Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính dự án - Trần Minh Hùng

pdf 10 trang Gia Huy 2910
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính dự án - Trần Minh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_lap_va_tham_dinh_du_an_dau_tu_chuong_5_phan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính dự án - Trần Minh Hùng

  1. Chương 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Mục tiêu bài giảng - Giúp người học biết được các phương pháp tính lãi suất. - Giúp người học tính toán được bảng thu, chi và bảng lỗ, lãi. - Tính được điểm hòa vốn, và ý nghĩa của các điểm hòa vốn, tính được sản lượng hòa vốn, giá bán hòa vốn theo hàm Goalseek trong Excel. - Giá tri tương lai của dòng tiền, Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Chương 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Mục tiêu bài giảng - Hiện giá của dòng tiền - Lập báo cáo ngân lưu (bảng lưu chuyển tiền tệ) của dự án. - Tính được thời gian hoàn vốn không chiết khấu, và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. - Tính được các chỉ tiêu chủ yếu của dự án: Hiện giá thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR. 1
  2. 1- Các căn cứ tính toán  Sản lượng – giá bán.  Chi phí giá thành sản phẩm.  Nguồn vốn: Tự có, hay vốn vay, vốn ngân sách cấp  Lãi suất vay Tỷ suất chiết khấu của dự án. Đời sống dự án (Thời gian đầu tư) Tỷ giá tại thời điểm lập dự án. Thuế suất Phương thức thanh toán. 2
  3. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: Đầu tiên là chúng ta phải xác định nhu cầu vốn theo từng giai đoạn của dự án. Nhu cầu này phải căn cứ vào tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị ; Chúng ta cũng chia ra nhu cầu vốn cố định và nhu cầu vốn lưu động. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: Vốn: Dự toán tổng mức đầu tư cho dự án: Tổng mức đầu tư bao gồm: - Chi phí xây dựng, - Chi phí thiết bị, - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, - Chi phí quản lý dự án, - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, - Chi phí khác - Và chi phí dự phòng. 3
  4. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: Theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007, Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau: a) Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; b) Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác; 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nếu có; d) Chi phí quản lý dự án bao gồm: Các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vao khai thác sử dụng; 4
  5. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. e) Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác; g) Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn của dự án: Sau khi xác định nhu cầu vốn thì chúng ta phải xác định nguồn vốn. Đây là cơ sở để dự trù kế hoạch trả lãi vay, kế hoạch trả nợ, tính hệ số chiết khấu của dự án. Nguồn vốn của dự án có thể từ các nguồn sau:  - Vốn tự có  - Vốn vay:  - Vốn Ngân sách Nhà nước:  - Vốn khác (Vốn cổ phần, vốn tài trợ .) 5
  6. 2- Vốn và nguồn vốn đầu tư: Ví dụ: Tổng mức đầu tư của dự án A là 100 tỷ trong đó: TT Nguồn vốn Số lượng Tỷ trọng (tỷ đồng) (%) 1 Vốn tự có 40 40% 2 Vốn vay 35 35% 3 Vốn ngân sách 25 25% Tổng 100 100% 3- Vấn đề lãi suất và kế hoạch trả nợ 3.1- Lãi đơn và lãi kép - Lãi đơn: (Trường hợp tiền lãi trả từng kỳ, tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán) - Lãi kép: (Trường hợp tiền lãi và tiền gốc trả cuối kỳ thanh toán) 6
  7. Ví dụ 5.3: Có một dự án đầu tư vay vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đồng ở năm đầu tư (năm 0). Dự án dự kiến trả nợ đều trong 5 năm từ (năm 1), với lãi suất ổn định là 12%/năm. Hãy tính kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo từng năm của dự án trên. Giải Ta biết: Nợ gốc (Ng) phải trả hàng năm là: Ng = Tổng vốn vay/số kỳ thanh toán Dư nợ đầu kỳ năm t = Dư nợ cuối kỳ năm (t-1) Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ - Ng trong kỳ Tiền lãi năm (t -1)= Dư nợ cuối kỳ năm t*Lãi suất Kết quả bảng sau: Trả Lãi vay Dư nợ Dự nợ Nợ gốc + Năm Nợ trong cuối đầu kỳ Lãi vay gốc kỳ kỳ 0 500 1 500 100 60 160 400 2 400 100 48 148 300 3 300 100 36 136 200 4 200 100 24 124 100 5 100 100 12 112 0 Tổng 500 180 680 7
  8. Kết quả bảng sau: Tổng Năm 0 1 2 3 4 5 cộng Dự nợ đầu kỳ 500 400 300 200 100 Trả Nợ gốc 100 100 100 100 100 500 Lãi vay trong kỳ 12% 60 48 36 24 12 180 (12%/năm) Trả nợ gốc + Lãi 160 148 136 124 112 680 vay Dư nợ cuối kỳ 500 400 300 200 100 0 3.3- Xác định lãi suất chiết khấu của dự án (5.3) Trong đó: + r : Suất chiết khấu của dự án. (VACC) + Ci : Lượng tiền của nguồn vốn thứ i. + ri : Lãi suất của nguồn vốn thứ i. 8
  9. 3.3- Xác định lãi suất chiết khấu của dự án Ví dụ: Tổng mức đầu tư của dự án A là 100 tỷ trong đó: TT Nguồn vốn Số lượng (tỷ đồng) Lãi suất 1 Vốn tự có 40 12% 2 Vốn vay 35 16% 3 Vốn ngân sách 25 0% Tổng 100 100% Lãi suất chiết khấu của dự án trên là: 3.4- Xác định chiết khấu của dự án có xét đến yếu tố lạm phát Gọi r là lãi suất chiết khấu chưa xét đến yếu tố lạm phát (% năm). Gọi R là tỷ lệ lạm phát (% năm). Gọi r* là lãi suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát (% năm). Ta cần tính r* theo r và R. Để đơn giản ta xét giai đoạn 0-1 của dự án. Giả sử tại năm gốc (năm 0) ta có vốn đầu tư C vậy Giá trị tương lai F1= C(1+r) là chưa xét đến lạm phát. Nếu có lạm phát, để nguyên giá trị F1 như khi chưa có lạm phát thì F1 phải tăng thên một lượng tiền bằng (1+R), nghĩa là F1 có xét đến lạm phát bằng: 9
  10. 3.4- Xác định chiết khấu của dự án có xét đến yếu tố lạm phát F1 = {C(1+r)}(1+R) (a) Nếu tính với r* thì F1 đã xét đến lạm phát bằng: F1 = C(1+r*) (b) Từ (a) và (b) ta suy ra: C(1+r)(1+R) = C(1+r*) r* = (1+r)(1+R) -1 = 1 + r + R + r.R -1 (5.4) 3.4- Xác định chiết khấu của dự án có xét đến yếu tố lạm phát Ví dụ 5.7: Một dự án có số liệu sau: Hệ số chiết khấu của dự án r = 14%/năm; Lạm phát R = 8%/năm. Hãy tính lãi suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát. Giải: Hệ số chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát là: r* = r + R + r.R = 14% + 8% + 14%*8% = 23,12% 10