Giải pháp về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_ve_chinh_sach_thue_thu_nhap_ca_nhan_doi_voi_nha_da.pdf

Nội dung text: Giải pháp về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện

  1. 3.6. GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NHẰM TIẾP CẬN NỀN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Cao Minh Tiến Học viện Tài chính Tóm tắt Nhằm tiếp cận tới các mục tiêu của thị trường chứng khoán (TTCK), một nền tài chính toàn diện, đảm bảo tính công bằng cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách đã có những thay đổi về chính sách thuế với các dịch vụ tài chính, trong đó có chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên các chính sách dù đã hướng tới việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thu hút đầu tư nhưng vẫn tồn tại những hạn chế vì TTCK ngày càng phát triển và có thêm các thị trường mới thành lập, hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng, phong phú. Cơ cấu nhà đầu tư ngày càng phát triển và mở rộng không ngừng. Bài viết muốn đưa ra tác động chính sách thuế TNCN tới TTCK, hoạt động đầu tư chứng khoán và một số giải pháp về thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện. Từ khóa: tài chính toàn diện, thuế thu nhập cá nhân, thuế với nhà đầu tư Cho đến nay thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động gần 20 năm. Tuy mới hình thành và phát triển nhưng thị trường chứng khoán đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn trong xã hội; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm qua. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn mới đã được chỉ rõ, đó là mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, phát triển ổn định, vững chắc, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ và từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đặc biệt là tiếp cận với thị trường tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược nêu trên đòi hỏi trong thời gian tới Nhà nước cần có những đổi mới mạnh mẽ về các cơ chế, chính sách có liên quan tới thị trường chứng khoán. Trong đó chính sách về thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán có tầm quan trọng đặc biệt. Kết thúc năm 2018 có tới 77 công ty chứng khoán đang hoạt động, 13 quỹ đầu tư và hàng ngàn nhà đầu tư tư nhân, chưa kể các doanh nghiệp nhưng đóng góp vào NSNN những năm vừa qua không đáng là bao so với giá trị giao dịch và tiềm năng của thị trường này. Từ trước đến nay, đã có nhiều tài liệu của các nhà khoa học nói về tầm quan trọng của chính sách thuế và ảnh hưởng của chính sách thuế đến hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên chính sách thuế hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán vẫn là một chủ đề tương đối mới, do đó chủ đề này mang tính lý luận rất cao. 363
  2. Về mặt thực tiễn: chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư ở nước ta thời gian qua còn nhiều khó khăn, bất cập như: mức ưu đãi cao, diện ưu đãi rộng và dàn trải; hạn chế thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh; chính sách thuế TNCN không khuyến khích nhà đầu tư nhỏ, lẻ, đầu tư ngắn hạn, chưa đảm bảo tính công bằng, chưa phù hợp với tính chất thu nhập. Thứ nhất, hoạt động đầu tư chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhằm thúc đẩy đầu tư, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, tiết kiệm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ lý thuyết vẫn đặt ra các câu hỏi là nên đánh thuế đối với loại hình hoạt động đầu tư chứng khoán nào? cách thức đánh thuế ra sao? làm thế nào để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận cùng như nghiên cứu kinh nghiệm liên quan nhằm nắm bắt xu thế, hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Thứ hai, tại Việt Nam, hoạt động đầu tư chứng khoán phát triển ngày một phong phú cả về số lượng NĐT tham gia cũng như các dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian. Các dịch vụ, thị trường mới lần lượt ra đời trong đó tháng 8/2017 thị trường chứng khoán phái sinh ra đời đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán dù được sửa đổi, hướng dẫn chi tiết ở một số lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, nhiều hoạt động đầu tư thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên không phát sinh thuế GTGT đầu ra, dẫn đến thuế đầu vào không được khấu trừ. Các doanh nghiệp trong nước rất khó đánh giá đầy đủ về đối thủ cạnh tranh; nhà nước gặp khó khăn trong việc quản lý, giám sát và thu thuế. Để tránh thất thoát thuế và quy định chính sách thuế phù hợp hơn, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán. Thứ ba, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2016 Việt Nam ký hiệp định gia nhập TPP và có hiệu lực 2 năm sau ngày ký. Việt Nam đã thực hiện cam kết về 11 ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính trong đó có hoạt động KDCK đã đặt ra nhiều thách thức. Chính sách thuế đặc biệt là thuế TNCN vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), vừa phải tạo một hành lang pháp lý ổn định và phù hợp cho sự phát triển của hoạt động đầu tư chứng khoán. Thứ tư, các nghiên cứu tiêu biểu về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, cả trong và ngoài nước đã có những đóng góp lớn trong việc hình thành và tạo dựng cơ sở lý luận về thuế đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán. Nhưng các nghiên cứu dường như bỏ qua những xu thế phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; quá trình tái cấu trúc các tổ chức tài chính cũng như ảnh hưởng của nó đến chính sách thuế Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu để hình thành khung lý thuyết nhất quán, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như các giải pháp nhằm vận hành có hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán và đảm bảo nguồn thu NSNN cũng như đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Đảm bảo thị trường phát triển theo hướng tài chính toàn diện, tiếp cận với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Nhà đầu tư chứng khoán là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. Về bản chất thì có thể chia nhà đầu tư thành 3 nhóm là: - Nhà đầu tư chủ động Các nhà đầu tư chủ động là những người theo sát hoạt động của thị trường. Họ dành thời gian để tìm kiếm cổ phiếu, phân tích, dự báo thị trường, đọc báo cáo tài chính, tham gia các diễn đàn, khoá học, sự kiện về chứng khoán, theo dõi các tin tức tài chính trên báo chí hằng ngày và dùng các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Họ mua bán dựa trên xu hướng của thị trường, thích các cổ phiếu đang tăng giá và mua nó với hi vọng giá sẽ đột phá trong tương lai. - Nhà đầu tư thụ động Giống với các nhà đầu tư chủ động, nhà đầu tư thụ động cũng thích đầu tư để kiếm được lợi nhuận nhưng họ không muốn dành quá nhiều thời gian vào các công việc phân tích, đọc báo cáo, tin 364
  3. tức hằng ngày Những nhà đầu tư này thường là những nhà đầu tư trung và dài hạn hoặc họ sử dụng các môi giới chứng khoán như là người theo dõi, phân tích giúp họ, họ muốn tránh phải suy nghĩ nhiều và căng thẳng khi đầu tư. Thay vì theo dõi hằng ngày, họ này thường lập ra một kế hoạch cụ thể, nghiên cứu mã cổ phiếu, đầu tư vào nó và kiên nhẫn chờ đợi lợi nhuận thu về trong tương lai từ lợi tức mang lại. Nếu những khoản đầu tư của họ vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (chưa chạm stoploss), họ sẽ không quan tâm đến nó nên ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc trên thị trường - Nhà đầu cơ Nhà đầu cơ là những người muốn kiếm lợi nhuận thật nhanh. Họ cũng tìm kiếm các cổ phiếu và tin tức hằng ngày như các nhà đầu tư chủ động, nhưng không phải để đánh giá phân tích tình hình kinh doanh của công ty mà là để kiếm lợi từ chênh lệch giá trong khoảng thời gian rất ngắn do các biến động thị trường hay đặc biệt là do tin tức. Trái ngược với 2 loại nhà đầu tư trên, nhà đầu cơ không quan tâm đến giá trị của công ty mà chỉ quan tâm đến giá trị mà người khác sẵn sàng trả để mua cổ phiếu. Những nhà đầu tư này chủ yếu đầu tư ngắn hạn (Đầu tư lướt sóng). Nhà đầu tư coi thị trường chứng khoán là sòng bạc Thật ngạc nhiên là đây lại là kiểu nhà đầu tư chiếm đại đa số trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam, do sự thiếu hụt kiến thức đầu tư trong khi lại muốn kiếm tiền nhanh. Họ hay mua bán theo đám đông, thích lướt sóng chứng khoán và dễ bị cảm xúc tâm lí chi phối. Về cơ bản họ “chơi cổ phiếu” chứ không phải “đầu tư” hay “đầu cơ” và cũng là đối tượng dễ mất tiền nhất trên thị trường, vì với họ thị trường chứng khoán và sòng bạc chỉ là một. Căn cứ vào đối tượng đầu tư, nhà đầu tư có thể được chia thành hai loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức: - Các nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư rủi ro luôn tiềm ẩn, nếu lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Nhìn chung có hai bộ phận các nhà đầu tư cá nhân có thái độ khác nhau đối với rủi ro: nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro. + Nhà đầu tư cá nhân chấp nhận rủi ro luôn nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ thường tập trung đầu tư vào các chứng khoán có độ rủi ro cao nhưng có khả năng thu lợi nhuận lớn. + Nhà đầu tư không thích rủi ro thường né tránh những chứng khoán có độ rủi ro cao. Họ thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu tổn thất. + Và một nhóm nhà đầu tư cá nhân nữa là những người không có khái niệm về rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Những nhà đầu tư này không xác định được mức độ rủi ro, không quan tâm tới rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán mà chỉ xác định mức sinh lời kỳ vọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán. - Các nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán Các công ty tài chính nói chung được phép kinh doanh chứng khoán có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu lời. 365
  4. Bên cạnh đó các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho chính mình. TTCK được cấu thành từ các yếu tố như giá cả, quan hệ cung cầu, tính thanh khoản thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán có thể tác động trực tiếp đến giá cả của các các loại chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, chứng khoán phái sinh; tính thanh khoản và các giao dịch của thị trường hoặc gián tiếp đến cung - cầu giao dịch chứng khoán và lãi vay. Vì vậy chính sách thuế TNCN ảnh hưởng đến các yếu tố của thị trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Tác động trực tiếp đến giá cả Lý thuyết định giá chỉ ra rằng thay đổi chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán bao gồm thuế chuyển nhượng, thuế cổ tức, trái tức hoặc lãi vốn sẽ tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lời của các loại công cụ tài chính. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế lợi tức, thuế chuyển nhượng chứng khoán cùng là cơ hội tốt dễ tăng tỷ suất sinh lời từ đầu tư. Đây cũng là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn cho các công cụ đầu tư trên TTCK. Dưới góc độ đầu tư, dòng tiền sẽ đổ vào những nơi mang lại tỷ suất sinh lời cao. Cụ thể, cắt giảm các khoản thuế này cổ thể làm tăng giá cổ phiếu, và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. - Tác động trực tiếp đến tính thanh khoản và các giao dịch Một trong những lý do khiến TTCK phát triển nhanh là tính thanh khoản cao của các hàng hóa hay còn gọi là tính lỏng trong tài chính. Điều này được hiểu một cách đơn giản là NĐT có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua - bán. Thị trường lên xuống là “gương” phản chiếu tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế (vì vậy thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế). Tuy nhiên, khi thị trường giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trường phải lo ngại bởi thanh khoản thể hiện niềm tin của NĐT, là cơ sở cho vấn đề huy động vốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh thực chất cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường. Điều này có thể thấy rõ đối với các chứng khoán, nhằm lượng hóa tác động của thay đổi chính sách thuế, Brunnermeier & Peđersen (2009) phát triển một mô hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế và thanh khoản thị trường chứng khoán (TTCK). Mô hình của họ cho thấy rằng việc mở rộng (hạn chế) thuế đối với dịch vụ chứng khoán sẽ làm tăng thêm (hoặc làm giảm bớt) sự tham gia của các NĐT vào TTCK. Vì vậy, đây được xem là nhân tố tác động trực tiếp đến tính thanh khoản của TTCK, điều này đã được thừa nhận trên thế giới. - Tác động đến cung - cầu tín dụng và lãi suất Sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đển cung cầu tín dụng và từ đó tác động đến lãi suất, tác động này chủ yếu xuất phát từ cơ chế xác định yếu tố lãi vay phải trả. Thông thường, lãi vay phải trả theo quy định được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập thì sẽ không tác động đến cung cầu tín dụng. Nhưng nếu chính sách thuế quy định doanh nghiệp tính thuế đối với thu nhập trước lãi vay, cầu tín dụng sẽ giảm. Tương tự như vậy, việc đánh thuế lên thu nhập lãi cùng tác động lên cung tín dụng. Nếu như thuế đánh trên thu nhập, việc cho vay sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làm cho cung tín dụng tăng lên. Việc tăng cung tín dụng có nghĩa là đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải. Mức lãi suất cân bằng xảy ra khi cầu và cung tín dụng giao nhau. Với mức cầu dịch sang trái và cung dịch sang phải, mức lãi suất cân bằng sẽ giảm. Sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đến cung cầu tín dụng và từ đó tác động đến lãi suất. Chẳng hạn, thay vì được giảm trừ chi phí lãi khi tính thuế thu nhập, chính sách thuế yêu cầu doanh nghiệp tính thuế đối với thu nhập trước lãi vay. Nếu quy định như vậy, nhu cầu tín dụng sẽ giảm. Các doanh nghiệp hiện nay đang được khấu trừ thuế tất cả các chi phí lãi vay của họ. Cá nhân trừ thuế phần lớn nhất trong chi phí lãi vay của họ, vay thế chấp nhà và các khoản nợ cho các khoản đầu tư tài chính. Do đó, việc triệt tiêu các khoản giảm trừ lãi sẽ làm cho việc vay mượn ít hấp dẫn hơn, khiến cho cầu tín dụng giảm. Trên đồ thị, lãi suất nằm trên trục tung, đường cầu sẽ dịch sang bên trái (Biểu đồ 2). 366
  5. Biểu đồ 1: Tác động của tái cấu trúc thuế lên cung tín dụng Lãi suất Lượng cầu với chính sách thuế hiện hành 0 Lượng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Biểu đồ 2: Tác động của cấu trúc thuế lên cầu tín dụng Lãi suất Cung tín dụng ở chính sách thuế hiện hành Cung tín dụng sau khi triệt tiêu thuế lãi suất 0 Lượng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Giống như việc giảm trừ thuế từ lãi vay tác động lên cầu tín dụng, việc đánh thuế lên thu nhập lãi cũng tác động lên cung tín dụng. Nếu như thuế đánh trên thu nhập lãi bị triệt tiêu, việc cho vay sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làm cho cung tín dụng tăng lên. Việc tăng cung tín dụng có nghĩa là đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải (Biểu đồ 1). Mức lãi suất cân bằng xảy ra khi cầu và cung tín dụng giao nhau. Với mức cầu dịch sang trái và cung dịch sang phải, mức lãi suất cân bằng sẽ giảm. Sự thay đổi về lãi suất sẽ là một trong những nhân tố tác động đến giá chứng khoán. Lãi suất giảm sẽ thúc đẩy sự tăng giá chứng khoán và ngược lại. Qua đó, tác động đến tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư và quá trình tái cấu trúc TTCK. - Tác động đến thu hút đầu tư chứng khoán Sự thay đổi của chính sách thuế TNCN sẽ tác động lên giá cổ phiếu. Do cổ phiếu đại diện cho việc sở hữu các khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai của một công ty, giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào trong việc sở hữu thu nhập của cổ đông. Tất cả các khoản thu nhập của công ty đều bị đánh thuế lần đầu theo qui định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần thu nhập còn 367
  6. lại hoặc được phân phối cho các cổ đông ở dạng cổ tức, hoặc được tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cổ tức phân phối cho cổ đông bị đánh thuế ngay lập tức. Thu nhập giữ lại tái đầu tư làm tăng giá cổ phiếu, điều này làm tăng mức thuế bị đánh trên khoản chênh lệch giá khi cổ phiếu bị bán đi. Do đó, thuế đánh trên thu nhập của công ty, cổ tức và chênh lệch giá đều làm giảm giá trị của công ty đối với cổ đông. Giảm các khoản thuế này sẽ làm tăng giá cổ phiếu và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. Như vậy, sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đến tỷ suất sinh lời của các chủ thể có liên quan. Với mức thuế thấp, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Các doanh nghiệp có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế hơn để chia cổ tức cho các cổ đông hoặc giữ lại để tái đầu tư. Với kỳ vọng cổ tức nhận được tăng lên hoặc giá trị cổ phiếu tăng lên, các nhà đầu tư (NĐT) có thể đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu. Sự tăng cầu đầu tư là cơ hội thúc đẩy tăng giá cổ phiếu và tăng tỷ suất sinh lời của các NĐT. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế lợi tức, thuế chuyển nhượng chứng khoán cũng là cơ hội tốt để tăng tỷ suất sinh lời từ đầu tư chứng khoán. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy tăng giá chứng khoán. Tỷ suất sinh lời của các chủ thể kinh doanh chứng khoán, của các NĐT theo đó cũng tăng lên. Sự tăng lên về tỷ suất sinh lời sẽ giúp cho các chủ thể, trong đó có các tổ chức kinh doanh chứng khoán, có thể tồn tại, phát triển bền vững hơn. Các chứng khoán phát hành theo đó phong phú hơn và cũng có chất lượng hơn. Sự sôi động của thị trường cũng như các chính sách ưu đãi về thuế là động lực thúc đẩy thành lập các NĐT có tổ chức, trong đó có việc thành lập thêm các quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán. Như vậy, chính sách thuế thúc đẩy giá chứng khoán tăng lên, lợi nhuận theo đó cũng tăng lên, từ đó sẽ thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư. Vì những lý do nêu trên, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế, tài chính toàn diện và hướng tới các mục tiêu chung của TTCK. Thứ nhất, quy định thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đảm bảo công bằng, khuyến khích đầu tư Quá trình sửa đổi thuế TNCN trong suốt những năm qua, đến nay đã thống nhất một phương pháp xác định thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Thuế TNCN phải nộp = 0,1% * Giá chuyển nhượng từng lần Phương pháp tính thuế hiện tại chỉ căn cứ vào giá bán nên kinh doanh thua lỗ thì NĐT cũng phải chịu thuế thu nhập. Tác động dễ nhận thấy của phương pháp này đối với các NĐT là: (i) với các NĐT giá trị, đầu tư lâu dài hay ít giao dịch chứng khoán thì mức thuế khoán 0,1% giá chuyển nhượng có thể không lớn, chấp nhận được; (ii) với các NĐT bám sàn chứng khoán, mua mua bán bán hàng ngày với giá trị giao dịch rất lớn so với vốn tự có thì khoản thuế khoán này là không nhỏ; (iii) với các NĐT chứng khoán bám sàn, họ phải mất rất nhiều khoản chi phí cao như phí môi giới chứng khoán, lãi vay ngân hàng và thuế khoán trên các giao dịch mua bán liên tục. Nếu kinh doanh có lãi, thì trừ hết các khoản chi phí như lãi vay, phí môi giới, phần lãi khá nhỏ. Chi giao dịch chuyển nhượng 1 loại cổ phiếu thì thuế không đáng kể. Nhưng nếu giao dịch hàng trăm, thậm chí vài trăm cổ phiếu thì tổng nghĩa vụ thuế lớn. Trường hợp NĐT cần vốn phải bán chứng khoán để chuyển đổi dòng tiền đầu tư, bị lỗ mà còn gánh thêm phần thuế chuyển nhượng thì có lẽ họ cũng đành chịu lỗ còn hơn là bán để gánh thêm thuế phí mà không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Như vậy áp dụng cách thu thuế như thế nào là hợp lý và khắc phục được các tồn tại kể trên? Tác giả có đề xuất phương pháp tính thuế với chuyển nhượng chứng khoán tựa như tính thuế lãi vốn. Các đề xuất này dựa trên thực tế của một số quốc gia hiện nay đang thực hiện, các đề xuất giải pháp dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam. Phương pháp tính thuế chuyển nhượng chứng khoán như sau: 368
  7. Thuế Tổng Tổng giá mua Thuế chuyển nhượng = { - } x giá bán bình quân suất chứng khoán Bản chất của phương pháp này cũng là 1 hình thức thuế khoán vì không đưa chi phí vào, tức là cũng không thể xác định lợi tức kinh doanh một cách chính xác, tuy nhiên phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với thuế khoán ở chỗ việc xác định cơ sở thuế gắn với giá bán. Thuế chuyển nhượng chứng khoán xác định sau 1 ngày giao dịch và các CTCK khấu trừ tại nguồn ngay nếu NĐT có lãi; Với các giao dịch chứng khoán không có lãi thì không phải đóng thuế; Diện phải đóng thuế sẽ bị thu hẹp so với phương pháp hiện hành. Ưu điểm khi áp áp dụng phương pháp này là: nếu áp dụng phương pháp này các CTCK có thể phải chỉnh sửa bổ sung phần mềm (không quá phức tạp). Tuy nhiên, điều kiện áp dụng là cơ quan thuế phải quy định cụ thể việc xác định tổng giá bán, tổng giá mua dựa trên giá trung bình của các lô chứng khoán giao dịch đối với từng loại chứng khoán. Đối với chứng khoán niêm yết xác định theo giá trị trường tại thời điểm bán hoặc mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, xác định theo giá bán, giá mua chứng khoán thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán của các công ty không thuộc hai trường hợp này thì giá bán, giá mua xác định dựa vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị tại thời điểm bán hoặc mua. Về thuế suất có thể áp dụng ở mức 1% (như mức thu của một số nước hiện nay) tới năm 2020, sau đó có thể điều chỉnh mức mức thuế suất cao hơn. Trường hợp NĐT mở tài khoản ở nhiều CTCK khác nhau thì khi giao dịch được thực hiện ở CTCK nào, CTCK đó có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn. Đến cuối năm, nếu NĐT có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền theo một mã số thuế thống nhất. Trong những năm tới, sẽ tiếp tục có nhiều công ty đại chúng tham gia niêm yết chứng khoán, tức là thị trường tự do được thu hẹp so với trước kia. Còn với thị trường phi tập trung và trường hợp mua cổ phiếu trên thị trường phi tập trung, sau đó niêm yết thì vẫn duy trì phương pháp hiện hành, tức là thuế TNCN bằng 0,1% giá chuyển nhượng từng lần. Thứ hai, sửa đổi hợp lý thu nhập từ đầu tư chứng khoán được trả bằng cổ phiếu.Khi nhận được chứng khoán, tiếp tục áp dụng quy định cho phép miễn thuế trong trường hợp thu nhập nhận được là cổ phiếu, kể cả trường hợp nhận được các dạng chứng khoán đặc biệt như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi v.v. Khi chuyển nhượng, nếu giá chuyển nhượng cao hơn mệnh giá, tức là có thêm thu nhập thì NĐT phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo phương án sửa đổi nêu trên. Đối với các cổ phiếu chưa niêm yết, căn cứ xác định giá bán, giá mua xác định theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc do NNT tự kê khai. Trường hợp giá thực tế thấp hơn mệnh giá thì không nộp thuế TNCN nữa. Thứ ba, rà soát để đảm bảo nhất quán quy định giữa chính sách thuế TNCN với chính sách thuế TNDN Trong rất nhiều trường hợp, một khoản chi ra từ các doanh nghiệp cho người lao động là chi phí của doanh nghiệp. Đối với cá nhân người lao động nó trở thành thu nhập. Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp gia tăng phúc lợi cho người lao động bằng cách cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo số thực tế phát sinh với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho người lao động (ốm đau, bệnh tật) nếu có hóa đơn chứng từ đầy đủ, quy định rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp về chế độ chi (mức chi, điều kiện chi, đối tượng được hưởng) thay vì khống chế định mức. Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán trong điều kiện hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ giúp 369
  8. các quốc gia có điều kiện ứng phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính trong tương lai và tiếp cận nền tài chính toàn diện, công bằng cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu cải tiến chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua mở rộng, bao quát các đối tượng nộp thuế phát sinh, điều chỉnh thuế suất phù hợp, công khai, minh bạch rõ ràng sẽ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và thu hút được hoạt động đầu tư chứng khoán. Đảm bảo được các mục tiêu của thị trường chứng khoán nói chung là hoạt động hiệu quả, điều hành công bằng và phát triển ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Roger Gordon (2004), Tax Structures in Developing Contries: Many Puzzles and a Possible Explanation 2. Nguyễn Sơn (2007), Chính sách thuế cho các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài cấp Ủy ban CKNN 3. World bank (2000), OECD: Nền kinh tế dịch vụ 4. World bank (2014), Báo cáo đánh giá khu vực tài chính 5. WTO (1995), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, NXB Tài chính, Hà Nội. 370