 5 ngày kích thích nước cho cá 1 lần 10 – 15cm. + Chế độ kiểm tra: Kiểm tra ao, trạng thái cá, màu nước, độ tăng trưởng của cá, bệnh tật + Phòng trị bệnh và dịch hại. - Ở giai đoạn này cá chịu đựng môi trường tốt hơn, dịch hại cũng giảm đi nhiều, chủ yếu phòng bệnh cho cá như bệnh giáp xác, viêm ruột, đốm đỏ + Đùa luyện cá: Cuối giai đoạn trước khi xuất (10 ngày) nên đùa luyện cá 1 – 2 lần/ ngày mỗi lần 30 phút khi xuất, cá rất khoẻ (dẻo con). + Kết quả cần đạt: Sau 50 – 60 ngày ương cá giống phải đạt được như sau: - Trắm cỏ: 10 – 12 cm. - Mè hoa: 10 – 15cm. - Mè trắng: 8 – 10 cm. - Trôi chép: 6 – 8 cm. - Rô phi: 4 – 6 cm. 51
- CHƯƠNG V: KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG I. QUÁ TRÌNH HÔ HẤP CỦA CÁ. 1. Cấu tạo của mang cá. a. Cấu tạo. Mang cá có nguồn gốc phát triển từ nội bì, ở mỗi loài cá cá cấu trúc mang có những điểm khác nhau, ở cá xương nhìn chung mang cá có cấu chúc như sau: - Khe mang: Mỗi bên 1 khe mang. - Cung mang: 4 – 5 đôi cung mang trong đó có một đôi thoái hoá, các cung mang được xương nắp mang bảo vệ, xương nắp mang và màng nắp mang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cá. - Cấu tạo của cung mang (tấm mang) mỗi cung mang gồm 3 phần chính: Phiếu mang (bản mang hay xưởng cung mang), phía trong xương cung mang là lược mang, phía ngoài là tơ mang. - Tơ mang đóng vai trò chính trong hô hấp mỗi cung mang có 2 dãy tơ mang. Trên tơ có lá mang, trên lá mang có nếp gấp để tăng diện tích tiếp xúc. Trên bề mặt lá mang có mạch máu chằng chít. - Cấu tạo của lá mang gồm 3 loại tế bào: tế bào mô có nếp gấp, tế bào kẽ cho nước và tăng khả năng diện tích tiếp xúc với nước, tế bào nhớt giảm ma sát và bụi bẩn mắc lại. + Cơ chế trao đổi khí: máu chảy vào mang theo động mạch, vào động mạch tơ mang đến mao mạch ở lá mang. Sau khi trao đổi khí máu tập trung lại ở động mạch ra của tơ mang động mạch ra mang rồi vào hệ thống động mạch chủ về tim. - Điều khiển hoạt động các bộ phận của mang là hệ thống cơ mang. b. Vận động hô hấp của mang ở cá xương (sự thở). + Theo học thuyết của nhà sinh lý học Bagnioni khi cá hít vào khoang miệng mở ra dẫn đến khoang nắp mang mở ra nhưng màng nắp mang vẫn đóng thể tích khoang miệng rộng ra làm áp xuất trong khoang giảm nhỏ hơn áp xuất môi trường, nước tràn vào miệng. - Động tác thở ra: Miệng đóng lại xương nắp mang hạ xuống, màng nắp mang mở ra, lúc này thể tích trong khoang miệng giảm áp xuất tăng nước bị ép trào ra ngoài. + Theo nhà sinh lý học Nhi cốp: Vận động thở của cá không phụ thuộc vào miệng mà chủ yếu là xương nắp mang và màng nắp mang điều chỉnh quá trình nước qua mang, ở một số loài cá không có xương nắp mang quá trình thở của cá lại chủ yếu là miệng. Như vậy để giải thích sự vận động thở của cá phải căn cứ vào cấu tạo cụ thể. Nhưng về cơ bản phải là sự kết hợp giữa miệng và mang. Sự kết hợp tốt giữa miệng và mang cá thở tốt. 52
- c. Tần số hô hấp của cá. Là số lần thở của cá trong một đơn vị thời gian được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp hoặc xác định đồ thị vận động của xương nắp mang. + Tần số hô hấp phụ thuộc vào loài trạng thái cơ thể, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như hàm lượng khí, nhiệt độ, áp xuất môi trường. d. Một số chỉ tiêu hô hấp của cá. + Lượng tiêu hao O2 của cá: Là lượng O2 tính theo mg hoặc ml mà mỗi đơn vị khối lượng cơ thể cá tiêu hao cho trao đổi chất trong một đơn vị thời gian nhất định (tính bằng giờ). - Lượng tiêu hao O2 cực đại là lượng tiêu hao O2 ở trạng thái vận động và hoạt động của cơ thể lớn nhất. Thường lượng tiêu hao O2 cực đại lớn hơn 3 lần ở trạng thái cơ sở. - Lượng tiêu hao O2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ thể như: loài, tuổi, giới tính, giai đoạn, trạng thái thuộc vào yếu tố môi trường: p, khí, nhiệt độ + Ngưỡng O2 của cá: Là giới hạn hàm lượng O2 (tính bằng mg hoặc ml) gây ngạt thở cho cá. Ngưỡng O2 phụ thuộc vào loài, tuổi giới tính, trạng thái phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ hàm lượng O2, phụ thuộc vào điều kiện sống (cá sống nơi O2 cao thì ngưỡng O2 cũng cao). + Mức độ sử dụng O2 của cá (hiệu quả sử dụng) là hiệu số lượng O2 đi vào mang và lượng O2 lúc đi ra khỏi mang được biểu thị bằng %. Thường cá có mức sử dụng cao 1a > 60%, cá sống ở vùng nước chảy có mức độ sử dụng thấp hơn cá sống ở nước có dòng chảy nhỏ hơn. 2. Hô hấp phụ của cá. Mang là cơ quan hô hấp chính ở một số cá còn có phần phụ lấy khí trời như: da, mồm, ruột, phổi, bóng hơi. Hiện tượng hô hấp bằng khí trời gọi là hiện tượng hô hấp cưỡng bức nó chỉ diễn ra khi gặp điều kiện hô hấp bằng mang gặp khó khăn như: O2 nước quá thấp, CO2 quá lớn II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CÁ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN. 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự thở của cá vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển. Nếu nhiệt độ vượt quá cá sẽ mê man và dẫn đến tử vong. Hoặc nhiệt độ quá thấp sẽ làm ngừng trệ quá trình trao đổi chất đặc biệt là trao đổi O2. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ phụ thuộc vào từng loài, giới tính, tuổi cá, điều kiện sống mỗi loài cá sống trong điều kiện nhất định có khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ thích hợp là ở khoảng giữa nhiệt độ đó. quá trình trao đổi chất của cá diễn ra thuận lợi, sự thở dễ dàng, nhịp nhàng, lượng tiêu hao O2 không đổi. Ngoài giới hạn đó các quá trình trên không nhịp nhàng 53
- hoặc bị phá hoại. 2. Ảnh hưởng áp xuất riêng phần của O2. Áp suất riêng phần O2 ảnh hưởng đến lượng tiêu hao O2 trong quá trình hô hấp của cá, ảnh hưởng đến lượng O2 hoà tan trong nước và do đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cá trong quá trình vận chuyển. Áp riêng phần O2 thích hợp là ở khoảng áp suất đó lượng tiêu hao O2 của cá không đổi ( 30mmHg) nếu P O2 ngoài khoảng thích ứng thì lượng tiêu hao O2 của cá tăng hoặc giảm. 3. Ảnh hưởng của CO2. Khí CO2 tồn tại ở 2 dạng khí và dạng hợp chất. Nồng độ CO2 thuộc vào nhiều yếu tố nhiệt độ, áp suất riêng phần CO2, ngày đêm, mùa và sinh vật có trong môi trường (quá trình quang hợp và hô hấp). Thường CO2 trong nước nhỏ hơn 2mg với nồng độ này cá sống bình thường. Trường hợp bảo hoà độ hoà tan trong nước đạt tới giá trị 510mg/ l nước ở 00C. CO2 ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của cá, nó cũng là chất thải của quá trình trao đổi khí của cá. CO2 gây ngộ độc và cản trở việc lấy O2 của cá. Nếu CO2 thừa cá sẽ ngữa bụng, nếu CO2 tăng trong nước (37mg) mặc dù O2 lớn cá cũng khó lòng lấy được O2 ngạt chết. 4. Ảnh hưởng của độ PH. Mỗi loài cá thích hợp ở độ PH nhất định. Nếu PH ngoài giới hạn đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cá, ở mức độ biến đổi nhẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Ví dụ: PH ngoài ngưỡng (tăng hoặc giảm) đều làm tăng ngưỡng O2 của cá. Nếu PH giảm hoặc tăng quá lớn sẽ làm cá chết, độ PH phụ thuộc rất lớn vào + hàm lượng CO2 và các dạng H vì vậy PH thay đổi theo ngày đêm (đêm, PH giảm, ngày tăng) và theo mùa đối với môi trường nhiều sinh vật sinh sống. Thường với cá nuôi độ PH thích hợp là trung tính. 5. Ảnh hưởng của muối hoà tan. Muối hoà tan trong nước có nhiều dạng, NaCl, KCl, Amoni sự tăng giảm hàm lượng muối sẽ kích thích thấu kính điều chỉnh độ tiêu hao O2. Thường độ muối tăng với cá nước ngọt đều giảm lượng tiêu hao O2 với muối Amoni, thường là kết quả của quá trình trao đổi chất tác dụng không tốt đến hô hấp và sức khoẻ của cá trong quá trình vận chuyển. 6. Ảnh hưởng do cọ sát. Quá trình vận chuyển cá là một quá trình trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: đánh cá, ép cá, đóng cá các công đoạn đó đều phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng. Vì vậy việc gây cọ sát cho cá là không tránh khỏi. Hoặc mật độ vận chuyển là rất lớn sự cọ sát giữa cá với cá, cá với dụng cụ cũng rất 54
- đáng kể. Sự cọ sát ít nhiều cũng gây tổn thương cho cá. Đó chính là cơ sở làm ảnh hưởng sức khoẻ cho cá, là cơ sở để một số bệnh ký sinh phát triển. III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CÁ TRONG KHI VẬN CHUYỂN. 1. Đảm bảo chất lượng cá khi vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển mật độ cá rất lớn, cá phải sống trong điều kiện rất khó khăn nếu chất lượng cá không đảm bảo thì sự thành công là rất thấp. Chất lượng ban đầu của cá là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình vận chuyển cá có chất lượng tốt phải có những tiêu chuẩn và biểu hiện sau: - Cá phải có màu sắc cơ bản, đồng màu hoạt động nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. - Cá không bị bệnh tật và sây sát. - Cá có độ đông đều về kích thước cao. - Cá phải cùng loài không bị lẫn cá khác. 2. Làm giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển. Nhiệt độ chi phối gần như tất cả các quá trình sinh học của cá. Đặc biệt là quá trình hô hấp lượng tiêu hại O2, sức chịu đựng. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến rất nhiều các yếu tố môi trường có liên quan đến đời sống của cá trong quá trình vận chuyển như: độ hoà tan O2, áp suất riêng phần sự phân huỷ hữu cơ nhiệt độ càng cao thì các quá trình sinh hoá học của cá và của môi trường càng mảnh liệt. Điều này hết sức bất lợi cho cá. Để đảm bảo tốt cho quá trình vận chuyển người ta thường sử dụng một số biện pháp sau để hạ nhiệt độ nước chứa cá. - Thông gió bay hơi nước: Trên các dụng cụ hoặc túi nước chứa cá người ta phun nước hoặc phũ vật ướt khi vận chuyển cho thông gió hoặc dùng quạt thông gió sự bốc hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ trong túi cá (giảm được 1 – 20C). - Sử dụng phương tiện lạnh chuyên dụng. - Sử dụng nước đá. * Lưu ý: Trong quá trình hạ nhiệt độ vận chuyển. - Không được hạ nhiệt độ xuống dưới ngưỡng chịu đựng của cá tốt nhất là duy trì ở giới hạn thích hợp. - Quá trình giảm hoặc tăng nhiệt độ nên tiến hành từ từ không nên hạ nhiệt độ đột ngột. 3. Phương pháp làm giảm lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải. Lượng tiêu hao O2, sản phẩm thải của cá liên quan rất nhiều đến thời gian vận chuyển. Nếu giảm được lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải của cá thì có thể kéo dài thời gian vận chuyển gấp nhiều lần, cá sẽ chuyển đi được xa. Để giảm lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải của cá cần áp dụng một số biện pháp sau: 55
- - Luyện ép cá sống trong điều kiện khó khăn để tăng khả năng chịu đựng: trước khi đánh cá vận chuyển cá phải được khua luyện ở ao đúng kỹ thuật, phải ngừng bón phân và cho ăn trước khi đánh bắt ít nhất là 1 ngày. Trước khi đưa cá vào dụng cụ để vận chuyển cá phải được ép ở mật độ dày. Tuỳ thời gian vận chuyển mà ép cá với thời gian khác nhau (thường từ 5h – 24h). Mục đích của luyện ép cá là làm tăng sức chịu đựng, giảm lượng tiêu hao O2, giảm lượng chất thải của cá khi vận chuyển. - Giảm nhiệt độ vận chuyển. 4. Phương pháp làm tăng lượng O2 hoà tan và loại trừ sản phẩm thải trong quá trình vận chuyển. + Để làm tăng lượng O2 hoà tan trong quá trình vận chuyển cần sử dụng các biện pháp sau: - Tăng bề mặt tiếp xúc và tạo sóng của nước với không khí. - Tăng áp suất riêng phần O2: bằng cách bơm O2 vào túi hoặc dụng cụ vận chuyển. + Loài trừ sản phẩm thải của cá trong quá trình vận chuyển: thường sử dụng các biện pháp sau: - Sử dụng hoá chất hoặc kháng sinh làm chậm quá trình phân huỷ sản + phẩm thải của cá như NaCl chuyển NH3 thành dạng NH4 đỡ độc hại. Penixilin giảm hoạt động của vi khuẩn. + Biện pháp thay nước vận chuyển: Sau một thời gian vận chuyển thay hoàn toàn hoặc 1 phần lượng nước trong dụng cụ. Tuỳ mức độ vận chuyển mà lựa chọn thời gian thay. Thường sau 5 – 10h vận chuyển thực hiện 1 lần. 5. Giảm cọ sát cho cá. Để giản mức độ cọ sát người ta thường dùng dụng cụ vận chuyển bằng chất liệu mềm và trơn nhẵn như: polyetylen hoặc không nên vận chuyển mật độ quá lớn. 6. Áp suất O2 trong túi vận chuyển. O2 hoà tan phụ thuộc lớn vào áp suất riêng phần của nó. Trước khi đóng O2 cần đưa hết khí tự nhiên ra ngoài, áp suất O2 còn phụ thuộc vào chất liệu túi, để đảm bảo an toàn áp suất trong túi nên 0,5 – 1,5kg/ cm3. IV. KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG. 1. Yêu cầu của công tác vận chuyển cá giống. + Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, dụng cụ vận chuyển và phương tiện dự phòng. + Chuẩn bị tốt số lượng và chất lượng cá cần thiết để vận chuyển. + Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vận chuyển. 56
- + Tỷ lệ sống và chất lượng cá vận chuyển phải đảm bảo, tỷ lệ sống 80%. 2. Phương pháp vận chuyển hở. Vận chuyển hở là môi trường chứa cá trong quá trình vận chuyển tiếp xúc và liên thông với môi trường bên ngoài. + Vận chuyển hở có những ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: Chi phí thấp, phương tiện vận chuyển không cầu kỳ. - Nhược điểm: Không vận chuyển được nhiều (trừ vận chuyển bằng thuyền không đáy ở sông), mật độ vận chuyển thấp nên số lượng vận chuyển thấp, chất lượng vận chuyển không đảm bảo (tỷ lệ vận chuyển và sức khoẻ cá không đảm bảo). Thời gian vận chuyển không kéo dài, không sử dụng được phương pháp này để vận chuyển số lượng lớn và đi xa chi phí sẽ rất lớn. + Dụng cụ vận chuyển hở: Dụng cụ thô sơ, cơ giới + Mật độ vận chuyển hở: Để xác định mật độ vận chuyển người ta căn cứ vào các mặt sau: - Thời gian vận chuyển mau hay chậm. - Chất lượng cá vận chuyển, loài vận chuyển. - Nhiệt độ và điều kiện thời tiết, độ sạch của nước. Mật độ vận chuyển cụ thể như sau: - Cá bột: 2000 – 5000 con/ lít nước. - Cá hương: 200 – 500 con/ lít. - Cá giống: 5 – 10 con/ lít. 3. Phương pháp vận chuyển kín. + Khái niệm: Vận chuyển kín là vận chuyển mà môi trường chứa cá được ngăn cách hoàn toàn với môi trường xung quanh bằng dụng cụ chứa trong quá trình vận chuyển. - Ưu điểm của phương pháp: Vận chuyển với thời gian dài, vận chuyển được xa với mật độ lớn và nhiều, chất lượng vận chuyển đạt rất cao, cá khoẻ tuy nhiên cũng có nhược điểm là cần phải có phương tiện thiết bị đắt tiền hơn. + Dụng cụ và phương tiện vận chuyển: Sử dụng các dụng cụ kín như: bình, téc nhưng chủ yếu sử dụng túi ni lon. + Mật độ vận chuyển trong túi ni lon. - Cá bột: 1000 – 20.000 con/ lít. - Cá hương: 1000 – 2000 con/ lít. - Cá giống: 20 – 30 con/ lít. 57