Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu quyền vận hành cung ứng dịch vụ vận tải xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu quyền vận hành cung ứng dịch vụ vận tải xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_xuat_cac_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_dau_thau_quyen_van.pdf
Nội dung text: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu quyền vận hành cung ứng dịch vụ vận tải xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUYỀN VẬN HÀNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Hằng1* 1 Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: hangntb_ph@utc.edu.vn. Tóm tắt. Trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, hình thức đấu thầu, phương pháp và tiêu chí đấu thầu quyền vận hành phụ thuộc rất nhiều vào mô hình vận hành của hệ thống xe buýt. Với mô hình vận hành kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân như tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (doanh nghiệp vận tải vận hành bằng phương tiện vận tải của họ và tự quản lý doanh thu theo kế hoạch vận hành được lập bởi cơ quan quản lý Nhà nước) thì hình thức trợ giá bù doanh thu, tiêu chí đấu thầu theo mức trợ giá thấp nhất là chưa thật sự phù hợp. Lý do là việc quản lý và dự tính doanh thu bán vé rất khó khăn, tính minh bạch các khoản thu không rõ ràng, cho nên một hệ thống đấu thầu thích hợp hơn cho thành phố Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu và đề xuất áp dụng. Từ khóa: đấu thầu quyền vận hành, vận tải hành khách bằng xe buýt, phương thức đấu thầu, tiêu chí lựa chọn nhà thầu. mô hình quản lý vận hành. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng Ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Trong đó, khuyến khích lựa chọn các đơn vị vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, trong các năm gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh việc lựa chọn các đơn vị vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng hoàn toàn thực hiện bằng hình thức đặt hàng nên việc tổ chức đấu thầu sẽ gặp nhiều khó khăn bước đầu. Trong quá khứ, thành phố Hồ Chí Minh đã từng thí điểm đấu thầu lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhưng nhiều cuộc đấu thầu không thành công. Do vậy, trong thời gian tới khi triển khai đấu thầu lựa chọn đơn vị vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng cần rút kinh nghiệm từ thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu các quy định pháp luật về đấu thầu có hiệu lực hiện hành để hoàn thiện công tác đấu thầu nhằm đấu thầu thành công, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vận tải và góp phần tiết kiệm chi cho Ngân sách. -621-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 6. CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUYỀN VẬN HÀNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XE BUÝT Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là một loại hình dịch vụ công được mua sắm bằng vốn Nhà nước nên theo quy định tại Khoản đ) Điều 1 Luật Đấu thầu số 43/QH-2013 dịch vụ này là đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/QH-2013 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Do vậy, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt cần tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn. Về hình thức lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu số 43/QH-2013 quy định hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công gồm các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện [1]. Về phương thức đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu quy định về phương thức đấu thầu áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn như sau [2]: Phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ: Phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ: Áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn Áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư quy mô nhỏ có giá gói thầu dưới 10 tỷ đồng vấn có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng Điều 11. Quy trình chi tiết Điều 21. Quy trình chi tiết 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao a) Lập hồ sơ mời thầu (theo Mẫu HSMT gồm: quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ thiết); phi tư vấn) b) Lập hồ sơ mời thầu (theo Mẫu b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. HSMT quy định tại Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao a) Mời thầu; gồm: b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời a) Mời thầu; thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa mời thầu; đổi, rút hồ sơ dự thầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, d) Mở thầu. sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. -622-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ: Phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ: Áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn Áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư quy mô nhỏ có giá gói thầu dưới 10 tỷ đồng vấn có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng 3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ bao gồm: dự thầu; a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Xếp hạng nhà thầu. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. 4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt; b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính; c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính; d) Xếp hạng nhà thầu. 4. Thương thảo hợp đồng. 5. Thương thảo hợp đồng. 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai 6. Trình, thẩm định, phê duyệt và kết quả lựa chọn nhà thầu. công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. 6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Ngoài ra, do dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên nên chịu sự điều chỉnh của Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện, phương thức thực hiện hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công. Khi lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ công, hình thức được khuyến khích là đấu thầu. Hình thức đặt hàng chỉ áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện nêu tại Điều 17 của Nghị Định 32. Lý do là, khi thực hiện theo hình thức đặt hàng, các đơn vị cung ứng dịch vụ công sẽ được giao cụ thể về số lượng, đơn giá, còn thực hiện theo hình thức đấu thầu, các đơn vị phải có đơn giá cạnh tranh. Các đơn vị phải đảm bảo chất lượng dịch vụ do mình cung cấp. 5 MÔ HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ HÌNH THỨC LỰA CHỌN ĐƠN VỊ VẬN HÀNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Tại thành phố Hồ Chí Minh, toàn bộ công tác vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đều do UBND thành phố quản lý chung và ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải trực tiếp thực hiện công tác quản lý, điều hành. Công tác tổ -623-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải chức hoạt động vận tải trên tuyến xe buýt do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xe buýt thực hiện theo kế hoạch vận hành được Trung tâm Quản lý giao thông cộng cộng và Sở Giao thông vận tải phê duyệt. Mô hình quản lý vận hành hiện nay có thể được khái quát hóa như sau: Chính quyền Thành phố Ủy quyền quản lý Sở GTVT T hẩm định phê duyệt kế hoạch Quy hoạch vận hành và trợ giá mạng lưới tuyến Cung cấp thông tin về doanh thu và Trung tâm Quản sản lượng hành lý GTCC khách Đặt hàng, đấu thầu Lập kế hoạch Thanh toán trợ giá vận hành Đánh giá dịch vụ, Kiểm tra, giám sát Các công ty xe buýt Tự đầu tư A (tuyến số 1,2,3 ) phương tiện, tự thu phí và quản B (tuyến số 4,5,6 ) lý doanh thu riêng rẽ C (tuyến số 7,8,9 ) Hình 1. Mô hình vận hành cung ứng dịch vụ xe buýt hiện nay thành phố Hồ Chí Minh. Trong mô hình này, nhà vận hành tự đầu tư phương tiện, bến bãi và các trang thiết bị khác bằng tài sản của họ và do vậy, họ được quản lý doanh thu từ vé. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng quản lý về lộ trình tuyến, thời gian hoạt động, giãn cách chạy xe, sức chứa phương tiện, lập dự toán và thanh quyết toán tiền trợ giá cho nhà vận hành. Như vậy, hệ thống vận hành xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh được gọi là hệ thống vận hành xe buýt kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân. Đây là kết quả của quá trình phát triển hệ thống giao thông công cộng theo hướng xã hội hóa: huy -624-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải động các đơn vị vận hành đóng góp chi phí đầu tư phương tiện phục vụ hoạt động vận tải nhằm giảm chi phí đầu tư từ Ngân sách. Mô hình vận hành này bộc lộ một số nhược điểm cần nhanh chóng khắc phục. Do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng quản lý toàn bộ hoạt động vận hành cung ứng dịch vụ xe buýt nhưng doanh thu được quản lý bởi các nhà vận hành nên việc thống kê và quản lý doanh thu, sản lượng chưa minh bạch và các khoản trợ giá được thực hiện chưa hợp lý. Ngoài ra, nhà vận hành có xu hướng giảm các chi phí hoạt động thay cho nỗ lực để tăng sản lượng hành khách, dẫn đến, vòng tròn luẩn quẩn của công nghiệp xe buýt xảy ra như chất lượng dịch vụ giảm sút hơn và ốs lượng hành khách xe buýt cũng giảm theo. Về hình thức lựa chọn đơn vị vận hành cung ứng dịch vụ, trong khoảng 10 năm trở lại đây (tính đến tháng 10 năm 2020), công tác cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh đều được thực hiện theo phương thức đặt hàng. Cụ thể: Trên cơ sở dự toán chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền giao; căn cứ các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành của Nhà nước ban hành, cơ quan đặt hàng tiến hành lập dự toán kinh phí đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cho cả năm kế hoạch (dự toán năm), trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo phân cấp; Căn cứ vào dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đặc điểm của từng sản phẩm, dịch vụ công và danh sách các nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ công đủ năng lực, cơ quan đặt hàng tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng với đơn vị nhận đặt hàng. Theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP, năm 2021, thành phố Hồ Chí Minh cần triển khai khai đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ xe buýt trên các tuyến xe buýt tại thành phố thay thế cho phương thức đặt hàng hiện nay. 6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUYỀN VẬN HÀNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XE BUÝT 6.1 Về hình thức đấu thầu Theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/QH-2013 và Nghị định 32/2019/NĐ-CP thì hình thức đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là đấu thầu rộng rãi trong nước, khuyến khích tất cả các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu và công tác đấu thầu cần thực hiện trên toàn bộ các tuyến xe buýt đang hoạt động cũng như mở mới. Hình thức đặt hàng chỉ áp dụng trong một số điều kiện đặc biệt, được UBND thành phố cho phép. Quy định này nhằm làm tăng trách nhiệm sử dụng ngân sách của các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, đánh giá được hiệu quả sử dụng ngân sách. Thông qua đó sẽ đổi mới cơ cấu ngân sách đầu tư cho dịch vụ công; đổi mới phương thức quản lý, quản trị của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có thể đấu thầu thành công và lựa chọn được -625-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải nhà vận hành cung ứng dịch vụ vận tải trên các tuyến xe buýt. Vì bản chất của đấu thầu quyền vận hành là sự thi đua giữa các nhà thầu nhằm giành được quyền vận hành, cung ứng dịch vụ vận tải trên tuyến đấu thầu và thu được lợi ích kinh tế (lợi nhuận) từ hoạt động này. Cho nên, nếu không có lợi nhuận, các nhà thầu sẽ không tham gia đấu thầu khiến cho cuộc đấu thầu thất bại. Trong quá khứ, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đấu thầu quyền vận hành trên 11 tuyến xe buýt nhưng chỉ có 6 tuyến đấu thầu thành công và lựa chọn được đơn vị cung ứng dịch vụ. Các tuyến còn lại (05 tuyến) Bên mời thầu đã mời thầu 2-3 lần nhưng không có nhà thầu tham gia dự thầu (đơn vị đang đảm nhận hoạt động trên tuyến cũng không dự thầu) nên Sở Giao thông vận tải buộc phải ngừng công tác đấu thầu. Nói cách khác, để đấu thầu thành công, bản thân gói thầu phải có tính hấp dẫn về kinh tế, đủ sức tạo động lực để nhà thầu tham dự thầu. Do dịch vụ vận tải hành khách là dịch vụ công, vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính phục vụ nên trong mạng lưới tuyến xe buýt không phải tuyến nào cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế cho nhà vận hành. Đặc biệt là các tuyến kết nối tới các khu vực ngoại ô hẻo lánh, thưa thớt dân cư, mức độ phát sinh nhu cầu đi lại thấp với mục đích duy trì dịch vụ vận tải, thỏa mãn nhu cầu đi lại thiết yếu của người dân, đảm bảo sự bình đẳng về quyền đi lại và tạo động lực phát triển cho khu vực. Như vậy, việc tổ chức đấu thầu đại trà trên tất cả các tuyến xe buýt trong mạng lưới là không khả thi, và khi đấu thầu không thành công sẽ dẫn tới các lãng phí trong công tác chuẩn bị và tổ chức đấu thầu. Tác giả đề xuất các tuyến tổ chức đấu thầu quyền vận hành cần được lựa chọn là tuyến có nhu cầu vận chuyển lớn, có điều kiện hạ tầng tốt, xe buýt vận hành thuận lợi và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng vận hành như: nhanh chóng, tin cậy, thoải mái, an toàn. Các tuyến này do hứa hẹn có lợi nhuận nên sẽ thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp mong muốn tham gia và đấu thầu quyền vận hành. Có thể xem xét các loại tuyến sau: • Các tuyến xe buýt chính đóng vai trò xương sống trong mạng lưới xe buýt và các hành lang chính nối giữa các khu vực của thành phố; • Các tuyến xe buýt chính chạy trên các hành lang giao thông đô thị chính yếu với hơn 8 làn xe và liên kết giữa trung tâm thành phố và vùng ngoại ô có nhu cầu đi lại cao; • Các tuyến xe buýt chính dọc hành lang có làn đường dành riêng xe buýt, được hỗ trợ bởi tín hiệu ưu tiên cho phép xe buýt di chuyển và độ tin cậy của dịch vụ cao. Ngược lại, các tuyến xe buýt có sản lượng thấp, điều kiện vận hành khai thác khó khăn, không hấp dẫn nhà thầu tham dự thầu thì nên chỉ định thầu (đặt hàng cung ứng dịch vụ) cho các đơn vị cung ứng dịch vụ có đủ điều kiện hoạt động trên tuyến và chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trên một số tuyến đặc biệt khó khăn và cần thiết duy trì hoạt động của tuyến thì Nhà nước có thể chi trả toàn bộ chi phí vận hành dịch vụ vận tải trên tuyến và cung cấp miễn phí dịch vụ cho người dân. Mạng lưới tuyến đang hướng đến việc phân cấp các tuyến thì việc đấu thầu và tiêu chuẩn các nhà thầu tham gia trên các tuyến trục chính có yêu cầu cao về năng lực tài chính và kinh nghiệm vận hành cũng cần phân cấp khác nhau. Trên các tuyến yêu cầu cao có thể tổ chức đấu thầu hạn chế. -626-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 6.2 Về tiêu chí lựa chọn nhà thầu Sau khi các nhà thầu được đánh giá đạt yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực, đủ điều kiệm để tham gia đấu thầu và có kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật lớn hơn mức yêu cầu tối thiểu thì sẽ lọt vào vòng đánh giá cuối cùng để lựa chọn nhà thầu được quyền vận hành cung ứng dịch vụ vận tải trên tuyến đấu thầu. Như vậy, giá dự thầu là tiêu chí lựa chọn mang tính quyết định trong cuộc đấu thấu. Đối với các tuyến xe buýt có trợ giá, giá dự thầu có thể được cân nhắc lựa chọn giữa các chỉ tiêu sau: tổng chi phí vận hành, tổng trợ giá và trợ giá bình quân/hành khách. Bảng 1: Các hệ thống đấu thầu và tiêu chí lựa chọn nhà thầu. Hệ thống đấu thầu Tiêu chí lựa chọn nhà thầu Đấu thầu tổng chi phí: giá dự thầu của nhà thầu là tổng chi phí vận Tổng chi phí hành theo khối lượng và chất lượng dịch vụ yêu cầu trong HSMT. vận hành thấp Nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất được xếp hạng cao nhất. nhất Đặc điểm: Nhà thầu không được thu phí sử dụng dịch vụ, toàn bộ doanh thu bán vé nộp về Ngân sách Nhà nước. Ưu điểm: không cần dự báo sản lượng và doanh thu khi tính toán giá dự thầu; có thể áp dụng trong điều kiện chưa thể kiểm soát tốt việc thống kê sản lượng và quản lý doanh thu của nhà thầu. Nhược điểm: có khả năng thất thoát doanh thu và giảm chất lượng dịch vụ do nhà thầu hạ thấp chi phí vận hành. Đấu thầu chi phí ròng: giá dự thầu của nhà thầu là tổng tiền trợ giá Tổng trợ giá cho nhà thầu để nhà thầu cung ứng dịch vụ hành theo số chuyến xe thấp nhất vận doanh và chất lượng dịch vụ yêu cầu trong HSMT. Nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất được xếp hạng cao nhất. Đặc điểm: Nhà thầu thu phí sử dụng dịch vụ và tự quản lý doanh thu bán vé không cần nộp về Ngân sách. Trợ giá cho nhà thầu không biến động theo sản lượng hành khách. Ưu điểm: Đảm bảo được chất lượng dịch vụ do nhà thầu không phải chịu áp lực về sản lượng và được hỗ trợ tài chính để đảm bảo bù đắp chi phí vận hành Nhược điểm: Cần dự báo sản lượng và doanh thu khi tính toán giá dự thầu trong khi việc dự báo rất khó khăn, đặc biệt khi thiếu các điều kiện kỹ thuật để kiểm soát việc thống kê sản lượng và quản lý doanh thu của nhà thầu Đấu thầu sản lượng hành khách: giá dự thầu của nhà thầu là trợ giá Trợ giá bình bình quân/hành khách tương ứng với sản lượng hành khách bình quân/hành quân/chuyến và chất lượng dịch vụ yêu cầu trong HSMT [3]. khách thấp Đặc điểm: Nhà thầu thu phí sử dụng dịch vụ và tự quản lý doanh thu nhất bán vé không cần nộp về Ngân sách. Trợ giá cho nhà thầu biến động theo sản lượng hành khách vận chuyển. Ưu điểm: nhà thầu nỗ lực để tăng mức tiêu thụ sản phẩm, tăng sản lượng hành khách vận chuyển để vừa tăng doanh thu, vừa tăng số tiền -627-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải trợ giá được thanh toán. Nhược điểm: Cần kiểm soát chặt chẽ sản lượng hành khách vận chuyển nên bắt buộc phải trang bị hệ thống thu phí và kiểm đếm sản lượng, doanh thu tự động để đảm bảo khách quan và minh bạch Với mô hình vận hành cung ứng dịch vụ vận tải xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: đoàn phương tiện và hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hoàn toàn do đơn vị vận hành đầu tư nên họ được thu phí sử dụng dịch vụ của hành khách nhằm bù đắp chi phí đầu tư ban đầu và Nhà nước chỉ trợ giá phần chênh lệch giữa chi phí vận hành và doanh thu. Do vậy, hệ thống đấu thầu tổng chi phí với tiêu chí lựa chọn nhà thầu “Tổng chi phí vận hành thấp nhất” là không phù hợp. Cung c ấp thông Chính quyền Thành tin về doanh thu phố và sản lượng (Sở GTVT, Trung tâm QLGTCC) hành khách Đánh giá dịch vụ, Đấu thầu, Kiểm tra, Giám sát Công ty AFC Lập kế (Quản lý hoạch vận doanh thu hành Trợ giá Các công ty xe buýt Phân phối chi phí và điều A (tuyến số 1,2,3 ) phối hoạt Chuyển doanh động B (tuyến số 4,5,6 ) thu xe buýt Công ty vận hành xe buýt chung C (tuyến số 7,8,9 ) Hình 2. Mô hình vận hành cung ứng dịch vụ vận tải xe buýt đề xu ất áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong điều kiện chưa đầu tư các thiết bị kỹ thuật để kiểm soát sản lượng và doanh thu tự động như hiện nay, chỉ có thể áp dụng hệ thống đấu thầu chi phí ròng với tiêu chí lựa chọn nhà thầu “Tổng trợ giá thấp nhất”. Tuy nhiên, nhà thầu dễ trở nên thụ động, trì trệ trong quá trình hoạt động. Việc cung ứng dịch vụ theo số chuyến xe để hưởng số tiền trợ giá theo kế hoạch sẽ triệt tiêu các nỗ lực về thu hút hành khách và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách của đơn vị vận hành. Do vậy, tác giả đề xuất thành phố cần nhanh chóng đầu tư các thiết bị kỹ thuật -628-
- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải để kiểm soát sản lượng và doanh thu tự động và áp dụng hệ thống đấu thầu sản lượng hành khách với tiêu chí lựa chọn nhà thầu “Trợ giá bình quân/hành khách thấp nhất”. Biện pháp này vừa tăng hiệu quả quản lý khai thác, vừa hỗ trợ quá trình thu thập số liệu phục vụ việc tổ chức vận hành. Việc gắn liền sản lượng hành khách vận chuyển với lợi ích kinh tế của đơn vị vận tải sẽ tạo ra động lực kinh tế mạnh mẽ để các doanh nghiệp nỗ lực trong việc nâng cao sản lượng hành khách vận chuyển. 6.3 Về mô hình vận hành dịch vụ xe buýt Để mô hình quản lý vận hành cung ứng dịch vụ xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tiêu chí đấu thầu trợ giá bình quân/hành khách, cần hoàn thiện mô hình quản lý vận hành hiện nay. Giải pháp đề xuất là thành lập công ty vận hành xe buýt chung cho các tuyến xe buýt có trợ giá và do đó, toàn bộ hoạt động vận hành và các khoản thu được quản lý tập trung bởi công ty này. Do vậy, chất lượng dịch vụ được cung ứng đồng đều trên các tuyến, vấn đề không cân bằng doanh thu và các cạnh tranh không cần thiết giữa các tuyến xe buýt có thể được giải quyết. Doanh thu cũng được quản lý minh bạch, mức độ dịch vụ xe buýt được cung cấp ổn định không phụ thuộc vào sản lượng hành khách chuyên chở. Tuy nhiên, để tránh việc các công ty xe buýt bỏ qua các nỗ lực để cải thiện dịch vụ xe buýt và tăng sản lượng do chi phí hoạt động cơ bản cho mỗi công ty xe buýt được đảm bảo theo hệ thống này nên có các biện pháp sẽ khuyến khích đơn vị vận hành sau khi đánh giá chất lượng dịch vụ cho mỗi tuyến xe buýt [4]. 7 KẾT LUẬN Trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, bài báo đã đề xuất các giải pháp về hình thức đấu thầu, tiêu chí lựa chọn nhà thầu và mô hình vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm thực hiện thành công công tác đấu thầu lựa chọn quyền vận hành trên các tuyến xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Đấu thầu số 43/QH-2013. [2]. Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu [3]. Nguyễn Thị Bích Hằng. Đề xuất phương án đấu thầu quyền vận hành trên các tuyến xe buýt có trợ giá tại thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ tiêu trợ giá bình quân/hành khách, Tạp chí Giao thông vận tải, tháng 5/2018. [4]. Nguyễn Thị Bích Hằng. Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (KPIs) cho các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giao thông vận tải, tháng 12/2019. -629-