Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1220
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_xu_the_huong_bao_hiem_xa_hoi_mot_lan_den_an_toa.pdf

Nội dung text: Tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ hưu trí

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN AN TOÀN QUỸ HƯU TRÍ PGS. TS. Trần Mạnh Dũng Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân TS. Mai Thị Hường Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt: Xu hướng gần đây dưới tác động của các cú sốc kinh tế và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Theo đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí (Butrica và Issa, 2010). Trên thế giới, chỉ có rất ít quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Lào, Pakistan với các chương trình hưu trí BHXH dựa trên đóng góp của các bên liên quan quy định chi trả khoản BHXH một lần khi những người tham gia không đủ điều kiện theo luật định để hưởng hưu trí định kỳ khi đến tuổi nghỉ hưu. Điểm chung của các hệ thống này là quy định về việc hưởng chế độ BHXH một lần đều rất khắt khe, nhằm giảm thiểu khả năng rời bỏ hệ thống cũng như giảm các tác động đến tài chính quỹ. Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một số tác động của xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến an toàn quỹ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: bảo hiểm xã hội một lần, an toàn quỹ, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Lương hưu là một phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia. Nó giúp ngăn chặn, giảm nghèo ở người cao tuổi và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Tính bền vững của hệ thống lương hưu đã thu hút nhiều sự chú ý xung quanh thế giới trong bối cảnh xu hướng già hóa toàn cầu gần đây. Nhiều quốc gia đã đã tiến hành một số cải cách về lương hưu để có được sự đầy đủ và bền vững của hệ thống lương hưu của mình. Nhiều nghiên cứu đã xem xét các nhân tố tác động đến sự 101
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA bền vững và an toàn của quỹ hưu trí dưới tác động của các biến số nhân khẩu học như già hóa dân số (Chirchir, 2017; Bongaarts, 2004); tuổi nghỉ hưu (Vogel và cộng sự, 2017) thu nhập và các khoản đóng góp; cơ chế cân đối quỹ (Amaglobeli và cộng sự, 2019) và các biến số kinh tế khác (Cipriani, 2014; Alda, 2017). Theo đó, trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi, nhiều quốc gia đã nỗ lực không ngừng nhằm cải cách hệ thống hưu trí với mục tiêu kéo dài sự ổn định và bền vững cho quỹ đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Xu hướng gần đây, dưới tác động của biến động kinh tế với các chiều hướng khác nhau và các yếu tố nhân khẩu học cũng như điều kiện cá nhân, NLĐ tham gia BHXH muốn rút các khoản trợ cấp hưu trí của họ sớm hơn dự kiến dưới hình thức hưởng trợ cấp một lần. Do đó, Chính phủ các quốc gia đang có xu hướng nhấn mạnh về tính bắt buộc của các chương trình lương hưu cơ bản để có thể đảm bảo an ninh thu nhập sau khi nghỉ hưu của NLĐ và không khuyến khích rút tiền sớm khỏi tài khoản trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu xem xét tác động của hành virus khỏi hệ thống sớm cũng như hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến sự an toàn của quỹ hưu trí xã hội. Việt Nam với mục tiêu đến năm 2030, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân theo hướng mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH), khuyến khích nông dân, NLĐ trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH năm 2014 đã có những quy định nhằm đạt được mục tiêu này. Trong các quy định đó có sự thay đổi về chính sách hưởng BHXH một lần đối với người tham gia nhằm hạn chế việc người tham gia BHXH cả bắt buộc và tự nguyện rời bỏ hệ thống để duy trì độ bao phủ của BHXH và bảo toàn những khoảng thời gian đã đóng BHXH của họ để tích lũy dần dần cho quyền hưởng lương hưu hàng tháng trong tương lai khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo báo cáo của BHXH Việt Nam giai đoạn 2014- 2018, đã có xấp xỉ 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần, nghĩa là bình quân mỗi năm có hơn nửa triệu người hưởng BHXH một lần. Kết quả này đã có ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực phát triển đối tượng BHXH của toàn ngành BHXH, cũng như tác động không nhỏ đến cân đối quỹ BHXH. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tiền lương hưu là khoản thu nhập mà mọi người có thể nhận được sau khi hết tuổi lao động để thay thế thu nhập từ việc làm và thiết kế của nó dựa trên hai mục tiêu đầy đủ về lương hưu cho người thụ hưởng và bền vững cho tài chính quỹ. Mục tiêu 102
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA của lương hưu đầy đủ là giúp người cao tuổi thoát nghèo và đảm bảo mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Đồng thời, mục tiêu tối quan trọng của một hệ thống lương hưu là đạt được sự bền vững về tài chính trong dài hạn, tức là đạt được sự cân bằng tài chính giữa thu nhập từ các khoản đóng góp và khả năng thanh toán lương hưu hiện hành. Chế độ hưu trí có thể được phân loại thành hai loại (Bodie và cộng sự, 1988): Hệ thống với mức hưởng xác định trước (DB) và hệ thống với đóng góp xác định (DC). Theo chương trình DC, mức hưởng lương hưu của mỗi người tham gia phụ thuộc vào số tiền họ đã đóng góp và lợi nhuận của khoản tích lũy trong tài khoản (Kruse, 1995; Choi và cộng sự, 2002). Trong chương trình DB, trợ cấp hưu trí được xác định bằng một công thức có tính đến số năm đóng góp và tiền lương hoặc tiền đóng góp của người tham gia (Harrison và Sharpe, 1983; Exley và cộng sự, 1997). Hầu hết mọi quốc gia chọn chương trình DB khi thiết lập hệ thống lương hưu và đa số vẫn giữ nguyên hình thức đó cho đến nay bởi vì tính chất phân phối lại các khoản đóng góp dễ dàng được Chính phủ kiểm soát hơn. Trong khi các khoản đóng góp được liên kết trực tiếp với các lợi ích theo chương trình DC, và cống hiến phúc lợi cho người cao tuổi trong toàn xã hội là tương đối khó đạt được (Sullivan, 2004). Theo đó, các mức đóng góp có thể được thay đổi bởi các cơ quan có thẩm quyền theo các chương trình DB để đáp ứng các yêu cầu tài chính. Do đó, các hệ thống DB cung cấp các lợi ích cố định dựa trên các mức đóng góp thay đổi. Ngược lại, các chương trình DC cung cấp lương hưu thay đổi dựa trên các khoản đóng góp cố định, bởi vì quy tắc của các chương trình DC quy định số tiền phải được đóng góp vào chương trình, nhưng không phải là trợ cấp lương hưu sẽ được chi trả. Về cơ chế chi trả, cả hai hệ thống DB và DC đều có thể dựa trên cơ chế tọa thu tọa chi (PAYGO) để chi trả cho NLĐ. Cơ chế này thể hiện mối quan hệ phân phối giữa người đóng và người hưởng trong cùng hệ thống. Theo cơ chế này, tiền đóng góp của những người hiện nay đang làm việc sẽ được sử dụng để chi trả cho những người hiện nay đang hưởng lương hưu. Do đó, nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố về nhân khẩu học (Bongaarts, 2004; Chybalski, 2014). Tính bền vững về tài chính là rất quan trọng đối với PAYG hệ thống lương hưu trong bối cảnh già hóa nhanh hiện nay, kể từ khi tăng tuổi thọ và mức sinh giảm sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu nhân khẩu học. Hệ thống lương hưu trả khi mua (PAYG) yêu cầu sự cân bằng giữa các quyền lợi được trả cho những người hưởng lương hưu và những đóng góp của những NLĐ tích cực 103
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3. TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN KHẢ NĂNG AN TOÀN VÀ CÂN ĐỐI QUỸ 3.1. Xu thế hưởng bảo hiểm xã hội một lần Quyền lợi rút tiền là một trong những lợi ích được cung cấp bởi các quỹ an sinh xã hội của các quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Đây là một trong những lợi ích giúp mang lại cho các thành viên của quỹ có cơ hội tiếp cận một cách linh hoạt một phần hoặc tổng số tiền mặt một lần dựa trên số tiền đóng góp vào quỹ hưu trí sớm hơn so với các điều kiện quy định (Argento và cộng sự, 2015). Quyền lợi này được cấp trong một số trường hợp nhất định như nghỉ việc, từ chức, miễn nhiệm, cách chức hoặc thôi giữ chức vụ và kinh tế gian khổ Tuy nhiên, khái niệm này có xu hướng thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào chính sách của quốc gia và loại chương trình mà thành viên được đăng ký. Ở một số quốc gia như Nam Phi, một thành viên có thể nhận được một khoản thanh toán một lần tương đương với số tiền đã đóng góp của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động cùng với lãi phát sinh phải trả cho một thành viên đã từ chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng hoặc bỏ trốn (Bielawska và cộng sự, 2017). Số tiền được rút một phần hay toàn bộ cũng có sự khác nhau dựa trên cơ chế cân đối tài chính quỹ. Phương thức cung cấp tài chính của Hoa Kỳ và Australia cho phép rút tiền sớm một phần tài khoản hưu trí giữa những NLĐ theo kế hoạch nghỉ hưu. Nhưng những người không được bảo hiểm kế hoạch nghỉ hưu hoàn toàn có thể rút toàn bộ khoản đóng góp của họ (Butrica và cộng sự, 2010). Thông thường, nếu một công nhân từ chức và rút khỏi quỹ hưu trí, thì họ chỉ được rút phần đóng góp của chính mình cộng với lãi suất rất nhỏ cho những đóng góp đó. NLĐ có thể không được nhận lại hoặc rút ra số tiền được sự đóng góp của người sử dụng lao động vào quỹ (Amisi, 2012). Việc rút tiền sớm cũng có xu hướng khác nhau, giữa các quỹ an sinh xã hội. Ví dụ: hầu hết các quỹ dự phòng trả lợi ích rút tiền tốt hơn quỹ hưu trí. Động cơ rút tiền sớm có thể khác nhau ở mỗi cá nhân, tuy nhiên việc quyết định về thời điểm nghỉ hưu là rất quan trọng đối với kế hoạch chi tiêu hưu trí do những tác động của nó đến quyền lợi cá nhân của chính người tham gia và sự đảm bảo chi tiêu khi hết tuổi lao động cũng như tác động đến sự cân bằng của tài chính quỹ. Thêm vào đó, sự xuất hiện của những vấn đề tiềm ẩn xung quanh nguồn tài trợ an sinh xã hội, và sự suy giảm lợi ích hưu trí của các hệ thống hưu trí với mức hưởng xác định (DB), khiến nhiều cá nhân đang có xu hướng tự lập kế hoạch tiết kiệm cho riêng mình thay vì tham gia vào hệ thống hưu trí. Tuy nhiên, Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rút bảo hiểm xã hội sớm 104
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA giống như một con dao hai lưỡi, có thể ảnh hưởng đến an toàn thu nhập cho NLĐ trong dài hạn (Argento và cộng sự, 2015; Ghilarducci và cộng sự, 2019). Xét từ góc độ tiêu chuẩn quốc tế, các Công ước về An sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu), năm 1952 (C102) và Công ước về các chế độ Mất sức lao động, Hưu trí và Tử tuất, năm 1967 (C128) của Tổ chức Lao động Quốc tế chỉ tập trung yêu cầu các quốc gia thành viên “đảm bảo cho những người được bảo vệ” được hưởng chế độ hưu trí định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm) tùy theo số năm đóng góp hay làm việc hoặc thường trú của họ, mà không đề cập đến việc hưởng BHXH một lần - một hình thức hoàn toàn không phù hợp trong nỗ lực đảm bảo sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình để đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội dẫn đến mất hoặc làm giảm nghiêm trọng thu nhập do tuổi già. Đối với hệ thống BHXH, khi hưởng chế độ BHXH một lần nghĩa là NLĐ rời bỏ hệ thống. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH cũng vì thế sẽ bị thu hẹp ở cả khía cạnh số người tham gia và số người thụ hưởng các chế độ BHXH. Từ đó, các nỗ lực mở rộng diện bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH của các bên liên quan sẽ bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn. 3.2. Tác động đến sự an toàn quỹ hưu trí Với hệ thống lương hưu được cân đối theo cơ chế PAYGO - DB như Việt Nam hiện nay, xu hướng rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ hưu trí dưới các khía cạnh sau: Giảm tính bền vững của hệ thống Thiết kế ban đầu của các chương trình hưu trí hoặc các cải cách đều nhằm mục đích đạt được hai mục tiêu chính: đầy đủ và bền vững (OECD, 2015, 2016b). Mục đích của sự đầy đủ là để ngăn chặn đói nghèo giữa những người cao tuổi và đảm bảo một mức sống khá sau khi nghỉ hưu. Điều này có nghĩa là những người đang tham gia vào thị trường lao động nên có cơ hội tích lũy đủ các khoản lương hưu trong quá trình làm việc của họ bằng cách đóng góp vào các chương trình lương hưu. Hệ thống lương hưu nên được thiết lập theo thứ tự để cho phép các cá nhân duy trì mức sống của họ sau khi nghỉ hưu. Một điều tối quan trọng trong mục tiêu của hệ thống lương hưu là đạt được tính bền vững, có nghĩa là các khoản đóng góp có thể đủ khả năng chi trả trong dài hạn. Việc rút BHXH một lần trước khi đến tuổi quy định sẽ làm cho hệ thống đối mặt với nguy cơ tăng lương hưu hoặc nhu cầu cao hơn đối với các lợi ích khác trong tương lai, điều này sẽ dẫn đến tính không bền vững. Tương tự, nếu hệ thống lương hưu không bền vững, thì nó sẽ phải bất cập trong dài hạn. Một hệ thống lương 105
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA hưu bị phá sản về mặt tài chính không thể đủ khả năng trả tiền trợ cấp hưu trí, thậm chí không đề cập đến việc đảm bảo mức sống tốt của những người tham gia. Do đó, các cải cách lương hưu gần đây đang cố gắng mang lại thu nhập hưu trí đầy đủ cho người cao tuổi, đồng thời vẫn giữ được tính bền vững tài chính của hệ thống thời gian (OECD, 2015). Sự đầy đủ có hai khía cạnh: mức độ đầy đủ giữa các nguồn và mức độ đầy đủ giữa các quá trình phát triển (Sullivan, 2004). Sự đầy đủ giữa các thế hệ yêu cầu sự phân phối các nguồn lực một cách công bằng giữa các cá nhân trong cùng một thế hệ, trong khi sự tương xứng giữa các thế hệ liên quan đến đến sự phân bố đầy đủ giữa các thế hệ khác nhau. Số người hưởng BHXH một lần ngày càng tăng sẽ làm giảm đi sự phân bổ hợp lý giữa các thế hệ này. Tác động đến mức độ đầy đủ về lương hưu Mức độ đầy đủ về lương hưu được xem xét hai khía cạnh theo chiều ngang và đầy đủ theo chiều dọc (Nugent và Rhinard, 2015). Theo chiều ngang, mức độ đầy đủ đòi hỏi những cá nhân đã đóng cùng một tổng số tiền trong thời gian làm việc của họ sẽ được nhận trợ cấp hưu trí như nhau sau khi nghỉ hưu. Nói cách khác, những người ở cùng hoàn cảnh cần được đối xử tương tự. Sự thỏa đáng theo chiều dọc yêu cầu phân phối lại thu nhập từ những khoản đóng góp phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân. Nó có nghĩa là việc phân phối lại thu nhập được vận hành dựa trên sự chia sẻ cộng đồng. Vì nhu cầu của từng cá nhân rất khó đo lường nên nguyên tắc của mức độ thỏa đáng theo chiều dọc chủ yếu nhằm mục đích ngăn ngừa đói nghèo. Tuy nhiên, việc rời khỏi hệ thống sớm của những người hưởng BHXH một lần sẽ làm giảm đi sự thỏa đáng và đầy đủ về lương hưu cho chính bản thân mỗi người trong quá trình đóng góp của mình cũng như giữa các thế hệ. Giảm tỷ lệ thay thế cho hệ thống Trong kế hoạch PAYG, các khoản đóng góp do những NLĐ hiện tại thực hiện sẽ được thanh toán ngay lập tức dưới dạng trợ cấp lương hưu cho những người nghỉ hưu. Do đó, trong hệ thống tồn tại tỷ lệ thay thế được tính bằng số người đóng trên số người hưởng trung bình trong mỗi thời kỳ (Breyer, 1989; Breyer và Kolmar, 1994). Về mặt kỹ thuật, hệ thống PAYG không mang tính dự trữ. Bởi vì PAYG có kế hoạch tài trợ cho các khoản trợ cấp hưu trí từ đóng góp của những NLĐ hiện tại, họ có thể bắt đầu trả lương hưu ngay khi hệ thống bắt đầu. Tuy nhiên, việc các thành viên rời bỏ hệ thống theo cách rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ làm giảm đi tỷ lệ thay thế và tạo ra áp 106
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA lực cho việc đảm bảo lương hưu cho những người đang hưởng dưới góc độ thanh khoản. Đại đa số các quốc gia chọn gói PAYG vào giai đoạn đầu của hệ thống hưu trí và duy trì hình thức hệ thống lương hưu này cho đến nay. Tuy nhiên, theo thời gian đã xuất hiện những rủi ro tồn tại trong quá trình vận hành kế hoạch PAYG (Mylonas và Maisonneuve, 1999). Vì trong chương trình PAYG, lợi ích mà những người hưu trí hiện tại nhận được phụ thuộc vào lời hứa của các thế hệ sau để trả lương hưu cho họ cho đến khi chết. Do đó, rủi ro chính tồn tại trong kế hoạch lương hưu PAYG phát sinh do sự thay đổi tỷ lệ giữa các khoản đóng góp và lương hưu, được xác định bởi quy mô tương đối của hai thế hệ. 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH Các cải cách lương hưu trên toàn thế giới nhằm mục đích đạt được sự bền vững về tài chính nhiều hơn cho hệ thống lương hưu PAYG, cũng có thể cung cấp đầy đủ thu nhập của cá nhân khi về già. Các biện pháp có thể được thực hiện để cải thiện tỷ lệ hưởng BHXH một lần cũng như gia tăng mức độ bền vững cho hệ thống BHXH có thể bao gồm: - Sửa đổi các quy định về mặt pháp lý nhằm giảm bớt quy định về số năm đóng góp để người tham gia có thể được hưởng mức hưu trí hàng tháng thấp hơn hiện nay. Điều này sẽ khiến NLĐ nhận thấy cơ hội được hưởng hưu trí khi đến tuổi về hưu và có niềm tin vào hệ thống từ đó nỗ lực theo đuổi quá trình đóng góp đảm bảo tự an sinh xã hội của mình. - Cần có chính sách cho phép những NLĐ đã và đang tham gia BHXH, cả bắt buộc và tự nguyện được vay từ khoản đã đóng góp BHXH của mình để phục vụ nhu cầu về đầu tư kinh doanh, nhà ở hoặc khám chữa bệnh dài ngày. Khi những nhu cầu này được giải quyết, NLĐ có thể sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, từ đó quay trở lại đóng góp và trả nợ cho hệ thống. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên và hệ thống. - Kết hợp với chính sách được vay từ khoản đã đóng góp BHXH nêu trên cần quy định điều kiện để hưởng chính sách BHXH một lần theo hướng khuyến khích NLĐ ở lại hệ thống lâu hơn với việc kéo dài hơn thời gian nghỉ việc có đơn hưởng chính sách BHXH một lần. - Nghiên cứu thay thế chế độ ốm đau bằng chế độ trợ cấp gia đình đối với các gia đình có con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi hoặc từ 0-15 tuổi nhằm chia sẻ một phần gánh 107
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA nặng tài chính đối với các cặp vợ chồng trẻ giúp họ yên tâm lao động, hạn chế nhận BHXH một lần. Ngoài ra, bản thân mỗi điều khoản của pháp luật hoặc một chính sách không thể thành công nếu không có sự đồng thuận của nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh. Vì vậy, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cần được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật. Người dân cần được biết và được tham vấn một cách hiệu quả (thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp) về ý nghĩa và mục đích của những điều chỉnh và thay đổi chính sách, pháp luật sẽ được thông qua. Điều này sẽ giúp tạo được sự đồng thuận trong xã hội ngay từ khi chính sách, pháp luật được thiết kế và được ban hành, cũng như giúp NLĐ có kế hoạch chuẩn bị tốt cho các giai đoạn sau khi chính sách và pháp luật được điều chỉnh, thay đổi. - Trước khi giải quyết chế độ BHXH một lần cho NLĐ, cán bộ BHXH có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giải thích thấu đáo cho NLĐ về lợi ích của việc tiếp tục tham gia để hưởng hưu trí thay vì nhận BHXH một lần. - Một chiến lược truyền thông tổng thể về mở rộng đối tượng của hệ thống BHXH, trong đó có việc hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần cần được cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cũng như cơ quan BHXH các cấp phối hợp thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân nói chung và người tham gia BHXH nói riêng với những điều chỉnh và thay đổi của pháp luật về BHXH trong thời gian tới, trong đó có những điều chỉnh và thay đổi trong chính sách về hưởng BHXH một lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alda, M. (2017), The relationship between pension funds and the stock market: Does the aging population of Europe affect it?, Tạp chí International Review of Financial Analysis, 49, 83-97. 2. Amaglobeli, D., Chai, H., Dable-Norris, E., Dybczak, K., Soto, M., Tieman, A.F. (2019), The future of saving: The role of pension system design in an aging world, Nhà xuất bản International Monetary Fund. 3. Amisi, S. (2012), The effect of financial literacy on investment decision making by pension fund managers in Kenya, Master Thesis, University of Nairobi. 108
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4. Argento, R., Bryant, V.L., Sabelhaus, J. (2015), Early withdrawals from retirement accounts during the Great Recession, Tạp chí Contemporary Economic Policy, 33(1), 1-16. 5. Bielawska, K., Chłoń-Domińczak, A., Stanko, D. (2017), Retreat from mandatory pension funds in countries of the Eastern and Central Europe in result of financial and fiscal crisis: Causes, effects and recommendations for fiscal rules. 6. Bodie, Z., Marcus, A.J., Merton, R.C. (1988), 'Defined benefit versus defined contribution pension plans: What are the real trade-offs?', University of Chicago Press, 139-162. 7. Bongaarts, J. (2004), Population aging and the rising cost of public pensions, Tạp chí Population and Development Review, 30(1), 1-23. 8. Breyer, F. (1989), On the intergenerational Pareto efficiency of pay-as-you-go financed pension systems, Journal of Institutional and Theoretical Economics, 643-658. 9. Breyer, F., Kolmar, M. (1994), Does the common labor market imply the need for a European public pension system?, Diskussionsbeiträge-Serie II. 10. Butrica, B.A., Issa, P. (2010), Understanding early withdrawals from retirement accounts, Urban Institute Washington, DC. 11. Chirchir, C.K. (2017), 'Effect of risk on return of pension schemes in Nairobi Kenya', Master Thesis, KCA University. 12. Choi, J., Laibson, D., Madrian, B.C., Metrick, A. (2002), Defined contribution pensions: Plan rules, participant choices, and the path of least resistance, Tax policy and the economy, 16, 67-113. 13. Chybalski, F. (2014), 'Financial stability of pension systems: A cross country analysis', Kỷ yếu hội thảo: Proceedings of the 14th international conference on finance and banking, 150-158. 14. Cipriani, G.P. (2014), Population aging and PAYG pensions in the OLG model, Journal of population economics, 27(1), 251-256. 15. Exley, C.J., Mehta, S.J.B., Smith, A.D. (1997), The financial theory of defined benefit pension schemes, British Actuarial Journal, 3(4), 835-966. 109
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 16. Ghilarducci, T., Radpour, S., Webb, A. (2019), New Evidence on the Effect of Economic Shocks on Retirement Plan Withdrawals, Institutional Investor Journals Umbrella. 17. Harrison, J.M., Sharpe, W.F. (1983), 'Optimal funding and asset allocation rules for defined-benefit pension plans', In Financial aspects of the United States pension system, University of Chicago Press, 91-106. 18. Kruse, D.L. (1995), Pension substitution in the 1980s: Why the shift toward defined contribution?, A Journal of Economy and Society, 34(2), 218-241. 19. Mylonas, P., Maisonneuve, C.D. (1999), The problems and prospects faced by pay-as-you-go pension systems: A case study of Greece. 20. Nugent, N., Rhinard, M. (2015), The european commission, Macmillan International Higher Education. 21. Sullivan, M. (2004), Understanding pensions, Routledge Press. 22. Vogel, E., Ludwig, A., Börsch-Supan, A. (2017), Aging and pension reform: extending the retirement age and human capital formation, Journal of Pension Economics & Finance, 16(1), 81-107. 110