Giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Góc nhìn từ chỉ số dự báo phá sản doanh nghiệp z-score
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Góc nhìn từ chỉ số dự báo phá sản doanh nghiệp z-score", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_ho_tro_doi_voi_cac_doanh_nghiep_vua_va_nho_goc_nhi.pdf
Nội dung text: Giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Góc nhìn từ chỉ số dự báo phá sản doanh nghiệp z-score
- GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - GÓC NHÌN TỪ CHỈ SỐ DỰ BÁO PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Z-SCORE ThS. NCS. Đinh Đức Minh Ngân hàng CP Xăng dầu Petrolimex Tóm tắt Nghị quyết 35/NQ - CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp đột một phần đã đáp ứng được sự kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra có tính thiết thực như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và các giải pháp về cải cách hành chính, các quy định về thuế quan, hải quan đã làm thúc đẩy sự gia tăng số lượng doanh nghiệp mới hoạt động. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của Nghị quyết cần phải ngăn chặn tình trạng phá sản cần phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và vai trò bà đỡ của Chính phủ được đề cập nhiều trong các giải pháp đưa ra. Từ các chỉ số dẫn đến phá sản doanh nghiệp trong mô hình Z - score để đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách là một cái nhìn đa chiều và cũng giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn ra các điểm khuyến khuyết khi gia nhập thị trường trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: Chỉ số Z Score, mô hình, phá sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Bối cảnh Nhờ hàng loạt cải cách mạnh mẽ của Chính phủ, số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong năm 2016 đạt cao là 110.100 doanh nghiệp, với số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng hơn 48% so cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và phá sản trong năm 2016 vào khoảng 73.000 doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp phá sản cao kỷ lục là 12.478 doanh nghiệp trong năm 2016. Như vậy, có thể nói nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, số Doanh nghiệp chính thức phải rời bỏ thị trường tăng cao. Trong mục tiêu Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Ngoài các giải pháp của Chính phủ, các ban bộ 441
- ngành để phát triển các doanh nghiệp mới thì việc đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp không rơi vào cảnh phá sản và có cơ sở tăng trưởng quy mô, tích lũy nguồn lực mạnh để tiến ra thế giới. 2. Các chỉ số tác động trong mô hình Z-score Nghiên cứu về khả năng vỡ nợ dựa trên các mô hình dự báo được các nhà nghiên cứu quan tâm rộng rãi, đã có nhiều mô hình được đưa ra phát triển dựa trên các lý thuyết khác nhau nghiên cứu về vỡ nợ của các doanh nghiệp. Các mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng đòi hỏi sự phù hợp trong cách tiếp cận của từng phương pháp dựa trên các lý thuyết gốc của các mô hình dự báo phá sản doanh nghiệp. Tại Việt Nam các nghiên cứu về mô hình dự báo phá sản ngày các được nhiều nhà khoa học quan tâm bởi xu thế hội nhập và các lý giải cho các kết luận ngày càng được lượng hóa. Các tổ chức tín dụng sử dụng phương pháp kế toán (Phương pháp Z-score) với các chỉ số tác động trong mô hình cho dự báo khả năng phá sản doanh nghiệp như là công cụ tin cậy của lý thuyết và kiểm chứng qua thực tế đối với mô hình. Các nhà quản lý Nhà nước cũng có thể thông qua các chỉ số đo lường các tác động để đưa ra các giải pháp giảm thiểu sự phá sản đối với các doanh nghiệp. Cách tiếp cận kế toán trong dự báo khả năng vỡ nợ là phương pháp truyền thống dựa trên kỹ thuật thống kê phân tích và dự đoán vỡ nợ, phân tích khác biệt (Discriminant Analysis-DA) là kỹ thuật hàng đầu trong nhiều năm. Có ba tiểu thể loại: tuyến tính, đa biến và bậc hai. Nghiên cứu phân tích đa biến đầu tiên được thực hiện bởi tlman năm 1968. Altman thảo luận rằng phân tích đơn biến truyền thống có thể làm lầm lẫn trong dự báo vỡ nợ chẳng hạn một công ty có thể bị xét là vỡ nợ trên 1 nhân tố đặc biệt này nhưng lại không vỡ nợ trên một nhân tố khác. Để giải quyết vấn đề này Altman kết hợp vài độ đo vào mô hình dự báo, sử dụng phân tích phân biệt đa biến (Multi Discriminant Analysis - MD ). Mục tiêu của MD trong nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ là phân biệt giữa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản một cách khách quan và chính xác nhất, bằng việc sử dụng hàm phân biệt, trong đó biến số là các chỉ tiêu tài chính. Altman xem xét ba câu hỏi: (1) chỉ số nào quan trọng nhất trong việc phát hiện nguy cơ phá sản, (2) trọng số nào nên được gắn với những chỉ số được lựa chọn, và (3) trọng số nên được thành lập khách quan như thế nào. Trên cơ sở số liệu của các doanh nghiệp bị phá sản từ năm 1946 đến năm 1965 ở Mỹ, ông sử dụng tập dữ liệu gồm 66 công ty với 33 công ty cho mỗi nhóm (vỡ nợ và không vỡ nợ). Ban đầu 22 chỉ số được 442
- chia thành 5 nhóm (nhóm chỉ số khả năng thanh khoản, nhóm chỉ số lợi nhuận, đòn bẩy, khả năng trả nợ, nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động). Năm chỉ số cuối cùng được lựa chọn cho dự báo vỡ nợ công ty thông qua quy trình sau đây: (1) Quan sát từng ý nghĩa thống kê của các biến số khác nhau (2) Đánh giá tương quan giữa các biến số có liên quan. (3) Quan sát độ chính xác của nhiều mô hình khác nhau. (4) Sử dụng đánh giá từ các chuyên gia khi hoàn thiện các hàm số Hàm biệt thức cuối cùng như sau: Z = 1,2X1 +1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 +1,0X5 Tong đó: X1 = Vốn lưu động/tổng tài sản; X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/tổng tài sản; X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản; X4 = Giá trị của vốn chủ sở hữu/giá trị của tổng nợ; X5 = Hệ số doanh thu/tổng tài sản. ltman xác định các giá trị tiêu chuẩn để phân biệt hay nhận định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, nếu Z 2.99, doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản (khả năng gần như bằng 0). Trường hợp còn lại, 1.8 < Z < 2.99, doanh nghiệp rơi vào vùng cảnh báo. Độ chính xác của mô hình là 95% cho doanh nghiệp trong mẫu và 79% cho doanh nghiệp ngoài mẫu với khoảng thời gian 1 năm trước vỡ nợ. Tuy nhiên khả năng dự báo của mô hình giảm xuống còn 72%, 48%, 29% tương ứng với khoảng thời gian 2 năm, 3 năm, 4 năm trước vỡ nợ. Ở Việt Nam những nghiên cứu về mô hình cảnh báo vỡ nợ mới chỉ được quan tâm và đề cập đến từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Có nhiều nghiên cứu mô hình chỉ số Z được đưa ra áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu của TS. Đào Thị Thanh Bình – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Lap Lamb LAP ert; năm 2012 có giá trị tham khảo tốt mặc dù mẫu nghiên cứu là ít. Nghiên cứu tiến hành với mẫu nghiên cứu gồm 60 công ty cổ phần niêm yết thuộc lĩnh vực sản xuất, lấy tiêu chí “lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong 4 quý - tính đến quý 2 năm 2010” làm căn cứ để phân biệt công ty “Xấu” và “Tốt”. Đồng thời, bỏ biến Doanh thu/Tổng tài sản, thay bằng 443
- Giá trị vốn hóa thị trường/Giá trị vốn hóa sổ sách; bổ sung thêm 3 biến: Tổng nợ/Tổng tài sản; Lợi nhuận ròng/Doanh thu và Lợi nhuận ròng/Tài sản cố định. Độ chính xác của nghiên cứu là 86%, thu được phương trình có dạng: Zvietnam = 1,268 X1 -1,179 X2 - 0,56 X3 + 0,023 X4 + 0,185 X5 - 0,009X6 + 0,411X7 + 6,641X8 - 1,888 Giá trị phân biệt được xác định là 0,575 và 0,975. Sau khi tính chỉ số Z cho 46 công ty trong nhóm, đối chiếu với kết quả xếp hạng tín dụng của Standard & Poor, phát hiện sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm “Đầu” và “Đáy. Các mô hình đều phát triển theo mô hình gốc Z- score của tlman năm 1968 đều đưa ra 3 nhóm chỉ số tác động tới sự phá sản doanh nghiệp. Các chỉ số trong mô hình tác động tới sự phá sản doanh nghiệp được chia ra làm 3 nhóm: - Nhóm về chỉ số về nguồn vốn và tài sản: như trong các mô hình chỉ ra các doanh nghiệp có vốn lưu động lớn, vốn chủ sở hữu lớn, tổng nợ nhỏ so với tổng tài sản thì doanh nghiệp ít khả năng phá sản hơn. - Nhóm chỉ số về quy mô hoạt động: Doanh thu lớn so với tài sản thì doanh nghiệp ít có khả năng phá sản hơn. - Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động: Lợi nhuận chưa phân phối càng cao so với tổng tài sản thì càng ít có khả năng phá sản hơn. Theo Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và phá sản trong năm 2016 vào khoảng 73.000 doanh nghiệp phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,5%. Nhìn vào các chỉ số trong mô hình Z-score thì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất dễ bị phá sản đặc biệt là các ngành sản xuất đòi hỏi sự đầu tư vào tài sản cố định lớn trong khi sức cạnh tranh hơn vất vả so với các khách hàng có quy mô vốn lớn. Các doanh nghiệp nhỏ đang gặp phải có yếu tố từ bên trong như: năng lực quản trị, điều hành, quy mô sản xuất và bao tiêu thị trường, nghiên cứu thị trường và vấn đề vốn. Và các tác động bên ngoài là thua thiệt từ thị trường cạnh tranh, áp lực vay lãi, trả nợ, đặc biệt không được tiếp cận các thông tin thị trường đúng đắn và các chi phí thủ tục hành chính, chi phí ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó để đạt được mục tiêu Nghị quyết 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được thực hiện thì các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm. 444
- 3. Các giải pháp kiến nghị Nghiên cứu đưa ra ba nhóm giải pháp của kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo điều hành có thể tác động vào một hoặc đồng thời các nhóm chỉ tiêu trong mô hình Z -score: Thứ nhất, Chính phủ cần quyết liệt cải cách khu vực công để giảm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Trong báo cáo Khảo sát đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam, thông qua cuộc điều tra của DN nhỏ và vừa do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố mới đây, trong hơn 2.600 DN được khảo sát, 42,7% DN cho biết họ phải trả các chi phí không chính thức (phí lót tay, phí dưới gầm bàn) để duy trì hoạt động sản xuất, phát triển. Mục đích DN chi tiền lót tay là nhằm tiếp cận các dịch vụ công, giải quyết vấn đề thuế, hải quan, trong đó, tỷ lệ chi ngoài để “tiếp cận các dịch vụ công” năm 2015 là 18,75% số DN tham gia khảo sát; tỷ lệ chi để “giải quyết các vấn đề về thuế” tăng từ 17,6% năm 2013 lên 24,1% năm 2015. “Các nguyên nhân khác” có tỷ lệ phí phi chính thức tăng cao từ 35- 38%, trong đó nhiều chi phí không hề giảm như: chi phí “để giải quyết các vấn đề liên quan đến hải quan", “để có được giấy phép và chứng chỉ” và “để giành được hợp đồng cung cấp cho chính quyền” có sự thay đổi là không đáng kể. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế tư nhân Việt Nam chịu tác động lớn từ hiệu quả cải cách thể chế và tính minh bạch thông tin. Cho dù Việt Nam có sự cải cách mạnh từ Nghị quyết số 35 của Chính phủ trong thời gian qua, song nguồn động lực cho sự hồi phục tăng trưởng kinh tế tư nhân vẫn chưa đạt hiệu quả vì cải cách khu vực công tại địa phương, vấn đề thị trường, sản xuất chuỗi hay hiệu quả kinh tế theo quy mô vẫn là thách thức của khu vực này. Thứ hai, xây dựng và hình thành một hệ thống chính sách kinh tế hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần sớm đưa ra Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có các nội dung hỗ trợ về vốn, cải cách cơ chế, phát triển hạ tầng mềm (thuế, dịch vụ hải quan, quản trị, ) cho DN nhỏ, cá nhân, sản xuất hộ gia đình. Nội dung Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hướng dẫn dưới luật phải đồng bộ với các luật liên quan như Luật Dân sự, Luật Đất đai, Như sau khi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 15/30/2017 445
- thì các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay các tổ chức tín dụng do việc các tổ chức tín dụng khó khăn hơn trong việc xác định chủ thể vay vốn và rất dễ sai về mục đích vay vốn. Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ về cơ chế để có các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh và hiệu quả. Trong quá trình hội nhập này, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thể chế kinh tế cũng như cách thức quản lý Nhà nước về kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, giải phóng sức sáng tạo và khả năng kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và tăng cường tính chủ động, liên kết của các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp - tổ chức tập hợp và đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ và chính thức nào về số lượng các hiệp hội doanh nghiệp (hoạt động dưới các tên gọi khác nhau như Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Liên minh, Đoàn, Hội liên hiệp, và là tập hợp của các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân kinh doanh) trên cả nước. Mặc dù vậy, cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế, số lượng các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam đang gia tăng. Theo số liệu của VCCI cho thấy hiện có khoảng 446 hiệp hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng này có thể chưa đầy đủ vì còn nhiều hiệp hội doanh nghiệp ở các cấp thấp hơn (xã, huyện, ) chưa được cập nhật. Chính phủ cần xây dựng và trình khung pháp lý cho hoạt động hiệp hội ở cấp Luật định và đưa thêm các chức năng khai thác dịch vụ công cho các hiệp hội để tự chủ tài chính cũng như phát huy vai trò của Hiệp hội. Kinh nghiệm thế giới cho thấy để nền kinh tế có thể cất cánh, các nước cần ít nhất đội ngũ doanh nghiệp tương đương trên 2% dân số. Theo thông lệ này, Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hiệu quả, trong khi chúng ta mới chỉ có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Để đạt được mục tiêu này thì vay trò quan trọng của Nhà nước và Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp là tiền đề có tính đột phát trong cơ chế hỗ trợ sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 446
- Tài liệu tham khảo 1. Altman, Edward I. (September, 1968). "Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy", Journal of Finance: 189-209. 2. Altman, Edward I. (May, 2002). "Revisiting Credit Scoring Models in a Basel II Environment", prepared for "Credit Rating: Methodologies, Rationale, and Default Risk", London Risk Books 2002. 3. Altman, E., Corporate Financial Distress and Bankruptcy, 2nd ed., John Wiley & Sons, NewYork, 1993. 4. Khổng Thanh Hòa (2008), Ứng dụng mô hình chỉ số Z trong phân tích tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn tốt nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 5. Đào Thị Thanh Bình, LAP LAMBERT (2012), Các mô hình chấm điểm tín dụng dành cho thị trường Việt Nam: các mô hình điểm Z dành cho nhà sản xuất, phi sản xuất, người tiêu dùng Việt Nam. 6. Số liệu, thông tin cập nhật của cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch - Đầu tư 7. Số liệu, thông tin cập nhật của cổng thông tin điện tử của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 447