Cán cân vãng lai của Việt Nam 2010 - 2015 và một số khuyến nghị chính sách giai đoạn 2016 - 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cán cân vãng lai của Việt Nam 2010 - 2015 và một số khuyến nghị chính sách giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- can_can_vang_lai_cua_viet_nam_2010_2015_va_mot_so_khuyen_ngh.pdf
Nội dung text: Cán cân vãng lai của Việt Nam 2010 - 2015 và một số khuyến nghị chính sách giai đoạn 2016 - 2020
- CÁN CÂN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM 2010 - 2015 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 PGS.TS. Đặng Ngọc Đức1 NCS. ThS. Đỗ Thị Thu Thủy2 ThS. Vũ Duy Thành3 Tóm tắt Thâm hụt cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế (BOP) luôn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và các hoạt động kinh tế - tài chính đối ngoại của các nước, do vậy luôn được cố gắng thực hiện cân bằng. Có 3 trường phái tiếp cận sự cân bằng BOP, gồm:(1) Trường phái tiếp cận từ Hệ số co giãn (The Elasticsity Approach); (2) Trường phái tiếp cận từ Chi tiêu (The Absorption Approach); (3) Trường phái tiếp cận Tiền tệ (The Monetary Approach). Thực chất, đây là những nghiên cứu từ những giác độ khác nhau về tác động của việc phá giá nội tệ đến trạng thái của cán cân vãng lai hay cán cân thương mại nhằm đưa ra những khuyến cáo để thiết lập sự cân bằng của BOP, đặc biệt trong trạng thái thâm hụt. Đối với Việt Nam, kết thúc giai đoạn thâm hụt nghiêm trọng 2002 - 2011, bắt đầu từ 2012 thặng dư vãng lai đã bắt đầu xuất hiện và được duy trì đến năm 2015, góp phần cải thiện tích cực BOP của Việt Nam. Bài học kinh nghiệm về cơ sở khoa học và thực tế của những sự điều chỉnh đã được áp dụng trong giai đoạn này để ngăn chặn thâm hụt thương mại và vãng lai, hướng tới sự cân bằng tích cực và bền vững BOP của Việt Nam trong thời gian tới là rất quan trọng. Dựa trên khung lý thuyết về các phương pháp tiếp cận cân bằng BOP, bài viết sẽ tập trung nhận diện, phân tích và đánh giá các biện pháp cân bằng được áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, trình bày một số khuyến nghị chính sách nhằm củng cố và duy trì sự cân bằng bền vững của cán cân thương mại (Trade Balance) và BOP của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Từ khóa: cán cân vãng lai, cán cân thương mại, phá giá tiền tệ, điều kiện Marshall - Lerner 1. Đặt vấn đề 1, 2, 3 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: dangocduc68@yahoo.com 3
- Năm 2007 là mốc thời gian Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong năm này, BOP của Việt Nam đã thặng dư 10,2 tỷ USD, song cũng là năm bắt đầu một thời kỳ thâm hụt vãng lai (Current Account Deficit) ở mức kỷ lục 2008 - 2010. Hình 1 cũng cho thấy, thời kỳ thâm hụt vãng lai nghiêm trọng này bắt đầu năm 2007 ở mức 6,99 tỷ USD tương đương với 9,8% GDP và mức thâm hụt cao nhất là năm 2008 đã tăng lên trên 10,79 tỷ USD tương đương với 11,9% GDP. Hình 1. Diễn biến cán cân thanh toán quốc tế giai đoạn 2000 - 2015 Đơn vị: Triệu USD Cán cân thanh toán quốc tế giai đoạn 2000- 2015 20000.00 10000.00 0.00 -10000.00 -20000.00 Cán cân vãng lai cán cân vốn sai sót Cán cân Tổng thể Nguồn: IMF và NHNN Việt Nam, 2015 Sang năm 2011, thâm hụt vãng lai đã giảm xuống còn ở mức 0,7 tỷ USD tương đương khoảng 0,5% GDP và bắt đầu từ 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đã thặng dư 9,3 tỷ USD và cùng với thặng dư của cán cân vốn, tạo thành thặng dư kép của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam. Tình trạng thâm hụt nghiêm trọng của cán cân vãng lai của Việt Nam dường như đã được khắc phục và trạng thái thặng dư đã được duy trì trong suốt 4 năm gần đây 2012 - 2015. Điều này có thể coi là một thành công rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh sự hồi phục không chắc chắn của nền kinh tế các nước, diễn biến phức tạp của tình hình tài chính quốc tế, khủng hoảng nợ công và những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu và nhiều nước khác. Trước những diễn biến và sự cải thiện tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam 2012 - 2015, nhiều chuyên gia tài chính cũng như các nhà quản lý đã phân tích, đánh giá và cho rằng diễn biến tích cực nói trên là do Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá, điều tiết cung - cầu tiền tệ, tăng trưởng tín dụng được áp dụng từ năm 2011. Trong khi quan điểm của một số nhà khoa học và quản lý khác lại cho rằng nhờ sự gia tăng chi tiêu chính phủ để kích thích đầu tư, cứu trợ doanh nghiệp, các 4
- chính sách nới lỏng chi tiêu, đầu tư công mới chính là những yếu tố quan trọng. Từ những diễn biến thực tế của tình hình thâm hụt vãng lai và thương mại của Việt Nam giai đoạn trước năm 2011 và sự chuyển sang trạng thái thặng dư được duy trì trong giai đoạn 2012 - 2014 nhưng đã giảm mạnh vào năm 2015; trước dự báo khó khăn về nền kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016, khả năng tăng lãi suất đồng Đô la Mỹ (USD) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tác động việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định TPP, nhiều chuyên gia cho rằng áp lực tiếp tục phá giá Đồng Việt Nam (USD/VND) là không nhỏ, tình trạng thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai sẽ xuất hiện trở lại từ năm 2016. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá các biện pháp điều chỉnh thâm hụt vãng lai, chủ yếu là thâm hụt thương mại, được áp dụng từ năm 2011 dựa theo các phương pháp tiếp cận BOP để rút kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị chính sách, góp phần củng cố và duy trì sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn hơn của giai đoạn hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế 2016 - 2020. 2. Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 . Khung lý thuyết Đã có nhiều bài viết phân tích và phản biện chính sách về chủ đề cân bằng vãng lai và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam như: ThS. Đỗ Hạnh Nguyên (2014), Nhận diện cán cân thương mại của Việt Nam; Minh Ngọc (2013), Những thách thức với cán cân thanh toán 2013; Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy (2012), Các giải pháp cân bằng cán cân vãng lai của Việt Nam; Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi và Vũ Trung Điền (2011), Tái cơ cấu nền kinh tế và giảm thâm hụt thương mại: Việc lựa chọn ngành trọng điểm, Tuy nhiên, với mục đích phân tích và đánh giá về các biện pháp, chính sách điều chỉnh để cân bằng BOP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, khung lý thuyết áp dụng là các phương pháp tiếp cận BOP, cụ thể: Phương pháp tiếp cận theo hệ số co giãn lần đầu tiên được thực hiện bởi Alfred Marshall (1923) và Abba Lerner (1944), sau đó được phát triển bởi Joan Robinson (1937) và Fritz Machlup (1939, 1955). Với những giả thiết về sự cân bằng và độ co giãn của cầu (d) hàng hoá xuất và nhập khẩu, phương pháp tiếp cận này chỉ ra hai tác động ngược chiều của sự phá giá tiền tệ lên cán cân vãng lai hoặc là giảm thâm hụt hoặc là làm cho tình trạng thâm hụt sẽ trầm trọng hơn. Một trong những kết luận quan trọng nhất chính là điều kiện Marshall - Lerner, được phát biểu rằng để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại thì giá trị của tổng hai độ co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu (dx) và nhập khẩu (dm) phải lớn hơn 1 5
- (dx+dm > 1). Tuy nhiên, kiểm nghiệm thực tế cho thấy điều kiện này không đúng trong ngắn hạn, thậm chí trong khoảng từ 6 đến 12 tháng, ở nhiều nước việc phá giá tiền tệ còn làm cho tình trạng của cán cân thương mại xấu đi. Chỉ đến khi độ co giãn dx và dm phát huy tác đụng, tức là đến khi người tiêu dùng bắt đầu điều chỉnh thói quen tiêu dùng theo giá mới cũng như người sản xuất đủ thời gian khắc phục độ trễ, cán cân thương mại mới được cải thiện (Hiệu ứng tuyến J). Phương pháp tiếp cận theo chi tiêu (Absorption Approach) được coi là ưu việt hơn phương pháp tiếp cận theo độ co giãn khi khắc phục được hạn chế của giả thiết về sự cân bằng và độ co giãn của cầu hàng hóa xuất và nhập khẩu. Nghiên cứu của Alexander (1952) đã phân tích tác động sự thay đổi của khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu đối với thu nhập quốc dân và chi tiêu trong nước khi thực hiện phá giá tiền tệ. Từ sự mất cân bằng tài khoản vãng lai (X-M) được xét như là sự chênh lệch giữa thu nhập quốc dân (Y=C+I+G+X-M) và mức chi tiêu trong nước (A=C+I+G) vì (Y- A)=(X-M), đã đi đến nhận định rằng hiệu ứng phá giá tiền tệ đối với tài khoản vãng lai sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động đến thu nhập quốc dân và mức chi tiêu trong nước, do vậy sẽ tác động đến cán cân vãng lai. Nếu phá giá tiền tệ làm thu nhập quốc dân tăng so với chi tiêu trong nước thì cán cân vãng lai sẽ được cải thiện và ngược lại. Do vậy, trước khi thực hiện phá giá nội tệ cần nghiên cứu kỹ 3 yếu tố như là các điều kiện để đảm bảo rằng phá giá tiền tệ có tác động tích cực đến cán cân vãng lai: (1) khuynh hướng chi tiêu cận biên (a) lớn hơn hay nhỏ hơn 1; (2) sự thay đổi thu nhập (dY); (3) tác động thay đổi của chi tiêu trực tiếp trong nước (dAd). Cụ thể, điều kiện để phá giá nội tệ cải thiện cán cân vãng lai là: (1-a)*dY > dAd . Điều này có nghĩa là, bất cứ sự thay đổi trong thu nhập không được dành cho chi tiêu phải lớn hơn sự thay đổi trong chi tiêu trực tiếp trong nước. Hơn nữa, điều kiện trên còn phải được kiểm nghiệm trong hai điều kiện khác nhau của nền kinh tế: (1) ở mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công (Y=Y* và E=E*); (2) sản lượng có thể tăng thêm và chưa toàn dụng nhân công (Y<Y* và E<E*). Tuy nhiên, đây là điều rất khó khăn đối với nhiều nước, những quốc gia chưa xác định rõ mô hình tăng trưởng và hạn chế về số liệu thống kê. Hai phương pháp tiếp cận này sẽ được sử dụng làm cơ sở đánh giá tác động của phá giá tiền tệ và gia tăng trong chi tiêu của chính phủ, tăng đầu tư công và kích thích tổng cầu trong thời gian tới sự cải thiện của cán cân thương mại và BOP của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Phương pháp tiếp cận tiền tệ (The Monetary Approach), được công bố bởi Marina Whitman (1975), Jacob Frenkel và Harry Johnson (1976), cho rằng sự thay đổi 6
- trạng thái của BOP và biến động của tỷ giá là kết quả của sự thay đổi trong cung - cầu tiền bởi lẽ thay đổi về cung - cầu tiền sẽ tác động lên lãi suất, tổng đầu tư, do vậy sẽ tác động đến tổng cầu, tốc độ tăng trưởng của GDP, mặt bằng giá cả, tỷ giá và BOP. Sự cân bằng giữa cung tiền tệ (Ms=m(DC+IR)) và cầu tiền tệ (Md= k.E.P*.Yr) có thể biểu diễn thành k.E.P*.Yr = m (DC + IR) trong đó: k là hằng số; P* là mức giá cân bằng; Yr là thu nhập thực tế, DC là tín dụng trong nước và IR là dự trữ quốc tế. Trong điều kiện tỷ giá cố định (tỷ giá danh nghĩa En không thay đổi), dự trữ quốc tế (IR) phải thay đổi để duy trì trạng thái cân bằng và BOP cũng phải điều chỉnh khi có bất kỳ sự mất cân bằng nào xảy ra trên thị trường tiền tệ. Mỗi khi tăng mức cung tiền (Ms) thông qua tăng trưởng tín dụng (DC), vượt quá cầu tiền sẽ gây áp lực mất giá đồng nội tệ thì ngân hàng trung ương (NHTƯ) sẽ phải bán ngoại tệ và làm cho IR giảm xuống cho đến khi Ms = Md. Nói cách khác, việc gia tăng Ms trong điều kiện En cố định sẽ làm tăng thâm hụt thương mại. Ngược lại, trong điều kiện En thả nổi và IR không thay đổi, En sẽ tự điều chỉnh để loại bỏ sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Đây cũng là điều kiện cơ bản để phân tích những điều chỉnh về tiền tệ trong mối liên hệ với diễn biến về cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Như vậy có thể thấy, mặc dù có sự khác biệt nhất định song về cơ bản các phương pháp tiếp cận trên đây cho thấy tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai hay cán cân thương mại nói riêng có thể được cải thiện thông qua sự điều chỉnh về tỷ giá, thu nhập và chi tiêu cũng như điều chỉnh về cung - cầu tiền tệ. Tuy nhiên, những sự điều chỉnh này luôn được vận hành đồng bộ và trong mối quan hệ ràng buộc với những điều kiện nhất của nền kinh tế mới có thể đạt được mục tiêu nhất định và hạn chế những tác động không mong muốn. 2.2 . Phương pháp nghiên cứu Dựa trên khung lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu như so sánh, tổng hợp, phân tích định tính kết hợp với định lượng được sử dụng để đánh giá tác động của phá giá tiền tệ, các biện pháp tăng chi tiêu chính phủ và điều tiết cung cầu tiền tệ đã được áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2015. 3. Diễn biến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Như đã khái quát trên đây, diễn biến của cán cân vãng lai trong giai đoạn 2002 - 2015 có thể chia thành 2 thời kỳ thâm hụt 2002 - 2011 và thời kỳ thặng dư 2012 - 2015 (Hình 2). Hình 2. Diễn biến cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Đơn vị tính: Triệu USD 7
- Cán cân vãng lai giai đoạn 2000-2015 20000.00 10000.00 0.00 -10000.00 -20000.00 Cán cân thương mại Cán cân vãng lai Nguồn: IMF và NHNN, 2015 Thời kỳ thâm hụt 2002 - 2011, cán cân vãng lai của Việt Nam luôn ở tình trạng thâm hụt và nghiêm trọng nhất là những năm 2007 - 2010, đạt kỷ lục vào năm 2008 đến mức 10,8 tỷ USD tương đương với 11,8% GDP, sau đó thâm hụt giảm dần và đến năm 2011 thâm hụt vãng lai còn ở mức 0,7 tỷ USD và chiếm 0,5% GDP. Thời kỳ thặng dư 2012 - 2015. Kết thúc năm 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu thặng dư 9,3 tỷ USD và cùng với thặng dư của cán cân vốn, tạo thành thặng dư kép của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam năm 2012. Sang năm 2013 thặng dư vãng lai lớn hơn và đạt mức 9.5 tỷ USD tương đương với 5,9% GDP, do vậy không chỉ bù đắp được thâm hụt của cán cân vốn mà còn làm cho cán cân thanh toán tổng thể vẫn thặng dư ở mức 0,863 tỷ USD. Năm 2014, thặng dư vãng lai được ghi nhận là 8,52 tỷ USD, tương đương 4,5% GDP còn năm 2015 mức thặng dư vãng lai giảm xuống còn 0,9 tỷ USD, chiếm 0,44% GDP (Hình 2). Hình 3. Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2000 - 2015 Đơn vị: triệu USD Cán cân thương mại giai đoạn 2000- 2015 200000.00 150000.00 100000.00 50000.00 0.00 -50000.00 Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Nguồn: IMF và NHNN Không nằm ngoài quy luật chung, thâm hụt vãng lai trong giai đoạn 2002 - 2011 ở Việt Nam phần lớn là do thâm hụt của cán cân thương mại. Mặc dù kim ngạch xuất 8
- nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng, khoảng 19%/năm tương ứng từ 46% GDP năm 2001 lên tới 78% GDP năm 2011, song nhập khẩu đã tăng ở mức cao hơn từ 49% lên đến 86% GDP trong cùng thời kỳ làm cho cán cân thương mại trong giai đoạn này luôn ở tình trạng thâm hụt. Nhập siêu bắt đầu tăng nhanh kể từ năm 2003 ở mức 12,9% GDP và đạt mức 14,1 tỷ USD, tức gần 20% GDP vào năm 2008, sau 2 năm khi Việt Nam gia nhập WTO. Tình trạng nhập siêu tiếp tục duy trì tăng ở các năm tiếp theo trung bình từ 9,1% tới mức 14,7% GDP tương ứng với các giai đoạn 2002 - 2005 và 2006 - 2011. Điều cần nhấn mạnh là thâm hụt thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2011 đã được coi là một trong những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng ở mức cao và kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và gây áp lực cho chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN). Do cơ cấu nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước nên nhập siêu đã làm tăng mặt bằng giá cả và mặt bằng giá cả Việt Nam còn bị đẩy tăng lên do ảnh hưởng tăng giá hay lạm phát ở nước ngoài. Hơn nữa, nhập siêu còn tạo áp lực lên cung - cầu ngoại tệ và phá giá nội tệ, tăng gánh nặng nợ nước ngoài và ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống xã hội. Đến năm 2012 cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ chuyển sang trạng thái thặng dư khoảng 8,71 tỷ USD và bắt đầu cho giai đoạn thặng dư 2012 - 2015. Có thể thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều 2012 đạt khoảng 220,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18,2%, trong khi kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 105,8 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Đến năm 2013, năm thứ hai liên tiếp nước ta có thặng dư thương mại, ước đạt 8,3 tỷ USD, kim ngạch xuất, nhập khẩu đều đạt mức tăng rất cao so với năm 2012, tương ứng ở mức 132,1 tỷ USD và 123,3 tỷ USD. Trạng thái thặng dư thương mại vẫn được tiếp tục duy trì trong năm 2014 và năm 2015 tương ứng là 11,9 tỷ USD hay 6,3% GDP và 7,39 tỷ USD hay 3,6% GDP. Thặng dư của cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam mới xuất hiện và duy trì giai đoạn 2012 - 2015, chưa thể nói là ổn định4 nhưng sự thay đổi trạng thái này là rất quan trọng và rất được quan tâm. Trước hết, vì khi chuyển từ thâm hụt triền miên sang thặng dư đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể. Thứ hai, có sự khác nhau trong nhận định về các biện pháp đã áp dụng để mang lại kết quả thặng dư 2012 - 2015. Cụ thể, một số quan điểm cho rằng, đây là kết quả của những biện pháp điều chỉnh về mức cung tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là nâng 4 IMF dự báo thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam sẽ trở lại trạng thái thâm hụt năm 2016. 9
- tỷ giá tăng 9,3% vào tháng 2/20115. Một số người còn cho rằng cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam đã diễn biến theo đúng đường cong tuyến J và được cải thiện từ năm 2012. Trong khi một số chuyên gia khác cho rằng, đây là kết quả của những biện pháp gia tăng chi tiêu và kích cầu từ năm 2009 - 20136 với rất nhiều các gói cứu trợ doanh nghiệp phục hồi nền kinh tế, kích thích tiêu dùng, tăng chi tiêu và đầu tư công, Hãy coi hai nhận định trên đây là những giả thuyết và phần nội dung tiếp theo của bài viết sẽ tiến hành kiểm định các giả thuyết đó, góp phần đánh giá chính xác hơn tác động của những biện pháp điều chỉnh đã áp dụng trong thời gian qua. 4. Đánh giá sự điều chỉnh cán cân vãng lai của Việt Nam thông qua các trường phái tiếp cận cán cân thanh toán quốc tế 4.1 . Đánh giá theo Trường phái độ co giãn 4.1.1 . Kiểm định điều kiện Marshall - Lerner ở Việt Nam Mô hình định lượng lý thuyết Áp dụng nghiên cứu của Body và cộng sự (2001) đã kiểm tra điều kiện Marshall- Lerner theo mô hình tỷ lệ xuất nhập khẩu song phương theo thu nhập của hai quốc gia và tỷ giá thực. PXtt Xuất phát từ tỷ lệ xuất nhập khẩu: TBt * (1) PSMt t t * Trong đó: XMtt, là xuất khẩu và nhập khẩu danh nghĩa, PPtt, là mức giá nội địa và giá quốc gia đối tác, St là tỷ giá danh nghĩa. Phương trình (1) tương đương: * ln TBt ln X t ln M t ln S t ln P t ln P t (2) ln TBt ln X t ln M t ln RER t Trong đó, RERt là tỷ giá thực giữa hai quốc gia. Mô hình đánh giá hệ số co giãn của xuất nhập khẩu theo tỷ giá 5 Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mở rộng tín dụng tiêu dùng, giảm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay, tăng tổng phương tiện thanh toán, 6 Riêng năm 2009 tổng số tiền hỗ trợ đã là 160.000 tỷ VND; năm 2012 thêm 29.000 tỷ VND; năm 2013 gói kích cầu bất động sản 30.000 tỷ VND. Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp như giãn, giảm thuế thu nhập, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài đối với các đối tượng ưu tiên. 10
- * ln Xt x x ln Y t x ln Y t x ln RER t xt (3) * ln Mt m m ln Y t m ln Y t m ln RER t mt * Trong mô hình trên, YYtt, là thu nhập của hai quốc gia, xm, chính là độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu theo tỷ giá thực, xt, mt là phần dư của hai mô hình trên tại thời điểm t. Ghép hai mô hình xuất khẩu và nhập khẩu ở trên vào phương trình (2) được mô hình mới. * ln TBt xm xmtxmt ln Y ln Y xm 1 ln RER txtmt * ln TBt ln Y t ln Y t ln( RER t ) t (4) Theo điều kiện Marshall - Lerner, việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại thì giá trị của tổng hai độ co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều này tương đương với hệ số trong mô hình (4) lớn hơn 0. Mô hình thực nghiệm Căn cứ vào mô hình lý thuyết nêu trên, mô hình thực nghiệm để kiểm tra điều kiện Marshall - Lerner đối với Việt Nam sẽ sử dụng các biến số xuất nhập khẩu song phương, tổng sản phẩm quốc dân của hai nước và tỷ giá thực như sau: X t ln ln GDPVt ln GDPO t ln RER t t (4) Mt Trong đó, X t là xuất khẩu của Việt Nam đi quốc gia đối tác, M t là nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia đối tác, GDPVtt, GDPO là tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam và quốc gia đối tác, RERt là tỷ giá thực song phương giữa hai quốc gia. Để kiểm định và đánh giá tính hiệu quả của việc phá giá nội tệ (USD/VND), mô hình sẽ đi kiểm tra hệ số của chung các quốc gia theo mô hình hồi quy số liệu mảng (panel data) có hiệu chỉnh phương sai robust. Kết quả kiểm định điều kiện Marshall - Lerner Nghiên cứu sử dụng số liệu của 17 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu cao đối với Việt Nam căn cứ vào số liệu thống kê thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, số liệu vĩ mô và tài chính của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OECD và tổng cục thống kê của các quốc gia. Thời gian nghiên cứu từ quý I năm 2010 đến quý II năm 2015. Trong kết quả Bảng 1, kí hiệu (I) là mô hình số 11
- liệu mảng với ảnh hưởng cố định như dạng mô hình (4) ở trên, (II) là mô hình hồi quy số liệu mảng với ảnh hưởng ngẫu nhiên, (III) là mô hình số liệu mảng với ảnh hưởng cố định thêm vào biến giả năm để lọc bỏ biến động riêng của từng năm, (IV) là mô hình số liệu mảng với ảnh hưởng ngẫu nhiên có bổ sung biến giả năm, (V) là mô hình số liệu mảng với ảnh hưởng ngẫu nhiên có bổ sung cả biến giả năm và biến giả khu vực. Trong đó khu vực được chia làm 4 vùng: Bắc Mỹ, châu Âu, các quốc gia châu Á ngoài ASEAN và Mỹ Latinh, các quốc gia ASEAN. Kết quả hồi quy kiểm định điều kiện Marshall chung như sau: Bảng 1. Kết quả hồi quy các mô hình kiểm tra điều kiện Marshall - Lerner Hệ số (I) (II) (III) (IV) (V) 0.463 0.461 0.307 0.304 0.356 0.771* 0.244 0.716 0.243 0.235 0.512* 0.266 0.629* 0.272 0.261 Trong đó: * có ý nghĩa ở mức 10%, 5% và 1% Kết quả các mô hình cho thấy cả ba hệ số ,, đều mang giá trị dương. Trong đó, cụ thể, kiểm định Hausman giữa mô hình (I) và (II) với mức xác suất của kiểm định là 0.641, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sẽ được lựa chọn để phân tích và kiểm tra điều kiện Marshall - Lerner. Kết quả cho thấy, ở mô hình (II) khi không tính đến ảnh hưởng riêng của các năm và từng khu vực thì cả GDP Việt Nam và quốc gia đối tác đều có ý nghĩa thúc đẩy tỷ lệ xuất nhập khẩu của Việt Nam hay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các quốc gia đối tác đang làm cho xuất khẩu tăng nhanh tương đối so với nhập khẩu và cho thấy nhân tố tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 thực sự là nhân tố giúp cải thiện cán cân thương mại. Ở mô hình (IV) và (V), khi lọc đi ảnh hưởng riêng của từng năm và từng khu vực kinh tế, các kết quả cho thấy ý nghĩa tương tự như mô hình (II). Tuy nhiên, hai mô hình này chỉ ra tỷ lệ xuất nhập khẩu của Việt Nam thực sự được thúc đẩy từ tăng trưởng kinh tế các nước đối tác trong khi tăng trưởng kinh tế trong nước chưa có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, điểm sáng trong nghiên cứu chính là việc các mô hình đều đưa ra bằng chứng có ý nghĩa về hệ số . Hệ số này trong cả năm mô hình đều có ý nghĩa thống kê, nhận giá trị dương và đặc biệt, trong ba mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, hệ số này đều có ý nghĩa ở mức rất chặt. Do đó, đây là kết quả vững chắc khẳng định điều 12
- kiện Marshall - Lerner hay phá giá tiền tệ ở Việt Nam có ý nghĩa tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam. Nếu xem ảnh hưởng của các tỷ giá thực trong quá khứ. Bảng kết quả sau đây kiểm tra điều kiện Marshall - Lerner với trễ của tỷ giá từ 1 đến 4 quý trước. Bảng 2. Kiểm tra điều kiện Marshall - Lerner Hệ số (I) (II) (III) (IV) (V) Trễ 1 quý 0.504 0.263 0.511 0.261 0.256 Trễ 2 quý 0.464 0.270 0.383 0.250 0.251 Trễ 3 quý 0.421 0.266 0.123 0.234 0.238 Trễ 4 quý 0.488 0.265 0.282 0.250 0.250* Trong đó: * có ý nghĩa ở mức 10%, 5% và 1% Kết quả cho thấy, với giả định rằng khi tỷ giá thay đổi, cần một, hai, ba hay bốn quý sau mới phản ứng vào cán cân thương mại, thì với các mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, các kết quả đều chỉ ra rằng, phá giá nội tệ (USD/VND) có ảnh hưởng tích cực đến cải thiện cán cân thanh toán, nói cách khác, tăng tỷ giá thực sẽ làm xuất khẩu tăng nhanh hơn tương đối so với nhập khẩu. 4.1.2 . Tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với cán cân thương mại Việt Nam Tiếp cận đồng tích hợp cho số liệu mảng và phương pháp ước lượng trung bình nhóm gộp (PMG) Để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá lên cán cân thương mại, nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình ước lượng trung bình nhóm gộp (PMG) vì những đặc điểm quan trọng như sau: - Phương pháp PMG phù hợp với số liệu dạng mảng, đưa ra các ước lượng trong dài hạn hiệu quả hơn. - Cho phép có sự khác biệt về tham số trong ngắn hạn giữa các nhóm trong khi tham số trong dài hạn đồng nhất giữa các nhóm. - Phương pháp phân tích được cả điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn, đánh giá được độ co giãn trong dài hạn và xác định tốc độ điều chỉnh trong ngắn hạn. Để thực hiện được ước lượng mô hình theo phương pháp PMG, các biến được phân tích trong dài hạn phải có tính đồng tích hợp. Do đó, trước khi tiến hành hồi quy 13
- PMG, các biến số sẽ được kiểm tra tính dừng theo kiểm định Fisher (Maddala và Wu, 1999), nếu các biến số đều tích hợp bậc 1, thì sẽ sử dụng kiểm định Westerlund (2007) để kiểm định tính đồng tích hợp của các biến số. Mô hình thực nghiệm Trong trường hợp đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, mô hình PMG có dạng như sau: ln TBit i1 ln( GDPV iti ) 2 ln( GDPO iti ) 3 ln( REX itiit ) E , 1 iit Ei, t 1 ln TB i , t 1 1 ln( GDPV it ) 2 ln( GDPO it ) 3 ln( REX it ) Trong đó, các hệ số 1,, 2 3 thể hiện hồi quy dài hạn của tỷ lệ xuất nhập khẩu theo GDP và tỷ giá, i1,, i 2 i 3 thể hiện mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến số trên, i thể hiện tốc độ điều chỉnh sai số của kỳ trước trong kỳ hiện tại, i, it là các sai số ngắn hạn quan sát được và không quan sát được. Kết quả phân tích Thực hiện kiểm định ADF và Philips Perron cho số liệu mảng để kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu, kết quả được trình bày trong Bảng 3 như sau: Bảng 3. Mức xác suất của các kiểm định tính dừng đối với các biến Kiếm định ADF Kiểm định PP Biến số Không có Có xu thế Không có Có xu thế xu thế xu thế Ln(TB) 0.0000 0.0004 0.0000 0.0000 Ln(GDPV) 1.0000 1.0000 0.9922 0.0240 Ln(GDPO) 0.4966 0.4706 0.1813 0.0655* Ln(REX) 0.9974 0.0207 1.0000 0.6722 D(Ln(TB)) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 D(Ln(GDPV)) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 D(Ln(GDPO)) 0.0011 0.2076 0.0000 0.0000 D(Ln(REX)) 0.0052 0.0520* 0.0000 0.0000 Trong đó: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Kết quả kiểm định cho thấy, các biến giải thích trong mô hình đều không dừng, biến phụ thuộc Ln(TB) dừng nhưng kiểm định dừng xu thế có ý nghĩa, trong khi, sai phân của các biến trong mô hình đều dừng với mức ý nghĩa rất chặt. Như vậy, có đủ 14
- điều kiện để kiểm định tính đồng tích hợp giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích. Kết quả kiểm định Bảng 4 như sau: Bảng 4. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định Westerlund Biến giải Biến phụ thuộc: Ln(TB) thích Gt G Pt P Ln(GDPV) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Ln(GDPO) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Ln(REX) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Trong đó: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Kết quả kiểm định đồng tích hợp cho thấy, cả bốn kiểm định trong kiểm định Westerlund đều khẳng định giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích có mối quan hệ đồng tích hợp ở mức ý nghĩa rất chặt. Như vậy, các biến số đã đạt yêu cầu để chạy mô hình PMG. Kết quả ước lượng mô hình như trong Bảng 5: Bảng 5. Kết quả mô hình PMG đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn Biến số Hệ số Biến số Hệ số Tác động dài hạn Tác động ngắn hạn Ln(GDPV) 0.906 Et 1 -0.777 Ln(GDPO) 0.304* D(Ln(GDPV)) -0.516* Ln(REX) 1.04 D(Ln(GDPO)) -12.335 D(Ln(REX)) -0.096 Trong đó: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Kết quả mô hình cho thấy, trong dài hạn, ảnh hưởng của các tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đối tác thương mại chiến lược có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy cải thiện tương đối cán cân thanh toán, tăng trưởng trong nước cũng có tác động tương tự, tuy nhiên ảnh hưởng thúc đẩy này ít có ý nghĩa. Hệ số của tỷ giá (1.04) một lần nữa khẳng định điều kiện Marshall - Lerner, mức ý nghĩa thống kê chặt hàm ý phá giá nội tệ (USD/VND) thực sự có hiệu ứng cải thiện cán cân thương mại song phương, và là cơ sở để cải thiện cán cân thương mại tổng thể. Đối với tác động điều chỉnh trong ngắn hạn, có thể nhận thấy một vài điểm đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, cú sốc làm tăng tỷ lệ xuất nhập khẩu kỳ trước sẽ được điều chỉnh giảm rất nhanh trong kỳ tiếp theo (hệ số điều chỉnh bằng -0.777). Điều này cho 15
- thấy, việc thúc đẩy cải thiện cán cân thương mại có hiệu quả nhưng nếu không có giải pháp thúc đẩy liên tục, tốc độ tăng tương đối của xuất khẩu so với nhập khẩu sẽ được điều chỉnh giảm rất nhanh hay nói cách khác, các giải pháp cải thiện cán cân thương mại trong thời gian qua chưa thực sự bền vững. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế trong nước có hiệu quả cải thiện cán cân thương mại, nhưng tăng trưởng nóng sẽ làm suy giảm tốc độ tăng tương đối của xuất khẩu so với nhập khẩu hay ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại, hệ số tác động ngắn hạn của biến động GDP trong nước (- 0.516) cho thấy nếu chênh lệch tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa hai thời kỳ liên tiếp tăng lên sẽ làm giảm rất nhanh tốc độ cải thiện cán cân thương mại, hay trong điều kiện kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, việc cải thiện cán cân thương mại mới có hiệu quả rõ ràng hơn, việc tiến hành chính sách trong điều kiện kinh tế bất ổn cần thận trọng vì dễ dẫn đến những rủi ro khó có thể kiểm soát. Gia tăng chênh lệch tăng trưởng của các quốc gia đối tác và chênh lệch biến động tỷ giá giữa các thời kỳ liên tiếp có hiệu ứng làm kìm hãm tốc độ cải thiện cán cân thương mại nhưng theo bảng kết quả ở trên, hiệu ứng này gần như không có ý nghĩa. 4.2 . Đánh giá theo Trường phái chi tiêu Mô hình phân tích Đối với tiếp cận chi tiêu, nghiên cứu mở rộng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô khác lên cán cân thanh toán. Trong cách tiếp cận này, mô hình phân tích có dạng như sau: TOB GDPV GDPO GV GO MV MV it1 t 2 i it 1 t 2 it 1 t 2 it 12RIVt RIO it REX it it Trong đó: - TOBit là cán cân thương mại song phương của Việt Nam và các quốc gia đối tác được tính bằng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. - GDPVt, GDPO it là GDP thực tế của Việt Nam và quốc gia đối tác tính theo mức giá năm 1994. - GVt, GO it là chi tiêu chính phủ của Việt Nam và quốc gia đối tác. - MVt, MV it là cung tiền M2 của Việt Nam và quốc gia đối tác. - RIVt, RIO it là lãi suất thực của Việt Nam và quốc gia đối tác. - REX it là tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và quốc gia tối tác. 16
- Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra của 15 quốc gia có tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất với Việt Nam theo thống kê của cơ quan thống kê thương mại quốc tế - Liên hợp quốc. Số liệu về thương mại song phương cũng được tổng hợp từ nguồn trên. Các số liệu vĩ mô khác được lấy nguồn từ thống kê của Ngân hàng Thế giới và cơ quan thống kê của các quốc gia. Nghiên cứu sử dụng số liệu theo năm bao gồm 16 năm từ 2000 đến 2015. Với mô hình phía trên và đặc tính số liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng là các mô hình số liệu mảng với ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên, trong đó có hiệu chỉnh sai số theo robust. Kết quả mô hình Dựa trên phương pháp và số liệu ở trên, nghiên cứu tiến hành ước lượng các mô hình. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 6 như sau: Bảng 6. Kết quả hồi quy mô hình theo tiếp cận chi tiêu Mô hình (I) Mô hình (II) Mô hình (III) Biến số FE RE FE RE FE RE GDPV -0.080* -0.080* -0.078* -0.034 -0.095 -0.045 GDPO 0.004 0.004 0.004 0.013 0.004 0.0014* GV 1.013 0.600 1.651 0.963 1.82 1.04 GO -0.005* -0.004 -0.006* -0.002 -0.005* -0.002 MV - - -0.31* -0.024 -0.029 -0.022 MO - - 0.001 0.0003 0.00001 0.077 RIV 0.062* 0.053 0.084* 0.073 0.091* 0.077 RIO 0.013 -0.002 0.010 -0.003 0.013 0.0025 REX - - - - 0.0001 0.0001 Hệ số chặn -3.610 -1.85* -4.542 -2.61 -5.412 -3.152 Chỉ tiêu R2 chung 0.4659 0.4688 0.4653 0.4517 0.4935 0.4868 Kiểm định 0.0000 0.0000 0.0000 Hausman Trong đó: *, , tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Kết quả của các mô hình trong bảng trên giúp đánh giá trực tiếp tác động tuyệt đối của các biến kinh tế lên cán cân thương mại. Kiểm định Hausman ở cả ba nhóm mô hình đều chỉ ra mô hình ảnh hưởng cố định sẽ được ưu tiên sử dụng trong phân tích. 17
- Căn cứ vào các hệ số của biến tổng sản phẩm quốc dân ở cả ba mô hình (I), (II) và (III) có thể nhận thấy, tăng GDP trong nước là nhân tố làm cán cân thương mại sụt giảm. Điều này phù hợp với thực tế khi GDP phản ánh thu nhập, GDP trong nước cao là nhân tố thúc đẩy nhập khẩu, đặc biệt khi Việt Nam là quốc gia có nhu cầu hàng hóa quốc tế cao và co giãn lớn theo thu nhập. Đối với GDP nước ngoài do là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu trong nước nên mang hệ số dương là phù hợp với thực tế. Bảng 6 phản ánh kết quả trên cũng chỉ ra tác động của chi tiêu chính phủ lên cán cân thương mại, ở cả hai mô hình ảnh hưởng cố định đều chỉ ra, chi tiêu chính phủ trong nước không có ý nghĩa tác động đến cán cân thương mại, hay nói cách khác, các khoản chi tiêu của chính phủ cũng không đem lại nhiều hiệu quả cải thiện thương mại hoặc ít được sử dụng vào mục đích cải thiện cán cân thương mại. 4.3 . Đánh giá theo Trường phái tiền tệ Ở hai mô hình (II) và (III), kết quả ước lượng tại Bảng 6 cũng cho thấy tăng cung tiền trong nước sẽ làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán. Các kết quả cũng chỉ ra bằng chứng tăng lãi suất thực trong nước sẽ có khả năng giúp cải thiện cán cân thương mại, trong khi lãi suất thực tại các quốc gia đối tác lại không có nhiều ý nghĩa. Như vậy, có thể nhận thấy, chính sách tiền tệ (cung tiền và lãi suất) trong nước có ảnh hưởng rõ ràng lên cán cân thương mại nhưng theo hướng khác nhau. Theo đó, các chính sách vĩ mô trong nước cần phải được cân nhắc và đánh giá cẩn thận về ảnh hưởng qua lại giữa các thị trường và ảnh hưởng gây ra cho cán cân vãng lai. Ở mô hình cuối cùng, tỷ giá thực có ý nghĩa và mang ảnh hưởng dương, kết quả này cũng củng cố các phân tích ở trên khi xét về mặt giá trị tuyệt đối, tăng tỷ giá thực sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại một cách rõ rệt. Theo lý thuyết đưa ra ở trên, phương pháp tiếp cận tiền tệ tập trung vào cung và cầu tiền và quá trình cung tiền ở các quốc gia. Tiếp cận tiền tệ cho rằng sự thay đổi trong cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá là kết quả của sự thay đổi trong cung và cầu tiền. Cung và cầu tiền tác động lên lãi suất, đầu tư và do vậy tác động đến tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam, giả sử tỷ giá danh nghĩa E không thay đổi, dự trữ ngoại hối phải thay đổi để duy trì trạng thái cân bằng, cán cân thanh toán quốc tế cũng phải điều chỉnh khi có bất kỳ sự mất cân bằng nào xảy ra trên thị trường tiền tệ. Giả sử Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng cung tiền thông qua tăng trưởng tín dụng làm cho mức cung tiền vượt quá cầu tiền gây áp lực giảm giá VND, khi đó NHNN phải can thiệp thông qua thị trường ngoại hối để mua VND vào, làm cho dự trữ ngoại hối giảm xuống (BOP giảm) cho tới khi cung cầu tiền cân bằng. Như vậy thực chất tăng cung tiền làm cho cán cân thâm hụt như đã trình bày ở trên. 18
- Như vậy, có thể thấy rằng cần hết sức lưu ý về sự bất cập về cán cân vãng lai của Việt Nam thực chất là bất cập về cơ cấu kinh tế và chính sách vĩ mô, vì vậy giải pháp tốt nhất chính là cải cách cơ cấu và các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa hoặc tiền tệ, hoặc giảm bớt tổng cầu nội địa (và như vậy sẽ cải thiện cán cân thương mại khi nhập khẩu giảm bớt). Ngoài ra, thay đổi cơ cấu chi tiêu từ hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước, thông qua hạ thấp tỷ giá thực của đồng tiền. Đây là phương pháp tiếp cận hợp lý hơn để đối phó với bất cập về cán cân thanh toán. 5. Một số khuyến nghị chính sách 5.1 . Định hướng phát triển, hội nhập và yêu cầu cân bằng bền vững cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Thương mại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung là một trong những vấn đề được Đảng đặc biệt quan tâm ngay từ khi nước ta mới tiến hành công cuộc Đổi mới. Tùy vào mỗi giai đoạn, cương lĩnh và đường lối phát triển kinh tế - xã hội lại được cụ thể hóa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/7/2014 khẳng định nhiệm vụ trong giai đoạn 2011 - 2020 là “đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ”. Hướng chính sách tổng quát mà Việt Nam nên theo đuổi, đó là một hệ thống chính sách thương mại bền vững, hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, để thực hiện thành công định hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, sự thành công như tiến trình thương mại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020 là tiếp tục duy trì trạng thái cân bằng tích cực, bền vững của cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Theo quan điểm của chúng tôi, ngoài những điều chỉnh ngắn hạn thông qua chính sách tài chính, để củng cố và hướng tới sự cân bằng bền vững của cán cân vãng lai cần phải có những tác động và thay đổi một cách đồng bộ như hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo điều kiện để thị trường phát huy tác dụng điều tiết, phân bổ một cách hiệu quả các nguồn lực (vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động, công nghệ) và sản phẩm hàng hóa giữa sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài nước, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bước đột phá mang tính then chốt chính là vai trò của Nhà nước trong việc cải thiện hành lang pháp lý và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế để sớm ổn 19
- định môi trường vĩ mô và lành mạnh hóa nền kinh tế. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nói riêng. Cơ chế, chính sách phù hợp và sự minh bạch không chỉ là đòn bẩy, kích thích sản xuất kinh doanh mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nội địa. Cơ chế, chính sách được coi là hoàn thiện và phù hợp phải có điều kiện thuận cho những quy luật của cơ chế thị trường phát huy tác dụng thay thế cho những mệnh lệnh hành chính quá cụ thể và cứng nhắc. Quản lý và điều tiết theo các quy luật của cơ chế thị trường đã được chứng minh và kiểm định là hiệu quả nhất đối với sự phân bổ các nguồn lực, đồng thời cũng phản ánh và góp phần đảm bảo sự minh bạch của nền kinh tế. Điều này không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế mà còn là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập. Nếu như sự cải thiện về hành lang pháp lý, cơ chế và chính sách quản lý của Nhà nước được hoàn thiện hướng tới phát huy cơ chế thị trường minh bạch và hiệu quả là điều kiện cần thì năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là điều kiện đủ. Có thể thấy rằng ngoài những khoản “chi phí không chính thức” đối với các thủ tục hành chính, chi phí sản xuất và giá thành của các doanh nghiệp Việt Nam luôn rất cao bởi những hạn chế, yếu kém nội tại của các doanh nghiệp. Không chỉ lãng phí và thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm biểu hiện bởi đầu tư sai hướng, lựa chọn đối nghịch, nhiều doanh nghiệp nước ta còn được đặc trưng bởi sự thiếu ổn định trong sản xuất kinh doanh, không kiên trì với chiến lược kinh doanh dài hạn và những yếu kém khác trong quản lý và quản trị điều hành. Chính những điều này đã làm chậm quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả thấp, giá thành sản phẩm cao và năng lực cạnh tranh thấp. Hai điểm tồn tại then chốt của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là cơ cấu, chủng loại mặt hàng chưa phong phú và chất lượng chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của đối tác, đặc biệt ở những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, dẫn đến việc nhiều mặt hàng tuy có sản lượng xuất khẩu lớn, nhưng chưa có khả năng chi phối trên thị trường thế giới. Ngoài ra, xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và thị trường xuất khẩu của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc, đây chính là mối nguy hại tiềm tàng trên nhiều giác độ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mục tiêu đặt ra là gia tăng quy mô xuất - nhập khẩu các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra song cả xuất và nhập khẩu đều không thể phụ thuộc vào một hay một vài quốc gia, 20
- nhất là Trung Quốc, mà cần phải đảm bảo thương mại quốc tế không phụ thuộc. Như vậy ba “khâu then chốt” được xác định cần phải đổi mới và hoàn thiện mang tính quyết định gồm quản lý nhà nước, năng lực của các doanh nghiệp và sự minh bạch của thị trường trong nước. Kết quả của những thay đổi này sẽ là sự gia tăng sản lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Rõ ràng là nhân tố mang tính quyết định đến hạn chế sự quay trở lại của tình trạng thâm hụt, củng cố và duy trì thặng dư cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế và chính là mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu đối với sự cân bằng cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế của nước ta, chúng tôi xin mạnh dạn trình bày một số khuyến nghị góp phần duy trì sự cân bằng cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam một cách chủ động, tích cực góp phần đảm bảo thắng lợi tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 5.2 . Một số khuyến nghị chính sách Thứ nhất, thắt chặt chính sách tài khóa, đặc biệt là đầu tư và chi tiêu công: Giảm thâm hụt ngân sách để hạn chế thâm hụt kép thông qua cắt giảm chi tiêu công, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công. Xuất phát từ những phân tích, nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định bằng mô hình ở trên có thể thấy sự gia tăng chi tiêu của ngân sách nhà nước trong thời gian 2011 - 2015 không có tác động cải thiện cán cân thương mại và cán cân vãng lai, trái lại nếu tiếp tục gia tăng sẽ tạo ra thâm hụt kép. Trong khi chi tiêu công và đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 được đánh giá là chưa hiệu quả với nhiều dự án gây lãng phí thất thoát thì cần phải cắt giảm chi tiêu công, ít nhất ở những hạng mục dài hạn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi tiêu và đầu tư công, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Để làm được điều này, cơ chế quản lý chi tiêu và đầu tư công cần được thay đổi căn cứ vào kết quả cuối cùng và chế tài đối với cá nhân người có trách nhiệm phê duyệt, quản lý, sử dụng các khoản chi tiêu và đầu tư công. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa nới lỏng nhằm kích cầu trong nước đã giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khi lạm phát được giữ ở mức thấp. Tuy nhiên, các chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, được phản ánh trong cơ cấu nhập khẩu, thâm hụt NSNN ngày càng cao, nợ công cả trong và ngoài nước tăng, từ đó đặt ra yêu cầu phải hạn chế tăng chi tiêu chính phủ và đầu tư công để ngăn chặn sự trở lại tình trạng thâm hụt, củng cố thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trong tương lai thì mới có 21
- nguồn để thanh toán khoản nợ. Thứ hai, duy trì chính sách tiền tệ ổn định gắn với mục tiêu kiểm soát lạm phát bao gồm ổn định mức cung tiền, ổn định chính sách lãi suất và ổn định tỷ giá. - Duy trì sự ổn định mức cung tiền tệ và tăng trưởng tín dụng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế và tăng trưởng của GDP. Cũng căn cứ vào kết quả kiểm định mô hình cho thấy tăng cung tiền không có tác động đối với cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời căn cứ vào định hướng vận hành chính sách tiền tệ hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, việc gia tăng cung tiền tệ là thực sự không cần thiết, trái lại nếu lạm phát được kiểm soát, giá cả hàng hóa trong nước ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và thu hút dòng vốn đi vào, kể cả đầu tư nước ngoài và kiều hối. - Duy trì sự ổn định của lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay là điều kiện tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sự phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với giá cả ổn định sẽ tăng đầu tư và sản lượng hàng hóa sản xuất trong nước và gia tăng xuất khẩu, thay thế hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, lãi suất được duy trì ở mức ổn định còn góp phần ổn định tiêu dùng và tổng cầu, là những cơ sở để các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế phục hồi vững chắc. - Duy trì sự ổn định của tỷ giá: Bằng chứng thực tế và kiểm định điều kiện về độ co giãn ở trên đều cho thấy tuy phá giá tiền tệ có tác động tích cực đến cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 song đây là một biện pháp tiềm ẩn những rủi ro. Thứ nhất, mức độ co giãn của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không cao, hơn nữa, xét về cơ cấu, chủng loại và thương hiệu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cho thấy việc phá giá tiền tệ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và thiệt hại hơn là lợi ích. Thứ hai, hàm lượng giá trị nhập khẩu trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam cao do nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu. Do vậy, phá giá để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại cần phải được hạn chế bởi làm tăng giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh. Phá giá Đồng Việt Nam cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho gánh nặng về nợ của các doanh nghiệp và nợ công nước ngoài của Chính phủ tăng lên. Ngoài ra, việc phá giá tiền tệ cũng không thể thực hiện trong giới hạn của quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Để ổn định tỷ giá, phương thức tốt nhất là hướng tới điều tiết theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, để duy trì sự ổn định và phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường, việc xác định và điều tiết tỷ giá cần được đổi mới từng bước theo hướng giá linh hoạt hơn và đúng với giá trị thực của Đồng Việt Nam. Có thể nói, các biện pháp chống đô la hóa và điều tiết bằng chính sách “tỷ giá trung tâm” được áp 22
- dụng từ tháng 1/2016 đã và đang cho thấy kết quả tích cực của việc ổn định và điều tiết tỷ giá hướng tới xác định và điều tiết theo cơ chế thị trường là lựa chọn đúng đắn. Thứ ba, đối với chính sách thương mại: cần thận trọng trước khi ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như các hiệp định thương mại khu vực (RTA), trên cơ sở đó chủ động chuẩn bị để đón nhận những lợi thế và hạn chế tác động tiêu cực khi tham gia các hiệp định FTA, RTA. Thâm hụt thương mại tăng cao 2008 - 2010 cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vự mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn ộĐ , ASEAN - Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Những thỏa thuận thương mại song phương cũng tạo điều kiện gia tăng nhập khẩu và thâm hụt thương mại. Hội nhập là xu thế tất yếu, là mục tiêu cũng như điều kiện phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế, song ở thời điểm hiện tại và trong bối cảnh thực tế về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, đối với chính sách nhập khẩu, cần phải cân nhắc đến tỷ lệ bảo hộ trong chừng mực giới hạn cho phép (cả về ý nghĩa kinh tế và các cam kết) thông qua sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại, các biện pháp thuế quan, các biện pháp hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu, là rất cần thiết. Trong khi cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả đối với các thị trường kim ngạch xuất khẩu tuy còn nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng và có giá trị gia tăng xuất khẩu cao. Thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng thuộc về lợi thế của Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, lao động để tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ và xuất khẩu lao động, góp phần cải thiện cán cân thương mại. Thứ tư, đối với thu hút đầu tư và kiều hối: cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn và an toàn ở Việt Nam để củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như kiều bào Việt Nam đối với nền kinh tế đất nước bởi lẽ xuất khẩu trong những năm qua 2011 - 2015 chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Do vậy, song song với thu hút mạnh mẽ là điều chỉnh cơ cấu dòng vốn đi vào Việt Nam để đảm bảo rằng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối sẽ hướng vào các lĩnh vực sản xuất vật chất và nâng cấp hạ tầng cơ sở, nâng cao trình độ công nghệ và giá trị gia tăng của nền kinh tế thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đảm bảo sự cải thiện về công nghệ sản xuất và công nghệ 23
- quản lý. Trên cơ sở đó, năng suất, chất lượng và hiệu quả sẽ được cải thiện và tăng trưởng xuất khẩu ổn định. Trên cơ sở định hướng của Nhà nước, các doanh nghiệp cần tích cực và chủ động trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp, chuyển từ sản xuất sản phẩm giản đơn sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chuyển dịch sản xuất từ ngành khai thác sử dụng, xuất khẩu nguyên liệu thô với hàm lượng công nghệ thấp sang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn. 6. Kết luận Cán cân thương mại là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân vãng lai và có ảnh hưởng mang tính quyết định đến cán cân thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc duy trì trạng thái cân bằng của cán cân thương mại luôn dành được sự ưu tiên của các chính sách kinh tế vĩ mô và điều hành của chính phủ các nước. Tại Việt Nam, trên cơ sở lý thuyết và kiểm nghiệm thực tế đều cho thấy khả năng duy trì và củng cố thặng dư của thương mại quốc tế có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp kỹ thuật một cách có giới hạn và trong ngắn hạn như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá (phá giá tiền tệ) và các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp. Trong dài hạn, các biện pháp cần tập trung là thúc đẩy năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Cải cách đầu tư và chi tiêu công để giảm tổng cầu nhập khẩu trong khi phải tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng trong giá trị hàng hóa xuất khẩu. Do những hạn chế về số liệu và các điều kiện nghiên cứu khác, bài viết chưa thể phân tích, đánh giá cụ thể hơn về mức độ thành công, hạn chế của mỗi biện pháp điều chỉnh chính sách đối với tình trạng cán cân thương mại và vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, phát huy những đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách tỷ giá linh hoạt, hiệu quả và minh bạch hóa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư và chi tiêu công, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng giá trị và công nghệ cao chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào ngăn chặn sự trở lại của tình trạng thâm hụt và duy trì bền vững trạng thái thặng dư trong giai đoạn 2016 - 2020. Tài liệu tham khảo 1. Alan A.Rabin and Leland B.Yeager, Monetary approaches to the balance of payment and exchange rates (1982). 24
- 2. Mohsen Bahmani-Oskooee, Devaluation and the J-Curve: Some Evidence from LDCs, The Review of Economics and Statistics, Vol. 67, No. 3 (Aug., 1985), pp. 500-504. 3. Pilbeam, K.S, International Finance: London Macmillian Bussiness, 1998. 4. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, nhà xuất bản Thống kê (2005). 5. TS. Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy, Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam (2011). 6. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc, Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp (2011). 7. ThS. Đinh Thị Thanh Long - HVNH, Phá giá nội tệ: hiệu ứng tuyến J hay tuyến S 8. Mutrap, Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO (2009). 9. Trang web Tổng cục Thống kê. 10. Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước 11. Cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Financial Statistics). 25