Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm ết trên sàn chứng khoán Việt Nam – so sánh quốc tế

pdf 11 trang Gia Huy 23/05/2022 1970
Bạn đang xem tài liệu "Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm ết trên sàn chứng khoán Việt Nam – so sánh quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_cau_so_huu_cua_cac_doanh_nghiep_niem_et_tren_san_chung_kh.pdf

Nội dung text: Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm ết trên sàn chứng khoán Việt Nam – so sánh quốc tế

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CƠ CẤU SỞ HỮU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM ẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM– SO SÁNH QUỐC TẾ OWNERSHIP STRUCTURE OF THE LISTED ENTERPRISES ON THE STOCK MARKET IN VIETNAM - INTERNATIONAL COMPARISON TS. Trịnh Thúy Hường Khoa Thương Mại, Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinhthuyhuong@hotmail.co.jp TÓM TẮT Bài viết sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, đặc biệt là Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM để phân tích cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp này, tìm ra đặc điểm chính của doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam và so sánh quốc tế nhằm làm nổi bật các đặc điểm đó. Từ khóa: doanh nghiệp niêm yết, cơ cấu sở hữu, Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM ABSTRACT This article aims to find out the main characteristics on ownership structure of listed enterprises of Vietnam by using data of the enterprises listed on Stock Exchange of Vietnam, especially Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) to analyze them. Author also mades some international comparisons with some countries in ASEAN in order to highlight these characteristics. Key words: listed company, ownership structure, HOSE 1. Đặt vấn đề Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hình thành từ năm 2000, đến nay đã đƣợc 15 năm. Số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán ngày càng tăng, cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp cũng có nhiều biến động. Việc nghiên cứu cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán là tiền đề để tìm hiểu cơ cấu sở hữu của thị trƣờng vốn, sự tập trung/phân tán sở hữu (The Dispersion of Stock Ownership) tính chất và đặc điểm của các doanh nghiệp lên sàn theo các hình thức sở hữu và các vấn đề quan trọng khác trong quản trị doanh nghiệp nhƣ giám sát doanh nghiệp (corporate governance), quan hệ giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp (the separation of ornership and management). Xa hơn nữa, nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp mô tả một phần của đặc tính doanh nghiệp Việt Nam khi so sánh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác, nhất là doanh nghiệp tại ASEAN. Tuy nhiên, ở Việt Nam chƣa có các nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Trở ngại lớn nhất là số liệu liên quan tới sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam không đƣợc công bố minh bạch và đầy đủ. Tuy nhiên, bằng các nỗ lực nhất định, số liệu này có thể thống kê ở mức độ tƣơng đối chính xác. Với mục đích tìm hiểu các nét cơ bản về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp trên sàn tại Việt Nam, tác giả đã thống kê dữ liệu của hơn 300 doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) để làm cơ sở phân tích. Kết quả phân tích cho thấy một số đặc điểm lớn của doanh nghiệp trên HOSE. Đặc điểm thứ nhất là doanh nghiệp do pháp nhân sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, còn doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ trọng rất nhỏ59. Đây là điểm khác biệt rất lớn của cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt nam khi so sánh với các nƣớc khác. Đặc điểm thứ hai là tính tập trung sở hữu rất cao, và nơi tập trung nắm giữ cổ phần là các pháp nhân. Bài viết dƣới đây gồm 4 phần chính. Đầu tiên, tác giả sẽ trình bày tổng quan về sự hình thành thị trƣờng chứng khoán Việt nam. Phần tiếp theo, tác giả sử dụng số liệu công bố năm 2011 của 305 doanh 59 Điều này sẽ đƣợc đề cập kỹ hơn ở phần sau. 393
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghiệp trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) để phân tích cơ cấu quản trị và cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp này. Cuối cùng, tác giả sẽ so sánh đặc điểm rút ra sau khi phân tích cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam với cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán của một số nƣớc nhƣ Singapore và Malaysia. Việc so sánh này nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của doanh nghiệp Việt nam, đồng thời, nó cũng giúp mở ra hƣớng nghiên cứu mới trong tƣơng lai để làm rõ hơn nguyên nhân, bối cảnh của sự khác nhau đó. 2. Tổng quan thị trƣờng chứng khoán Việt NamLịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam Chính phủ Việt nam chính thức chuẩn bị cho việc hình thành thị trƣờng chứng khoán là từ năm 1996 bằng việc thành lập ―Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc‖ (SSC). Năm 2000, ―Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM‖ (thuộc sự quản lý của SSC) ra đời và năm 2007 trở thành pháp nhân độc lập với tên gọi là ―Sở giao dịch chứng khoán TPHCM‖ (gọi tắt là HOSE). Mặt khác, năm 2005, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (thuộc sự quản lý của SSC) cũng đƣợc thành lập và đến năm 2009 thì trở thành pháp nhân độc lập là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (gọi tắt là HNX). HOSE là sàn giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp quy mô lớn, còn HNX là sàn giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn (chi tiết xem Bảng 2). Luật chứng khoán Việt Nam đƣợc ban hành năm 2006 và các nghị định hƣớng dẫn ban hành năm 2007 đã góp phần củng cố thể chế và hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt nam (Bảng 1) Bảng 1. Các diễn tiến chính hình thành thể chế Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam *Nguồn: Tổng hợp từ Luật Chứng khoán Việt Nam, trang chủ Bộ Tài chính, trang chủ HOSE và HNX (thời điểm xác nhận cuối cùng 15/9/2014). 394
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Bảng 2. Một số tiêu chuẩn chính để niêm yết trên HOSE và HNX Ghi chú:*Ngoại trừ các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghệ cao. Nguồn: Tổng hợp từ trang chủ HOSE và HNX (thời điểm xác nhận cuối cùng 15/9/2014). 2.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Từ khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhất là từ sau năm 2006. Số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX tăng từ 28 doanh nghiệp năm 2005 lên 156 doanh nghiệp năm 2006. Đồng thời, số lƣợng cổ phiếu tăng 11 lần, từ 210 triệu cổ phiếu (2005) lên 2,34 tỷ cổ phiếu (2007). Một trong các lý do chính của hiện tƣợng này là sự ra hình thành thêm Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (2007) và sự hình thành khung pháp chế cho việc niêm yết, ví dụ nhƣ sự ra đời của Luật chứng khoán Việt Nam đã hoàn thiện hơn các thủ tục niêm yết và phát hành cổ phiếu. Thời điểm năm 2007, quy mô vốn hóa thị trƣờng của cả HOSE và HNX đạt tƣơng đƣơng 34% GPD của Việt Nam. Tuy nhiên, tới năm 2008, TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mùa thu năm 2008. Quy mô vốn hóa thị trƣờng so với GDP đã giảm gần 2/3, mạnh 43% GDP (2007) còn 15% (2008). TTCK Việt Nam phục hồi trở lại vào năm 2009 và 2010, số lƣợng cổ phiếu giao dịch và quy mô vốn hóa thị trƣờng so với GDP đều tăng từ 2-3 lần so với 2008. Tuy nhiên, sang năm 2011, số lƣợng doanh nghiệp niêm yết tăng nhƣng số lƣợng cổ phiếu giao dịch và quy mô vốn hóa thị trƣờng lại giảm mạnh. Nguyên nhân là do Việt Nam vào năm này rơi vào tình trạng mức siêu lạm phát (tỷ lệ lạm phát trung bình là 18%/năm, thời điểm cao nhất đạt 23%/năm), ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn và giảm hạn mức các khoản vay đầu tƣ tài chính. Do đó, dòng vốn rút khỏi thị trƣờng chứng khoán để tìm tới các kênh bảo toàn vốn tốt hơn tăng lên, và dòng vốn mới vào thị trƣờng giảm xuống. Một nguyên nhân khác nữa 395
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cần nhắc tới là hiệu quả sản xuất thấp kém tích lũy từ trƣớc đó của doanh nghiệp niêm yết đã bộc lộ ngày càng rõ, khiến thị trƣờng chứng khoán mất đi sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ. Doanh nghiệp đã không tái đầu tƣ một cách thích hợp nguồn vốn tăng thêm khi thị trƣờng đạt đỉnh cao vào những năm 2009-10 để cải cách doanh nghiệp. Bảng 3. Biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam (2000-2011) *Nguồn: Trang chủ HOSE và HNX (24/9/2014). 2.3. Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (2011) Từ Bảng 4 ta có thể thấy ngành một số ngành có số lƣợng doanh nghiệp niêm yết ít nhƣng quy mô vốn hóa thị trƣờng lớn, ví dụ nhƣ Tài chính (3%; 42,1%), Điện (3%; 12,9%). Điều này có nghĩa là quy mô doanh nghiệp niêm yết trong ngành rất lớn, nhất là Tài chính chỉ có 10 doanh nghiệp nhƣng chiếm tới hơn 42% quy mô thị trƣờng. Ngƣợc lại, một số ngành nhƣ xây dựng, dịch vụ, thƣơng mại có tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết tƣơng đối cao (10%; 8%; 11%) nhƣng lại có quy mô vốn hóa hết sức nhỏ (2,3%; 0,3%; 1,7%), cho thấy quy mô doanh nghiệp trong các lĩnh vực này vô cùng nhỏ bé. Ngành chế tạo chiếm 29% tổng số doanh nghiệp niêm yết và quy mô vốn hóa chiếm 19,5% toàn thị trƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy, trên HOSE, các doanh nghiệp tài chính và điện lực là các doanh nghiệp chủ lực, có khối lƣợng giao dịch lớn. Ghi chú: Tiêu chuẩn phân loại ngành có một chút khác nhau giữa số lƣợng doanh nghiệp và quy mô vốn hóa thị trƣờng. Bảng 4. Tỷ trọng ngành nghề của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (2011) 396
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2011 của 305 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (thống kê tại thời điểm 28/4/2011) và trang chủ của HOSE (14/9/2014). 2.4. Cơ cấu các cơ quan quản trị trong doanh nghiệp - Quy mô Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Giám đốc (BGĐ) Theo Luật Doanh nghiệp (2005), ―HĐQT tối thiểu phải có 3 thành viên và không nhiều hơn 11 thành viên‖ (Điều 109). Tuy nhiên, trong Luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập Ban điều hành (hay Ban Giám đốc). Theo số liệu trong Bảng 5, phần lớn (62%) doanh nghiệp có quy mô thành viên HĐQT từ ―1-5 ngƣời‖; quy mô trung bình là 5,7 ngƣời. So với các nƣớc ASEAN (Thai, Philippines, Malaysia ) thì quy mô HĐQT của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam khá nhỏ. Về quy mô của thành viên điều hành60 (BGĐ, BĐH), số doanh nghiệp có ―1-5 ngƣời‖ là nhiều nhất (71%); quy mô trung bình là 4,6 ngƣời. Số thành viên trong HĐQT kiêm nhiệm chức năng của thành viên Ban giám đốc (hay giám đốc điều hành) đƣợc tổng kết trong Bảng 6. Theo đó, chỉ có 12 doanh nghiệp (4%) có HĐQT hoàn toàn độc lập (không có thành viên kiêm nhiệm) với BGĐ (gọi là cấu trúc 2 tầng); có 1 thành viên kiêm nhiệm chiếm 26%, 2 thành viên kiêm nhiệm chiếm 28%; 3 thành viên kiêm nhiệm 60 Gọi là ―thành viên điều hành‖ mà không gọi là Ban Giám đốc hay Ban Điều hành vì việc thành lập Ban này nhƣ một tổ chức bắt buộc không bị quy định trong Luật, vì vậy, trong các doanh nghiệp thống kê, một số doanh nghiệp chỉ có thành viên điều hành nhƣ Giám đốc, Phó Giám đốc nhƣng không có Ban Giám đốc theo nghĩa là một ủy ban đƣợc chính thức thành lập. 397
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chiếm 24%. So với quy mô trung bình của BGĐ là 5,7 ngƣời, xét một cách tổng thể, có 24% (3 thành viên kiêm nhiệm) doanh nghiệp có hơn 1 nửa số thành viên của HĐQT kiêm nhiệm công việc của BGĐ. Bảng 5. Quy mô HĐQT và BGĐ của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE Ghi chú: * Số ”Trung bình” không bao gồm các doanh nghiệp không công bố số liệu. Nguồn: Như Bảng 4 Bảng 6 cho thấy rõ cơ cấu chi phối trong doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Số doanh nghiệp có từ 1-3 thành viên kiêm nhiệm chiếm hơn 70%. Quyền hạn của các thành viên HĐQT kiêm nhiệm sẽ rất lớn. Quy mô của HĐQT (―1-5 ngƣời‖ chiếm 62%) và BGĐ (―1-5 ngƣời‖ chiếm 71%) khá nhỏ, vì vậy quyền hạn trong việc điều hành doanh nghiệp hàng ngày sẽ tập trung vào các thành viên kiêm nhiệm này. Nếu các thành viên kiêm nhiệm sở hữu trên 50% cổ phiếu của doanh nghiệp, thẩm quyền của họ càng trở nên lớn hơn, xét cả từ góc độ sở hữu và quản trị. Vì vậy, với cổ đông, việc tìm hiểu cơ cấu của HĐQT, BGĐ và thành viên kiêm nhiệm là điều quan trọng. Bảng 6. Số thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức năng của thành viên BGĐ Ghi chú: * Số ‖Trung bình‖ không bao gồm các doanh nghiệp không công bố số liệu. Nguồn: Nhƣ Bảng 4 3. Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (1) Cơ cấu cổ phiếu theo chủ sở hữu 398
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Chủ sở hữu đƣợc chia thành các loại sau đây. ―Nhà nƣớc‖ là các cơ quan, tổ chức của nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp nhà nƣớc (Điều 5, Luật Doanh nghiệp 2005). ―Pháp nhân‖ là các cơ quan tổ chức ngoài ―nhà nƣớc‖. Tuy nhiên, trong các báo cáo thƣờng niên mà doanh nghiệp niêm yết công bố, ―pháp nhân‖ không đƣợc ghi rõ là doanh nghiệp thông thƣờng (sở hữu cổ phiếu bằng vốn tự có của mình) hay quỹ đầu tƣ, nhà đầu tƣ tổ chức (ngân hàng, công ty bảo hiểm ) (sở hữu cổ phiếu bằng vốn huy động của các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ). ―Thành viên quản trị‖ là cá nhân nắm giữ vị trí điều hành hay quản lý trong doanh nghiệp nhƣ thành viên HĐQT, Ban Giám sát, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng. Cơ cấu cổ phiếu theo các chủ sở hữu đƣợc thống kê nhƣ trong bảng 8. Theo đó, cổ phiếu thuộc sở hữu ―pháp nhân‖ chiếm nhiều nhất, 34%; ―nhà nƣớc‖ 19%, thành viên quản trị 11% và cổ đông nhỏ lẻ chỉ chiếm 17%. Các con số này cho thấy nhiều đặc điểm khác biệt của cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp niêm yết tại Việt nam so với các quốc gia khác, trong đó có 2 điểm chính, là (1) Cổ phiếu tập trung vào cổ đông ―pháp nhân‖, (2) Sự phân tán sở hữu trên thị trƣờng quá thấp (cổ đông nhỏ lẻ chỉ chiếm 17%). Bảng 7. Cơ cấu cổ phiếu theo chủ sở hữu Chủ sở hữu cổ Số lƣợng cổ phiếu Tỷ lệ phiếu nắm giữ (%) Nhà nƣớc 3,879,169,235 19 Pháp nhân 6,789,940,686 34 (không tính nhà nƣớc) Thành viên 2,189,818,066 11 quản trị (và gia đình) Cổ đông cá 3,489,850,230 17 nhân* Cổ đông khác 3,628,355,668 18 Tổng cộng 19,977,133,886 100 Ghi chú: *‖Cổ đông cá nhân‖ là các cổ đông cá nhân nhỏ lẻ ‖Cổ đông khác‖ gồm các cổ đông đặc biệt nhƣ cổ đông nội bộ nhƣ cán bộ công nhân viên (không quản lý), cổ đông quỹ, cổ đông nƣớc ngoài Nguồn: Nhƣ Bảng 4, tác giả tổng hợp Tuy nhiên, Bảng 8 chỉ cho thấy cơ cấu sở hữu cổ phiếu trong tổng số cổ phiếu phát hành trên thị trƣờng chứ chƣa cho thấy cơ cấu sở hữu trong từng doanh nghiệp và tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp xếp theo cơ cấu sở hữu. Muốn có cơ sở đánh giá quan hệ giữa sở hữu và quản trị, ta phải phân tích cơ cấu sở hữu trong từng doanh nghiệp. Bảng 9 dƣới đây là kết quả phân tích đó. Bảng 8. Thống kê loại hình doanh nghiệp theo cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp 399
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đơn vị: doanh nghiệp Sở hữu quá bán Sở hữu Sở hữu Sở hữu phân tán Tổng cộng (trên 50%) trên 20%-50% 5%-20% (dƣới 5%) 62 (20%) 36 (12%) 27 (9%) 180 (59%) 305 (100%) Nhà nƣớc 98 (32%) 207 (68%) 56 (18%) 62 (20%) 41 (13%) 146 (48%) 305 (100%) Pháp nhân 118 (38%) 184 (61%) 22 (7%) 47 (15%) 62 (20%) 174 (57%) 305 (100%) Gia đình 69 (22%) 233 (86%) Nguồn: Như Bảng 4, tác giả tổng hợp Qua Bảng 9 ta thấy, nếu tính theo tiêu chí sở hữu quá bán (trên 50%) (chi phối hoàn toàn) thì doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn nhiều nhất (20%), sau đó là doanh nghiệp thuộc pháp nhân (18%) và doanh nghiệp gia đình là 7%. Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, do đặc điểm cơ cấu kiêm nhiệm (cơ cấu 1 tầng) giữa HĐQT và BGĐ, quyền lực thực tế tập trung trong tay một vài thành viên chính, đồng thời, do điều kiện sở hữu nhìn chung là không phân tán, nên không cần tới điều kiện sở hữu trên 50%, việc chi phối doanh nghiệp có thể diễn ra ngay cả với điều kiện sở hữu thấp hơn61. Vì vậy, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã có trên thế giới, tác giả đặt giả thuyết nắm giữ trên 20% cổ phiếu là có thể thực thi quyền chi phối quản trị. Theo điều kiện này, doanh nghiệp do cổ đông ―pháp nhân‖ chi phối sẽ là nhiều nhất (118/305 doanh nghiệp, chiếm 38%), cổ đông ―nhà nƣớc‖ chi phối đứng thứ 2 (98/305, 32%), cổ đông ―gia đình‖ ít nhất (69/305, 22%). Một đặc điểm nữa đƣợc tìm thấy qua thống kê là tỷ lệ doanh nghiệp có sở hữu phân tán (không có cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phiếu) rất ít, chỉ chiếm 4% trong tổng số doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. (2) Phân tích trƣờng hợp Công ty F Công ty F là doanh nghiệp phần mềm (software) đƣợc thành lập năm 1988 với 13 thành viên sáng lập. Năm 1999, công ty lần đầu tiên đã xuất khẩu sản phẩm phần mềm ra nƣớc ngoài, năm 2002 trở thành công ty cổ phần và 2006 niêm yết trên sàn HOSE. Ngày nay, Công ty F là tập đoàn IT lớn nhất Việt nam, lọt vào top100 doanh nghiệp IT lớn trên thế giới. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty F hiện nay gồm 4 mảng là Công nghệ IT, Viễn thông, Phân phối sản phẩm IT, Giáo dục với hơn 10 công ty con và công ty liên doanh. Tổng số nhân viên trong toàn tập đoàn khoảng 22.000 ngƣời (theo số liệu Báo cáo thƣờng niên 2014 của doanh nghiệp) Bảng 9. Cơ cấu sở hữu của Công ty F (2014) 61 Tất nhiên, không loại trừ có trƣờng hợp các cổ đông nhỏ lẻ liên kết, tạo ra đối trọng sở hữu cao hơn thành viên quản trị nắm giữ quyền biểu quyết cao nhất; tuy nhiên, việc này đƣợc giả định là khó xảy ra trong điều kiện doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam. 400
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của Công ty F Bảng 10. 10 cổ đông lớn nhất của Công ty F Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của Công ty F. Bảng 10 cho thấy các pháp nhân chiếm tới 54,53% cổ phiếu của công ty F. Nhƣng qua Bảng 11, ta có thể thấy 6/10 nhà đầu tƣ lớn nhất của công ty F là các Quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài (nắm giữ khoảng hơn 10% cổ phiếu)62. 4. So sánh quốc tế Bảng 11. Cơ cấu sở hữu của một số quốc gia trên thế giới 62 Hơn 44% cổ phiếu pháp nhân còn lại do ai nắm giữ là câu hỏi cần đƣợc trả lời nếu muốn tìm hiểu cơ chế chi phối quản trị và tính ổn định trong cơ cấu sở hữu của công ty F. Điều này sẽ đƣợc tìm hiểu kỹ hơn trong các bài viết tiếp theo. 401
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1997/1998, 2011 (Việt nam) Năm thành Sở Sở Doanh Số doanh Sở hữu lập thị hữu hữu Quỹ nghiệp Khác Quốc gia nghiệp niêm phân trƣờng gia nhà đầu tƣ khác yết tán chứng đình nƣớc sở hữu khoán Doanh nghiệp (%) (%) (%) (%) (%) (%) Vietnam 2000 305 4,0 22,6 32,1 38,7 2,6 Hàn Quốc 1953 345 43,2 48,4 1,6 0,7 6,1 Hồng Công 1891 330 7,0 66,6 1,4 5,2 19,8 Đài Loan 1961 141 26,2 48,3 2,8 5,3 17,4 Philippines 1927 120 19,2 44,5 2,1 7,5 26,7 Thái Lan 1975 167 6,6 61,5 8,0 8,6 15,3 Malaysia 1930 238 10,3 67,3 13,4 2,3 6,7 Singapore 1999 221 5,4 55,5 23,5 4,1 11,5 Indonesia 1912 178 5,1 71,5 8,2 2,0 13,2 Nhật Bản 1878 1.240 79,8 9,7 0,8 6,5 3,2 Đức 1858 704 10,4 64,6 6,3 8,3 3,7 Ý 1808 208 13,0 59,6 10,3 12,3 2,9 Tây Ban Nha 1831 632 26,4 55,8 4,1 11,5 0,6 Anh 1801 1.589 68,1 19,9 0,1 9,8 1,0 Nguồn: Suehiro, A. (2006), FAMILY BUSINESS RON (Theory of Family Business), p.10; Claessens et al. [CDL] (1999, 30) (châu Á); Faccio and Lang (1999) (châu Âu); Báo cáo thường niên 2011 của 305 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (Việt Nam). Trong các nƣớc ASEAN, Malaysia và Singapore có tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc nhiều hơn các nƣớc khác. Đây là 2 quốc gia đi theo đƣờng lối ―quốc gia chỉ đạo‖, tức là nhà nƣớc sẽ can thiệp tích cực vào các hoạt động kinh tế. Tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết thuộc sở hữu nhà nƣớc tại Malaysia là 13,4%, tại Singapore là 23,5%. Tuy nhiên, so với 32% của Việt Nam thì thấp hơn khá nhiều. Về tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu gia đình, Malaysia có 67,3%, Singapore có 55,5%, nhiều hơn Việt Nam (22,6%) từ 2-3 lần. Nhìn chung trong Bảng 12, ta thấy tại châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) và các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Tây Ban Nha, tỷ lệ sở hữu gia đình trong các doanh nghiệp niêm yết rất cao. Ở Việt Nam, con số này còn khá nhỏ là một đặc điểm cần tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố xã hội, thể chế, lịch sử 5. Kết luận Từ các phân tích ở trên, có thể rút ra các đặc điểm về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (HOSE) nhƣ sau. Một là cổ phiếu do pháp nhân nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp 402
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) thuộc sở hữu pháp nhân cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình sở hữu của doanh nghiệp niêm yết và cao hơn hẳn các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Hai là tỷ trọng doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc chiếm tỷ trọng khá cao so với một số nƣớc tại ASEAN. Ba là sở hữu phân tán rất thấp và thuộc nhóm thấp tại châu Á (gồm Hồng Công, Thái Lan, Singapore, Indonesia ). Bài viết tuy còn nhiều hạn chế, ví dụ nhƣ chƣa chỉ ra đƣợc trong sở hữu pháp nhân, bao nhiêu là sở hữu của các quỹ đầu tƣ và bao nhiêu là sở hữu thuộc các doanh nghiệp bình thƣờng, và đặc điểm sở hữu là gì (công ty mẹ sở hữu công ty con, hay sở hữu chéo ). Tuy nhiên, bài báo đã phác họa đƣợc một số đặc điểm chính mà chƣa đƣợc chỉ ra trong các nghiên cứu đã có nên tính đóng góp của bài báo này là cao. Các đặc điểm này sẽ mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu sâu rộng hơn về thực tế và bản chất sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 末廣昭(2007)『ファミリービジネス論』名古屋大学出版会。 [2] Barle, A.A., G.C Means (1932), The Modern Corporation and Private Property, The Macmillan Company. [3] Claessens, J. et.al (1999), ―The seperation of ownership and control in East Asian Corporations,‖ in Journal of Financial Economics, Vol.58, pp 81-112 [4] Rafael La Porta et.al (1998), ―Corporate Ownership around the World,‖ Nber Workin g Paper Series. [5] Scott, J., (1986), Capitalist Property and Financial Power, Brighton, Wheatsheaf. [6] Vietnam Report. Vietnam Top 500 Company Profiles, Vietnam Report (2010). [7] 2011 annual reports of companies listed on Ho Chi Minh Security Exchange (305 companies). [8] 2011 annual reports of companies listed on Ha Noi Security Exchange (396 companies). [9] Vietnamese Enterprise Law (2005). [10] Vietnamese Security Law (2006). [11] Vietnamese Law on Credit Institution (2010). [12] Government Decree No. 102/2010/ND-CP Octover 1st, 2010 detailed instructions for implementation of some articles of the Enterprise Law. [13] Government Decree No. 14/2007/ND-CP detailed instructions for implementation of some articles of the Law on Securities (2007). [14] Prime Minister Decision No. 38/2007 QD-TTg March 20, 2007 to promulgate criteria and classification of 100% state-owned companies. [15] Prime Minister Decision No.128/2007/QD-TTg August 2, 2007 to approve the scheme of capital market development in Vietnam to 2010 and vision to 2020. [16] Trang Web [17] [18] Ministry of Finance of Vietnam [19] Vietstock [20] General Statistics Office (Vietnam) [21] Singapore Airlines [22] Hanoi Stock Exchange [23] Hochiminh Stock Exchange [24] State Capital Investment Corporation (SCIC) [25] State Security Commission of Vietnam www.ssc.gov.vn/ 403