Giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_duc_tai_chinh_doi_voi_tai_chinh_toan_dien.pdf
Nội dung text: Giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện
- GIÁO DỤC TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ThS. Hoàng Trung Đức - Học viện Tài chính ThS. Nguyễn Thị Tuyết - Học viện Tài chính ThS. Nguyễn Cảnh Linh - Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm, và trên hết là tạo một môi trường kinh tế - tài chính lành mạnh, bền vững làm cơ sở cho từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển, cải thiện kinh tế, rồi từ đó lại tạo ra động lực mới cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, hình thành một vòng tròn phát triển bền vững với những bước tiến mới trong đời sống kinh tế - xã hội. Từ khoá: Giáo dục tài chính; Tài chính toàn diện; Phát triển bền vững 1. Khái niệm về giáo dục tài chính và hiểu biết tài chính Giáo dục tài chính Theo OECD (2005), giáo dục tài chính được hiểu là “một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư cải thiện sự hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hướng dẫn và tư vấn khác mà phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng như cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình.” Hiểu biết tài chính Đến nay, một định nghĩa chung về “hiểu biết tài chính” vẫn chưa có sự thống nhất, mà thường được điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu, chương trình triển khai của mỗi tổ chức quốc tế hoặc quốc gia. Tuy nhiên, có thể sử dụng khái niệm của OECD bởi định nghĩa này phản ánh được những nhân tố cơ bản của hiểu biết tài chính. Theo đó, hiểu biết tài chính được định nghĩa là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt được lợi ích tài chính (OECD, 2012). Như vậy, hiểu biết tài chính có thể coi là kết quả của giáo dục tài chính. Nhờ có giáo dục tài chính, con người mới hiểu biết tài chính. Thông qua hiểu biết tài chính, giáo dục tài chính thể hiện vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Vai trò của giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện Một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD/INFE (2013) thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người ít tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. 193
- Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, tiếp sức cho tài chính toàn diện thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia. Cụ thể, khi được tăng cường hiểu biết tài chính, người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy, giáo dục tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính mà còn gián tiếp hỗ trợ tài chính toàn diện thực hiện một số mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia. 2. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng với giáo dục tài chính và tài chính toàn diện Khái niệm cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng tài chính Người tiêu dùng tài chính: Người tiêu dùng tài chính là các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính là việc một hệ thống luật pháp và tổ chức chính phủ được thiết lập để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng tài chính cũng như đảm bảo giao dịch và cạnh tranh công bằng, thông tin sản phẩm/dịch vụ tài chính minh bạch trên thị trường tài chính, ngăn chặn các tổ chức tài chính thực hiện các hành vi gian lận, trái luật hoặc hưởng lợi bất hợp pháp từ các giao dịch với cá nhân hoặc tổ chức tài chính khác. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng tài chính với tài chính toàn diện Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm thế giới có gần 150 triệu người tiêu dùng mới tham gia vào thị trường tài chính (WB, 2010). Sự mất cân đối thông tin về sản phẩm/dịch vụ tài chính giữa người tiêu dùng và tổ chức cung ứng đã đặt nhiều người tiêu dùng tài chính vào thế bất lợi. Sự mất cân đối này càng lớn khi kinh nghiệm tài chính của người tiêu dùng thấp và mức độ càng phức tạp của các sản phẩm/dịch vụ tài chính. Điều này dẫn đến trường hợp, nhiều tổ chức tài chính một mặt vẫn đảm bảo khách hàng được phục vụ tốt nhưng mặt khác đã lợi dụng lợi thế thông tin để kiếm lời bất chính, gây mất niềm tin vào thị trường tài chính chính thức. Do đó, thực hiện bảo vệ người tiêu dùng tài chính với những quy định phù hợp có thể ngăn chặn sự mất cân đối thông tin, gây dựng lại niềm tin cho người tiêu dùng tài chính, khuyến khích họ chủ động tiếp cận đến các sản phẩm/ dịch vụ tài chính chính thức và qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện. Bảo vệ người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt đối với những người thiếu kinh nghiệm và có hiểu biết hạn chế. Năm vấn đề cần minh bạch hóa trong bảo vệ người tiêu dùng được quan tâm đặc biệt: Minh bạch về các điều khoản, điều kiện, phí và quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, từ đó khách hàng có thể đưa ra quyết định dựa trên cơ sở được thông tin đầy đủ, tránh những ngộ nhận hoặc hiểu lầm không đáng có. Minh bạch về trách nhiệm đối với các giao dịch trái phép, bởi không như các sản phẩm dịch vụ truyền thống thường kèm theo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về mặt chứng từ để bảo vệ khách hàng, một số sản phẩm dựa trên công nghệ hiện đại nếu không tuân thủ các yêu cầu lưu vết giao dịch hoặc xác định khách hàng có thể bị lạm dụng gây thất thoát. Hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại, khi họ cần phản ánh những vấn đề phát sinh trong giao dịch tài chính. Cơ chế này rất quan trọng để bảo vệ khách hàng tránh khỏi những nhà cung ứng dịch vụ yếu kém và chất lượng dịch vụ thấp, tạo lòng tin cho họ. 194
- Bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân của khách hàng. Bảo vệ khách hàng tránh khỏi bị truy thu trái phép từ tài khoản giao dịch của họ, như bị chủ nợ xiết nợ, hoặc các khoản truy thu khác. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và giáo dục tài chính có mối quan hệ tương hỗ và đều là nhân tố quan trọng đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia. Theo một nghiên cứu các thông lệ quốc tế dành cho bảo vệ người tiêu dùng tài chính của Ngân hàng Thế giới, giáo dục tài chính là một cấu phần quan trọng để thực thi thành công bảo vệ người tiêu dùng tài chính (WB, 2012). Thực tế triển khai trên nhiều quốc gia cũng cho thấy giáo dục tài chính thành công sẽ tăng cường hiểu biết tài chính của người dân, giúp người dân: (i) tự tin tìm hiểu về các sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức sẵn có để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu; (ii) hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân trong các giao dịch tài chính; (iii) bảo vệ bản thân trước các hoạt động lừa đảo và chủ động tố giác đến cấp có thẩm quyền. Điều này sẽ thúc đẩy minh bạch hóa thông tin, giúp cơ quan quản lý nhìn được các lỗ hổng trên thị trường, hoàn thiện hơn nữa những quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính và đưa ra các quy định giám sát phù hợp hơn đối với thị trường tài chính nói chung và mỗi định chế tài chính nói riêng. 3. Kinh nghiệm thế giới trong việc thực hiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng Xu hướng thế giới về xây dựng Chiến lược giáo dục tài chính Với vai trò trọng yếu của giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, các tổ chức quốc tế như OECD và Ngân hàng Thế giới cũng như nhiều quốc gia đã cam kết tăng cường tài chính toàn diện đều thấy sự cần thiết phải xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính. Theo kết quả khảo sát của OECD/INFE (2015) thì đã có 59 quốc gia đã, đang xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược giáo dục tài chính cho quốc gia của mình cùng 6 quốc gia khác bắt đầu có dự định xây dựng Chiến lược giáo dục tài chính trên phạm vi quốc gia. So với con số 36 nước triển khai năm 2012, sự gia tăng mạnh mẽ của các quốc gia thực thi chiến lược giáo dục tài chính năm 2015 đã cho thấy việc xây dựng và triển khai Chiến lược là hiệu quả để thực hiện trụ cột giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Bảng 1: Mức độ triển khai chiến lược giáo dục tài chính quốc gia ở các nước, 2015 Chiến lược quốc gia Tổng Nước Các nước đã thực hiện và đang đánh 11 Úc, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan; giá kết quả chiến lược đầu tiên hoặc New Zealand; Singapore, Cộng hòa Slovak; Tây đang triển khai chiến lược thứ hai Ba Nha; Anh; Mĩ. Các nước đã triển khai chiến lược 23 Armenia; Bỉ; Brazil; Canada; Croatia; Đan (đầu tiên) Mạch; Estonia; Ghana; Hồng Kông; Trung Quốc; Ấn Độ; In đô nê sia; Cộng hòa Ailen; Israel; Hàn Quốc; Latvia; Mô-rôc-cô; Nigeria; Bồ Đào Nha; Liên bang Nga; Slovenia; Nam Phi; Thụy Điển; Thổ Nhĩ Kì. Các nước đang xây dựng chiến lược 25 Argentina; Chi-lê; Trung Quốc; Colombia; quốc gia (chưa triển khai) Costa Rica; El Salvador; Pháp; Guatemala; Kenya; Kyrgyzstan; Lebanon; Malawi; Mê-xi- cô; Pakistan; Paraquay; Peru; Phần Lan; Ru-ma- ni; Ả rập Sê út; Serbia; Tanzania; Thái Lan; Uganda; Uruguay; Zambia Các nước bắt đầu cân nhắc một chiến 6 Áo; Macedonia (FYROM); Philippines; lược quốc gia (chưa triển khai) Ukraine; Zimbabwe. Nguồn: Kết quả nghiên cứu của OECD/INEF, 2015 195
- Về mặt đối tượng, hầu hết chính phủ các quốc gia này đều xác định toàn dân là đối tượng mục tiêu của chiến lược giáo dục tài chính quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng xác định những nhóm đối tượng ưu tiên cụ thể. Trong 35 nước trả lời khảo sát của OECD/INFE năm 2012, có tới hơn một nửa (52%) cho biết mục tiêu giáo dục tài chính là tới toàn dân, 18% cho biết thêm rằng ngoài mục tiêu toàn dân, họ cũng tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Thế hệ trẻ (thanh thiếu niên) thường là nhóm đối tượng ưu tiên của đa số các quốc gia thực thi Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, tiếp đó là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia). Dù vậy, một đặc điểm chung trong chiến lược giáo dục tài chính của các quốc gia này là đều dựa trên các nhóm đối tượng mục tiêu để đưa ra các giải pháp cũng như các nội dung giáo dục tài chính phù hợp. Ví dụ như chương trình giáo dục tài chính ở mọi cấp học (từ cấp 1 cho đến cấp 3, cao đẳng, đại học, trường dạy nghề để hướng tới giới trẻ, chương trình giáo dục tài chính hướng tới phụ nữ (ở Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Ả rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ), dành cho người nhập cư (Canada, Malaysia, Indonesia và Mexico), các chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Ả-rập Xê-út và Tây Ba Nha), người lao động, người có thu nhập thấp và người già (Malaysia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ), người tàn tật (Malaysia, Indonesia, Lào, Thái Lan) Về hình thức chủ trì thực hiện, theo nghiên cứu của OECD, tổ chức đứng ra chủ trì, triển khai thực hiện chiến lược giáo dục tài chính thường là các cơ quan phụ trách về vấn đề tài chính như Ngân hàng trung ương hoặc Bộ Tài chính. Chẳng hạn như ở Malaysia, Colombia, Bồ Đào Nha, Philippines là Ngân hàng trung ương hay Séc, Hà Lan là Bộ Tài chính. Đặc biệt ở một số nước như Canada thì Chính phủ thành lập riêng một ban chuyên trách về giáo dục tài chính. Dù cơ quan chủ trì đóng vai trò quan trọng thế nào thì việc triển khai chiến lược giáo dục tài chính luôn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Cơ quan Thống kê và Điều tra, Bộ Lao động xã hội, Ủy ban chứng khoán, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Về kinh phí thực hiện, Chính phủ thường đặt một quỹ riêng cho hoạt động phát triển chiến lược hoặc tập hợp từ nhiều nguồn như nguồn ngân sách nhà nước hay nguồn từ các các cơ quan công quyền (Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương và các cơ quan lập pháp), nguồn ủng hộ từ khu vực tư nhân và các khu vực khác (NGOs, tổ chức quốc tế). Kinh nghiệm thế giới trong thực hiện Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Điều tra khảo sát toàn cầu về bảo vệ người tiêu dùng tài chính năm 2013 (Global Survey on Financial Consumer Protection) của Ngân hàng Thế giới cho thấy 112 trong 114 quốc gia được khảo sát đã triển khai thực thi một khuôn khổ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tài chính nhằm tăng cường tài chính toàn diện ở quốc gia đó. Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính là một giải pháp hữu hiệu cho việc gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cũng như mở rộng số lượng và chất lượng các sản phẩm/ dịch vụ tài chính trên thị trường. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về tiêu chuẩn Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tại châu Âu và Trung Á cho thấy, một khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả phải đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng tài chính những quyền lợi sau đây: Quyền được minh bạch - quy định rõ ràng về việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, đơn giản, ngắn gọn và có thể so sánh được về giá cả, các điều kiện giao dịch (và rủi ro có liên quan) của các sản phẩm và dịch vụ tài chính; Quyền chọn lựa - khuôn khổ phải đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn công bằng, hợp lý và không ép buộc trong quá trình giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ tài chính, đặc biệt trong dịch vụ thanh toán; 196
- Quyền được giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại - cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý cho người tiêu dùng tài chính cũng như tổ chức tài chính; Quyền được đảm bảo riêng tư - bảo đảm việc kiểm soát về việc tiếp cận đối với các thông tin riêng tư của người tiêu dùng tài chính trong các giao dịch tài chính. Như vậy, thực hiện thành công trụ cột “Bảo vệ người tiêu dùng và tăng cường hiểu biết tài chính” có thể cung cấp kiến thức tài chính cần thiết cho người tiêu dùng tài chính và một khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính chặt chẽ để người tiêu dùng tài chính hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trong giao dịch tài chính, đủ tự tin sử dụng và lựa chọn thông minh các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường, là một yếu tố nền tảng cho việc thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, A., Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., & Peria, M. S. M. (2012). The Foundations of Financial Inclusion Understanding Ownership and Use of Formal Accounts. Policy Research Working Paper 6290. Retrieved from news/enews32/INC%20FNAN/3%20INC%20FNAN.pdf 2. Babu, P. R. (2015). Measures for Achieving Financial Inclusion in India and Its Inclusive Growth. Journal of Economics and Finance, 6(4), 35-37. 06413537 3. Bailey, K. D. (1987). Methods of Social Research (3rded.). London: Macmillan. Balls, A. (2009). Productivity Growth and Employment. The National Bureau of Economic Research. Retrieved from 21 4. Business and Management Studies Vol. 3, No. 3; 2017 Beldad, A., de Jong, M., & Steerhouder, M. (2010). How shall I trust the faceless and the intangible? A literature review on the antecedents of online trust. Computers in Human Behavior. 26(5). 5. Cheng, V. M. Y. (2001). Enhancing Creativity of Elementary Science Teachers-a preliminary study. Asia-Pacific Forum on Science Learning and Teaching. 2(2), 1-23. Retrieved from 197