Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

pdf 8 trang Gia Huy 23/05/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chinh_sach_dieu_hanh_ty_gia_cua_ngan_hang_nha_nuoc.pdf

Nội dung text: Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 ThS.Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Phương Loan Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đoái gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ. Diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá vẫn luôn là vấn đề thời sự được mọi người quan tâm và sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như tâm lý của người dân. Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho nền kinh tế, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nhiều biện pháp và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm 2008 - 2013, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. Từ khóa: tỷ giá, chính sách, ngân hàng nhà nước, thị trường tự do, thị trường liên ngân hàng, ngoại tệ. 1. Giới thiệu Trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2013 kết quả điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN) là một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và có thể thấy một trong những dấu ấn thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chính là chính sách điều hành tỷ giá. Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia và tỷ giá luôn là vấn đề thời sự và rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trước đây, tỷ giá biến động thất thường, áp lực tăng tỷ giá là thường xuyên. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, tỷ giá đã được giữ ở mức ổn định nhờ vào chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. 2. Phân tích tình hình diễn biến tỉ giá Trong giai đoạn 2008 – 2013, dựa vào tình hình diễn biến của tỷ giá, các tác giả chia làm 2 giai đoạn lớn để phân tích: (i) giai đoạn 2008-2010 và (ii) giai đoạn 2011- 2013. 2.1. Giai đoạn 2008 – 2010: Đây có thể coi là giai đoạn nhiều biến động về tỷ giá mà NHNN cần phải xử lý tình huống. Cụ thể: Hình 1: Biểu đồ diễn biến tỷ giá 2008 – 2010 (Nguồn: NHNN và Tổng hợp của Vietstock) 89
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2008 Diễn biến: Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn, cụ thể: tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng (LNH) sụt giảm tới mức thấp nhất là 15.560 VND/USD, trên thị trường tự do (TTTD), USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 VND/USD. Nhưng sau đó tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/06 sau đó dịu lại. Trong 6 tháng cuối năm tỷ giá giảm dần và dần đi vào bình ổn nhưng sau đó lại tăng trở lại. Nguyên nhân: Những bất ổn về tỷ giá trong năm 2008 có nguồn cơn từ những tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm, làm cho lãi suất cơ bản tăng dẫn đến sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa USD và VND. Các nhà đầu tư cũng như người dân chuyển qua nắm giữ VND, các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Những tác động trên tất yếu làm cho tỷ giá giảm. Tuy vậy, tỷ giá đã nhanh chóng tăng lại sau đó là do khi mặt bằng lãi suất nội tệ quá cao trong khi tỷ giá USD lại ở mức thấp và lãi suất vay USD lại không biến động nhiều nên nhu cầu mua ngoại tệ của các DN xuất nhập khẩu tăng cao. Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Chính những nguyên nhân trên khiến cho tỷ giá tăng mạnh trở lại như vậy. Động thái chính sách: khi tỷ giá giảm NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông mà tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008. Khi tỷ giá tăng đột biến NHNN nới biên độ từ 1% lên ±2% (27/06/2008) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Đến cuối năm 2008, NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% (7/11/2008) làm tỷ giá tăng lên mức 17.440 VND/USD. Nhờ có sự can thiệp hợp lý của NHNN mà tỷ giá được điều chỉnh ở mức ổn định. Năm 2009 Diễn biến: Nhìn chung tỷ giá trong năm 2009 tăng, trong 11 tháng đầu năm, tỷ giá liên tục tăng. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 – 17.700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn tỷ giá trên TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng. Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 – 18.500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 VND/USD trên TTTD và 19.750 VND/USD trên thị trường LNH. Tháng cuối của năm 2009 tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD. Nguyên nhân: Tỷ giá liên tục tăng như vậy chủ yếu là do sự găm giữ ngoại tệ. Người dân găm giữ ngoại tệ chờ ngoại tệ lên giá. Các doanh nghiệp nhập khẩu vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt trên thị trường. Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất trong năm cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng nên cũng khiến cho tỷ giá tăng cao. Ngoài ra, nguồn vốn FDI giảm cả về số lượng đăng kí và giải ngân, nguồn kiều hối cũng suy giảm nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ giá tăng lên. Sau một khoảng thời gian tỷ giá liên tục tăng như vậy thì ở tháng cuối năm tỷ giá đã giảm dần và dần đi vào ổn định đó là kết quả của việc can thiệp của NHNN. 90
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Động thái chính sách: Đầu năm 2009 NHNN đã điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD theo chiều hướng giảm, giữ nguyên lãi suất cơ bản của VND là 7%, điều chỉnh biên độ tỷ giá VND/USD lên mức ±5% thay cho mức ±3%. Những điều chỉnh đã giúp tỷ giá biến động linh hoạt hơn đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Trong giai đoạn tỷ giá liên tục tăng trong 11 tháng NHNN vừa điều chỉnh tỷ giá vừa can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối. NHNN đã điều chỉnh giảm biên độ tỷ giá từ ±5% còn ±3% từ ngày 26/11/2009, mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đồng thời đề nghị thủ tướng yêu cầu các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước đang nắm giữ một lượng lớn trên tài khoản bán ngoại tệ cho NHNN để tăng cung ngoại tệ trên thị trường làm giảm áp lực về nhu cầu ngoại tệ. Hình 2: Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2008 – 2009 (Nguồn: NHNN) Năm 2010 Diễn biến: duy trì tình trạng cuối năm 2009, những tháng đầu năm 2010 tỷ giá vẫn được giữ ở mức như cuối năm 2009 có lúc giảm nhẹ. Nhưng ở những tháng cuối năm tỷ giá lại tăng lên. Bất ngờ đầu tiên đáng chú ý của thị trường ngoại hối năm 2010 là vào ngày 28/4/2010, tỷ giá trên TTTD lần đầu tiên đã thấp hơn mức tỷ giá niêm yết của các NHTM. Và tỷ giá do các NHTM niêm yết trong thời gian này cũng luôn thấp hơn mức trần cho phép của NHNN, đứng ở mức 18.950 – 18.970 VND/USD. Trước sức ép của thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải tăng tỷ giá bình quân LNH thêm 2,1%, lên mức 18.932 VND/USD. Cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 – 21.450 VND/USD, trên TTTD tỷ giá vượt qua mức 21.500 VND/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Nguyên nhân: Sự giảm nhẹ của tỷ giá ở những tháng đầu năm là do sự tạm thời “dư thừa” ngoại tệ, xuất phát từ các nguyên nhân như: nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức), kiều hối tăng. Tình trạng tăng tỷ giá ở những tháng cuối năm là do: tâm lý găm giữ ngoại tệ của những DN có nguồn thu bằng USD và người dân. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng. Những tháng cuối năm là đợt cao điểm nhập khẩu nên cầu USD cũng tăng lên. Ngoài ra tỷ giá tăng còn do độ trễ của chính sách và do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Ngày 9/11, giá vàng (ăn theo giá vàng thế giới và chịu tác động tâm lý mạnh của người dân) cũng đã đạt “đỉnh” 38 triệu đồng/lượng. Lãi suất VND thì trở lại ngưỡng 20%/năm của năm 2008. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá trên thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức là do sự biến động phức tạp của tỷ giá trên TTTD. Việc giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 8/11/2010 lên mức đỉnh 1.420USD/ounce đã khiến cho giá vàng trong nước tăng theo, nhiều cửa hàng vàng đã tăng mạnh giá mua-bán đẩy chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên mức kỉ lục 1,8 triệu đồng trong buổi sáng ngày 9/11. Cùng với đó là giá USD trên TTTD cũng bị đẩy lên mức rất cao. 91
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Động thái chính sách: NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các NHTM để cho vay trên thị trường. Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân LNH từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng. Ngày 17/8, NHNN tiếp tục công bố nâng tỷ giá lên mức 18.932 VND/USD làm VND giảm 5,34% và giữ nguyên biên độ tỷ giá ±3%. Hình 3: Biến động tỷ giá VND/USD năm 2010 (Nguồn: NDHMoney) 2.2. Giai đoạn 2011-2013: Giai đoạn điều hành tỷ giá theo mục tiêu, và tỷ giá dần đi vào ổn định Năm 2011: Biến động tỷ giá được chia làm hai nửa đối lập Năm 2011 khá đặc biệt, gắn với sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Về hình thức biến động của tỷ giá, năm 2011 như được chia thành hai nửa đối lập: nửa căng thẳng với “cú” phá giá mạnh chưa từng có trong lịch sử và nửa bình yên với cam kết “nếu điều chỉnh không quá 1%”. Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011. Trước hết, năm 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên TTTD, mà gốc rễ bắt nguồn từ sự chuyển giao cũng khá đặc biệt trong năm 2010. Ngày 11/2/2011: lần đầu tiên trong lịch sử NHNN có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ ±3% xuống còn ±1%. Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ, “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy. Phải đến đầu tháng 4/2011, tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Thực tế, cung thuận lợi đã tạo một sự đứt gãy rõ rệt trên đường hiển thị biến động tỷ giá, quãng từ 19/4 – 28/4/2011 giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơi xuống còn 20.590 VND. Để rồi ngày 29/4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giao dịch NHNN bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Điểm đánh dấu quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011 nằm ở đây. Hình 4: Mốc sự kiện quan trọng cho quãng bình yên của tỷ giá về sau (Nguồn: VnEconomy) Ngày 7/9/2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, NHNN tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7/9) đến cuối năm không quá 1%. Những ngày cuối năm 2011 này, NHNN đã giữ vững được cam kết. Và cũng là lần đầu tiên kể từ sau nhiều năm có khả năng mức tỷ giá kết thúc năm nay thấp hơn điểm cuối của năm trước. 92
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Năm 2012: một năm tỷ giá ổn định Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng 2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân LNH tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/USD. Tỷ giá giao dịch của NHTM sau một thời gian duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 – 20.920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012. Một điểm khác biệt so với các năm trước là trong quý I/2012, từ ngày 13/2/2012 tỷ giá mua vào của Sở Giao dịch NHNN được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của các NHTM. Điều này nhằm khuyến khích các NHTM bán lại cho NHNN ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp và dân cư, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong 6 tháng cuối năm, xu hướng biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách r ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm. Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên TTTD có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870 VND/USD. Tỷ giá bình quân LNH vẫn được duy trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến hết năm 2012. Hình 5: Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2012 (Nguồn: NHNN) Điều đáng nói, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dường như theo quy luật trong các năm gần đây là vào những tháng cuối năm tỷ giá thường có xu hướng biến động rất mạnh, k m với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá TTTD thường ở mức khá cao. Tuy nhiên, trong năm 2012 hiện tượng này lại được loại trừ hoàn toàn. Năm 2013: điều hành tỷ giá mục tiêu Việc điều hành chính sách quản lý tỷ giá và thị trường ngoại tệ được công khai ngay từ đầu năm: tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2013 với mức biến động 2 – 3%. Đối với tỷ giá bán ngoại tệ, khi thị trường có biến động thời điểm cuối tháng 2/2013 đầu tháng 3/2013, NHNN đã linh hoạt trong điều hành tỷ giá thông qua việc điều chỉnh giảm giá bán ra và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp nếu TCTD có nhu cầu. Khi sang đến đầu quý II/2013, thị trường đã có những biến động. Cụ thể là, từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 1 USD đổi 21.036 VND,trong khi giá bán USD trên TTTD lên tới 21.320 VND. Trước áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể từ ngày 28/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá LNH lên thêm 1% so với trước đó. Theo đó, các NHTM cũng đồng loạt điều chỉnh tăng tỷ giá mua – bán ngoại tệ của mình. Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2013, tại các NHTM, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ 21.110 – 21.140 VND/USD (mua vào) 93
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG và 21.220 – 21.230 VND/USD (bán ra). Giá USD trên TTTD những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013 cũng biến động. Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên TTTD tại Hà Nội sáng ngày 1/7/2013 niêm yết ở mức 21.380 – 21.430 VND/USD; tiếp đó đến ngày 8/7/2013 lại tăng lên 21.800 VND/USD Thị trường lại tái diễn tình trạng găm giữ USD. Trước tình hình này, NHNN đã phát đi thông điệp chính thức: NHNN không điều chỉnh tỷ giá và sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết để ổn định tỷ giá, bao gồm cả việc bán ngoại tệ can thiệp mạnh để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Cùng với đó là sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng lớn trong ổn định tỷ giá khiến khối đầu cơ tỷ giá phải vội buông tay. Trên TTTD, giá USD cũng ngay lập tức tụt xuống. Ngày 12/7, tỷ giá giảm mạnh từ 100 – 500 VND/USD cho chiều mua vào lần lượt tại các NHTM và TTTD. Tỷ giá mua vào USD của NHNN cũng đã được điều hành theo hướng khuyến khích các TCTD bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tỷ giá mua vào được NHNN duy trì tương đối ổn định ở mức 20.850 VND/USD, cao hơn mức tỷ giá bình quân LNH là 20.828 VND/USD. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2013, khi tỷ giá giảm nhanh, NHNN cũng đã thực hiện nghiệp vụ mua vào ngoại tệ. Ngày 7/8/2013, Sở Giao dịch NHNN đã nâng mạnh giá mua vào USD từ mức 20.826 VND/USD lên 21.100 VND/USD và duy trì mức giá đó trong một thời gian dài. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND. Trên TTTD, giá USD phổ biến ở mức 21.180 – 21.200 VND/USD. Hình 6: Diễn biễn tỷ giá VND/USDnăm 2013 (Nguồn: NHNN) 3. Những đánh giá và hàm ý chính sách Một số tác động của chính sách tỷ giá giai đoạn 2008 – 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ giá danh nghĩa USD/VND 16.977 17.941 18.932 20.828 20.828 21.036 Cán cân thương mại (triệu USD) -12.782 -8.306 -12.300 -9.840 780 9,4 Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 24.160 16.750 12.860 14.120 20.900 32.000 12%(tính đến Đô la hóa (FCD/M2) 22% 17% 16,4% 15,8% 12,3% cuối tháng 8) (Nguồn: Các tác giả tổng hợp và tính toán)Bảng số liệu tổng hợp trên cho ta thấy những kết quả đáng mừng trong điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam. Việc phá giá nhẹ đồng VND hay điều chỉnh giá trị danh nghĩa đồng VND về gần với giá trị thực của nó, với lộ trình thích hợp, kết hợp với những can thiệp đủ mạnh trên thị trường ngoại hối đã giúp cải thiện cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối quốc gia và tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đặc biệt là kể từ 2011 đến nay. 94
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Tóm lược chính sách tỷ giá giai đoạn 2008 – 2010 được trình bày bảng 1: Bảng 1: Tóm lược chính sách tỷ giá giai đoạn 2008 – 2010 Năm 2008 Thời gian Năm 2009 và 2010 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Mục tiêu của Kiểm soát lạm phát Ngăn chặn suy giảm Ngăn chặn suy giảm kinh tế chính sách kinh tế và kiềm chế lạm phát Chế độ tỷ giá cố định Chế độ tỷ giá cố định Chế độ tỷ giá cố định thông Phân loại chế thông thường, biên đô thông thường, biên độ thường,biên độ giao dịch ± độ tỷ giá của giao dịch ± 1% giao dịch ± 2% sau đó 5% sau đó giảm xuống còn IMF nâng lên ± 3% ±3% Có thể thấy giai đoạn 2008 – 2010 bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng ngoại tệ để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã điều chỉnh tăng nguồn cung ngoại tệ nhằm hạ nhiệt thị trường tránh việc đẩy tỷ giá lên quá cao. Ngược lại, thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý bảo đảm tỷ giá không giảm sâu nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu. Chính sách tỷ giá được NHNN điều hành có sự phối hợp đồng bộ với các thành phần khác của chính sách tiền tệ trong sự nghiêm ngặt thực hiện mục tiêu chung của cả nền kinh tế. Đồng thời, có sự phối hợp tốt giữa NHNN và các NHTM. Tuy nhiên, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN còn gặp phải một số hạn chế sau: cách điều hành còn bảo thủ, cứng nhắc; thiếu minh bạch thông tin; thiếu sự thống kê các tác động dẫn đến nguy cơ nhập siêu và lạm phát. Giai đoạn 2011 – 2013 Trong giai đoạn này, thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến ổn định. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, thị trường ngoại tệ chợ đen gần như không còn hoạt động, các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, không gây áp lực cho lạm phát cũng như tỷ giá. NHNN đã chủ động định hướng thị trường bằng các cam kết. Trên cơ sở các cam kết này, NHNN luôn chủ động theo d i, phân tích các cân đối vĩ mô, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thực hiện các biện pháp điều hành cần thiết để nhanh chóng ổn định thị trường. Khi thị trường ngoại tệ và tỷ giá có biến động bất thường, NHNN kịp thời đánh giá và xác định r nguyên nhân, trên cơ sở đó chủ động thực hiện công tác thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành của NHNN. Tại những thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường căng thẳng cục bộ, NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ, phối hợp với việc điều hành lãi suất và thanh khoản VND ngắn hạn nhằm nhanh chóng ổn định thị trường. NHNN chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của người dân và doanh nghiệp được đáp ứng thông qua hệ thống các TCTD. Dựa trên những đánh giá, phân tích cung cầu trên thị trường cũng như diễn biến của các yếu tố kinh tế vĩ mô, NHNN đã chủ động điều hành một cách linh hoạt tỷ giá bình quân LNH, tỷ giá mua, bán ngoại tệ cũng như hoạt động mua, bán ngoại tệ của NHNN. Cùng với đó tình trạng đô la hóa đã được đẩy lùi, tỷ giá ổn định và đồng tiền Việt Nam được đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi so sánh với đồng USD. Hàm ý chính sách Việc lựa chọn chính sách cố định hay thả nổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đáng kể đến là năng lực điều hành của cơ quan quản lý và khả năng chống đỡ rủi ro của các doanh 95
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghiệp.Việc giữ tỷ giá ở mức ổn định sẽ bất lợi cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu không phải nhập khẩu nhiều. Như xuất khẩu cà phê, gạo, tỷ lệ nội địa hóa lớn, phần nhập khẩu cấu tạo giá trị ít hơn một số ngành khác nên đang chịu thiệt. Vậy NHNN có nên phá giá VND hay không? Hầu hết sản phẩm xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam là gia công, có nghĩa là chúng ta tùy thuộc nguyên liệu rất lớn, thể hiện qua nhập siêu rất cao, có năm lên đến 20% giá trị xuất khẩu. Như vậy, nếu phá giá, chúng ta sẽ tự nâng giá vật tư nguyên liệu đầu vào, đẩy chi phí sản xuất lên, kể cả trong nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là các loại vật tư xây dựng phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, nợ quốc gia bằng ngoại tệ của Nhà nước và doanh nghiệp đã lên đến gần 50% GDP. Theo nguồn tin của Bộ tài chính, tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP là 42,2% trong năm 2010, mỗi lần phá giá đồng tiền, nợ phải trả tính bằng VNĐ tăng lên rất nhiều. Chúng ta nhập khẩu xăng dầu, mỗi lần điều chỉnh tỷ giá, giá xăng dầu sẽ tăng rất mạnh. Theo như phân tích trên có thể thấy tỷ giá đã biến động khá mạnh giai đoạn 2008 – 2011, nhưng từ cuối năm 2011 đến hết năm 2013, tỷ giá đã được giữ ở mức ổn định. Có thể thấy, chủ trương điều hành tỷ giá ổn định nhưng không cố định và luôn đặt mục tiêu giữ tỷ giá biến động không lớn trong gần 3 năm qua đã tạo niềm tin cho thị trường và chính sách điều hành tỷ giá đó là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, thực tiễn hơn 2 năm vừa qua đã chứng minh, cái được của tỷ giá ổn định lớn hơn cái mất rất nhiều. Trong đó 2 điểm nổi lên có thể thấy rõ nhất là: Thứ nhất, DN chủ động trong chiến lược kinh doanh; Thứ hai, Việt Nam trở thành một trong những nơi thu hút được tốt các nguồn vốn cả trực tiếp và gián tiếp nước ngoài khi họ không còn lo ngại về rủi ro tỷ giá. Trong thời gian tới, bên cạnh việc giữ ổn định, tỷ giá cũng cần phải điều chỉnh ở mức độ phù hợp để nông nghiệp không bị thiệt hại do tỷ giá. Cần nghiên cứu có thể tăng tính linh hoạt hơn qua việc nới biên độ tỷ giá. Theo quan điểm của các tác giả, biên độ tỷ giá trong thời gian tới vẫn nên giữ ở mức ±3%. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Trần Thị Lương Bình, “Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính số 2 – 2013, 2013. [2] Bích Diệp, “Nhìn lại 1 năm điều hành tỷ giá của NHNN”, 2014, doanh/nhin-lai-1-nam-dieu-hanh-ty-gia-cua-nhnn-833990.htm. [3] Minh Đức, “Đọc lại nhật ký tỷ giá năm 2011”, VnEconomy, 2011. [4] Ngân Hà, Doanh Nhân, “Tỷ giá 2010: Những "điệu nhảy" chóng mặt!”, Báo VietNamNet, 2011. [5] Đỗ Trung, “Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD trong năm 2008, 2009 và đầu năm 2010”, 2010, [6] Anh Tuấn, “Tỷ giá: Mục tiêu rõ ràng, thị trường vững tin”, Thời báo ngân hàng, 2014. [7] “Góc nhìn của tôi: Tỷ giá 2014 “nhảy” trong biên độ nào?”, VnEconomy, [8] “Nhìn lại công tác điều hành tỷ giá năm 2013”, hang-hoa-viet-nam.gplist.99.gpopen.105358.gpside.1.gpnewtitle.nhin-lai-cong-tac-dieu-hanh- ty-gia-nam-2013.asmx. [9] “Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008-2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam”, hinh-chinh-sach-ty-gia-2008-2010-va-de-xuat-giai-phap-hoan-thien-nham-nang-cao-suc-canh- 19162/. 96