Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_duc_tai_chinh_danh_cho_phu_nu_trong_qua_trinh_thuc_day.pdf

Nội dung text: Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

  1. GIÁO DỤC TÀI CHÍNH DÀNH CHO PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆN NAM ThS. Đào Bích Ngọc Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nghiên cứu cung cấp tổng quan lý thuyết về tài chính toàn diện, giáo dục tài chính. Đồng thời, nghiên cứu cũng kiểm định giới tính có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam hay không. Kết quả từ mô hình cho thấy phụ nữ Việt Nam khi có công việc sẽ có xu hướng giảm dần việc sử dụng các dịch vụ tài chính khi tuổi càng cao. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một chương trình giáo dục tài chính toàn diện dành cho phụ nữ Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, giáo dục tài chính, phụ nữ, Việt Nam 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện (financial inclusion) là quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả, cho các nhóm người dân có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn. Mohan (2006) đã mô tả tài chính toàn diện là tình trạng mà những người ở trong điều kiện bất lợi, đều có thể tiếp cận với hệ thống tài chính và được cung cấp các sản phẩm tài chính chi phí thấp, an toàn và công bằng. Tương tự, Ủy ban Rangarjan (2008) định nghĩa tài chính toàn diện là các dịch vụ tài chính được cung cấp một cách kịp thời, hiệu quả cho những người không được ưu tiên sử dụng các dịch vụ này do thiếu kiến thức. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tài chính toàn diện là mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ajide (2014) coi đây là quá trình các dịch vụ tài chính được cung cấp cho tất cả các thành viên trong xã hội. Quá trình này phải được cung cấp với giá cả phải chăng, kịp thời và dành cho tất cả mọi người (Auda & Kalunda, 2012). Để thúc đẩy tài chính toàn diện tại một quốc gia đòi hỏi những biện pháp xuất phát từ cả hai phía cung cầu. Nếu như bên cung cấp các dịch vụ tài chính phải không ngừng đổi mới sáng tạo, bên cầu - những người sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được trang bị kiến thức, hiểu biết về tài chính. Bởi có những cá nhân, công ty từ chối sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính dựa trên kinh nghiệm, văn hóa hoặc tôn giáo của họ (World Bank, 2004) hoặc ảnh hưởng từ người thân khác (Demiguc-Kunt et al, 2012). Do vậy, giáo dục tài chính được tin rằng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện. Hầu hết chính phủ các nước xác định toàn dân là đối tượng mục tiêu của các chương trình giáo dục tài chính, tuy nhiên vẫn tập trung vào một số nhóm đối tượng ưu tiên cụ thể như là người già, phụ nữ, trẻ em, người thu nhập thấp, người nhập cư. Trong số 35 nước trả lời khảo sát của OECD/INFE vào năm 2012, có tới hơn một nửa (52%) cho biết mục tiêu phổ biến kiến thức tài chính nước họ là tới toàn dân, 18% cho biết thêm rằng ngoài mục tiêu toàn dân họ cũng tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ, chương trình hướng tới phụ nữ (ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Ả rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ), người nhập cư (Canada, Indonesia, và Mexico), công nhân, những người có thu nhập thấp và người già (Brazil, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và Mỹ) Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào vấn đề vào giáo dục tài chính và phụ nữ với “case-study” là tại Việt Nam. 182
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu Định nghĩa giáo dục tài chính OECD (2005) định nghĩa giáo dục tài chính là quá trình mà khách hàng được cải thiện khả năng nhận thức tài chính đối với các sản phẩm tài chính, rủi ro thông qua các thông tin được cung cấp, các chỉ dẫn từ đó trở nên tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định và phòng người rủi ro. Theo cách tiếp cận khác, giáo dục tài chính được hiểu là quá trình gia tăng khả năng các nhóm dân cư trong xã hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng với chi phí hợp lý thông qua việc triển khai các biện pháp khác nhau trong đó bao gồm đào tạo và giáo dục hiểu biết về tài chính để hướng tới mục tiêu cải thiện tình hình tài chính cũng như tình trạng kinh tế và xã hội (Atkinson, A. & Messy F., 2013). Vai trò của giáo dục tài chính Vai trò của giáo dục tài chính là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do vậy, cũng có rất nhiều quan điểm trái chiều về vai trò của nó. Trong khi có những nhà nghiên cứu khẳng định bẳng cả lập luận và thực nghiệm chứng minh rằng giáo dục tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mặt khác, có nhiều tác giả cũng bày tỏ sự nghi ngờ về vai trò của giáo dục tài chính. Về mặt lý thuyết, giáo dục tài chính có thể cải thiện mức độ hiểu biết tài chính của người dân. Nói cách khác, giáo dục tài chính giúp những nhóm người dễ tổn thương (người chưa có kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ tài chính, người nghèo, người nhập cư) đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn, quản lý tài chính và đầu tư có hiệu quả. Ví dụ, khi có hiểu biết về tài chính, những người không quen sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán hóa đơn của mình, họ có thể bắt đầu làm quen với các hình thức thanh toán khác như là thẻ, ví điện tử, thanh toán trực tuyến. Từ đó, tiết kiệm được chi phí về tiền bạc, thời gian, công sức. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính cũng mang lại những định hướng cơ bản cho người dân về sự cần thiết của tiết kiệm cho tương lai về kế hoạch học tập, công việc, hưu trí, sức khoẻ Bởi vì với xu thế hiện nay, các gánh nặng về phúc lợi xã hội, các khoản chi phí cho con cái đã được dịch chuyển dần từ phía chính phủ sang người dân đòi hỏi người dân cần phải có những kế hoạch hay quyết định tài chính đúng đắn. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đã ủng hộ cho lập luận của OECD (2006) cho rằng quá trình tự do hóa tài chính trên toàn cầu đòi hỏi mỗi cá nhân phải thay đổi hành vi tiêu dùng để cá nhân có thể có tiết kiệm, cho dù xảy ra bất kỳ trường hợp nào như là tái cơ cấu nền kinh tế, bệnh tật hoặc thất nghiệp, đồng thời họ cũng có sự chuẩn bị đầy đủ cho nghỉ hưu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng hiểu biết về tài chính có mối quan hệ cùng chiều với tiết kiệm và kế hoạch nghỉ hưu (Ameriks et và cộng sự, 2003; Lusardi, 2004; Lusardi & Mitchell, 2006, 2007; Stango & Zinman, 2009; Hung và cộng sự, 2009). Đồng tình với quan điểm về giáo dục tài chính cho rằng rằng giáo dục tài chính mang lại những quyết định tài chính tối ưu, Hilgert và cộng sự (2003) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hiểu biết về tài chính và hành vi tài chính cho thấy những người có hiểu biết về tài chính thường thanh toán hóa đơn đúng hạn, theo dõi chi phí, lập ngân sách, thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng đầy đủ, tiết kiệm tiền lương đa dạng hóa các khoản đầu tư và đặt ra các mục tiêu tài chính. Tương tự, OECD (2005) đã khẳng định người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư tài chính có thể nâng cao hiểu biết về sản phẩm và các khái niệm tài chính thông qua các chương trình giáo dục tài chính. Thông thường, trên thị trường, các sản phẩm được tư vấn bởi các công ty tài chính thường có xu hướng mang lại lợi ích cho công ty hơn là lợi ích cho cá nhân. Nhờ việc được tiếp cận thông tin từ chương trình, người mua có thể phát triển kỹ năng tài chính đồng thời tăng sự tự tin để hiểu rõ hơn về rủi ro, cơ hội tài chính từ đó đưa ra được các quyết định sáng suốt. Choi và cộng sự (1999) đã kết luận rằng những người có hiểu biết về tài chính thường lựa chọn danh mục đầu tư có chi phí thấp hơn. Tương tự, Graham và cộng sự (2009) cũng nhận thấy những nhà đầu tư này 183
  3. có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn. Ngược lại, hiểu biết tài chính thấp thường liên quan đến những đến hành vi tín dụng tiêu cực như tích lũy nợ cao (Lusardi & Tufano, 2009; Stango & Zinman, 2009), vay lãi cao (Lusardi & Tufano, 2009), dễ dàng bị tịch thu tài sản (Gerardi và cộng sự, 2010). Mặt khác, không thể phủ nhận giáo dục tài chính là yếu tố quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính và phát triển nền kinh tế. Người dân có trình độ dân trí về tài chính có thể giúp nền kinh tế của khu vực đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế thực chung của cả nước và giảm tỉ lệ hộ nghèo. Hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, nhiều chính phủ khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn bằng cách công cụ chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về tài chính đã tạo ra những rào cản cho người dân trong việc tiếp cận cách dịch vụ liên quan đến tiết kiệm và đầu tư (Lewis và cộng sự, 2012). Tương tự, Maele (2017) đã đánh giá tác động của giáo dục tài chính đối với danh mục đầu tư nước ngoài. Maele tìm ra bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng những nhà đầu tư có mức độ hiểu biết tài chính tốt có xu hướng đầu tư đa dạng, dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài hơn. Giáo dục tài chính có thể ngăn chặn những thông tin bất đối xứng làm phát sinh bong bóng đầu cơ. Từ đó, nền kinh tế được đánh giá là ổn định hơn vì lúc này nhu cầu sẽ phản ánh giá trị thực của hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phổ biến các thông tin tài chính thông qua các chương trình giáo dục cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng cường quá trình cạnh tranh bằng cách cho phép người tham gia thị trường biết được các đặc điểm rủi ro của đầu tư và từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt (OECD, 2005). Cụ thể, khi người dân có hiểu biết về tài chính sẽ cải thiện sự ổn định của thị trường tài chính bởi vì với hiểu biết các nhà đầu tư sẽ yêu cầu các sản phẩm tài chính phảo đáp ứng tốt nhu cầu của họ, và khuyến khích các nhà cung cấp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, do đó làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng của các dịch vụ. Tuy vậy cũng những nhà nghiên cứu hoài nghi về hiệu quả thực sự của giáo dục tài chính, hay nói cách khác là có một số chuyên gia nhận định rằng giáo dục tài chính không có tác động tích cực đến kiến thức hoặc hành vi tài chính. Atkinson (2008) cho rằng những bằng chứng về hiệu quả của giáo dục tài chính vẫn còn thưa thớt, mờ nhạt. Hoặc như Willis (2008) hay Meza và cộng sự (2008) lại cho rằng việc quyết định hành vi tài chính phụ thuộc vào tâm lý của con người chứ không phải là kiến thức. Do vậy, các tác giả lập luận rằng chương trình giáo dục tài chính là chương trình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Họ thừa nhận rằng giáo dục tài chính có thể thực sự cải thiện các kỹ năng, nhưng lại khó có tác động đến thái độ hay hành vi tài chính, bởi các vấn đề về thái độ và hành vi liên quan tới cá nhân ví dụ như niềm tin vào các tổ chức tài chính, thói quen, hoặc văn hóa Cũng có một số nghiên cứu khác lại khẳng định rằng tác động của giáo dục tài chính rất nhỏ hoặc không đáng kể, và có xu hướng biến mất dần theo thời gian (Bruhn, Ibarra, & McKenzie, 2014; Fernandes, Lynch, & Netemeyer, 2014). Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ Anthes và Most (2000) khẳng định phụ nữ thường có xu hướng không tin tưởng bản thân mình có khả năng quản lý tiền bạc, đầu tư tốt và cảm thấy mình không độc lập về tài chính. Bên cạnh đó, thiếu hiểu biết tài chính thường có tác động lớn tới phụ nữ hơn là đàn ông. Hơn thế, phụ nữ thường không quan tâm tới các chương trình giáo dục tài chính và không tự tin trong việc quản lý tiền bạc (Lusardi và Mitchell, 2008). Lý giải cho nguyên nhân này, Anthest và Most (2000) giải thích rằng xuất phát từ sự khác biệt giữa hai giới, nữ giới thường có thu nhập ít hơn, thời gian làm việc ít hơn, cơ hội việc làm cũng không nhiều bằng nam giới. Vì vậy, Goldsmiths (2006) tin tưởng rằng giáo dục tài chính là một trong những công cụ hiệu quả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa phụ nữ và đàn ông về hiểu biết tài chính, đồng thời khiến phụ nữ có thể cảm thấy tự tin hơn trong các quyết định về tài chính. 184
  4. Nghiên cứu của Hira và Loibl (2007) chỉ ra trong việc học và thực hành đầu tư tài chính, phụ nữ thường có xu hướng ưa thích các phương pháp học khác nam giới. Ví dụ, họ thích một phần được học với các chuyên gia, một phần được học và tương tác với người học khác. Xuất phát từ đặc điểm này, Jarecke và đồng nghiệp (2014) đã gợi ý chương trình giáo dục tài chính cho phụ nữ như sau: Đầu tiên, mục đích của chương trình: (i) giúp phụ nữ quản lý tài chính và (ii) chuẩn bị tâm lý cho phụ nữ cho các giai đoạn hoặc các sự kiện trong tương lai. Nói cách khác, mục đích là cung cấp kiến thức về tài chính để phụ nữ có nhận thức về tài chính, kỹ năng cần thiết để tránh bị phụ thuộc tài chính vào người khác, và có đủ khả năng chăm sóc bản thân khi trong tương lai những tình huống xấu xảy ra thường khiến phụ nữ dễ bị tổn thương về tài chính, chẳng hạn như ly hôn hoặc góa phụ. Thứ hai, chương trình giáo dục tài chính với mục tiêu là cung cấp cho phụ nữ các thông tin tài chính. Chương trình được giảng dạy thông qua bản trình bày PowerPoint. Thật sự các thông tin cung cấp trong chương trình phù hợp với tất cả các đối tượng nữ giới và nam giới, bất kỳ ai cần thêm thông tin về xu hướng của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, chương trình sẽ được quảng cáo là đặc biệt dành cho phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ trong các vấn đề kiểm soát tài chính. Thứ ba, các chương trình được xây dựng phù hợp với nhu cầu học tập của phụ nữ: (a) tạo cơ hội để chia sẻ giữa các học viên, và (b) khuyến khích tổ chức lớp học chỉ có nữ, (c) phát triển các mối quan hệ sau khi tham gia chương trình. Các chương trình đặc biệt coi trọng việc các học viên nữ có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ với nhau. Phần lớn sự thành công của chương trình là do sự phát triển các mối quan hệ lâu dài giữa những người tham gia qua cách chia sẻ những câu chuyện với nhau. Cuối cùng, mỗi chương trình đều khuyến khích phụ nữ tiếp tục học tập, tìm hiểu thêm về tài chính. Như vậy, các chương trình khuyến khích người học tiếp tục tích cực tìm hiểu mở rộng kiến thức và đồng thời áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống. 3. Thực trạng tại Việt Nam Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ Dữ liệu Global Findex 2017 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam với 1000 quan sát. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy probit để đo lường xác suất một người lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) dựa vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình trạng công việc. Trong đó: Fin nhận giá trị 1 khi người đó có sở hiệu thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng Age là tuổi tác. Dấu kì vọng (-) Sex là giới tính nhận giá trị 1 là nữ, 0 là nam. Dấu kì vọng (-) Edu là trình độ học vấn, nhận giá trị 1 khi có trình độ tiểu học trở xuống, giá trị 2 khi hoàn thành cấp 2, giá trị 3 khi hoàn thành chương trình đại học hoặc sau đại học. Dấu kì vọng (+) Work là tình trạng công việc hiện tại, 1 là đang làm việc, hai là không làm việc (+) Saw là biến tương tác giữa giới tính, tuổi, và việc làm. Dấu kì vọng (-) Kết quả nghiên cứu cho thấy tất các các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đúng như kỳ vọng, các biến học vấn, công việc có dấu âm, biến tuổi tác có dấu âm. Biến giới tính và biến tương tác giới tính có dấu trái ngược với kì vọng. Đối với biến tuổi tác, tuổi càng cao thì khả năng lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính sẽ thấp hơn. Đối với biến giới tính, kết quả cho thấy, nữ giới sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ tài chính nhiều hơn nam giới. Đối với biến giáo dục, 185
  5. trình độ học vấn cao sẽ có khả năng cao lựa chọn các sản phẩm tài chính. Đối với biến việc làm, công việc sẽ có tác động tích cực đến tiếp cận tài chính. Điểm đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy khi phụ nữ tuổi càng cao nhưng vẫn trong độ tuổi đi làm sẽ có xu hướng giảm sử dụng các dịch vụ tài chính. Một lý giải hợp lý có thể đưa ra rằng khi tại Việt Nam, người phụ nữ vừa phải chăm lo gia đình và công việc, khi tuổi càng cao, họ thường bận rộn và có xu hướng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sử dụng thẻ trong chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên, mô hình có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, do thiếu dữ liệu nên việc đánh giá tiếp cận tài chính của chỉ dừng lại ở mức là xem xét cá nhân có sử dụng các thẻ thanh toán hay không, mà chưa xem xét các dịch vụ khác như là tiết kiệm, vay, hay chuyển tiền. Đồng thời, mô hình cũng chưa xem xét ảnh hưởng của khu vực ở nông thôn hay thành thị, nơi mà mức độ sẵn sàng của các dịch vụ tài chính là khác nhau. Thực trạng các chương trình giáo dục tài chính dành cho phụ nữ tại Việt Nam Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Khung hỗ trợ tài chính toàn diện bao gồm bốn trụ cột: (i) Tham gia vào việc xây dựng chiến lược bao gồm tài chính quốc gia bao gồm khung giám sát và đánh giá; (ii) Cải thiện giám sát pháp lý và quy định của hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng tín dụng; (iii) Tăng cường và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp; (iv) Cải thiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, trụ cột thứ 4 “Cải thiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng” được xem là yếu tố then chốt để thực hiện chính sách tài chính toàn diện. Tuy nhiên, chương trình giáo dục tài chính dành riêng cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay còn rất hiếm, mang tính thương mại cao, chưa phổ biến rộng rãi. Chủ yếu các chương trình chung chung dành cho người tiêu dùng như là: (i) Home Credit Việt Nam - Chương trình giáo dục tài chính cho người tiêu dùng nhằm mục đích nâng cao kiến thức tài chính tiêu dùng cho người dân Việt Nam được Home Credit triển khai từ năm 2013. Các kiến thức cơ bản về vay mua sắm trả góp được Home Credit chia sẻ thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, các trò chơi tương tác và phát tặng cẩm nang miễn phí về vay tiêu dùng, với tên gọi “Vay chủ động”. Từ năm 2013 đến 2016, hoạt động tư vấn tài chính tại siêu 186
  6. thị đã được Home Credit triển khai tại 14 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Nam Bộ thu hút sự quan tâm của gần 100.000 người. Gần đây, Home Credit đã triển khai các sản phẩm mới hấp dẫn trong lĩnh vực giáo dục (kết hợp với Wall Street English). (ii) Creative Wealth Vietnam: Kiến thức tài chính cho gia đình - thanh thiếu niên và người lớn Đề xuất chương trình giáo dục tài chính dành cho phụ nữ tại Việt Nam Mục tiêu của chương trình: cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng như khả năng quản lý tài chính của phụ nữ. Đối tượng: phân chia các đối tượng thành những nhóm có trình độ hiểu biết về tài chính tương đồng: (i) nhóm chưa hiểu biết; (ii) nhóm đã có hiểu biết nhưng chưa nhiều; (iii) nhóm đã có hiểu biết nhiều. Nội dung: (i) lợi ích của các dịch vụ tài chính (ii) các dịch vụ tài chính cơ bản (iii) kỹ năng quản lý tài chính. Phương pháp giảng dạy: kết hợp giữa cả hai phương pháp truyền thống và hiện đại, đặc biệt do xuất phát từ đặc điểm tâm lý của phụ nữ. Chương trình cần đảm bảo người học phải được kết nối, trao đổi chia sẻ với nhau trong quá trình học. Từ đó, chương trình có thể đảm bảo thành công lâu dài hơn. Triển khai: chương trình cần được triển khai rộng rãi ở nông thôn cũng như thành phố. Ở các khu vực nông thôn, chương trình được triển khai thông qua các TCVM, NHCSXH. Ở khu vực thành phố, chương trình được triển khai qua các công ty, doanh nghiệp, và tổ chức. 4. Kết luận Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tài chính toàn diện cũng như là giáo dục tài chính. Đồng thời, nghiên cứu cũng thực hiện phân tích mô hình probit để xem xét ảnh hưởng của giới tính tới quyết định lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính tại Việt Nam năm 2017. Kết quả cho thấy, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính phụ nữ có công việc, có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Từ đó, nghiên cứu khuyến nghị cần phải có một chương trình giáo dục tài chính đặc biệt dành cho phụ nữ tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aduda, J. and Kalunda, E. (2012) “Financial Inclusion and Financial Sector Stability With Reference To Kenya: A Review of Literature”, Journal of Applied Finance & Banking, 2, (6). 2. Ajide, F.M. (2014) “Financial inclusion and rural poverty reduction: Evidence from Nigeria”, Retrieved from 3. Ameriks, et al. (2003). “Wealth Accumulation and the Propensity to Plan.” Quarterly Journal of Economics 68, pp 1007-1047. 4. Anthes, W., & Most, B. (2000). Frozen in the headlights: The dynamic of women and money. Journal of Financial Planning, 13.9., pp 130-142. 5. Atkinson, Adele. (2008). Evidence of Impact: An Overview of Financial Education Evaluations. Consumer Research No. 68. FSA: London. 6. Bruhn, M., Ibarra, G. L., & McKenzie, D. (2014). The minimal impact of a large-scale financial education program in Mexico. Journal of Development Economics, 108, 184-189. 7. Demirgüç-Kunt, A. and Klapper, L. (2012) “Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database,” World Bank Policy Research Working Paper, 6025, World Bank. 8. Fernandes, D., Lynch, J. G., Jr., & Netemeyer, R. G. (2014). Financial literacy, financial education and downstream financial behaviors. Management Science, 6, 1861-1883. 187
  7. 9. Gerardi, K. Goette, L. Meier, S. (2010). Financial literacy and subprime mortgage delinquency: evidence from a survey matched to administrative data. Work. Pap. 2010-10, Fed. Reserve Bank Atlanta. 10. Graham, J., Harvey, C., Huang, H. (2009). Investor competence, trading frequency, and home bias. Manag. Sci. 55, pp1094-106. 11. Hilgert, M. A., Hogarth, J. M., and Beverly, S. (2003). “Household Financial Management: The Connection between Knowledge and Behavior”. Federal Reserve Bulletin, 89, July 2003, pp. 309-322. 12. Hira, T. K., & Loibl, C. (2007). A typology of investors: Identification of teachable moments and key investment topics. Investor Report. . Sponsored by NASD Investor Education Foundation Grant Cycle 2004, Submitted on February 28, 2007 to the NASD Investor Education Foundation. 13. Hung, A., Parker, A.M., & Yoong, J. (2009). Defining and measuring financial literacy. RAND Working Paper Series WR-708, disponible sur SSRN. 14. Jarecke, J. , Taylor, E. W. and Hira, T. K. (2014). Financial Literacy Education for Women. New Directions for Adult and Continuing Education, 2014: 37-46. doi:10.1002/ace.20083. 15. Lusardi A, Mitchell, OS. (2006). Financial literacy and planning: implications for retirement wellbeing. Work. Pap. Pension Res. Council, Univ. Pennsylvania, Philadelphia. 16. Lusardi, A, Mitchell, O. S. (2007). Financial Li teracy and Retirement Preparedness: Evidence and Implications for Financial Education Programs. Pension Research Council Working Paper. PRC WP2007- 4. 17. Lusardi, A., and Tufano, P (2009). Debt Literacy, Financial Experiences, and Over- indebtedness. NBER Working Paper Series, 14808. 18. Meza, David and Irlenbusch, Bernd and Reyniers, Diane. (2008). Financial capability: a behavioural economics perspective. Consumer research, 69. The Financial Services Authority, London, UK. 19. Mohan,R.(2006) “Economic growth, financial eepening and financial inclusion”. Address at the Annual Bankers Conference Hyderabad, India. November 3rd 20. OECD. (2005). Improving Financial Literacy: Analysis of Issues and Policies, OECD Publishing. doi: 10.1787/9789264012578-en. 21. Rangarajan Committee, (2008) “Report of the Committee on Financial Inclusion”, Committee Report. 22. Stango, Victor and Jonathan Zinman. (2009). Exponential Growth Bias and Household Finance. Journal of Finance, 64, (6), pp 2807-2849. 188