Kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh và trạng thái động trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh và trạng thái động trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ket_hop_phuong_phap_phan_tich_thanh_khoan_trang_thai_tinh_va.pdf
Nội dung text: Kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh và trạng thái động trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
- – KẾT HỢP P ƯƠ P ÁP P Â Í K ẢN TRẠ Á Ĩ VÀ Ạ Á ỘNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦ Â À ƯƠ MẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HIỀN (*) TRẦN QUỐC BẢO ( ) TÓM TẮT Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nếu không được kiểm soát sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không riêng cho hệ thống ngân hàng mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trở nên cần thiết trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Bài viết trình bày các nội dung liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại. Ngoài ra, bài viết còn phản ánh tình hình rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ đó nêu ý kiến về việc kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản trong quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Thanh khoản, Rủi ro thanh khoản, Quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. SUMMARY Liquidity risk in banking activities, if not controlled, will have serious consequences not only for the banking system but also for serious socio-economic consequences. Therefore, the study of liquidity risk and liquidity risk management becomes necessary in banking management. This article presents contents related to liquidity, liquidity risk, liquidity risk assessment and liquidity risk management in commercial banks. In addition, the article also reflects the situation of liquidity risk and liquidity risk management of the Vietnamese banking system, thereby giving suggestions on combining liquidity analysis methods in liquidity risk management in Vietnam banking system. Key words: Liquidity, Liquidity risk, Liquidity risk governance of the Vietnamese banking system. 1. ặt vấn đề Thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM). Trong điều kiện diễn biến của thị trường tiền tệ hiện nay còn chứa đựng nhiều yếu tố thiếu ổn định, kèm theo đó là sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng khiến cho nhiều NHTM phải luôn luôn đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity strains). Khi trình trạng căng thẳng thanh khoản kéo dài tại một ngân hàng sẽ sinh ra nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đó. Khi có tình trạng rủi ro thanh khoản xảy ra tại một ngân hàng, có thể sẽ kéo theo rủi ro thanh khoản của một vài ngân hàng khác và cũng có thể xảy ra rủi ro thanh khoản toàn hệ thống theo hiệu ứng domino. Một số chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định rằng, trong trường hợp đó, rủi ro thanh khoản hệ thống sẽ là thảm họa không những cho hệ thống tài chính ngân hàng mà còn là thảm họa của toàn bộ nền kinh tế. Với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trở thành đề tài được sự quan tâm của các nhà quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, không chỉ trên phương diện lý luận mà còn cả trên phương diện thực tiễn. Bài viết sẽ trình bày các vấn đề lý luận học thuật liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản. Bài viết cũng sẽ trình bày khái quát về thực trạng quản trị rủi ro (*) ại học Ngân hàng TP.HCM ( ) Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 38
- – thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vài năm trở lại đây, từ đó đưa ra phương pháp phân tích thanh khoản để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản 2.1 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản Thanh khoản (Liquidity) là tính “lỏng” tính “linh hoạt” của tài sản. Theo nghĩa hẹp là tài sản tài chính có khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mua sắm của tổ chức hoặc cá nhân. Với góc nhìn đó thanh khoản là những tài sản tài chính có tính linh hoạt cao như: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, các công cụ chuyển nhượng như tín phiếu, sec, hối phiếu, lệnh phiếu. Thanh khoản theo nghĩa rộng hơn, đó là những tài sản có khả năng chuyển thành tiền mặt cao, tức có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán, giải tỏa được các nhu cầu thanh toán. Tính thanh khoản được xem như khả năng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thanh toán. Theo nghĩa bao quát này, thanh khoản được hiểu theo các góc độ sau: Khả năng linh hoạt của tài sản trong thanh toán, trao đổi; Khả năng chuyển hóa các loại tài sản thành tiền nhanh; Khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả với chi phí hợp lý. Từ các góc độ đánh giá đó, có thể khẳng định tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn có tính thanh khoản cao nhất. Trong lý thuyết về “cung tiền” các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ đều thống nhất và cho rằng tiền mặt (cash) và tiền gửi hoạt kỳ (deposit) là khối tiền giao dịch (M1) của nền kinh tế. Khối tiền giao dịch có tính thanh khoản cao nhất, đồng thời tạo sức ép rất mạnh đối với khối cung hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế. Tiền gửi tiết kiệm (saving) cũng có tính thanh khoản, nhưng ở cấp độ thấp hơn khối tiền giao dịch; các tài sản tài chính khác có tính thanh khoản không bằng hai loại nói trên, đồng thời việc chuyển hóa thành tiền sẽ phát sinh chi phí nhất định. Tài sản tài chính nào chuyển hóa thành tiền nhanh với chi phí thấp, tài sản tài chính đó có tính thanh khoản cao. Loại tài sản tài chính nào chuyển hóa thành tiền chậm hơn, chi phí cao hơn, thì tài sản đó có tính thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản. Từ những phân tích trên cho thấy khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản khi mức độ và tính thanh khoản của tài sản bị sụt giảm trong khi nhu cầu thanh khoản lại gia tăng. Tình trạng này luôn là áp lực trong kinh doanh của ngân hàng, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản rất cao. Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ thanh khoản nhưng với chi phí cao hoặc quá cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, do không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt, hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng bị sụt giảm hoặc mất khả năng chi trả; Tình trạng thiếu hụt thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không chuyển hóa kịp thời các loại tài sản thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng. 2.2. ánh giá mức độ rủi ro thanh khoản Để quản lý rủi ro thanh khoản một cách chủ động và có hiệu quả, SBV (State Bank of Vietnam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) quy định các tỷ lệ an toàn liên quan đến rủi ro thanh khoản. Các tỷ lệ này được coi là tỷ lệ đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản gồm hai chỉ tiêu: Một là, Tỷ lệ khả năng chi trả (Payment Capacity Ratio - PCR) Tỷ lệ khả năng chi trả được tính toán dựa trên số liệu về thanh khoản hiện hữu (cung thanh khoản) và dòng tiền ra (cầu thanh khoản) vào thời điểm nhất định (tính vào cuối ngày làm việc) để xác định mức độ về khả năng chi trả của NHTM. Tỷ lệ khả năng chi trả biểu hiện qua hai cấp độ: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 39
- – Cấp độ 1: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Liquidity Reserve Ratio - LRR) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định mức độ đáp ứng khả năng trả nợ dựa trên tài sản có tính thanh khoản cao và được đo lường qua công thức: Tỷ lệ dự trữ Tài sản có tính thanh khoản cao = = x 100% thanh khoản Tổng nợ phải trả Trong đó: Tài sản có tính thanh kho ản cao gồm: (1) Tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng; (2) Tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại SBV; (3) Chênh lệch dương giữa tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và ngược lại; (4) Giá trị sổ sách trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước thuộc OECD (Organization Economic Cooperation and Development) phát hành hoặc bảo lãnh; (5) Giá trị sổ sách của tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Trung ương; (6) Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành; (7) Giá trị sổ sách của chứng khoán được niêm yết trên các Sở Giao dịch Chứng khoán tại Việt Nam, nhưng không quá 5% tổng nợ phải trả; (8) Giá trị sổ sách của chứng khoán, giấy tờ có giá khác được SBV chấp nhận cho tái chiết khấu, hoặc lưu ký, giao dịch trên thị trường tiền tệ. Tổng nợ phải trả: Tổng nợ phải trả là tất cả các khoản nợ của TCTD phải có trách nhiệm hoàn trả cho chủ nợ khi đến hạn. Tổng nợ phải trả được xác định theo số dư trên các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, gồm (1) Tiền gửi của các TCTD; (2) Tiền vay SBV và TCTD khác; (3) Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân; (4) Phát hành giấy tờ có giá; (5) Tài sản nợ khác. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao hay thấp được NHTW các nước quy định tùy theo yêu cầu quản lý thanh khoản của hệ thống ngân hàng nước đó. Ở những nước có tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định, tỷ lệ đó thường nhỏ hơn 10%, trong khi ở những nước có tình trạng thanh khoản thiếu ổn định, tỷ lệ này sẽ được ấn định từ 10% trở lên. Khi một NHTM hoặc TCTD phi ngân hàng không đảm bảo tỷ lệ quy định nói trên, rủi ro thanh khoản có khả năng xảy ra đối với NHTM hoặc TCTD phi ngân hàng đó. Trong trường hợp này NHTM buộc phải đưa vào trạng thái báo động về rủi ro thanh khoản. Cấp độ 2: Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (Payment Capacity Ratio in 30 days- PCR) Tỷ lệ khả năng chi trả Tài sản có tính thanh khoản cao = x 100% trong 30 ngày Dòng tiền ra trong 30 ngày tiếp theo Trong đó: Dòng tiền ra trong 30 ngày tiếp theo gồm: (1) Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Trung ương; (2) Tiền gửi của các TCTD, tiền vay các TCTD có kỳ hạn nợ còn lại trong 30 ngày tới; (3) Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn còn lại 30 ngày tới; (4) Công cụ tài chính phái sinh và công cụ nợ có thời hạn còn lại trong 30 ngày; (5) Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay có thời hạn trong 30 ngày tới; (6) Phát hành giấy có giá (gốc và lãi) đáo hạn trong 30 ngày tới; (7) Các khoản lãi, phí phải trả trong 30 ngày tới; (8) Các khoản nợ khác phải trả trong 30 ngày tới; (9) Các cam kết không hủy ngang (bảo lãnh, tài trợ ) đối với khách hàng có thời hạn còn lại 30 ngày; (10) Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn. Tỷ lệ khả năng chi trả được tính riêng theo từng đơn vị tiền tệ để phục vụ cho quản lý rủi ro thanh khoản, cụ thể là: ▪ Đối với VND: Tỷ lệ khả năng chi trả phải được duy trì ở mức tối thiểu là 50% đối với NHTM TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 40
- – và tối thiểu 20 % đối với TCTD phi ngân hàng. ▪ Đối với ngoại tệ: Tỷ lệ khả năng chi trả phải được duy trì ở mức tối thiểu 10% đối với NHTM, tối thiểu 5% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD phi ngân hàng. Khi một NHTM hoặc TCTD phi ngân hàng không đảm bảo tỷ lệ quy định nói trên thì rủi ro thanh khoản có khả năng xảy ra trong 30 ngày tiếp theo đối với NHTM hoặc TCTD phi ngân hàng đó. Trong trường hợp này, các NHTM, TCTD phi ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để duy trì tỷ lệ chi trả theo quy định. Hai là, Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Positin – NPL) Trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa cung thanh khoản (Liquidity Suply) và cầu thanh khoản (Liquidity Demand) tại một thời điểm xác định. NPL được xác định theo công thức: NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Trong đó: + Tổng cung thanh khoản (Total Liquidity Supply) là toàn bộ nguồn thanh khoản mà ngân hàng có thể sử dụng để đáp ứng như cầu thanh khoản phát sinh. Đó là toàn bộ tài sản tài chính có tính thanh khoản cao sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu thanh khoản phát sinh. Tổng cung thanh khoản Tiền mặt (1), Tiền gửi tại SBV và tại các TCTD (2), GTCG ngắn hạn (3), Các nguồn cung thanh khoản khác (4). + Tổng cầu thanh khoản (Total Liquidity Demand) là nhu cầu chi trả mà ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng, gồm: Khách hàng rút tiền (1), Cấp tín dụng cho khách hàng (2), Trả nợ các khoản vay đáo hạn (3), Các khoản chi trả về dịch vụ (4), Chi lương, phụ cấp cho CBNV (5). Trạng thái thanh khoản ròng có thể xảy ra một trong 3 trường hợp: Một là, NLP > 0 (Cung thanh khoản > Cầu thanh khoản): Khi trạng thái này xuất hiện, ngân hàng đang trong trạng thái thừa thanh khoản, gọi là thặng dư thanh khoản (Liquidity Surplus). Khi có thặng dư thanh khoản, nếu thặng dư đó thuộc các khoản mục dự trữ sơ cấp (tiền mặt, tiền gửi) sẽ là tình trạng không có lợi cho kinh doanh, vì dự trữ sơ cấp là tài sản không sinh lời. Trong trường hợp này, tùy theo tình trạng thừa thanh khoản như thế nào để có thể xử lý một cách hiệu quả nhất với tầm nhìn của nhà quản trị quyết đoán. Tức là cần quyết định phải làm gì cho có lợi nhất đối với số thừa thanh khoản này. • Nếu thừa thanh khoản với giá trị không lớn, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhưng không đáng kể thì có thể giữ nguyên trạng thái này. • Nếu thừa thanh khoản với giá trị lớn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, cần phải có biện pháp khắc phục để giảm thặng dư thanh khoản, nhưng vẫn tạo ra tài sản sinh lời. Có thể xử lý theo hướng: - Đầu tư tài chính ngắn hạn bằng việc tham gia đấu thầu mua giấy tờ có giá trên thị trường mở; đầu tư vào các công cụ của thị trường tiền tệ; cho vay qua đêm trên thị trường tiền tệ; cho vay ngắn hạn thông qua thị trường tiền tệ. - Cơ cấu lại thanh khoản thừa để sinh lợi, bằng việc chuyển đổi dự trữ sơ cấp thành dự trữ thứ cấp qua việc mua Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng Trung ương. Hai là, NLP < 0 (Cung thanh khoản < Cầu thanh khoản): Ngân hàng đang ở trong trạng thái thiếu hụt thanh khoản (Liquidity Deficit). Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng bắt buộc phải áp dụng các biện pháp để bổ sung thanh khoản với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất có thể. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 41
- – • Nếu thiếu hụt thanh khoản với giá trị nhỏ, không đáng kể, ngân hàng có thể giữ nguyên trạng thái này nhưng không để tình trạng thiếu hụt tăng thêm. • Nếu thiếu hụt thanh khoản với giá trị khá lớn, nhất thiết phải có biện pháp khắc phục ngay theo hướng: - Cơ cấu lại dự trữ cho hợp lý: Nhanh chóng chuyển đổi dự trữ thứ cấp (những tài sản tài chính) thành dự trữ sơ cấp, bằng cách bán những công cụ này với phương thức giao dịch hợp lý và có lợi. Chuyển đổi khoản mục đầu tư bằng cách bán giấy tờ có giá dài hạn, lấy tiền mua giấy tờ có giá ngắn hạn để gia tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính, chuyển từ dự trữ thứ cấp sang dự trữ sơ cấp. - Tăng cường huy động vốn bằng chính sách lãi suất, khuyến mãi, dự thưởng. Khi thanh khoản thiếu hụt với mức độ lớn và có khả năng gây phản ứng dây chuyền, bắt buộc ngân hàng phải ra sức huy động vốn bằng các công cụ linh hoạt. - Vay trên thị trường tiền tệ: Vay Ngân hàng Trung ương dưới hình thức vay cầm cố chứng từ có giá, vay chiết khấu và tái chiết khấu có kỳ hạn, hoặc vay lại theo hồ sơ tín dụng. Vay các TCTD khác thông qua thị trường liên ngân hàng. Ba là, NLP = 0 (Cung thanh khoản = Cầu thanh khoản): Ngân hàng đang ở trong trạng thái cân bằng thanh khoản (Liquidity Balance). Đây là trường hợp khá lý tưởng. Khi cung cầu thanh khoản cân bằng, rủi ro thanh khoản sẽ không có khả năng xảy ra, trừ những biến động bất thường của thị trường tiền tệ. Ngoài ra, rủi ro thanh khoản còn được đánh giá gián tiếp qua một số chỉ tiêu khác như: • Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn (thời hạn < 12 tháng) được sử dụng để cho vay trung và dài hạn (từ 12 tháng trở lên) Tỷ lệ này được quy định nhằm hạn chế sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Sự mất cân xứng về kỳ hạn này được coi là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản của NHTM. Tỷ lệ này cần được giảm dần để giảm bớt bất cân xứng về kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng vốn (năm 2016: 60%, năm 2017: 50%, năm 2018: 45%, từ năm 2019 là 40%). Đồng thời tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ cũng được điều chỉnh tăng để gia tăng tính thanh khoản của khoản mục đầu tư. • Tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi Tỷ lệ dự nợ cho vay so với tổng tiền gửi có liên quan gián tiếp rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản tỷ lệ thuận với L/D, do đó tùy tình hình mà có thể quy định tỷ lệ này cao thấp khác nhau trong từng giai đoạn. Tỷ lệ này được quy định như sau: Đối với NHTM Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ này không quá 90%; đối với các loại hình ngân hàng còn lại, tỷ lệ này không quá 80%. • Tỷ lệ Vốn tự có trên tổng tài sản Có rủi ro Tất cả các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức ≥ 9%. 3. Những vấn đề cần thiết trong quản trị rủi ro thanh khoản Quản trị rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk Management) là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc thanh khoản của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn với mục tiêu cao nhất là bảo đảm và duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng. Quản trị rủi ro thanh khoản trong NHTM là hoạch định và thực thi chính sách của ngân hàng để quản lý có hiệu quả cấu trúc thanh khoản, không để xảy ra rủi ro thanh khoản trong bất kỳ tình huống nào. Quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ là giải pháp để ngăn ngừa rủi ro thanh khoản mà TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 42
- – còn là giải pháp làm chủ tình huống khi rủi ro thanh khoản xảy ra. Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro thanh khoản là ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đồng thời sẵn sàng phương án can thiệp cụ thể khi rủi ro thanh khoản diễn ra với mức độ nghiêm trọng để giữ vững an toàn hệ thống. Quản trị rủi ro thanh khoản cần giải quyết hài hòa hai vấn đề sau đây: Thứ nhất: Cung thanh khoản và cầu thanh khoản thường xuyên biến động theo những chiều hướng nhất định theo diễn biến của thị trường tiền tệ và tình hình của nền kinh - tế xã hội. Do đó, trong thực tiễn, rất ít trường hợp tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản, hai đại lượng này luôn có sự chênh lệch. Do đó, các NHTM phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Thứ hai: Trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thanh khoản và khả năng sinh lời (Profitability) là hai đại lượng biến động ngược chiều, tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; Một nguồn vốn nào đó có tính thanh khoản cao thì chi phí huy động càng lớn, từ đó nếu sử dụng nguồn này vào kinh doanh sẽ làm giảm khả năng sinh lời. Đây chính là mâu thuẫn luôn tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng. Các NHTM cần dự trữ thanh khoản để đáp ứng những chi phí thường xuyên phát sinh kể cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, chẳng hạn như tình trạng rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Thực tế đã có những vụ việc điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng và thiếu hụt thanh khoản sẽ xảy ra ngay cả khi ngân hàng đó đang hoạt động kinh doanh bình thường. Nguy cơ sụp đổ do mất khả năng thanh khoản trở nên gần hơn. Tuy nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn đưa đến sự sụp đổ của ngân hàng, nhưng chắn chắc ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với khó khăn thanh khoản không lường trước, điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, nghĩa là một số nhu cầu thanh khoản phát sinh ngoài dự kiến gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng, khi đó ngân hàng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ các ngân hàng khác. Ngoài ra, yếu tố thời vụ, chu kỳ kinh doanh cũng rất quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn. Việc tính toán dự báo kế hoạch hóa được nhu cầu thanh khoản, sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc tạo nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu. Như vậy, quản trị rủi ro thanh khoản phải trở thành nhiệm vụ được quan tâm và xử lý không những trong từng ngân hàng mà còn cả hệ thống ngân hàng. Quản trị rủi ro thanh khoản cần lưu ý các vấn đề sau: • Quản trị thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện cả trong trường hợp dư thừa và thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản. Nghĩa là trong quản trị rủi ro thanh khoản phải đồng thời quan tâm đến hai mặt của vấn đề là quản trị thiếu hụt thanh khoản và quản trị dư thừa thanh khoản, chứ không chỉ thuần túy là quản trị thiếu hụt thanh khoản. • Quản trị thanh khoản cần giải quyết mối quan hệ và sự hài hòa giữa khả năng sinh lời của tài sản và khả năng thanh khoản của tài sản. Tức là đồng thời giải quyết vấn đề thanh khoản và khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. • Quản trị rủi ro thanh khoản vừa phải được tổ chức thực hiện trên toàn hệ thống, vừa phải được thực hiện, xử lý trong từng chi nhánh của mỗi NHTM, có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tích cực và đồng bộ trong quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 43
- – • Quản lý thanh khoản được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản. Quản lý thanh khoản được thực hiện theo quy trình nhất định, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào quá trình này cũng như các giới hạn thực hiện của mỗi bộ phận, bên cạnh đó cũng quy định rõ trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện các hạn mức được giao. • Cần có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phương pháp phân tích thanh khoản động trong quản trị rủi ro thanh khoản. Trong đó, phân tích thanh khoản tĩnh là dựa trên số liệu thực tế được thống kê tại một thời điểm nhất định để đánh giá mức độ rủi ro. Trong khi phân tích thanh khoản động không những dựa trên số liệu thực tế mà còn dựa trên dự báo biến động nguồn cung và cầu thanh khoản trong tương lai để đánh giá mức độ rủi ro để chủ động đối phó tình huống. Vì vậy cần kết hợp cả hai phương pháp phân tích thanh khoản để phục vụ quản trị rủi ro thanh khoản sẽ có hiệu quả hơn. 3. Kết hợp các phương pháp phân tích thanh khoản trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam Trong quản trị rủi ro thanh khoản có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, tức là tiếp cận nguồn cung thanh khoản và nhu cầu thanh khoản để xác định độ lệch thanh khoản, từ đó có giải pháp cụ thể để xử lý độ lệch này; Phương pháp cấu trúc nguồn vốn, tức là dựa trên tính ổn định của từng loại nguồn vốn để xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản hợp lý cho từng loại nguồn. Phương pháp này mang nặng tính lý thuyết, giá trị thực tiễn không cao; Phương pháp xác suất tình huống là phương pháp theo đó nhà quản trị sẽ đưa ra dự báo các tình huống với các cấp độ có thể xảy ra đối với nguồn vốn. Từ dự báo đó sẽ đề ra biện pháp đối phó khi rủi ro thanh khoản xảy ra. Phương pháp này không có tính hiện thực vì phụ thuộc vào dự báo mang tính chủ quan; Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, là phương pháp dựa trên số bình quân toàn ngành của chỉ số thanh khoản để áp dụng trong quản trị thanh khoản. Trong các phương pháp nói trên, phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (Weigh the Liquidity Index - WLI) là phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và là phương pháp thích hợp trong giai đoạn hiện nay có tính ưu việt, có tính thực tiễn hơn. Phương pháp này dựa trên cơ sở thông tin thực tế về chỉ số thanh khoản của ngành. Từ tham chiếu đó để áp đặt hoặc duy trì chỉ số thanh khoản phù hợp với tình hình thực tế của mỗi ngân hàng. Chỉ số thực tế cần duy trì có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng chỉ số bình quân toàn ngành tùy theo tình hình thực tế của mỗi ngân hàng, tình hình thị trường tiền tệ tại thời điểm áp dụng. Các chỉ số thanh khoản này gồm: + Các chỉ số tác động gián tiếp gồm 2 chỉ số: Vốn tự có/Tổng nguồn HĐ (H1); Vốn tự có/Tổng TS (H2). + Các chỉ số tác động trực tiếp, gồm 5 chỉ số: Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) = [Tiền mặt + Tiền gửi/Tổng tài sản; Chỉ số năng lực cho vay (H4) = Tổng dư nợ/Tổng tài sản; Chỉ số Dư nợ/Tiền gửi (H5) = Tổng dư nợ/Tiền gửi của KH; Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) = [CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán]/Tổng tài sản; Chỉ số trạng thái ròng (H7)= Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD; Chỉ số Dự trữ sơ cấp/Tiền gửi KH (H8) = [Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD]/Tiền gửi của KH. Dựa vào báo cáo tài chính thường niên của hơn 30 ngân hàng năm 2017, 2018 nhóm tác giả tổng hợp kết quả theo bảng dưới đây. Bảng 1: Chỉ số thanh khoản, chỉ số rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam ĐVT: % TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 44
- – 2017 2018 hỉ số hấp Cao Trung hấp Cao Trung nhất nhất bình nhất nhất bình H1: Vốn tự có/Tổng HĐ 8,1 32,8 20,8 8,9 34,2 21,9 H2: Vốn tự có/Tổng TS 5,2 38,8 13,0 5,6 39,2 13,7 H3: [C + D)/Tổng TS 11,9 27,8 16,7 12,2 26,9 15,3 H4:Tổng dư nợ/Tổng TS 52,7 72,9 70,2 56,2 73,6 63,2 H5: Dư nợ/Tiền gửi 66,2 91,9 88,9 63,9 89,9 85,8 H6: CK thanh khoản 6,2 32,7 7,0 6,4 32,9 6,8 H7: Trạng thái ròng 2,9 20,7 11,4 2.7 23,1 11,6 5H8:DTSC / Tiền gửi KH 12,6 36,8 27,1 12,5 36,2 26,1 LRR: Tỷ lệ DT thanh khoản* 13,6 58,2 35,9 12,5 47,9 36,2 PCR: KNCT trong 30 ngày * 55,2 125,1 90,1 66,1 121,8 88,2 NPL: Trạng thái TK ròng * 8,8 29,8 22,4 8,4 31,3 23,9 Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên 2017, 2018 của các NH và tính toán của nhóm tác giả Tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định của SBV là ≥ 10% Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (đối với VND) theo quy định của SBV là ≥ 50% Trạng thái thanh khoản ròng không được thiếu hụt (cung TK ≥ Cầu TK) Thực tế về tình hình rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy: + Đối với phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (H1 – H8): Có sự chênh lệch lớn giữa mức thấp nhất và mức cao nhất, có biên độ khá lớn so với mức bình quân ngành. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào xảy ra rủi ro thanh khoản. + Đối với các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản (LRR, PCR, NPL): Thực tế cho thấy, tất cả đều đáp ứng yêu cầu với mức độ khá cao, thậm chí rất cao đối với một số ngân hàng. Điều này cho thấy hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản chưa thật sự hiệu quả, tuy có lợi về quản trị rủi ro thanh khoản, nhưng nếu thặng dư thanh khoản nhiều đồng nghĩa với tài sản có sinh lời ít, sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, có khi bị sụt giảm. Như vậy, với phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản trong quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam cho thấy, phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh vẫn là phương pháp truyền thống được áp dụng khá phổ biến để quản trị rủi ro thanh khoản hiện nay. Song song với phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh, phương pháp phân tích thanh khoản trạng thái động đang được từng bước áp dụng trong vài năm trở lại đây tại các ngân hàng, nhưng ở mức độ đối phó là chính. Đối với phân tích thanh khoản trạng thái tĩnh cho thấy tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản chưa gây áp lực lớn trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp khó lường cả trên bình diện quốc tế và trên bình diện quốc nội. Từ đó có thể kéo theo sự phức tạp khó khăn trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong dự báo tình hình đó, cần kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phương pháp phân tích thanh khoản động (phân tích thanh khoản theo dự báo cung cầu thanh khoản với thời hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng đến 1 năm, 2 năm ) để quản trị rủi ro thanh khoản với kỳ vọng đạt được hiểu quả tối ưu không những cho cả hệ thống ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội. Phương pháp phân tích thanh khoản động hiện chỉ mới bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày, những dự báo thời hạn dài hơn trong phân tích thanh khoản động chưa thực sự trở thành công cụ quản lý song hành cùng công cụ truyền thống trong quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 45
- – 4. Kết luận Dựa vào cơ sở lý thuyết được trình bày như trên, kết hợp với thông tin số liệu tổng hợp từ thực tiễn, có thể nói rủi ro thanh khoản và vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản đã và đang được quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau. Ở tầm quản lý vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò điều tiết vĩ mô lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Chắc chắn phải tăng cường hơn nữa vai trò quản lý bằng việc ban hành quy chế quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát để quản trị rủi ro thanh khoản ngày càng đi vào nề nếp, ổn định mang lại kết quả tích cực cho thị trường tài chính Việt Nam, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở tầm vi mô, các NHTM, với vai trò trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế thị trường sẽ là cầu nối, chuyển hóa nguồn vốn tiền tệ của nền kinh tế xã hội thành vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Nhưng gắn với quá trình đó, các ngân hàng phải tăng cường quản trị rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản, qua đó góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. [3]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [4]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNNngày 21/01/2013. [5]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 36 /2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hành Nhà nước Việt Nam quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [6]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 08/2010/TT- NHNN ngày 20 /11/2014 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. gày nhận: 29/8/2019 gày duyệt đăng: 09/9/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 46