Khóa luận Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển TP HCM chi nhánh sở giao dịch Đồng Nai

pdf 97 trang Gia Huy 24/05/2022 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển TP HCM chi nhánh sở giao dịch Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_va_phan_tich_hoat_dong_cho_vay_khach_ha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển TP HCM chi nhánh sở giao dịch Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS. HỒ THIỆN THÔNG MINH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHÚC KHÁNH DUY MSSV: 1154020224 Lớp: 11DTNH05 TP.Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS.HỒ THIỆN THÔNG MINH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN PHÚC KHÁNH DUY MSSV: 1154020224 Lớp: 11DTNH05 TP.Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Sở Giao Dịch Đồng Nai, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này Biên Hòa, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Phúc Khánh Duy ii
  4. LỜI CÁM ƠN Kính gửi: Giảng viên hướng dẫn TS.Hồ Thiện Thông Minh Trong thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu hợp lí trong bài khóa luận tốt nghiệp. Nhưng dưới sự hướng dẫn, quan tâm tận tình của thầy những sai sót trong bài khóa luận tốt nghiệp ngày càng được cải thiện và khắc phục và trở nên chặt chẽ, logic. Em xin chân thành cám ơn thầy đã dành thời gian quan tâm, hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chúc thầy đạt được nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Biên hòa, ngày tháng năm 2015 Ký tên Nguyễn Phúc Khánh Duy iii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH KHÁCH HÀNG ĐH ĐẠI HỌC DN DOANH NGHIỆP HĐKD HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHDN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP QHKH QUAN HỆ KHÁCH HÀNG NHTM NH THƯƠNG MẠI NHCP NH CỔ PHẦN SXKD SẢN XUẤT KINH DOANH BCTC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HDBANK NGÂN HÀNG TMCP VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CN SGD ĐN CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI TMDV THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SXCB SẢN XUẤT CHẾ BIẾN NLNN NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP BQ BÌNH QUÂN DT DOANH THU VAMC CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TCTD TCTD TỔ CHỨC TÍN DỤNG DSTN DOANH SỐ THU NỢ DSCV DOANH SỐ CHO VAY CVTD CHUYÊN VIÊN TÍN DỤNG VHC CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ ĐỒNG NAI TRĐ TRIỆU ĐỒNG BĐS BẤT ĐỘNG SẢN NH NGÂN HÀNG NHNN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC v
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN Bảng 2.3: Bảng chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.6: Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh Bảng 2.7: Nợ xấu tại HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua. Bảng 2.8: Chỉ tiêu về dư nợ / Tổng nguồn vốn. Bảng 2.9: Chỉ tiêu về dư nợ trên vốn huy động. Bảng 2.10: Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng. Bảng 2.11: Tỉ lệ tăng trưởng dư nợ tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.12: Tỉ lệ tăng trưởng DSCV tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.13: Chỉ tiêu về hệ số thu nợ. Bảng 2.14: Chỉ tiêu về tỉ lệ nợ quá hạn. Bảng 2.15: Tỉ lệ thu lãi tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.16: Tỉ lệ thu nợ đến hạn tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.17: Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng VHC vi
  7. Bảng 2.18: Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Bảng 2.19: Các bước thực hiện chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp vii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức các phòng ban. Sơ đồ 2.2: Các bước quy trình cấp tín dụng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Sơ đồ 2.3: Các bước chấm điểm và xếp hạng DN tại HDBank CN SGD ĐN Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN. Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh. viii
  9. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, CHO VAY KHDN VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NHTM. 2 1.1. Lý luận chung về tín dụng doanh nghiệp tại NHTM 2 1.1.1. Lý luận chung về hoạt động tín dụng 2 1.1.1.1. Khái niệm chung về tín dụng và tín dụng NH 2 1.1.1.2. Phân loại tín dụng NH 3 1.1.1.3. Chức năng của hoạt động tín dụng 4 1.1.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng 4 1.1.2. Cho vay doanh nghiệp 6 1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp 6 1.1.2.2. Khái niệm về cho vay DN 8 1.1.3. Các hình thức của cho vay DN 8 1.1.3.1. Cho vay theo món, hạn mức 8 1.1.3.2. Cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá 8 1.1.3.3. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ 8 1.1.3.4. Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu 8 1.1.3.5. Cho vay theo hạn mức thấu chi 8 1.1.3.6. Cho vay tài trợ dự án 9 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN 9 1.1.4.1. Chỉ tiêu về đánh giá hoạt động kinh doanh của DN 9 1.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN 10 1.2. Lý luận chung về rủi ro tín dụng 14 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 14 1.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN 15 1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro trong cho vay của NHTM 15 1.2.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN 15 1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay KHDN 15 ix
  10. 1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 15 1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía NH 17 1.2.4. Ảnh hưởng và hậu quả của rủi ro cho vay đối với NH 17 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA HDBANK CN SGD ĐN 19 2.1. Tổng quan về NHTM CP HDBank CN SGD ĐN 19 2.1.1. Quá trình hình thành của HDBank CN SGD ĐN 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành tại HDBank CN SGD ĐN 20 2.1.3. Tình hình nhân sự tại HDBank CN SGD ĐN 21 2.1.4. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN trong năm qua 21 2.1.4.1. Tình hình hoạt động cho vay tại NH 21 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN 23 2.2. Định hướng phát triển của HDBank CN SGD ĐN trong những năm tới 24 2.2.1. Thâm nhập và phát triển khách hàng cá nhân 24 2.2.2. Thâm nhập và mở rộng KHDN vừa và nhỏ 25 2.2.3. Mở rộng phạm vi kinh doanh 25 2.2.4. Tăng cường và mở rộng hoạt động quản lý và kinh doanh nguồn vốn 25 2.2.5. Khả năng cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN trên địa bàn kinh doanh 26 2.3. Mục đích, lý do phân tích đề tài “ Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 27 2.4. Phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 28 2.4.1. Các sản phẩm cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 28 2.4.1.1. Cho vay tái cấu trúc tài chính 28 2.4.1.2. Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị 28 2.4.1.3. Cho vay bổ sung vốn lưu động SXKD 28 2.4.1.4. Cho vay tài trợ xuất khẩu bằng L/C 29 2.4.1.5. Cho vay nông nghiệp, chăn nuôi 29 2.4.1.6. Tài trợ nhập khẩu bằng chính lô hàng nhập 29 x
  11. 2.4.1.7. Cho vay cầm cố ứng trước tiền bán chứng khoán: 30 2.4.1.8. Thấu chi tài khoản 30 2.4.2. Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN HDBank CN SGD ĐN 30 2.4.2.1. Điều kiện cấp tín dụng đối với từng loại hình DN 30 2.4.2.2. Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN 30 2.4.2.3. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với KHDN 31 2.4.3. Thực trạng cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN trong những năm gần đây 33 2.4.3.1. Dư nợ cho vay đối với KHDN trong những năm qua 33 2.4.3.2. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 41 2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 42 2.4.4.1. Chỉ tiêu đánh giá về dư nợ 42 2.4.4.2. Chỉ tiêu đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn 47 2.4.5. Những rủi ro cho vay và tỉ lệ tổn thất mà HDBank CN SGD ĐN phải đối mặt trong khoản nợ xấu mà NH đã bán cho VAMC trong năm 2015 52 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐÔNG CHO VAY KHDN CỦA HDBANK CN SGD ĐN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN 55 3.1. Đánh giá , nhận xét về cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 55 3.1.1. Những kết quả, ưu điểm mà HDBank CN SGD ĐN đã đạt được trong hoạt động cho vay đối với KHDN 55 3.1.1.1. Về lãi suất 55 3.1.1.2. Về sản phẩm và chất lượng dịch vụ 55 3.1.1.3. Về mạng lưới 56 3.1.1.4. Về tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay 56 3.1.1.5. Về lợi nhuận 57 3.1.1.6. Về thu hút KHDN 57 3.1.1.7. Về chính sách phát triển và chiến lược hoạt động 57 xi
  12. 3.1.1.8. Về an toàn rủi ro cho vay 57 3.2. Những khó khăn, những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 58 3.2.1. Nhóm rủi ro về thị trường 58 3.2.2. Nhóm rủi ro về tài chính 59 3.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN 60 3.3.1. Giải pháp cho nhóm rủi ro thị trường 60 3.3.2. Giải pháp cho nhóm rủi ro tài chính 62 3.3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHDN và khắc phục những khó khăn còn tồn tại ở HDBank CN SGD ĐN 63 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 xii
  13. LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hồi phục và phát triển. Các doanh nghiệp, cần vốn để đầu tư và phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự đáp ứng nhu cầu về vốn của mình mà phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó huy động vốn từ NH là một nguồn phổ biến và hiệu quả nhất. Hiện nay các NH đã trở thành trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Lý do chọn đề tài: Với tầm quan trọng ngày càng lớn của hoạt động cho vay KHDN, vốn vay từ NH như chất xúc tác thúc đẩy cho hoạt động SXKD của DN được vận hành liên tục và trôi chảy. Bên cạnh đó hoạt động này cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả nền kinh tế vì vậy mà bản thân đã lựa chọn hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN làm nội dung nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Bản thân sinh viên lựa chọn hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN làm nội dung nghiên cứu để có thể thấy rõ hơn về quy trình hoạt động, sự tăng trưởng về dư nợ, doanh số cho vay cũng như tình hình nợ xấu tại NH từ đó có thể thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị được nghiên cứu và những giải pháp khắc phục nhược điểm còn tồn tại. Với phạm vi nghiên cứu xoay quanh hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung, nội dung nghiên cứu được chia làm 3 phần bao gồm: “Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, cho vay KHDN và những rủi ro trong cho vay của NHTM. Chương 2: Đánh giá, phân tích hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN. Chương 3: Đánh giá, nhận xét về hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN và những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN”. 1
  14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, CHO VAY KHDN VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NHTM 1.1. Lý luận chung về tín dụng doanh nghiệp tại NHTM 1.1.1. Lý luận chung về hoạt động tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm chung về tín dụng và tín dụng NH Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống xã hội loài người. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credo, có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm, tên gọi này xuất phát từ bản chất quan hệ tín dụng. Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng. Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho người cần vốn vay theo các điều kiện đã thỏa thuận trước như: thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất đi vay .Trong quan hệ tín dụng, người đi vay cam kết với người cho vay việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng thỏa thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trong đó người cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định trong một thời gian nhất định sang người đi vay và đến khi đến hạn người đi vay phải trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng. Tín dụng NH Tín dụng NH là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các DN, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ NH hiện nay, tín dụng NH càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế. 2
  15. Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa một bên là NH còn bên kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế. Tín dụng NH là mối quan hệ vay mượn giữa NH với tất cả các cá nhân, tổ chức và các DN khác trong xã hội mà NH đóng vai trò là trung gian. Là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi. 1.1.1.2. Phân loại tín dụng NH Theo thời gian sử dụng vốn vay gồm 3 loại sau Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các DN hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng NH chia thành 2 loại Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành SXKD. Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cấp tín dụng, có các loại tín dụng sau 3
  16. Tín dụng có bảo đảm: là loại hình mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Thường được áp dụng với KH truyền thống, có quan hệ lâu dài có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với NH. 1.1.1.3. Chức năng của hoạt động tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thực hiện hai chức năng tập trung và phân phối nguồn vốn: đây là hai chức năng cơ bản nhất của tín dụng. Nhờ các chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn để sử dụng nhằm phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại nguồn vốn là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây sự có mặt của tín dụng được xem như cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp hay cá nhân đang gặp khó khăn, thiếu hụt về vốn 1.1.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng Vai trò của tín dụng bao gồm 2 mặt: mặt tích cực (mặt tốt) và mặt tiêu cực (mặt xấu). Nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát,thì không những làm cho nền kinh tế không phát triển mà còn gây ra lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên nó cũng đem lại mặt tích cực và có vai trò to lớn sau đây: 4
  17. Điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế Tình trạng thiếu, thừa vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các DN. Vì thế NH hoạt động như chiếc cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với những người có nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh, tiêu dùng .Trên cơ sở huy động nguồn vốn trong dân cư hay đi vay tổ chức kinh tế khác, NH cho vay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn hoạt động. Góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất luôn diễn ra liên tục, mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Từ đó, DN sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng. Tín dụng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tín dụng là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu muốn khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế nào phát triển, nhà nước sẽ thông qua kênh tín dụng NH sẽ thực hiện ưu đãi ngành nghề hay khu vực đó. Từ đó sẽ tạo điều kiện để các DN đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay NH, trở thành đòn bẩy để giúp ngành nghề đó phát triển. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nhiều thành phần, cần có những biện pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch. Để làm được điều này, chính sách tín dụng đóng vai trò cực kì quan trọng, chú trọng vào công tác tín dụng sẽ là một biện pháp để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả Thông qua tín dụng, NH huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, thực hiện cho vay, đầu tư vào SXKD mà không cần phát hành thêm tiền 5
  18. mặt. Qua đó NH thực hiện nhiệm vụ điều hòa vốn giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế. Việc quản lí, lưu thông tiền tệ được thực hiện tốt hơn. Hoạt động tín dụng giúp hạn chế phương thức thanh toán dùng tiền mặt do NH sử dụng phương thức chuyển khoản, L/C từ đó giảm chi phí lưu thông, bảo quản tiền mặt trong nền kinh tế. Tín dụng được cấp đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế nhưng có sự chọn lọc, lựa chọn những KH lành mạnh có khả năng làm ăn hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế, tiền tệ. Góp phần trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội Một mặt tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu việc làm cho người lao động. Mặt khác, với nguồn vốn tín dụng đã được cung ứng sẽ tạo điều kiện khai thác các nguồn lực sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên như nguồn lao động, đất rừng, nguyên vật liệu từ đó thu hút được nhiều lực lượng lao động và xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Cho vay doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các HĐKD và hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Theo quan điểm của các thành phần, chủ thể trong nền kinh tế Quan điểm nhà tổ chức: DN là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm 6
  19. tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm. Quan điểm chức năng: DN là một đơn vị SXKD nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Quan điểm lý thuyết hệ thống: DN là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội. Theo quan điểm chức năng của Tiến sĩ M.Francois Peroux. Theo quan điểm này DN được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”. Theo quan điểm phát triển của D.LaruaA Caillat Theo quan điểm này “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " Theo quan điểm của cá nhân Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. 7
  20. 1.1.2.2. Khái niệm về cho vay DN Theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 của Thống Đốc NHNN Việt Nam Cho vay đối với DN là một hình thức cấp tín dụng của NHTM theo đó NHTM giao cho KHDN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định theo nguyên tắc thỏa thuận hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 1.1.3. Các hình thức của cho vay DN 1.1.3.1. Cho vay theo món, hạn mức Với mục đích đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn và sử dụng vốn lưu động của DN, nguồn vốn được chuyển từ các DN có nhu cầu vốn ít, thời vụ sang các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao, thường xuyên. 1.1.3.2. Cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá Đây là giải pháp cho DN rút vốn nhanh chóng, tận dụng cơ hội kinh doanh trong khi vẫn được hưởng mức lãi suất cao từ các loại giấy tờ có giá. Tỷ lệ chiết khấu tùy theo từng NH, thường là 95%-100% giá trị giấy tờ có giá. 1.1.3.3. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ Với hình thức này, DN sẽ không phải chờ đợi nguồn tiền thanh toán từ nước ngoài để bổ sung vốn lưu động phục vụ SXKD, đây là một giải pháp rất hữu hiệu giúp cho DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thu được tiền ngay khi giao hàng. 1.1.3.4. Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu Đây là giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn của DN về tài sản cho các khoản vay, giúp DN có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của NH. 1.1.3.5. Cho vay theo hạn mức thấu chi 8
  21. Với hình thức này sẽ cho phép DN chi vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình với hạn mức cao, với lãi suất cạnh tranh và thời gian phù hợp với nhu cầu, sản phẩm này giúp DN giải quyết những khó khăn tạm thời trong nguồn tiền chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh toán lương, tiền điện nước, nguyên vật liệu 1.1.3.6. Cho vay tài trợ dự án Hình thức này không chỉ hỗ trợ về tín dụng bên cạnh đó những dự án đầu tư của DN cũng sẽ được tư vấn và hỗ trợ. 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN 1.1.4.1. Chỉ tiêu về đánh giá hoạt động kinh doanh của DN  Đánh giá vòng quay tổng tài sản (VTS) Vts = Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kinh doanh, phản ánh hiệu quả các tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời từ đầu tư.  Đánh giá về doanh lợi thu nhập (ROS) ROS = Chỉ tiêu này đánh giá mức sinh lời trên doanh thu sau khi đã bù đắp tất cả các chi phí và nộp thuế, cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá được khả năng quản lí chi phí và chính sách định giá của NH.  Đánh giá doanh lợi tài sản(ROA) ROA = 9
  22. Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.  Đánh giá doanh lợi trên vốn tự có (ROE) ROE = Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mà vốn tự có mang lại nói cách khác là đo lường mức sinh lời đầu tư trên vốn chủ sở hữu. 1.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN  Đánh giá về dư nợ Dư nợ được hiểu là số tiền cho vay còn lại của NH cho khách hàng vay sau khi khách hàng đã trả nợ. Để đánh giá hoạt động cho vay của các NHTM người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về dư nợ sau đây:  Dư nợ / Tổng nguồn vốn (%) Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá được mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động của NH ngày càng ổn định và hiệu quả trong việc duy trì hoạt động tín dụng, ngược lại thì NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm KH.  Dư nợ / vốn huy động (%) Chỉ tiêu này phản ánh NHTM cho vay được bao nhiêu trên nguồn vốn mà NH huy động được, ngoài ra nó còn nói lên khả năng huy động vốn của NH. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện vốn huy động dùng để cho vay ít, ngược lại nếu chỉ tiêu này càng bé thì chứng tỏ NH sử dụng vốn chưa hiệu quả.  Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 10
  23. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm KH và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng DSCV, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi) Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm KH và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.  Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%) Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng DSCV qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm KH và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.  Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, cho biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay càng nhanh thì được coi là tốt và hoạt động tín dụng được đánh giá là an toàn 11
  24.  Đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản vay của KH đã đến thời hạn trả nợ nhưng vẫn chưa trả được nợ cho NH. Nợ quá hạn đượcđánh giá qua các chỉ tiêu sau:  Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ (%) = X 100%. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ NH. Phản ánh trong một thời kì nào đó, với DSCV nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỉ lệ này càng cao càng tốt.  Tỷ lệ thu lãi (%) Tỷ lệ thu lãi (%) = x 100% Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của NH từ việc cho vay Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của NH, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của NH, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong NH tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của NH, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt).  Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = x 100% 12
  25. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nói lên chất lượng cho vay của NH, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH. Tỷ lệ này càng cao càng tốt  Tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu (%) Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = X 100%. Chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng cho vay cũng như rủi ro cho vay tại NH. Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng cho vay của NH càng kém và ngược lại. Bên cạnh đó, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng cho vay tại NH, Tổng nợ xấu của NH bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ vay.  Hệ số rủi ro cho vay Hệ số rủi ro cho vay = Chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro trong từng khoản cho vay của NH và cho biết sức khỏe của NH trên tài sản có của mình. Tỉ lệ này càng cao cho thấy NH cho vay nhiều, nếu lớn hơn 1 thì NH sẽ gặp nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay của mình. 13
  26. 1.2. Lý luận chung về rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng  Theo quan điểm của Thomas P.Fitch Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.  Theo quan điểm của Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của NH.  Theo quan điểm xác suất Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một NH mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng rủi ro vẫn cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm KH hay một loại ngành nghề. Quan điểm này có thể giúp cho các NH chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.  Theo điều 2.1, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NH Nhà Nước Việt Nam Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của các tổ chức tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.  Rủi ro tín dụng là rủi ro mà chịu tác động của những yếu tố chủ quan hay khách quan nào đó khiến cho KH không thực hiện nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đúng theo cam kết giữa KH với NH từ đó gây thiệt hại nặng nề cho NH. 14
  27. 1.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN 1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro trong cho vay của NHTM Rủi ro trong cho vay của các NHTM là rủi ro phát sinh khi NH thương mại có nguy cơ không thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc khi việc thanh toán nợ gốc và lãi vay của KH không đúng hạn đã cam kết. 1.2.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN  Theo quan điểm của phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Là rủi ro phát sinh khi các KHDN chậm trễ, không có thiện chí, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng cho vay. Rủi ro này phát sinh khi nền kinh tế biến động, gây tác động xấu đến ngành, lĩnh vực mà KHDN kinh doanh, khiến cho DN gặp khó khăn trong kinh doanh như giảm lợi nhuận hoặc lỗ từ đó các KH này mất khả năng thanh toán gốc và lãi vay cho NH, không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết gây ảnh hưởng xấu đến NH cho vay. 1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay KHDN 1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng  Nguyên nhân chủ quan Do DN vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho NH. Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế. DN thực hiện SXKD thiếu sự linh hoạt, chậm thay đổi và theo kịp thị trường dẫn đến sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho DN không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho NH. Do bản thân DN có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của NH, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân. 15
  28. Nhiều DN không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn DN tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh.  Nguyên nhân khách quan  Rủi ro do nền kinh tế không ổn định Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ DN cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì DN sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra. Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các DN xuất khẩu. Sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Sự bất ổn trong chính trị khiến cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa bị cản trở, ngưng trệ, mất mát, hư hỏng. Khiến DN bị lạc hướng trong việc dự báo phát triển thị trường, từ đó khiến cho DN không thể thực hiện công việc kinh doanh như theo kế hoạch đã đề ra.  Rủi ro do các thủ tục pháp lý Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các DN. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các DN vay vốn.  Rủi ro do hàng hóa nhập lậu tràn vào trong nước Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp khiến cho sản phẩm 16
  29. của các DN trong nước rơi vào ế ẩm, ứ đọng gây ảnh hưởng xấu đến HĐKD của DN  Rủi ro trong việc thay đổi chính sách kinh tế quốc gia Các DN sẽ gặp rủi ro khi quốc gia của mình có những thay đổi trong chính sách kinh tế. Khi đó các DN sẽ đối mặt với những hiện trạng như: chính sách mới gây ra rào cản cho sự phát triển của ngành nghề mà DN đang hoạt động( vd như tăng thuế để giảm lượng cầu, hay nhà nước không hỗ trợ nhóm ngành nghề kinh doanh của DN), giảm khả năng cạnh tranh hoặc lấy mất vị thế độc quyền của DN trong ngành kinh doanh 1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía NH CBTD của NH không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà DN đang đầu tư kinh doanh. NH đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH. Do CBTD chưa chấp hành đúng quy trình cho vay: không đánh giá đầy đủ chính xác KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSĐB, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của KH. Do sự tăng trưởng quá mức của hoạt động cho vay trong hệ thống NHTM, các NH quá chú trọng về lợi nhuận và áp lực cạnh tranh với các NH khác, vì thế đã đặt những khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh. Do tình trạng suy giảm đạo đức của ban lãnh đạo, CBTD của NH còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, . 1.2.4. Ảnh hưởng và hậu quả của rủi ro cho vay đối với NH  Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của NH 17
  30. Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho NH những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của NH. Còn trong trường hợp NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh toán và rủi ro thanh khoản của NH do đó ảnh hưởng tới doanh thu của NH.  Làm giảm khả năng thanh toán của NH Rủi ro cho vay nó đã ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của NH gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi đó NH vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của NH.  Làm giảm uy tín của NH Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của NH và khả năng kinh doanh của NH. NH nào gặp nhiều rủi ro là NH hoạt động kém hiệu quả. Làm suy giảm lòng tin của KH. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng KH tới NH để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của NH do đó quy mô hoạt động của NH bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính. Khi gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của NH là không cao sẽ gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền về khả năng chi trả của NH dẫn tới họ rút tiền hàng loạt thì khả năng chi trả của NH sẽ gặp nhiều khó khăn nó có thể sẽ bị phá sản. Hậu quả phá sản của một NH không chỉ mình bản thân NH đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những NH có quan hệ với NH này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các NH ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. 18
  31. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA HDBANK CN SGD ĐN 2.1. Tổng quan về NHTM Cổ Phần HDBank CN SGD ĐN  Thông tin chung về NHTM Cổ phần HDBank: Thành lập ngày 04/01/1990, HDBank là một trong những NH TMCP đầu tiên của cả nước. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là NH có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính NH. Năm 2013, HDBank sát nhập thành công DaiABank và mua lại 100% vốn công ty tài chính Société Génerale (SGVF) thuộc cộng hòa Pháp hoạt động tại Việt Nam và đổi tên thành HDFinance. Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những NH lớn nhất Việt Nam, có tổng tài sản gần 90,000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8,100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 5,500 người; hơn 200 chi nhánh/ điểm giao dịch NH và hơn 1,200 điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc. Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt hầu hết tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh . 2.1.1. Quá trình hình thành của HDBank CN SGD ĐN HDBank CN SGD ĐN ban đầu là sở giao dịch của NH TMCP Đại Á (DaiABank). DaiABank là NH TMCP đầu tiên hoạt động ở tỉnh Đồng Nai, được thành lập ngày 30/7/1993 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0036 NH-GP 23/06/1993 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013, các cổ đông của DaiABank và HDBank đã thông qua phương án tái cơ cấu NH theo hướng sáp nhập hai NH trở thành HDBank. Kế hoạch sáp nhập của hai 19
  32. NH đã được NHNN chấp thuận và công bố quyết định vào ngày 18/11/2013, theo đó DaiABank chính thức trở thành HDBank vào ngày 20/12/2013 vừa qua. Khởi đầu là một NH nông thôn với số vốn điều lệ chỉ là 1 tỷ đồng, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của mình cùng với sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức khác, DaiABank đã tự trang bị cho mình công nghệ lõi Core Banking, thành lập Trung tâm thẻ và phát hành thẻ ATM, Công ty Khai thác và quản lý nợ (AMC) ĐạiÁ, Công ty đầu tư Đại Á, .và đặc biệt đã dần xây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng để chính thức trở thành NH TMCP đô thị với số vốn điều lệ tăng lên thành 3.100 tỷ đồng. Đến tháng 11/2013, DaiABank đã có tổng cộng 65 điểm giao dịch trên toàn quốc và chiếm được vị thế quan trọng ở địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như các thành phố lân cận khác. Ghi nhận những cố gắng và kết quả đó DaiABank đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III (2007), Huân chương Lao động hạng II (2012) cho tập thể cán bộ, công nhân viên của NH. Bên cạnh đó, DaiABank còn liên tục nhận được một số giải thưởng, bằng khen của Thống đốc NHNN và của UBND tỉnh Đồng Nai. Sau khi thực hiện kế hoạch sáp nhập, Chi nhánh chính thức đổi tên từ DaiABank Sở giao dịch thành HDBank CN SGD ĐN đồng thời có điều kiện tốt hơn để mở rộng HĐKD, phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ KH. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành tại HDBank CN SGD ĐN  Cơ cấu tổ chức tại HDBank CN SGD ĐN 20
  33. Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức các phòng ban. Bộ Phận ngân quỹ Phòng dịch vụ KH và ngân Bộ phận giao quỹ dịch Phòng QHKH Bộ phận quản lí Doanh Nghiệp tín dụng PHÓ GIÁM GIÁM ĐỐC Phòng KHCN ĐỐC Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ Phận hành chính nhân sự Nguồn: Bộ phận hành chính nhân sự HDBank CN SGD ĐN 2.1.3. Tình hình nhân sự tại HDBank CN SGD ĐN Một trong các yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua đó chính là yếu tố con người. Luôn tự hào nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn bó giữa Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên cùng nhau nỗ lực, cùng nhau phát triển. HDBank CN SGD ĐN luôn chú trọng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, phân bổ đều cho các phòng ban đảm bảo cho các bộ phận luôn hoạt động hiệu quả, bên cạnh đó các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau điều đó giúp cho hoạt động tín dụng tại NH luôn chính xác và an toàn. 2.1.4. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN trong năm vừa qua 2.1.4.1. Tình hình hoạt động cho vay tại NH 21
  34. Nhìn chung hoạt động tín dụng của HDBank CN SGD ĐN qua 3 năm có nhiều phát triển tốt được thể hiện cụ thể qua bản sau: Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank CN SGD ĐN 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 đầu 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho 1.668.700 2.114.250 2.417.929 45% 3.550.286 68% vay Ngắn hạn 560.683 549.705 662.512 18% 1.242.600 126% TDH 1.108.017 1.564.545 1.755.416 58% 2.307.686 47% Theo KH Cá nhân 330.403 401.707 232.121 -30% 1.171.594 192% DN 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% Nguồn: Phòng QHKH của HDBank CN SGD ĐN Có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay của NH tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, cụ thể như sau trong năm 2013 tăng 121% lên 1.668.700 triệu đồng. Dư nợ tăng trưởng mạnh là do việc sáp nhập của HDBank và DaiABank, có đóng góp từ một số lượng lớn từ KH cũ của DaiABank cùng với KH hiện hữu của HDBank. Năm 2014, dư nợ cho vay tại NH là 2.417.929 triệu đồng tăng 45% so với 2013. Với uy tín ngày càng tăng lên, việc sáp nhập đã giúp HDBank trở thành một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, NH ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay hấp dẫn đã giúp HDBank được nhiều KH lựa chọn cho việc đầu tư của mình. Đến quý 2 năm 2015, dư nợ đạt 3.550.286 trđ tăng 68% so với 6 tháng đầu 2014 với chỉ 2.114.250 trđ đó là nhờ nối tiếp những thành công mà NH đã tạo dựng được từ năm 2014 đến thời điểm này. Trong năm 2013, cho vay ngắn hạn chiếm 34% tổng dư nợ cho vay trong khi ở năm 2014 là 27% và đến hết quý 2 năm 2015 là 35%. Trong năm 2013 dư nợ cho vay đối với KHDN là 1.338.297 triệu đồng chiếm 80% tổng dư nợ cho vay. Sau khi sáp nhập, NH ngày càng đáp ứng tốt hơn về vốn cho các DN vì vậy dư nợ tăng lên cũng là hợp lý. Trong năm 2014, việc tiếp cận và 22
  35. thu hút đối tượng KHDN ngày càng tốt hơn, dư nợ cho vay KHDN ngày càng tăng lên và tăng 63% so với năm 2013 và lên đến 2.185.808 triệu đồng và chiếm 90% trên tổng dư nợ cho vay. Đến hết quý 2 năm 2015, dư nợ cho vay KHDN đạt 2.380.500 trđ tăng 39% so với quí 2 năm 2014 là 1.709.312 trđ và chiếm 67% trên tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó dư nợ cho vay KH cá nhân đạt 1.171.594 trđ chiếm 33% tỉ trọng cho vay tăng 192% so với cùng kỳ năm 2014 là 401.707 trđ. Việc dư nợ cho vay KH cá nhân tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2015 là do nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng và NH có thêm những sản phẩm dịch vụ đem lại sự tiện ích và đa dạng, hấp dẫn đối với các KH cá nhân đã dư nợ KH này tăng mạnh trong năm cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2015, NH không những duy trì và ổn định trong cho vay KHDN mà còn làm rất tốt trong việc thu hút và phát triển KH cá nhân. 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN Việc ngày càng thu hút được nhiều KH sử dụng sản phẩm dịch vụ tại NH, cùng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể CBTD trong việc đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm kiếm những KH có sức khỏe tốt đã giúp cho HĐKD của NH luôn phát triển tốt. Cụ thể trong năm 2013 lợi nhuận của NH là 57.702 triệu đồng tăng 19% so với năm 2012. Trong năm 2013, HDBank phải sáp nhập với DaiABank và xây dựng cơ sở hạ tầng mới là HDBank CN SGD ĐN nhưng NH vẫn có lợi nhuận là do một phần TSCĐ được chuyển từ DaiABank tiết kiệm được một phần chi phí mua sắm TSCĐ, cộng với việc HĐKD luôn duy trì ổn định. Sang năm 2014, lợi nhuận của NH là 78.013 triệu đồng tăng 35% so với năm 2013, với việc không phải đầu tư thêm nhiều TSCĐ trong năm nay, điều đó đã giúp lợi nhuận của HDBank CN SGD ĐN tăng mạnh. Đến hết quý 2 năm 2015, với sự năng động trong chính sách cũng như sự hiệu quả trong HĐKD và uy tín của NH ngày càng tăng đã thu hút được đáng kể lượng 23
  36. khách hàng tiềm năng đã giúp cho lợi nhuận đạt 46.560 trđ tăng 16% so với quý 2 năm 2014 khi lợi nhuận là 40.289 trđ. Có thể thấy trong năm này HĐKD của NH tỏ ra rất hiệu quả và theo dự báo lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2015. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 đầu 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Lợi nhuận 57.702 40.289 78.013 35% 46.560 16% Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng và ngân quỹ của HDBank CN SGD ĐN Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN 90,000 80,000 70,000 60,000 đồng 50,000 Triệu 40,000 Lợi nhuận 30,000 20,000 10,000 - Năm 2013 6 tháng đầu Năm 2014 6 tháng đầu 2014 2015 2.2. Định hướng phát triển của HDBank CN SGD ĐN trong những năm tới 2.2.1. Thâm nhập và phát triển khách hàng cá nhân - Tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói dựa trên nghiên cứu khách hàng như gói tài khoản vãng lai, bao gồm tài khoản giao dịch lãi suất cao, thẻ ghi nợ, thấu chi, thanh toán hóa đơn, trả lương, tiết kiệm trực tuyến, các sản phẩm tín dụng đi kèm với bảo hiểm. 24
  37. - Chuẩn hóa danh mục sản phẩm hiện có và tập trung vào sản phẩm cốt lõi phù hợp với KH địa phương như cho vay mua xe ô tô, cho vay trả góp thế chấp bất động sản, cho vay kinh doanh hộ gia đình, cho vay du học - Cung cấp dịch vụ ưu tiên cho KH lâu năm, có các giao dịch có giá trị cao nhằm thu hút lòng trung thành của KH. 2.2.2. Thâm nhập và mở rộng KHDN vừa và nhỏ - Xác định rõ khách hàng mục tiêu và các ngành trọng tâm để giúp xác định khách hàng mục tiêu, tiếp cận khách hàng và bán hàng hiệu quả hơn. - Cải thiện và thực hiện quy trình bán hàng cho các DN mục tiêu từ giai đoạn xác định KH mục tiêu, lập kế hoạch tiếp cận, phân tích nhu cầu, xem xét nhu cầu, đưa ra đề xuất và giải pháp, đàm phán, theo dõi, và chăm sóc khách hàng. - Thúc đẩy bán chéo sản phẩm qua việc giới thiệu các sản phẩm dành cho KH cá nhân trọn gói như tài khoản giao dịch trọn gói với mức thấu chi, sản phẩm tín dụng, ngoại hối, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại cũng như NH trực tuyến. 2.2.3. Mở rộng phạm vi kinh doanh - Phát triển và cung cấp dịch vụ cho NH đầu tư, dịch vụ quản lý tài sản và đầu tư tài chính. Tham gia vào thị trường cho thuê tài chính đồng thời thâm nhập vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. - Tối ưu hóa mạng lưới bán hàng cũng như tâp trung vào các sản phẩm mà KH sinh lời nhiều nhất đồng thời cải tiến qui trình nội bộ để tăng hiệu quả và lợi nhuận. 2.2.4. Tăng cường và mở rộng hoạt động quản lý và kinh doanh nguồn vốn - HDBank CN SGD ĐN muốn mở rộng số lượng KH bằng cách tiếp cận các NH mới trong nước và nước ngoài, tổ chức tài chính phi NH (công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ) và các DN (DN lớn và các DN vừa và nhỏ) đồng thời phối hợp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và khối doanh nghiệp lớn để gia tăng số lượng khách hàng. 25
  38. 2.2.5. Khả năng cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN trên địa bàn kinh doanh Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN là một trong những NH có khả năng cạnh tranh rất tốt trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Khả năng cạnh tranh của NH được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: Về chỉ tiêu huy động vốn: Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN có vốn huy động đạt 2.082 tỷ đồng, đứng thứ 7/41 trong khối NHCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về dư nợ tín dụng: Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN có tổng dư nợ cho vay đạt 2.418 tỷ đồng đứng thứ 5/41 trong khối NHCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ đứng sau ACB, Eximbank, Sacombank và Shinhanvina. Về kết quả kinh doanh: Năm 2014, lợi nhuận của HDBank CN SGD ĐN là 78.013 trd. Với mức lợi nhuận trên đã giúp cho NH trở thành 1 trong 3 NH cổ phần có lợi nhuận cao nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ những kết quả trên ta có thể thấy những lợi thế trong cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN như sau: Sản phẩm: Sản phẩm của HDBank nhìn chung cạnh tranh khá tốt, có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của KH bằng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại và nhiều tiện ích, đây là cơ hội sàng lọc danh mục KH hiện có cũng như tiếp cận/phát triển các KH mới, nhiều tiềm năng giao dịch. Lãi suất: Lãi suất huy động của HDBank nằm ở mức trung bình khá nên cũng cạnh tranh khá tốt. Lãi suất cho vay thường xuyên có nhiều gói ưu đãi cho khách hàng nên được nhiều khách hàng chấp nhận, tuy nhiên lãi suất cho vay bằng USD còn khá cao so với nhiều NH khác. Tỷ giá, phí: Về tỷ giá mua bán ngoại tệ và phí của HDBank vẫn còn chưa thực sự cạnh tranh tốt so với nhiều NH khác. 26
  39. Về Ban lãnh đạo các NHCP trên địa bàn: hầu hết các NHCP nằm trong top đầu đều là người địa phương, công tác lâu năm trong ngành NH, có mối quan hệ rộng và uy tín nên cũng đã hỗ trợ cho HĐKD của đơn vị gặp nhiều thuận lợi và đạt được những kết quả tốt, phát triển bền vững. HDBank khu vực Đồng Nai cũng là một trong số các NHCP có Ban lãnh đạo là người địa phương, gắn bó lâu năm với NH nên kết quả đạt được cũng rất khả quan và ổn định. Cơ sở vật chất: Hầu hết các NHCP có kết quả kinh doanh tốt, có thị phần lớn đều được đầu tư mua trụ sở rộng rãi, khang trang nhằm mục tiêu hoạt động ổn định lâu dài, điều này góp phần nâng cao thương hiệu, vị thế và tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch. Chính sách lương, thưởng dành cho cán bộ nhân viên HDBank chưa tốt so với nhiều NHCP khác, chưa có cơ chế trả lương theo kết quả kinh doanh để động viên, khuyến khích cán bộ nhân viên, lương của nhân viên và một số vị trí quản lý chưa cạnh tranh, nên dễ dẫn đến việc mất nhân sự có chất lượng. Như vậy, qua phân tích năng lực cạnh tranh so với 40 NHCP khác đang có mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì HDBank CN SGD ĐN đang có vị thế khá tốt, thị phần cho vay, huy động, hiệu quả kinh doanh luôn nằm giữa trong tốp 10 NHCP. Ngoài ra với thị phần, mạng lưới của thương hiệu HDBank trên địa bàn đang dẫn đầu khối NHCP cũng là điểm tựa hỗ trợ cho HDBank CN SGD ĐN trong việc tiếp tục duy trì và phát triển chiếm lĩnh thị phần so với nhiều NH khác. 2.3. Mục đích, lý do phân tích đề tài “ Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Lý do: Sau quá trình thực tập tại phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN, bản thân đã được tìm hiều, học hỏi những sản phẩm, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến đối tượng KHDN. Nhận thấy nghiệp vụ cho vay KHDN là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động tại đơn vị, đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho đơn vị đây 27
  40. cũng chính là nghiệp vụ yêu cầu phải có những kiến thức sâu, rộng ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề Mục đích: Để có thể nắm bắt và hiểu biết tường tận về nghiệp vụ cho vay KHDN, biết được sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết, những vẫn đề còn tồn tại như ưu nhược điểm và những ảnh hưởng của hoạt động này đến nền kinh tế là như thế nào đó chính là những lý do và mục đích mà bản thân đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN”. 2.4. Phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 2.4.1. Các sản phẩm cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 2.4.1.1. Cho vay tái cấu trúc tài chính Là loại hình cho vay trung hạn có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Sản phẩm này dành cho những DN đang gặp khó khăn trong cân đối tài chính và muốn thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn. Với hạn mức tái cấu trúc tối đa là 30 tỷ đồng/ KH, khách hàng có thể vay từng lần và trả gốc linh hoạt đối với sản phẩm này. 2.4.1.2. Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị Đây là loại sản phẩm nhằm tài trợ dài hạn cho các DN có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư TSCĐ phục vụ việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng SXKD. Với hình thức này, KH có thể thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay cho nghĩa vụ của mình và thời gian thực hiện nghĩa vụ được ân hạn cho đến khi dự án bắt đầu vận hành và tạo ra thu nhập. 2.4.1.3. Cho vay bổ sung vốn lưu động SXKD Đây là hình thức cho vay trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng SXKD của KH, đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện đầu tư dự án như đầu tư 28
  41. TSCĐ và vốn lưu động. Với hình thức này KH là người sở hữu tài sản mà không cần phải thế chấp cho NH. 2.4.1.4. Cho vay tài trợ xuất khẩu bằng L/C Ở hình thức này, NH ứng trước cho KH một khoản tiền thu từ xuất khẩu hàng hóa dựa trên bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa, đối với KH có uy tín NH có thể tài trợ lên đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu mà NH không cần yêu cầu bổ sung TSĐB khác. 2.4.1.5. Cho vay nông nghiệp, chăn nuôi Đây là hình thức nhằm hỗ trợ những KH có nhu cầu vốn để trồng trọt, chăn nuôi, SXKD đối với những hợp tác xã, DN chế biến, cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. KH có thể được tài trợ lên đến 85% trên tổng nhu cầu vốn với thời hạn có thể lên đến 5 năm. Bên cạnh đó, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với những khoản vay < 50 triệu đồng. Có thể thấy đây là sản phẩm rất tiện ích,nhanh chóng cho KH có nhu cầu. 2.4.1.6. Tài trợ nhập khẩu bằng chính lô hàng nhập Đây là sản phẩm cho vay ngắn hạn bằng VNĐ hoặc USD nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và đảm bảo bằng chính lô hàng nhập khẩu, bên cạnh đó khi sử dụng sản phẩm này KH còn được tài trợ cho nhiều phương thức thanh toán như L/C, D/A, D/P, T/T và có thể thế chấp bằng nhiều loại tài sản như: sắt, thép, động sản, phân bón, thứcăn chăn nuôi. Đây là sản phẩm thu hút được nhiều DN kinh doanh thương mại và nhập khẩu. 29
  42. 2.4.1.7. Cho vay cầm cố ứng trước tiền bán chứng khoán Với sản phẩm này sẽ giúp KH sử dụng nguồn vốn linh hoạt đáp ứng nhu cầu kinh doanh chứng khoán. Với mức lãi suất thỏa thuận từ đó KH có thể lựa chọn cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý mà không sợ bị ràng buộc vấn đề lãi suất, bên cạnh đó sản phẩm còn đem lại thời hạn cấp tín dụng lên đến 12 tháng, nhằm hỗ trợ cho KH một cách tối ưu nhất. 2.4.1.8. Thấu chi tài khoản Với sản phẩm này sẽ cho phép KH chi vượt số tiền thực hiện có trên tài khoản tiền gửi VND của KH tại NH, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của KH mà không cần phải thực hiện các thủ tục của hồ sơ vay vốn thông thường, do đó KH có thể tiết kiệm được thời gian và tận dụng cơ hội kinh doanh. 2.4.2. Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN HDBank CN SGD ĐN 2.4.2.1. Điều kiện cấp tín dụng đối với từng loại hình DN Ở HDBank CN SGD ĐN, đối với từng loại hình KHDN mà NH có kiện cấp tín dụng khác nhau. Theo từng loại hình DN mà NH sẽ yêu cầu các loại giấy tờ pháp lý khác nhau, người đại diện pháp luật của DN khác nhau. Từ đó NH sẽ quy định hạn mức cấp tín dụng khác nhau đối với các DN này. 2.4.2.2. Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc cấp tín dụng cho KH, đem lại lợi nhuận cho NH nhưng cũng không quên đem đến những lợi ích cho KH. Ban lãnh đạo HDBank đã xây dựng riêng cho mình quy trình cấp tín dụng đối với KHDN một cách chặt chẽ, và tối ưu nhất đem lại hiệu quả cao nhất. 30
  43. Sơ đồ 2.2: Các bước quy trình cấp tín dụng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Nhận xét: Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN tại NH chặt chẽ, các bước rõ ràng, đầy đủ. Không những đầy đủ các bước nhằm đảm bảo trong an toàn tín dụng cho NH mà quy trình trên cũng đem lại hiệu quả, và lợi ích đối với KH. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: chưa thống nhất 1 số chỉ tiêu tại các phòng ban, hệ thống phần mềm trong quy trình còn nhiều hạn chế. 2.4.2.3. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với KHDN DN luôn là đối tượng KH được quan tâm hàng đầu của các NHTM vì lợi ích hai bên cùng có lợi cũng như khả năng mở ra cơ hội hợp tác mới giữa NH với những đối tác DN. Tuy nhiên vì các DN thường có nhu cầu vốn lớn và thường xuyên gây nên những rủi ro trong HĐKD của DN cũng như rủi ro tiềm ẩn cho NH trong việc cấp vốn. Kết hợp với thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ, NH còn xây dựng hệ 31
  44. thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn với DN, giảm thiểu rủi ro cho NH. Bảng 2.3: Bảng chấm điểm và xếp loại KHDN tại HDBank CN SGD ĐN. Xếp loại Đánh giá Điểm Mức độ rủi ro AAA Tối ưu 92,4 - 100 Thấp nhất AA Ưu 84,8 - 92,3 Thấp A Tốt 77,2 - 84,7 Thấp BBB Khá 69,6 - 77,1 Trung bình BBB Trung Bình Khá 62 - 69,5 Trung bình B Trung Bình 54,4 - 61,9 Cao CCC Dưới Trung Bình 46,8 - 54,3 Cao CC Xa dưới Trung bình 39,2 - 46,7 Rất cao C Yếu kém 31,6 - 39,1 Rất cao D Rất yếu kém < 31,6 Đặc biệt Nguồn:Phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN Cũng giống như việc cấp tín dụng, HDBank CN SGD ĐN cũng đã tiến hành xây dựng hệ thống quy trình chấm điểm và xếp hạng KHDN trên hệ thống Symbol Sơ đồ 2.3: Các bước chấm điểm và xếp hạng DN tại HDBank CN SGD ĐN Nguồn:Phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN Nhận xét: Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng DN tại HDBank CN SGD ĐN đầy đủ và chặt chẽ. Nội dung của quy trình bao quát tất cả các yếu tố định tính 32
  45. và định lượng của DN góp phần đánh giá một cách chính xác nhất về KHDN. Tuy nhiên hệ thống phần mềm Symbol hoạt động chậm và chưa thực sự tiện ích và thông minh gây chậm trễ tiến độ làm việc. 2.4.3. Thực trạng cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN trong những năm gần đây 2.4.3.1. Dư nợ cho vay đối với KHDN trong những năm qua  Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn Các KHDN vay vốn nhằm mở rộng SXKD, mua sắm TSCĐ .Vì vậy đã tạo ra sự chênh lệch về kì hạn của các khoản vay. Các KHDN thường thích vay TDH vì họ có thể tự chủ tài chính tốt hơn và chủ động hơn trong việc trả nợ. Sau đây là dư nợ cho vay KHDN trong 3 năm vừa qua tại HDBank CN SGD ĐN. Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn tại HDBank CN SGD ĐN 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% DN Ngắn hạn 856.510 529.887 631.698 -26% 785.565 48% TDH 481.787 1.179.425 1.554.109 223% 1.594.935 35% Tỉ trọng nợ TDH 36% 69% 71% 67% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Có thể thấy dư nợ cho vay DN có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ ngắn hạn sang TDH. Trong năm 2013, khi nền kinh tế vừa dần trở lại quỹ đạo, HĐKD của các DN đã dần ổn định sau khi đã có những nền móng trong năm 2012. Lúc này các DN cũng mạnh dạn hơn trong việc mở rộng đầu tư với nhu cầu vốn rất lớn. Khi đó vay TDH là một trong những biện pháp tối ưu nhất vì vậy trong năm dư nợ TDH là 481.787 triệu đồng tăng 188% so với năm 2012.Việc đi vay TDH cũng giúp cho các DN chủ động hơn trong việc quay vốn của mình. Tuy nhiên, tỉ trọng cho vay TDH cho KHDN trên tổng dư nợ cho vay DN tại NH vẫn còn rất thấp chỉ chiếm 36% trên 33
  46. tổng dư nợ Lý do chính sách cho vay của NH vẫn còn thắt chặt nhằm phòng tránh rủi ro. Sang năm 2014, với đà ổn định từ năm 2013, và HĐKD của các DN phát triển tốt từ đó nhu cầu về vốn TDH để mở rộng đầu tư nhà xưởng, thực hiện các dự án lớn, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh. Trong năm 2014, dư nợ cho vay TDH của KHDN là 1.554.109 triệu đồng , tăng 223% so với năm 2013 chiếm 71% trên tổng dư nợ cho vay tăng 35% so với năm 2013. Vì trong năm này, NH đã có những sản phẩm hấp dẫn cho KHDN từ đó mà lượng KHDN cũng tăng một cách đột biến. Đến cuối tháng 6 năm 2015, dư nợ cho vay DN tại HDBank CN SGD ĐN là 2.380.500 trđ tăng 39% so với 6 tháng đầu năm 2014, trong đó dư nợ cho vay TDH là 1.594.935 trđ tăng 35% so với 6 tháng đầu 2014 là 1.179.425 trđ và chiếm 67% trên tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 785.565 trđ tăng 48% so với 6 tháng đầu 2014 là 529.887 trđ và chiếm 33% trên tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay KHDN trong 6 tháng đầu năm 2015 tại NH vẫn tăng trưởng khá tốt khi mà các DN không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô SXKD. Lượng cầu tiêu dùng trong nước tăng nhanh, hoạt động SXKD của các DN diễn ra tốt là lý do thúc đẩy cho nhu cầu vốn của đối tượng KH này tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, mặc dù dư nợ tăng nhưng cơ cấu cho vay DN theo kì hạn của NH trong nửa đầu năm nay có sự chuyển dịch khi mà tỉ trọng dư nợ ngắn hạn tăng 2% trên tổng dư nợ cho vay so với cùng kì năm 2014. Tỉ trọng cho vay ngắn hạn tăng có nghĩa là tỉ trọng dư nợ TDH sẽ giảm khi trong năm chỉ tiêu này là 67% so với quí 2 năm 2014 là 69%. Có sự thay đổi này là do trong giữa tháng 4 năm 2015 HDBank đã tăng lãi suất huy động TDH nhằm cân đối lại nguồn vốn khi mà trong năm 2014 cho vay TDH tăng quá mạnh trong khi đó vốn huy động của loại kì hạn này lại chiếm tỷ trọng thấp. Việc tăng lãi suất khiến cho lãi suất cho vay TDH tăng, đã khiến cho các KHDN cân nhắc trong việc lựa chọn kì hạn vay và chờ đợi sự ổn định của lãi suất cho vay TDH. 34
  47. Nhận xét: Theo thông tin ngày 10/6/2015 của một số tạp chí tài chính kinh tế có uy tín, website Vietstock.vn, Café F.com thì dựa trên thống kế và công bố của “ Vụ Tín Dụng (NHNN) thì các NHTM Cổ phần kể cả các NHTM Quốc Doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài từ 0,2% - 0,5%/ năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn. Theo Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám Đốc NHNH Chi Nhánh TP.HCM cho biết “Trong các kỳ hạn mà NH đã huy động, thì kỳ hạn ngắn lại chiếm gần 70% tổng số vốn huy động. Trong khi đó, dư nợ TDH chiếm 53-55% tổng dư nợ. Chính vì vậy, việc tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay” cùng với những dẫn chứng có liên quan đến vấn đề này của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc Gia thì hành động điều chỉnh tăng lãi suất huy động TDH của HDBank là hợp lí và đồng bộ với toàn ngành. Việc tăng lãi suất này sẽ đảm bảo cho HĐKD của NH ổn định và vững chắc hơn. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh: Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh 6 tháng Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 đầu 2014 Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% vay DN TM DV 243.570 427.328 633.884 160% 856.980 101% SX CB 576.806 615.352 852.465 48% 618.930 1% NL NN 172.640 324.769 330.057 91% 785.565 142% Xây dựng 345.281 341.862 369.401 7% 119.025 -65% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 35
  48. Bảng 2.6 : Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Tăng Tăng Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng trưởng(%) trưởng(%) TM DV 18% 25% 29% 11% 36% 11% SX CB 43% 36% 39% -4% 26% -10% NL NN 13% 19% 15% 2% 33% 14% Xây dựng 26% 20% 17% -9% 5% -15% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh 6 tháng đầu 2014 Xây 6 tháng đầu 2015 dựng TM DV Xây 5% TM DV 25% dựng 36% 20% NL NN NL NN 33% 19% SX CB SX CB 36% 26% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Thương mại dịch vụ: Có thể thấy dư nợ cho vay các DN ngành TMDV năm 2013 là 243.570 triệu đồng chiếm 18% tổng dư nợ cho vay, năm 2012 khi nền kinh tế vừa đứng lên sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2011, thì trong năm 2013 đang hồi phục và vận hành trở lại, hoạt động SXKD của các thành phần kinh tế đã dần ổn định, cầu thị trường đã có những dấu hiệu tích cực từ đó HĐKD của các DN nhóm TMDV cũng tốt hơn từ đó nhu cầu về vốn của các DN này cũng tăng lên. Năm 2014, khi mà thị trường tiêu dùng trong nước tăng đột biến, đặc biệt là du lịch, xuất nhập khẩu .đã góp phần vào sự trở lại và phát triển mạnh mẽ cho các DN ngành TMDV. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH trong năm và dự báo thị 36
  49. trường tiêu thụ trong và ngoài nước sẽ còn tăng mạnh hơn trong năm 2015, vì thế các DN đã mạnh dạn đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó dư nợ cho vay đối với nhóm này năm 2014 là 633.884 trđ tăng 160% so với năm 2013 và chiếm 29% trên tổng dư nợ cho vay DN tăng 11% so với tỉ trọng năm 2013. Dư nợ trong 6 tháng đầu 2014 đối với nhóm này là 427.328 trđ. Đến hết tháng 6 năm 2015 dư nợ cho vay nhóm KHDN nhóm TMDV là 856.980 trđ tăng 101% so với cuối quí 2 năm 2014. Tỷ trọng cho vay nhóm này chiếm 36% tổng dư nợ cho vay KHDN tăng 11% so với 6 tháng đầu 2014. Dư nợ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quí đầu năm 2015 là do TMDV phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó thu nhập BQ đầu người của Việt Nam tăng cao từ đó thúc đẩy các DN nhóm này phát triển mạnh. Kể từ tháng 2 năm 2015 được xem là thời điểm “Vàng son” đối với các DN kinh doanh vận tải, mua bán các loại xe cơ giới. Các DN này luôn rơi vào tình trạng “ Xe không đủ bán” từ đó yêu cầu các DN phải mở rộng sản xuất, tăng hàng tồn kho dẫn đến nhu cầu vốn tăng mạnh. Nếu chỉ tính riêng đối với nhóm DN kinh doanh xe cơ giới thì dư nợ cho vay đạt đến 525.500 trđ chiếm 61% tổng dư nợ cho vay đối với DN ngành TMDV tại NH. Nhận xét: Dư nợ cho vay đối với KHDN ngành TMDV tăng trưởng mạnh qua từng năm, đây cũng chính là đối tượng KHDN chiếm số lượng lớn nhất tại NH kể từ năm 2014 cho đến nay. Vào giữa tháng 5/2015 HDBank CN SGD ĐN là NH TMCP đầu tiên được Bộ Tài chính lựa chọn cho vay lại 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA từ JICA để thực hiện dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 của tỉnh Đồng Nai và sẽ chính thức thực hiện dự án vào cuối 2015, với thông tin trên dự báo trong hai quí cuối năm 2015 và trong tương lai dư nợ cho vay KHDN ngành TMDV sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Sản xuất chế biến: Dư nợ các DN nhóm SXCB cũng tăng trưởng tốt. Dư nợ cho vay của các DN ngành SXCB trong năm 2013 là 576.806 trđ chiếm 43% tổng dư nợ cho vay KHDN, năm 2014 là 852.465 trđ tăng 48% so với 2013 chiếm tỉ trọng 39% trên tổng dư nợ cho vay giảm 4%. Dư nợ nhóm này trong năm 2014 vẫn 37
  50. tăng trưởng tốt, với chính sách mới trong tiêu dùng khuyến khích “Người Việt sử dụng hàng Việt” đã thúc đẩy lượng cầu các sản phẩm trong nước tăng mạnh, chất lượng của các mặt hàng càng tăng đã giúp cho uy tín của các DN trong nhóm này trên thị trường quốc tế ngày càng lớn từ đó mở rộng thị trường kinh doanh của các DN. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động đạt năng suất cao, các DN nhóm SXCB đã mạnh dạn đầu tư TSCĐ, xây dựng mở rộng nhà xưởng , cũng như luôn chủ động trong việc thu mua, dự trữ nguyên vật liệu ở trong nước và cả quốc tế từ đó nhu cầu vốn của các DN này tăng mạnh đó cũng chính là lý do dư nợ cho vay KHDN nhóm SXCB trong năm 2014 tăng. Tuy nhiên đã có sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ, khi mà tỷ trọng nhóm này giảm 4% trên tổng dư nợ cho vay KHDN tại NH. Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2015 dư nợ cho vay đối với nhóm KHDN này chỉ còn 618.930 trđ tăng 1% so với quý 2 năm 2014 là 615.352 trđ, chiếm 26% tổng dư nợ cho vay giảm 10% so với 6 tháng đầu năm 2014. Tỉ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm KH này giảm tương đối nhiều là do trong năm 2014, các DN đã đầu tư mạnh vào TSCĐ từ đó khiến cho vốn vay TDH của nhóm này sang năm 2015 tăng rất ít trong khi đó vốn vay ngắn hạn từ nhóm KH này lại giảm mạnh là vì giá đầu ra đối với các sản phẩm SXCB liên tục theo hướng bất lợi cho các DN. Dư nợ giảm mạnh do những KH sản xuất phôi thép và các sản phẩm tạo thép gặp rất nhiều khó khăn khi giá thép trong nước giảm mạnh đã đẩy giá phôi thép xuống mức thấp nhất trong những năm trở lại đây, bq giảm 3000đ-5000đ/ 1kg (theo thống kê của Cục Quản lí giá Việt Nam). Tương tự cho các DN chế biến cao su cũng gặp muôn vàn khó khăn khi mà giá cao su tiếp tục giảm sâu khiến cho lợi nhuận của các DN này giảm mạnh HĐKD của các DN gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn lưu động của các DN từ đó cũng giảm mạnh. Nhận xét: Trong bối cảnh giá cả thị trường biến động mạnh, vô hình đã gây ra khó khăn cho các KHDN thuộc nhóm ngành này từ đó khiến cho tỉ trọng dư nợ của nhóm này tại NH giảm ở 6 tháng đầu năm 2015 Các KH trong nhóm này đã không còn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu cho vay của NH. 38
  51. Nông lâm ngư nghiệp: Dư nợ cho vay KHDN trong lĩnh vực NLNN tăng trưởng rất tốt qua 3 năm cụ thể trong năm 2013 dư nợ cho vay của nhóm này tại HDBank CN SGD ĐN là 172.640 trđ chiếm 13% trên tổng dư nợ cho vay KHDN. Trong năm 2013 dư nợ nhóm này chiếm tỉ trọng thấp là vì năm 2013 thị trường đầu ra của nhóm ngành này rất hạn chế, nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài thấp, các sản phẩm của nhóm này liên tục bị ép giá khiến cho các DN rất e dè trong việc mở rộng quy mô. Đồng thời với sự thay đổi bất lợi của thời tiết đã ảnh hưởng đến các DN nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất lúa gạo. Năm 2014, giá cả các mặt hàng này được bình ổn trở lại. Bên cạnh đó, việc nhận được các chính sách hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, Hiệp hội lúa gạo và hiệp hội thủy sản Việt Nam mà HĐKD của các DN này ngày càng ổn định và phát triển. Khi công việc kinh doanh tốt, nhu cầu thị trường tăng đó thì kết quả tất yếu là các DN phải mở rộng quy mô hoạt động từ đó nhu cầu vốn tăng mạnh. Trong năm 2014 dư nợ cho vay KHDN nhóm NLNN đạt 330.057 trđ tăng 91% đồng thời chiếm 15% tổng dư nợ cho vay KHDN tăng 2% so với năm 2013. Từ cuối năm 2014 khi thị trường của các DN loại này ngày càng được mở rộng. Vì thế đến hết quý 2 năm 2015 thị trường NLNN trong nước rất sôi động đặc biệt là các DN hoạt động nông nghiệp. Vào cuối tháng 4/2015 khi Nhà nước chính thức hỗ trợ đặc biệt đối với ngành cao su, cà phê và cây ăn quả với cam kết sẽ giúp các DN này mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và cả nước ngoài chính vì điều đó các DN không ngừng đầu tư nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đã đẩy dư nợ vốn vay tại HDBank tăng mạnh. Tuy nhiên lý do giúp cho dư nợ nhóm này tăng nhanh là việc NH đã cho một tập đoàn lớn vay thực hiện dự án phát triển rừng chiếm đến 60% dư nợ cho vay nhóm KHDN nhóm NLNN từ đó dẫn đến dư nợ cho vay trong 6 tháng đầu 2015 đạt 785.565 trđ tăng 142% so với 6 tháng đầu 2014 , và dư nợ nhóm này chiểm tỉ trọng trên tổng dư nợ cho vay là 33% tăng 14% so với thời điểm cùng kì năm 2014 chỉ là 19%. 39
  52. Nhận xét: Nhìn chung dư nợ cho vay đối với nhóm KHDN hoạt động NLNN tại NH phát triển tốt tuy có gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 và 2014 nhưng với uy tín và sự nỗ lực không ngừng đưa ra các sản phẩm hỗ trợ cho các DN nhóm này với nhiều ưu đãi đã giúp cho dư nợ cho vay nhóm này tăng trưởng mạnh vào nửa năm đầu 2015. Nhóm xây dựng: Dư nợ cho vay KHDN thuộc ngành xây dựng tại NH là tương đối cao cụ thể trong năm 2013 dư nợ là 345.281 trđ chiếm 26% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ tăng mạnh trong 2013 là do thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, bên cạnh đó các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia ngày càng tăng lên theo chính sách của nhà nước. Tính đến hết năm 2014, dư nợ của các DN này đạt 369.401 trđ chỉ tăng 7% so với năm 2013. Trong khi đó tỉ trọng trên tổng dư nợ cho vay trong năm là 17% giảm 9% so với năm 2013, lí do trong năm 2014, một phần các DN kinh doanh BĐS lại gặp khó khăn trong kinh doanh do thị trường không phát triển như dự đoán, phần còn lại là do một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia vẫn chưa nghiệm thu cho nên nhu cầu vốn của các DN này chỉ tăng nhẹ trong năm 2014. Đến hết quí 2 năm 2015, dư nợ cho vay nhóm này chỉ còn 119.025 trđ giảm 65% so với quí 2 năm 2014 đạt 341.862 trđ , trong khi đó tỉ trọng nhóm này là 5% trên tổng dư nợ cho vay giảm đến 15% so với cùng kỳ năm 2014. Dư nợ giảm mạnh là do trong năm nhu cầu vốn của các DN trong ngành xây dựng rất thấp mặc dù thị trường BĐS đã phát triển trở lại nhưng với việc đã đầu tư mạnh trong năm 2013, 2014 thì đến năm nay nhu cầu của các DN tăng rất ít. Bên cạnh đó với những thay đổi trong chính sách tín dụng của HDBank kể từ năm 2015 trở đi ưu tiên phát triển các nhóm ngành TMDV, NLNN vì thế mà tỉ trọng nhóm này giảm mạnh trong cơ cấu cho vay của NH. 40
  53. Nhận xét: Với những thay đổi trong chính sách tín dụng của mình cũng như nhưng đặc điểm của thị trường trong năm 2015 mà dư nợ cho vay KHDN nhóm ngành xây dựng tại NH giảm mạnh từ năm 2014 sang đến hết quí 2 năm 2015. 2.4.3.2. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Sau đây là tình hình nợ xấu,nợ quá hạn tại NH trong những năm gần đây. Bảng 2.7: Nợ xấu, nợ quá hạn tại HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tăng Dư nợ Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.668.700 2.114.250 2.417.929 45% 3.550.286 68% Nợ xấu, quá hạn 6.837 4.926 4.719 -31% 3.775 -23% Nợ chờ xử lý 1.336 0 0 -100% 0 0 Tỉ trọng 0,4% 0,2% 0,2% -0,2% 0,1% -0,1% % Toàn ngành 3,1% 2,9% 2,6% 2,4% Nguồn: Phòng Hỗ trợ tín dụng của HDBank CN SGD ĐN Nợ xấu, nợ quá hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 2013 số dư nợ xấu, nợ quá hạn là 6.837 trđ chiếm 0,4% trên tổng dư nợ. Việc nợ xấu trong năm 2013 tăng so với 2012 là do bao gồm cả nợ xấu cũ tại DaiABank cộng với nợ xấu hiện có tại HDBank. Tuy nhiên nếu so với mức độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 là 121% so với 2012 thì con số này là không đáng kể. Nhưng một điểm trừ trong hoạt động tín dụng của NH trong năm 2013 là có 1.336 trđ nợ chờ xử lý. Sang năm 2014, hoạt động tín dụng tại HDBank CN SGD ĐN được quản lý chặt chẽ hơn. Hệ quả của việc này là dư nợ xấu đã giảm xuống còn 4.719 trđ giảm 31% so với năm 2013, riêng khoản mục nợ chờ xử lý đã giảm 100% với số dư là 0đ. Với việc trong năm 2014, tín dụng tăng trưởng 45% so với năm 2013 trong khi đó nợ xấu lại giảm, đạt được những kết quả trên là vì do tác động của thông tư số 2/2013/ TT-NHNN ngày 21/10/2013 với những điều khoản chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như của CBTD với quy trình làm việc 41
  54. chặt chẽ đã giúp cho hoạt động tín dụng tại NH ngày càng hiệu quả và phát triển tốt hơn. Đến cuối quý 2 năm 2015, nợ xấu từ cho vay KHDN tại NH là 3.775 trđ giảm 23% so với quý 2 năm 2014 và chiếm 0,1% trên tổng dư nợ cho vay, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong năm nay NH đã làm rất tốt công tác quản lí nợ từ đó nợ xấu trong năm giảm mạnh Tuy nhiên do ảnh hưởng từ các khoản nợ 2014 cùng với những rủi ro mà thị trường đem lại với số dư 3.775 trđ nợ xấu là con số mà là sau khi NH đã tiến hành bán 32.000 trđ chiếm 0,9% tổng dư nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) để giảm mức nợ xấu trong năm xuống thấp nhất, nếu so với số nợ xấu 28.000.000 trđ mà VAMC đã mua từ đầu năm đến nay ( theo Thông tin từ NHNN) thì con số 32.000 trđ của HDBank CN SGD ĐN chiếm rất bé. Trong nửa đầu năm 2015, nếu tính luôn số nợ xấu mà NH đã bán cho VAMC thì nợ xấu là 35.775 trđ chiếm 1,01% tổng dư nợ cho vay đây là một tỉ lệ đáng chú ý vì > 1. Bên cạnh đó trong thời gian này tại NH đang có khoản nợ đang được cơ cấu là 37.290 trđ chiếm 1,05% >1% trên tổng dư nợ cho vay, nếu cơ cấu không thành công sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho NH. Tuy nhiên, với những phương án giữa KH và NH thì khoản nợ này đang được cơ cấu rất hiệu quả và tỉ lệ trở thành nợ xấu là rất thấp. Nhận xét: Có thể thấy nợ xấu tại NH giảm dần từ năm 2013 đến hết quý 2 năm 2015 trong khi đó thì dư nợ cho vay KHDN lại tăng mạnh qua từng năm, điều đó đã nói lên rằng NH đã và đang làm rất tốt công tác quản lí nợ và chặt chẽ trong thẩm định KH, tỉ lệ nợ xấu trên từng đồng nợ cho vay là rất thấp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khoản nợ cần phải cơ cấu cùng những khoản nợ xấu bán cho VAMC cho thấy vẫn còn những rủi ro và những lỗ hổng trong hoạt động cho vay mà NH cần phải xem xét và khắc phục. 2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 2.4.4.1. Chỉ tiêu đánh giá về dư nợ 42
  55. Chỉ tiêu về dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%) Bảng 2.8: Chỉ tiêu về dư nợ / Tổng nguồn vốn 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% Tổng nguồn vốn 5.500.000 5.600.000 5.750.000 5% 6.000.000 7% KQ Chỉ tiêu 24% 31% 38% 14% 40% 9% Nguồn : Phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, chỉ tiêu dư nợ cho vay DN/ Tổng nguồn vốn = 38% tăng 14% so với năm 2013 khi chỉ tiêu này chỉ là 24% Chỉ số này tương đối cao, cho ta biết cứ 1 đồng vốn thì có 0,38 đồng cho KHDN vay, điều này chứng tỏ, hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN luôn duy trì ổn định và hiệu quả, khách hàng DN của NH ngày càng tăng. Đến hết quý 2 năm 2015, theo thống kê thì có thêm 500.000 DN lớn nhỏ trong cả nước được thành lập và tính riêng trên toàn tỉnh Đồng Nai thì có 1.200 DN được thành lập trong đó có 54 DN là KH mới của HDBank CN SGD ĐN cộng với việc kinh tế thị trường dần hồi phục trở lại vì vậy mà dư nợ cho vay KHDN tăng 39%từ đó chỉ tiêu dư nợ/ Tổng nguồn vốn là 40% Cho ta thấy cứ 1 đồng vốn thì sẽ có 0,4 đồng cho KHDN vay. So với quí 2 năm 2014 chỉ tiêu này đã tăng 9% cho thấy hoạt động cho vay KHDN tại NH ngày càng phát triển tốt hơn. Qua bảng trên ta có thể thấy đối với chỉ tiêu này ở năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đều < 50%. Tuy nhiên, đây chỉ mới là dư nợ tính trên hoạt động cho vay sau khi đã loại trừ đi dư nợ từ các hoạt động khác như bảo lãnh, phát hành L/C hay bao thanh toán, nếu tính thêm các khoản này thì dư nợ tín dụng/ Tổng nguồn vốn chiếm từ 80-90% trên thực tế có thể nói hoạt động cho vay KHDN tại NH là khá tốt và ổn định, NH sử dụng nguồn vốn của mình tương đối hiệu quả. 43
  56. Nhận xét: Qua phân tích trên có thể nói hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN là khá tốt. Tuy nhiên, tỉ lệ dư nợ cho vay trên vốn là chưa thực sự được hiệu quả khi chỉ tiêu này còn khá thấp và NH cần cải thiện chỉ tiêu này để nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Chỉ tiêu Dư nợ/ Vốn huy động (%) Bảng 2.9: Chỉ tiêu về dư nợ / Vốn huy động Năm 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu 2013 đầu 2014 Số dư Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% Vốn huy động 1.466.278 1.820.200 2.082.115 42% 2.552.300 40% KQ Chỉ tiêu 91% 94% 105% 14% 93% -1% Nguồn: Phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN Năm 2014, dư nợ cho vay DN / Vốn huy động là 105% tăng 14% so với năm 2013 chỉ là 91% cho thấy cứ trên 1 đồng vốn huy động thì có 1,05 đồng dư nợ cho vay DN. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 không thể nói NH huy động vốn không hiệu quả lí do là vì dư nợ cho vay DN vượt vốn huy động là do bao gồm cả dư nợ cho vay DN duy trì từ năm 2013. Nhìn chung, nếu không tính phần vượt mức của dư nợ thì tính riêng trong năm 2014, hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN hoạt động ổn định, hiệu quả. NH sử dụng vốn hiệu quả tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn trong HĐKD của mình. Đến hết quý 2 năm 2015, với những quy định mới trong chính sách tín dụng và những quy định của NH nhà nước về an toàn tín dụng và giảm thiểu nợ xấu vì thế NH cũng đã dần siết chặt hoạt động cho vay của mình cùng với việc tăng cường huy động vốn nhằm cân đối vốn đã đẩy chỉ tiêu này giảm 12% so với cuối 2014 và giảm 1% so với quí 2 năm 2014 từ 94% xuống còn 93% cho ta thấy 1 điều cứ 93 đồng cho vay sẽ được NH lấy từ 100 đồng vốn huy động. 44
  57. Nhận xét: Ta có thể thấy với những chính sách mới trong hoạt động cho vay của mình NH đang làm rất tốt trong lĩnh vực cho vay KHDN với dư nợ tăng trưởng mạnh qua từng năm nhưng vẫn đảm bảo phòng ngừa rủi ro và an toàn trong cho vay rất tốt, hiệu quả trên từng đồng vốn huy động và tuân thủ các quy định của NHNN. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng) Bảng 2.10: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 6 tháng Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng (Trđ) trưởng Dư nợ cho vay bq 938.698 1.523.805 1.762.053 88% 2.283.154 50% DT từ cho vay 820.901 1.663.650 2.160.981 163% 1.980.651 19% Vòng quay 0,87 1,09 1,23 0,35 0,87 -0,22 Cách tính DT từ cho vay / Dư nợ cho vay bq Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, vòng Quay vốn vay đạt 1,23 vòng tăng 0,35 vòng so với năm 2013. Cho ta thấy cứ 293 ngày thì vốn vay luân chuyển. Với nhu cầu của KHDN chiếm phần lớn là vay TDH chiếm đến 71% dư nợ cho vay cho nên với số ngày cho mỗi vòng quay vốn tín dụng trên là 293 ngày là tương đối hợp lí Thời gian thu hồi nợ của HDBank CN SGD ĐN khá tốt. Sang đến hết quý 2 năm 2015, với việc dư nợ bình quân tăng 50% so với quí 2 năm 2014 cùng với DT từ cho vay KHDN cũng tăng 19% so với 6 tháng đầu 2014 vì thế mà vòng quay vốn vay trong nửa năm đầu 2015 đạt 0.87 vòng Cứ 207 ngày thì thì vốn vay luân chuyển. Ta thấy với việc tỉ trọng dư nợ TDH trong nửa đầu năm 2015 chỉ còn 67% thì với con số trên ta thấy vốn vay luân chuyển chưa được tốt vì các khoản cho vay chưa đến hạn thanh toán và một phần từ dư nợ quá hạn của cuối năm 2014 và trong năm 2015. Tuy nhiên theo dự báo đến cuối năm 2015 thì vòng quay vốn vay sẽ tăng lên khoảng 2 => 2,4 vòng/năm trung bình cứ 150 đến 180 ngày thì các khoản vay luân chuyển, với con số này có thể nói thời 45
  58. gian thu hồi nợ là rất ổn định và các khoản vay tại HDBank CN SGD ĐN là tương đối an toàn. Nhận xét : Qua những số liệu trên có thể thấy vòng quay vốn vay tại HDBank CN SGD ĐN trong 6 tháng đầu năm 2015 chỉ tiêu này chưa được tốt, tuy nhiên theo dự báo nửa cuối năm 2015 thì khả năng thu hồi nợ vay của NH sẽ được cải thiện tốt và an toàn. Tỉ lệ tăng trưởng dư nợ (%) Bảng 2.11: Tỉ lệ tăng trưởng dư nợ tại HDBank CN SGD ĐN 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014 dư nợ cho vay KHDN đạt 2.185.808 trđ tăng 63% so với năm 2013 ta có thể thấy dư nợ trong năm 2014 tăng trưởng rất tốt chính là nhờ vào sự hồi phục của nền kinh tế cùng với chính sách tín dụng năng động của NH đáp ứng tối đa sự hài lòng của KH cho thấy hoạt động cho vay của NH trong năm là rất tốt. Sang năm 2015 sau khi hết quý 2 của năm dư nợ cho vay KHDN đạt 2.380.500 trđ tăng 39% so với 6 tháng đầu năm 2014. Việc mức tăng trưởng ròng trong đầu năm 2015 chỉ tăng 9%(so với cuối năm2014) là do ảnh hưởng của chính sách siết chặt, đảm bảo an toàn tín dụng mới của HDBank và kế hoạch của NHNN trong việc thắt chặt hoạt động cho vay của các NHTM nhằm giảm nợ xấu xuống dưới 3% tuy nhiên hoạt động cho vay tại NH vẫn tăng trưởng tốt và ổn định. Nhận xét : Có thể thấy dư nợ cho vay KHDN tại NH tăng trưởng rất tốt trong năm 2014, đến hết nửa năm đầu 2015 dư nợ cho vay vẫn tăng trưởng tốt so với 46
  59. cùng kỳ năm 2014.Trong năm 2015 NH đã cân bằng rất tốt giữa sự phát triển của dư nợ cho vay và phòng ngừa rủi ro trong cho vay KHDN. Tỉ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%) Bảng 2.12: Tỉ lệ tăng trưởng DSCV tại HDBank CN SGD ĐN 6 tháng đầu Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu 2014 Tăng Tăng Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) trưởng(%) trưởng(%) DSCV 1.171.250 1.634.500 2.149.004 83% 1.839.893 13% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2013, sau khi sát nhập từ DaiABank doanh số cho vay KHDN tại NH chỉ đạt 1.171.250 trđ, chủ yếu là các khoản cho vay từ những KHDN có quan hệ lâu năm với NH. Sang năm 2014, với uy tín ngày càng cao cùng sản phẩm hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi và chất lượng phục vụ tốt đã giúp cho NH thu hút được rất nhiều KHDN sử dụng dịch vụ tại NH, kết quả là DSCV trong năm tăng đột biến 83% so với năm 2013 đạt đến 2.149.004 trđ. Trong năm 2014 vì cho vay TDH quá nhiều cho nên sang năm 2015 các NH đồng loạt cơ cấu lại vốn của mình HDBank cũng không nằm trong ngoại lệ. Trong 6 tháng đầu 2015, NH tiến hành điều chỉnh tăng lãi suất huy động TDH dẫn đến lãi suất của các khoản vay TDH cũng tăng lên kết quả là DSCV trong nửa năm đầu 2015 đạt 1.893.839 trđ tuy nhiên nếu so với 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉ tiêu này vẫn tăng 13% . Nhận xét: Qua những con số biết nói ở trên có thể thấy DSCV đối với KHDN tại NH tăng trưởng mạnh qua từng năm có thể thấy DSCV tăng trưởng mạnh trong khi đó mức độ an toàn trong các khoản cho vay vẫn được đảm bảo. 2.4.4.2. Chỉ tiêu đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn 47
  60. Chỉ tiêu hệ số thu nợ (%) Bảng 2.13: Chỉ tiêu về hệ số thu nợ 6 tháng Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng Số dư (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) DT cho vay DN 820.901 1.663.650 2.160.981 163% 1.980.651 19% DSCV DN 1.171.250 1.634.500 2.149.004 83% 1.839.893 13% Hệ số thu nợ 70% 102% 101% 30% 108% 6% Cách tính DT cho vay DN / DSCV DN Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, với hệ số thu nợ = 101% Trong năm 2014 hiệu quả cho vay tại NH là rất tốt, với 1 đồng nợ cho vay thì NH sẽ thu được 1,01 đồng doanh thu. Bên cạnh việc luôn đảm bảo thu hồi các khoản vốn đã cho vay thì NH còn làm rất tốt trong việc tạo doanh thu từ các khoản cho vay. Đến hết quý 2 năm 2015, việc DSCV các KHDN tăng 13% so với 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.839.893 trđ, trong khi đó doanh thu từ cho vay là 1.980.651 trđ tăng 19% so với quí 2 năm 2014 với những kết quả trên đã cho ra hệ số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2015 là 108% cứ 1 đồng cho vay thì NH sẽ thu về 1,08 đồng doanh thu từ nợ tăng 6% so với quí 2 năm 2014. Nhận xét: Mặc dù DSCV của KHDN tăng trưởng mạnh qua từng năm nhưng không có nghĩa là NH thả lỏng trong việc quản lí rủi ro bằng chứng là doanh thu và hệ số thu nợ của NH luôn tăng trưởng ổn định qua các năm cho thấy rằng HĐKD của HDBank CN SGD ĐN luôn an toàn và ngày càng phát triển. Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn (%) 48
  61. Bảng 2.14: Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn 6 tháng Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu đầu 2014 Tăng Tăng Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) Số dư (Trđ) trưởng(%) trưởng(%) Nợ xấu, nợ quá hạn 6.837 4.926 4.719 -31% 3.775 -23% Dư nợ cho vay 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39% Tỉ lệ 0,5% 0,3% 0,2% -0,3% 0,2% -0,1% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, tỉ lệ nợ quá hạn = dư nợ xấu, nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay DN = 0,2% giảm đến 0,3% so với tỉ lệ trong năm 2013 khi mà tỉ lệ này đến 0,5% . Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn rất bé cho ta thấy được chất lượng của các khoản cho vay KHDN tại NH là rất tốt đây là con số đáng mơ ước của các NHTM tại Việt Nam có thể thấy hoạt động cho vay được quản lí rất chặt chẽ. Cho đến thời điểm hết quý 2 năm 2015, nợ quá hạn là 3.775 trđ giảm 23% so với 6 tháng đầu 2014 ,tỉ lệ nợ quá hạn trong nửa năm đầu 2015 là 0,2%. Có thể nói tỉ lệ này là rất bé tuy nhiên đây là con số mà sau khi NH đã bán 32.000 trđ nợ xấu cho VAMC và chưa tính đến khoảng 37.290 trđ nợ đang cơ cấu, nếu tính luôn các khoảng này thì tỉ lệ này khoảng 3% đây là con số đáng báo động. Nhận xét: Qua những số liệu trên có thể nói hoạt động cho vay được kiểm soát tương đối chặt chẽ. Nhưng với tình trạng NH phải bán nợ xấu cho VAMC và còn tồn tại những khoảng nợ cần phải cơ cấu thì đây chính là những điểm mà NH cần phải khắc phục. 49
  62. Chỉ tiêu tỉ lệ thu lãi (%) Bảng 2.15: Tỉ lệ thu lãi tại HDBank CN SGD ĐN 6 tháng Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) Tổng lãi đã thu 248.900 275.450 355.391 43% 260.500 -5% Tổng lãi phải thu 250.558 286.050 362.860 45% 285.704 -0.1% Tỉ lệ 99% 96% 98% -1% 91% -5% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, tổng lãi cho vay KHDN phải thu trong năm là 362.860 trđ, trong năm NH đã thu được 355.391 trđ tiền lãi tăng 43% so với con số 248.900 trđ trong năm 2013 cho vay chiếm 98% kế hoạch phải thu lãi, với việc 7.469 trđ mà NH chưa thu là vì một phần của khoản nợ xấu 32.000 trđ đã bán cho VAMC trong năm 2015, phần còn lại nằm trong khoản nợ mà NH đã ân hạn cho một số KHDN đã trể hạn nộp lãi. Có thể nói rằng trong năm tình hình thu lãi cho vay của NH là khá tốt, nếu không tính khoảng nợ xấu đã bán cho VAMC thì tỉ lệ này đạt từ 99% đến 99,5%. Sang năm 2015, tổng số lãi từ cho vay KHDN đã thu được trong 6 tháng đầu năm là 260.500 trđ giảm 5% so với 275.450 trđ ở quý 2 năm 2014 chỉ đạt 91% trên số tổng lãi phải thu trong kì là 285.704 trđ giảm 5% so với cùng kỳ 2014. Lí do mà tỉ lệ thu lãi trong nửa năm đầu 2015 giảm là theo kế hoạch NH sẽ thu hết số lãi trong khoảng nợ xấu 32.000 trđ, tuy nhiên KH đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán dẫn đến việc NH phải bán khoản nợ đó cho VAMC thêm vào đó là số tiền lãi NH đã tiến hành ân hạn cho KH từ khoản nợ 37.290 trđ đang được cơ cấu và theo thỏa thuận giữa NH và DN sẽ thu lãi khoản nợ này vào cuối năm 2015 trở đi. Nhận xét: Trong năm 2014 mặc dù vẫn còn khoảng 7.469 trđ tiền lãi chưa được thu trong năm nhưng với tỉ lệ thu lãi là 98% cho thấy tình hình thu lãi cho vay của 50
  63. NH là khá ổn định và an toàn. Tuy nhiên sang đến hết quý 2 năm 2015 NH đã bắt đầu gặp khó khăn trong việc thu nợ cho vay. Theo kế hoạch NH sẽ tiến hành tăng thu nợ vào giai đoạn cuối năm 2015 và trong tương lai đây là vấn đề mà NH cần phải cải thiện trong thời gian tới. Chỉ tiêu tỉ lệ thu nợ đến hạn (%) Bảng 2.16: Tỉ lệ thu nợ đến hạn cho vay KHDN 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Năm 2013 Chỉ tiêu đầu 2014 Số dư Số dư Tăng Số dư Tăng Số dư (Trđ) (Trđ) (Trđ) trưởng(%) (Trđ) trưởng(%) DSTN đến hạn 567.875 1.208.223 1.645.200 190% 1.238.801 3% Dư nợ đến hạn 574.331 1.213.149 1.649.919 187% 1.242.576 2% Tỉ lệ 99% 100% 100% 1% 100% 0% Nguồn: Phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN Trong năm 2014, với doanh số thu nợ đến hạn là 1.645.200 trđ tăng 190% so với năm 2013 trong khi đó tổng dư nợ đến hạn là 1.649.919 trđ cho nên tỉ lệ thu nợ đến hạn tại HDBank CN SGD ĐN đã đạt đến 99,7% xấp xỉ con số 100% cho thấy hiệu quả trong việc cho vay của NH là rất cao. Phần còn lại mà NH chưa thu được xuất phát từ khoản nợ xấu mà NH phải bán trong 2015. Đến hết quý 2 năm 2015, với việc doanh số thu nợ đến hạn đạt 1.238.801 trđ trên số 1.242.576 trđ tổng dư nợ đến hạn đã giúp cho tỉ lệ này đạt gần 100% bằng với tỉ lệ ở thời điểm quý 2 năm 2014. Việc tỉ lệ này không tăng lên là vì khoảng nợ đến hạn chưa thu được ở năm 2014 được chuyển sang năm 2015 nhưng trong năm nay NH vẫn chưa thể thu hồi được khoản nợ đó dẫn đến việc phải bán nợ xấu cho VAMC. Nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ thu nợ đến hạn của HDBank CN SGD ĐN là rất tốt cho thấy NH tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hồi nợ, và trong kế hoạch thực hiện cho vay của NH. Bên cạnh đó cũng cho thấy sự chủ động và hiệu quả trong việc đôn đốc KHDN trong việc thu hồi nợ của NH. 51
  64. 2.4.5. Những rủi ro cho vay và tỉ lệ tổn thất mà HDBank CN SGD ĐN phải đối mặt trong khoản nợ xấu mà NH đã bán cho VAMC trong năm 2015  Thông tin về KHDN Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho trang trí nội thất và ngoại thất. Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đ  Thông tin về khoản vay của KHDN VHC Theo hợp đồng tín dụng ngắn hạn khoản vay của khách hành như sau: Hạn mức tín dụng được cấp: 32.000.000.000 đ Thời gian vay: 12 tháng Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo: 5 BĐS trị giá 30.353 trđ Xếp hạng tín dụng: Loại A  Thông tin về tài chính của khách hàng vay Khả năng thanh toán hiện hành của DN tại thời điểm thẩm định là 1,4 >1 theo lý thuyết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của VHC khá tốt, đối với trung bình ngành kinh doanh vật liệu xây dựng thì chỉ tiêu này của VHC là rất tốt. Sau đây là bảng đánh giá khả năng tài chính của VHC sau thẩm định: Bảng 2.17: Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng VHC Chỉ tiêu Theo lý thuyết Theo ngành Theo CVTD Khả năng thanh toán hiện hành Đạt Đạt Đạt Khả năng thanh toán nhanh Chưa đạt Đạt Chưa đạt Vốn lưu động ròng Đạt Đạt Đạt Vòng quay hàng tồn kho Tốt Tốt Bình Thường Vòng quay khoản phải thu Tốt Tốt Chưa tốt Vòng quay khoản phải trả Bình thường Tốt Chưa tốt Vòng quay vốn lưu động Tốt Tốt Tốt ROS Rất Tốt Tốt Bình Thường ROA Bình thường Tốt Chưa tốt ROE Rất Tốt Tốt Bình Thường Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư Tốt Tốt Tốt Nguồn: Phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN 52
  65. Bảng xét tiêu chí trên dựa trên BCTC của KH năm 2012 và quý 1 năm 2013. Hợp đồng tín dụng nhu cầu tái cấp tăng hạn mức tín dụng ngắn hạn của VHC sẽ có hiệu lực vào ngày 28/6/2013 và sẽ đáo hạn vào ngày 28/6/2014. Vì đây là khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm với NH, luôn có uy tín trong thanh toán và hoàn trả nợ vay đúng hạn. Dựa trên phân tích tài chính, dự báo trong những năm tới KH đủ khả năng hoàn trả khoản vay này Chuyên viên QHKH DN cùng ban lãnh đạo DaiABank nay là HDBank CN SGD ĐN đồng ý cấp tín dụng cho KH. Tuy nhiên đến đầu năm 2014 thị trường ngành vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm, nhu cầu thị trường giảm mạnh đã khiến cho công ty VHC gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đã khiến cho KH mất khả năng thanh toán nợ vay Khoản nợ 32.000 trđ bị chuyển sang nợ quá hạn và sang 2015 NH đã phải bán khoản nợ này cho VAMC. Qua những thông tin trên ta có thể thấy những rủi ro mà cả HDBank CN SGD ĐN và VHC gặp phải như sau:  Rủi ro khách quan: Cả khách hàng và HDBank gặp phải rủi ro do nền kinh tế không ổn định dẫn đến giá cả của các sản phẩm vật liệu xây dựng biến động theo hướng bất lợi cho VHC khiến doanh thu giảm mạnh từ đó DN bị lỗ nặng trong năm 2014.  Rủi ro chủ quan:  Về phía NH Chuyên viên QHKHDN đã không nắm bắt và dự báo được tình hình biến động của ngành vật liệu xây dựng trong năm 2014 để có thể đôn đốc, báo cáo với ban lãnh đạo một cách kịp thời về tình hình xấu có thể xảy ra dẫn đến những bất lợi cho NH.  Về phía khách hàng Khách hàng đã không nắm bắt và dự báo được thị trường kinh doanh của mình trong năm 2014 để từ đó DN có thể đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và an 53
  66. toàn dẫn đến trong năm DN đã sử dụng đồng vốn không hiệu quả khiến cho tình hình kinh doanh bị trì trệ và kết quả là DN phải chịu lỗ trong năm. Nhận xét: có thể thấy mặc dù tại thời điểm thẩm định thì KH này có sức khỏe tài chính tốt ( theo lý thuyết và theo thực tế ngành). Tuy nhiên khi rủi ro xảy ra và theo tình hình thực tế thì những quy định theo lý thuyết đã không còn đúng.  Rủi ro tín dụng mà HDBank CN SGD ĐN đã gặp Theo Basel ( Basel committee on banking supervision) để ước lượng tổn thất của một danh mục tín dụng như sau: EL = EAD x PD x LGD Trong đó, EL ( Expected Loss): Tổn thất có thể ước tính PD ( Probability of default): Xác suất không trả được nợ vay EAD ( Exposure at default): Dư nợ tại thời điểm không trả được khoản vay = Dư nợ bình quân + Dư nợ KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ vay. LGD (Loss given default) : Tỉ lệ tổn thất ước tính LGD = = x 100 = 4,4% Đối với khách hàng VHC ta có: PD= 0,65% ( KH xếp hạng loại A) Dư nợ bình quân là 30.000 trđ, dư nợ rút thêm tại thời điểm không trả được nợ vay là 2.000 trđ EAD = 32.000 trđ Số tiền có thể thu hồi từ TSBĐ = 30.353 trđ; tiền thu hồi khác = 247 trđ Vậy tổn thất ước tính tại HDBank CN SGD ĐN là: EL = 32.000 x 0,65% x 4,4% = 9,1 trđ 54
  67. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐÔNG CHO VAY KHDN CỦA HDBANK CN SGD ĐN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN 3.1. Đánh giá , nhận xét về cho vay DN tại HDBank CN SGD ĐN 3.1.1. Những kết quả, ưu điểm mà HDBank CN SGD ĐN đã đạt được trong hoạt động cho vay KHDN 3.1.1.1. Về lãi suất Có thế nói rằng đây vừa là điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của HDBank CN SGD ĐN. Tuy nhiên lãi suất cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua. Hiện tại lãi suất cho vay KHDN dao động trong khoảng 7,8%- 12%, lãi suất tương đối cao so với các NH khác trong hệ thống nhưng mức chênh lệch là rất ít trong bối cảnh các NHTM Việt Nam đều đồng loạt tăng lãi suất. Tuy nhiên với biên độ điều chỉnh lãi suất qua từng thời kì của NH thấp hơn từ đó đã giúp lãi suất BQ trong một khoản vay cho một KH thấp hơn các đối thủ cạnh tranh đó chính là một trong những thế mạnh của NH. 3.1.1.2. Về sản phẩm và chất lượng dịch vụ Với phương châm hoạt động là “Cam kết lợi ích cao nhất” đã nói lên tất cả những gì mà NH đã đem đến cho KH. Có thể nói HDBank CN SGD ĐN là một trong những NH đem đến sự hài lòng trong KH cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Với hệ thống các sản phẩm đa dạng đáp ứng hầu hết các ngành nghề kinh doanh trong xã hội, với điều kiện, thủ tục đơn giản, hỗ trợ DN một cách tối đa. Với hệ thống dịch vụ với chất lượng cực tốt, bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, chuyên nghiệp từ đó đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với KH đã đem lại sự hài lòng trong phong cách phục vụ và chất lượng dịch vụ đến cho KH đáp ứng nhu cầu KH mọi 55
  68. lúc mọi nơi đây chính là yếu tố quan trọng nhất đã giúp NH thu hút KHDN hiệu quả hơn so với các đối thủ của mình. Với hệ thống bán hàng năng động, sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của KHDN trong mọi lĩnh vực như: TMDV, SXCB, NLNN, xây dựng thi công với thủ tục đơn giản phù hợp với đại đa số các DN vừa và nhỏ. 3.1.1.3. Về mạng lưới Từ năm 2013 sau khi sát nhập với DaiABank cho đến thời điểm hiện tại, HDBank CN SGD ĐN là đơn vị đứng đầu trong quy mô hoạt động. Hiện tại NH đang quản lí tổng cộng 30 chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai và từ thành phố Biên Hòa đến các huyện xã thị trấn như Long Thành, Long Khánh Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, với hơn 300 điểm giao dịch vì vậy luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của KH đem lại sự tiện lợi cao nhất cho KH. 3.1.1.4. Về tăng trưởng dư nợ và DSCV Như đã phân tích ở “ Bảng 1.2 về tăng trưởng dư nợ cho vay , Bảng 1.11 về tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN và Bảng 1.12 về tăng trưởng Doanh số cho vay KHDN” thì dư nợ cho vay trong sau 6 tháng đầu năm 2015 đạt đến 47% , trong khi đó doanh số cho vay KHDN trong 6 tháng đầu tăng 76% so với trung bình 6 tháng đầu năm 2014, với tỉ lệ tăng trưởng như hiện tại cho thấy HDBank CN SGD ĐN ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình đây cũng chính là điểm tựa giúp cho sự phát triển trong hoạt động cho vay và khả năng cạnh tranh của NH. Việc cho vay tăng trưởng ngày càng cao, đặc biệt là cho vay TDH cùng với dư nợ cho vay KHDN tăng trưởng rất mạnh mà KHDN đây là đối tượng KH khó tính, khôn ngoan và rất am hiểu về tài chính cho thấy HDBank CN SGD ĐN ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của các DN và ngày càng có uy tín và sức cạnh tranh trên toàn hệ thống NHTM Việt Nam. 56
  69. 3.1.1.5. Về lợi nhuận Có thể nói HDBank CN SGD ĐN là đơn vị luôn đạt lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống HDBank trong khu vực miền Đông Nam Bộ và luôn vượt chỉ tiêu mà HDBank Hội Sở Chính đã đề ra. Với lợi nhuận tính từ ngày 1/1/2015 đến ngày 27/6/2015 thì lợi nhuận tại đơn vị đã đạt 46.560 trđ tăng 23% so với 6 tháng đầu năm 2014. Với mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực sẽ giúp NH ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh. 3.1.1.6. Về thu hút KHDN Là một trong những NH TMCP có sức thu hút và đáp ứng độ hài lòng của KHDN tốt nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lượng KHDN sử dụng sản phẩm dịch vụ tại NH ngày càng tăng qua từng năm cho thấy NH ngày càng thu hút được nhiều KHDN, và đáp ứng nhu cầu vốn của KHDN ngày càng tốt hơn. 3.1.1.7. Về chính sách phát triển và chiến lược hoạt động Ban lãnh đạo NH đã có tầm nhìn và nắm bắt rất tốt tình hình phát triển của thị trường khi quyết định tăng tỉ trọng cho vay cho các KHDN trong ngành TMDV và SXCB, những ngành đang và sẽ phát triển mạnh tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. 3.1.1.8. Về an toàn rủi ro cho vay Với dư nợ tăng trưởng nhanh trong khi đó nợ xấu lại giảm đáng kể, cho thấy hoạt động cho vay tại NH luôn hiệu quả trên từng đồng cho vay. NH đã xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm 2015 thì nợ xấu, nợ quá hạn chỉ là 3.775 trđ chỉ chiếm 0,16% tổng dư nợ cho vay. Nếu chỉ tính trong thời gian này thì HDBank CN SGD ĐN cùng với 57
  70. ViettinBank TP.HCM là hai đơn vị có tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng cho vay DN mạnh nhưng HDBank CN SGD ĐN luôn luôn bám sát và tuân thủ tốt các chính sách của NHNN, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản trị rủi ro, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong điều kiện kinh tế khó khăn. Với những ưu điểm trên sẽ giúp HDBank CN SGD ĐN nâng cao sức mạnh hoạt động của mình cùng với đó là củng cố vững chắc cho mức độ an toàn trong HĐKD. 3.2. Những khó khăn, những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 3.2.1. Nhóm rủi ro về thị trường  Về lãi suất Sau khi đã phân tích về những ưu điểm trong lãi suất tại đơn vị thì điểm yếu trong vấn đề lãi suất tại NH là việc nếu so với các NH quốc doanh thì còn chênh lệch khá lớn, bên cạnh đó là lãi suất của HDBank nếu so với các NH TMCP khác thì vẫn còn cao hơn đôi chút đã khiến cho NH gặp khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng mới và thu hút những KHDN lớn sử dụng dịch vụ tại đơn vị.  Về các loại phí, biểu phí Việc thắt chặt trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nợ xấu, quá chú trọng đến TSĐB đã khiến cho các KHDN có quy mô nhỏ, mới thành lập gặp khó khăn khi có nhu cầu vay vốn tại NH. Việc chưa đồng nhất trong công tác thẩm định giá TSĐB và giá thị trường, cụ thể là giá thẩm định TSĐB quá thấp so với thị trường và các tổ chức thầm định giá bên ngoài từ đó giảm hạn mức vay vốn của KH, điều này đã khiến cho KH không hài lòng và cũng đã làm NH mất đi một số KHDN. 58