Đổi mới và phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Minh

pdf 204 trang Gia Huy 23/05/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới và phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoi_moi_va_phat_trien_bao_hiem_xa_hoi_o_viet_nam_phan_2_nguy.pdf

Nội dung text: Đổi mới và phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Thị Minh

  1. Chương 4: Sự ra ĐỜI, PHÁT TrIểN BHYT ở VIỆT NaM 1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân những năm đầu đổi mới Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. đại hội vi đã đánh giá, phân tích chỉ rõ nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội từ nhiều năm trước, đề ra các định hướng lớn đưa đất nước vượt khó khăn, thách thức. để ổn định tình hình và đưa cách mạng nước ta tiếp tục đi lên. nghị quyết đại hội xác định “đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực”, “trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế”, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Phải đổi mới tư duy, “trước hết là tư duy kinh tế”, “từ đổi mới tư duy mà có chủ trương chính sách mới”, đồng thời “đổi mới về tổ chức, về cán bộ” để thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Tình hình kinh tế sau vài năm đầu đổi mới gặp vô vàn khó khăn. Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân 145
  2. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM dân dần dần được cải thiện, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa và công dân Xu hướng chạy theo buôn bán nhiều hơn sản xuất, thương mại hóa tràn lan, xâm nhập vào cả các cơ quan văn hóa, y tế, giáo dục ; kỷ luật, kỷ cương và pháp luật không nghiêm, bất công xã hội tăng lên. việc thực hiện chính sách xã hội tuy có một số tiến bộ nhưng chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều thiếu sót. đời sống của một bộ phận nhân dân so với 05 năm trước ổn định hơn, có được cải thiện nhưng nhìn chung còn khó khăn, vẫn có khoảng trên dưới 10% hộ nông dân còn thường xuyên khó khăn, túng thiếu. Ở những vùng hay bị thiên tai, một số vùng núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, ở những nơi có nhiều gia đình thuộc diện chính sách, các gia đình neo đơn thì tỷ lệ trên còn cao hơn. một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối thiểu. khó khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút nhiều nhất là ở những đối tượng mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội. Trong tình hình đổi mới, chống quan liêu bao cấp, đẩy mạnh cơ chế thị trường, ngành y tế nói chung và bệnh viện nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất cập do cơ chế cũ cần xóa bỏ và cơ chế mới chưa hình thành, các cơ sở khám, chữa bệnh (kCB) lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng về kinh phí duy trì hoạt động, không có 146
  3. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam điều kiện để củng cố và phát triển. Tâm lý người bệnh cũng dần thay đổi và trở nên thực dụng hơn, đòi hỏi chăm sóc y tế thiết thực, nhanh chóng và có hiệu quả, để có nhiều thời gian đầu tư cho hoạt động kinh tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có một số tiến bộ nhưng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. đa số các bệnh viện từ Trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp nhiều. Bệnh sốt rét phát triển ở một số huyện, xã miền núi. kinh phí của nhà nước không đủ cho nhu cầu của y tế, nhưng chưa có những hình thức và biện pháp thích hợp để giải quyết. vệ sinh môi trường như cung cấp nước sạch, giải quyết chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sống là những vấn đề tồn tại lớn. Trong khi đó, chi phí khám, chữa bệnh ngày một tăng do áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật y tế, các trang thiết bị máy móc hiện đại đắt tiền sử dụng trong chẩn đoán, điều trị. việc sử dụng các biệt dược, thuốc men đắt tiền, đa dạng trong điều trị cũng là một trong các nhân tố làm tăng nhanh chi phí khám, chữa bệnh. Các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta đứng trước những khó khăn rất lớn do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trong khi đó khả năng tài chính nhà nước cấp cho ngành y tế tăng không kịp với tình hình trượt giá và lạm phát. ngân sách nhà nước dành cho y tế chỉ đủ để trả lươg duy trì và vận hành bộ máy hoạt động của các cơ sở y tế. Các cơ sở y tế tiếp tục xuống cấp, đời sống cán bộ, nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn. do thiếu kinh phí cho hoạt động y tế, nhà nước phải giảm phát triển sự nghiệp y tế, giường bệnh không tăng, nhu cầu kCB nhiều mặt bị cắt giảm, kìm hãm sự phát triển y học: các dịch vụ y tế giảm nhanh dẫn đến tình trạng bệnh nhân tự chi trả dịch vụ 147
  4. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM kCB, nảy sinh nhiều tiêu cực trong y tế và nhân dân; lãng phí lao động xã hội; y tế ở nông thôn chưa được chăm sóc tốt; các tuyến y tế bị phá vỡ, người bệnh “tràn” lên tuyến trên, làm cho y tế các tuyến hoạt động kém hiệu quả, luôn thụ động đối phó với yêu cầu trước mắt. Cũng một phần do thiếu kinh phí nên y học chuyên sâu phát triển chậm, chưa phục vụ đắc lực cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân có nhiều vấn đề đáng lo ngại. những tiêu cực trong y tế làm xói mòn lương tâm và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ y tế. Có không ít nơi người bệnh bị phân biệt đối xử, tạo ra những bất công xã hội, làm cho người dân ngày càng giảm lòng tin đối với cơ sở kCB. Theo thống kê 05 năm 1986-1990, nhu cầu khám, chữa bệnh của một cán bộ công nhân viên tại chức bình quân là 2,5 lần/năm, của người nghỉ hưu, mất sức là 16 lần/năm, chí phí kCB bình quân cho một người/năm lúc đó khoảng 50.000đ. Trong khi đó ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế hàng năm có hạn. Từ 1991, mặc dù đầu tư của ngân sách nhà nước tăng nhanh (từ 130 tỷ đồng năm 1991 đến 650 tỷ đồng năm 1992) nhưng so với nhu cầu chi phí thực tế của ngành y tế cũng mới chỉ đáp ứng được từ 50 - 54%, do vậy ngân sách y tế bị thiếu hụt rất lớn. Thực hiện chủ trương đổi mới trên lĩnh vực y tế với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyết đại hội vi của đảng. để bổ sung nguồn kinh phí và giảm bớt sức ép căng thẳng của các cơ sở khám, chữa bệnh, ngày 24/04/1989, hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh thu 148
  5. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam một phần viện phí. ngày 15/06/1989, liên Bộ y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/hđBT nêu rõ: “Ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khỏe hoặc ký hợp đồng khám, chữa bệnh với các tổ chức y tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập các quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ sở giúp đỡ người bệnh không có khả năng trả một phần viện phí”. đó là những dấu hiệu quan trọng ban đầu của quá trình đổi mới, tìm tòi một giải pháp phù hợp đòi hỏi của thực tiễn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. do nhiều năm được nhà nước bao cấp, nên ngành y tế lúng túng trước cơ chế thu một phần viện phí. Biểu hiện rõ nhất là công suất giường bệnh các tuyến đều thấp. vào thời điểm này, có địa phương công suất giường bệnh tuyến huyện chỉ đạt 30%, ở tuyến thành phố đạt 50 - 60% kế hoạch năm. đánh giá về tình hình công tác bảo vệ sức khỏe những năm đầu đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 14/01/1993 đã chỉ rõ về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân: “ Những năm gần đây, Ngành Y tế có nhiều biểu hiện xuống cấp, có mặt khá nghiêm trọng. Công tác vệ sinh phòng bệnh kém, chưa quan tâm đầy đủ các hoạt động mang tính quần chúng. Y tế cơ sở suy yếu. Nhiều bệnh viện xuống cấp cả về cơ sở vật chất, tổ chức quản lý, điều trị và tinh thần phục vụ. Một số chủ trương như thu viện phí, cho các cơ sở y tế nhà nước KCB ngoài giờ tuy có giải quyết được một phần khó khăn, nhưng lại làm nảy sinh những vấn đề mới, những tiêu cực, việc 149
  6. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM thu viện phí còn tùy tiện, gây nhiều khó khăn, phiền hà cho nhân dân, nhất là cho những bệnh nhân nghèo. Các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhanh, giúp cho nhân dân KCB thuận lợi hơn, nhưng quản lý không chặt chẽ nên cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những biểu hiện tiêu cực trên đây đã làm tổn hại đến đạo lý, uy tín của Ngành Y tế và đạo đức của người thầy thuốc dưới chế độ ta, gây bất bình trong nhân dân” . những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân được Ban Chấp hành Trung ương nêu ra là: “Ngành Y tế chậm đổi mới. Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, ít quan tâm đến các giải pháp xã hội như giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Chưa động viên tốt các tiềm năng của cộng đồng, của nền y học cổ truyền dân tộc; chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực. Các cấp bộ đảng và chính quyền còn xem nhẹ việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe. Cơ cấu các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội chưa chú trọng tổ chức và vận động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. Đầu tư của Nhà nước còn hạn chế. Không kịp thời có chính sách hỗ trợ cho y tế cơ sở ở nông thôn khi thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp. Tâm lý ỷ lại, hậu quả của nhiều năm thực hiện các chính sách bao cấp còn khá phổ biến. Kinh tế phát triển chậm, dân số tăng nhanh, hậu quả chiến tranh và thiên tai nặng nề, là những khó khăn đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” . 150
  7. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam Thực hiện Quyết định 45 của hội đồng Bộ trưởng, các bệnh viện khắc phục được một phần nào khó khăn. nhưng thực tế giải pháp thu một phần viện phí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu khám, chữa bệnh của một số đối tượng, chủ yếu là những người có thu nhập khá. Còn đại bộ phận những người có thu nhập thấp không được bao cấp như trước, khi ốm đau không có điều kiện tài chính để được khám, chữa bệnh, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh nặng chi phí cao. người có công với cách mạng, người hưu trí mất sức, người thu nhập thấp, người nghèo là các đối tượng gặp nhiều khó khăn nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật. Làm gì và làm như thế nào để thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là câu hỏi lớn đặt ra trong thời điểm lúc đó. yêu cầu của thực tiễn đã tới lúc đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nhanh chóng cần có cơ chế chính sách mới cho tất cả các bệnh viện trong cả nước. Qua kinh nghiệm của thế giới, rất ít nước để cho một người phải gánh chịu mọi chi phí về khám, chữa bệnh, nhất là những lúc ốm đau (trừ những người có khả năng muốn chữa bệnh theo yêu cầu) mà thường là nhiều người góp tiền để giúp 01 người qua hình thức BhyT, coi đó là nghĩa vụ của mọi người với đồng loại và rồi đến lúc mình ốm lại được mọi người giúp đỡ. Cùng một nguyên lý như vậy, không một nhà nước nào lại bao cấp toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, làm như vậy sẽ dẫn đến trì trệ, xuống cấp, gây ra tình trạng ỷ lại. Các nước có nền kinh tế phát triển, phần nhà nước đầu tư cho y tế không quá 60%, còn 40% là qua BhyT. 151
  8. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Xuất phát từ ý nghĩ như vậy, một số cấp ủy, chính quyền và y tế địa phương đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ khó khăn để duy trì hoạt động của bệnh viện địa phương bằng cách vận động, quyên góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức để có thêm nguồn tài chính cho y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho dân và hướng tới tổ chức BhyT. đặc biệt là ở các nơi dân cư còn nghèo đã xuất hiện giải pháp này sớm nhất như huyện sông Thao (vĩnh Phú), krôngBông (đắc Lắc), Cầu ngang (Trà vinh) năm 1987, nhằm quán triệt nghị quyết đại hội đảng lần thứ vi, nghiên cứu đường lối đổi mới của đảng, vụ y tế - Ban khoa giáo Trung ương đã nghiên cứu từ thực tiễn phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và giới thiệu đề án thí điểm bảo hiểm sức khỏe do Bs.Trần khắc Lộng, Phó vụ trưởng vụ y tế chủ trì. Tạp chí Thông tin khoa giáo số tháng 4/1987 của Ban khoa giáo Trung ương đã công bố bài viết của Bs.Trần khắc Lộng nêu vấn đề phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong y tế, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động tiềm năng của xã hội, tiến tới bảo hiểm sức khỏe nhân dân được lãnh đạo Ban khoa giáo cho phép bàn với Bộ y tế xin phép hội đồng bộ trưởng triển khai tổ chức thí điểm ở một số vùng miền để tổng kết, rút kinh nghiệm tiến tới tổ chức chính sách BhyT ở việt nam. Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ y tế, ngày 26/10/1990, hội đồng Bộ trưởng ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo uBnd các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ y tế tổ chức thí điểm BhyT và yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ, từ đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm để tổ chức BhyT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nước ta. 152
  9. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam 2. Vĩnh Phú xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh nhân đạo tự nguyện ở Bệnh viện huyện Sông Thao Bệnh viện huyện sông Thao vĩnh Phú là huyện khởi xướng thành lập Quỹ bảo hiểm khám chữa bệnh nhân đạo có sự chỉ đạo của giám đốc sở y tế vĩnh Phú. Công việc đã triển khai và đi vào hoạt động được một thời gian thì chủ trương thí điểm BhyT được công bố. Tháng 05/1989, theo đề nghị của Bộ y tế, sở y tế vĩnh Phú (sau này chia tách thành Phú Thọ và vĩnh Phúc) và Thường vụ huyện ủy sông Thao đã bàn bạc và thống nhất chỉ đạo tổ chức thí điểm Bảo hiểm y tế theo đề án hướng dẫn chung Là công việc hoàn toàn mới nên huyện uỷ sông Thao cùng với lãnh đạo sở y tế dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và uBnd tỉnh đã nghiên cứu tham khảo tài liệu về BhyT, các định hướng của Trung ương, cùng với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để xây dựng dự án và quy chế hoạt động. sông Thao là một huyện vùng rừng núi, chiêm trũng, cách biệt với tỉnh bởi con sông hồng, đi lại hết sức khó khăn. khi đó, huyện có 41 xã, dân số 27 nghìn người. Trong đó có 17 xã có đồng bào công giáo. đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người không nổi 200 kg thóc/năm. kinh phí định mức theo giường bệnh thấp, trả lương cho CBCnv y tế đã khó khăn, nhưng tiền phụ cấp, tiền trực cho cán bộ, nhân viên còn khó khăn hơn. Làm thế nào để nâng được định mức giường bệnh lên và làm thế nào để chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt với những người nghèo là những suy nghĩ trăn trở của Ban lãnh đạo Trung tâm y tế sông Thao. ngày 22/08/1989, huyện ủy sông Thao ban hành Nghị quyết số 56/NQ-HU thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ bảo 153
  10. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM hiểm khám, chữa bệnh nhân đạo, do đồng chí nguyễn văn Lịch, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách khối vhXh làm Phó Trưởng ban và bác sỹ Tô hạ, giám đốc TTyT huyện sông Thao làm Phó Trưởng ban Thường trực, cùng với một số thành viên đại diện các ngành hữu quan như công đoàn, nông dân, phụ nữ, thanh niên, thông tin văn hóa, tài chính Bước đầu huyện sông Thao làm điểm tại 03 xã Tuy Lộc, Phương Xá, sai ngạ. đó là 03 xã đông dân, điều kiện kinh tế có khá hơn, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền xã chặt chẽ và thống nhất cao. Cách vận động là phân tích cho nông dân rõ kinh phí của nhà nước dùng cho y tế còn nhiều khó khăn. Cho nên phải huy động thêm sức dân để chăm lo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng. mức đóng góp tỷ lệ thuận với mức được hưởng, quy định cụ thể cho các mức khác nhau. Tất cả những nội dung đó đều được đưa xuống tận thôn, xóm để người dân họp thảo luận, đề đạt ý kiến, nguyện vọng, thống nhất thực hiện. sau một tuần tuyên truyền vận động tại 03 xã, Ban Chỉ đạo mở hội nghị rút kinh nghiệm và triển khai ra 11 xã khác cùng với tất cả các cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Từ tháng 08/1989 đến tháng 11/1990, huyện sông Thao phát hành loại phiếu cho cá nhân với mức mua là 1.200 đồng và 600 đồng. mức bảo hiểm tối đa là 20.000 đồng cho phiếu 1.200 đồng và 10.000 đồng cho phiếu 600 đồng. Phiếu cá nhân chỉ dùng cho chính người có phiếu. sau khi nghiên cứu xem xét nhu cầu của bà con nông dân, từ tháng 12/1990, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm khám, chữa bệnh sông Thao phát hành loại phiếu theo hộ gia đình với 03 loại: loại hộ 154
  11. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam độc thân mức mua 2.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 10 lần, loại 2-4 khẩu mức mua 4.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 10 lần, loại từ 05 khẩu trở lên mức mua 5.000 đồng, được hưởng bảo hiểm gấp 12 lần. Quyền lợi và trách nhiệm thực hiện là 12 tháng kể từ ngày mua bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm đảm bảo tiền thuốc, vật tư dạng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú. kết quả sau 03 đợt thực hiện từ tháng 08/1989 đến 31/12/1991, tỷ lệ người mua bảo hiểm cá nhân bằng 4,59% dân số trong huyện và mua theo hộ gia đình bằng 7,4% dân số. Tổng thu cả 03 đợt là 16.960.660 đồng, tổng chi là 8.580.432 đồng, còn dư 8.380.220 đồng (bằng 49,9%). Qua thực tế làm điểm ở 03 xã và nhân diện rộng trên quy mô toàn huyện, cán bộ và nhân dân nhận thức được bảo hiểm khám, chữa bệnh là một chủ trương đúng, cần thiết, phù hợp tình hình thực tiễn. nhân dân thấy rõ lợi ích của bảo hiểm là mọi người chủ động lo kinh phí cho mình đi bệnh viện từ khi còn khỏe. so sánh 03 nguồn: nguồn ngân sách của nhà nước, nguồn viện phí và nguồn thu từ bảo hiểm khám, chữa bệnh lúc đó, thì nguồn kinh phí của bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 46%, nguồn thu viện phí là 16,38%, nguồn định mức nhà nước cấp là 37,2%. Bảo hiểm khám, chữa bệnh mang lại giá trị cao về mặt kinh tế, ý nghĩa nhân đạo giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong cộng đồng, đóng góp nguồn tài chính quan trọng để mua thuốc, mua vật tư y tế phục vụ bệnh nhân. Tiếp theo sông Thao, huyện vĩnh Lạc, vĩnh Phú cũng tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm khám, chữa bệnh ở 04 xã (vũ dy, Tứ Trung, ngũ kiên, Bình dương). Ngày 09/11/1990, 155
  12. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 752/QĐ-UB thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Quỹ BhyT tỉnh vĩnh Phú. Ông nguyễn kim Trân, Phó Chủ tịch uBnd tỉnh làm Trưởng ban, Bs. nguyễn kim Chất, giám đốc sở y tế, Phó ban Thường trực, các thành viên khác thuộc hội nông dân, Liên đoàn Lao động, hội Phụ nữ tỉnh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo thí điểm có kết quả ở huyện sông Thao và huyện vĩnh Lạc về xây dựng Quỹ BhyT; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện, sơ kết rút kinh nghiệm ở điểm chỉ đạo, báo cáo uBnd tỉnh và Bộ y tế trước khi mở rộng ở các địa phương trong tỉnh. Tình hình thực hiện thí điểm ở sông Thao đã cho thấy nhờ có nguồn quỹ đóng góp của nhân dân mà nhiều người mắc phải những căn bệnh nặng đã được chữa trị kịp thời. nguồn Quỹ khám, chữa bệnh BhyT cũng đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, được nhân dân tin tưởng. Công suất hoạt động của Trung tâm y tế tăng đáng kể. năm 1991, thực hiện Nghị quyết 04 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phú , mô hình “Quỹ Bảo hiểm y tế” đã được triển khai ở 78 xã và các cơ sở quan trọng trong toàn tỉnh, qua một thời gian thực hiện đã thu được những kết quả nhất định. Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nguyễn khánh đã về thăm, kiểm tra đánh giá tình hình. Bộ trưởng Bộ y tế trong một báo cáo trước Chính phủ chuẩn bị cho việc hoạch định chính sách BhyT năm 1991 đã nhận định: “việc thí điểm mô hình BhyT ở vĩnh Phú và ở các địa phương khác đã cho kết quả rất tốt, đáng khích lệ, cho phép mở ra một chính sách mới trong việc khám, chữa bệnh của toàn dân”. 156
  13. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam 3. Thí điểm xây dựng Quỹ Bảo hiểm sức khỏe ở Hải Phòng Trong cuộc họp giao ban của Ban giám đốc sở y tế hải Phòng giữa năm 1989, bài báo “Hiểu và thực hiện đúng việc thu một phần viện phí để tiến tới bảo hiểm khám chữa bệnh” của Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song (đăng trên báo nhân dân số ra ngày 01/06/1989) được đưa ra bàn luận sôi nổi. Bài báo nêu tình hình khó khăn về kinh phí, sự cần thiết thu viện phí tại các bệnh viện và trong tương lai vấn đề BhyT cần được đặt ra. Ban giám đốc sở y tế hải Phòng đã trao đổi và đi đến thống nhất đăng ký với Bộ y tế nghiên cứu triển khai vấn đề này. nhận thức của lãnh đạo sở y tế hải Phòng khi đó là cần sớm cụ thể hóa chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyết đại hội vi của đảng. Theo đó, cần phải hiểu chăm lo sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của các cấp chính quyền, đồng thời cũng là nhiệm vụ của mỗi người. Làm tốt Bảo hiểm sức khỏe sẽ tăng cường được mối quan hệ cộng đồng, tương thân tương ái, đẩy mạnh nền y tế nhân dân. Làm tốt chủ trương này sẽ có Quỹ Bảo hiểm sức khỏe thường trực, giải quyết được khó khăn cho người nghèo khi đau ốm, cũng như những khó khăn của bệnh viện về thu viện phí. Ban Lãnh đạo sở y tế hải Phòng cũng lường đến trở ngại lớn nhất là sự hiểu biết về công tác bảo hiểm còn hạn chế, nên việc đưa ra chủ trương này chưa chắc đã được sự hưởng ứng rộng rãi của các ngành, các cấp, và mọi tầng lớp nhân dân. Câu hỏi được đặt ra là nếu chờ thuận lợi mới làm thì biết đến bao giờ? vấn đề mấu chốt là có cán bộ nhiệt tình, hiểu biết về quản lý kinh tế và thấy 157
  14. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM được lợi ích của vấn đề, có quyết tâm cao, với tinh thần vừa làm, vừa tìm hiểu, khó khăn đến đâu giải quyết đến đó. đồng chí Bùi Thành Chi, Trưởng phòng hành chính - Tổng hợp của sở y tế hải Phòng lúc đó được Ban giám đốc giao nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu ,tiếp thu đề án nàyđể triển khai thí điểm ở hải Phòng. hội nghị cử thêm đồng chí Lê đình Cúc, Phó giám đốc sở y tế và một số cán bộ khác cùng tham gia. Trong phương án: “những công tác y tế cấp bách” trình với Thường vụ Thành ủy, Bảo hiểm sức khỏe cũng được đặt ra và được Ban Thường vụ Thành ủy, thường trực uBnd phê duyệt, được đưa vào nghị quyết của Thành ủy, hđnd thành phố. ngày 29/08/1989, Ban Thường vụ Thành ủy họp dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê danh Xương, bàn toàn diện về công tác y tế và cho phép triển khai Bảo hiểm sức khỏe ở hải Phòng. ngày 23/09/1989, Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Cao văn, ký Quyết định số 976/TCCQ thành lập Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng, làm nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo phát triển Bảo hiểm sức khỏe trên địa bàn toàn thành phố. đồng chí Bùi Thành Chi được thành phố bổ nhiệm là giám đốc Trung tâm. ngày 27/09/1989, Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố triển khai công tác với sự có mặt của giáo sư Phạm song, Bộ trưởng Bộ y tế; Bs Trần khắc Lộng Phó vụ trưởng vụ y tế Ban khoa giáo trung ương; Quyền Chủ tịch uBnd thành phố Cao văn; Phó Chủ tịch uBnd thành phố nguyễn Thị Bảy; đại diện các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo các quận huyện; Ban giám đốc sở y tế và các đơn vị trong toàn ngành y tế hải Phòng. 158
  15. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng bắt tay vào triển khai làm thí điểm. khi đó có ý kiến nên triển khai đại trà, song ngành y tế đã thận trọng chọn phương án thực hiện ở phạm vi một huyện để rút kinh nghiệm. huyện Thủy nguyên được chọn làm thí điểm. để phát huy sự tập trung chỉ đạo tối đa và sự thống nhất cao trong lãnh đạo huyện, nhân một cuộc họp của Ban Thường vụ huyện ủy, các cán bộ bảo hiểm đã “đột kích” xin hội nghị dành cho một số thời gian để làm việc. sau khi trao đổi một số ý kiến ngắn, Ban Thường vụ đã nhất trí thực hiện công tác Bảo hiểm sức khỏe và yêu cầu sở y tế giúp đỡ. Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên được uBnd huyện quyết định thành lập ngày 28/12/1989, sau 03 tháng Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng ra đời, được chọn triển khai thí điểm Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện. huyện Thủy nguyên lúc bấy giờ có 36 xã, thị trấn với 25 vạn dân, có 36 trạm y tế. Buổi đầu thành lập còn bỡ ngỡ về phương pháp chỉ đạo, quản lý và phát hành thẻ bảo hiểm. nhưng được uBnd huyện hỗ trợ cho 03 triệu đồng tiền mặt cùng với Bảo hiểm sức khỏe thành phố cấp cho 02 vạn thẻ đã in nội dung sẵn và một xe Babetta, nhờ đó chi nhánh đã có kinh phí và phương tiện xuống các xã vận động nhân dân mua thẻ Bảo hiểm sức khỏe. Bệnh viện huyện Thủy nguyên được mượn làm trụ sở của chi nhánh. Trong một tháng làm điểm tại xã đông sơn, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên đã thực hiện các bước hoạt động: kết hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy xây dựng chương trình tuyên truyền vận động, phát trên loa đài của xã liên tục vào các giờ nghỉ trưa và tối của nhân dân; họp với đảng bộ, các đoàn thể nhân dân, uBnd xã 159
  16. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM về mục đích, ý nghĩa và quyền lợi của người có thẻ Bảo hiểm sức khỏe; quy định mức mua mỗi thẻ cá nhân là 3.000 đồng, nếu gia đình từ 02 người trở lên mua thì giảm dần cho 1/3 số tiền. Thẻ cá nhân mỗi năm mua một lần liên tục đến năm thứ 04 nếu không sử dụng kCB lần nào thì cấp miễn phí thẻ năm đó, gia đình mua liên tục 02 năm thì đến năm thứ 03 được cấp thẻ miễn phí; khám bệnh ở bệnh viện và trạm y tế xã đông sơn không mất tiền khám nhưng thuốc chữa ngoại trú phải mua. nằm điều trị ở trạm y tế được từ 05-07 ngày không mất tiền thuốc chữa bệnh và giường nằm. Ở bệnh viện huyện thì chữa bệnh không mất tiền, bệnh nhân chuyên khoa hoặc quá nặng chuyển sang thành phố chữa bệnh, được Bảo hiểm sức khỏe thành phố thanh toán toàn bộ viện phí. Tai nạn giao thông, tự tử, chó dại cắn, dịch vụ thẩm mỹ bản thân, bệnh nhân tự túc, Quỹ Bảo hiểm sức khỏe không thanh toán. nói về nỗi khổ của người cán bộ Bảo hiểm sức khỏe khi đi tuyên truyền vận động, Bs.vũ Quang điềm, nguyên giám đốc Trung tâm y tế Thủy nguyên đã có lần kể lại đây là việc làm khó khăn nhất, vất vả nhất, đôi lúc khổ nhục bởi những lời mỉa mai: “có tiền tôi mời thầy thuốc về nhà chữa bệnh hoặc đi bệnh viện tự trả viện phí, cần gì mảnh giấy của các người ”, thậm chí họ không thèm tiếp, khát nước họ không cho uống hoặc xua chó trong nhà ra đuổi cắn. đội quân vận động là cả ban giám đốc, cán bộ các khoa phòng của bệnh viện chia ra các mũi vào từng đội sản xuất, từng nhà để vận động mua thẻ bảo hiểm sức khỏe. Trời mưa to, gió lớn là lúc người dân không ra đồng, ở nhà, đoàn cán bộ vận động phải che mưa đi chân đất vào từng nhà, có người 160
  17. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam bị ngã bẩn hết quần áo, có người bị chó cắn rách quần áo, chảy máu phải về tiêm phòng dại. người nhận tấm thẻ bảo hiểm sức khỏe đầu tiên của huyện Thủy nguyên là Chủ tịch đào Xuân Thạo. Qua một tháng vất vả đội nắng, dầm mưa mới phát hành được 30% số dân trong xã mua bảo hiểm sức khỏe. khi có thẻ bảo hiểm sức khỏe mọi người đua nhau đi kCB tại trạm y tế xã, và bệnh viện. Bệnh nhân vào nằm điều trị thì đòi hỏi thuốc nhiều, thuốc ngoại theo ý thích không theo phác đồ điều trị. nếu không được thì nói xấu là “lừa đảo lấy tiền, cho ít thuốc đểu ”. đáng buồn là có người có chức sắc, có học nhưng cũng nói năng thiếu trách nhiệm. Thầy thuốc, y tá phải cực nhọc, chỉ còn biết nhẫn nhục chịu đựng. kết thúc 01 tháng thí điểm, uBnd huyện đã tổ chức sơ kết và mời đại diện 36 xã gồm Bí thư, Chủ tịch uBnd, Trưởng trạm y tế xã, Chủ nhiệm hTX, các ban, ngành của huyện nghe báo cáo kết quả đã làm ở huyện đông sơn, uBnd huyện quyết định phát hành thẻ bảo hiểm sức khỏe trên cả 36 xã và các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện. ngày 30/03/1990, đoàn đại biểu Quốc hội do gs.Tâm đan, Phó Chủ nhiệm ủy ban y tế - Xã hội của Quốc hội làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu về Bảo hiểm sức khỏe hải Phòng. đoàn đã gặp Chủ tịch, Phó Chủ tịch uBnd thành phố, hoan nghênh cách làm của hải Phòng và mong muốn hải Phòng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho cả nước. Từ kết quả ban đầu của Quỹ Bảo hiểm sức khỏe Thủy nguyên, ngày 18/05/1990, Chủ tịch uBnd TP.hải Phòng đào an ký Chỉ thị số 30/CT-vX của uBnd thành phố về việc phát triển Bảo hiểm sức khỏe ra toàn thành phố. sau Chỉ thị của uBnd 161
  18. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM thành phố lần lượt các quận nội thành, thị xã kiến an, đồ sơn và các huyện an Lão, an hải, Tiên Lãng và hàng trăm cơ quan, xí nghiệp, trường học tham gia. ngày 09-10/11/1990, đồng chí nguyễn khánh, ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) kiểm tra tình hình thực hiện công tác Bảo hiểm sức khỏe của TP. hải Phòng. để có cơ sở thực tế cho việc quyết định chủ trương chính sách Bảo hiểm sức khỏe trên phạm vi cả nước, đồng chí nguyễn khánh trực tiếp tìm hiểu tình hình thực hiện Bảo hiểm sức khỏe ở huyện Thủy nguyên, Bệnh viện hữu nghị việt Tiệp; nghe cán bộ chính quyền và y tế các địa phương khác như an Lão, Lê Chân, hồng Bàng, ngô Quyền báo cáo tình hình đã và đang thực hiện. đồng chí nguyễn khánh hoan nghênh và biểu dương các cấp, các ngành của TP.hải Phòng có quyết tâm cao, cố gắng triển khai công việc mới và khó khăn này. Trong điều kiện cụ thể, công tác Bảo hiểm sức khỏe là cần thiết, ưu việt nhưng thực hiện không phải là dễ dàng. đây thực sự là một phương thức mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. vì vậy, phải được nghiên cứu kỹ, đầy đủ và toàn diện nhất là trước khi áp dụng trên phạm vi rộng ra cả nước. đồng chí Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nhắc nhở các cấp, ngành hải Phòng tiếp tục nghiên cứu triển khai công tác Bảo hiểm sức khỏe rộng rãi trong toàn dân. đồng thời, cơ quan Bảo hiểm sức khỏe các cấp cần chấn chỉnh lại công tác quản lý, sử dụng Quỹ sao cho đúng mục đích, đạt yêu cầu, tránh khuynh hướng kinh doanh. đồng chí nguyễn khánh chỉ đạo: hải Phòng 162
  19. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam tiếp tục thí điểm triển khai công tác Bảo hiểm sức khỏe này trong toàn dân và kịp thời rút kinh nghiệm báo cáo Bộ y tế, hội đồng Bộ trưởng để sớm có những chủ trương chính sách phù hợp trên phạm vi cả nước. 4. Mở rộng thí điểm BHYT tới các miền và một số ngành Thí điểm BHYT tự nguyện ở Mỏ Cầy, Bến Tre mỏ Cầy là một huyện lớn của tỉnh Bến Tre, diện tích tự nhiên là 34.447 ha, dân số 175.725 người (12/1994). Trong kháng chiến chống mỹ, mỏ Cầy là cái nôi của phong trào đồng khởi, mặc dù chiến tranh qua đi, song hậu quả để lại cho nơi đây rất nặng nề. sau tháng 04/1975, đời sống người dân rất nghèo, đa số sống bằng nghề nông, đường sá giao thông khó khăn, trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp. Thực hiện Quyết định số 45/hđBT của hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí, trước nhu cầu bức thiết trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Tỉnh ủy, uBnd tỉnh Bến Tre đã sớm quan tâm chỉ đạo việc thành lập Quỹ BhyT tự nguyện trên địa bàn địa phương. để thực hiện nhiệm vụ trên, hội nghị hđnd tỉnh khoá vi lần iii ngày 17/08/1990 quyết định thí điểm thành lập Quỹ BhyT tự nguyện huyện mỏ Cầy, với sự chỉ đạo của sở y tế Bến Tre, do đồng chí Phạm Thanh Phong, giám đốc sở y tế làm Trưởng ban chỉ đạo. đồng thời, hội đồng quản trị BhyT huyện được thành lập do đồng chí Lê văn Tâm, Phó Chủ tịch uBnd huyện làm Trưởng ban; đồng chí Lương văn Chiến, giám đốc Trung tâm y tế huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực cùng với 11 thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể huyện. Tổ chuyên 163
  20. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM trách BhyT được thành lập với 03 đồng chí, thuộc biên chế của Trung tâm y tế huyện. Tháng 09/1990, đề án xây dựng Quỹ BhyT tự nguyện huyện mỏ Cầy được thông qua hđnd huyện và công tác vận động tuyên truyền về BhyT được tiến hành rộng khắp trên mọi phương tiện thông tin đại chúng trong toàn huyện. đồng thời, sở y tế kết hợp với hội đồng Quản trị BhyT huyện cử nhiều đoàn cán bộ xuống tận hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và triển khai công tác tuyên truyền, vận động. Tài liệu tuyên truyền hỏi - đáp về quyền lợi BhyT, phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm của các cơ sở điều trị với bệnh nhân BhyT được phổ biến tới các tầng lớp nhân dân. Tháng 12/1990, BhyT tự nguyện ở mỏ Cầy triển khai bán phiếu trên phạm vi toàn huyện theo đề án được hđnd phê duyệt. đề án nêu rõ, đối tượng phát hành phiếu BhyT tự nguyện bao gồm tất cả cán bộ công nhân viên và nhân dân có hộ khẩu thường trú trong huyện. Phạm vi bảo hiểm chỉ thực hiện đối với trường hợp điều trị nội trú; mức độ quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo giá trị 02 loại phiếu: phiếu 4.000 đồng được bảo hiểm cao nhất là 100.000 đồng; phiếu 2.000 đồng được bảo hiểm cao nhất là 50.000 đồng. không bảo hiểm những hành vi vi phạm pháp luật gây thương tích, những trường hợp thuộc phạm vi bảo hiểm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thẩm mỹ Thời gian sử dụng phiếu là 12 tháng và phiếu có giá trị sử dụng sau khi mua 01 tháng. Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/HĐBT được ban hành , ở Bến Tre thực hiện từ ngày 01/01/1993, BhyT tự nguyện mỏ Cầy được sáp nhập vào chi nhánh BhyT huyện mỏ Cầy (diện 164
  21. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam bắt buộc), đồng thời tiếp tục đảm nhiệm thí điểm BhyT tự nguyện. đến đầu năm 1995, chi nhánh BhyT huyện mỏ Cầy tạm ngừng thí điểm để chờ kế hoạch triển khai BhyT tự nguyện của BhyT tỉnh. Qua 04 năm thực hiện BhyT tự nguyện ở huyện mỏ Cầy (1991-1994), kết quả tham gia BhyT hàng năm không quá 5% dân số trong toàn huyện; tỷ lệ thâm hụt quỹ bình quân hàng năm là 10% tổng tiền thu được từ bán phiếu bảo hiểm. để giúp cho công việc thí điểm BhyT, Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT có sự tài trợ của tổ chúc sida Thuy điển. đã mời chuyên gia về BhyT của tổ chức y tế thế giới sang trao đổi kinh nghiệm và đã đến vĩnh Phú và Bến Tre khảo sát thực tế. Các chuyên gia này hầu hết chưa hiểu nhiều về văn hoá, đới sống của nhân dân việt nam, khi tổng kết chuyến thăm các chuyên gia đều chưa tin tưởng việt nam có thể làm được BhyT trong thời điểm đó. Thí điểm BHYT tự nguyện ở Quảng Trị Ở Quảng Trị, Trung tâm BhyT được thành lập ngày 27/11/1990 theo Quyết định số 1308/QĐ-UB của UBND tỉnh . Trung tâm BhyT tỉnh là đơn vị sự nghiệp lấy thu bù chi, chịu sự quản lý trực tiếp của sở y tế và sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ y tế. Trung tâm xây dựng quỹ qua phát hành phiếu BhyT, thanh toán viện phí cho các đối tượng tham gia khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Trung tâm BhyT là đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch, có nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn, định hướng hoạt động, giúp uBnd các huyện thành lập các trung tâm BhyT từ cấp huyện 165
  22. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM đến cơ sở. Trung tâm BhyT được xây dựng và quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất: Trung tâm BhyT tuyến tỉnh trực thuộc sở y tế; Trung tâm BhyT tuyến huyện thuộc Trung tâm y tế huyện; Quỹ BhyT xã, phường do Trung tâm, Phòng y tế huyện trực tiếp quản lý. ngày 12/07/1990, hđnd tỉnh Quảng Trị ra Nghị quyết số 03a/NQ-HĐ về lập Quỹ BhyT thay viện phí. ngày 01/02/1991, uBnd tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 170/Qđ-uB lập Quỹ BhyT thay viện phí, thống nhất triển khai kế hoạch thí điểm BhyT trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị từ Quý ii năm 1991. người tham gia BhyT được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước. mỗi năm chỉ được khám và điều trị 03 lần, mức chi tối đa một lần 150 ngàn đồng. mức đóng bảo hiểm mỗi năm tương đương 10kg thóc một nhân khẩu. do hoàn cảnh khó khăn, trước mắt tạm thời thu 5.000 đồng (năm 1991). suốt gần 02 năm thí điểm số phiếu bán ra được 3% dân số, số tiền thu được là 80 triệu đồng. Xây dựng Quỹ khám, chữa bệnh ở bệnh viện ngành Đường sắt. Thực hiện chủ trương đường lối của đảng và nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khi chế độ bao cấp trong khám, chữa bệnh không còn, một vấn đề hết sức khó khăn đối với y tế ngành đường sắt phải tìm cách trả lời, đó là tìm nguồn kinh phí để thực hiện chi phí khám, chữa bệnh cho người lao động trong ngành. Có sự hướng dẫn của Ban dự thảo Pháp lệnh và hướng dẫn thí điểm BhyT của Bộ y tế; với tinh thần dám nghĩ dám làm, ngay từ những năm đầu 1990, y tế đường sắt đã đề xuất 166
  23. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam với lãnh đạo ngành thành lập Quỹ khám, chữa bệnh. ngày 22/11/1991, Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt việt nam ra Quyết định số 421/ĐS-TS thành lập Quỹ khám, chữa bệnh đường sắt, nhằm huy động sự đóng góp tự giác của cộng đồng cán bộ, công nhân viên giúp đỡ những người không may ốm đau bệnh nặng trong phạm vi ngành giao thông - vận tải. Trong những ngày đầu thành lập, Quỹ khám, chữa bệnh đường sắt gặp vô vàn khó khăn. Bộ máy chỉ có 05 người, chưa có một văn bản hướng dẫn, quy định nào của nhà nước. Cơ sở vật chất không có, nhận thức, hiểu biết về BhyT của cán bộ, công nhân viên trong ngành rất hạn chế, đã phải vất vả đi đến từng đơn vị, kiên trì thuyết phục, vận động từ lãnh đạo đơn vị đến người lao động tham gia. Bên cạnh đó phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế ngành để tổ chức khám, chữa bệnh chu đáo cho người tham gia. kết quả thí điểm Quỹ khám, chữa bệnh đường sắt có 40.000 người tham gia, với số thu trên 400 triệu đồng. vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, Quỹ khám, chữa bệnh đường sắt không những tồn tại mà ngày càng lớn mạnh, đóng góp những kinh nghiệm để thử nghiệm mô hình đặc thù là chế độ khám chữa bệnh theo BhyT thực tế hết sức quý báu cho ngành y tế tham mưu xây dựng chính sách BhyT bắt buộc sau này. Quỹ bảo trợ y tế ở Bệnh viện Bưu điện Cuối năm 1989, được sự hỗ trợ của Ban dự thảo Pháp lệnh và hướng dẫn thí điểm BhyT; lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện, thuộc ngành Bưu chính viễn thông đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để bệnh viện trụ vững được trong bối cảnh mới. Câu trả lời thật đơn giản: “cạnh tranh” bằng chất lượng và hiệu quả mới tồn tại và phát 167
  24. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM triển được. muốn vậy phải trên cơ sở khám, điều trị bao cấp hoàn toàn sang khám, điều trị theo chế độ BhyT. đón bắt trước tình hình, tháng 06/1992, Bệnh viện Bưu điện nhanh chóng triển khai BhyT, lúc đó gọi là Bảo trợ y tế, nhờ đó Bệnh viện Bưu điện đã được nâng cấp cơ sở vật chất khá hơn trước nhiều. với Quy chế quản lý mới nghiêm túc và chất lượng phục vụ bệnh nhân tốt hơn đã làm cho bộ mặt của bệnh viện thay đổi rõ rệt để chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để có thể thực hiện tốt chính sách BhyT khi được Chính phủ ban hành. 5. Đóng góp của hoạt động thí điểm đối với việc hình thành chính sách BHYT ở nước ta Thực hiện đường lối đổi mới của đảng, huy động mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới, với phương châm là BhyT “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, từ cuối năm 1989 đến tháng 06/1991 đã có 03 tỉnh, thành phố tổ chức thí điểm BhyT toàn tỉnh: hải Phòng, Quảng Trị, vĩnh Phú; 04 tỉnh có cơ quan BhyT cấp tỉnh: hải Phòng, Quảng Trị, Bến Tre và 24 quận, huyện của 14 tỉnh, thành phố trong cả nước thí điểm BhyT không kể các hình thức bảo hiểm chữa bệnh do một số bệnh viện tổ chức. để chuẩn bị triển khai thí điểm BhyT ra cả nước, từ ngày 30/05 - 01/06/1991, được phép của Bộ y tế và sự tài trợ của tổ chức hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy điển (sida), Ban dự thảo Pháp lệnh - Bộ y tế tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo thí điểm BhyT toàn quốc tại hải Phòng, gồm 21 tỉnh phía Bắc và các cơ quan cục, vụ, viện trực thuộc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phạm 168
  25. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam song nhằm tăng cường nhận thức, thống nhất quan điểm, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tiến hành thí điểm BhyT, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện trên diện rộng khi nhà nước chính thức ban hành chính sách BhyT. hội nghị thống nhất đánh giá chủ trương làm thí điểm BhyT là đúng đắn, chứng tỏ một hướng mới không chỉ tạo thêm nguồn tài chính mà còn tạo điều kiện để từng bước chuyển đổi cơ chế khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện mới, hiệu quả và chất lượng. BhyT là một chính sách xã hội mới mẻ, nhưng có khả năng đi vào cuộc sống, mặc dù chưa được đông đảo nhân dân hoan nghênh nhưng vẫn nhìn thấy triển vọng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản, lâu dài với chất lượng ngày một tốt hơn. số lượng các đơn vị làm thí điểm có kết quả ngày càng tăng đã nói lên một xu thế, hướng đi đúng và có triển vọng của BhyT. Qua thực hiện thí điểm, bước đầu có tác động và chuyển biến về tổ chức quản lý y tế. để thí điểm BhyT, một số trung tâm y tế huyện, quận đã sắp xếp lại tổ chức các khoa phòng hợp lý hơn, có nơi đã giảm số giường bệnh từ 50 giường xuống 30 giường để tăng cường chất lượng điều trị cho người bệnh; chuyển bớt cán bộ ở Trung tâm y tế huyện về phòng khám đa khoa hoặc về cơ sở để phù hợp với việc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia BhyT. đặc biệt qua thí điểm BhyT là một bước tập dượt chuyển dần sang cơ chế quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế. Có nơi ở vĩnh Phú đã tổ chức khám bệnh theo vùng dân cư thuận tiện cho người được BhyT. nhiều nơi đã từng bước đi vào hạch toán kinh tế trong quản lý bệnh viện để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm lao 169
  26. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM động, vật tư, tài chính. việc quản lý và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn trước. nhờ thực hiện BhyT, có thêm một nguồn tài chính giải quyết được một số yêu cầu cấp bách của bệnh viện. Tuy nguồn tài chính này còn rất khiêm tốn, nơi nhiều nhất có vài ba trăm triệu, nơi ít nhất có được 10-20 triệu nhưng do tập trung, nên đã lo được đủ thuốc và vật tư tiêu hao cho khám, chữa bệnh; tăng cường thêm phương tiện phục vụ người bệnh. Có nơi đã sửa sang lại bệnh viện, chống được xuống cấp; cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên y tế; cải thiện quan hệ tin cậy giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Từ thực tế thí điểm cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, các ngành, các đoàn thể tích cực tham gia thí điểm BhyT thì nơi đó dù khó khăn, cũng sáng tạo được cách làm hữu hiệu, nhiều huyện vẫn duy trì và tiếp tục phát triển hoàn thiện BhyT như hải Phòng, vĩnh Phú, Quảng Trị, Bến Tre, kiên giang, Quảng nam không những ở 01-02 huyện mà đã cho phép triển khai ra toàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hạn chế trong thời gian hơn 01 năm thí điểm là: Chưa làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ lợi ích của BhyT, không ít người nghĩ rằng kinh tế còn nghèo, lương còn thấp nên không làm BhyT được. Chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh ở những cơ sở y tế chưa lấy lại được lòng tin của dân. Tuy nhân dân hoan nghênh BhyT nhưng chưa chấp nhận tham gia BhyT vì dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn và tiêu cực. Từ đó các địa phương làm thí điểm BhyT gặp không ít khó khăn. nếu không có quyết tâm cao, thiếu lòng tin thì khó có thể vượt qua. Phải vừa 170
  27. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam làm, tự bồi dưỡng, vừa rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện, không thể chủ quan duy ý chí, đốt cháy giai đoạn mà phải có bước đi thích hợp mới đem lại kết quả thực sự. Trong thời gian hơn 02 năm, hoạt động thí điểm BhyT đã được triển khai ở nhiều vùng, miền với các quy mô khác nhau, hình thức và biện pháp cũng đa dạng. khó khăn, hạn chế còn nhiều, nhưng kết quả bước đầu của hoạt động thí điểm BhyT đã mở ra một hướng đi đúng, phù hợp. Qua thực hiện thí điểm cho thấy, để BhyT phát triển được cần có văn bản pháp quy của nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để sớm hình thành và có một hệ thống tổ chức BhyT chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ đủ sức tổ chức thực hiện chính sách mới mẻ này. đánh giá về đóng góp của hoạt động thí điểm BhyT, giáo sư viện sĩ Phạm song, Bộ trưởng Bộ y tế khi đó đã nhận định: “Do có thêm nguồn tài chính nên chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện trên các mặt: trách nhiệm, ý thức phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế trước người bệnh, hạn chế tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, thuốc men được đảm bảo, điều kiện làm việc và phục vụ bệnh nhân được cải thiện, đời sống cán bộ nhân viên y tế cũng được lãnh đạo địa phương quan tâm chăm lo hơn trước. Từ đó hạn chế được tình hình xuống cấp của bệnh viện, dần dần lấy lại được lòng tin của nhân dân đối với y tế. Đặc biệt, ở những nơi làm thí điểm đã giảm được những khó khăn phức tạp trong việc thu viện phí, nhân dân hoan nghênh việc lấy BHYT thay cho việc thu viện phí, để người bệnh yên tâm chữa bệnh. Những quyền lợi khám, chữa bệnh của bệnh nhân được cơ quan BHYT bảo vệ, quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc có phần được tôn trọng, văn minh 171
  28. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM hơn. Từ làm thí điểm BHYT đã tác động đến một tư duy mới trong quản lý y tế là tư duy quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế. Các bệnh viện có hợp đồng với BHYT đã dần dần tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, vật tư, tài chính Trong lĩnh vực sử dụng thuốc chữa bệnh đã dần dần đi vào quản lý sử dụng hợp lý, an toàn hơn, do đó bắt đầu xuất hiện cơ chế quản lý có năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi tiêu hơn” . Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song cho rằng những kết quả bước đầu qua việc thực hiện thí điểm BhyT còn rất khiêm tốn và còn nhiều mặt hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Chưa có quy định của pháp luật, chưa làm đồng bộ từ cơ sở đến Trung ương, chưa có đầu tư ban đầu, chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ thích hợp, chưa có tiền đề để có nhiều nội dung tuyên truyền giải thích cho cán bộ và nhân dân, chưa có một hệ thống tổ chức đủ sức chuyên lo Từ thực tiễn tổ chức hoạt động thí điểm, Bộ y tế đề xuất, để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên chỉ có thể làm được sau khi nhà nước ban hành Pháp lệnh BhyT. Trong khi chờ có Pháp lệnh, thực hiện thông báo của hội đồng Bộ trưởng cho phép các địa phương tiếp tục làm thí điểm BhyT rộng hơn nữa để sớm có kinh nghiệm tiếp thu và thực hiện Pháp lệnh BhyT khi nhà nước ban hành. 6. Bước chuẩn bị cho sự ra đời chính sách BHYT Trong phiên họp ngày 15/04/1992, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi . Tại điều 39, hiến pháp 172
  29. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam quy định: “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chính sách BhyT ở nước ta. Trước kết quả khả quan triển khai thí điểm BhyT tại nhiều vùng, miền, địa phương trong cả nước, ngày 12/02/1991, sau khi làm việc với lãnh đạo Ban khoa giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song đã ban hành Quyết định thành lập Ban nghiên cứu dự thảo Pháp lệnh về BhyT. Bs.Trần khắc Lộng, Phó vụ trưởng vụ y tế, Ban khoa giáo Trung ương - người đã có ý tưởng và trực tiếp viết các đề cương hướng dẫn làm thí điểm và trực tiếp chỉ đạo thí điểm BhyT cho các địa phương được bổ nhiệm làm Trưởng Ban. Bên cạnh nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Pháp lệnh BhyT, Ban còn có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm BhyT tại các địa phương; tổ chức khảo sát, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm của các địa phương làm thí điểm để các đơn vị có sự học hỏi lẫn nhau; tổ chức tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, nhân dân và toàn xã hội hiểu được ý nghĩa nhân đạo cao cả của BhyT và việc tổ chức thực hiện BhyT là đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước gắn chặt với việc đổi mới hệ thống chính sách xã hội. Trong thời gian 02 năm, Ban đã triển khai tổ chức thu thập tài liệu, số liệu có liên quan để xây dựng phương án mức đóng góp BhyT của các đối tượng có mức thu nhập khác nhau; sưu tầm tài liệu thực hiện BhyT ở nước ngoài để tham khảo và phổ biến kiến thức về BhyT; đi thực tế tại địa phương để có được cái nhìn khái quát về việc triển khai BhyT trong điều kiện kinh tế, chính trị, 173
  30. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM xã hội của việt nam; tổ chức các cuộc hội thảo cho nhiều đối tượng khác nhau Thời gian này, Ban nghiên cứu dự thảo Pháp lệnh BhyT chỉ có 01 biên chế là Trưởng Ban, các cán bộ, nhân viên đều là kiêm nhiệm. Có thể nói, tổ chức tiền thân của BhyT việt nam đã hoạt động với “bảy không”: không người, không có kiến thức chuyên ngành về BhyT, không có đầu tư từ ngân sách, không có trụ sở, không có kinh nghiệm và không có tiền lệ và kế thừa. để giúp cho Ban có kinh phí hoạt động, Bộ trưởng Phạm song đã bố trí cho Ban một dự án phụ của tổ chức sida Thụy điển. với nguồn kinh phí ít ỏi này, Ban đã tổ chức biên dịch cuốn “Tài liệu tham khảo BhyT nước ngoài”, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Bảo hiểm y tế việt nam” để cung cấp cho các cơ quan, cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương làm tài liệu tham khảo về BhyT; trang bị một số thiết bị phục vụ công việc của Ban và BhyT địa phương. Tháng 06/1991, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vii đảng Cộng sản việt nam xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội vi, chỉ ra những việc làm được, vấn đề mới nảy sinh cùng ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm trên các lĩnh vực chủ yếu. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển các chủ trương đổi mới của đại hội vi, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ lớn cho 05 năm 1991 - 1995. Tiếp tục chủ trương đổi mới trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng xác định: “Bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người, với sự quan tâm của Nhà nước và của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân 174
  31. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam dân, theo hướng dự phòng là chính; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc Phát triển bảo hiểm khám, chữa bệnh, tăng ngân sách cho hoạt động khám, chữa bệnh” . Tại hội nghị tổng kết công tác ngành y tế năm 1991 tổ chức ở TP.huế, trước hơn 800 đại biểu dự hội nghị, Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT do bác sĩ Trưởng Ban Trần khắc Lộng lần đầu tiên đã trình bày một bản báo cáo giới thiệu về BhyT và những kinh nghiệm của một số địa phương đã thực hiện thí điểm BhyT. Cùng với bản báo cáo minh họa kinh nghiệm thí điểm BhyT của TP.hải Phòng, đã được hội nghị đặc biệt quan tâm và nhiều ý kiến hoan nghênh chủ trương này, đồng thời nhiều kiến nghị ngành y tế cần quyết tâm thực hiện cho được BhyT, bởi đây là đổi mới quan trọng trong chính sách tài chính y tế và cũng sẽ là giải pháp quan trọng giúp cho ngành y tế thoát khỏi những khó khăn trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các cơ sở khám, chữa bệnh. ngày 26/05/1992, Chủ tịch nước võ Chí Công chủ tọa phiên họp của hội đồng nhà nước xem xét dự án ban hành Pháp lệnh BhyT. đồng chí nguyễn Thị Thân, Chủ nhiệm ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội đã trình bày trước hội đồng nhà nước báo cáo thẩm tra dự án Pháp lệnh BhyT. Báo cáo nêu rõ: Thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội và hội đồng nhà nước giao, ngay từ năm 1990, ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội tiến hành nhiều hoạt động xem xét, nghiên cứu và đánh giá về vấn đề BhyT; tổ chức nhiều đoàn công tác đến tất cả các địa phương đang thực hiện thí điểm BhyT để nắm bắt tình hình cụ thể; tổ chức nhiều 175
  32. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM cuộc họp lấy ý kiến nhân dân và đại diện các cơ quan, ban ngành ở cả ba miền Bắc - Trung - nam. Trong 02 ngày 21 và 26/03/1992, ủy ban đã họp với sự tham gia của bà ngô Bá Thành, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội và đại diện các Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để chính thức thẩm tra dự án Pháp lệnh BhyT do hội đồng Bộ trưởng trình hội đồng nhà nước. về sự cần thiết thực hiện chế độ BhyT, ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội cho rằng, ngay từ giữa những năm 1980, khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các cơ sở y tế đã tiến hành thu một phần viện phí đối với bệnh nhân vào điều trị. vấn đề viện phí đã có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành y tế, tuy nhiên, do ta thiếu chính sách xã hội đồng bộ đi kèm, nên nảy sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực, dư luận nhân dân một số nơi không đồng tình. Thực tế trong xã hội, có những người giàu lên song cũng không ít người còn đang sống trong điều kiện kinh tế eo hẹp, khó khăn, thiếu thốn, không có đủ khả năng nộp viện phí khi ốm đau. vì vậy, phải có cơ chế, chính sách và biện pháp mới để tạo điều kiện giúp đỡ các đối tượng này. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế đang có tình trạng bị xuống cấp nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế. ngân sách nhà nước dành cho y tế chỉ đảm bảo được một phần cho hoạt động của các cơ sở y tế nên bệnh nhân phải hứng chịu nhiều hậu quả tiêu cực. do đó, phải tìm ra cơ chế kinh tế thích hợp nhằm khuyến khích thầy thuốc chăm sóc bệnh nhân, cũng như tạo thêm nguồn kinh phí để có điều kiện phục vụ 176
  33. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam người bệnh được tốt hơn. để chăm sóc sức khỏe cho mọi người, xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới là thực hiện chế độ BhyT, mỗi người tự lo trước bản thân mình để khi ốm đau được chăm sóc chu đáo và thuận tiện. Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển thì các hình thức bảo hiểm càng mở rộng. BhyT là loại bảo hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo, thực hiện chế độ BhyT sẽ góp phần ổn định và đảm bảo công bằng xã hội. ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việt nam nên thực hiện BhyT càng sớm càng tốt. về việc ban hành Pháp lệnh BhyT, ngay trong nội bộ ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội cũng có ý kiến khác nhau. một số ý kiến đề nghị hội đồng nhà nước nên xem xét và ban hành ngay Pháp lệnh BhyT với những lý do như sau: Tại điều 39 và 61 của hiến pháp năm 1992 mà Quốc hội khóa viii vừa thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 đã quy định về việc thực hiện chế độ BhyT; việc thực hiện thí điểm BhyT ở một số địa phương đã đạt được kết quả ban đầu. để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ BhyT trên phạm vi toàn quốc, nhà nước cần sớm thể chế hóa bằng một văn bản pháp luật; trong tình hình thực tế hiện nay, nhiều cơ sở y tế đang xuống cấp, ngân sách nhà nước dành cho công tác y tế hàng năm chỉ đảm bảo 40% yêu cầu chi tiêu (mà phần ngân sách này chủ yếu để chi lương, phụ cấp và chi phí hành chính). vì vậy, phải có phương thức huy động thêm nguồn kinh phí để các cơ sở y tế có điều kiện phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Ở chiều ngược lại, đa số ý kiến lại cho rằng trong thời gian này chưa nên ban hành 177
  34. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Pháp lệnh BhyT với lý do người dân chưa quen với hình thức BhyT, thực tế qua các địa phương tiến hành thí điểm BhyT, tỷ lệ người tham gia mua phiếu BhyT rất thấp, chỉ đạt vài phần trăm (chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức do bắt buộc phải mua). Chỉ số hấp dẫn của BhyT chưa cao cả về trang thiết bị kỹ thuật cũng như tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của cán bộ, nhân viên y tế. nhiều cơ sở y tế chưa muốn thực hiện chế độ BhyT, bởi vì nếu có thực hiện BhyT, cán bộ y tế cũng không được khuyến khích cả về vật chất cũng như tinh thần. như vậy, nếu không cẩn thận thì ngay chính cán bộ và nhân viên y tế, những người có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại, sẽ phá vỡ chế độ BhyT. để khắc phục những khó khăn này, cần có thời gian để nâng cấp các cơ sở y tế, đồng thời nhà nước phải có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ y tế đó là những vấn đề cốt lõi để thực hiện BhyT mà không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Có rất nhiều người cũng như nhiều cơ quan, xí nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu nhập của cán bộ, nhân viên rất thấp, do đó họ khó có thể thực hiện nghĩa vụ BhyT cho bản thân cũng như cán bộ công nhân, viên chức của mình. với tính chất khó khăn và phức tạp nêu trên, đề nghị hội đồng Bộ trưởng nên ban hành nghị định quy định việc thực hiện chế độ BhyT để vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm. để nhân dân đồng tình với chủ trương BhyT, tham gia BhyT một cách tự nguyện không phải là dễ, do đó ủy ban y tế và Xã hội của Quốc hội đề nghị hội đồng nhà nước lưu ý hội 178
  35. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác này hết sức chu đáo, tỉ mỉ, thận trọng, từng bước vững chắc, cố gắng tránh mọi sự lạm dụng và đổ vỡ làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào nhà nước. đề nghị cần phải quy định khống chế mức chi phí cho hoạt động và tổ chức hành chính, lương cán bộ của các quỹ bảo hiểm để góp phần làm cho người tham gia BhyT an tâm và cũng giúp cho Quỹ BhyT tự hạch toán độc lập, tự sắp xếp bộ máy và tổ chức sao cho gọn nhẹ, có hiệu quả, không lạm dụng vào tiền đóng góp của nhân dân. Tại cuộc họp, Chủ tịch nước võ Chí Công kết luận, việc ra Pháp lệnh về BhyT là cần thiết nhưng trong tình hình hiện nay chưa thật chín muồi, hội đồng Bộ trưởng nên tiếp tục chỉ đạo mở rộng thí điểm, có tổng kết, hoàn chỉnh thêm dự án Pháp lệnh BhyT để hội đồng nhà nước xem xét ban hành. ngày 28/05/1992, Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT đề xuất với Bộ y tế để các địa phương tổ chức thực hiện BhyT cho đối tượng có lương, tiếp tục mở rộng thí điểm trong nhân dân và để phù hợp với ý kiến của các ngành liên quan, đề nghị hội đồng Bộ trưởng ra một nghị định (hay Quyết định) ban hành quy chế về BhyT. ngày 30/05/1992, Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song đồng ý với ý kiến của Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT và xúc tiến việc trình Chính phủ ban hành nghị định về BhyT. để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện BhyT trên phạm vi cả nước khi Chính phủ ban hành nghị định, được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ y tế và được sự tài trợ của Tổ chức y tế thế giới (oms), Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT - Bộ y tế cùng Trường đại học kinh tế Quốc dân hà nội và Trường đại học 179
  36. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Tài chính - kế toán TP. hồ Chí minh phối hợp mở lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh tế chuyên ngành BhyT cho cán bộ thuộc sở y tế các tỉnh và thành phố trong toàn quốc. một lớp tổ chức tại hà nội (tại Trường Cán bộ Quản lý y tế), thời gian từ ngày 05/05 - 13/06/1992, đào tạo cho cán bộ 25 tỉnh và thành phố phía Bắc từ Quảng Trị trở ra, với 50 đồng chí tham dự. một lớp tại TP. hồ Chí minh (viện vệ sinh y tế công cộng), thời gian từ ngày 16/05 - 25/06/1992, đào tạo cho cán bộ 28 tỉnh và thành phố phía nam từ Thừa Thiên - huế trở vào với 49 đồng chí tham dự. Theo kế hoạch đào tạo mỗi tỉnh 02 đồng chí, sau khi học về sẽ là lãnh đạo BhyT tỉnh, thành phố. Có một số tỉnh chỉ cử được một cán bộ là Tuyên Quang, khánh hòa, Quảng ngãi, Bà rịa - vũng Tàu, Tây ninh, sóc Trăng, gia Lai, vĩnh Long ngoài ra, còn đào tạo cho Cục Quân y, sở y tế đường sắt, Bệnh viện Tổng cục Bưu chính viễn thông mỗi cơ quan 01 đồng chí. Các cán bộ về dự lớp đào tạo chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư kinh tế, có một số là y sĩ, trung cấp kinh tế và trung cấp tài chính kế toán. nội dung đào tạo gồm 02 phần cơ bản, phần 01 về nghiệp vụ quản lý kinh tế, gồm khoa học quản lý, Luật kinh tế, marketing, nghiệp vụ tín dụng, kế toán và Phân tích kinh tế, Tài chính nhà nước, Tài chính doanh nghiệp; phần 02 về nghiệp vụ BhyT, gồm đại cương về BhyT, Tổ chức hoạt động BhyT, Cơ chế thanh toán của hoạt động BhyT, Phương pháp xây dựng luận chứng kinh tế BhyT. kết thúc khóa học, 100% cán bộ đạt yêu cầu và được Trường đại học kinh tế quốc dân hà nội, Trường đại học Tài chính kế toán TP. hồ Chí minh cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Trong 180
  37. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam đó có 11 đồng chí đạt loại giỏi, 80 đồng chí đạt loại khá và 08 đồng chí đạt yêu cầu. Các học viên đã được trang bị một cách đại cương về nghiệp vụ quản lý kinh tế theo chuyên ngành BhyT; nắm và hiểu được cách tổ chức hoạt động của Quỹ BhyT và biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ sở điều trị trong việc thực hiện BhyT ở địa phương. kết thúc lớp học ở hà nội, giáo sư, Bộ trưởng Phạm song đến dự và nói chuyện với lớp học, quán triệt về tất yếu khách quan của cơ chế khám, chữa bệnh theo BhyT ở việt nam và chỉ thị những nội dung công việc thực hiện BhyT. Cũng trong thời gian học, ông har mander singh - giám đốc hiệp hội BhXh khu vực châu Á - Thái Bình dương đã đến thăm và nói chuyện với lớp học phía Bắc, giúp cho các học viên có điều kiện tìm hiểu về hoạt động BhyT trên thế giới và khu vực. Tất cả học viên sau khóa học đều quyết tâm, mong muốn về tổ chức thực hiện BhyT ở địa phương và kiến nghị nhà nước sớm có một văn bản pháp quy về thực hiện BhyT để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động BhyT một cách thống nhất, đồng bộ. để phục vụ cho công tác giao dịch, truyền thông, đối ngoại, tháng 04/1992, Ban BhyT - Bộ y tế đã cùng họa sĩ của Báo sức khỏe phác thảo Biểu trưng BhyT việt nam (tham gia thiết kế mẫu có Bs.Trần khắc Lộng và họa sĩ Trần Tường vân), Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song đã chọn mẫu biểu trưng là biểu tượng có hình khối như một tam giác cân với hai màu xanh – trắng với ý nghĩa BhyT được xây dựng và đảm bảo bởi mối quan hệ ba bên: nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động. họa tiết trong biểu 181
  38. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM trưng là đôi bàn tay cách điệu như hai bông sen nâng chữ việt nam viết tắt (vn), phía dưới là 04 chữ Bảo hiểm y tế viết tắt (BhyT). Thoạt nhìn, biểu tượng giống như một con thuyền có cánh buồm trắng, với ý nghĩa BhyT cần sự chung tay, góp sức của nhiều người để “con thuyền” BhyT vững vàng ra khơi, quyền lợi của người tham gia BhyT ngày càng được đảm bảo. hai bàn tay ôm lấy hai chữ việt nam viết tắt, là thể hiện ý nghĩa tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, mình vì mọi người, mọi người vì mình của BhyT, cũng là đạo lý truyền thống ngàn đời của dân tộc việt nam. Bông hoa sen trắng như một lười nhắc nhở, người làm chính sách BhyT là nghề nhân đạo, nhân văn nên cần giữ cho mình cái tâm trong sáng, thanh sạch như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mẫu biểu trưng này đã được sử dụng từ năm 1992 đến hết năm 2001, cho đến khi BhyT việt nam chính thức tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng quy mô trên phạm vi cả nước, chọn mẫu biểu trưng mới (tháng 01/2002). 7. Chính sách BHYT chính thức triển khai trên phạm vi cả nước với sự chuẩn bị tích cực của Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT - Bộ y tế, cùng với kết quả, bài học kinh nghiệm sau trên 02 năm thực hiện thí điểm ở một số địa phương, ngày 15/08/1992, hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 299/hđBT ban hành điều lệ BhyT, khai sinh ra chính sách BhyT ở việt nam. Qua tổng kết thí điểm ở những nơi đã và đang làm BhyT tự nguyện đều gặp không ít khó khăn và sắp vỡ quỹ. 182
  39. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam do đó điều lệ BhyT quy định, đối tượng tham gia BhyT bắt buộc là những cán bộ, công nhân viên chức tại chức và hưu trí ở các đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, người lao động khu vực sản xuất kinh doanh còn các đối tượng khác sẽ tham gia BhyT theo khả năng và nhu cầu tự nguyện như BhyT học sinh, BhyT nhân đạo để thực hiện đúng thời gian nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1992, ngày 26/08/1992 Bộ Y tế ra Chỉ thị số 05/BYT/CT chỉ đạo các sở y tế về những việc cấp bách để chuẩn bị triển khai thực hiện nghị định của hội đồng Bộ trưởng về BhyT. Bộ y tế yêu cầu các sở y tế khẩn trương bàn bạc với các cơ quan chức năng báo cáo với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chuẩn bị cho việc thành lập cơ quan BhyT tỉnh, các chi nhánh BhyT huyện, quận. Ngày 01/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 935/BYT-QĐ triển khai nghị định số 299/hđBT của hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành điều lệ BhyT. Tại Quyết định này, Bộ y tế quy định BhyT của cấp nào trực thuộc cấp đó: BhyT việt nam trực thuộc Bộ y tế; BhyT các tỉnh, thành phố trực thuộc các sở y tế; BhyT các ngành nào trực thuộc ngành đó. BhyT các tỉnh và ngành đều trực thuộc BhyT việt nam. Cũng trong ngày 01/09/1992, Bộ Y tế ra Chỉ thị số 06/BYT/CT chỉ đạo các bệnh viện và viện có giường bệnh về những việc cần triển khai để thực hiện nghị định của Chính phủ về BhyT. Bộ y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện thực hiện ngay một số công việc: Củng cố và tổ chức sắp xếp lại các khoa, 183
  40. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM phòng đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh được BhyT. Tổ chức học tập cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện, quán triệt điều lệ BhyT và trách nhiệm của bệnh viện trong việc hợp tác với BhyT tổ chức tốt việc phục vụ bệnh nhân có BhyT mà nghị định của hội đồng Bộ trưởng đã quy định. Thực hiện việc ký kết hợp đồng khám, chữa bệnh với các cơ quan BhyT khi có yêu cầu trên tinh thần họp tác hỗ trợ lẫn nhau theo các thông tư hướng dẫn của các Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ y tế. Tổ chức việc tiếp nhận, khám chữa bệnh cho bệnh nhân thuận lợi, an toàn, hợp lý. không gây phiền hà đối với người bệnh. không được thu bất cứ lệ phí nào đối với người được BhyT khi vào khám, chữa bệnh. Bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận thường trú và cộng tác viên của cơ quan BhyT hoạt động tại bệnh viện để có thể giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến bệnh nhân được BhyT khi vào khám, chữa bệnh. để bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân được BhyT, bệnh viện sẽ được cơ quan BhyT tạm ứng trước tiền để mua thuốc, hoá chất xét nghiệm và các trang thiết bị, dụng cụ y tế. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán bệnh viện để giải quyết các quyền lợi cho người được BhyT nhanh chóng kịp thời theo chế độ đã được quy định và thanh toán với cơ quan BhyT theo đúng quy định của Bộ. Thường xuyên giám sát việc sử dụng thẻ BhyT của bệnh nhân để phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm quy định sử dụng thẻ; xây dựng các quy tắc chế độ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được BhyT theo đúng điều 184
  41. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam lệ BhyT và hợp đồng khám, chữa bệnh với cơ quan BhyT. khi có vi phạm, phải quy rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm. Tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật từ phê bình cảnh cáo, thu bằng cấp chuyên môn, chuyển làm việc khác đến buộc thôi việc, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. khi có khiếu nại hoặc tranh chấp xảy ra, giám đốc bệnh viện cùng giám đốc cơ quan BhyT bàn bạc xem xét giải quyết. Bộ y tế giao nhiệm vụ cho các giám đốc viện có giường bệnh, các bệnh viện ở Trung ương, địa phương và các ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện để ngày 01/11/1992 bắt đầu tiếp bệnh nhân có BhyT đến khám, chữa bệnh. Theo đó BhyT ở một số địa phương còn thí điểm tổ chức phòng khám bệnh của BhyT để phục vụ trước hết cho bệnh nhân có BhyT như hải Phòng, Bình định, Cần Thơ Ngày 01/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 934/BYT-QĐ bổ nhiệm Bs.Trần khắc Lộng, Trưởng ban dự thảo Pháp lệnh BhyT, Bộ y tế giữ chức vụ giám đốc BhyT việt nam. PTs. Lê đức Chính, Phó vụ trưởng vụ quản lý sức khoẻ, Bộ y tế giữ chức vụ Phó giám đốc BhyT việt nam. Ngày 11/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 958/BYT-QĐ thành lập BhyT việt nam trực thuộc Bộ y tế trên cơ sở Ban dự thảo Pháp lệnh BhyT. BhyT việt nam đặt trụ sở tại 28 nguyễn Bỉnh khiêm, TP.hà nội. Thực hiện Quyết định này, BhyT việt nam có nhiệm vụ hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp 185
  42. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM vụ BhyT cho các cơ sở BhyT từ Trung ương đến các địa phương và các ngành. Ngày 17/09/1992, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 11/BYT- TT hướng dẫn thực hiện nghị định số 299/hđBT ngày 15/08/1992 của hội đồng Bộ trưởng về hệ thống tổ chức của BhyT việt nam, từ Trung ương đến địa phương và các ngành. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, vụ Quản lý sức khỏe của Bộ y tế là đầu mối, chịu trách nhiệm tham mưu giúp cho Bộ trưởng Bộ y tế về lĩnh vực BhyT. hệ thống BhyT việt nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương và BhyT ngành. Các tổ chức BhyT tỉnh, thành phố và ngành trực thuộc BhyT việt nam về chuyên môn nghiệp vụ. Bộ y tế thành lập hội đồng Quản trị BhyT để giám sát mọi hoạt động của BhyT việt nam. Chủ tịch hội đồng Quản trị do một Thứ trưởng Bộ y tế phụ trách, một Phó vụ trưởng vụ Quản lý sức khỏe (Bộ y tế) làm Phó Chủ tịch, các ủy viên gồm có giám đốc BhyT việt nam, vụ trưởng vụ Tài chính kế toán (Bộ y tế), đại diện Tổng Liên đoàn Lao động việt nam, đại diện Bộ Tài chính, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện bệnh viện lớn, doanh nghiệp lớn ở các tỉnh, thành phố thành lập hội đồng Quản trị BhyT để giám sát các hoạt động của BhyT địa phương bao gồm: đồng chí Phó Chủ tịch uBnd tỉnh, thành phố phụ trách khối văn xã làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên khác có các ngành Tài chính, Lao động, y tế, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động ngày 18/09/1992, liên Bộ Tài chính - y tế - Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 12/TT-LB , hướng 186
  43. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam dẫn việc tổ chức thi hành nghị định làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện BhyT. ngày 29/9/1992, Bộ trưởng Bộ y tế Phạm song và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trần đình hoan cắt băng khai trương văn phòng BhyT việt nam tại trụ sở 28 nguyễn Bỉnh khiêm, hà nội. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ y tế ra Quyết định số 1098/BYT-QĐ ban hành mẫu thẻ BhyT phát hành trong cả nước cho các đối tượng của điều lệ BhyT; ban hành danh mục mã số cơ quan BhyT Trung ương, BhyT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BhyT ngành. Cũng trong tháng 09/1992, Bộ y tế đã mở hội nghị tại hà nội cho các phó chủ tịch tỉnh, thành phố, giám đốc sở y tế, sở lao động thương binh và xã hội và giám đốc BhyT tỉnh thành phố trên cả nước để triển khai nghị định về BhyT và tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn. ngày 15/12/1992, Bộ y tế ban hành Thông tư số 16/BYT- TT hướng dẫn tổ chức khám, chữa bệnh và nguyên tắc thanh toán BhyT. Cùng ngày 15/12/1992, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 82/TC về việc đóng BhyT và hạch toán phần đóng BhyT vào tài khoản. Tính đến ngày 31/12/1992, có 38 tỉnh, thành phố và ngành xây dựng được đề án khai thác BhyT và 14 tỉnh, thành phố và ngành ra chỉ thị cho các đơn vị thuộc quyền thực hiện BhyT. hết Quý iv năm 1992, toàn quốc mới có 13 tỉnh, thành phố phát hành thẻ BhyT với tổng số gần 100.000 thẻ và thu được trên 04 tỷ đồng. 187
  44. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM đến ngày 10/02/1993, đã có 49 đơn vị BhyT tỉnh và thành phố được thành lập, trong đó có BhyT ngành đường sắt do đặc điểm và tính chất hoạt động nên được phép thành lập. 05 tỉnh chưa thành lập BhyT là: hải hưng, yên Bái, gia Lai, đắk Lắk và Long an. những đơn vị đã thành lập BhyT tiến hành công tác chuẩn bị để phát hành thẻ BhyT cho năm 1993, thành lập hội đồng Quản trị, bổ nhiệm cán bộ quản lý, kiện toàn bộ máy, xây dựng đề án, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương như nhu cầu chi phí y tế, mức thu nhập và khả năng tham gia BhyT của đối tượng. hệ thống văn bản, thông tư hướng dẫn cơ bản được hoàn thiện để đảm bảo từng bước cho việc thực hiện BhyT. song song với những công việc đó, BhyT còn tập trung giải quyết những biện pháp kỹ thuật cơ bản để phục vụ cho việc thực hiện BhyT như xây dựng hệ thống phác đồ hướng dẫn điều trị, quy định danh mục thuốc thiết yếu và những quy chế kỹ thuật tổ chức giám định khám, chữa bệnh BhyT Tháng 12/09/1992 và tháng 01/1993, BhyT việt nam tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư 16 của Bộ y tế và Thông tư 82/TC của Bộ Tài chính tại hà nội, TP. hồ Chí minh và Quảng nam, đà nẵng. Qua các đợt tập huấn và hội nghị, đã giúp các địa phương xúc tiến một bước việc tổ chức hoạt động và giải quyết sơ bộ những yêu cầu cấp thiết cho việc thực hiện quan hệ giữa BhyT với các cơ sở điều trị trong tổ chức khám, chữa bệnh cho người có BhyT. 188
  45. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam Ở các địa phương, sau khi thành lập, BhyT đã mở các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ chuyên môn về nội dung điều lệ BhyT, kỹ thuật khai thác, đăng ký, nắm đối tượng và kỹ thuật ghi chép phát hành thẻ BhyT. nhiều tỉnh đến cuối Quý i, đầu Quý ii năm 1993 mới đi vào khai thác BhyT. ngày 14/01/1993, Ban Chấp hành TW đảng Cộng sản việt nam khóa vii ra Nghị quyết số 04/NQ-HNTW về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong nghị quyết này, Trung ương đảng đã nêu rõ định hướng: “Tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT” ngày 21/01/1993 (tức ngày 29 tết Quý dậu), Phó Thủ tướng nguyễn khánh đến thăm, chúc Tết và nói chuyện với cán bộ, nhân viên cơ quan BhyT việt nam. Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng tới toàn thể cán bộ viên chức ngành BhyT nhân đầu xuân mới. Phát biểu với cán bộ viên chức cơ quan BhyT việt nam, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “BHYT là một chính sách mới ở nước ta, về cơ bản, mọi người đều thấy sự cần thiết phải có hệ thống BHYT để tổ chức việc chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đúng là đưa một chính sách mới vào cuộc sống có nhiều khó khăn, mà trước hết là từ nhận thức, từ thói quen bao cấp nay phải thay đổi để thực hiện một chính sách mới phù hợp với bước phát triển của nền kinh tế đất nước quả là không dễ dàng. Mong rằng với những kinh nghiệm qua thực hiện thí điểm, các đồng chí thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. BHYT không chỉ là trách nhiệm của ngành 189
  46. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM BHYT, của Bộ Y tế mà là nhiệm vụ chung của các bộ, các ngành, các đoàn thể, UBND các địa phương và của cộng đồng xã hội. Các đồng chí phải cùng các cơ quan thông tin tuyên truyền giải thích sâu rộng để cán bộ và nhân dân hiểu biết về lợi ích của BHYT và tích cực tham gia. Cùng với BHYT, các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước phải thực sự đổi mới về chất mà trước hết là tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, chặn đứng các tiêu cực và xoá bỏ những thủ tục phiền hà trong chăm sóc người bệnh. Tới đây Chính phủ sẽ quy định lại việc thu viện phí và tiền thu được từ viện phí phải được quản lý chặt chẽ hơn để phục vụ tốt cho việc khám, chữa bệnh. Ngành BHYT mới hình thành trên phạm vi cả nước được mấy tháng, song đã làm được một số việc tốt, vừa xây dựng hệ thống tổ chức, vừa ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhiều địa phương đã phát hành thẻ khám, chữa bệnh đó là những cố gắng và dấu hiệu tốt của buổi ban đầu. Có thể nói rằng, BHYT là một sự nghiệp có đầy triển vọng, hy vọng trong 03 năm tới chúng ta có thể đưa được 40 - 50% số dân cả nước tham gia BHYT. Được như vậy thì BHYT sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân” để chủ động thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, ngày 27/02/1993, nhân ngày Thầy thuốc việt nam, BhyT việt nam đã xuất bản Bản tin nội bộ. được lãnh đạo Bộ y tế, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ văn hóa Thông tin ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ, ngày 28/07/1993 Bộ trưởng Bộ văn hóa Thông tin 190
  47. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam đã cấp giấy phép xuất bản báo chí số 2174/BC-gPXB cho phép BhyT việt nam được xuất bản Thông tin BhyT việt nam. sau một thời gian chuẩn bị, tháng 10/1993, Thông tin BhyT việt nam đã xuất bản số đầu tiên. ngày 16/10/1993, BhyT việt nam ra Quyết định số 02/BhyT-Qđ thành lập Ban Biên tập Thông tin BhyT việt nam, Bs. Trần khắc Lộng - giám đốc BhyT việt nam làm Tổng Biên tập, PTs. Trần văn Tiến - Trưởng phòng giám định làm Phó Tổng Biên tập và Thư ký Tòa soạn là đồng chí dương văn Thắng (nay là Tổng Biên tập Tạp chí BhXh). Tháng 9/1993, ks.đoàn văn Thân, Phó giám đốc Bệnh viện E, hà nội được Bộ trưởng Bộ y tế điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc BhyT việt nam (Tháng 7/1998 đồng chí được nghỉ hưu theo chế độ). đến tháng 10/1993, đã có 56 cơ quan BhyT các tỉnh, thành phố, bao gồm 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 02 đơn vị BhyT ngành là đường sắt và dầu khí, Cơ quan BhyT việt nam (có chi nhánh tại TP. hồ Chí minh). sau 01 năm thực hiện BhyT theo nghị định 299/hđBT, hệ thống BhyT việt nam đã phát hành được trên 3,79 triệu thẻ BhyT (trong đó 0,32 triệu người tham gia các chương trình BhyT tự nguyện, nhân đạo); Quỹ BhyT thu được trên 111 tỷ đồng; trên 02 triệu lượt người đã khám, chữa bệnh do BhyT chi trả viện phí, thể hiện sự cố gắng lớn của hệ thống BhyT việt nam trong điều kiện vừa xây dựng, vừa củng cố tổ chức, vừa triển khai nhiệm vụ thu chi Quỹ BhyT. đã có hàng triệu lượt người có BhyT được cơ quan BhyT chi trả chi phí khám, chữa bệnh. 191
  48. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM nhân dịp về dự kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa iX, 26 đại biểu Quốc hội thuộc ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồng chí nguyễn Thị Thân, Chủ nhiệm ủy ban, dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại cơ quan BhyT việt nam. Cùng đi với đoàn có Thứ trưởng Bộ y tế Lê văn Truyền. Bs. Trần khắc Lộng - giám đốc BhyT việt nam đã báo cáo kết quả 01 năm triển khai nghị định 299/hđBT của Chính phủ về BhyT. Các đại biểu hoan nghênh những thành tích bước đầu đã khích lệ hệ thống BhyT. đồng chí nguyễn Thị Thân nhấn mạnh: “Ở nước ta BHYT là một việc làm mới còn gặp nhiều khó khăn, lại không có kế thừa, chưa có kinh nghiệm hoạt động nhưng bước đầu BHYT, một chính sách mới về khám, chữa bệnh của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống. Cán bộ và nhân dân ở nhiều nơi đang thích nghi dần với cơ chế này”. ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm ủng hộ việc thực hiện BhyT, vì đó là một chính sách đúng đắn, cần thiết, phù hợp với sự đổi mới của nước ta. Các đại biểu ghi nhận sẽ đề xuất với Chính phủ, Bộ y tế khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điểm trong điều lệ BhyT cho phù hợp với tình hình, để thực hiện tốt hơn nữa công tác BhyT trong những năm tới. 8. Triển khai BHYT tới học sinh, sinh viên và người có công nhằm thực hiện nghiêm túc nghị định của Chính phủ, chống thất thu BhyT, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, ngày 07/01/1994, liên Bộ y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 192
  49. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam 02/TTLB về việc triển khai thực hiện truy thu BhyT năm 1993. Thực hiện Thông tư này, uBnd nhiều địa phương kịp thời ra quyết định chỉ đạo truy thu BhyT. Các tỉnh vĩnh Phú (nay là Phú Thọ, vĩnh Phúc), Thái Bình, sông Bé (nay là Bình dương, Bình Phước) nhanh chóng xây dựng biện pháp và thực hiện có kết quả. riêng vĩnh Phú đã truy thu 39 đơn vị, 12 đơn vị hành chính, 27 doanh nghiệp, thu về 278 triệu đồng trong số 1,6 tỷ đồng phải truy thu. việc làm này được dư luận đồng tình, hoan nghênh. BhyT các địa phương trong cả nước cũng khẩn trương phối hợp cùng sở Tài chính vật giá, Cục Thuế, Chi cục kho bạc và ngân hàng tổ chức thực hiện tốt truy thu BhyT năm 1993, nhằm thực hiện nghiêm nghị định của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi được chăm sóc sức khỏe của người lao động. Từ ngày 20 - 25/01/1994, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của đảng đã được tiến hành. Trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng trình bày tại hội nghị chỉ rõ: “Chăm lo thích đáng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là chăm sóc sức khỏe ban đầu, coi phòng bệnh là bước đi trước tích cực Thực hiện tốt chế độ BHYT, ban hành chính sách miễn giảm viện phí cho các đối tượng chính sách và cho người nghèo” . Thực tế triển khai thực hiện BhyT theo nghị định 299/hđBT trong hơn 01 năm, cho thấy một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thu nộp BhyT bắt buộc. nhiều cơ quan, đơn vị chấp hành không nghiêm nghị định của Chính phủ, lẩn trốn trách nhiệm đóng BhyT cho người lao động, gây thất thu cho Quỹ 193
  50. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM BhyT. để sớm khắc phục tồn tại, đưa hoạt động BhyT đi dần vào nền nếp, phát huy tính nhân đạo cộng đồng xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 06/06/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/CP sửa đổi một số điều của điều lệ BhyT ban hành theo nghị định số 299/hđBT ngày 15/08/1992 của hội đồng Bộ trưởng. ngày 23/06/1994, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa iX thông qua Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Tại điều 142 quy định: “Khi ốm đau, người lao động được khám và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ BHYT” . để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theo định hướng của đảng và nhà nước, cần phải chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn trên ghế nhà trường và có giải pháp huy động nguồn lực, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh. với phương châm “BhyT học sinh vì sức khỏe học sinh”, ngày 19/09/1994, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Y tế ban hành Thông tư liên bộ số 14/TTLB hướng dẫn thực hiện BhyT tự nguyện cho học sinh, đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công tác BhyT học sinh. Ngày 20/09/1994, Bộ Y tế ra Quyết định số 810/BYT-QĐ ban hành mẫu thẻ BhyT và phiếu khám, chữa bệnh BhyT mới dùng chung cho các loại hình BhyT (trừ BhyT học sinh phát hành trên phạm vi cả nước từ ngày 01/01/1995). Thẻ và phiếu khám, chữa bệnh BhyT mới khắc phục hạn chế của loại cũ, giúp cho công tác quản lý của cơ quan BhyT hiệu quả hơn, giảm bớt 194
  51. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam phiền hà cho người tham gia và thuận lợi cho các cơ sở y tế khi tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. đặc biệt mẫu mới có dấu hiệu chống làm giả do Cục kỹ thuật, Bộ nội vụ, thiết kế và quản lý. ngày 20-21/09/1994, tại hà nội và ngày 11-12/10/1994, tại Bà rịa - vũng Tàu, BhyT việt nam tổ chức hội nghị sơ kết 02 năm hoạt động BhyT và triển khai nghị định số 47/CP của Chính phủ về sửa đổi một số điểm của điều lệ BhyT. Tại hội nghị này, liên Bộ y tế - giáo dục phổ biến Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 19/09/1994 hướng dẫn thực hiện BhyT tự nguyện cho học sinh. nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong việc thu một phần viện phí theo Quyết định số 45/hđBT ngày 24/04/1989, ngày 27/08/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí. ngày 27/11/1994, liên Bộ y tế-Tài chính- Lao động-Thương binh và Xã hội-Ban vật giá Chính phủ ban hành Thông tư liên bộ số 20/TTLB hướng dẫn thực hiện nghị định 95/CP. đây là những văn bản pháp lý quan trọng quy định về chế độ thu một phần viện phí, với những điểm đáng lưu ý là: xác định rõ đối tượng thu, đối tượng miễn thu một phần viện phí; đảm bảo cho các đối tượng chính sách xã hội được nhà nước cấp kinh phí để mua thẻ BhyT, người bệnh nghèo được miễn nộp một phần viện phí; bảo đảm cho người bệnh có thẻ BhyT khi khám, chữa bệnh được đối xử như người bệnh nộp một phần viện phí, trên cơ sở này sẽ khuyến khích mọi người tích cực tham gia BhyT. 195
  52. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM BhyT việt nam đã tranh thủ quan hệ với một số tổ chức BhXh và BhyT của một số nước, do có mối quan hệ tốt với các tổ chức iLo, Who, issa cũng như một số tổ chức BhXh ở một số nước, nên đã nhận được tài trợ kinh phí để đưa một số cán bộ quản lý của BhyT ở các địa phương đi trao đổi kinh nghiệm ở Ấn độ, Thái Lan, indonesia, Pháp, đức, Úc, hàn Quốc và dự các hội nghị quốc tế của tổ chức issa. Tính đến năm 1994, đã có 27/59 BhyT các tỉnh, thành phố, ngành có trụ sở riêng; nhiều nơi đã trang bị được phương tiện đi lại để phục vụ công tác, mua sắm dụng cụ làm việc. ngành đã trang bị được máy tính và thực hiện chương trình quản lý, in ấn thẻ, phiếu BhyT trên máy. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất của BhyT nhiều tỉnh, thành phố còn rất nghèo nàn, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. hệ thống tổ chức BhyT từ Trung ương đến địa phương được hình thành, bao gồm 59 cơ quan BhyT (53 tỉnh, thành phố; 04 BhyT các ngành giao thông, dầu khí, Cao su, Than, BhyT việt nam và chi nhánh tại TP. hồ Chí minh). nhiều BhyT các tỉnh, thành phố, ngành đã tổ chức được hệ thống chi nhánh BhyT của mình tại các huyện và khu vực, những nơi triển khai BhyT tự nguyện đã có mạng lưới đại lý BhyT ở xã, phường. Trong toàn hệ thống BhyT có trên 1.800 cán bộ viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm 52,2%, trung học 32,7%, sơ học 15,1%. đội ngũ cán bộ, viên chức BhyT chủ yếu được đào tạo cơ bản trong các trường lớp của nhà nước, tập trung ở các chuyên ngành y, dược, kinh tế, tài chính, ngân hàng, pháp lý. đội ngũ cán bộ chủ chốt của BhyT từ phó trưởng phòng 196
  53. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam đến giám đốc hầu hết được qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ BhyT, được trang bị những kiến thức tối thiểu để thực hiện nhiệm vụ. được phép của các cấp có thẩm quyền, BhyT cả nước đã chi phí hàng chục tỷ đồng hỗ trợ cho các cơ sở y tế mua sắm trang thiết bị, vật dụng để phục vụ bệnh nhân. nguồn kinh phí tuy không lớn song được đầu tư tập trung, có mục đích rõ ràng nên đã phần nào đổi mới bộ mặt của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cấp huyện đã hoạt động trở lại có hiệu quả. Thực trạng hoạt động năm 1994 cũng đặt ra một số vấn đề cần có giải pháp giải quyết để BhyT tiếp tục phát triển. đó là, bên cạnh các bộ, ngành, cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm túc nghị định của Chính phủ, khắc phục khó khăn, tuyên truyền, giải thích, giáo dục người lao động của đơn vị mình tích cực tham gia BhyT thường xuyên, đúng mức thì vẫn còn không ít các đơn vị hành chính sự nghiệp và hưu trí mất sức, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp quốc doanh còn có gần 01 triệu người chưa tham gia BhyT. khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như chưa thực hiện; khối liên doanh và văn phòng đại diện nước ngoài tham gia với tỷ lệ rất thấp; còn những đơn vị trong lực lượng vũ trang làm kinh tế hiện vẫn chưa thực hiện BhyT theo như nghị định 299/hđBT. Phần đông các doanh nghiệp thực hiện BhyT kê khai mức thu nhập của người lao động trong đơn vị không đúng với thu nhập thực tế để đóng BhyT thấp. Chỉ riêng khu vực hà nội, kể cả Trung ương và địa phương, năm 1993 thu được khoảng 13 tỷ đồng, theo thông báo của Cục thuế hà nội, số thất thu còn đến trên 09 tỷ đồng. 197
  54. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM việc tổ chức khám, chữa bệnh cho người có thẻ BhyT còn nhiều tồn tại và có sự phân biệt đối xử. Tình hình lạm dụng Quỹ BhyT trong khám, chữa bệnh có nguy cơ phát triển, là nỗi lo cho sự an toàn quỹ và cộng đồng xã hội. không hiếm trường hợp bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, đã được BhyT chi trả, song khi ra viện vẫn xin hóa đơn, chứng từ mang đến cơ quan BhyT yêu cầu thanh toán. việc lạm dụng quỹ phát sinh, phát triển ở cả hai phía (người tham gia BhyT, cán bộ, nhân viên y tế) với nhiều hình vẻ khác nhau, làm thiệt hại Quỹ BhyT và gây bất bình trong công luận. ngày 07/05/1994, Bộ trưởng Bộ y tế đã có Công văn số 3029/kh-TC yêu cầu các giám đốc bệnh viện phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc chống lạm dụng của cán bộ, công nhân viên y tế. Thực hiện nghị định 299, Quỹ BhyT phân cấp quản lý, phí quản lý không phù hợp, không thực hiện được sự điều tiết. Trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa iX, một số đại biểu Quốc hội đã có tham luận yêu cầu cần phải thống nhất quản lý BhyT để tăng hiệu quả của hoạt động BhyT. Từ ngày 10-11/01/1995, tại TP. hồ Chí minh, BhyT việt nam tổ chức hội nghị giám đốc BhyT các tỉnh, thành phố và ngành bàn phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch BhyT năm 1995, mục tiêu tổng quát đặt ra là: “Tiếp tục củng cố, xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức và công tác cán bộ theo hướng quản lý thống nhất toàn ngành. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động BhyT bằng việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý. hoàn thành tốt chỉ tiêu thu BhyT ở khu vực đối tượng bắt buộc, mở rộng BhyT tự 198
  55. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam nguyện dưới nhiều hình thức, bảo đảm tốt hơn quyền lợi người bệnh có thẻ BhyT khi khám, chữa bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua 3 chống của ngành BhyT việt nam mục tiêu chống thất thu ở khâu khai thác - chống lạm dụng ở khâu thực hiện quyền lợi người bệnh và chống tiêu cực trong nội bộ ngành BhyT. đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hoạt động đối ngoại của hệ thống BhyT việt nam”. ngày 27/02/1995, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc việt nam, Bộ trưởng Bộ y tế nguyễn Trọng nhân đánh giá: “Chúng ta cũng thấy một hiện tượng là nhờ có BHYT ngày càng phát triển cho nên công suất giường bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện ngày càng cao hơn. Khác với những năm trước kia có thời kỳ những giường bệnh đó bị trống, bởi vì dân không đến khám, chữa bệnh do e ngại không có đủ tiền. Nhưng bây giờ có chính sách đãi ngộ của Chính phủ và có BHYT, cho nên người dân được hưởng khám, chữa bệnh công bằng, đầy đủ mà không lo lắng về phải trả kinh phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, các cơ sở y tế của Nhà nước”. về mục tiêu của ngành y tế những năm tiếp theo, Bộ trưởng nguyễn Trọng nhân nêu rõ: “Cần phải làm sao để BHYT ngày càng rộng khắp, thực hiện được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân công bằng, hợp lý hơn. BHYT thực hiện bắt buộc đối với một số cán bộ công nhân viên chức của Nhà nước, một phần là nhân dân tự nguyện tham gia. Nhưng trong xã hội hiện nay cũng còn rất nhiều người nghèo, không có đủ khả năng để mua thẻ BHYT. Chúng ta cần phải tổ chức phong trào mua thẻ BHYT nhân đạo để cho mọi người đều có sự đóng 199
  56. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM góp, từ đó có kinh phí để cho Ngành Y tế có thể hoạt động được bình thường, đảm bảo được sức khỏe cho mọi người, người giàu cũng như người nghèo không có sự phân biệt đối xử trong việc chăm sóc sức khỏe”. Ngày 29/04/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Thực hiện nghị định này, những người có công với cách mạng nếu không là người hưởng lương, hưởng BhXh thì được nhà nước mua thẻ BhyT để họ được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dân y hoặc bệnh viện quân đội. Pháp lệnh người có công với nước và nghị định 28/CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh đã giải tỏa được trăn trở bấy lâu nay của người làm công tác BhyT. Theo đó, người có công với cách mạng được nhà nước mua thẻ BhyT với mức quy định là 3.600 đồng/ người/tháng (43.000đồng/ người/ năm). kể từ năm 1995, tất cả những người có công với cách mạng sẽ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thông qua việc cấp thẻ BhyT cho họ; được chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh ngoại trú, điều trị nội trú mà không phải trả bất cứ khoản tiền nào. đi đôi với việc cấp thẻ BhyT kịp thời đầy đủ, BhyT việt nam đã có văn bản hướng dẫn BhyT các tỉnh, thành phố triển khai đưa hệ thống dịch vụ y tế xuống cơ sở để phục vụ trực tiếp cho người có thẻ BhyT, nhất là đối tượng chính sách xã hội. Cùng với việc thực hiện tốt công tác BhyT cho người có công với cách mạng, BhyT các tỉnh, thành phố còn có phong trào tặng 200
  57. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam sổ tiết kiệm, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ việt nam anh hùng. Trong tháng 05-06/1995, tại hà Tây và TP. hồ Chí minh, được sự đồng ý của Bộ y tế, BhyT việt nam đã tổ chức hội thảo toàn quốc chuyên đề về công tác thông tin tuyên truyền BhyT. đồng chí hà đăng, ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương đến dự và phát biểu ý kiến tại hội thảo. hội thảo tập trung trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất những giải pháp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằm thực hiện xã hội hóa BhyT, để đông đảo người dân hiểu và tích cực tham gia BhyT như đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng; giám đốc cơ quan BhyT phải trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền; cần có cán bộ chuyên trách; thực hiện phương châm “mỗi cán bộ BHYT, mỗi cán bộ y tế là một tuyên truyền viên BHYT” ; dành tỷ lệ kinh phí nhất định cho hoạt động thông tin tuyên truyền. Ngày 22/08/1995, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Chỉ thị số 09/BYT- CT về việc đẩy mạnh hoạt động BhyT, nêu rõ: “Làm tốt công tác BHYT sẽ thu hút được đông đảo cán bộ nhân dân tham gia, càng đông người tham gia thì kinh phí cho công tác khám, chữa bệnh càng lớn, hoạt động khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế càng có nhiều hiệu quả” năm 1995, hầu hết các địa phương đã tổ chức được hệ thống chi nhánh BhyT cấp huyện, quận với khoảng gần 340 chi nhánh để quản lý đối tượng trên địa bàn nhưng hầu hết vẫn là cán bộ y tế 201
  58. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM kiêm nhiệm, rất ít địa phương có cán bộ chuyên trách, nên mục tiêu đưa BhyT đến tận cơ sở có thể nói là chưa thực hiện được bao nhiêu. Chỉ có một số ít tỉnh tổ chức tương đối chặt chẽ việc quản lý đối tượng của cấp chi nhánh như hải Phòng, ninh Thuận, Phú yên, Quảng ninh, vĩnh Phú còn lại, vẫn phải tập trung giải quyết ở BhyT cấp tỉnh là chính. Công tác thu BhyT có nhiều thuận lợi do phương thức thu đóng BhyT thay đổi, chỉ tiêu thu BhyT khu vực doanh nghiệp được ngành Thuế đưa vào chỉ tiêu thu của ngành và giao cho cục Thuế các địa phương thực hiện nên hạn chế được tình trạng thất thu so với những năm trước. nhưng việc thu BhyT thông qua thuế đã không thực hiện được ở nhiều địa phương, cơ quan BhyT mới chỉ tập trung thu chủ yếu ở các khu vực doanh nghiệp quốc doanh còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, liên doanh còn thất thu nhiều. đối với khu vực hành chính sự nghiệp, hưu trí mất sức do phương thức cấp chuyển thẳng kinh phí từ cơ quan quản lý kinh phí về cơ quan BhyT nên việc thu BhyT khu vực này gần như không thất thu nhưng ở nhiều địa phương ngành Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội còn chuyển kinh phí chậm so với tiến độ phát thẻ. Ở khu vực ưu đãi xã hội, số đối tượng biến động tăng dần về cuối năm do việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, nên mặc dù việc thực hiện BhyT có muộn hơn so với kế hoạch nhưng số thu tuyệt đối lại tăng so với chỉ tiêu đầu năm đặt ra. năm 1995, trong cả nước phát hành được trên 07 triệu thẻ BhyT, trong đó gần 05 triệu thẻ BhyT bắt buộc, trên 452 ngàn thẻ đối tượng người có công và trên 2,2 triệu thẻ BhyT tự nguyện; tổng thu trên 400 tỷ đồng. năm 1995 202
  59. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam cũng là năm thực hiện Quyết định số 1008/ByT-Qđ của Bộ y tế về chuyển đổi thẻ và phiếu khám, chữa bệnh mới, thay đổi công nghệ phát hành bằng máy vi tính. yêu cầu này thúc đẩy quá trình trang bị hệ thống vi tính ở các địa phương, bảo đảm sự thống nhất và an toàn trong khâu phát hành. Tính đến hết năm, toàn quốc đã có 100 đơn vị BhyT trang bị máy vi tính với số đầu máy vi tính là 135 chiếc. Toàn quốc có trên 2.100 cơ sở điều trị thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh với cơ quan BhyT, trong đó tuyến Trung ương là 33, tuyến tỉnh là 203, tuyến huyện là 540, cơ sở y tế là 79, cơ sở y tế lực lượng vũ trang là 22 và trên 1.200 phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám của cơ quan, đơn vị. ngày 05/12/1995, gs.đỗ nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ y tế, đến thăm và làm việc với BhyT việt nam. Bs.Trần khắc Lộng, giám đốc BhyT việt nam, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện BhyT trong 03 năm qua và một số vấn đề cấp bách cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của Bộ trưởng Bộ y tế để khắc phục tồn tại, nhất là trong vấn đề làm thế nào để phát huy tốt nguồn thu được của BhyT, phục vụ đắc lực cho mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác phục vụ bệnh nhân có BhyT ở cơ sở đặc biệt, gấp rút trình Chính phủ sửa đổi một số điều không còn phù hợp của điều lệ BhyT, để sớm khắc phục các vấn đề mà người tham gia BhyT còn chê trách, tạo sự hấp dẫn mới của BhyT, mở rộng BhyT cho học sinh và nông dân trong thời gian tới. Bộ trưởng đỗ nguyên Phương biểu dương cán bộ BhyT đã có công khai phá, tìm tòi, sáng tạo, tích cực hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng được 203
  60. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM một ngành mới phục vụ lợi ích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ trưởng nhấn mạnh, chỉ mấy năm hoạt động mà cả về con người và hệ thống BhyT đã từng bước trưởng thành, tiếp thu kinh nghiệm của các nước. Qua quá trình thực hiện đã tìm ra một mẫu hình phù hợp với tính quy luật của xã hội. Chỉ trong một thời gian rất ngắn (1989-1995), BhyT đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình BhyT được thực hiện: BhyT bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và cán bộ hưu trí; BhyT nhân đạo cho nạn nhân chiến tranh và người hồi hương; BhyT cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên cả nước; BhyT cho người có công; BhyT cho người nghèo; BhyT cho thân nhân cán bộ, công nhân viên chức; BhyT cho thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân; BhyT cho người nhiễm chất độc màu da cam; BhyT cho lưu học sinh người nước ngoài ở việt nam và các loại hình BhyT tự nguyện khác Tuy nhiên, trên lĩnh vực mới mang tính sáng tạo, BhyT tất yếu sẽ gặp khó khăn ban đầu, Bộ trưởng động viên cán bộ BhyT phát huy ưu điểm và hứa sẽ cùng lãnh đạo Bộ y tế chỉ đạo để BhyT khắc phục khó khăn, tồn tại, tháo gỡ vướng mắc, từng bước đưa sự nghiệp BhyT phát triển. 9. khó khăn, bất cập và yêu cầu sửa đổi, bổ sung Điều lệ BHYT Thực hiện chương trình công tác thanh tra chuyên đề theo kế hoạch, năm 1996, Thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc tổ chức thực hiện chính sách BhyT trên phạm vi toàn quốc. Từ 204
  61. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam tháng 04/1996, báo chí khai thác nguồn tin (từ kết quả thanh tra ở một số địa phương) liên quan đến những vi phạm BhyT vừa bị xử lý hoặc đang xem xét, giải trình đã được thông tin đến công chúng, dẫn đến những phản ứng trái chiều nhau trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động BhyT vừa mới triển khai được mấy năm. Ngày 20/06/1996, Chính phủ ra Nghị quyết số 37/CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân trong giai đoạn 1996 - 2000 và Chính sách quốc gia về thuốc của việt nam. Chủ trương xem xét, sửa đổi điều lệ BhyT, phát triển BhyT được nghị quyết chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện tốt việc thu một phần viện phí và phát triển BHYT để tăng thêm nguồn tài chính phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân Tổ chức lại và chuyển đổi phương thức hoạt động của BHYT, thực hiện cho được BHYT tự nguyện để đến năm 2020, viện phí phần lớn được thực hiện qua BHYT” . Cuối tháng 06, đầu tháng 07/1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII tiến hành trọng thể tại hà nội. đại hội đánh giá 05 năm thực hiện nghị quyết đại hội vii và 10 năm đổi mới. Trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, định hướng phát triển BhyT tiếp tục được nêu rõ trong Báo cáo chính trị đại hội đảng: “Đổi mới và tăng cường công tác quản lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống khám, chữa bệnh đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao và đa dạng của nhân dân. Thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, cho người nghèo. Tăng đầu tư của Nhà 205
  62. ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM nước, kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển bảo hiểm” . Trong những ngày cuối tháng 07, đầu tháng 08/1996, tại hà nội, nha Trang và đồng Tháp, Bộ y tế tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết 37/CP của Chính phủ và giao ban công tác y tế 06 tháng đầu năm. Tại hà nội, Bộ trưởng Bộ y tế đỗ nguyên Phương chủ trì hội nghị, đến dự hội nghị có Phó Thủ tướng nguyễn khánh cùng nhiều đại biểu của các bộ, ban, ngành ở Trung ương. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nguyễn khánh tán thành việc cần phải sửa đổi điều lệ BhyT, đồng thời, cần mở rộng và nghiên cứu thêm về nội dung, cách thức tổ chức BhyT. để hạn chế việc lạm dụng, gian dối trong việc sử dụng thẻ BhyT và khám, chữa bệnh BhyT, ngày 06/08/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế. điều 12 quy định rõ việc xử phạt vi phạm các quy định về BhyT như phạt từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng thẻ BhyT của người khác hoặc sửa chữa thẻ BhyT; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng thẻ BhyT vì lợi ích cá nhân, chủ sử dụng lao động không mua hoặc gian lận trong hồ sơ mua thẻ BhyT bắt buộc cho người lao động; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong việc lập chứng từ và thanh toán chi phí sai quy định gây thiệt hại cho Quỹ BhyT nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngày 15/10/1996, Bộ Y tế chính thức có Tờ trình số 8459/TC trình Chính phủ về dự thảo nghị định ban hành điều lệ 206
  63. Chương 4: sự ra đời, pháT TriỂn BhYT ở việT nam BhyT để thay thế nghị định số 299/hđBT ngày 15/08/1992 của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành điều lệ BhyT mới, do qua 04 năm hoạt động, bên cạnh kết quả đã đạt được, BhyT đã bộc lộ một số điiều không còn phù hợp và khiếm khuyết nhất định, nảy sinh mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp trong điều kiện mới, nên có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau về thực hiện chế độ BhyT. những tồn tại cơ bản đó là, BhyT chưa thể hiện rõ tính xã hội, tính cộng đồng; chưa đủ cơ sở pháp lý để phát triển, mở rộng BhyT cho đông đảo nhân dân; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, dẫn đến quyền lợi của người tham gia BhyT không được bảo đảm công bằng, thậm chí bị vi phạm; việc sử dụng Quỹ BhyT chưa được quy định chặt chẽ, nên đôi khi dùng chưa đúng mục đích. để khắc phục những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động của BhyT, cần hoàn thiện một bước chế độ BhyT, thực hiện mục tiêu nhân đạo và công bằng xã hội trong khám, chữa bệnh, góp phần mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là đối với người nghèo. Từ ngày 15/10 đến 12/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa iX diễn ra trọng thể tại Thủ đô hà nội. đây là kỳ họp quan trọng sau thành công đại hội viii của đảng. Tại kỳ họp này, tham nhũng là một trong những vấn đề quan tâm của đại biểu Quốc hội. Trong thảo luận ở tổ cũng như ở hội trường, có nhiều ý kiến nêu tiêu cực của các ngành, địa phương, trong đó có BhyT. đứng trước tình hình đó, BhyT việt nam chỉ đạo BhyT các tỉnh, thành phố và ngành tiếp cận tuyên truyền, giải thích tới lãnh đạo các cấp, ngành, các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương, cung cấp đầy đủ 207