Bảo hiểm xã hội một lần - Bằng chứng quốc tế và trường hợp Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Bảo hiểm xã hội một lần - Bằng chứng quốc tế và trường hợp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_hiem_xa_hoi_mot_lan_bang_chung_quoc_te_va_truong_hop_vie.pdf
Nội dung text: Bảo hiểm xã hội một lần - Bằng chứng quốc tế và trường hợp Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN - BẰNG CHỨNG QUỐC TẾ VÀ TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Hải Đạt Điều phối quốc gia - ASXH, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam André da Silva Gama Chuyên gia quốc tế - ASXH, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam Tóm tắt: Bài viết này là một phần trong những nỗ lực của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhằm tạo dựng tiền đề giúp mở rộng các chế độ An sinh xã hội trong một hệ thống an sinh xã hội đa tầng đáp ứng giới. Bài viết đề cập đến tiêu chuẩn lao động và kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến vấn đề thanh toán tiền lương hưu một lần (sau đây được gọi chung là Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần), phân tích một số vấn đề về tình hình chi trả BHXH một lần ở Việt Nam dựa trên các số liệu thu thập và một số hàm ý chính sách. Từ khóa: BHXH một lần, kinh nghiệm quốc tế 1. HƯỞNG LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG VÀ HƯỞNG BHXH MỘT LẦN Mục tiêu chính của bất kỳ hệ thống hưu trí nào là đảm bảo an ninh thu nhập tuổi già. Đây là lý do tại sao chỉ có lương hưu hàng tháng (nghĩa là, các khoản chi trả định kỳ, có thể bao gồm cả trợ giúp hưu trí xã hội có thẩm tra lương hưu) là được các tiêu chuẩn về lao động quốc tế như Công ước số 102 của ILO năm 1952 về An sinh xã hội - tiêu chuẩn tối thiểu, hoặc Công ước số 128 về Trợ cấp mất sức lao động, tuổi già và tiền tuất năm 1967 coi là các chế độ có khả năng bảo vệ an ninh thu nhập cho người cao tuổi trong trường hợp họ sống lâu và tiêu hết các khoản tiết kiệm hoặc tài sản của họ. Tuy nhiên, một số chương trình lương hưu trên cơ sở quan hệ đóng hưởng cũng tiến hành trả một phần chế độ ở dạng BHXH một lần. Trong các trường hợp đó, phần chế độ thanh toán định kỳ phải ở mức thỏa đáng1. BHXH một lần là một hình thức khác cho phép người tham gia nhận được toàn bộ chế độ khi họ về hưu, họ nhận được một khoản tiền dùng để chi trả toàn bộ cuộc sống từ khi về hưu đến khi họ mất đi. BHXH một lần thường xuất hiện ở các hệ thống áp dụng hình thức tài 1 World Social Protection Report 2014/15: Building economic recovery, inclusive development and social justice. International Labour Office - Geneva: ILO, 2014, page 76 19
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA khoản cá nhân (cố định mức đóng) như Malaysia hay Singapore chứ không ở các hệ thống có tính chia sẻ và tương trợ xã hội2 (cố định mức hưởng) như ở Việt Nam, Nhật Bản và hầu hết các nước Tây Âu. Việc thanh toán tiền lương hưu một lần có nhiều bất lợi so với việc thanh toán lương hưu hàng tháng. Thứ nhất, điểm yếu chính của các khoản thanh toán BHXH một lần là chúng cố định, chỉ trả một lần, và do đó, một cá nhân không thể biết phải chi bao nhiêu tiền hàng tháng để đảm bảo họ có đủ cho cả tuổi già. Không ai biết họ sẽ sống được bao lâu sau khi nghỉ hưu, có thể là 5 năm, hoặc có thể là 30 năm, nghĩa là họ sẽ có rất nhiều phương án chi tiêu khác nhau. Nhận BHXH một lần và từ chối không nhận lương hưu hàng tháng là quyết định mà những người nghỉ hưu sẽ phải chung sống đến hết đời. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý các khoản tiền mặt, tài sản, các khoản đầu tư của chính họ và đảm bảo khoản tiền này tồn tại cho đến cuối đời. Trong những năm gần đây, một nhu cầu nổi lên đối với người già là làm cách nào lập kế hoạch để sống đến cuối đời và tránh khỏi rủi ro tiêu hết tiền. Thứ hai, ngay cả những khi người nghỉ hưu “thông thái” có thể lập được một kế hoạch tốt để tránh khỏi việc tiêu hết tiền, thì còn một rủi ro tiềm năng nữa, đó là sử dụng tiền cho mục đích khác chứ không phải là đảm bảo cho thu nhập tuổi già. Ở nhiều nước, nhiều người khi về hưu sử dụng tiền rút BHXH một lần để khởi nghiệp, mua nhà, hỗ trợ cho con đi du học, hoặc du lịch nước ngoài. Rất nhiều người trong số họ đã tiêu hết tiền chỉ trong một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu. Một ví dụ là Quỹ Bảo trợ NLĐ của Malaysia (EPF) thực hiện một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 70% thành viên của quỹ này tiêu sạch số tiền nhận một lần từ EPF trong vòng ba năm kể từ khi rút tiền một lần khi nghỉ hưu3. Do đó, những người này sẽ phải sống dựa vào tiền trợ cấp xã hội của Chính phủ dành cho người nghèo. Đây rõ ràng là một kết cục không mong đợi của cả NLĐ và Nhà nước. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ gánh chịu những hậu quả đó? Đầu tiên chính là NLĐ. Nhưng nhìn rộng ra, toàn bộ xã hội cũng phải gánh chịu hậu quả khi Nhà nước sẽ phải chi nhiều hơn cho trợ cấp xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt ở những nước áp dụng hưu trí xã hội trên cơ sở thẩm tra lương hưu/thu nhập. Vấn đề thứ ba đối với việc rút BHXH một lần là giá trị của khoản rút BHXH một lần luôn thấp hơn tổng giá trị của các khoản tiền hưu trí nhận được hàng tháng. Lý do là giá trị hiện tại ròng của các khoản lương hưu hàng tháng luôn trong hầu hết các trường hợp đều cao 2 Khái niệm tương trợ xã hội đề cập đến sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên có khả năng lao động và không có khả năng lao động trong xã hội, giữa nam và nữ, giữa người thu nhập cao và người thu nhập thấp hoặc không có thu nhập, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. 3 Zainal Abidin Mohd. Kassim, FIA, Pension Design and Marketing, The Annuity Malaysia Experience. 20
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA hơn khoản tiền nhận BHXH một lần. Giáo sư Norman Stein thuộc Đại học Drexel đã tính toán và cho thấy trung bình, khoản nhận tiền hưu trí một lần bao giờ cũng thấp hơn từ 15-20% so với tổng tiền lương hưu hàng tháng trong giai đoạn 20-30 năm4. ILO tại Việt Nam5 đã xây dựng một loạt các tính toán minh họa về tác động của việc hưởng BHXH một lần so với việc hưởng lương hưu hàng tháng trong 6 trường hợp tiêu biểu. Các trường hợp này bao gồm: 3 mức lương khác nhau (thấp, trung bình, cao) và 2 nhóm tuổi khác nhau (trẻ tuổi và lớn tuổi). Cụ thể như sau: Tiền lương Độ tuổi NLĐ trẻ tuổiNLĐ lớn tuổi 2.600.000 (thấp) 30-34 50-54 4.550.000 (trung bình) 30-34 50-54 9.100.000 (cao) 30-34 50-54 Ước tính mức hưởng BHXH một lần và giá trị hiện tại ròng của tổng số tiền lương hưu hàng tháng được xây dựng dựa trên giả định sau: Thu nhập đóng BHXH của NLĐ tăng bình quân 4%/năm; Tỷ lệ lạm phát (dùng để xác định mức bình quân thu nhập và để điều chỉnh lương hưu) là 2%/năm; Tỷ suất lợi nhuận đầu tư số tiền hưởng BHXH một lần là 5%/năm; Đồng thời, 6 trường hợp tiêu biểu trên đây cũng áp dụng giả định là NLĐ ngừng đóng BHXH sau 5 năm tham gia. Trong kịch bản hưởng BHXH một lần, NLĐ trong 6 trường hợp trên đây được giả định là sẽ hưởng BHXH một lần sau khi ngừng đóng 1 năm, và đem số tiền này đi đầu tư. Trong kịch bản hưởng lương hưu hàng tháng, NLĐ trong 6 trường hợp trên đây sẽ được hưởng lương hưu từ 60 tuổi trở đi, sau khi có đủ 5 năm đóng BHXH trở lên, tỷ lệ tích lũy bằng 1,5%/năm. NLĐ được hưởng 100% lương hưu tối thiểu sau khi đủ 20 năm đóng BHXH, được hưởng một phần lương hưu tối thiểu nếu đủ 5 năm nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH. 4 Trump Treasury Backtracks On Lump-Sum Pension Rules Meant To Protect Retirees, meant-to-protect-retirees/?sh=46fffd6268ed 5 ILO, 2019, Technical note on Social Security reform, un-published. 21
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nhóm đánh giá tính tỷ lệ tổng số tiền lương hưu (lũy kế) trên số tiền trợ cấp BHXH một lần (cộng lãi lũy kế đầu tư) của NLĐ ở các độ tuổi khác nhau. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1.0 thì có nghĩa là tổng số tiền lương hưu có giá trị nhỏ hơn so với số tiền trợ cấp BHXH một lần, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1.0 thì có nghĩa là tổng số tiền lương hưu có giá trị lớn hơn so với số tiền trợ cấp BHXH một lần. Hình dưới đây trình bày tỷ lệ so sánh này tại các độ tuổi khác nhau của NLĐ, cho cả 6 trường hợp tiêu biểu trên đây. Hình 1. Tỷ lệ so sánh giữa tổng số tiền lương hưu và số tiền hưởng BHXH một lần (đem đầu tư) Kết quả trên đây cho thấy thu nhập của NLĐ càng cao và tuổi của NLĐ càng trẻ thì việc hưởng BHXH một lần càng hấp dẫn đối với NLĐ. Điều này cũng chỉ ra rằng tổng lũy kế của số tiền hưởng BHXH một lần sẽ không đủ để bảo vệ thỏa đáng cho NLĐ trong hầu hết các trường hợp nếu xét đến kỳ vọng sống (thêm) của NLĐ tại thời điểm nghỉ hưu. 22
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2. BHXH MỘT LẦN Ở VIỆT NAM 2.1. Khuôn khổ về luật pháp Sự phát triển của các quy định về trả một lần thay cho lương hưu hàng tháng ở Việt Nam - sau đây gọi là bảo hiểm xã hội một lần - có thể được quan sát thấy trong các văn bản pháp luật khác nhau: . Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 (Quy định tạm thời về chế độ BHXH đối với công chức, viên chức Nhà nước): Đóng BHXH một lần có điều kiện mất sức lao động. Mức hưởng một lần được xác định bằng một tháng tiền lương cho một năm công tác. . Quy chế bảo hiểm xã hội ban hành ngày 26/01/1995: Người lao động nghỉ việc trước khi đủ tuổi hưởng lương hưu hàng tháng thì có thể rút BHXH một lần hoặc chờ đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu hàng tháng. Mức hưởng một lần được xác định bằng mỗi một năm tham gia BHXH được hưởng một tháng bình quân thu nhập đóng bảo hiểm BHXH. . Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (13/2006/L-CTN): có 5 trường hợp người đang tham gia BHXH được rút BHXH một lần: o Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện để hưởng lương hưu; o Ra nước ngoài để định cư; o Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; o Đã ngừng đóng BHXH từ 1 năm trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; o Quân nhân lực lượng vũ trang khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu; Mức hưởng một lần tăng từ một tháng lên một tháng rưỡi mức thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm tự nguyện khi đó mới được đưa vào cũng bao gồm điều khoản rút BHXH một lần, nhưng có một điểm hơi khác: . Luật BHXH 2014: Bổ sung NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo vào danh sách trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần và bãi bỏ việc cho phép rút BHXH một lần với trường hợp NLĐ ngừng đóng bảo hiểm xã hội một năm. . Nghị Quyết của Quốc hội số 93/2015/QH13 và sau đó là là Nghị định số 115/2017/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đã cho phép áp dụng lại việc rút BHXH một lần với trường hợp NLĐ ngừng đóng bảo hiểm xã hội một năm. 23
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bảng 1. Tóm tắt về các điều khoản rút BHXH một lần ở Việt Nam 1995 2006 2014 Decree Regulation SI law SI law 115 Trường hợp người đang tham gia BHXH được rút BHXH một lần Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện để hưởng lương hưu; Ra nước ngoài để định cư; Đã ngừng đóng BHXH từ 1 năm trở lên mà chưa đủ 20 Không cần năm đóng BHXH; chờ 1 năm Mức hưởng BHXH một lần = mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x (số năm BHXH trước năm 2014 * N + số năm BHXH sau năm 2014 * M) N (cho những năm trước 2014) 1 1.5 1.5 1.5 M (cho những năm sau 2014) 2 2 2.2. Phân tích số liệu Phần này phân tích một số phát hiện từ số liệu về tình hình hưởng BHXH một lần ở Việt Nam. Điểm đầu tiên là phần lớn các khoản chi trả BHXH một lần được thực hiện cho những thành viên vẫn chưa đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định hiện nay, BHXH đang chi trả BHXH một lần trong 5 trường hợp: (1) Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện để hưởng lương hưu; (2) Đã ngừng đóng BHXH từ 1 năm trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; (3) Ra nước ngoài để định cư; (4) Người mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng và (5) đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm cần thiết để được nhận tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Trong số các trường hợp trên, cho phép rút BHXH một lần với NLĐ ngừng đóng BHXH sau một năm là trường hợp đặc thù ở Việt Nam và thường hiếm khi thấy ở các quốc gia áp dụng chế độ BHXH cố định mức hưởng. Trong bảng 2 dưới đây, chi trả BHXH một lần cho nhóm lao động ngưng đóng sau một năm chiếm tỷ trọng vượt trội so với các loại rút BHXH một lần khác và có xu hướng tăng lên. 75% các trường hợp rút BHXH một lần trong giai đoạn 2016-2016 là rút do ngừng đóng BHXH một năm, và con số này tăng lên 84% trong giai đoạn 2016- 2019. Số người rút BHXH một lần khi đến tuổi về hưu nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH tối thiểu chiếm rất ít, chỉ chiếm có 1,7% giai đoạn 2016-2019. Điều này cho thấy nếu đóng BHXH là việc tích lũy đảm bảo an ninh thu nhập cho tuổi già thì phần lớn số tiền này chỉ sau một vài năm đã được sử dụng cho chi tiêu không cho mục đích đó. 24
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bảng 2. Các loại hưởng BHXH một lần từ 2013-2019 Loại thanh toán BHXH một lần 2013-2016 2016-2019 BHXH một lần khi nhận lương hưu tối đa (75%) 227.983 249.635 BHXH một lần khi về hưu không đủ điều kiện nhận lương hưu 20.491 46.060 Trợ cấp tuất một lần trong trường hợp NLĐ chết không phải do TNLĐ 131.343 80.443 BHXH một lần đối với trường hợp sau một năm không đóng BHXH 1.871.618 2.295.778 Các lý do khác 250.534 59.535 Tổng các loại 2.501.969 2.731.451 Tỷ trọng rút BHXH một lần sau một năm không đóng 75% 84% Nguồn: ILO tính toán trên số liệu của BHXH Thứ hai, xu hướng rút BHXH một lần rất khác nhau giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Đa số các trường hợp BHXH một lần sau một năm không tham gia BHXH là ở khu vực tư nhân (xem bảng 3 và hình 2 dưới đây). Ở khu vực Nhà nước, số trường hợp rút BHXH một lần không phổ biến, có thể do tính chất công việc ổn định. Rút BHXH một lần sau 1 năm không tham gia chiếm đến 92,9% tổng số các trường hợp rút BHXH ở khu vực tư nhân, con số này ở khu vực Nhà nước chỉ có 33,2%. Ngược lại, số người rút BHXH một lần vì lý do lương hưu đã đạt tối đa ở khu vực Nhà nước chiếm đến 45% tổng số các trường hợp, con số này ở khu vực tư nhân lại khiêm tốn ở mức 2,8%. Bảng 3. Chi trả BHXH một lần khu vực Nhà nước và tư nhân giai đoạn 2016-2019 Tư nhân Nhà nước Số lượt Tỷ lệ% Số lượt Tỷ lệ% BHXH một lần khi nhận lương hưu tối đa (75%) 65.550 2,8% 184.085 45,5% BHXH một lần khi về hưu không đủ điều kiện nhận 35.628 1,5% 10.432 2,6% lương hưu Trợ cấp tuất một lần trong trường hợp NLĐ chết không 29.418 1,3% 51.025 12,6% phải do TNLĐ BHXH một lần trường hợp sau 1 năm không đóng BHXH 2.161.396 92,9% 134.382 33,2% Các lý do khác* 34.977 1,5% 24.558 6,1% Tổng các loại 2.326.969 100,0% 404.482 100,0% Nguồn: ILO tính toán trên số liệu của BHXH 25
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 400.000 8.000 350.000 7.000 LS LS 300.000 6.000 250.000 5.000 200.000 4.000 RETIREMENT TERMINATION OF OF 150.000 3.000 100.000 2.000 NUMBER NUMBER 50.000 1.000 0 0 2016 2017 2018 2019 2016 2017 2018 2019 2016 2017 2018 2019 2016 2017 2018 2019 Public(F) Public(M) Private(F) Private(M) Termination LS Retirement LS Hình 2. Rút BHXH một lần sau 1 năm không tham gia và khi về hưu, khu vực tư nhân và Nhà nước Nguồn: Tính toán của ILO dựa trên số liệu BHXH Thứ ba, số liệu cho thấy hầu hết các trường hợp hưởng BHXH một lần là NLĐ trẻ, đa phần là phụ nữ. Hầu hết các trường hợp yêu cầu hưởng BHXH một lần là NLĐ trong khoảng 20-39 tuổi. Dường như NLĐ càng nhiều tuổi hơn thì càng nhận thức rõ ràng hơn về sự cần thiết của dòng thu nhập ổn định trong giai đoạn tuổi già, do đó có ít trường hợp yêu cầu hưởng BHXH một lần hơn so với nhóm lao động trẻ. Năm 2019, khoảng 69% trường hợp hưởng BHXH một lần là những lao động nữ gửi đơn yêu cầu trước 35 tuổi (Hình 2.7). Việc xin hưởng BHXH một lần sớm như vậy là xu hướng không nằm ngoài dự đoán, bởi chính ở giai đoạn tuổi trẻ này, hầu hết lao động trẻ quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Hệ thống BHXH bắt buộc được hình thành chính nhằm tránh việc giải quyết vấn đề tư duy ngắn hạn và để khuyến khích NLĐ đóng BHXH trước, không cần đợi đến khi tuổi già, vì khi đó có thể đã quá muộn để tích lũy nhằm đảm bảo mức lương hưu phù hợp. Mặc khác, nếu NLĐ không có kỳ vọng sẽ tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu, họ có thể có thêm động lực để yêu cầu hưởng BHXH một lần. 26
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Khu vực tư nhân 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 16 21 26 31 36 41 46 51 56 61 66 Term. LS (M) Term. LS (F) Pensioners (M) Pensioners (F) Khu vực Nhà nước 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 16 21 26 31 36 41 46 51 56 61 66 Term. LS (M) Term. LS (F) Pensioners (M) Pensioners (F) Hình 3. Rút BHXH một lần theo tuổi và giới tính ở Việt Nam năm 2019 Nguồn: Tính toán của ILO dựa trên số liệu BHXH 27
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.3. Những thảo luận và một số khía cạnh chính sách Người đang tham gia bảo hiểm xã hội có nên được lựa chọn nhận BHXH một lần, cả trước và khi nghỉ hưu không? Có nhiều ý kiến khác nhau trong cuộc tranh luận này. Nếu một mặt, những người ủng hộ phương án này cho rằng nhiều NLĐ đang tham gia bảo hiểm phải đối mặt với nhu cầu trước mắt và không đủ khả năng để lại phần đã đóng bảo hiểm xã hội để sau này đủ điều kiện hưởng lương hưu (một điều mà không nhiều người mong đợi do kinh nghiệm nghề nghiệp không ổn định của họ), mặt khác nhiều người cho rằng cách duy nhất để bảo vệ NLĐ ở tuổi già, giai đoạn dễ bị tổn thương hơn của cuộc đời, là đảm bảo họ có lương hưu khi nghỉ hưu, và điều này không nên phụ thuộc vào quyết định của NLĐ có rút BHXH một lần hay không trong các giai đoạn trước của cuộc đời đóng góp của họ. Rõ ràng là nhiều người, thậm chí ngay cả khi họ quan tâm đến nhu cầu tiết kiệm cho tuổi già, có thể buộc phải sử dụng "tiết kiệm" từ BHXH như một nguồn thanh khoản trong những thời điểm cần thiết. Ví dụ, phụ nữ dường như thường rút tiền của họ trong thời gian nghỉ sinh, chỉ ra thực tế là các khoản trợ cấp thai sản hiện tại không đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ. Có thể, sau 6 tháng nghỉ phép không có ai chăm sóc con nên họ quyết định nghỉ việc và sống dựa vào số tiền rút BHXH một lần cho đến khi con đủ lớn để đi nhà trẻ. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là khoản BHXH một lần vốn được thiết kế nhằm đảm bảo thu nhập cho những người này khi về già, đang bị sử dụng sai mục đích. Trong những trường hợp này, phụ nữ buộc phải hy sinh mục tiêu lâu dài nhằm đáp ứng khoảng trống tức thời trong việc hỗ trợ chăm sóc con cái. Họ không chỉ tích lũy ít hơn nam giới mà còn làm gián đoạn các khoản đóng góp của mình thường xuyên hơn, đó là lý do tại sao phụ nữ luôn nhận lương hưu thấp hơn nam giới ở Việt Nam. Điều này không tốt cho phụ nữ, cho gia đình, hay cho cả nền kinh tế do bị giảm lực lượng lao động. Để tránh việc sử dụng sai các khoản đóng góp BHXH, có chính sách khác nhau có thể cần thiết (một số trong số đó kết hợp với nhau), để giảm bớt hành vi này. Đồng thời, cần đảm bảo cho những người đang đóng BHXH tiếp cận với một tiêu chuẩn sinh kế tốt trong toàn bộ giai đoạn tham gia BHXH (kể cả trong những giai đoạn bất ổn như trong thời gian thất nghiệp hoặc sau khi sinh con). Đầu tiên, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của NLĐ về những bất lợi của việc sử dụng hình thức hưởng BHXH một lần. Cũng cần giải thích rằng, trên thực 28
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA tế, giá trị của khoản trợ cấp một lần thấp hơn lợi ích tổng thể mà họ sẽ nhận được với khoản chi trả định kỳ sau khi nghỉ hưu. Có nghĩa là, việc chọn BHXH một lần làm họ thiệt thòi hơn. Hơn nữa, điều quan trọng là NLĐ phải nhận thức được rằng các khoản đóng góp cho BHXH có mục tiêu giúp phân phối thu nhập của NLĐ dàn đều trong suốt cuộc đời. Ở một đất nước có tốc độ già hóa dân số nhanh như Việt Nam6, điều quan trọng là phải đảm bảo thu nhập khi về già, vì thế hệ tiếp theo nhiều khi không thể cùng một lúc chăm lo những người cao tuổi trong gia đình và con cái của họ. Do đó, tránh sử dụng BHXH một lần trước khi nghỉ hưu là chìa khóa để đảm bảo sự độc lập về kinh tế và các tiêu chuẩn cuộc sống tốt khi nghỉ hưu. Thứ hai, các quốc gia có thể đưa ra quy định cho phép có thể tiếp cận đến BHXH một lần trước khi nghỉ hưu mà không cần chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội. Một số nước cho phép tiết kiệm và rút tiền trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Ví dụ, ở Mỹ Latinh, NLĐ có thể chọn đóng góp bổ sung hàng tháng vào hệ thống để xây dựng “quỹ dự trữ” và sau một số năm sẽ được rút từ quỹ dự trữ này. Điều này cũng có thể được thực hiện trong toàn bộ giai đoạn đóng BHXH để NLĐ sẽ được hưởng một khoản tiền chi trả một lần bên cạnh lương hưu được chi trả hàng tháng. Thứ ba, cần tăng khả năng NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng cách giảm thời gian tối thiểu tham gia BHXH có thể mang lại cho NLĐ nhiều động lực hơn để tiếp tục giai đoạn đóng góp của họ. Ở Việt Nam hiện nay, quy định thời gian tối thiểu là 20 năm mới đủ điều kiện nhận lương hưu là quá dài. Nhiều NLĐ không kỳ vọng sẽ đóng đủ 20 năm, đặc biệt là với tỷ lệ cao nhóm lao động phi chính thức và lao động có việc làm biến động hiện nay. Theo tiêu chuẩn lao động quốc tế, thời gian đóng cần thiết để được nhận lương hưu không nên quá 15 năm. Nghị quyết 28-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa 12 đã chỉ đạo “cần có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần”7. Nghị quyết 28-NQ/TW cũng đã chỉ ra “Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để 6 Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi (15-59 tuổi) trên tỷ lệ người cao tuổi sẽ giảm từ 6,6 xuống 2,1 trong tương lai không xa. 7 Nghị Quyết 20-NQ/TW ngày 23/5/2018. 29
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội”. Một số quốc gia cũng có thể thực hiện đánh thuế trên khoản trợ cấp BHXH một lần. Tiền đóng BHXH được coi là khoản giảm trừ thuế đối với cả NLĐ và NSDLĐ, trong khi các khoản trợ cấp BHXH mà NLĐ được nhận thì không bị đánh thuế. Việc khấu trừ tiền đóng BHXH khỏi thu nhập chịu thuế thường được coi là một hình thức hoãn đánh thuế thu nhập, do lương hưu BHXH sẽ được trả trong tương lai và thường chịu mức thuế suất thấp hơn. Cơ chế ưu đãi thuế này được thiết lập để khuyến khích NLĐ và NSDLĐ đầu tư nhiều hơn cho tuổi già. Tuy nhiên, việc khấu trừ tiền đóng BHXH khỏi thu nhập chịu thuế, trong khi không đánh thuế trợ cấp BHXH một lần, là không hiệu quả và thiếu công bằng. Cho phép khấu trừ tiền đóng BHXH là một cơ chế ưu đãi thuế để khuyến khích tiết kiệm cho tuổi già; trong khi đó, việc không đánh thuế các trường hợp NLĐ hưởng BHXH một lần trước khi đến tuổi nghỉ hưu là trái với mục tiêu của cơ chế ưu đãi thuế nêu trên. Do đó, nếu đánh thuế trợ cấp BHXH một lần thì sẽ có tác dụng giảm các trường hợp NLĐ hưởng BHXH một lần trước khi nghỉ hưu 3. KẾT LUẬN Rút BHXH một lần là một đặc điểm thường xuất hiện trong các hệ thống tài khoản cá nhân và có đặc điểm thiết kế là cố định mức đóng hơn là trong hệ thống có tính chia sẻ, tương trợ và cố định mức hưởng như Việt Nam đang áp dụng. Hình thức này có một số điểm hạn chế, một mặt làm giảm thu nhập của người về hưu, mặt khác sẽ đặt ra những vấn đề về tính bền vững của hệ thống nếu tình trạng diễn ra ở mức độ lớn. Vì những vấn đề này diễn ra phổ biến ở nhiều hệ thống chi trả BHXH một lần, nên nhiều quốc gia đã đưa vào điều khoản bắt buộc người về hưu phải dùng tiền thanh toán BHXH một lần để mua niên kim từ khu vực tư nhân. Mục tiêu là cố gắng thực hiện những chi trả định kỳ cho người cao tuổi, giống như hệ thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là theo đó người về hưu phải thanh toán phí cho đơn vị trung gian để chịu rủi ro gắn với tuổi thọ và do vậy mức hưởng hàng tháng sẽ thấp hơn. 30
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Với thiết kế hiện nay, hệ thống BHXH ở Việt Nam có thể đảm bảo mức hưởng cố định cho người cao tuổi trong toàn bộ giai đoạn hưu trí, bất kể nó dài như thế nào. Đây là một đặc điểm rất quan trọng đối với Việt Nam - một quốc gia đang có tốc độ già hóa rất nhanh và tuổi thọ đang tăng nhanh hơn tuổi nghỉ hưu. Đặc điểm nổi trội này đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng rút BHXH một lần đang diễn ra với số lượng rất lớn và có xu hướng tăng lên hàng năm. Cho phép NLĐ hưởng BHXH một lần sẽ không có tác dụng khuyến khích họ tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mặc dù BHXH một lần có thể giải quyết được nhu cầu về tài chính ngay trước mắt của NLĐ, nhưng cũng tước đi của họ cơ hội được đảm bảo thu nhập khi đến tuổi về hưu, và sẽ tiếp tục tăng sức ép lên chính sách trợ giúp xã hội do ngân sách chi trả. Các thảo luận chính sách trong thời gian tới cần hướng đến các giải pháp thực tế và có hiệu quả để giải quyết hạn chế này. 31
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ILO (2019), Technical note on Social Security reform, unpublished. 2. Doan (2020), Technical note on extended data analysis of the gender impact assessment, submitted to ILO Hanoi Office, unpublished. 3. Betina Ramírez López and Camila Arza (2021), Adapting social insurance to women’s life courses: A gender impact assessment of Viet Nam. 4. Wharton's Olivia S. Mitchell - Loyola's Elizabeth Kennedy (2019), Lump-sum Pension Payments: Who Are the Winners and Losers?, truy cập ngày 14/3/2021 từ: 5. Ashlea Ebeling (2019), Trump Treasury Backtracks On Lump-Sum Pension Rules Meant To Protect Retirees, truy cập ngày 14/3/2021 từ: on-lump-sum-pension-rules-meant-to-protect-retirees/?sh=46fffd6268ed 6. ILO (2014), World Social Protection Report 2014/15: Building economic recovery, inclusive development and social justice, International Labour Office - Geneva: ILO, page 76. 7. Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH134. 8. Zainal Abidin - Mohd. Kassim (2003), Pension Design and Marketing, the Annuity Malaysia Experience, truy cập ngày 14/03/2021 từ: 32