Đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở Thành phố Đà Nẵng

pdf 10 trang Gia Huy 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tai_nguyen_tu_nhien_phuc_vu_phat_trien_du_lich_sinh.pdf

Nội dung text: Đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở Thành phố Đà Nẵng

  1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG PHAN KIM NGÂN1,*, NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ2 1Khoa Du lịch, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 1Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm Huế 2Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Huế *Email: nganpk@dau.edu.vn Tóm tắt: Du lịch sinh thái là loại hình đang nhận được sự quan tâm của khách du lịch và các nhà nghiên cứu bởi ngoài sự trải nghiệm, loại hình này còn hướng du khách đến sự tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ hệ sinh thái. Đánh giá tài nguyên tự nhiên là cơ sở quan trọng hoạch định không gian, xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển du lịch sinh thái. Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và lợi thế để tổ chức du lịch sinh thái. Tuy nhiên, loại hình du lịch này phát triển còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bài báo vận dụng các phương pháp phân tích đa chỉ tiêu, phương pháp bản đồ và GIS, phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, phương pháp phân loại sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái ở thành phố Đà Nẵng. Kết quả đánh giá cho thấy: tiểu vùng bán đảo Sơn Trà rất thuận lợi, tiểu vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc và tiểu vùng đồi núi phía Tây Nam thuận lợi, tiểu vùng đồng bằng ven biển ít thuận lợi cho hoạt động du lịch sinh thái. Từ khóa: Tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, Đà Nẵng. 1. GIỚI THIỆU Đánh giá tài nguyên là cơ sở quan trọng của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trong việc hoạch định không gian phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Hiện nay, trong bối cảnh môi trường tự nhiên bị tác động nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế của con người, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang trở thành một loại hình du lịch đáp ứng được nhiều nhất các yêu cầu của sự phát triển bền vững, bởi đây là một loại hình du lịch hướng đến sự tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ hệ sinh thái khỏi sự ảnh hưởng và tác động của con người, đòi hỏi trách nhiệm của người trải nghiệm khi đến các khu vực tự nhiên, mang lại sự hài hòa giữa các cộng đồng và duy trì cuộc sống của người dân địa phương. Đà Nẵng là một thành phố có nhiều thế mạnh về tài nguyên tự nhiên (TNTN) như vị trí trung tâm của khu vực miền Trung, địa hình, thủy văn đa dạng, khí hậu không quá khắc nghiệt, hệ sinh vật phong phú thuộc 02 khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và 01 khu bảo vệ cảnh quan (BVCQ) cùng nhiều hệ sinh thái đặc trưng khác để khai thác, đầu tư và phát triển DLST. Đánh giá tài nguyên du lịch, mà trước hết là tài nguyên du lịch tự nhiên nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch và phát triển loại hình DLST trên địa bàn thành phố có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(60)A/2021: tr.18-27 Ngày nhận bài: 27/9/2021; Hoàn thành phản biện: 12/11/2021; Ngày nhận đăng: 18/11/2021
  2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 19 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các dữ liệu, điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, bài báo đã sử dụng dữ liệu trong Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020, Đề án bảo tồn ĐDSH thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Về dữ liệu bản đồ, bài báo sử dụng bộ cơ sở dữ liệu bản đồ nền địa lý thành phố Đà Nẵng do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2011, hệ toạ độ VN-2000, tỷ lệ 1/100.000 để xây dựng các bản đồ thành phần, bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên (ĐLTN) và bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của TNTN cho phát triển du lịch. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA (Multi Criteria Analysis): phương pháp này cho phép xác định các yếu tố khác nhau tác động đến DLST, tổ chức các yếu tố thành một tổ hợp các chỉ tiêu và nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó để cho ra một kết quả cuối cùng. Bài báo sử dụng phương pháp này để tích hợp thuật toán tính tổng và mô hình tính trọng số theo ma trận tam giác để đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của TNTN cho DLST theo các tiểu vùng. - Phương pháp phân tích quá trình thứ bậc AHP (Analytical Hierarchi Process): mức độ ảnh hưởng, giá trị của mỗi loại TNTN đối với DLST là khác nhau, do đó phương pháp này nhằm xác định mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các yếu tố ảnh hưởng đến DLST, từ đó tìm ra trọng số của các yếu tố được lựa chọn đối với DLST. - Phương pháp bản đồ và GIS: là phương pháp được sử dụng rất phổ biển trong khoa học địa lý, vừa là tư liệu dùng để khai thác, thu thập dữ liệu và là phương tiện thể hiện kết quả nghiên cứu. Phương pháp bản đồ được dùng để xây dựng các bản đồ thành phần, làm cơ sở để thành lập bản đồ phân loại sinh khí hậu (SKH) và bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng trên phần mềm Arcgis. - Phương pháp phân vùng ĐLTN: Phân vùng ĐLTN là để vạch ra các khu vực có sự tương đối đồng nhất về tự nhiên để làm đơn vị cơ sở cho đánh giá TNTN. Khi tiến hành phân vùng ĐLTN, có thể áp dụng nhiều nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, phân tích – tổng hợp, nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và các phương pháp: phương pháp phân tích ảnh hàng không, phương pháp phân tích và so sánh các bản đồ phân vùng bộ phận, phương pháp điều tra khảo sát tổng hợp, phương pháp phân tích yếu tố trội và phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên. Phương pháp này được sử dụng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vị và thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp phân loại SKH: Đánh giá, phân loại SKH cho DLST chính là xem xét mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu trên địa bàn lãnh thổ với điều kiện sinh lý con người và điều kiện để tổ chức DLST. Dựa trên đặc điểm khí hậu thành phố Đà Nẵng và các nghiên cứu, bài báo đã lựa chọn một số tiêu chí quan trọng đối với DLST và xác định các chỉ tiêu để phân loại, thành lập bản đồ SKH cho DLST thành phố Đà Nẵng nhằm xác định các đơn vị SKH, là cơ sở để đánh giá tài nguyên SKH cho DLST của địa phương. Kết quả đã có 11 loại SKH được thể hiện thông qua tập hợp các ký hiệu, gồm: IAa (rất nóng, mưa rất nhiều, số ngày mưa rất nhiều), IBa (rất nóng, mưa nhiều, số ngày mưa rất nhiều), IBc (rất nóng, mưa nhiều, số ngày mưa trung bình), ICa (rất nóng, mưa trung bình, số ngày mưa rất nhiều), ICb (rất nóng, mưa trung bình, số ngày mưa nhiều), ICc (rất nóng, mưa trung bình, số ngày mưa trung bình), IIAa (nóng, mưa rất nhiều, số ngày mưa rất
  3. 20 PHAN KIM NGÂN, NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ nhiều), IIBa (nóng, mưa nhiều, số ngày mưa rất nhiều), IIBc (nóng, mưa nhiều, số ngày mưa trung bình), IICa (nóng, mưa trung bình, số ngày mưa rất nhiều), IIIAa (mát, mưa rất nhiều, số ngày mưa rất nhiều). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá 3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá DLST lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển, do đó vai trò của TNTN đối với DLST là rất lớn và quyết định đến giá trị của DLST. Một trong những yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức DLST là sự tồn tại của HST tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. ĐDSH là một tài nguyên của DLST, là một hợp phần không thể tách rời trong nhiều thành phần tạo nên DLST. Trên thực tế, du khách thường bị hấp dẫn bởi sự khác biệt, đặc sắc và đa dạng của tự nhiên, do đó DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu BTTN và những nơi có HST đặc biệt (san hô, rừng ngập mặn ). SKH là yếu tố quan trọng trong các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. SKH quyết định đến hoạt động DLST ở tính chất phù hợp với sức khỏe con người trong quá trình đi du lịch và là điều kiện để tổ chức hoạt động. SKH còn là yếu tố quyết định đến tính mùa vụ của hoạt động DLST. Đối với DLST, địa hình cũng là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của cảnh quan. Mỗi dạng địa hình sẽ mang lại những giá trị khác nhau, là điều kiện tổ chức các loại hình DLST khác nhau, đồng thời địa hình cũng được xem xét ở khía cạnh dễ tiếp cận với tài nguyên DLST cùng khả năng đi lại của con người đến điểm DLST. Do đó, bài báo xác định đánh giá 03 loại TNTN bao gồm: tài nguyên ĐDSH, tài nguyên địa hình địa mạo, tài nguyên SKH nhằm xác định mức độ thích hợp cho phát triển DLST. 3.1.2. Xác định chỉ tiêu đánh giá Dựa trên cơ sở lý luận về DLST, thực trạng tài nguyên ĐDSH, địa hình, SKH của thành phố Đà Nẵng và kế thừa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khanh Vân [6], Hoàng Thị Kiều Oanh [4], bài báo đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá cho từng loại TNTN phục vụ phát triển DLST ở địa bàn nghiên cứu. a) Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học Bảng 1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên ĐDSH cho DLST Chỉ tiêu Mức đánh giá Điểm đánh giá Có kiểu HST rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hoặc rạn san hô, có từ 1 khu bảo tồn*, có sự hiện diện của RTL 3 trên 3 sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm. Có kiểu HST thứ sinh hoặc HST rừng tre nứa, các thảm TL 2 cỏ, có từ 1 – 3 sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm. Có kiểu HST nông nghiệp hoặc đô thị, HST đất ngập nước ITL 1 nội thành, không có sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm. (* gồm các Khu BTTN, khu BVCQ) Hoạt động DLST thường diễn ra ở những nơi có ĐDSH học cao, đặc biệt tại các khu rừng đặc dụng như vườn quốc gia, khu BTTN. Sự ĐDSH là tiêu chí quan trọng để đánh giá vì nó quyết
  4. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 21 định sức hấp dẫn du khách của khu vực. Chỉ tiêu, mức độ và điểm đánh giá tài nguyên ĐDSH cho DLST được xác định tại bảng 1. b) Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên địa hình, địa mạo Địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan sinh thái mà còn tác động đến quá trình di chuyển, tham quan và xây dựng các công trình du lịch. Theo Lê Bá Thảo [5], khu vực sườn dốc trên 350 thường xảy ra các hiện tượng trượt lở, 120 là độ dốc giới hạn, độ dốc khủng hoảng. Một số loại địa hình có giá trị cho DLST như đồi núi , hồ nước, địa hình bờ biển Tuy nhiên, địa hình không gắn với cảnh quan sinh thái thì dù thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng không có giá trị cao đối với DLST. Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định theo bảng 2. Bảng 2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLST Chỉ tiêu Mức đánh giá Điểm đánh giá Kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển và đảo), địa hình đồng bằng, đồi có từ 03 dạng địa hình* trở lên có giá trị cho RTL 3 phát triển du lịch, độ dốc dưới 40. Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có độ dốc từ 8 -150, có 01 - TL 2 02 dạng địa hình* có giá trị cho phát triển du lịch. Kiểu địa hình núi thấp có độ dốc trên 150 hoặc đồng bằng, ITL 1 không có dạng địa hình* có giá trị cho phát triển du lịch. (*gồm các dạng địa hình: núi, hồ chứa, thác, ghềnh, suối, bãi biển) c) Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên sinh khí hậu Bảng 3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLST1 Chỉ tiêu SKH Mức Điểm Nhiệt độ Lượng mưa Số ngày mưa đánh giá đánh giá III RTL 3 II C c TL 2 I A, B a, b ITL 1 Điều kiện SKH thuận lợi nhất để tổ chức DLST là những ngày không mưa. Tại lãnh thổ nghiên cứu, các loại hình DLST có thể tổ chức tại những nơi có mùa khô kéo dài, số ngày mưa ít, ít mưa, nhiệt độ không quá cao. Bài báo xác định 03 chỉ tiêu SKH quan trọng cho DLST là nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, số ngày mưa. Mức đánh giá, điểm đánh giá các chỉ tiêu của từng loại SKH được thể hiện tại bảng 3. 3.2. Đặc điểm các vùng và tiểu vùng tự nhiên thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp phân vùng ĐLTN kết hợp với phương pháp bản đồ và GIS, bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ 1/100.000 đã được thành lập, trong đó có 02 vùng và 04 tiểu vùng tự nhiên với các đặc điểm cụ thể như sau: 3.2.1. Vùng đồi núi a) Tiểu vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc (TV1) TV1 bao gồm một phần khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa và khu BVCQ Nam Hải Vân với HST đa dạng. Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa đã ghi nhận được 626 loài động vật và 793 loài thực vật, đặc 1 I, II, III: các mức đánh giá nhiệt độ rất nóng (>240C), nóng (20 – 240C), mát ( 3.000 mm), nhiều (2.500 – 3.000 mm), trung bình ( 180 ngày), nhiều (160 – 180 ngày), trung bình (< 160 ngày)
  5. 22 PHAN KIM NGÂN, NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ biệt có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm [3]. Khu BVCQ Nam Hải Vân cũng có 26 loài động vật thuộc nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn và 101 loài thực vật đặc hữu Trung bộ [2]. HST ở TV1 gồm có rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với cấu trúc và thành phần loài đa dạng. TV3 có địa hình đa dạng với các đỉnh núi trung bình và nhiều sông, suối có giá trị du lịch cao như suối Lương, sông Bắc, sông Nam, Vũng Bọt và một phần lưu vực sông Cu Đê. Ngoài ra, đèo Hải Vân được đánh giá là Top 10 cung đường ven biển đẹp nhất thế giới. Dưới chân đèo Hải Vân là vịnh Nam Chơn với bãi cát trắng mịn. Tuy nhiên, địa hình của TV1 chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, mức độ chia cắt sâu, độ dốc lớn từ 10 – 200 gây khó khăn cho việc di chuyển. TV1 có tính chất khí hậu núi thấp và trung bình, lượng mưa từ trên 2.500 – 4.500 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 18 – 240C và giảm dần theo độ cao. b) Tiểu vùng đồi núi phía Tây Nam (TV2) TV2 có phần lớn diện tích thuộc khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa với tính ĐDSH cao, nhiều loại sinh vật quý hiếm đã được ghi nhận (56 loài động vật và 12 loài thực vật thân gỗ có tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007) [3]. HST chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Địa hình phân hóa đa dạng là điều kiện hình thành các cảnh quan có nhiều giá trị cho DLST như đỉnh Bà Nà, suối Mơ, suối Hoa, suối Ngầm Đôi, sông Nam, thác Mây Treo, Giếng trời rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của TV2 là đồi núi trung bình và thấp có độ dốc lớn gây khó khăn trong việc khai thác du lịch. Địa hình phân hóa đa dạng nên tiểu vùng này có chế độ khí hậu khá đặc sắc. Phía Tây Nam của tiểu vùng có lượng mưa lớn trên 4.500 mm (riêng đỉnh Bà Nà trên 5.000 mm), nhiệt độ trung bình dưới 200C. Các đỉnh núi và sườn núi lân cận có lượng mưa tương đối cao, trên 3.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 240C. Khu vực gò đồi phía Đông và Đông Nam có lượng mưa giảm dần (dưới 3.000 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm trên 240C. 3.2.2. Vùng đồng bằng ven biển và bán đảo a) Tiểu vùng đồng bằng ven biển (TV3) HST của TV3 chủ yếu là một số HST đất ngập nước như sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ, sông Túy Loan có chứa các HST thủy sinh tự nhiên và khoảng 30 hồ, đầm với vai trò điều tiết nước, điều hòa vi khí hậu và tạo cảnh quan. Sinh vật tại các HST này chủ yếu là các loài cá nước ngọt [7]. TV3 có địa hình gò đồi ở phía Tây và phần lớn diện tích là địa hình đồng bằng bằng phẳng. Cảnh quan sinh thái của TV3 chủ yếu gắn với thủy văn như sông Cu Đê, sông Túy Loan, hồ Hòa Trung, điểm nước khoáng Phước Nhơn có thể khai thác du lịch. Nổi tiếng nhất ở TV3 là các bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê, Non Nước Khí hậu TV3 mang tính chất nhiệt đới rõ nét, nhiệt độ trung bình năm 25,70C, lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.700 mm/năm, số ngày mưa trung bình 168 ngày/năm, độ ẩm trung bình 82%. b) Tiểu vùng bán đảo Sơn Trà (TV4) TV4 có hệ sinh thái đa dạng thuộc khu BTTN Sơn Trà với 985 loại thực vật bậc cao, trong đó có 22 loài quý hiếm và 174 loài động vật, trong đó có 15 loài thuộc nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt, tại tiểu vùng này có Cây đa đại thụ đã được công nhận là cây di sản và loài Vọoc chà vá chân nâu là loại động vật quý hiếm và có sức hấp dẫn cao. Ngoài ra, TV3 còn có hệ sinh thái san hô với 177 loài, thuộc 17 họ [1] [7]. Về tài nguyên địa hình, TV4 là một vùng đồi núi thấp với nhiều thắng cảnh thiên nhiên như đỉnh Bàn Cờ, các con suối nhỏ, các bãi tắm đẹp như bãi Tiên Sa, bãi
  6. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 23 Rạng, bãi Bắc có giá trị du lịch cao. TV4 có nhiệt độ trung bình năm 25,60C, số giờ nắng trung bình năm là 2.273 giờ, lượng mưa trung bình 2.456 mm/năm, độ ẩm 85%. 3.3. Kết quả đánh giá Dựa vào đặc điểm TNTN tại các tiểu vùng, kết quả đánh giá tiêu chí tài nguyên đa dạng sinh học và tiêu chí tài nguyên địa hình – địa mạo được xác định ở bảng 4 và bảng 5. Bảng 4. Kết quả đánh giá tiêu chí tài nguyên đa dạng sinh học cho DLST Tiểu vùng Mức đánh giá Điểm đánh giá TV1 RTL 3 TV2 RTL 3 TV3 ITL 1 TV4 RTL 3 Bảng 5. Kết quả đánh giá tiêu chí tài nguyên địa hình – địa mạo cho DLST Tiểu vùng Mức đánh giá Điểm đánh giá TV1 RTL 2 TV2 RTL 2 TV3 ITL 2 TV4 RTL 3 Đối với tiêu chí tài nguyên SKH, vì SKH tác động lên cơ thể con người một cách tổng hợp, chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, do vậy khi đánh giá cần đánh giá tổng hợp các yếu tố. Mức độ tác động của các yếu tố khí hậu cũng có sự khác biệt, trong đó số ngày mưa đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là lượng mưa và cuối cùng là nhiệt độ. Kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố SKH cho DLST theo từng loại SKH được xác định ở bảng 6. Bảng 6. Bảng đánh giá tổng hợp các loại SKH cho DLST Nhiệt độ Yếu tố Lượng mưa Số ngày mưa Điểm Múc trung bình năm ĐG ĐG Trọng số 0,23 0,34 0,43 Mức ĐG RTL TL ITL RTL TL ITL RTL TL ITL IAa 1 1 1 1 ITL IBa 1 1 1 1 ITL IBc 1 1 2 1,43 TL ICa 1 2 1 1,34 TL ICb 1 2 1 1,34 TL ICc 1 2 2 1,77 RTL IIAa 2 1 1 1,23 ITL IIBa 2 1 1 1,23 ITL IIBc 2 1 2 1,66 RTL IICa 2 2 1 1,57 RTL IIIAa 3 1 1 1,46 TL
  7. 24 PHAN KIM NGÂN, NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ Dựa vào kết quả tại bảng 6, tiểu vùng có tỷ lệ diện tích nhóm các loại SKH theo từng mức đánh giá từ 50% trở lên sẽ đạt mức đánh giá của nhóm SKH đó. Diện tích các loại SKH tại các tiểu vùng được xác định dựa trên kết quả chồng xếp bản đồ phân loại SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN thành phố Đà Nẵng (Bảng 7). Bảng 7. Kết quả đánh giá tiêu chí tài nguyên SKH cho DLST ITL Mức ĐG RTL TL (IAa, IBa, Mức Điểm (ICc, IIBc, (IBc, ICa, ICb, IIAa, IIBa) đánh giá đánh giá TV IICa) (%) IIIAa) (%) (%) TV1 0,7 20,8 78,5 ITL 1 TV2 0 10,2 89,8 ITL 1 TV3 0 100 0 TL 2 TV4 60,6 39,4 0 RTL 3 Có thể thấy các TNTN cho DLST đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng khác nhau. Địa hình, SKH ảnh hưởng đến sự phát triển của mọi loại hình du lịch, trong khi đó, tài nguyên ĐDSH là điều kiện tiên quyết để tổ chức DLST và không thể tách rời khỏi DLST. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện SKH tốt nhưng không có các HST hoặc các dạng địa hình có giá trị cho du lịch thì cũng không thể tổ chức DLST tại lãnh thổ đó. Vì vậy, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng nhất là tài nguyên ĐDSH, thứ hai là tài nguyên địa hình và cuối cùng là tài nguyên SKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số của các tiêu chí theo phương pháp AHP (Bảng 8). Bảng 8. Bảng ma trận xác định trọng số các tiêu chí cho phát triển DLST Tiêu chí Địa hình SKH Sinh vật Trọng số Địa hình 1 1,67 0,66 0,33 SKH 1,6 1 0,66 0,24 ĐDSH 1,51 1,51 1 0,43 Căn cứ kết quả đánh giá của từng tiêu chí, kết quả đánh giá tổng hợp các tiêu chí được xác định ở bảng 9. Bảng 9. Kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên tại các tiểu vùng cho DLST Chỉ tiêu ĐDSH Địa hình SKH Điểm trung bình Mức đánh giá Tiểu vùng 0,43 0,33 0,24 TV1 3 2 1 2,19 TL TV2 3 2 1 2,19 TL TV3 1 2 2 1,57 ITL TV4 3 3 3 3 RTL
  8. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 25 Hình 1. Bản đồ kết quả đánh giá TNTN phục vụ DLST thành phố Đà Nẵng Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của TNTN cho DLST như sau: - TV1: thuận lợi cho DLST. Thực tế, tại TV này mới khai thác một số điểm DLST trong thời gian gần đây như lưu vực sông Cu Đê (Yên Retreat, An Nhiên Farm ), suối Lương, các farmstay dưới chân đèo Hải Vân. Một số điểm DLST hấp dẫn như sông Bắc, sông Nam, Vũng Bọt do giao thông không thuận lợi nên chưa hình thành các điểm DLST có tổ chức mà chủ yếu tự khám phá. Khu vực khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa phần lớn là rừng đặc dụng, địa hình hiểm trở nên chưa được khai thác DLST. Một số loại hình DLST có thể khai thác tại tiểu vùng này là DLST rừng kết hợp tìm hiểu ĐDSH, DLST tình nguyện, nhà nghỉ sinh thái, DLST kết hợp chữa bệnh. - TV2: thuận lợi cho DLST. Đây là tiểu vùng tập trung nhiều điểm DLST đang khai thác như khu DLST suối Hoa, Ngầm Đôi, Hòa Phú Thành, Lái Thiêu, khu công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đỉnh Bà Nà là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất hiện nay nhưng quá trình xây dựng đã khiến môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng nặng nề. Các điểm DLST trong phạm vi khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa như thác Mây Treo, Giếng Trời cũng chưa được khai thác vì địa hình hiểm trở, khó tiếp cận. Một số loại hình DLST có thể khai thác tại tiểu vùng này là DLST rừng kết hợp tìm hiểu ĐDSH, DLST tình nguyện, nhà nghỉ sinh thái, DLST kết hợp chữa bệnh. - TV3: ít thuận lợi cho DLST. Điểm DLST đang phát triển mạnh nhất ở tiểu vùng này là DLST biển, tuy nhiên chỉ mới tổ chức loại hình tắm biển ở các bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước Một số bãi tắm đẹp thuộc phạm vi các khu nghỉ dưỡng nên khó có thể đưa vào khai thác công cộng. Tại tiểu vùng này cũng có các điểm DLST khá nhỏ lẻ như Yên Retreat (xã Hòa Bắc), suối khoáng nóng Phước Nhơn (xã Hòa Khương). Tuyến du lịch đường sông dọc sông Túy Loan mặc dù đã có kế
  9. 26 PHAN KIM NGÂN, NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ hoạch khai thác nhưng còn nhiều vướng mắc và chưa có sản phẩm du lịch bổ trợ. Một số loại hình DLST có thể khai thác tại tiểu vùng này là DLST nông nghiệp, DLST hồ. - TV4: rất thuận lợi cho DLST. Tiểu vùng này được đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn ở thành phố Đà Nẵng với nhiều điểm DLST như đồi Vọng Cảnh, đỉnh Bàn Cờ, sân bay trực thăng, cây đa đại thụ, Sơn Trà tịnh viên và các bãi tắm dưới chân bán đảo. Giao thông tại bán đảo Sơn Trà rất thuận lợi do có sự đầu tư đồng bộ. Hoạt động lặn ngắm san hô cũng đã được khai thác nhưng không hiệu quả do ảnh hưởng đến rạn san hô. Một số loại hình DLST có thể khai thác tại tiểu vùng này là DLST rừng kết hợp tìm hiểu ĐDSH, DLST tình nguyện, du lịch kết hợp bảo vệ HST san hô. 4. KẾT LUẬN Đánh giá tài nguyên là giai đoạn không thể thiếu trước khi triển khai quy hoạch, phát triển bất cứ loại hình kinh tế nào. Kết quả đánh giá tài nguyên cho thấy sự phân hóa TNTN trong một vùng lãnh thổ. Tại mỗi khu vực sẽ có những đặc trưng tự nhiên riêng và mức độ thuận lợi cho các loại hình kinh tế cũng vì vậy mà khác biệt. Đà Nẵng là một thành phố có diện tích nhỏ nhưng có nhiều tiềm năng phát triển DLST như hệ sinh thái đa dạng với 02 khu BTTN và 01 khu BVCQ, cảnh quan sinh thái hấp dẫn (sông, suối, đèo ). Kết quả đánh giá TNTN phục vụ phát triển DLST ở Đà Nẵng cho thấy tiểu vùng bán đảo Sơn Trà được đánh giá rất thuận lợi, 02 tiểu vùng đồi núi phía Tây thuận lợi và tiểu vùng đồng bằng ven biển ít thuận lợi cho DLST. Đánh giá tài nguyên là cơ sở để xác định không gian phát triển DLST. Tuy nhiên, để phát triển DLST bền vững, việc xây dựng các chính sách từ ban đầu là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện, cần có sự chung tay của chính quyền địa phương, đơn vị đầu tư và đặc biệt là cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo DLST hoạt động theo đúng nguyên tắc, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Thị Phương Anh (1997). Điều tra Khu hệ động – thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu Bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. [2] Đinh Thị Phương Anh và Lê Vũ Khôi (2003). Kết quả bước đầu khảo sát ĐDSH động vật có xương sống ở cạn tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng, Hội thảo quốc gia lần thứ hai về khoa học sự sống: Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Thừa Thiên Huế, tr.10-12. [3] Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa (2015). Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu Dự trữ thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa đến năm 2020, Đà Nẵng. [4] Hoàng Thị Kiểu Oanh (2019). Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. [5] Lê Bá Thảo (1997). Miền núi và con người, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [6] Nguyễn Khanh Vân (2008). Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng (tại một số trung tâm du lịch ở Việt Nam), Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 30(4), tr. 356-362. [7] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2020). Đề án bảo tồn ĐDSH thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành kèm theo Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020, Đà Nẵng.
  10. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 27 Title: ASSESSMENT OF NATURAL RESOURCES FOR DEVELOPMENT ECOTOURISM IN DA NANG CITY Abstract: Ecotourism is a type of tourism that is receiving the attention of visitors and researchers. In fact, more than the experiences, this type also orients visitors to respect nature and protect the ecosystem. Assessment of natural resources is an important basis for spatial planning, drawing up plans for exploiting the country’s natural resources for ecotourism development. Da Nang city has many potential and advantages to organize ecotourism. However, this type of tourism develops slowly and it is not commensurate with the potential of this destination. This research applies the methods of multi criteria analysis, cartographic and GIS methods, natural geographic zoning methods, and bio-climatic classification methods to assess the favorable level of natural sub-regions for the ecotourism development in Da Nang city. The results in evaluating the potential for ecotourism development show that: Son Tra peninsula sub-region is very convenient; Northern and Northwest hilly sub-region and Southwest hilly sub-region are favorable; the coastal delta sub-region is less favorable for ecological tourism activities. Keywords: Natural tourism resources, ecotourism, Da Nang city.