Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Long An

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 1580
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_tin_dung_tai_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Long An

  1. NG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LONG AN  (*) TÓM TẮT Trong tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng được xem như là . Thế nhưng làm cách nào vừa tăng được dư nợ vừa đảm bảo được chất lượng của các khoản vay là vấn đề cần quan tâm. Từ thực trạng này, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Long An (Sacombank CN Long An). Từ khóa: Tín dụng, dư nợ, hoạt động kinh doanh. SUMMARY In all banking operations, credit operations are considered as an important and traditional business, contributing much to the bank's business results. At Sacombank Long An Branch, credit activities are always increased in terms of quality and size of loan capital. But how to increase the loan balance and ensure the quality of the loan is a matter of concern. From this situation, the author has studied and proposed some solutions to improve credit activity performance at Sacombank Long An branch. Key words: Credit, debt balance, business activities. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank CN Long An tương đối tốt, khi mà nợ xấu luôn thấp hơn 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu. Thế nhưng làm cách nào để giữ vững tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là vấn đề cần quan tâm khi mà các yếu tố về cạnh tranh, chính sách lãi suất, cơ chế cho vay, năng lực sử dụng vốn của khách hàng đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng có thể đến bất cứ lúc nào. Nên Sacombank CN Long An cần phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Phương pháp nghiên cứu: ng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Long An giai đoạn 2014 – 2016. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Long An giai đoạn 2014 -2016 Bảng 1: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian của ngân hàng giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng 2014 2015 2016 Tiêu chí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1170 1275 1500 Ngắn hạn 457 39% 549 43% 602 40% Trung và dài hạn 713 61% 725 57% 898 60% Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Long An giai đoạn 2014 – 2016 (*) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 32
  2. NG Tại Sacombank CN Long An dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp, mặc dù có tăng về giá trị nhưng tỷ trọng giảm trong tổng dư nợ tín dụng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn bình n từ năm 2014 đến năm 2016 đạt 15 %/năm. Xét về số tuyệt đối thì mức dư nợ cho vay ngắn hạn tăng qua các năm không nhiều do Sacombank vẫn lựa chọn được một số lượng khách hàng uy tín, truyền thống để duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở mức ổn định. Qua đó cho thấy việc tăng trưởng tín dụng ngắn hạn tại đơn vị có phần bị hạn chế và chưa có sự đột phá mạnh trong lĩnh vực này. Dư nợ trung và dài hạn có xu hướng gia tăng ổn định theo các năm về cả tỷ trọng và giá trị. Phần lớn khoản cho vay dài hạn mang tính rủi ro nhiều hơn cho vay ngắn hạn vì đối tượng khách hàng vay loại hình này thường là khoản vay lớn, thời gian đầu tư kéo dài, ngân hàng khó lường trước các yếu tố ảnh hưởng đến món vay trong trường hợp tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng biến động, không gặp thuận lợi thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Bảng 2. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng Đơn vị tính: tỷ đồng 2014 2015 2016 Tiêu chí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1170 100% 1275 100% 1500 100% cá nhân 889 76% 1046 82% 1275 85% Doanh nghiệp 281 24% 230 18% 225 15% Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sacombank CN Long An giai đoạn 2014 – 2016 Phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp mặc dù có tăng về giá trị qua các năm nhưng lại giảm dần về tỷ trọng trong tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2015 và năm 2016, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước biến động, đặc biệt là các công ty thu mua lương thực, thực phẩm trên địa bàn hoạt động khá khó khăn do các hợp đồng mua bán không nhiều, nên tình hình cho vay trong khối doanh nghiệp có xu hướng tăng không đáng kể. Ng n nay có hàng tồn kho tăng cao, thêm vào đó gánh nặng các khoản vay trước càng làm cho doanh nghiệp khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do đó, hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp bị trì trệ, khách hàng không muốn vay ngân hàng vì không thể tiếp tục sản xuất, một số doanh nghiệp chỉ vay cầm chừng. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng cho vay doanh nghiệp năm 2016 có giảm hơn so với năm 2015, giảm từ 18% xuống còn 15%. Trước tình hình cho vay các doanh nghiệp khá khó khăn như hiện nay nên Sacombank CN Long An đã tập trung cho vay mảng khách hàng cá nhân và đã đạt được những thành quả đáng trân trọng khi tốc độ tăng dư nợ ở khách hàng cá nhân tăng cao trung bình trên 19%/năm trong giai đoạn 2014 đến 2016 và luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% kể từ năm 2015 trở lại đây. 3.2 Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Long An Xét về quy mô, dư nợ tín dụng của Sacombank CN Long An trong thời gian vừa qua có mức tăng trưởng không đồng đều, dư nợ năm 2016 tăng 17% so với năm 2015; năm 2015 tăng 9% so với năm 2014. Xét về cơ cấu tín dụng: hiện nay Sacombank CN Long An đang thiếu sự đa dạng về đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh tế. Xem bảng cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng thì khách hàng cá nhân luôn chiếm từ 75% trở lên trên tổng dư nợ. Các đối tượng khác như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn thiếu sự quan tâm của ngân hàng. Về thời hạn cấp tín dụng, dư nợ của ngân hàng tập trung phần lớn vào tín dụng trung và dài hạn khoảng 60% trên tổng dư nợ. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 33
  3. NG Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng sẽ nỗ lực gia tăng các khoản vay trung dài hạn có tính chất ổn định, đặc biệt tập trung vào cho vay tiêu dùng, bất động sản đối với cá nhân. 4. Kết quả đạt được từ hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Long An 4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, từ nhận thức huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện để có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, góp phần quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh vẫn luôn quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp cụ thể như sau: Quảng bá tuyên truyền đối với khách hàng về hình thức gửi tiết kiệm, thực hiện đổi mới tác phong giao dịch, giảm nhẹ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, đa dạng h các hình thức huy động Nhờ đó mà nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng qua từng năm. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với chất lượng tín dụng. Sacombank Chi nhánh Long An luôn xác định chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng sống còn của ngân hàng, vì vậy ngân hàng đã không ngừng tìm mọi biện pháp để có thể giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết xử lý những "con nợ" chây ỳ. Thứ ba, trong công tác cho vay, Sacombank CN Long An đã thành công trong việc tư vấn, thuyết phục khách hàng lựa chọn các sản phẩm trong cho vay trung và dài hạn. Nhờ đó mà tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay ngắn hạn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thứ tư, lợi nhuận qua các năm tại chi nhánh luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Nhờ kết quả trên mà hiện tại Sacombank có chính sách lương, thưởng phúc lợi cho nhân viên khá hấp dẫn, chế độ đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của các thành viên. Thứ năm, Sacombank CN Long An có tỷ lệ thu lãi khá tốt luôn trên 90%. Đây là kết quả của quá trình sàng lọc các khách hàng, tuân thủ quy trình cấp tín dụng, quán triệt tinh thần làm việc hết mình, phấn đấu vì mục tiêu chung của đơn vị. Thứ sáu, trong công việc điều tra lập hồ sơ xét duyệt cho vay tại chi nhánh đã thực hiện đúng quy chế ban hành của các cấp có thẩm quyền. Mặt khác ngân hàng đã xét duyệt hồ sơ các dự án vay vốn nhanh chóng, giải ngân đúng tiến độ, thu nợ lãi như cam kết cũng như theo hoàn cảnh thực tế. 4.2. Hạn chế Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Sacombank CN Long An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị còn một số tồn tại, hạn chế sau: - Sacombank CN Long An chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay. Đây là sự lãng phí về nguồn lực vì vốn huy động tương đối rẻ hơn so với các nguồn vốn khác. Mặc dù nguồn vốn huy động dư thừa được chuyển về Hội sở và được bù đắp bằng lãi suất điều chuyển thế nhưng biên độ chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động và lãi suất điều chuyển vốn không nhiều, nên về cơ bản chỉ bù đắp đủ chi phí về huy động vốn dư thừa, đóng góp rất ít vào hiệu quả kinh doanh chung tại đơn vị. - Hạn chế trong công tác huy động vốn trung dài hạn từ cá nhân và tổ chức kinh tế. Tỷ lệ vốn huy động trung dài hạn qua các năm luôn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng để đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó để tài trợ cho vay trung và dài hạn chi nhánh dùng chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn. Điều này dễ dẫn đến rủi ro về chênh lệch kỳ hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và làm giảm doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 34
  4. NG - Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của Sacombank còn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, điều này phần nào phản ánh được hiệu quả hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên việc quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và chưa chú trọng các sản phẩm, dịch vụ đi kèm cũng là hạn chế khá lớn đối với công tác tín dụng của chi nhánh, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. - Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Thông thường một doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Long An thường có ít nhất 2 ngân hàng phục vụ. Khách hàng luôn sẵn có các dữ liệu để so sánh giữa chính sách của ngân hàng này so với ngân hàng khác. Do đó đòi hỏi i luôn luôn quan tâm, chăm sóc chu đáo từng khách hàng lớn, điều này làm phát sinh thêm các chi phí bên ngoài, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Tỷ lệ nợ xấu những năm gần đây được xem là ổn định, quản lý có hiệu quả chất lượng các khoản cấp tín dụng, tuy nhiên cần phải áp dụng nhiều biện pháp để giữ hiệu quả này. Chi nhánh cần cân nhắc trong việc xử lý nợ xấu, theo đuổi đến cùng các khoản nợ khó đòi, hạn chế bán cho công ty quản lý nợ vì giá trị thu hồi vốn vay thấp. - Đối với công tác marketing ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu thì vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sự tăng trưởng dư nợ nói riêng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh nói chung. - Sacombank CN Long An nằm trên địa bàn có nhiều chi nhánh các ngân hàng thương mại khác nên chịu cạnh tranh gay gắt về thị phần. Trong đó chịu sức ép lớn nhất là tìm khách hàng cho vay. 5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank CN Long An Thứ nhất thực hiện tốt công tác marketing ngân hàng để tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay vốn. Thứ hai mở rộng địa bàn, mạng lưới hoạt động mang dịch vụ ngân hàng đến tận nơi. Thứ ba bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên và giao chỉ tiêu kinh doanh phù hợp. Thứ tư lập kế hoạch thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu tín dụng hàng năm tại chi nhánh. Thứ năm nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ quy trình tín dụng. Thứ sáu hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho khách hàng cách lập phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Thứ bảy nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng. Thứ tám tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Thứ chín thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay. [1]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. (2010), , số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. [5]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016 của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Long An. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 35
  5. NG [6]. Công văn số 1660/2017/CV-QLRR của Sacombank về việc “Hướng dẫn khai thác và kiểm soát kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng”. [7]. Công văn số 0736/2015/CV-QLRR của Sacombank về việc “Hướng dẫn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo QDD67/2014/QĐ-HĐQT”. [8]. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ký ngày 31 tháng 12 năm 2001. [9]. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 21 tháng 01 năm 2013. [10]. Thông tư 09/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 17 tháng 07 năm 2015. [11]. Thông tư 36/2014/NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngày 20 tháng 11 năm 2014. [12]. Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. : 10/12/2017 : 29/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 36