Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

pdf 53 trang haiha333 08/01/2022 5811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_hoa_kinh_doanh_va_tinh_than_khoi_nghiep_chuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG 3 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VHKD 1
  2. MỤC TIÊU CHƯƠNG 3 Sau khi học xong, sinh viên: ● Nắm được các kiến thức cơ bản về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ● Phân biệt được được đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ● Hiểu và phân tích các khía cạnh biểu hiện của đạo đức kinh doanh ● Hiểu, phân tích và đánh giá các biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong thực tế 2
  3. NỘI DUNG CHÍNH • Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong QTDN • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Các khía cạnh biểu hiện của đạo đức kinh doanh 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
  5. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC • Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong mối quan hệ với người khác, với xã hội • Chuẩn mực đạo đức: độ lượng, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, tín, thiện, 5 VHKD
  6. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH • Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh • Ở phương tây ĐĐKD xuất phát từ những tín điều trong tôn giáo: sự trung thực, sự chia sẻ, • Những năm 70s trở thành vấn đề được nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm • Những năm 90s thể chế hóa đạo đức kinh doanh; DN phải có trách nhiệm với những việc làm của mình 6 VHKD
  7. KHÁI NIỆM CỦA ĐĐKD (TIẾP) • Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh 7 VHKD
  8. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH • Tính trung thực • Tôn trọng con người • Gắn lợi ích của DN với lợi ích của KH và xã hội • Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt 8
  9. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐĐKD • Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh doanh. Theo nghĩa rộng thì đó là tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: o Doanh nhân o Khách hàng o Các chủ thể khác có liên quan 9 VHKD
  10. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH • Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh • Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp 10 VHKD
  11. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (tiếp) • Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc • Làm tăng sự hài lòng của khách hàng 11
  12. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH • Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp • Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốc gia 12
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
  14. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ▪ Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới: -Cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của XH 14
  15. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ● Trách nhiệm XH là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với XH. Có trách nhiệm với XH là tăng đến mức tối đa các tác động tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với XH 15
  16. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP • Nghĩa vụ kinh tế 1 • Nghĩa vụ pháp lý 2 • Nghĩa vụ đạo đức 3 • Nghĩa vụ nhân văn 4 16
  17. NGHĨA VỤ KINH TẾ Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp Sản xuất hàng hóa, dịch vụ xã hội cần Thỏa mãn nhà đầu tư Phát triển sản phẩm, công nghệ Phát triển tài nguyên mới 17
  18. NGHĨA VỤ KINH TẾ Tạo công ăn việc làm cho người lao động Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân • Đối với Trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị, máy móc người lao Trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật động Có cơ hội thăng tiến 18
  19. NGHĨA VỤ KINH TẾ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng • Đối Thông tin sản phẩm, định giá rõ ràng với người Hệ thống phân phối tiêu dùng Bán hàng Cạnh tranh 19
  20. NGHĨA VỤ KINH TẾ o Đối với chủ sở hữu: bảo tồn, phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác 20
  21. NGHĨA VỤ PHÁP LÝ 1 •Thực hiện đầy đủ quy định về pháp luật 2 •Tuân thủ Luật cạnh tranh 3 •Bảo vệ khách hàng 4 •Bảo vệ môi trường 5 •Khuyến khích phát hiện những hành vi sai trái 21
  22. NGHĨA VỤ ĐẠO ĐỨC ● Nghĩa vụ đạo đức: là những hành vi và hoạt động mà XH mong đợi ở DN nhưng không được quy định trong hệ thống pháp luật, không được thể chế hoá thành luật. Khía cạnh đạo đức thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong sứ mệnh và chiến lược của công ty 22
  23. NGHĨA VỤ NHÂN VĂN ●Nghĩa vụ nhân văn: là những hành vi và hoạt động thể hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng và XH 23
  24. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  25. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh: liên Trách nhiệm xã hội: quan quan đến những nguyên tâm đến hậu quả của tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của những quyết định của doanh nhân và tổ chức doanh nhân và tổ chức đến xã hội 25
  26. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SAM SUNG ● Cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của từng quốc gia. ● Ap dụng bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực như một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, phương tiện hữu hiệu kết nối và xây dựng lòng tin giữa các bên: khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh và cộng đồng địa phương ● Không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên dựa trên triết lý đang theo đuổi, vận hành một hệ thống giám sát và quản lý doanh nghiệp chặt chẽ, dựa trên tính công bằng và minh bạch. 26
  27. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VINAMILK 27
  28. VÍ DỤ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ● Đánh giá về việc triệu hồi xe của TOYOTA 28
  29. VÍ DỤ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Đánh giá về việc triệu hồi xe của TOYOTA • Năm 2020, gần 30.000 xe Toyota được triệu hồi với các mẫu Camry, Inova, Corolla. • Nguyên nhân: ▪ Các xe bị ảnh hưởng có thể nổi đèn báo lỗi, các thông tin cảnh báo trên bảng táplô, động cơ bị rung giật. ▪ Không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy ở tốc độ thấp. ▪ Thậm chí, xe có khả năng chết máy khi đang chạy ở tốc độ cao, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm. 29
  30. VÍ DỤ VỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ● Đánh giá về việc VEDAN xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải 30
  31. VÍ DỤ VỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ● Đánh giá về việc cho thêm hóa chất cấm để tạo ra lợn “siêu nạc” 31
  32. VÍ DỤ VỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
  33. I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ● Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp Nhóm β1-agonist: chất có tác dụng kích thích chất hóa học thuộc họ tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp β- agonist được xếp vào tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, loại chất độc cấm sử Epinephrine . dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Nhóm β2-agonist: chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol(Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Terbutaline, Clenbuterol,Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine
  34. CƠ CHẾ TẠO NẠC Quá trình tổng hợp mô cơ diễn ra nhanh hơn quá trình tổng hợp mô mỡ
  35. ● Nếu không dùng nhóm chất agonists thì trong cơ thể diễn ra quá trình tạo cơ và hủy cơ, tạo mỡ và hủy mỡ nó sẽ thăng bằng hơn và xảy ra cùng lúc. ● Nếu sử dụng thì quá trình tạo cơ được kích hoạt nhiều hơn, mỡ ít đi. ● Kết quả là vật nuôi tiêu thụ thức ăn hiệu quả hơn và tỷ lệ nạc cao hơn.
  36. Sự khác nhau độ dầy da lưng của heo có sử dụng và không sử dụng hợp chất nhóm β- agonist
  37. Sự khác nhau về màu sắc của thịt heo có nhóm b-agonist
  38. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Heo nhanh lớn Salbutamol, Clenbuterol và Thịt nạc hơn Ractopamine Dễ bán
  39. ● Sử dụng chất tạo nạc giúp heo tăng trọng nhanh hơn 25% heo thịt mỡ. ● Một chủ hộ nuôi lợn ở Đồng Nai cho biết, nếu nuôi bình thường cần thời gian 4-5 tháng lợn mới đạt trọng lượng từ 100-110kg và tỷ lệ mỡ sẽ tăng cao. ● Nếu sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, khoảng ba tháng lợn đạt trọng lượng 130kg/con, trong khi tỷ lệ nạc cao đến 85%. Thương lái lại thường mua giá cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với nuôi thông thường.
  40. TÁC ĐỘNG Sang ngày thứ 2: heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. - Ngày thứ 3: heo ít di chuyển thường nằm ngủ li bì. - Ngày thứ 10: heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Đối với vật nuôi Ngày thứ 15: siêu tạo nạc, tích nước, trọng lượng mỗi ngày tăng 1,5 – 2 kg/ngày, xương giòn và nguy cơ gãy chân rất cao Quá 15 ngày: khắp người heo bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước.
  41. biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng gây tổn hại cho hệ thần Đối với kinh, hệ tuần hoàn, thậm con người chí gây chết người làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường
  42. Cơ chế
  43. Theo Viện sốt rét và ký sinh trùng Quy Nhơn, trong mục Thuốc và Hóa chất, cho biết 1 kg salbutamol có thể pha vào 1 tấn thức ăn gia súc. Vì một con heo tăng trọng 2 kg mỗi ngày, nên có thể ăn 6 kg thức ăn (tỷ lệ tăng trọng = 1:3), nghĩa là ăn phải 6g (=6.000mg) salbutamol hay clenbuterol. Liều điều trị cho một người (khoảng 50-60 kg) không thể vượt quá 200 mcg = 0,2 mg, nên lượng chất trên cho phép trong con heo nặng khoảng 100kg là: 2*0,2 = 0,4 mg. Vì vậy lượng salbutamol (hay clenbuterol) mà lợn ăn vào một ngày cao hơn lượng cho phép là: 6000mg/0,4 = 15.000 lần. Nếu heo được vỗ nạc trong 13 ngày (trước 15 ngày phải bán), thì dư lượng salbutamol (hay clenbuterol) cao so với lượng cho phép là: 15.000 * 13 = 195.000 lần. Quá khủng khiếp!
  44. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ KHÍA CẠNH BIỂU HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
  45. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Tuyển dụng Sử dụng Đánh giá Đãi ngộ Đề bạt nhân lực 46 VHKD
  46. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự: ● Thường xuất hiện một vấn đề đạo đức, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiếnvề phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi tác ● Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân 47
  47. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Trong đánh giá nhân lực: ● Không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. ● Đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào đó hơn là đặc điểm của cá nhân đó 48
  48. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Bảo vệ người lao động: Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp dưới đây: • Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc. • Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được. • Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ. • Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động cho người lao động. • Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp khắc phục. • Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm. • Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế và các tiêu chuẩn an toàn VHKD 49
  49. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ● Các hoạt động liên quan việc xác định các ngân quỹ ● Công khai và minh bạch trong các quy định tài chính ● Xử lý các vấn đề phát sinh VHKD 50
  50. ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI NHÂN VIÊN ● Chủ sở hữu ● Người lao động ● Cáo giác ● Bí mật kinh doanh ● Lạm dụng tài sản công ● Phá hoại ngầm VHKD 51
  51. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING ● Marketing và quyền lợi của người tiêu dùng ● Quảng cáo phi đạo đức ● Bán hàng phi đạo đức ● Quan hệ với đối thủ cạnh tranh VHKD 52
  52. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING ● Đạo đức trong quan hệ với khách hàng ● Lợi ích khi sử dụng sản phẩm ● Quảng cáo sai sự thât ● Sản phẩm không an toàn VHKD 53