Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè

pdf 67 trang Gia Huy 24/05/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cho_vay_ngan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÁI BÈ Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: TS HỒ THIỆN THÔNG MINH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ YẾN NHI MSSV: 1154020680 Lớp: 11DTNH3 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Cái Bè, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi ii
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy cô trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM cũng nhƣ sự động viên, ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện báo cáo này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Hồ Thiện Thông Minh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài báo cáo này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy cô trong khoa Kế toán - tài chính ngân hàng trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài báo cáo này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những ngƣời đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập qua. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài báo cáo này một cách hoàn chỉnh. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Ký tên Nguyễn Thị Yến Nhi iii
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CN Chi nhánh DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân ĐT Đầu tƣ ĐVT Đơn vị tính HUTECH Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng PGD Phòng giao dịch SCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lƣu động UBND Uỷ ban nhân dân VBARD Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) VCSH Vốn chủ sở hữu v
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng 3 1.1.1 Tín dụng 3 1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng 3 1.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng 3 1.1.1.2.1 Tiền cho vay phải đƣợc hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi 4 1.1.1.2.2 Vốn vay phải có giá trị tƣơng đƣơng làm đảm bảo 4 1.1.1.2.3 Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trƣớc (vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích) 4 1.1.2 Tín dụng ngân hàng 5 1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 5 1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 5 1.1.2.2.1. Theo mục đích tín dụng 5 1.1.2.2.2 Theo thời hạn tín dụng 6 1.1.2.2.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 6 1.1.2.2.4 Theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay 6 1.1.2.2.5 Theo xuất xứ tín dụng 7 1.1.2.3 Quy trình tín dụng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 7 1.1.2.3.1 Thẩm định và xét duyệt tín dụng 7 1.1.2.3.2 Thỏa thuận và ký kết hợp đồng lao động 8 1.1.2.3.3 Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi lãi và nợ vay 8 1.2 Các phƣơng thức cho vay và những khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 8 1.2.1 Khái niệm cho vay 8 1.2.2 Các phƣơng thức cho vay áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 9 1.2.2.1 Cho vay từng lần 9 vi
  6. 1.2.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 9 1.2.2.3 Cho vay theo dự án đầu tƣ 9 1.2.2.4 Cho vay trả góp 10 1.2.2.5 Cho vay hợp vốn 10 1.2.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 10 1.2.2.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 10 1.2.2.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi 10 1.2.3 Những khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 11 1.2.3.1 Doanh số cho vay 11 1.2.3.2 Doanh số thu nợ 11 1.2.3.3 Dƣ nợ cho vay 11 1.2.3.4 Nợ xấu 11 1.2.3.5 Mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay 12 1.2.4 Hoạt động huy động vốn 13 1.2.4.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 13 1.2.4.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 14 1.2.4.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ Ngân hàng Nhà nƣớc 15 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÁI BÈ 16 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 16 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 16 2.1.1.1 Giới thiệu chung và sơ lƣợc về lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 16 2.1.1.1.1 Giới thiệu chung 16 2.1.1.1.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển 17 2.1.1.1.3 Những thành tựu đạt đƣợc 18 2.1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 19 vii
  7. 2.1.2 Cơ cấu tổ cức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 19 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 19 2.1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 20 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014 21 2.1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 21 2.1.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 22 2.1.4 Các phƣơng thức cho vay đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014 22 2.1.5 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong năm 2015 23 2.2 Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 24 2.2.1 Tình hình dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014 24 2.2.2 Tình hình dƣ nợ cho vay ngắn hạn phân theo loại hình khách hàng giai đoạn 2012-2014 27 2.2.3 Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 30 2.2.4 Tình hình thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 33 2.2.5 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 36 2.2.6 Tình hình nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 39 2.2.7 Thực tế mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay 42 2.2.8 Nhận xét về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014 43 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 45 3.1 Nhận xét 45 3.1.1 Ƣu điểm 45 3.1.2 Nhƣợc điểm 45 3.2 Giải pháp 46 3.2.1 Nhóm giải pháp rủi ro 47 viii
  8. 3.2.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 47 3.2.1.2 Cần nâng cao chất lƣợng trong khâu thẩm định tín dụng 47 3.2.1.3 Quản lý và theo dõi chặt chẽ khoản vay 48 3.2.2 Nhóm giải pháp khách hàng 49 3.2.2.1 Cần đƣa ra những sản phẩm vay thu hút khách hàng doanh nghiệp 49 3.2.2.2 Cần phân bổ địa bàn cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 50 3.2.2.3 Khai thác các khách hàng là doanh nghiệp tiềm năng 50 3.2.3 Nhóm giải pháp tài sản đảm bảo 51 3.3 Kiến nghị 52 3.3.1 Đối với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 52 3.3.1.1 Cần cải cách thủ tục và điều kiện vay vốn 52 3.3.1.2 Cần tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nội bộ 52 3.3.1.3 Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ 52 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Cái Bè 53 3.3.2.1 Chú trọng công tác quảng cáo, xây dựng hình ảnh 53 3.3.2.2 Chú trọng công tác quản lý phòng giao dịch 53 3.3.2.3 Xây dựng công tác công đoàn vững mạnh 53 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 ix
  9. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 21 2012 – 2014 Bảng 2.2 Các phƣơng thức cho vay đƣợc áp dụng 23 Bàng 2.3 Dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014 24 Bảng 2.4 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay 26 Bảng 2.5 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn phân theo loại hình khách hàng 27 Bảng 2.6 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay ngắn hạn 29 Bảng 2.7 Dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh của DN 31 Bảng 2.8 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh 33 doanh Bảng 2.9 Tình hình thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp 34 Bảng 2.10 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai 37 đoạn 2012-2014 Bảng 2.11 So sánh mức tăng trƣởng doanh số cho vay ngắn hạn 39 Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu trong cho vay ngắn hạn với DN 40 Bảng 2.13 Thực tế mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu 42 nợ và dƣ nợ cho vay x
  10. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ, biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay 25 Biểu đồ 2.2 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn giai đoạn 2012 - 2014 28 Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh 31 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh 34 nghiệp Biểu đồ 2.5 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai 38 đoạn 2012-2014 Biểu đồ 2.6 Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp 41 Sơ đ 20 ồ 1.1 Cơ cấu tổ chức tại NH Agribank - CN Cái Bè xi
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc ta – trong hành trình 70 năm, kể từ mùa thu năm 1945, đã trải qua 30 năm chiến tranh vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến Việt Nam nhƣ một bằng chứng về sự thành công trong công cuộc chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đƣơng đại. Tuy vẫn là một nƣớc nghèo, nhƣng qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, cùng với chính sách, chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng, nền kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tiến đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Vị thế nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đã không ngừng nâng cao. Với nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh nhƣ thế thì nhiều công ty, doanh nghiệp lớn, nhỏ ồ ạt xuất hiện, đòi hỏi một nguồn vốn vô cùng lớn. Song song đó thì Ngân hàng thƣơng mại lại đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn.Theo đó, thì Nhà nƣớc ta đã có những chính sách gì để hỗ trợ các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn cũng nhƣ thúc đẩy đất nƣớc phát triển? Các ngân hàng thƣơng mại đã giải quyết vấn đề về vốn ra sao, sử dụng nguồn vốn nhƣ thế nào là hợp lý? Trong đó, chúng ta không thể không nói đến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - một ngân hàng quốc doanh, với mục đích phục vụ cho hoạt động nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì họ đã giải quyết vấn đề về vốn ra sao. Để làm rõ vấn đề này, tôi chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè” để có thể hiểu rõ và đi sâu hơn về tình hình kinh tế đất nƣớc hiện nay, cũng nhƣ những hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại. Từ đó có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân cũng nhƣ chuyên ngành mà mình đang theo học. Trang 1
  12. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, thực trạng của nó tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế nƣớc ta, cũng nhƣ thực tế hoạt động tại ngân hàng thƣơng mại. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ nội dung đề tài, bài báo cáo sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích số liệu, phƣơng pháp so sánh. 4. Phạm vi nghiên cứu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namtrong giai đoạn 2012 – 2014. 5. Kết cấu đồ án Gồm 5 phần LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp CHƢƠNG 2: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè CHƢƠNG 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị KẾT LUẬN Trang 2
  13. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng 1.1.1 Tín dụng 1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng đƣợc đƣa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau: “ Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.” Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng nhƣ là “Một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau: - Ngƣời cho vay chuyển giao cho ngƣời đi vay một lƣợng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dƣới hình thái tiền tệ hoặc dƣới hình thái hiện vật nhƣ: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản. - Ngƣời đi vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời cho vay. - Giá trị hoàn trả thông thƣờng lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác ngƣời đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. 1.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng Tín dụng ngân hàng đƣợc thực hiện trên 3 nguyên tắc sau: Trang 3
  14. 1.1.1.2.1 Tiền cho vay phải đƣợc hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không đƣợc thực hiện đầy đủ. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không đƣợc hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định, cam kết này đƣợc ghi trong hợp đồng vay nợ. 1.1.1.2.2 Vốn vay phải có giá trị tƣơng đƣơng làm đảm bảo Trong nền kinh tế thị trƣờng các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tƣơng đối. Trong môi trƣờng kinh doanh nhƣ vậy, bảo đảm tín dụng đƣợc coi là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng nhƣ phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh. Các giá trị tƣơng đƣơng làm bảo đảm có thể là: vật tƣ hàng hóa trong kho, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dƣ trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bị nhận hàng hoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác thậm chí có thể là chính uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng và trong mối quan hệ quá khứ với ngân hàng. Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau. 1.1.1.2.3 Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trƣớc (vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích) Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phƣơng châm hoạt động của tín dụng. Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích nhƣ đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích đó đã đƣợc ngân hàng thẩm định. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm ngân hàng đƣợc quyền thu hồi nợ trƣớc hạn, trƣờng hợp khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quá hạn. Trang 4
  15. 1.1.2 Tín dụng ngân hàng 1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên có thể thấy tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung sau: Có sự chuyển nhƣợng tài sản từ ngƣời sở hữu (ngân hàng) sang ngƣời sử dụng (bên đi vay). Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960 trở về trƣớc hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã đƣợc các ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Sự chuyển nhƣợng này có thời hạn, thời hạn này phụ thuộc vào giá trị khoản vay, khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm về khách hàng, tài sản thế chấp Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí. Bên đi vay ngoài trách nhiệm phải hoàn trả vốn đi vay còn phải thanh toán cho ngân hàng một khoản lãi đó chính là chi phí của khoản vay. 1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau. 1.1.2.2.1. Theo mục đích tín dụng Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thƣơng mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nhƣ mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thƣờng của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Trang 5
  16. Cho thuê: gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc - thiết bị. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1.2.2.2 Theo thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm. Mục đích của loại cho vay này để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1-5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu đƣợc sử dụng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tƣ cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lƣu động thƣờng xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trƣờng hợp đặc biệt có thể lên đến 40 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng đƣợc cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1.1.2.2.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm nhƣ thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. 1.1.2.2.4 Theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là phi trả góp: là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thoả thuận. Trang 6
  17. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhƣng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của ngƣời đi vay. Đối với loại cho vay có thời hạn khách hàng có thể trả nợ trƣớc hạn, nhƣng ngân hàng đƣợc quyền thu lãi toàn bộ kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác. Cho vay không có thời hạn cụ thể: Đối với loại cho vay này thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc ngƣời đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo trƣớc một thời gian hợp lý, thời gian này có thể đƣợc thoả thuận trong hợp đồng. 1.1.2.2.5 Theo xuất xứ tín dụng Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho nguời có nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.1.2.3 Quy trình tín dụng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 1.1.2.3.1 Thẩm định và xét duyệt tín dụng Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định Thẩm định tín dụng Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay cụ thể của khách hàng, thu thập thông tin các thông tin liên quan và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng. Thẩm định tín dụng bao gồm: Thẩm định khách hàng: tƣ cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh Thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng Thẩm định tài sản đảm bảo: Việc thẩm định tài sản đảm bảo cần thể hiện qua báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo Trang 7
  18. Sau khi lập báo cáo thẩm định, cán bộ tín dụng chuyển báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn của khách hàng chuyển đến lãnh đạo phòng tín dụng xem xét, và kiểm tra lại báo cáo thẩm định tín dụng Phê duyệt Cán bộ tín dụng sau đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục cho vay, sẽ trình hồ sơ khoản vay lên cấp phê duyệt sau khi đã có kiểm soát của lãnh đạo phòng tín dụng. 1.1.2.3.2 Thỏa thuận và ký kết hợp đồng lao động Lập thông báo tín dụng và thỏa thuận với khách hàng: Cán bộ tín dụng thực hiện lập Thông báo tín dụng và gửi đến khách hàng (sau khi khoản vay đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt) về việc thông báo chấp thuận hay không chấp thuận khoản vay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung. Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khoản vay Sau khi cán bộ tín dụng đã chuẩn bị và soạn thảo hợp đồng tín dụng cũng nhƣ khách hàng đã bổ sung các giấy tờ cần thiết, thì cán bộ tín dụng sẽ hẹn khách hàng đến ngân hàng cả hai cùng ký kết hợp đồng tín dụng. 1.1.2.3.3 Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi lãi và nợ vay Cán bộ tín dụng tiến hành các thủ tục và hoàn thiện hồ sơ giải ngân cho khách hàng vào tài khoản hoặc nhận tiền mặt. Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và các hoạt động theo dõi, quản lý hoạt động của khách hàng vay theo quy đinh Định kỳ theo đúng quy định về các điều khoản trả lãi vay, cán bộ tín dụng cần đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trƣớc 5 ngày, để khách hàng có thời gian chuẩn bị. Đến hạn hợp đồng, nếu khách hàng hoàn trả đủ số vốn và lãi vay thì thanh lý hợp đồng tín dụng. 1.2 Các phƣơng thức cho vay và những khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm cho vay Có rất nhiều khái niệm cho vay, mỗi khái niệm, thể hiện một quan điểm khác nhau, mỗi khía cạnh khác nhau. Nhƣng nhìn chung vẫn thể hiện mối quan hệ giữa hai bên và đƣợc ràng buộc bởi một cơ chế tín dụng. Trang 8
  19. “Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả” (theo Wikipedia-Bách khoa toàn thƣ mở) Hay “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” (Nguyễn Minh Kiều, 2012) Thuật ngữ “cho vay” ở đây dùng để chỉ quan hệ cấp tín dụng bằng tiền giữa tổ chức tín dụng (với tƣ cách là bên cho vay) với một bên là các tổ chức, cá nhân (với tƣ cách là bên đi vay) nhằm thỏa mãn nhu cầu vè vốn cho các chủ thể này để đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hoạt động cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc các tổ chức tín dụng tiến hành ký kết các hợp đồng tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong suốt quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay. Cho vay là hoạt động cấp tín dụng chủ yếu của các tổ chức tín dụng theo các thời hạn khác nhau nhƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Sỡ dĩ, hoạt động cho vay là hoạt động cấp tín dụng chủ yếu của tổ chức tín dụng vì đối tƣợng của hoạt động cho vay là vốn tiền tệ nên bên đi vay có thể sử dụng tiền vay vào nhiều mục đích khác nhau. 1.2.2 Các phƣơng thức cho vay áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 1.2.2.1 Cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Ngân hàng áp dụng phƣơng thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. 1.2.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng đƣợc áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên. 1.2.2.3 Cho vay theo dự án đầu tƣ Trang 9
  20. Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống. 1.2.2.4 Cho vay trả góp Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 1.2.2.5 Cho vay hợp vốn Ngân hàng cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng; trong đó, ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp 1.2.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sang cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tƣ phát triển hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh. Khách hàng có quyền rút vốn trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng tín dụng dự phòng. Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả phí cam kết theo mức quy định của ngân hàng 1.2.2.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 1.2.2.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiến có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, đối với hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thì thƣờng các ngân hàng áp dụng phƣơng thức cho vay từng lần và theo hạn mức tín dụng. Trang 10
  21. 1.2.3 Những khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 1.2.3.1 Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thƣơng mại nào. Bởi nhờ vào hoạt động cho vay mà ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng, để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp lại chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Và doanh số cho vay chính là tổng số vốn vay mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng khi đã hoàn thành thủ tục, hồ sơ vay vốn. 1.2.3.2 Doanh số thu nợ Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay và cho vay. Bất cứ một khoản vay nào ngân hàng dù đóng vai trò là ngƣời đi vay hay cho vay đều phải trả lãi vay. Và đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải đƣợc bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ vẫn phải trả lãi.Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro. Vốn mà ngân hàng cho vay liệu có thu hồi đúng hạn hay không, có thu hồi đƣợc toàn bộ hay không và cũng có thể không thể thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu nợ đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu. Doanh số thu nợ đƣợc hiểu là tổng số vốn vay mà ngân hàng đã thu hồi đƣợc từ ngƣời đi vay của ngân hàng. Tuy doanh số thu nợ chƣa thể khẳng định hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng đã gián tiếp thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng, thể hiện đƣợc mức độ quan trọng trong khâu thẩm định của ngân hàng. 1.2.3.3 Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay thể hiện thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dƣ nợ cho vay chính là tổng số vốn vay mà ngƣời đi vay còn nợ ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại. Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. 1.2.3.4 Nợ xấu Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dƣới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thƣờng xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả Trang 11
  22. lãi và gốc trên thƣờng quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thƣờng là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ƣớc tính trƣớc những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trƣớc. 1.2.3.5 Mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay Dƣ nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ = Dƣ nợ cuối kỳ Công thức trên thể hiện mối quan hệ giữa dƣ nợ cho vay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, nó thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Từ dƣ nợ của kỳ trƣớc công thêm phần doanh số cho vay của kỳ này và trừ vào doanh số thu đƣợc nợ ta sẽ có dƣ nợ cuối kỳ. Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn vay Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dƣ nợ thƣờng gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng 1/2 vốn huy động đƣợc. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động đƣợc. Ta có công thức sau: Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tƣ vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dƣ nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Ta có công thức sau: Trang 12
  23. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Thông thƣờng chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thƣờng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ lớn thì nó phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngƣợc lại. Ta có công thức sau: 1.2.4 Hoạt động huy động vốn 1.2.4.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi chủ sở hữu có nhu cầu rút vốn.Vốn này luôn biến động nên ngân hàng không đƣợc sử dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại chủ yếu bao gồm: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn), huy động từ các tầng lớp dân cƣ (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu) và nguồn vốn đi vay. Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tƣợng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng huy động số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ vào thanh toán, ngân hàng có thể tận dụng những lúc tạm thời nhàn rỗi số dƣ này để biến chúng trở thành nguồn vốn của ngân hàng. Tài khoản tiền gửi thanh toán là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không cần báo trƣớc cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền Trang 13
  24. gửi này. Do đó, đối với loại tiền gửi này ngân hàng thƣờng trả lãi suất thấp hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đƣợc dùng cho đối tƣợng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhƣng không thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tƣơng lai. Đối với loại tiền gửi này khách hàng cũng có thể rút bất cứ lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đó cũng giống nhƣ tiền gửi thanh toán, ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiết kiệm định kỳ: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ đƣợc thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền trong tƣơng lai. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thƣờng xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức này là lợi tức có đƣợc theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đƣợc khách hàng. Mức lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao hơn mức lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn và thay đổi tuỳ theo loại kỳ hạn gửi, tuỳ theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm hay còn tuỳ theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: Căn cứ vào thời hạn: có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9-12 tháng và trên 12 tháng. Căn cứ vào phƣơng thức trả lãi có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ hay tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ. Các loại tiết kiệm khác: Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, các ngân hàng thƣơng mại còn thu hút khách hàng bằng nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác nhƣ tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thƣởng, tiết kiệm an khang 1.2.4.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng thƣơng mại còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn Trang 14
  25. trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngƣời mua. Một giấy tờ có giá thƣờng kèm theo các thuộc tính sau: Mệnh giá: là số tiền gốc đƣợc in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ. Lãi suất đƣợc hƣởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho ngƣời mua giấy tờ có giá đƣợc hƣởng. Qua phát hành giấy tờ có giá ngân hàng có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc huy động vốn trung dài hạn. Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dƣới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn các ngân hàng thƣơng mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. 1.2.4.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ Ngân hàng Nhà nƣớc Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại, qua tài khoản này ngân hàng thƣơng mại có thể huy động vốn giống nhƣ đối với các tổ chức kinh tế bình thƣờng. Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thƣơng mại dƣới hình thức cho vay. Trang 15
  26. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÁI BÈ 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 2.1.1.1 Giới thiệu chung và sơ lƣợc về lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2.1.1.1.1 Giới thiệu chung Agribank hiện nay là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và cả số lƣợng khách hàng tính đến ngày 31/12/2014, Agribank vẫn khẳng định đƣợc vị thế dẫn đầu của mình trên nhiều phƣơng diện với: Tổng tài sản đạt 762.869 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đạt 690.191 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ: 605.324 tỷ đồng. Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên. Logo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ý nghĩa: logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nƣớc Việt Nam, biểu tƣợng logo phù hợp với phần tên của ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development), với câu định vị thƣơng hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng”. Trang 16
  27. Hiện nay, Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành “Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng”(IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Agribank là ngân hàng luôn luôn dẫn đầu tại Việt Nam hiện nay trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Agribank luôn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp phát triển an ninh xã hội của đất nƣớc nhƣ: ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang và sẽ không ngừng nổ lực duy trì sự phát triển để đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nƣớc trong tƣơng lai. 2.1.1.1.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/3/1988, theo quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trƣởng Bộ (nay là Chính phủ) về việc thành lập ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, và tuân thủ theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng kí Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1994 đổi mới hệ thống quản lí của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mƣu và cấp trực tiếp kinh doanh. Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam kí Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trang 17
  28. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và kinh doanh đối ngoại, và nhanh chóng trở thành đối tác quan trọng của nhiều tổ chức tín dụng tầm cỡ trên thế giới. Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cáo chất lƣợng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình ngân hàng thƣơng mại hiện đại. Tính đến năm 2004, sau 4 năm nổ lực triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã đƣợc lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vố điều lệ, xử lí trên 90% nợ tồn động. Năm 2008 là năm lịch sử đối với Ngân hàng, ghi dấu son cho chặn đƣờng 20 năm xây dựng và không ngừng trƣởng thành của Agribank. Đồng thời cũng là năm có tính chất quyết định, đánh dấu mốc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trƣờng Đảng, Chính phủ. Năm 2011, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2012, vƣợt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. 2.1.1.1.3 Những thành tựu đạt đƣợc Với sự nổ lực phấn đấu không ngừng, Agribank đã vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cáo quý. Với những thành tựu đạt đƣợc, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ tới thăm và làm việc. Tổng Bí thƣ biểu dƣơng những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hƣớng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Trang 18
  29. 2.1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè Tháng 07/1975, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cái Bè đƣợc thành lập thông qua quyết định của Hội đồng bộ trƣởng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè là Ngân hàng chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Tiền Giang và mọi hoạt động đều thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Tiền Giang. Tọa lạc tại khu IA , thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang,Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cái Bè là đơn vị kinh doanh tiền tệ trong huyện với ba PGD đặt tại ba xã An Hữu, Hòa Khánh và Hậu Thành. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè ra đời giữa năm 1975, khi đất nƣớc vừa đƣợc giải phóng, nền kinh tế tràn ngập khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh để lại. Sau hơn 35 năm hoạt động, bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía Ngân hàng còn có sự đồng tình giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, đến nay Ngân hàng đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn ngày càng mở rộng. Agribank Cái Bè đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế của Huyện, luôn lấy phƣơng châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng” để phục vụ khách hàng. 2.1.2 Cơ cấu tổ cức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy tổ chức hiện tại của Agribank – Chi nhánh Cái Bè đƣợc tổ chức nhƣ sau: Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NH Agribank – CN Cái Bè Trang 19
  30. Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc PGD Phòng PGD Phòng PGD Phòng An nghiệp Hậu kế Hòa hành Hữu vụ Thành toán Khánh chính (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) 2.1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Ban giám đốc: gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm, giữ vai trò chỉ đạo trong ngân hàng, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc. Giám đốc: Ngƣời điều khiển hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là ngƣời đại diện cho ngân hàng theo pháp luật. Phó giám đốc: Ngƣời giúp việc trực tiếp cho giám đốc, là ngƣời do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các hoạt động kinh doanh, đƣợc ủy quyền của giám đốc về kí kết các hợp đồng ủy thác với các đối tác của ngân hàng. Phòng kế hoạch và kinh doanh: Chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn. Bên cạnh đó, có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đƣa ra kế hoạch hoạt động tín dụng. Phòng kế toán và ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ nhƣ: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu tiến hành mở tài khoản cho khách hành, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lƣợng vốn hoạt động của ngân hàng. Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở Trang 20
  31. điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng nhƣ điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh. Phòng hành chính và nhân sự: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thƣ theo quy định, giải quyết các vấn đề về lƣơng, khen thƣởng, hƣu trí, thôi việc, 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014 2.1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 Kết quả họat động kinh doanh của ngân hàng đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ VND Chênh lệch Chênh lệch Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (2013/2012) (2014/2013) Thu nhập 150,280 127,388 125,650 (22,892) (1,738) Chi phí 118,330 94,167 87,535 (24,163) (6,632) Lợi nhuận 31,950 33,221 38,115 1,271 4,894 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Theo đó, thu nhập của ngân hàng giảm dần qua từng năm, năm 2012, ngân hàng có mức thu nhập là 150,280 tỷ đồng, đến năm 2013, con số ấy giảm 22,892 tỷ đồng so với năm 2012, với mức thu nhập trong năm là 127,388 tỷ đồng. Đến năm 2014, thu nhập lại tiếp tục giảm 1,738 tỷ đồng so với năm 2013, đạt mức thu nhập là 125,650 tỷ đồng. Đồng thời chi phí qua các năm cũng giảm theo,tuy nhiên lợi nhuận tăng theo năm, ở năm 2012 lợi nhuận đạt mức 31,950 tỷ đồng, tăng 1,271 tỷ đồng ở năm 2013, với mức lợi nhuận là 33,221 tỷ đồng. Đến năm 2014, có mức lợi nhuận là 38,115 tỷ đồng, tăng 4,894 tỷ đồng so với năm 2013. Còn về chi phí của ngân hàng, cũng giảm theo thu nhập, qua bảng ta thấy chi phí ngân hàng qua các năm nhƣ sau: năm 2012 có mức chi phí là 118,330 tỷ đồng, qua đến năm 2013 là 94,167 tỷ đồng (giảm 24,163 tỷ đồng), qua đến năm 2014 tiếp tục giảm 6,632 tỷ đồng có mức chi phí là 87,535 tỷ đồng. Trang 21
  32. 2.1.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012- 2014 Agribank – Chi nhánh Cái Bè là chi nhánh cấp III với ba phòng giao dịch, trực thuộc Agribank – Chi nhánh Tiền Giang. Với nguồn vốn điều động lớn, thƣơng hiệu uy tín nhiều năm liền, vì vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt, đối với lợi nhuận của ngân hàng qua bảng số liệu ta có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng qua các năm. Qua đó nền kinh tế nƣớc ta trong giai đoạn 2012 – 2014, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hƣớng đẩy nhanh tăng trƣởng nhƣng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Ở trong nƣớc, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trƣờng thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trƣớc chƣa đƣợc giải quyết triệt để nhƣ áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chƣa cao;sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nƣớc tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp Tuy có nhiều biến động kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhƣng Agribank chi nhánh Cái Bè vẫn luôn hoạt động tốt, lợi nhuận qua các năm đều tăng, đó là một dấu hiệu tích cực đối với ngƣời nông dân trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. 2.1.4 Các phƣơng thức cho vay đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014 Đối với hoạt động cho vay ngắn đối với doanh nghiệp, Agribank – Chi nhánh Cái Bè thông thƣờng áp dụng phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp, còn phƣơng thức cho vay từng lần chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng là cách thức cho vay bằng cách ngân hàng xác định cho khách hàng của mình một hạn mức tín dụng trong khoảng thời gian nhất định. Đối với khách hàng sản xuất , kinh doanh tổng hợp thì phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phƣơng án sản xuất kinh doanh của từng đối tƣợng. Trang 22
  33. Theo đó, ngân hàng nơi cho vay xác định mức tín dụng cho cả phƣơng án sản xuất kinh doanh tổng hợp. Phƣơng thức cho vay này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn (thƣờng xuyên) với ngân hàng, khách hàng có vòng quay vốn lƣu động cao. Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và ngân hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo dƣ nợ không vƣợt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Bảng 2.2 Các phƣơng thức cho vay đƣợc áp dụng ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Cho vay từng 4,705 2,5% 2,596 1,3% 4,06 2% lần Cho vay theo 183,504 97,5% 197,09 98,7% 197,909 98% hạn mức Tổng 188,209 100% 199,686 100% 201,969 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Phƣơng thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thƣờng xuyên. Khách hàng có vòng quay vốn lƣu động thấp, khách hàng là cá thể. 2.1.5 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè trong năm 2015 Tăng trƣởng tín dụng: dƣ nợ thông thƣờng đạt 1.550.000 triệu đồng, tăng trƣởng ≥ 10% so với năm 2014. Tỷ lệ dƣ nợ trung và dài hạn đạt ≥ 38% /tổng dƣ nợ thong thƣờng. Trích lập, xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro: Trích lâp dự phòng rủi ro theo thực tế, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro bẳng 100% kế hoạch tỉnh giao năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu ≤ 0,9% /tổng dƣ nợ thông thƣờng. Trang 23
  34. Phát triển sản phẩm dịch vụ: tăng 16% năm 2014 đạt 4.600 triệu đồng. Đối với cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, ngân hàng tăng cƣờng thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng các khoản nợ. Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng đến 100% cán bộ tín dụng. Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, tác phong thái độ giao dịch. Tăng trƣởng dƣ nợ phải trên cơ sở tăng trƣởng nguồn vốn ổn định, phải kiểm soát đƣợc chất lƣợng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phải lấy hiệu quả dự án là chính gắn với tài sản đảm bảo nợ vay. 2.2 Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè 2.2.1 Tình hình dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014 Cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh luôn mang lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng, vì vậy hoạt động này luôn đƣợc ngân hàng đầu tƣ và chú trọng trong việc duy trì và phát triển để làm cho mức dƣ nợ hoạt động cho vay không ngừng tăng nhanh qua các năm. Bảng 2.3 Dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Ngắn hạn 603,643 75,8% 696,387 75,8% 722,859 68,8% Trung và 192,321 24,2% 222,730 24,2% 327,258 31,2% dài hạn Tổng 795,964 100% 919,117 100% 1050,117 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Nhìn chung, dƣ nợ cho vay qua ba năm của Agribank – Chi nhánh Cái Bè đều tăng, dƣ nợ năm 2012 đạt 795,964 tỷ đồng, đến năm 2013 thì dƣ nợ tăng 919,117 tỷ đồng, con số 1050,117 tỷ đã đạt ngƣỡng ở năm 2014. Trang 24
  35. Theo đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn cũng tăng đều qua các năm, năm 2012 dƣ nợ cho vay ngắn hạn đạt 603,643 tỷ đồng, ở năm 2013 có dƣ nợ là 696,387 tỷ đồng, và qua đến năm 2014 là 722,859 tỷ đồng. Tƣơng tự dƣ nợ cho vay trung và dài hạn ở năm 2012 đạt 192,321 tỷ đồng, năm 2013 là 222,730 tỷ đồng và đến năm 2014 là 327,258 tỷ đồng. Nguyên nhân, Cái Bè là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với nghề chính là trồng lúa và cây ăn trái: diện tích trồng lúa 3 vụ khoảng 59.983 ha, cao nhất là diện tích trồng cây ăn trái với khoảng 160.000 ha với nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng. Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển không kém, quy mô cũng đƣợc mở rộng. Vì vậy Agribank – Chi nhánh Cái Bè hoạt động cho vay chủ yếu là khách hàng cá nhân và hộ gia đình, hoạt động vay vốn nhằm bổ sung nguồn vốn vào việc cải thiện hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, ngƣời nông dân canh tác theo thời vụ là chủ yếu vì thế nên hạn mức vay thấp, cũng nhƣ thời hạn vay ngắn. Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014 Năm 2013 Năm 2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 24,2% 24,2% 75,8% 75,8% Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn 31,2% 68,8% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Qua biểu đồ, ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn ở hai năm 2012 và năm 2013 chiếm tỷ trọng bằng nhau trong tổng dƣ nợ, dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm Trang 25
  36. tỷ trọng 75,8% trong tổng dƣ nợ và dƣ nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 24,2% trong tổng dƣ nợ, vẫn không thay đổi qua hai năm. Ở bản trên tình hình dƣ nợ cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn tăng qua các năm, nhƣng ở hai năm 2012 và năm 2013 chiếm tỷ trọng bằng nhau trong tổng dƣ nợ, qua đó ta có thể thấy hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn ổn định qua hai năm. Tuy nhiên đến năm 2014, tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn lại có sự thay đổi, tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại giảm xuống và chiếm 68,8% trong tổng dƣ nợ, trong khi đó, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng là 31,2% trong tổng dƣ nợ cho vay. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng, và nhu cầu bổ sung vốn lƣu động ngày càng tăng, do đó đã kéo tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống và tỷ trọng cho vay dài hạn tăng lên trong tổng dƣ nợ cho vay ở năm 2014. Bảng 2.4 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ phân theo thời hạn cho vay ĐVT: Tỷ VND Chênh lệch Chênh lệch (2013/2012) (2014/2013) Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) Ngắn hạn 92,744 15,4% 26,472 3,8% Trung và 30,409 15,8% 104,528 46,9% dài hạn Tổng 123,153 15,5% 131 14,3% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Qua bảng số liệu ta có thể thấy tổng mức dƣ nợ năm 2013 đạt 919,117 tỷ đồng tăng 123,153 tỷ đồng so với năm 2012 là 795,964 tỷ đồng, một con số chênh lệnh khá tốt trong giai đoạn 2012 – 2013, và số chênh lệch tƣơng đối là 15,5% tuy nhiên, đến giai đoạn 2013 – 2014 mức chênh lệch tăng đến 131 tỷ đồng với số tƣơng đối là 14,3% với mức dƣ nợ năm 2014 là 1050,117 tỷ đồng. Về cho vay ngắn hạn, ở năm 2013, dƣ nợ đạt 696,387 tỷ đồng đã tăng 92,744 tỷ đồng so với năm 2012 với mức dƣ nợ là 603,643 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,8% trong tổng dƣ nợ, với mức chênh lệch tƣơng đối là 15,4%. Còn đối với cho vay trung và dài Trang 26
  37. hạn năm 2013 đạt mức dƣ nợ 222,730 tỷ đồng chiếm 24,2% trong tổng dƣ nợ, tuy nhiên lại tăng ít hơn so với cho vay ngắn hạn, chỉ tăng 30,409 tỷ đồng so với năm 2012 với mức dƣ nợ là 192,321 tỷ đồng, và mức chênh lệch tƣơng đối là 15,8%. Ở năm 2014 thì dƣ nợ cho vay ngắn hạn đạt 722,859 tỷ đổng, chiếm tỷ trọng 68,8% trong tổng dƣ nợ năm, và chỉ tăng 26,472 tỷ đồng so với năm 2013 với dƣ nợ là 696,387 tỷ đồng, ngƣợc lại tăng ít hơn rất nhiều so giai đoạn năm 2012-2013 với mức chênh lệch tƣơng đối tăng 3,8%. Trong khi đó, năm 2014 với dƣ nợ cho vay lên đến 327,258 tỷ đồng, cũng là năm các doanh nghiệp trong địa bàn đẩy mạnh mở rộng quy mô, cũng nhƣ cần một nguồn vốn vô cùng lớn để đẩy mạnh kinh doanh do đó cho vay trung và dài hạn lại tăng đến 104,528 tỷ đồng so với năm 2013. Và mức chênh lệch tƣơng đối tăng 46,9%. 2.2.2 Tình hình dƣ nợ cho vay ngắn hạn phân theo loại hình khách hàng giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.5 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn phân theo loại hình khách hàng ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Hộ gia đình, 415,434 68,8% 496,701 71,3% 520,89 72,1% cá nhân Doanh 188,209 31,2% 199,686 28,7% 201,969 27,9% nghiệp Tổng 603,643 100% 696,387 100% 722,859 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Trang 27
  38. Biểu đồ 2.2 Dƣ nợ cho vay ngắn hạn giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tỷ VND Doanh nghiệp Hộ GĐ, cá nhân 600000,0 496701,0 520890,0 415434,0 500000,0 400000,0 300000,0 188209,0 199686,0 200000,0 201969,0 100000,0 Hộ GĐ, cá nhân ,0 Năm 2012 Doanh nghiệp Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Cái Bè là huyện xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vƣờn của tỉnh Tiền Giang. Cái Bè có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với nghề trồng lúa và cây ăn trái là chính. Theo đó các doanh nghiệp lớn, nhỏ ồ ạt xuất hiện. Để có thể đáp ứng đƣợc cầu nông nghiệp của ngƣời nông dân thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng đƣợc mở rộng theo qui mô, theo đó hoạt động kinh tế của hộ gia đình và cá nhân cũng đƣợc đẩy mạnh và nhận đƣợc sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng để có thể đổi mới cải tiến giúp cho hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển. Theo đó nhu cầu vay vốn của ngƣời nông dân và doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm. Nhìn chung, dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân đều tăng qua các năm. Năm 2012, tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn là603,643 tỷ đồng, con số ấy qua năm 2013 là 696,387 tỷ đồng và đến năm 2014 là 722,859 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tăng qua các năm. Năm 2012 có mức dƣ nợ là 415,434 tỷ đồng chiếm 68,8%, năm 2013 có số dƣ nợ là 496,701 tỷ đồng chiếm 71,3% trong tổng dƣ nợ, và tăng 2,5% so với năm 2012. Đến năm 2014, cho vay ngắn hạn với khách hàng cá nhân và hộ gia đình có mức dƣ nợ là Trang 28
  39. 520,89 tỷ đồng, chiếm 72,1% trong tổng dƣ nợ (tăng 0,8% so với năm 2013). Nhìn chung tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình đều tăng qua các năm. Còn đối với khách hàng là doanh nghiệp, dƣ nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 là 188,209 tỷ đổng chiếm 31,2% trong tổng dƣ nợ của năm. Năm 2013 dƣ nợ cho vay đạt mức 199,686 tỷ đồng, chiếm 28,7% đã giảm 2,5% so với năm 2012. Đến năm 2014, tình hình cho vay ngắn hạn với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là 201,969 tỷ đồng chiếm 27,9% trong tổng dƣ nợ cho vay, đến năm 2014 lại tiếp tục giảm 0.8% so với năm 2013. Qua bảng trên ta thấy đƣợc tình hình cho vay của ngân hàng ngày càng ổn định với dƣ nợ ba năm (2012 – 2014) ngày càng tăng. Tuy nhiên lại có một điểm đáng lƣu ý là trong ba năm gần đây, dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách hàng là doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm lần lƣợt qua ba năm. Ở giai đoạn 2012 – 2013 tỷ trọng giảm mạnh hơn so với giai đoạn 2013 – 2014 (2,5% - 0,8%) nguyên nhân ở giai đoạn 2012 – 2013, là thời kỳ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do ảnh hƣởng của giá lƣơng thực cũng nhƣ nguyên vật liệu đầu vào cũng nhƣ máy móc phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Và ở năm 2012 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công – lắp ráp, chƣa đẩy mạnh nhiều đến hoạt động xuất khẩu lúa gạo – mà đó lại là thế mạnh của doanh nghiệp cũng nhƣ hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện. Bảng 2.6 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay ngắn hạn ĐVT: Tỷ VND Chênh lệch Chênh lệch (2013/2012) (2014/2013) Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) Hộ gia đình, cá 81,267 19,6% 4,9% nhân 24,189 Doanh nghiệp 11,477 6,1% 2,283 1,1% Tổng 92,744 15,4% 26,472 3,8% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Trang 29
  40. Theo bảng số liệu, ta thấy đƣợc dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình năm 2013 đạt 496,701 tỷ đồng tăng đáng kể 81,267 tỷ đồng so với năm 2012 có dƣ nợ là 415,434 tỷ đồng, mức chênh lệch tuyệt đối là 19,6%. Theo đó, ở giai đoạn 2013 – 2014 nhóm khách hàng này lại có mức dƣ nợ tăng không đáng kể so với giai đoạn 2012 – 2013, ở năm 2014 có mức dƣ nợ 520,89 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72,1% trong tổng dƣ nợ, nhƣng chỉ tăng 24,189 tỷ đồng so với năm 2013, và có mức chênh lệch tƣơng đối là 4,9%. Tƣơng ứng, mức chênh lệch tuyệt đối ở nhóm khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2013 là 11,477 tỷ đồng, trong năm 2012 dƣ nợ đạt 188,209 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng dƣ nợ, có mức chênh lệch tƣơng đối chỉ tăng 6,1%. Vào năm 2014 có mức dƣ nợ đạt 201,969 tỷ đồng tăng 2,283 tỷ đồng so với năm 2013 có dƣ nợ đạt 199,686 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,7% trong tổng dƣ nợ, có số tƣơng đối là 1,1%, dƣ nợ trong giai đoạn 2013 – 2014 đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng không đáng kể, nhƣng tƣng đối ổn định qua các năm. Nhìn chung, đối với cả hai nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình, đều có dƣ nợ tăng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013, và tăng nhẹ trong giai đoạn 2013 – 2014. 2.2.3 Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 Huyện Cái Bè với hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa và cây ăn trái. Trong hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu năm 2012, huyện Cái Bè đạt sản lƣợng lƣơng thực gần 318.000 tấn lúa, bình quân năng suất đạt 59,6 tạ/ha. Vụ hè thu năm 2013, nông dân huyện Cái Bè đã lên liếp hơn 600 ha đất ruộng để trồng màu, chủ yếu là dƣa hấu, dƣa leo, khổ qua Với các hoạt động kinh tế gắn liền với nông nghiệp, vì thế chính quyền địa phƣơng đã đẩy mạnh thúc đẩy các hoạt động công nghiệp gắn liền với nông nghiệp, Ngành công nghiệp của huyện cũng có những tín hiệu khả quan. Năm 2004, huyện đã triển khai xây dựng cụm công nghiệp An Thạnh để tập trung các nhà máy về một nơi sản xuất với quy mô lớn. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần một nguồn vốn lớn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Theo đó, dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng có nhiều sự thay đổi qua giai đoạn 2012 – 2014. Bảng 2.7 Dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Trang 30
  41. ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng KD lƣơng thực 166,081 88,2% 184,122 92,2% 180,784 89,5% KD khác (xăng dầu, xây 22,128 11,8% 15,564 7,8% 21,185 10,5% dựng, ) Tổng 188,209 100% 199,686 100% 201,969 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh ĐVT: Tỷ VND KD lƣơng thực 200000,0 184122,0 180784,0 166081,0 180000,0 KD khác 160000,0 140000,0 120000,0 100000,0 80000,0 60000,0 22128,0 21185,0 40000,0 15564,0 20000,0 ,0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Nhìn chung tình hình dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong địa bàn huyện trong giai đoạn 2012 – 2014 có chút biến động. Ở năm 2013, hoạt động cho vay tăng mạnh, đạt dƣ nợ 184,122 tỷ đồng, trong khi ở năm 2012 chỉ đạt 166,081 tỷ đồng, và năm 2014 dƣ nợ cũng đạt mức cao nhƣng vẫn thấp hơn 2013, dƣ nợ đạt mức 180,784 tỷ đồng. Ngƣợc lại trong lĩnh vực kinh doanh khác nhƣ kinh doanh xăng dầu và xây dựng, trong năm 2012 lại có mức dƣ nợ cao nhất trong ba năm đạt mức 22,128 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 mức dƣ nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp giảm xuống thấp nhất Trang 31
  42. trong ba năm chỉ đạt 15,564 tỷ đồng, ngƣợc lại với lĩnh vực kinh doanh lƣơng thực trong năm 2013, có mức dƣ nợ cao nhất trong ba năm. Đến năm 2014, mức dƣ nợ cho vay đạt mức cao hơn năm 2013 với mức dƣ nợ là 21,185 tỷ đồng. Tuy vẫn không đạt mức cao nhất trong ba năm nhƣng vẫn đạt mức cao. Theo đó, tỷ trọng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh lƣơng thực cũng theo dƣ nợ mà có sự biến động. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay kinh doanh lƣơng thực năm 2012 đạt tỷ trọng 88,2% trong tổng dƣ nợ, đến năm 2013 tỷ trọng tăng 4%, và chiếm tỷ trọng 92,2% trong tổng dƣ nợ. Và theo dƣ nợ năm 2014 là 180,784 tỷ đồng, mà tỷ trọng giảm xuống, chiếm 89,5% trong tổng dƣ nợ (giảm 2,7% so với năm 2013). Riêng dƣ nợ cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác thì tỷ trọng trong tổng dƣ nợ cũng theo dƣ nợ mà có sự biến động mạnh trong ba năm 2012 – 2014, năm 2012 đạt dƣ nợ 22,128 chiếm tỷ trọng 11,8% trong tổng dƣ nợ, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba năm. Đến năm 2013, tỷ trọng giảm mạnh, chỉ chiếm 7,8% trong tổng dƣ nợ ( giảm 4% so với năm 2012). Và qua năm 2014, tỷ trọng tăng trở lại, chiếm 10,5% trong tổng dƣ nợ, tƣơng ứng với dƣ nợ là 21,185 tỷ đồng. Tuy năm 2014 tình hình có cải thiện nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng chƣa cao nhƣ năm 2012 là 11,8%. Tình hình dƣ nợ cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh qua giai đoạn 2012 – 2014 có sự biến động nhƣ vậy, một phần do hoạt động kinh doanh lƣơng thực của doanh nghiệp có sự biến động, năm 2013 đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng, thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo cả nƣớc.Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ kịp thời. Qua 2 đợt tạm trữ đã giúp cho giá lúa tăng lên đáng kể. Cụ thể: đối với Vụ Đông Xuân khi triển khai tạm trữ giá lúa đã cao hơn so với trƣớc từ 100 - 200 đồng/kg; Vụ Hè thu giá lúa tăng 700 - 800 đồng/kg; gạo tăng 800 - 1000 đồng/kg so với trƣớc thời điểm thu mua tạm trữ. Cũng chính vì thế, hoạt động kinh doanh lúa gạo của doanh nghiệp cũng đƣợc mở rộng, cần một lƣợng lớn vốn để đầu tƣ tích trữ lƣơng thực xuất khẩu, vì thế dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lƣơng thực tăng mạnh. Trang 32
  43. Bảng 2.8 So sánh mức tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh ĐVT: Tỷ VND Chênh lệch Chênh lệch (2013/2012) (2014/2013) Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) KD lƣơng thực 18,041 10,9% (3,338) (1,8%) KD khác (xăng dầu, xây (6,564) (29,7%) 5,621 36,1% dựng, ) Tổng 11,477 6,1% 2,283 1,1% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, năm 2013, mức dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh lƣơng thực của doanh nhiệp đạt 184,122 tỷ đồng, tăng 18,041 tỷ đồng so với năm 2012 với dƣ nợ 166,081 tỷ đồng chiếm 88,2% trong tổng dƣ nợ. Với mức chênh lệch tƣơng đối là 10,9%. Đến năm 2014, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lƣơng thực giảm 3,338 tỷ đồng so với năm 2013, chỉ đạt mức dƣ nợ là 180,784 tỷ đồng. Và có mức chênh lệch tƣơng đối giảm là 1,8%. Còn trong lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp, dƣ nợ cho vay năm 2012 của ngân hàng là 22,128 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,8% trong tổng dƣ nợ, cao hơn năm 2013 là 6,564 tỷ đồng với dƣ nợ năm 2013 là 15,564 tỷ đồng , với mức chênh lệch tƣơng đối giảm là 29,7%. Nhƣng đến năm 2014, dƣ nợ cho vay lại tăng lên 5,621 tỷ đồng so với năm 2013, đạt mức dƣ nợ là 21,185 tỷ đồng, chiếm 10,5% trong tổng dƣ nợ. Với mức chênh lệch tƣơng đối tăng 36,1%. 2.2.4 Tình hình thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên cũng nhƣ tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với nguồn vốn đƣợc huy động thì việc sử dụng vốn nhƣ thế nào để có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Do vậy việc nâng cao chất lƣợng cho vay mà đặc biệt là cho vay ngắn hạn của chi nhánh là vấn đề cần bàn đến vì nhƣ đã phân tích ở trên thì dƣ nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Trang 33
  44. Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, quy chế, thực hiện quy trình cho vay theo đúng các bƣớc trong Sổ tay tín dụng. Thực hiện đúng theo chủ trƣơng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong việc tăng trƣởng tín dụng lành mạnh, lấy hiệu quả, an toàn là chính không mở rộng tín dụng một cách tràn lan. Chi nhánh đã ngày càng tạo đƣợc niềm tin cho các doanh nghiệp lớn cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này khẳng định chất lƣợng cho vay của chi nhánh không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng mà ngày càng tạo đƣợc niềm tin cho họ. Do đó khách hàng có điều kiện kinh doanh hiệu quả tạo nguồn thu ổn định để trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2014. Bảng 2.9 Tình hình thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng KD lƣơng thực 520,501 92% 456,710 90,8% 513,601 90,1% KD khác ( xăng dầu, xây 45,085 8% 46,342 9,2% 56,269 9,9% dựng, ) Tổng 565,586 100% 503,052 100% 569,870 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2012 Năm 2013 KD lƣơng thực KD khác KD lƣơng thực KD khác 8% 9,2% 92% 90,8 % Trang 34
  45. Năm 2014 KD lƣơng thực KD khác 9,9% 90,1% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Tình hình thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng theo lĩnh vực kinh doanh qua giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến động. Năm 2012,tình hình thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng là 520,501 tỷ đồng, chiếm 92% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Nhƣng đến năm 2013, doanh số thu nợ giảm xuống còn 456,710 tỷ đồng, (giảm 63,791 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng 90,8% trong tổng doanh số thu nợ ( tỷ trọng giảm 1,2%). Nhƣng đến năm 2014, doanh số thu nợ của ngân hàng lại tăng lên 513,601 tỷ đồng, cao hơn sao với năm 2013 (cao hơn 56,891 tỷ đồng), nhƣng vẫn thấp hơn năm 2012 (thấp hơn 6,9 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 90,1% trong tổng doanh số thu nợ, nhƣng tỷ trọng vẫn giảm so với năm 2013 (giảm 0,7%). Còn đối với doanh số thu nợ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khác nhƣ xăng dầu, xây dựng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ, một phần do qui mô kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, cũng nhƣ doanh số cho vay ít vì vậy tỷ trọng thu nợ trong tổng doanh số thu nợ nhỏ hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh lƣơng thực, Nhìn chung, doanh số thu nợ qua ba năm đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực không phải lúa gạo ngày càng tăng, năm 2012 có doanh số thu nợ đạt 45,085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số thu nợ, đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng thêm 1,257 tỷ đồng, tức có mức doanh số thu nợ là 46,342 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng doanh số thu nợ (tỷ trọng tăng lên 1,2%). Qua đến năm 2014 doanh số tiếp tục tăng đạt mức 56,269 tỷ đồng (tăng 9,927 tỷ đồng so với năm 2013) chiếm tỷ trọng 9,9% trong tổng doanh số thu nợ (tỷ trọng tăng 0,7% so với năm 2013). Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng. Đồng vốn đƣợc thu hồi nhằm mục đích tạo nguồn vốn tái đầu tƣ cho hoạt động tín dụng cũng nhƣ bảo tồn nguồn vốn của ngân hàng. Trang 35
  46. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng đƣợc ngân hàng đặc biệt quan tâm vì thu nợ cũng là hoạt động quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ của Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014 có sự giảm nhẹ trong năm 2013 và tăng lại vào năm 2014, do năm 2013 có nhiều khách hàng trả nợ trƣớc hạn nên các khoản nợ đến hạn trong năm 2014 ít hơn so với năm 2013. Qua đó ta thấy đƣợc công tác thẩm định, quản lý các khoản vay và công tác thu hồi nợ đƣợc thực hiện tốt và kết hợp chặt chẽ với nhau. Doanh số thu nợ tăng là do khách hàng chủ yếu vay vốn ngắn hạn. Trong cơ cấu doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, trên 90%. Cũng chính vì vậy mà sự biến động của doanh số thu nợ ngắn hạn ảnh hƣởng nhiều đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn giảm nhẹ ở năm 2013 và tăng lại trong năm 2014, nhìn chung giai đoạn 2012 – 2014 doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng trong giai đoạn này. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng làm cho các khoản nợ đến hạn tăng theo và công tác thẩm định khách hàng của các cán bộ tín dụng tại Agribank– Chi nhánh Cái Bè đƣợc thực hiện tốt, thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn và có những giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, giá cả đầu ra của nhiều mặt hàng tăng nên nguồn thu nhập tăng trong 2014 và khách hàng cũng cố gắng trả nợ cho ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng. 2.2.5 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới bảng sau: Trang 36
  47. Bảng 2.10 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng KD lƣơng thực 510,301 91,8% 474,751 92,3% 510,263 89,2% KD khác ( xăng dầu, xây 45,630 8,2% 39,768 7,7% 61,900 10,8% dựng, ) Tổng 555,931 100% 514,519 100% 572,163 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Doanh số cho vay thể hiện tổng số tiền vay mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng. Nhƣ vậy, theo bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 có nhiều biến động. Theo đó, tổng doanh số cho vay năm 2012 đạt 555,931 tỷ đồng, nhƣng đến năm 2013 doanh số này lại giảm xuống còn 514,519 tỷ đồng, và đến năm 2014 lại tăng lên đến 572,163 tỷ đồng. Trong thực tế, đối với mảng cho vay để doanh nghiệp kinh doanh lƣơng thực thì lại chiếm hơn 80% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2012, với mục đích kinh doanh lƣơng thực của doanh nghiệp, ngân hàng đã đạt doanh số cho vay là 510,301 tỷ đồng, chiếm đến 91,8% trong tổng doanh số cho vay năm 2012, đến năm 2013 thì con số ấy lại giảm xuống còn 474,751 tỷ đồng, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Đồng thời đến năm 2014, doanh số cho vay trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo lại tăng lên đến 510,263 tỷ đồng, vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là 89,2%. Trang 37
  48. Biểu đồ 2.5 Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tỷ VND 600000,0 510301,0 510263,0 474751,0 500000,0 400000,0 300000,0 200000,0 61900,0 100000,0 45630,0 39768,0 ,0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KD khác KD lƣơng thực (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp thì lại chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhìn chung qua ba năm 2012-2014 thì doanh số cho vay ngắn hạn để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh ngoài lƣơng thực thì có chiều hƣớng tăng dần tuy vẫn có đột biến. Năm 2012 đạt 45,630 tỷ đồng chiếm 8,2% trong tổng doanh số cho vay. Sang đến năm 2013 lại giảm xuống 39,768 tỷ đồng, vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số (7,7%). Cũng giống nhƣ doanh số cho vay của ngân hàng phục vụ mục đích kinh doanh lƣơng thực của doanh nghiệp, đến năm 2014 thì doanh số cho vay để phục vụ những hoạt động kinh doanh khác cũng theo đó tăng lên 61,900 tỷ đồng, chiếm 10,8% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Trang 38
  49. Bảng 2.11 So sánh mức tăng trƣởng doanh số cho vay ngắn hạn ĐVT: Tỷ VND Chênh lệch Chênh lệch (2013/2012) (2014/2013) Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) KD lƣơng thực (35,55) (7%) 35,512 7,5% KD khác (xăng dầu, xây (5,862) (12,8%) 22,132 55,7% dựng, ) Tổng (41,412) (7,4%) 57,644 11,2% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy, ở năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng với doanh nghiệp giảm so với năm 2012, giảm 35,55 tỷ đồng, với số tƣơng đối là 7%, nhƣng đến năm 2014 thì đã tăng 35,512 tỷ đồng so với năm 2013, với số tƣơng đối la 7,5%. Còn ở lĩnh vực kinh doanh khác thì cũng tƣơng tự nhƣ thế, năm 2013 giảm 5,862 tỷ đồng so với năm 2012, nhƣng sau đó lại tăng 22,132 tỷ đồng khi bƣớc sang năm 2014, với số tƣơng đối là 55,7%. Nhìn chung qua giai đoạn 2012-2014, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với doanh nghiệp vẫn có nhiều biến động, cụ thể năm 2013 doanh số giảm (giảm 41,412 tỷ đồng) sau đó lại tăng ở năm 2014 (tăng 57,644 tỷ đồng). Nhƣng vẫn đạt ở một mức cao (572,163 tỷ đồng), cho thấy tình hình kinh tế có chiều hƣớng tích cực cũng nhƣ thị trƣờng trở nên ổn định hơn, góp phần đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng đói vốn, vì vậy doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng tƣơng đối ổn định. 2.2.6 Tình hình nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dƣới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thƣờng xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thƣờng quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Trang 39
  50. Nợ xấu là một số tiền đƣợc viết bởi các doanh nghiệp nhƣ là một tổn thất cho doanh nghiệp và đƣợc phân loại nhƣ là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể đƣợc thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã đƣợc tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thƣờng xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vƣợt quá các khoản nợ của chính nó. Nợ đƣợc ngay lập tức bằng văn bản của tín dụng con nợ tài khoản và do đó loại bỏ bất kỳ số dƣ còn lại trong tài khoản đó. Nợ xấu đại diện cho tiền bị mất do một doanh nghiệp là lý do tại sao nó đƣợc coi là một khoản chi phí. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thƣờng là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ƣớc tính trƣớc những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trƣớc. Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu trong cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp ĐVT: Tỷ VND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) Hộ gia đình, 2,920 69,2% 2,712 67,1% 2,386 70,5% cá nhân Doanh nghiệp 1,301 30,8% 1,33 32,9% 1 29,5% Tổng 4,221 100% 4,042 100% 3,386 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Trang 40
  51. Biểu đồ 2.6 Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ĐVT: Tỷ VND 4500,0 4000,0 3500,0 3000,0 2500,0 2000,0 1500,0 1000,0 500,0 ,0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh nghiệp Tổng nợ xấu (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy đƣợc tình trạng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Agribank – Chi nhánh Cái Bè trong giai đoạn 2012 – 2014. Tổng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giảm lần lƣợt qua ba năm 2012 – 2014. Tƣơng ứng năm 2012, nợ xấu của ngân hàng là 4,221 tỷ đồng, đến năm 2013, con số ấy giảm xuống còn 4,042 tỷ đồng, và đến năm 2014, nợ xấu của ngân hàng chỉ còn 3,386 tỷ đồng. Đó là một dấu hiệu tích cực. Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng, nhìn chung cũng có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên đáng chú ý ở năm 2013, tình hình nợ xấu có dấu hiệu tăng đột biến, nợ xấu năm 2013 ở mức 1,33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,9% trong tổng nợ xấu của ngân hàng, tăng 0,029 tỷ đồng so với năm 2012 là 1,301 tỷ đồng, chiếm 30,8% trong tổng nợ xấu của năm 2012 (tỷ trọng tăng 2,1% so với năm 2012). Đến năm 2014, nợ xấu giảm xuống còn 1 tỷ đồng, (giảm 0,33 tỷ đồng) đó là một tín hiệu khả quan. Chiếm tỷ trọng 29,5% trong tổng nợ xấu ngắn hạn năm 2014 của ngân hàng (giảm 3,4% so với năm 2013). Để giảm tình trạng nợ xấu, các ngân hàng cần: Trang 41
  52. Các ngân hàng cần minh bạch: Các ngân hàng cần phải nghiêm túc xem xét lại việc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng của mình trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể của họ và xác định lại khả năng trả nợ để cơ cấu lại nợ. Qua đó vừa phản ánh đúng thực trạng nợ xấu của mình, đồng thời tạo điều kiện để những khách hàng trả đƣợc nợ và vay vốn mới, tránh phát sinh nợ xấu. 2.2.7 Thực tế mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay Trong thực tế, khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình để cho vay, bên cạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, ngân hàng còn đẩy mạnh công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đối với những đối tƣợng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng kiên quyết thu hồi vốn ngay. Theo đó, việc rà soát các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi đƣợc tăng cƣờng và thực hiện đồng bộ ở các xã trên toàn huyện. Qua đó, phấn đấu thực hiện tốt công tác thu hồi vốn đến hạn và thu lãi, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay quay vòng trong phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Bảng 2.13 Thực tế mối quan hệ giữa doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay ĐVT: Tỷ VND Dƣ nợ đầu kỳ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dƣ nợ cuối kỳ Năm 2012 197,864 555,931 565,586 188,209 Năm 2013 188,209 514,519 503,052 199,676 Năm 2014 199,676 572,163 569,870 201,969 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh Agribank – CN Cái Bè) Thông thƣờng, trong hoạt động cho vay, ta thƣờng áp dụng công thức: Dƣ nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ = Dƣ nợ cuối kỳ Với công thức trên, ta có thể phần nào nhìn nhận tổng thể nguồn vốn mà ngân hàng cho vay, cũng nhƣ những khái niệm liên quan đến nguồn vốn. Ở năm 2012 với dƣ nợ đầu kỳ là 197,864 tỷ đồng, đồng thời số tiền giải ngân cho khách hàng hay doanh số cho vay đạt 555,931 tỷ đồng, và ngân hàng thu nợ đạt mức 565,586 tỷ đồng, áp dụng công thức trên ta đạt dƣ nợ cuối kỳ là 188,209 tỷ đồng. Cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng cao hơn doanh số thu nợ, đồng thời ngân hàng đã thu đƣợc những khoản nợ trƣớc đó vì vậy doanh số thu nợ năm 2012 đạt 565,586 tỷ đồng. Trang 42
  53. Tƣơng tự năm 2013, với dƣ nợ đầu kỳ là 188,209 tỷ đồng, sử dụng công thức trên ta đƣợc dƣ nợ cuối kỳ là 199,676 tỷ đồng. Năm 2014, dƣ nợ đầu kỳ đạt 199,676 tỷ đồng cũng là dƣ nợ cuối kỳ năm 2013, và dƣ nợ cuối kỳ năm 2014 là 201,69 tỷ đồng. Trong năm 2013 và năm 2014 có doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay, thể hiện tình hình khó khăn của doanh nghiệp, cũng nhƣ hoạt động lƣu chuyển vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng. Nhìn chung, dƣ nợ cuối kỳ của ngân hàng qua ba năm 2012-2014 tăng dần, cho thấy hoạt động vốn của ngân hàng tƣơng đối ổn định. Đồng thời ngân hàng cũng cần cố gắng nỗ lực để doanh số thu nợ ngày càng tốt hơn. Doanh số thu nợ cũng phần nào thể hiện khả năng quản lý khoản vay của cán bộ tín dụng cũng nhƣ chính sách thu nợ của ngân hàng. 2.2.8 Nhận xét về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 2012 -2014 Thực hiện chủ trƣơng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cái Bè đã và đang tập trung khai thác các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là các doanh nghiệp năng động dễ thích ứng với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới, nhờ vậy dƣ nợ của chi nhánh luôn ở mức an toàn và có thể kiểm soát đƣợc. Trong những năm qua cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn. Đối với các doanh nghiệp thì cho vay ngắn hạn là đa số, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng trên 50% và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn lƣu động cho các doanh nghiệp. Đặc biệt đã thể hiện đƣợc nguồn vốn của ngân hàng đã phát huy đƣợc hiệu quả đối với các doanh nghiệp trên địa bàn nên các khoản vốn vay của ngân hàng luôn đƣợc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh ngày càng phát triển. Đạt đƣợc kết quả trên là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung chỉ đạo điều hành các phòng KHDN, KHCN, các phòng giao dịch đi sâu vào thẩm định, đánh giá phân tích và sàng lọc khách hàng yếu kém, tập trung tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng để quyết định đầu tƣ tín dụng. Mặc dù cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận nhƣ chi nhánh đã có sự chuyển hƣớng đầu tƣ cho vay tăng, nhƣng chất lƣợng Trang 43
  54. cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống. Những hạn chế đó biểu hiện nhƣ sau: Tuy công tác thẩm định tín dụng luôn đƣợc quan tâm và chú trọng song đôi lúc có những nơi, những bộ phận công tác thẩm định và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng còn chƣa đƣợc chú trọng, hoạt động chƣa có hiệu quả. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp qua các năm mặc dù tăng, song năm 2013 có nhiều biến động, cơ cấu tín dụng đã dịch chuyển tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng dƣ nợ có tài sản bảo đảm, song chất lƣợng tín dụng còn chƣa tƣơng xứng, vẫn để phát sinh các khoản nợ quá hạn do chậm trả gốc và lãi vay ngân hàng. Nợ quá hạn mặc dù phát sinh ở mức thấp song nợ trong hạn còn luôn tiềm ẩn sẽ chuyển sang nhóm 2, nhóm 3 Nợ quá hạn mặc dù có tài sản bảo đảm song phần lớn đây là các khách hàng gặp khó khăn về tài chính không trả đƣợc lãi vay, do đó đối với phần dƣ nợ gốc khi đến hạn cũng hết sức khó khăn, tài sản đảm bảo hầu hết là động sản, giá trị giảm dần nhanh theo thời gian. Trình độ cán bộ ngân hàng còn chƣa đồng đều, đôi khi bố trí công tác chƣa phát huy hết khả năng chuyên môn của cán bộ. Hợp tác giữa các ngân hàng và chính quyền địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc chú trọng, ngân hàng còn bị động trong việc tiếp xúc và hợp tác với các cấp chính quyền trong các vấn đề xử lý và thu hồi nợ vay. Trang 44
  55. CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Ƣu điểm Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Cái Bè, đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong hệ thống, cũng đồng thời nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng. Đó cũng là một thuận lợi vô cùng lớn của ngân hàng. Đồng thời, Agribank là một ngân hàng quốc doanh, đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để sử dụng nguồn vốn cho vay giúp đỡ các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy luôn nhận đƣợc sự ủng hộ và tin cậy của ngƣời dân địa phƣơng trên địa bàn. Agribank – Chi nhánh Cái Bè là ngân hàng chi nhánh trực thuộc Agribank – Chi nhánh Tiền Giang, vì vậy mọi hoạt động do ngân hàng cấp trên quản lý, chỉ đạo, Agribank – Chi nhánh Cái Bè luôn tuân thủ đúng với những chính sách cũng nhƣ những nguyên tắc đƣợc đề ra do đó ngân hàng đã ngày càng nhận đƣợc sự tin tƣởng từ cấp trên. Dƣ nợ cho vay qua các năm đều tăng, chứng tỏ khả năng tiếp cận khách hàng của ngân hàng là khá tốt và các chính sách cho vay của ngân hàng rất chặt chẽ. Đồng thời ngân hàng sở hữu một đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm và có năng lực. Luôn hỗ trợ khách hàng khi có những thắc mắc trong thủ tục vay vốn cũng nhƣ điều kiện vay, đồng thời thực hiện nhanh và chính xác, luôn làm khách hàng hài lòng. Luôn thực hiện quản lý tốt phòng giao dịch trên địa bàn, mọi hoạt động, giao dịch hàng ngày đều đƣợc báo cáo về chi nhánh để đảm bảo rằng nếu có sai sót xảy ra thì sẽ đƣa ra hƣớng xử lý kịp thời. Các phòng giao dịch đƣợc phân bổ đều toàn huyện, đảm bảo khách hàng có thể thuận tiện việc giao dịch với ngân hàng. Các khu công nghiệp trên địa bàn ngày càng đƣợc mở rộng và đó là một tín hiệu rất khả quan cho hoạt động của địa phƣơng cũng nhƣ của ngân hàng. Từ những năm nay ngân hàng đã khai thác rất tốt hoạt động cho vay doanh nghiệp, thì việc các doanh nghiệp ngày càng mở rộng hoạt động cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng. Ngân hàng đã kết hợp và sử dụng rất tốt các sản phẩm dịch vụ để đƣa chúng đến gần với khách hàng hơn. Những sản phẩm ngân hàng đƣa ra, có thể đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro mà cả hai phía đều phải gánh chịu. Đồng thời đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. 3.1.2 Nhƣợc điểm Bên cạnh những ƣu điểm, thì ngân hàng cũng mắc phải những nhƣợc điểm: Trang 45
  56. Ngân hàng đã khai thác rất tốt tiềm lực của các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chƣa đồng đều, trong lĩnh vực kinh doanh lƣơng thực, dƣ nợ luôn chiếm trên 85%, trong khi đó hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác chỉ chiếm dƣới 15%. Ngân hàng vẫn chƣa khai thác tốt những doanh nghiệp kinh doanh ngoài lƣơng thực. Trong khi họ lại rất có tiềm năng và điều kiện tốt. Trình độ cán bộ tín dụng vẫn còn chƣa đồng đều nhau, và chƣa đồng đều giữa các phòng giao dịch với nhau vì vậy hiệu quả quản lý cho vay còn chƣa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, trong hoạt động cho vay thì khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất, nó ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ khoản vay, ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi vay và đánh giá khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng lại chƣa làm tốt khâu thẩm định, chƣa tách riêng đƣợc khâu thẩm định và chú trọng nhiều đến khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng. Hiện tại, Agribank – Chi nhánh Cái Bè, vẫn còn quản lý và cho vay tập trung đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn, mà chƣa trải đều tại các phòng giao dịch. Đó là một khó khăn rất lớn, khó khăn về cả việc quản lý cho vay và quản lý thu hồi nợ vay cũng nhƣ việc theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Còn chƣa chú trọng đến công tác truyền thông và xây dựng hình ảnh của ngân hàng. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế vì thế hoạt động của ngân hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Hình ảnh của ngân hàng có ảnh hƣởng rất đặc biết đến hoạt động của ngân hàng đó. Đặc biệt là Agribank – một ngân hàng quốc doanh thì càng chú trọng hơn nữa đến hình ảnh của mình, nhƣng Agribank, vẫn chƣa làm tốt công tác đó. Vẫn còn nhiều hạn chế. Ngân hàng sở hữu một đội ngũ nhân viên với trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao, khả năng làm việc tốt, tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về khả năng linh hoạt, năng động. Trong thời kỳ kinh tế thay đổi nhanh nhƣ thế này, thì hòa nhập là một điều tất yếu, hình ảnh năng động, sáng tạo là rất cần thiết. Vì vậy ngân hàng cần xây dựng đội ngũ nhân viên luôn tƣơi trẻ, đầy năng động, và linh hoạt trong giải quyết tình huống để có thể làm nền tảng cạnh tranh với các ngân hàng bạn, cũng nhƣ đƣa ngân hàng ngày càng đi lên. 3.2 Giải pháp Trang 46
  57. Để hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn, cũng nhƣ đảm bảo đƣợc chỉ tiêu Ngân hàng cấp trên đã đề ra, dƣới đây đã đề ra một số giải pháp có thể giúp ngân hàng đảm bảo hoạt động cho vay đƣợc tốt hơn. 3.2.1 Nhóm giải pháp rủi ro 3.2.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng Điều đầu tiên phải kể đến là chất lƣợng cán bộ tín dụng. Nguồn nhân lực luôn có vị trí quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho mô hình hoạt động có hiệu quả, nó là nguồn lực cơ bản để tạo nên và làm ra năng lực tài chính, nó quyết định sự thành bại phát triển đi lên hay tụt hậu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ trong chi nhánh, nhằm có thể kịp thời nắm bắt những thông tin, chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để từ đó có thể áp dụng những phƣơng pháp mới, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức còn thiếu. Ngày nay, với nền kinh tế hội nhập thì những kỹ năng mềm là những kỹ năng thật sự cần thiết đối với một cán bộ tín dụng, từ những kỹ năng bình thƣờng nhƣ tin học, anh ngữ đến những kỹ năng thƣơng lƣợng, đàm phán. Các cán bộ cần tự trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết, nhằm có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng nhƣ tạo hiệu quả trong công tác tín dụng. Xây dựng một mối quan hệ thân thiện giữa ngân hàng và khách hàng. Về chuyên môn, cần đƣợc tập huấn về công tác đánh giá tài chính, công tác thẩm định dự án, xây dựng dòng tiền của doanh nghiệp, để từ đó có thể thẩm định một cách khách quan và hiệu quả nhất, không làm ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng. Nếu có điều kiện có thể đƣa cán bộ ƣu tú sang nƣớc ngoài để có thể học tập và ứng dụng những kiến thức ở Việt Nam. 3.2.1.2 Cần nâng cao chất lƣợng trong khâu thẩm định tín dụng Thẩm định chính là đánh giá hiệu quả của một dự án dựa trên những thông tin hay thông số trên tài sản đảm bảo mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, đó là công việc đòi hỏi phải có kiến thức về tài chính, phải tỉ mỉ và sâu sát thực tế liên quan đến thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Thẩm định tốt sẽ đem lại một khoản vay có chất lƣợng tín dụng cao. Tuy nhiên công việc này đƣợc thực hiện chƣa tốt ở một số ngân hàng do thiếu sự chuyên môn hoá, các cán bộ tín dụng chƣa đƣợc đào tạo kỹ và sâu. Trang 47
  58. Do hoạt động doanh nghiệp liên quan đến nhiều khâu, nhiều hoạt động, và với qui mô lớn, phức tạp. Vì thế, ngân hàng cần tách riêng khâu thẩm định dự án đối với doanh nghiệp, do chuyên viên quản lý. Theo đó, chuyên viên thẩm định dự án cùng phối hợp với cán bộ tín dụng để hoàn thiện hồ sơ vay khách hàng, sau đó đi đến quyết định cho vay. Hai khâu này cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau, để có đƣợc hiệu quả tốt nhất. Cán bộ thẩm định, cần đƣợc đào tạo nghiệp vụ kỹ càng, làm việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và mang tính khách quan, đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để công tác thẩm định đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định nhƣ thông tin về ngƣời vay, về doanh nghiệp, về dự án xin vay vốn. Ngoài ra còn cần phải có những thông tin khác liên quan nhƣ thông tin về thị trƣờng, về môi trƣờng kinh tế, chính trị, thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vay Các thông tin này có đầy đủ chính xác thì ngân hàng mới có thể đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin mà ngân hàng có đƣợc chủ yếu là do các doanh nghiệp xin vay cung cấp những nguồn này không phải lúc nào cũng khách quan và trung thực, do vậy cán bộ tín dụng cần phải chủ động thu thập thông tin từ những thông tin khác mang tính khách quan hơn. 3.2.1.3 Quản lý và theo dõi chặt chẽ khoản vay Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, nếu đƣợc cấp trên phê duyệt thì sẽ giải ngân vào tài khoản khách hàng, và khách hàng sẽ sử dụng khoản vay đó để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đến khi hết hạn hợp đồng vay thì khách hàng sẽ hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Nhƣng trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cần theo dõi chặt chẽ khoản vay xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay nhƣ đã ký kết trong hợp đồng vay hay không, và khả năng hoàn trả tín dụng là bao nhiêu, cán bộ tín dụng cần theo dõi kỹ khoản vay để đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay. Ngày nay nợ xấu đang là vấn đề rất đáng lo ngại trong hệ thống ngân hàng, vì vậy NHNN đã đề ra rất nhiều biện pháp giảm thiểu nơ xấu. Đồng thời, cần phải đề phòng biện pháp xấu nhất là không thu hồi đƣợc khoản vay và thu hồi tài sản thế chấp, ngân hàng đề ra biện pháp xử lý tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng quy trình và điều kiện cho vay, tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng các khoản vay nhằm tăng cƣờng các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Trang 48