Đánh giá hiện trạng nước thải trong nhà máy chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

pdf 7 trang Gia Huy 20/05/2022 1150
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiện trạng nước thải trong nhà máy chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_nuoc_thai_trong_nha_may_che_bien_ca_tra.pdf

Nội dung text: Đánh giá hiện trạng nước thải trong nhà máy chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

  1. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Nguyễn Quốc Cường1*, Phạm Duy Hải1, Lê Hoàng1, Nguyễn Lữ Hồng Diễm1, Võ Thị My My1, Nguyễn Văn Nguyện1, H. John Bavor2 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng nước thải từ các nhà máy chế biến cá tra tại các công đoạn cắt tiết, fillet, rửa cá, định hình, quay xử lý phụ gia, cấp đông và nước thải hỗn hợp trước xử lý. Mẫu nước thải tại các công đoạn chế biến được thu nhận theo các ca sản xuất trong 2 ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy hàm lượng nitơ khá cao ở khâu cắt tiết (400 - 600 mg/L) và quay xử lý phụ gia (700 - 1100 mg/L). Nồng độ TSS trong khâu cắt tiết và quay xử lý phụ phẩm cao, tương ứng với 130 - 1550 mg/L và 650 - 930 mg/L. Chỉ tiêu lipid cao mang tính đặc trưng của nước thải chế biến cá Tra, trong khâu cắt tiết với giá trị 3000 - 15200 mg/L. Đặc biệt, COD trong khâu quay xử lý phụ gia cao nhất trong các công đoạn với giá trị 6150 - 9660 mg/L, khâu cắt tiết (3390 - 4580 mg/L) và nước thải hỗn hợp (2340 - 4055 mg/L). Kết quả trên cho thấy công đoạn cắt tiết, định hình, quay xử lý phụ gia và nước thải hỗn hợp trong nhà máy chế biến cá Tra là các công đoạn chế biến chính phát sinh hàm lượng nitơ, lipid, TSS và COD cao. Từ khóa: cá tra, chế biến, môi trường, nước thải. I. MỞ ĐẦU 2007). Về xuất khẩu, theo thông tin từ Bộ Công Công nghiệp chế biến cá tra hiện đang là Thương (2020) trích dẫn từ thống kê của Tổng một trong những ngành công nghiệp chế biến cục Hải quan thì trong năm 2019, cá tra vẫn là thủy sản chủ lực của Việt Nam nói chung và mặt hàng xuất khẩu chủ lực cao nhất trong các của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói mặt hàng thủy sản, sản lượng xuất khẩu đạt gần riêng. Do khu vực này là vùng nuôi và phát 900 ngàn tấn và trị giá gần 2 tỉ USD. Thị trường triển công nghiệp chế biến cá Tra lớn nhất cả xuất khẩu cá Tra chính vẫn là Hoa Kỳ, Trung nước. Về chế biến, ĐBSCL chiếm 98% sản Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. lượng xuất khẩu và 89% giá trị xuất khẩu của Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng sản lượng cả nước (Lê Nguyễn Đan Khôi và ctv., 2014). xuất khẩu và năng lực chế biến của nhà máy cá Năm 2009, toàn vùng ĐBSCL có 70 nhà máy Tra thì một vấn đề phát sinh trong chế biến cá chế biến xuất khẩu cá tra với công suất 1,7 tra chính là áp lực ngày càng lớn từ việc xử lý triệu tấn/năm. Riêng tại Cần Thơ có 15 nhà nước thải cá tra. Do đặc điểm chung của nước máy với công suất 400 ngàn tấn/năm (Huỳnh thải chế biến thủy sản có thành phần các chất Trường Huy và ctv., 2009). Tại tỉnh An Giang, hữu cơ, chất rắn lơ lững, dầu mỡ với nồng độ tính từ năm 2002 đến 2005 thì số lượng nhà rất cao nên việc xử lý nước thải đòi hỏi kỹ thuật máy tăng từ 19 nhà máy lên đến 26 nhà máy, vận hành phức tạp và trình độ người vận hành. công suất chế biến tăng gấp đôi gần 90 ngàn Hơn nữa, việc nghiên cứu chi tiết về thành phần, đến gần 200 ngàn tấn/năm (Nguyễn Phú Son, hàm lượng nước thải trong các công đoạn chế 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II * Email: quoccuong3389@gmail.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021 79
  2. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II biến riêng biệt vẫn còn rất hạn chế. Nước thải trí đầu ra của bồn chứa hay đường ống của các trong chế biến thủy sản nói chung có những đặc công đoạn theo sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải tại thù riêng do phụ thuộc vào công đoạn chế biến, các điểm như sau: công đoạn cắt tiết (điểm 1), quy mô sản xuất, nguyên liệu đầu vào và trình rửa cá (điểm 2), phi-lê (điểm 3), định hình (điểm độ công nghệ Nước thải trong chế biến thủy 4), quay xử lý phụ gia (điểm 5), cấp đông (điểm sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải từ các 6), định hình và cấp đông (điểm 7) và nước thải nhà máy chế biến, bao gồm các công đoạn sơ tập trung trước khi xử lý (điểm 8). chế, chế biến, xử lý bán thành phẩm, vệ sinh Mẫu được thu thập trong 2 ngày, 3 lần lặp dụng cụ, máy móc Ngoài ra, lượng nước tiêu lại theo ca làm việc trong 1 ngày (250 - 350 thụ trong chế biến lại tùy thuộc vào loại nguyên ml trong 1 lần lặp lại). Sử dụng ca nhựa để liệu, ví dụ như đối với cá da trơn thì mức tiêu lấy mẫu nước thải và rót vào trong chai nhựa thụ là 5 - 7 m3/ tấn sản phẩm (Nguyễn Thế Đồng polyethylene cỡ nhỏ (250 - 350 ml). Sau 1 ngày, và ctv., 2011). Do đó, nước thải trong chế biến 3 lần lặp được hòa trộn lại thành 1 mẫu chung thủy sản có nồng độ các chất hữu cơ khá cao đựng trong chai nhựa polyethylene 1 lít / 1 mẫu. so với các ngành công nghiệp chế biến khác. Đối với mẫu phân tích chỉ tiêu COD thì bổ Nước thải từ ngành công nghiệp chế biến cá nói sung 1 ml H2SO4 đậm đặc trong 1 lít mẫu để chung chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ như cố định COD. Tất cả mẫu nước thải được bảo protein, dầu, mỡ. Các chất hữu cơ này không quản bằng thùng đá ở nhiệt độ 40C và được vận tan, dạng keo và mảnh vụn nhỏ tùy vào nguyên chuyển bằng đường bộ trong ngày đến địa điểm liệu chế biến và quy trình sản xuất, dẫn đến các phân tích. Tại địa điểm phân tích, mẫu luôn giá trị COD, BOD, TSS, nitơ, photpho trong được bảo quản ở nhiệt độ 40C trong tủ mát trước nước thải rất cao (Muthukumaran và Baskaran, khi phân tích. 2013). Mẫu sau khi vận chuyển đến nơi được đem Mục đính của nghiên cứu này là nhằm đánh đi phân tích ở phòng thí nghiệm của Trung tâm giá hiện trạng nước thải từ các nhà máy chế biến Công nghệ Thức ăn và Sau Thu hoạch Thủy cá tra ở ĐBSCL, thông qua phân tích các chỉ sản thuộc Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy tiêu trong nước thải ở từng công đoạn chế biến. sản 2. Chỉ tiêu phân tích gồm: tổng chất rắn lơ Từ đó làm cơ sở cho các cải tiến phương pháp lửng (TSS), hàm lượng tro, nhu cầu oxy hóa học xử lý nước thải chế biến cá tra hay thu hồi các (COD), hàm lượng lipid, nitơ Kjeldahl và tổng dưỡng chất từ nước thải chế biến cũng như giảm photpho. áp lực xử lý nước thải. 2.3. Phương pháp phân tích II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chất lượng nước thải chế biến tại các công 2.1. Địa điểm thu mẫu đoạn được phân tích theo các phương pháp như Các mẫu thí nghiệm được thu tại 2 nhà máy nitơ tổng (phương pháp Kjeldahl), lipid (Folch phi-lê cá tra ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và và ctv., 1957), tro (ISO 5984:2002), photpho xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Bến Tre. (AOAC 965.17), COD (SMEWW 5220B.2017), Công suất chế biến của nhà máy đạt khoảng TSS (ISO 663:1992). 55 - 80 tấn / ngày. Lượng nước thải trong 1 ngày 2.4. Xử lý số liệu khoảng 800 - 1000 m3. Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần 2.2. Phương pháp lấy mẫu mềm Excel và thể hiện bằng giá trị trung bình ± Phương pháp lấy mẫu dựa theo QCVN 11- độ lệch chuẩn của 3 lần lặp lại. MT:2015/BTNMT. Mẫu nước thải được lấy ở vị 80 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021
  3. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải tại các điểm. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN không dưới 300 mg/L. Khi so sánh với các giá Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải trị tương ứng của nước thải của các nhà máy tại các công đoạn chế biến được thể hiện ở chế biến của các đối tượng khác như nước thải Bảng 1. của nhà máy chế biến nghêu có giá trị COD Nhìn chung, các chỉ tiêu trong mẫu nước dao động trong khoảng 500 - 6.000 mg/L, TSS thải chế biến cá tra (Bảng 1) như COD, TSS, (140-1.440 mg/L) và nitơ (100 - 315 mg/L) nitơ, lipid của từng công đoạn chế biến cá tra (Boardman và ctv.,1995). Nước thải của nhà đều cao. COD trong các công đoạn chế biến máy chế biến cá biển có giá trị như sau: COD dao động trong khoảng từ 470 lên đến gần (1.200 - 2.200 mg/L), TSS (700 - 1.700 mg/L) 9.660 mg/L, TSS trong các khâu chế biến và lipid (1.000 - 3.300 mg/L) (Sankpal và có giá trị dao động trong khoảng 30 - 1.550 Naikwade, 2012). Qua đó cho thấy giá trị các mg/L, hàm lượng lipid rất cao và dao động chỉ tiêu của nước thải chế biến cá tra (Bảng 1) trong khoảng 3.000 - 15.200 mg/L, hàm lượng cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị các chỉ tiêu nitơ dao động từ 100 mg/L - 1.100 mg/L. Hàm của nước thải chế biến nghêu và cá biển. lượng tro cũng khá cao trong tất cả các khâu và TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021 81
  4. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bảng 1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu các mẫu nước thải thu từ cả hai nhà máy chế biến cá tra ở Đồng Tháp và Bến Tre. Mẫu nước COD TSS Nitơ Lipid Tro Photpho Điểm thải đầu ra (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) 1 Cắt tiết 3.390 130 ± 60 400 ± 0,00 3000 ± 200 300 ± 100 0,21 ± 0,02 1 Cắt tiết 4.580 1.550 ± 190 600 ± 0,00 15.200 ± 500 1.000 ± 100 0,41 ± 0,06 2 Rửa cá 470 50 ± 30 100 ± 0,00 3.100 ± 200 200 ± 0 0,28 ± 0,07 2 Rửa cá 1.976 100 ± 40 100 ± 0,00 5.500 ± 800 700 ± 100 0,33 ± 0,06 3 Phi-lê 860 230 ± 20 100 ± 0,00 6.600 ± 400 300 ± 100 0,32 ± 0,14 3 Phi-lê 2.330 170 ± 30 200 ± 0,00 6.900 ± 1.900 300 ± 100 0,21 ± 0,02 4 Định hình 2.940 470 ± 60 300 ± 0,00 9.400 ± 400 500 ± 100 0,32 ± 0,11 4 Định hình 3.270 310 ± 20 400 ± 100 8.000 ± 2.100 600 ± 100 0,24 ± 0,04 Quay xử lý 5 9.660 650 ± 60 1.100 ± 0,00 9.600 ± 2.000 23.200 ± 200 0,41 ± 0,08 phụ gia Quay xử lý 10.500 ± 5 6.150 930 ± 20 700 ± 0,00 8.400 ± 200 0,28 ± 0,11 phụ gia 2.100 6 Cấp đông 530 40 ± 10 100 ± 0,00 6.400 ± 1.400 700 ± 100 0,35 ± 0,14 6 Cấp đông 1.860 30 ± 10 300 ± 100 6.500 ± 1.200 900 ± 200 0,31 ± 0,12 Định hình 7 2.370 30 ± 10 200 ± 0,00 7.200 ± 400 2.000 ± 0 0,33 ± 0,13 và cấp đông Định hình 7 1.710 40 ± 40 200 ± 0,00 6.300 ± 400 1.900 ± 100 0,28 ± 0,12 và cấp đông Nước thải 8 2.340 40 ± 30 200 ± 0,00 3.000 ± 200 900 ± 100 0,28 ± 0,04 tập trung Nước thải 8 4.055 1.150 ± 110 600 ± 0,00 6.700 ± 900 1.400 ± 0,00 0,56 ± 0,08 tập trung 3.1. TSS hàm lượng TSS khá thấp, tương ứng khoảng 50 Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) cũng là đặc - 100 mg/L và 30 - 40 mg/L. Như vậy, nước thải trưng của nước thải chế biến thủy sản do chứa chế biến cá tra trong khâu cắt tiết và quay xử các mảnh vụn thủy sản tạo ra trong quá trình chế lý phụ gia có giá trị TSS khá cao so với nước biến, hàm lượng cặn lơ lửng chiếm khoảng 10 - thải các nguyên liệu chế biến khác như cá hồi, 30% tổng hàm lượng chất rắn (Muthukumaran cá chim và cá ngừ có TSS nằm trong khoảng và Baskaran, 2013). Số liệu từ nghiên cứu này 100 - 1.000 mg/L (Chowdhury và ctv., 2010) và cho thấy hàm lượng TSS trong nước thải chế nước thải ở khâu tách da và cánh trong quy trình biến cá tra ở một số công đoạn rất cao, nước chế biến mực (988 mg/L) (Muthukumaran và thải khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia có hàm Baskaran, 2013). lượng TSS tương ứng với 130 - 1.550 mg/L và Với các loài thân mềm thì TSS trong nước 650 - 930 mg/L. Nguyên nhân giá trị TSS trong thải công đoạn tách thịt khỏi vỏ cao hơn so với khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia cao có thể các công đoạn trong chế biến cá tra, ví dụ như do thành phần huyết tương, hồng cầu, mỡ trong đối với nghêu (600 - 6.000 mg/L), hàu (200 – máu cá trong quá trình xả máu cá và mảnh vụn 2.000 mg/L), sò (27 - 4.000 mg/L) (Tay và ctv., thịt tạo ra trong quá trình quay phụ gia. 2006). Theo Nguyễn Văn Công (2017) thì nước Trong khi đó, khâu rửa cá và cấp đông có thải chế biến thủy sản tuy có lượng nước xả thải 82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021
  5. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ít hơn rất nhiều so với nước thải nuôi trồng do lượng nitơ cao. Như vậy, hàm lượng TSS và chỉ chiếm có 0,14% tổng lượng nước thải nhưng nitơ trong nước thải có thể giảm xuống phần nồng độ các chỉ số môi trường rất cao. Nghiên nào nếu có phương pháp thu hồi máu cá trong cứu của Ching và Redzwan (2017) cho thấy bồn chứa riêng để sản xuất bột huyết, đồng thời nước thải thu từ chế biến cá biển dù được pha sử dụng lưới lọc mảnh vụn thịt trong nước thải loãng gấp 30 lần nhưng giá trị TSS sau khi pha khâu quay phụ gia. Như vậy có thể giảm tải loãng khá cao (184 mg/L). phần nào việc xử lý nước. 3.2. Nitơ 3.3. Lipid Theo kết quả về hàm lượng nitơ Kjeldahl Chỉ tiêu lipid gồm có dầu và mỡ cá trong phân tích được trong nghiên cứu này thì hàm nước thải chế biến cá tra cũng như các loại cá lượng nitơ nhìn chung trong mẫu nước thải ở các da trơn có hàm lượng rất cao. Do đó, chỉ tiêu công đoạn đều không thấp hơn 100 mg/L. Hàm lipid được xem là đặc trưng trong nước thải lượng nitơ ở khâu cắt tiết và quay xử lý phụ gia chế biến cá tra. Nếu như trong thủy sản đông dao động trong khoảng tương ứng là 400 - 600 lạnh hỗn hợp thì mẫu nước thải có hàm lượng mg/L và 700 - 1.100 mg/L. Giá trị nitơ trong nước lipid chỉ dao động trong khoảng từ 2,4 - 100 thải khâu cắt tiết khá cao có thể được giải thích mg/L (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011), thì do thành phần protein trong máu cá (hồng cầu, hàm lượng lipid trong mẫu nước thải tập trung huyết tương) và nhớt cá trong quá trình ngâm xả ở nghiên cứu này là 3.000 - 6.700 mg/L. Đặc máu và công đoạn quay xử lý phụ gia khi miếng biệt, nước thải thu được trong công đoạn cắt phi-lê được đưa vào cối quay, trong quá trình xử tiết (3.000 - 15.200 mg/L) và quay xử lý phụ lý sẽ tạo ra các mảnh vụn thịt, sau khi quay xong, gia (9.600 - 10.500 mg/L) là rất cao. Nguyên nước quay cũ được bỏ đi. Do đó, nước thải trong nhân dẫn đến sự gia tăng của giá trị lipid trong khâu này chứa các mảnh thịt vụn khá nhiều. nước thải khâu cắt tiết là do hàm lượng lipid Ngoài ra, hàm lượng nitơ ở khâu định hình trong máu cá rất cao. Đối với khâu quay phụ cũng khá cao, khoảng 300 - 400 mg/L. Có thể gia, theo Trần Minh Phú và ctv. (2014) thì hàm thấy hàm lượng nitơ trong nước thải từ hai lượng lipid trong phi-lê cá tra tính theo vật chất công đoạn cắt tiết và quay phụ gia là khá cao, khô khoảng 27 - 28 %. Do đó, trong quá trình xử tương đương với hàm lượng nitơ trong nước lý thì chất phụ gia ngấm vào miếng phi-lê làm thải chế biến mực trong các khâu rã đông, tách cho miếng cá bóng, trương nở, đồng thời dầu cá da, cánh và loại bỏ nội tạng (693 - 757 mg/L) trong miếng phi-lê thoát ra, dẫn đến nước thải (Muthukumaran và Baskaran, 2013). trong công đoạn này ngoài thành phần vụn thịt, Hàm lượng nitơ của nước thải ở khâu rửa còn có một lượng lipid. cá, phi-lê và cấp đông tuy thấp hơn nhưng nhìn Với các loại cá dùng trong chế biến như cá chung vẫn khá cao. Nước thải tập trung có hàm hồi, cá trích, cá ngừ thì lipid trong nước thải chế lượng nitơ là 200 - 600 mg/L cao hơn gần gấp biến thấp hơn rất nhiều, chỉ ở mức tương ứng 3 lần so với hàm lượng nitơ trong nước thải chế là 250, 60 - 800, 20 - 500 mg/L (Chowdhury biến tôm đông lạnh (50 - 200 mg/L) (Nguyễn và ctv., 2010). Với nước thải chế biến các loài Thế Đồng và ctv., 2011) và tương đương với thân mềm thì hàm lượng lipid thấp hơn so với nước thải trong phi-lê cá trích (485,7 mg/L) lipid trong nước thải chế biến cá, cụ thể hàm (Gonzalez và ctv.,1983). Theo Chowdhury và lượng lipid trong nước thải ở công đoạn tách ctv. (2010) thì thành phần nước thải chế biến cá thịt nghêu (16 - 50 mg/L), cua xanh (150 - 220 chủ yếu do máu cá và chất nhớt dẫn đến hàm mg/L) và hàu (10 - 30 mg/L) (Tay và ctv., 2006). TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021 83
  6. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Nhìn chung, có thể thấy hàm lượng lipid rất cao dao động trong khoảng 8.400 - 23.200 trong các khâu chế biến đều khá cao (từ 3.000 mg/L. Ngoài ra, nước thải khâu cắt tiết, định mg/L trở lên), cùng với TSS và nitơ làm gia tăng hình và cấp đông cũng có hàm lượng tro khá COD dẫn đến gây khó khăn trong xử lý nước cao, tương ứng với 300 - 1.000 mg/L và 1.900 thải. Một số đề xuất có thể được đưa ra để giảm - 2.000 mg/L, do máu cá giàu chất sắt dẫn đến giá trị lipid trong nước thải như bể lắng do lipid sự gia tăng của hàm lượng tro. Hơn nữa, trong có tỉ trọng nhỏ hơn nước hay sử dụng lưới lọc quá trình quay phụ gia, muối photphat ngấm để tách dầu mỡ. vào thịt cá đồng thời cũng tạo ra vụn thịt chứa 3.4. COD chất khoáng và một ít máu thoát ra dẫn đến hàm COD là một trong những chỉ tiêu phổ biến lượng khoáng trong mẫu nước thải công đoạn dùng để thể hiện hàm lượng các chất hữu cơ một này rất cao. Theo Trần Minh Phú và ctv. (2014) cách gián tiếp (Sankpal và Naikwade, 2012). thì hàm lượng tro trong phi-lê cá tra đạt khoảng Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy COD tỉ 3,8 - 4,2 % tính theo vật chất khô. lệ thuận với TSS, nitơ và lipid. Nước thải công 3.6. Photpho nghiệp chế biến thủy sản có đặc trưng khác biệt Kết quả về hàm lượng photpho ở tất cả khâu với nước thải chế biến các đối tượng khác ở chế biến trong nghiên cứu này nhìn chung rất hàm lượng các chất hữu cơ rất cao thể hiện qua thấp chỉ dao động trong khoảng 0,2 - 0,4 mg/L, hàm lượng COD dao động trong khoảng 1.000 hàm lượng photpho cấp đông (0,31 - 0,35 mg/L) - 1.200 mg/L và hàm lượng nitơ cao (70 - 110 có thể xem là đáng kể do trong nước mạ băng có mg/L) (Lâm Minh Triết và ctv., 2008). Trong thành phần muối polyphotphat ở nồng độ thấp, nghiên cứu này, COD trong nước thải ở khâu hàm lượng photpho trong nước thải tập trung quay xử lý phụ gia là cao nhất với giá trị lên đến trước khi xử lý là 0,28 - 0,56 mg/L. Hàm lượng 6.150 - 9.660 mg/L. Ngoài ra, công đoạn cắt tiết photpho trong kết quả trên rất chênh lệch so - xả máu có hàm lượng COD trong máu cá khá với các nghiên cứu khác về hàm lượng photpho cao và nằm trong khoảng 3.390 - 4.580 mg/L. trong nước thải chế biến tôm đông lạnh (10 - Do đó, đây là hai khâu xử lý quyết định dẫn đến 120 mg/L), nước thải chế biến cá da trơn (50 - giá trị COD trong nước thải tập trung có mức 100 mg/L) (Nguyễn Thế Đồng và ctv., 2011) và dao động từ 2.340 - 4.055 mg/L. So với nước nước thải chế biến cá biển (95,5 mg/L) (Ching thải từ nhà máy chế biến cá thịt trắng, COD và Redzwan, 2017). Hàm lượng photpho trong ở công đoạn phi-lê bằng tay có giá trị khoảng nghiên cứu này rất thấp có thể được giải thích 160 mg/L, công đoạn tách da có giá trị 7.000 do photpho tồn tại trong xương cá và công đoạn mg/L và nước thải tập trung có giá trị 840 mg/L phi-lê cá đã loại vỏ hoàn toàn phụ phẩm gồm (Gonzalez và ctv., 1983). Giá trị COD cao hay đầu và xương cá. thấp tùy vào công đoạn chế biến do sự có mặt IV. KẾT LUẬN các chất hữu cơ như máu cá, lipid trong công Các công đoạn cắt tiết, định hình, quay xử đoạn cắt tiết. Thịt vụn và lipid trong khâu định lý phụ gia và nước thải hỗn hợp trong nhà máy hình và quay xử lý phụ gia chế biến cá Tra là các công đoạn chế biến chính 3.5. Tro có hàm lượng nitơ, lipid, TSS và COD cao. Có thể nhận thấy rằng trong nghiên cứu Hàm lượng lipid phân tích trong mẫu nước này hàm lượng tro phân tích được tỉ lệ thuận thải trong các khâu chế biến đều rất cao và chỉ với TSS. Hàm lượng tro trong nước thải ở tiêu này có thể được xem là đặc trưng của nước khâu quay xử lý phụ gia trong nghiên cứu này thải chế biến cá tra. 84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021
  7. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải Trần Minh Phú, Trần Thủy Tiên, Nguyễn Lê Anh chế biến cá tra (lipid, nitơ và chất rắn lơ lửng) Đào và Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Đánh giá chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), có nồng độ rất cao nên kéo theo nhu cầu oxy hóa thương phẩm ở các khu vực nuôi khác nhau. Tạp học trong nước thải tăng cao. chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, 15-21. V. KIẾN NGHỊ QCVN 11 - MT: 2015/BTNMT, Quy chuẩn Kỹ thuật Dựa theo kết quả hiện trạng nước thải chế Quốc gia về Nước thải Chế biến Thủy sản, Hà biến cá tra theo từng công đoạn sản xuất có thể Nội, 2015. Tài liệu tiếng Anh đưa ra một số đề xuất được đưa ra để có thể Boardman, D. G., Tisingerm J. L., Gallagher, D. L., giảm tải áp lực xử lý nước thải đầu vào như: 1995. Treatment of Clam Processing Wastewaters - Thu hồi chất dinh dưỡng từ máu cá trong by Means of Upflow Anaerobic Sludge Blanket công đoạn cắt tiết để sản xuất bột huyết. Technology. Water Research. 29, 6, 1483-1490. - Thu hồi các mảnh thịt vụn trong các công Chowdhury, P., Viraraghavan, T., Srinivasan, A., đoạn định hình, quay xử lý phụ gia để đưa vào 2010. Biological treatment processes for fish nguyên liệu cùng với phụ phẩm cá tra để sản processing wastewater – A review. Bioresource xuất bột cá. Technology. 101, 439–449. org/10.1016/j.biortech.2009.08.065. - Thu hồi mỡ cá tra để sản xuất nhiên liệu Ching, Y.C. and Redzwan, G., 2017. Biological sinh học bio-diesel. Treatment of Fish Processing Saline Wastewater TÀI LIỆU THAM KHẢO for Reuse as Liquid Fertilizer. Sustainability. 9, Tài liệu tiếng Việt 1062, 1-26. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Folch, J., Lees, M., Stanley, G.H.S., 1957. A simple Phước Dân, 2006. Xử lý nước thải đô thị và công method for the isolation and purification of nghiệp - Tính toán thiết kế công trình. NXB Đại total lipides from animal tissues. The Journal of học Quốc gia TP. HCM. Biological Chemistry. 226, 1, 497-509. https:// Lê Nguyễn Đan Khôi, 2014. Giải pháp thâm nhập doi.org/10.1016/s0021-9258(18)64849-5. thị trường ngành hàng cá tra. Tạp chí Khoa học Gonzalez, J. F., Civit, E. M., Lupin, H. M., 1983. trường Đại học Cần Thơ, 2, 133-140. Composition of fish filleting wastewater. Water Huỳnh Trường Huy, Huỳnh Nhựt Phương và Lê SA. 9, 2, 49-56. Quang Viết, 2009. Phân tích thực trạng nuôi cá AJA03784738_1813. tra tự phát ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Muthukumaran, S. and Baskaran, K., 2013. Organic Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 12, 142-152. and nutrient reduction in a fish processing facility Nguyễn Phú Son, 2007. Nghiên cứu thị trường cá tra - A case study. International Biodeterioration và basa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. & Biodegradation. 85, 563-570. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 8, org/10.1016/j.ibiod.2013.03.023. 28-37. Sankpal, S.T. and Naikwade, P.V., 2012. Nguyễn Thế Đồng, Trần Hiếu Nhuệ, Cao Thế Hà, Physicochemical Analysis of Effluent Discharge Đặng Văn Lợi, Nguyễn Thị Thiên Phương, of Fish Processing Industries in Ratnagiri India. Đỗ Thanh Bái, Nguyễn Phạm Hà, Nguyễn Thị Bioscience Discovery. 3, 1, 107-111. Phương Loan và Phạm Thị Kiều Oanh, 2011. Tài in/Vol%203%20No1/Sagar107-111.pdf. liệu kỹ thuật:Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp Tay, J. H., Show, K. Y., Hung, Y. T., 2006. Seafood của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một Processing Wastewater Treatment. ChemInform. số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế 37 (13), 1-66. biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy. Tổng chin.200613273. Cục Môi Trường, Hà Nội. Nguyễn Văn Công, 2017. Tổng quan về Ô Nhiễm Nông Nghiệp tại Việt Nam: Ngành Thủy Sản. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021 85