Huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1460
Bạn đang xem tài liệu "Huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuy_dong_nguon_luc_tai_chinh_cho_chuong_trinh_xay_dung_nong.pdf

Nội dung text: Huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới

  1. 286 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Nguyễn Thị Tuyết* ABSTRACT: Building new rural areas, developing rural economy, improving the material and spiritual life of farmers, reducing the gap between rich and poor rural and urban people, and protecting the environment are strategic tasks in the long term. These are the basis for ensuring security, order, stabilizing the political situation, developing socio-economic harmoniously and sustainably. New rural construction is a long-term process and requires large financial resources. While our country is still poor, the state budget revenue is limited, the income and accumulation of rural people is low, many localities in the country have been facing many difficulties about mobilizing financial resources for Program. In this article, the author analyzes the situation of mobilizing financial resources for new rural construction in the period of 2011-2019, offer some solutions to improve the efficiency of mobilizing financial resources for the new rural construction program. TÓM TẮT: Xây dưng nông thôn mơi, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa người dân nông thôn vơi thành thị, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tư, ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội hài hoà và bền vững. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính lớn. Trong khi nước ta còn nghèo, nguồn thu ngân sách nhà nước còn hạn chế, thu nhập, tích luỹ của người dân nông thôn thấp, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang gặp không ít khó khăn về nguồn lực tài chính triển khai chương trình. Trong bài viết này tác giả phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2019 đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ khóa: Nguồn lực tài chính, huy động, nông thôn mới. 1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số vốn huy động cho xây dựng Nông thôn mới (NTM) là 837.806 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động từ NSNN là 268.675 tỷ đồng chiếm 32,07%, từ nguồn ngoài NSNN là 569.131 tỷ đồng chiếm 67,93%. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng số vốn huy động cho xây dựng NTM là 1.479.781 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động từ NSNN là 341.885 tỷ đồng chiếm 23,10%, từ nguồn ngoài NSNN là 1.137.896 tỷ đồng chiếm 76,90%. * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 287 Bảng 1: Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng Tỷ trọng Giai đoạn 2011-2015 837,806 1. Vốn huy động từ NSNN 268,675 32.07% Ngân sách Trung ương 15,624 1.86% Đối ứng ngân sách địa phương 82,839 9.89% Lồng ghép từ những chương trình, dự án khác 170,212 20.32% 2. Vốn huy động ngoài NSNN 569.131 67.93% Tín dụng 419,282 50.05% Doanh nghiệp 43,386 5.18% Cộng đồng, người dân tự động đóng góp và nguồn vốn khác 106,463 12.71% Giai đoạn 2016-2019 1,479,781 1. Vốn huy động từ NSNN 341,885 23,10% Ngân sách Trung ương 34,241 2.31% Đối ứng ngân sách địa phương 171,070 11.56% Lồng ghép từ những chương trình, dự án khác 136,574 9.23% 2. Vốn huy động ngoài NSNN 1,137,896 76,90% Tín dụng 967,429 65.38% Doanh nghiệp 78,142 5.28% Cộng đồng, người dân tự động đóng góp và nguồn vốn khác 92,325 6.24% Nguồn:[1], [2], [3], [4],[5] 1.1. Huy động nguồn lực tài chính từ nguồn NSNN Nguồn lực tài chính từ nguồn NSNN gồm nguồn ngân sách Trung ương, đối ứng của ngân sách địa phương và vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác. Bảng 1 cũng cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ NSNN TW cho XD NTM: Giai đoạn 2011-2015 - Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất ( 20,32 %) có sự gia tăng so với giai đoạn 2011-2015 điều đó cho thấy việc huy động vốn từ nguồn vốn đối ứng của địa phương có sự cải thiện rõ rệt. - Nguồn huy động từ nội lực ngân sách địa phương còn thấp chỉ đạt 82.839 tỷ đồng chiếm 9,89%. - Nguồn vốn trực tiếp cấp cho Chương trình từ NSTW là 15.624 tỷ đồng chiếm 1,86% bao
  3. 288 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA gồm từ nguồn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp Giai đoạn 2016-2019 - Nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho chương trình là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất (11,56%) có sự gia tăng so với giai đoạn 2011-2015 điều đó cho thấy việc huy động vốn từ nguồn vốn đối ứng của địa phương có sự cải thiện rõ rệt. - Nguồn huy động từ vốn lồng ghép từ các Chương trình dự án có giảm so với giai đoạn trước chỉ đạt 136.574 tỷ đồng chiếm 9,23%. - Nguồn vốn trực tiếp cấp cho Chương trình từ NSTW là 34.241 tỷ đồng chiếm 2,31%, mặc dù nguồn vốn này còn rất hạn chế tuy nhiên đã có sự gia tăng so với giai đoạn 2011-2015 hơn gấp đôi (219%) tương ứng 18.617 tỷ đồng. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ NSNN cho XD NTM đã có vai trò hết sức quan trọng để thu hút các nguồn vốn khác trong quá trình thực hiện chương trình XD NTM. Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM của các vùng trên cả nước được tổng hợp trong bảng 2: Tổng số vốn huy động từ NSNN cho XD NTM trong cả hai giai đoạn là 610.560 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ NSNN có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng và các giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 2011-2015 - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách trung ương cho xây dựng NTM trong cả nước đạt mức 15.624 tỷ đồng (chiếm 5,82% nguồn từ NSNN), trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (5.246 tỷ đồng chiếm 1,95%) thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (2.621 tỷ đồng chiếm 0.98%). - Nguồn huy động từ NS địa phương cả nước đạt 82.839 tỷ đồng (chiếm 30,83%) trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (39.247 tỷ đồng chiếm 14,61%) và thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (7.025 tỷ đồng chiếm 2,61%). - Nguồn vốn lồng ghép từ những chương trình, dự án khác trong cả nước đạt 170.212 tỷ đồng chiếm 63,35% trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là miền núi phía Bắc (47.796 tỷ đồng chiếm 17,79%) và thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (34.381 tỷ đồng chiếm 12,8%). Giai đoạn 2016-2019 - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách trung ương cho xây dựng NTM trong cả nước đạt mức 34.241 tỷ đồng (chiếm 10,02% nguồn từ NSNN), trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là miền núi phía Bắc (12.497 tỷ đồng chiếm 3,66%) thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (6.163 tỷ đồng chiếm 1,8%). - Nguồn huy động từ NS địa phương cả nước đạt 171.070 tỷ đồng (chiếm 50.04%) trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (92.987 tỷ đồng chiếm 27,2%) và thấp nhất là miền núi phía Bắc (12.233 tỷ đồng chiếm 3,58%). - Nguồn vốn lồng ghép từ những chương trình, dự án khác trong cả nước đạt 136.574 tỷ đồng chiếm 39,95% trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (39.205 tỷ đồng chiếm 11,47%) và thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (26.582 tỷ đồng chiếm 7.78%).
  4. HỘI THẢOQUỐCTẾ:PHÁTTRIỂN KINHTẾ VÀKINHDOANHBỀNVỮNGTRONGĐIỀUKIỆN TOÀNCẦUHÓA Bảng 2. Vốn huy động từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới phân theo vùng giai đoạn 2011-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Đồng bằng sông Đông Nam Bộ và ĐBS Duyên hải NTB và Tỷ Khu vực Hồng và Bắc Trung Miền núi phía Bắc Tổng Cửu long Tây Nguyên trọng Bộ Giai đoạn 2011-2015 268,675 Ngân sách Trung ương 5,246 1.95% 3,063 1.14% 2,621 0.98% 4,694 1.75% 15,624 5.82% Đối ứng ngân sách địa 39,247 14.61% 29,308 10.91% 7,025 2.61% 7,259 2.70% 82,839 30.83% phương Lồng ghép từ những chương 40,291 15.00% 47,744 17.77% 34,381 12.80% 47,796 17.79% 170,212 63.35% trình, dự án khác Giai đoạn 2016-2019 341,885 Ngân sách Trung ương 9,117 2.67% 6,163 1.80% 6,464 1.89% 12,497 3.66% 34,241 10.02% Đối ứng ngân sách địa 92,987 27.20% 52,173 15.26% 13,677 4.00% 12,233 3.58% 171,070 50.04% phương Lồng ghép từ những chương 39,205 11.47% 33,817 9.89% 26,582 7.78% 36,970 10.81% 136,574 39.95% trình, dự án khác Nguồn: [1], [2], [3], [4],[5] 289
  5. 290 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1.2. Huy động nguồn lực tài chính từ nguồn ngoài - NSNNTheo bảng 3 nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN cho Chương trình xây dựng NTM trong 9 năm qua đạt mức 1.707.027 tỷ đồng. Cơ cấu các nguồn vốn ngoài NSNN huy động có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng cụ thể như: - Giai đoạn 2011-2015 - Nguồn vốn tín dụng: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động ngoài ngân sách. Tổng số vốn tín dụng huy động trong giai đoạn này là 419.282 tỷ đồng (chiếm 73,67%) trong đó nguồn vốn này đạt mức cao nhất Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 164.794 tỷ đồng (chiếm 28,96%) và thấp nhất là miền núi phía Bắc đạt 62.720 tỷ đồng (chiếm 11,02%). - Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp cho xây dựng NTM cả nước đạt 43.386 tỷ đồng (chiếm 7,62%), đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp nhất trong đó vùng đạt giá trị cao nhất là miền núi phía Bắc (16.695 tỷ đồng chiếm 3%), thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (4.041 tỷ đồng chiếm 0,71%). Nguồn vốn huy động từ cộng đồng, người dân tự động đóng góp và nguồn vốn khác cho xây dựng NTM cả nước là 106.463 tỷ đồng chiếm 18,71% trong đó vùng đạt vốn huy động cao nhất Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (42.211 tỷ đồng chiếm 7,42%), thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc (12.065 tỷ đồng chiếm 2%). - Giai đoạn 2016-2019 - Nguồn vốn tín dụng: trong giai đoạn này nguồn vốn tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2011- 2015 đạt mức 967.429 tỷ đồng chiếm 85,02%. Trong đó vùng đạt mức huy động từ nguồn này lớn nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (470.759 tỷ đồng chiếm 41,37%), thấp nhất là miền núi phía Bắc (104.338 tỷ đồng chiếm 9,17%). - Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp trong giai đoạn này 78.142 tỷ đồng, mặc dù so với giai đoạn trước tăng gần gấp 2 lần nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này trong giai đoạn lại sụt giảm chỉ chiếm 6,87%. Huy động nguồn vốn này có sự biến động so với giai đoạn 2011-2015, trong đó vùng huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp lớn nhất là Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ (35.903 tỷ đồng chiếm 3,2%), thấp nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (4.239 tỷ đồng chiếm 0,37%). Nguồn vốn huy động từ cộng đồng, người dân tự đóng góp và nguồn vốn khác đạt 92.325 tỷ đồng chiếm 8,11%, có thể thấy nguồn vốn này có sự sụt giảm đáng kể so với giai đoạn 2011-2015 giảm 14.138 tỷ đồng, trong giai đoạn này tỷ trọng của nguồn vốn này thấp chỉ chiếm 8,11%. Theo tổng điều tra dân số năm 2019, dân số khu vực nông thôn là 63.149.249 người chiếm 65,6% dân số cả nước. Như vậy mỗi người dân nông thôn đóng góp vào Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2019 số tiền bình quân là 3.147.908 đồng/người.
  6. HỘI THẢOQUỐCTẾ:PHÁTTRIỂN KINHTẾ VÀKINHDOANHBỀNVỮNGTRONGĐIỀUKIỆN TOÀNCẦUHÓA Bảng 3. Vốn huy động từ ngoài NSNN cho xây dựng nông thôn mới phân theo vùng giai đoạn 2011-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Đồng bằng sông Đông Nam Bộ và Duyên hải NTB và Miền núi phía Khu vực Hồng và Bắc Tổng Tỷ trọng ĐBS Cửu long Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Giai đoạn 2011-2015 569,131 Tín dụng 95,804 16.8% 164,794 28.96% 95,964 16.86% 62,720 11.02% 419,282 73.67% Doanh nghiệp 10,730 1.9% 11,947 2% 4,014 0.71% 16,695 3% 43,386 7.62% Cộng đồng, người dân tự động đóng góp và nguồn 38,708 6.8% 42,211 7.42% 13,479 2.37% 12,065 2% 106,463 18.71% vốn khác Giai đoạn 2016-2019 1,137,896 Tín dụng 241,606 21.2% 470,759 41.37% 150,726 13.25% 104,338 9.17% 967,429 85.02% Doanh nghiệp 35,903 3.2% 33,171 2.92% 4,239 0.37% 4,829 0.42% 78,142 6.87% Cộng đồng, người dân tự động đóng góp và nguồn 40,753 3.6% 37,342 3.28% 6,066 0.53% 8,164 0.72% 92,325 8.11% vốn khác Nguồn: [1], [2], [3], [4],[5] 291
  7. 292 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. Những kết quả đạt được: Thứ nhất, Xác định rõ nguồn lực và tỷ lệ đóng góp của nguồn lực đó cho Chương trình xây dựng NTM. Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: (i) Ngân sách (bao gồm NSTW và NSĐP) chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 40%); (ii) Vốn tín dụng (khoảng 30%); (iii) Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%); (iv) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%). Thứ hai, Nguồn vốn huy động cho Chương trình xây dựng NTM khá đa dạng. Nguồn vốn được huy động từ nguồn NSNN bao gồm: Vốn trực tiếp từ ngân sách trung ương, vốn đối ứng của NSĐP và vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác. Nguồn vốn huy động ngoài NSNN bao gồm: vốn tín dụng, vốn từ các DN, vốn huy động từ cộng đồng, người dân tự đóng góp và nguồn vốn khác. Thứ ba, Kết quả huy động vốn cho Chương trình xây dựng NTM rất khả quan. Cụ thể trong cả giai đoạn 2011-2019, số vốn huy động cho chương trình đạt 1.930.802 tỷ đồng trong đó vốn từ NSNN là 502.137 tỷ đồng chiếm 26,01% gồm vốn trực tiếp từ NSTW là 30.904 tỷ đồng chiếm 1,6%, vốn đối ứng của NSĐP là 227.999 tỷ đồng11,81% chiếm và vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác là 243.234 tỷ đồng chiếm 12,6%. Số vốn ngoài NSNN huy động cho Chương trình xây dựng NTM là 1.428.665 tỷ đồng (chiếm 73,99%) gồm: vốn tín dụng là 1.131.647 tỷ đồng chiếm 58,61%, vốn từ DN là 112.460 tỷ đồng chiếm 5,82%, vốn từ cộng đồng, người dân tự đóng góp và nguồn vốn khác chiếm 9,56% đạt 184.558 tỷ đồng. Thứ tư, việc quy định về quản lý và sử dụng vốn NSNN được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết tới từng nội dung của Chương trình nông thôn mới. Các nội dung NSNN hỗ trợ 100% hay hỗ trợ một phần từ NSNN được quy định chi tiết tại điểm 3 mục IV của Quyết định số 800/QĐ-TTg. Điều này giúp địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch Chương trình nông thôn mới. Thứ năm, việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính công khai minh bạch phù hợp với nhu cầu của người dân. Cụ thể như nguồn vốn huy động từ DN và cộng đồng dân cư đóng góp vào Chương trình xây dựng NTM được quyết định sử dụng dựa trên ý kiến đóng góp của người dân, cơ chế đầu tư được đổi mới căn bản theo hướng phân cấp tối đa cho các cấp xã và cộng đồng trong quyết định và giám sát đầu tư, dựa theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ. Những hạn chế tồn tại: Thứ nhất, Nguồn vốn huy động cho chương trình xây dựng NTM chưa tương xứng với tinh thần của Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, theo quyết định này vốn NSNN chiếm 40%,Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%); Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%) tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2019 vốn NSNN huy động cho Chương trình chỉ chiếm 26,01%, Vốn từ các DN chiếm 5,82% và cộng đồng dân cư đóng góp là 9,56%.
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 293 Thứ hai, Nguồn huy động từ xã hội hóa đối với Chương trình nông thôn mới chưa cao, nguồn lực huy động từ dân cư, doanh nghiệp có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện nhưng sau đó giảm mạnh. Thứ ba, Nguồn vốn huy động cho Chương trình xây dựng NTM chưa đồng đều giữa các vùng. Đa phần nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM đặc biệt là nguồn vốn ngoài NSNN chỉ tập trung ở các vùng đông dân cư như Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn lại các vùng khác nguồn vốn này khá khiêm tốn. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế: Thứ nhất, một số chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến Chương trình xây dựng NTM có sự thay đổi hàng năm, bên cạnh đó trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, điều kiện khí hậu, thời tiết làm thay đổi về giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Thứ hai, khả năng huy động vốn cho Chương trình ở các địa phương còn hạn chế (có thể do điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên ), nguồn vốn NSNN bổ sung cho các địa phương hàng năm còn thấp và chậm chễ trong khi nhu cầu chi trên địa bàn lớn gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện Chương trình. Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Một là, Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý xây dựng nông thôn mới dân chủ, công khai, minh bạch. Hai là, Xác định rõ danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn, Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch, các địa phương cần xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo nguyên tắc ưu tiên cho những công trình thiết thực, phù hợp với khả năng đảm bảo vốn đầu tư. Ba là, Tích cực cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Bốn là, Đa dạng hoá nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Năm là, Tăng cường nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp và trực tiếp tổ chức thực thi các nguồn lực huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM, vì vậy nâng cao năng lực mọi mặt cho đội ngũ này có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; định hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020 .
  9. 294 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng thực hiện giai đoạn sau năm 2020. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, định hướng thực hiện giai đoạn sau năm 2020. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc và định hướng giai đoạn sau năm 2020. 5. Đoàn Thị Hân (2017) “ Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” , Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6. Nguyễn Thị Việt Nga (2018), Thực tiễn và chính sách tài chính xây dựng nông thôn mới, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động. 7. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020.