Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng TMCP công thương VN – CN Tây Đô

pdf 77 trang Gia Huy 24/05/2022 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng TMCP công thương VN – CN Tây Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_tin_dung_trung_dai_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng TMCP công thương VN – CN Tây Đô

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Khánh Chi MSSV: 1154020126 Lớp: 11DTNH14 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Khánh Chi MSSV: 1154020126 Lớp: 11DTNH14 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Tây Đô, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Ký tên ii
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô giáo nói chung và quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong lĩnh vực chuyên môn cũng như lượng kiến thức khác trong đời sống, đó là hành trang quý báu để tôi bước vào đời. Tôi cảm ơn ThS. Phan Thị Thương Huyền đã tận tâm hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Đô, đặc biệt là cácanh, chị phòng Khách hàng doanh nghiệp đã chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi thực tập tại ngân hàng cũng như cung cấp cho tôi những tài liệu, số liệu cần thiết và hướng dẫn tận tình giúp tôi tiếp cận thực tế, làm quen với công tác tín dụng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy cô, ban Giám đốc và các anh chị trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, gặt hái nhiều thành công, luôn hoàn thành tốt công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Ký tên iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hƣớng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ tên) v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa NH Ngân hàng TMCP Thương mại cổ phần VN Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước CN Chi nhánh KH Khách hàng DN Doanh nghiệp PGD Phòng giao dịch KCN Khu công nghiệp Đvt Đơn vị tính TN Thu nhập CP Chi phí LNST Lợi nhuận sau thuế DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ Tp Thành phố GĐ Gia đình Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – chi nhánh Tây Đô từ năm 2012 – 2014 23 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 26 Bảng 2.3. Doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 28 Bảng 2.4. Doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 30 Bảng 2.5. Dư nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 31 Bảng 2.6. Nợ xấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 33 Bảng 2.7. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 34 Bảng 2.8. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 37 Bảng 2.9. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 39 Bảng 2.10. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 41 Bảng 2.11. Dư nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 43 Bảng 2.12. Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 45 Bảng 2.13. Nợ xấu trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 46 Bảng 2.14. Nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 47 vii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – chi nhánh Tây Đô từ năm 2012 – 2014 23 Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 26 Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 28 Biểu đồ 2.4. Doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 30 Biểu đồ 2.5. Dư nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 31 Biểu đồ 2.6. Nợ xấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 33 Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 35 Biểu đồ 2.8. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 37 Biểu đồ 2.9. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 39 Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 41 Biểu đồ 2.11. Dư nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 43 Biểu đồ 2.12. Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 45 Biểu đồ 2.13. Nợ xấu trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 47 Biểu đồ 2.14. Nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 48 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank – CN Tây Đô 17 viii
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Tình hình nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu bài báo cáo 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ 4 1.1. Khái quát về tín dụng 4 1.1.1. Khái niệm về tín dụng 4 1.1.2. Vai trò của tín dụng 4 1.1.3. Phân loại tín dụng 5 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 5 1.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 5 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 5 1.1.3.4. Căn cứ vào chủ thể tham gia 5 1.1.4. Nguyên tắc tín dụng 6 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng 6 1.2. Tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng 8 1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 8 1.2.2. Đặc điểm tín dụng trung – dài hạn 8 1.2.2.1. Vốn đầu tư lớn, thời hạn dài và thu hồi vốn chậm 8 1.2.2.2. Độ rủi ro cao 9 1.2.2.3. Lợi nhuận các khoản tín dụng trung – dài hạn lớn 9 1.2.3. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn 9 1.2.3.1. Đối với doanh nghiệp 9 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế 9 1.2.3.3. Đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại 10 1.2.4. Phân loại tín dụng trung – dài hạn 10 ix
  10. 1.2.5. Chất lượng tín dụng trung – dài hạn 11 1.2.6. Rủi ro tín dụng trung – dài hạn 12 1.2.7. Khái niệm về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu 12 1.2.7.1. Doanh số cho vay 12 1.2.7.2. Doanh số thu nợ 12 1.2.7.3. Dư nợ 12 1.2.7.4. Nợ xấu 12 1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về hoạt động tín dụng và bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô 13 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động tín dụng 13 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cho NHTMCP Công Thương VN – CN Tây Đô 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 15 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ 16 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô 16 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 16 2.1.2. Bộ máy tổ chức 17 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 17 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 18 2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Tây Đô 20 2.1.3.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 20 2.1.3.2. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu 20 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Tây Đô trong thời gian tới 21 2.1.4.1. Thuận lợi 21 2.1.4.2. Khó khăn 21 2.1.4.3. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Tây Đô trong thời gian tới 22 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 22 x
  11. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 22 2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – CN Tây Đô 26 2.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 28 2.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 28 2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 29 2.3.3. Phân tích dư nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 31 2.3.4. Phân tích nợ xấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 32 2.4. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 34 2.4.1. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 34 2.4.1.1. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 34 2.4.1.2. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 36 2.4.2. Phân tích doanh số thu nợ trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 38 2.4.2.1. Phân tích doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 38 2.4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 40 2.4.3. Phân tích dư nợ trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 42 2.4.3.1. Phân tích dư nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 42 2.4.3.2. Phân tích dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 44 xi
  12. 2.4.4. Phân tích nợ xấu trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 46 2.4.4.1. Phân tích nợ xấu trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 46 2.4.4.2. Phân tích nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014 47 2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân về tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Vietinbank – CN Tây Đô 48 2.5.1. Những kết quả đạt được 48 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 52 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ 53 3.1. Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHTMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô 53 3.1.1. Nâng cao công tác huy động vốn 53 3.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng 54 3.1.3. Biện pháp hạn chế nợ xấu và nâng cao công tác thu nợ 56 3.1.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 56 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHTMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô 57 3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 57 3.2.2. Kiến nghị đối với Vietinbank 57 3.2.3. Kiến nghị đối với Vietinbank – CN Tây Đô 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC xii
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta, nó chiếm khoảng 80% thu nhập của mỗi ngân hàng. Không chỉ tạo ra giá trị cho ngân hàng, hoạt động tín dụng còn hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và quan trọng hơn là thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro trước tiên phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các ngân hàng. Tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô cũng đã thực sự phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của quận thông qua việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế. Quận Bình Thủy với khoảng 56% là đất nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa và trồng cây ăn trái, được xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của thành phố Cần Thơ do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, lao động có tay nghề cao. Ngành công nghiệp của quận có nhiều chuyển biến tích cực với sự hình thành của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp Trà Nóc. Bên cạnh đó ngành du lịch cũng được quận Bình Thủy tạo nhiều điều kiện phát triển. Qua đó, cho thấy nhu cầu vốn của người dân tại quận Bình Thủy ngày càng tăng cao. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho nguồn vốn sản xuất thì nhu cầu vay vốn trung – dài hạn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mới mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cũng khá cao. Vì những lẽ trên nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô” để làm nội dung nghiên cứu trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu chung: Phân tíchtình hình hoạt động tín dụngtrung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN –chi nhánh Tây Đô và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 1
  14.  Mục tiêu cụ thể: Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của NH qua 3 năm 2012 – 2014. Phân tích hoạt động tín dụng trung – dài hạn thông qua: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu để rút ra những mặt đạt được và chưa đạt được. Đánh giá hoạt động tín dụng trung – dài hạn của NH Vietinbank – CN Tây Đô. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NH từ kết quả phân tích và đánh giá trên. 3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô. Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện đề tài là trong thời gian từ ngày 10/06/2015 đến ngày 23/08/2015. 4. Tình hình nghiên cứu: Nguyễn Thị Mỹ Liên. 2014. Luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHNN&PTNT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013”. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn phân tích khá chi tiết về tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn theo thành phần kinh tế và mục đích kinh tế cũng như là phân tích kỹ các chỉ tiêu tài chính đồng thời chỉ rõ được nguyên nhân dẫn đến diễn biến các hoạt động huy động và tín dụng của NH thông qua số liệu 3 năm thu thập. Từ đó, người viết tìm ra được nhiều tồn tại và nguyên nhân đồng thời cũng đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các giải pháp mà người viết đề ra chưa có sự gắn kết với những tồn tại mà NH cần khắc phục nên cần thêm những giải pháp cụ thể hơn và liên quan nhiều hơn đến những tồn tại đã đề ra nhằm làm nổi bật hơn phần giải đáp của mình. Lê Hữu Trị. 2014. Luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Cần Thơ”. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung vào phân tích các hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NH Sacombank – CN Cần Thơ để nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Đề tài sử dụng chủ yếu hai hình thức so sánh sau: 2
  15. o So sánh bằng số tuyệt đối: sẽ cho biết khối lượng, quy mô của các đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước đo thích hợp (giá trị, hiện vật, thời gian). o So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. 6. Kết cấu bài báo cáo: LỜI MỞ ĐẦU Chƣơng 1:Cơ sở lý luận về tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô. Chƣơng 3:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Tây Đô. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
  16. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ. 1.1. Khái quát về tín dụng: 1.1.1. Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên. 1.1.2. Vai trò của tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò như sau: Thứ nhất, việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy, tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ hai, hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. Thứ ba, trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu, nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác. Thứ tư, đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 4
  17. Cuối cùng, trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. 1.1.3. Phân loại tín dụng: Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú, tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau. 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. 1.1.3.2. Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn. 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 1.1.3.4. Căn cứ vào chủ thể tham gia: - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. 5
  18. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi vay. 1.1.4. Nguyên tắc tín dụng: Tại điều 6, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nêu rõ 2 nguyên tắc tín dụng: Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng theo mục đích đã được người đi vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng ngân hàng xem xét cho vay là các chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nói đến nguyên tắc này là nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Chính vì vậy, người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người đi vay. Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của ngân hàng thì cũng có nghĩa vụ giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận và như vậy sẽ sinh ra lợi nhuận. Khi đó người đi vay đảm bảo được uy tín với ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo được lợi nhuận cho chính mình. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu về gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì ngân hàng sử dụng cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Như vậy điều kiện vật chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển là có thể thu về gốc và lãi sau khoảng thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu đến hạn, người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng, chuyển nợ quá hạn, hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn như phát mại tài sản thu hồi nợ. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng: Sự gia tăng của các sản phẩm dịch vụ: 6
  19. Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Sự gia tăng cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi). Sự gia tăng của các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, 7
  20. những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. 1.2. Tín dụng trung – dài hạn của ngân hàng: 1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn: Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Loại hình tín dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại hình tín dụng này thường được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất. Nói chung, tín dụng trung – dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường. 1.2.2.Đặc điểm tín dụng trung – dài hạn: 1.2.2.1. Vốn đầu tƣ lớn, thời hạn dài và thu hồi vốn chậm: Đối tượng tài trợ của tín dụng trung – dài hạn là tài sản cố định và công trình xây dựng. Đặc điểm của đối tượng này là có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu. Do đó các khoản vay để tài trợ cho các đối tượng này đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn. Mặt khác, 8
  21. nguồn vốn để trả nợ là quỹ khấu hao cơ bản và có lợi nhuận thu được từ dự án. Vì vậy thời gian trả nợ thường kéo dài đến khi dự án kết thúc dẫn đến thu hồi vốn chậm. 1.2.2.2. Độ rủi ro cao: Do lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm nên độ rủi ro của các khoản tín dụng trung – dài hạn cao. Một dự án có thời gian đầu tư kéo dài có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: thiên tai, chiến tranh, sự thay đổi của môi trường chính sách, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, điều này khiến cho việc dự đoán các rủi ro có thể xảy ra với các khoản tín dụng trung – dài hạn là không thể lường trước hết được. Mặt khác, do có vốn đầu tư lớn nên khi xảy ra rủi ro với các khoản tín dụng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến NHTM so với các khoản tín dụng ngắn hạn. 1.2.2.3. Lợi nhuận các khoản tín dụng trung – dài hạn lớn: Do mối tương quan tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên các khoản tín dụng trung – dài hạn chứa đựng rủi ro cao, luôn có mức lãi suất rất cao. Thêm vào đó, các khỏa vay thường có số vốn lớn nên thu nhập mà khoản tín dụng này đem lại cho ngân hàng là rất lớn. 1.2.3.Vai trò của tín dụng trung – dài hạn: 1.2.3.1. Đối với doanh nghiệp: Là nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất. Việc vay vốn trung – dài hạn ở NHTM sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổ đông nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Tín dụng trung – dài hạn còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn và chớp cơ hội kinh doanh. Việc trả nợ trung – dài hạn cũng được xây dựng theo một sự phân chia ổn định và hợp lý. Do đó doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các nguồn trả nợ một cạc dễ dàng hơn. 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế: 9
  22. Tín dụng trung – dài hạn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điều hòa lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Tín dụng trung – dài hạn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đât nước, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Tín dụng trung – dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với thị trường thế giới, nền kinh tế đóng trước đây đã nhường bước cho nền kinh tế mở phát triển. Tín dụng trung – dài hạn đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển , cho vay viện trợ, Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế trong cả hiện tại và tương lai. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết với thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay: nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất lớn trong khi việc sử dụng vốn còn có nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn không cao, còn thất thoát và gây lãng phí lớn. 1.2.3.3. Đối với hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại: Tín dụng trung – dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai. Mặt khác, tín dụng trung – dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng thương mại. Đồng thời là cách để ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn để giải quyết vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận qua đó phát triển hoạt động của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.2.4. Phân loại tín dụng trung – dài hạn:  Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng trung hạn. Tín dụng dài hạn 10
  23.  Căn cứ vào hình thức bảo đảm: Tín dụng trung – dài hạn có đảm bảo. Tín dụng trung – dài hạn không có đảm bảo.  Căn cứ vào mục đích sử dụng: Tín dụng trung – dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tín dụng trung – dài hạn phục vụ cho tiêu dùng.  Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: Tín dụng trung – dài hạn cấp bằng tiền. Tín dụng trung – dài hạn cấp bằng hiện vật.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Tín dụng trung – dài hạn trả góp. Tín dụng trung – dài hạn trả một lần. Tín dụng trung – dài hạn trả nợ mang tính thời vụ.  Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: Tín dụng trung – dài hạn trực tiếp. Tín dụng trung – dài hạn gián tiếp.  Căn cứ vào đồng tiền cho vay: Tín dụng trung – dài hạn cấp bằng đồng nội tệ. Tín dụng trung – dài hạn cấp bằng đồng ngoại tệ.  Căn cứ vào hoạt động của đối tượng xin vay: Tín dụng trung – dài hạn đầu tư trong nước. Tín dụng trung – dài hạn tài trợ xuất nhập khẩu. 1.2.5. Chất lƣợng tín dụng trung – dài hạn: Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, về sự đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua việc phát huy hiệu quả của phương án được hình thành bằng đồng tiền vay hay hạn chế thấp nhất rủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Từ khái niệm trên có thể cho thấy chất lượng tín dụng được đánh giá trên cả ba góc độ: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. 11
  24. 1.2.6. Rủi ro tín dụng trung – dài hạn: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Đối với NHTM, rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn. 1.2.7. Khái niệm về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu: 1.2.7.1. Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nào đó mà không nói đến việc món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. 1.2.7.2. Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định. 1.2.7.3. Dƣ nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Dư nợ được tính theo công thức sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ – DSTN trong kỳ 1.2.7.4. Nợ xấu: Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang nợ xấu. Nợ xấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005, thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21 tháng 1 năm 2013 và thông tư 09/2014/TT- NHNN ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2014, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. 12
  25. 1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về hoạt động tín dụng và bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô: 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về hoạt động tín dụng:  Ở Thái Lan: Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp để cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau: Thái Lan tiến hành đóng cửa 52 NHTM và công ty tài chính, tổ chức tiến hành sắp xếp lại các NHTM cho phù hợp hơn. Các NHTM Thái Lan cố gắng hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng, hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoại bảng không quá 50% vốn, các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty. Bên cạnh đó, các NHTM thực hiện 100% dự phòng đối với khoản nợ đáng nghi ngờ. Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành thu nợ. Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan hồi phục sau khủng hoảng. Ở Trung Quốc: Năm 1998 Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm: Chính phủ Trung Quốc bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi bảng cân đối kế toán ngân hàng. Xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh thua lỗ của các NHTM quốc doanh, thành lập các NHTMCP ở 300 thành phố. Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM. Với những nỗ lực trên Trung quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện trong điều kiện hội nhập quốc tế. 13
  26. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cho NHTMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô: Đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thông qua việc thiết kế các gói sản phẩm cấp tín dụng linh hoạt, phù hợp với mỗi loại hình DN, với hoàn cảnh của từng thời kỳ của nền kinh tế. Trong công tác cho vay, ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng vì thông qua việc tiếp xúc với khách hàng, các nhân viên tín dụng có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn, tránh được những rủi ro tín dụng. Chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng bằng cách có nhiều biện pháp như hỗ trợ, tư vấn cho các DN trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính. Các ngân hàng không nên chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng tín dụng thông qua việc cung cấp các sản phẩm tín dụng mà còn nên có các sản phẩm, dịch vụ tư vấn tài chính. Từ đó, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo chất lượng của các khoản tín dụng dù trong thời điểm nền kinh tế biến động. Các NHTM cũng cần chủ động liên kết với Hiệp hội DN, hiệp hội các ngành nghề và các Quỹ hỗ trợ phát triển DN tại các địa phương để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này và tìm kiếm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng. 14
  27. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1 đã đưa ra một vài cơ sở lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng nói chung và một số vấn đề chung về tín dụng trung – dài hạn nói riêng. Qua đó, các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được trình bày, tạo cơ sở vững chắc để vận dụng những lý luận này đánh giá thực tiễn. Những khái niệm về DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu được trình bày để hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ phân tích, đánh giá đúng về thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHTMCP Công Thương VN – CN Tây Đô trong chương 2. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trung – dài hạn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng bao gồm nhiều khía cạnh như: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, nhưng do phạm vi nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận này chỉ tập trung vào khía cạnh cho vay. 15
  28. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VN – CN TÂY ĐÔ: 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Tây Đô (Vietinbank Tây Đô) có tiền thân ban đầu là Phòng giao dịch Trà Nóc được thành lập năm 1998. Đến tháng 07/2002 Phòng giao dịch Trà Nóc được NHTMCP Công thương Việt Nam quyết định nâng cấp lên chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. Từ ngày 01/11/2006, căn cứ quyết định số 258/QĐ-HĐQT NHCT ngày 16/01/2006 về việc chuyển chi nhánh cấp 2 NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Trà Nóc thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam bổ nhiệm, trưởng phó các phòng ban do giám đốc quyết định. Với địa thế thuận lợi KCN Trà Nóc là nơi tập trung của nhiều xí nghiệp, công ty lớn và tại đây có nhiều khách hàng lớn quan hệ với Vietinbank Tây Đô như: Công ty CP hóa chất Cần Thơ, Công ty TNHH bột mì Đại Phong, SKF Quang Minh, Công ty TNHH Willmar Argo Việt Nam do đó các doanh nghiệp tại khu vực này hầu như có tiền gửi bằng tiền VND hoặc ngoại tệ và cũng là khách hàng chủ lực của ngân hàng. Với slogan "Nâng giá trị cuộc sống", VietinBank đã không ngừng đổi mới, xây dựng môi trường làm việc văn minh, thân thiện, năng động, sáng tạo. Tại đây, VietinBank tôn vinh và ghi nhận những ý tưởng sáng tạo dù là nhỏ nhất và mọi cán bộ đều có cơ hội thăng tiến, cống hiến và phát huy năng lực, sở trường bản thân. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô. Tên Giao dịch: Vietinbank Tây Đô. Trụ sở chính: Từ năm 2006 đến tháng 10/2014: Lô 30A9 KCN Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Từ 3/11/2014 đến nay: Số 54 đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Điện thoại liên hệ: 07103 743317 Fax: 07103 841317 Website: Các chương trình vay vốn của ngân hàng chủ yếu hướng vào các thành phần kinh tế 16
  29. thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội của quận. Mục tiêu của ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Nhờ vào những nỗ lực của ngân hàng cùng với sự phấn đấu từ bản thân các hộ nông dân, từ năm 1993 đến nay đã có nhiều hộ nông dân thoát khỏi khó khăn, đói nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống được nâng cao, phương tiện sinh hoạt gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới sâu sắc. 2.1.2. Bộ máy tổ chức: 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô bao gồm các bộ phận như: Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, quản lý phòng tổ chức hànhchính, phòng khách hàng doanh nghiệp và được báo cáo từ hai phó giám đốc. Hai phó giám đốc phụ trách quản lý từng nhóm phòng ban. Phó giám đốc 1 quản lý các bộ phận như: phòng Kế toán, phòng giao dịch Bình Thủy, phòng Tổng hợp, phòng Tiền tệ vàkho quỹ. Phó giám đốc 2 quản lý các bộ phận như:phòng Khách hàng bán lẻ, phòng giao dịch Thốt Nốt và phòng giao dịch Ô Môn Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank – CN Tây Đô GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 P. KẾ PGD P. P. PGD PGD P. KH P. KH P. TỔ TOÁN BÌNH TỔNG TIỀN Ô THỐT BÁN DOANH CHỨC THỦY HỢP TỆ& MÔN NỐT LẺ NGHIỆP HÀNH KHO CHÍNH QUỸ Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank – CN Tây Đô 17
  30. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm chung trong hoạt động của đơn vị, đồng thời tiếp nhận những thông tin từ trụ sở chính gửi xuống, đồng thời hoạch định chiến lược cho chi nhánh. Phó giám đốc: Hai phó giám đốc, một phụ trách phòng khách hàng bán lẻ và PGD Bình Thủy, PGD Ô Môn, PGD Thốt Nốt; một phụ trách kế toán, tổ tổng hợp và kho quỹ – có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyền hạn và trách nhiệm được phân công. Phòng Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày, dùng bút toán chuyển khoản trong thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng hoặc giữa ngân hàng chi nhánh với ngân hàng Công Thương Việt Nam. Hoạch định những nhiệm vụ phát sinh trong ngày, cuối ngày cân đối thu chi tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ và tiền mặt phải khớp giữa hồ sơ sổ sách kế toán với tồn quỹ tiền mặt tại kho quỹ. Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí, Phòng Tiền tệ và kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy thu chi tiền mặt cho các tổ chức và cá nhân. Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ giám đốc và phó giám đốc về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và đồng thời chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của ngân hàng 18
  31. sao khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo nợ vay, thu hồi nợ vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Phòng Khách hàng bán lẻ: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Phối hợp với các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCP Công Thương cho khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHTMCP Công Thương kết hợp bán chéo, bán thêm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho khách hàng. Theo dõi giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro. Quản lý khai thác hồ sơ, thông tin của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình theo quy định của NHTMCP Công Thương. Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Phòng giao dịch Ô Môn: Phòng giao dịch Ô Môn được khai trương vào ngày 19/08/2009 đặt tại số 736/6 đường 26/03 phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Phòng thành lập nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong vay vốn, tiếp cận các sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích; đồng thời nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hoá, đa dạng hoá đối tượng Khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn của NHTMCP Công Thương Tây Đô. Phòng giao dịch Bình Thuỷ: Phòng giao dịch Bình Thuỷ được mở ra nhằm thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ, ngân hàng và thực hiện các mục khác theo quy định của NHNN Việt Nam, NHTMCP Công Thương Việt Nam, uỷ quyền của giám đốc NHTMCP Công Thương Việt Nam Tây Đô. Phòng giao dịch Thốt Nốt: Phòng giao dịch KCN Thốt Nốt được khai trương vào ngày 12/08/2010 đặt tại số 256/4 quốc lộ 91, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho ban giám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh. Đầu mối trong triển khai chương trình FTP, điều hành, 19
  32. cân đối vốn kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn chi nhánh theo quy định của NHNN, NHTMCP Công Thương VN. 2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công ThƣơngVN – CN Tây Đô: 2.1.3.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng: Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp. Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất. Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu. Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng. Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ: cho vay hỗ trợ ngành nông nghiệp. Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thu phí bảo hiểm, thu ngân sách Nhà nước, thu học phí cho Đại học Ydược Cần Thơ, làm đại lý bảo hiểm cho VIETINBANK AVIVA. 2.1.3.2. Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu: Nông nghiệp. Thương mại dịch vụ. Khách sạn, nhà hàng. Công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm, sắt thép, phân bón. Hoạt động cá nhân và công cộng. Sản xuất, kinh doanh, thương mại, Xây dựng công trình. 20
  33. 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô trong thời gian tới: 2.1.4.1. Thuận lợi: Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn quận Bình Thủy tiếp tục phát triển, nhiều công trình, dự án được xây dựng như: KCN Trà Nóc I, II, Nhà máy nhiệt điện, làm cho bộ mặt đô thị quận Bình Thủy ngày càng được khởi sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để Vietinbank – CN Tây Đô huy động nguồn vốn lớn và ổn định hơn trong những năm sắp tới. Thời gian qua chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường hoạt động thông thoáng, môi trường kinh doanh ít rủi ro cho NH, đặc biệt là sự tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của UBND TP. Cần Thơ, NHNN chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi về cung ứng nguồn vốn, đầy đủ và kịp thời cho NH, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh, NH đã đưa vào vận hành giao dịch trên phần mềm mới INCAS, đây là phần mềm giao dịch hiện đại, tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý NH và KH khi đến giao dịch tại NH. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho kinh tế địa phương. Công tác đào tạo nhân viên luôn được chú trọng và đang chuẩn hóa dần. 2.1.4.2. Khó khăn: Thị trường trong nước ngày càng mở rộng theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi giá cả phải được giảm thấp và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao hơn. Chính sách bảo đảm tiền vay: thế chấp, tín chấp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh khi ra quyết định cho vay. Khách hàng chủ yếu của NH là các hộ dân và các DN nhỏ, hoạt động kinh doanh của họ phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường, những biến động khác. Từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của NH. 21
  34. Trong những năm qua, công tác huy động vốn, sử dụng vốn gặp không ít khó khăn, mưa bão, thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho người dân và gây khó khăn cho NH. 2.1.4.3. Phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô trong thời gian tới: Với những kết quả đạt được trong những năm qua, Vietinbank – CN Tây Đô đề ra mục tiêu kinh doanh cho những năm tiếp theo như sau: Tăng cường huy động vốn, phấn đấu tăng trưởng vốn khoảng 20% trở lên so với năm trước. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng cho vay các DN vừa và nhỏ cũng như đầu tư các hộ SXKD có hiệu quả, có khả năng tài chính tốt nhằm mang lại lợi nhuận cao nhưng an toàn vốn, phấn đấu giảm dư nợ từ 20% trở lên. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro để tăng nguồn thu. Bên cạnh đó sẽ mở rộng các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu ngoài tín dụng, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014: 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đôgiai đoạn 2012 – 2014: Ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế cho nên cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận phản ánh rõ nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NH thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích thông qua tổng thu nhập và tổng chi phí 22
  35. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – chi nhánh Tây Đô từ năm 2012 – 2014 Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng Số tiền trọng Số tiền trọng trọng trọng tiền tiền tiền Chỉ tiêu (%) (%) (%) (%) (%) Tổng 92.495 100 108.239 100 125.969 100 15.744 17,02 17.730 16,38 TN TN lãi 61.545 66,54 73.060 67,49 86.487 68,66 11.515 18,71 13.427 18,38 TN 30.950 33,46 35.179 32,51 39.482 31,34 4.229 13,66 4.303 12,23 ngoài lãi TổngC 88.207 100 94.367 100 107.635 100 6.160 6,98 13.268 14,06 P CP lãi 60.324 68,39 63.820 67,63 70.146 65,17 3.496 5,80 6.326 9,91 CP 27.883 31,61 30.547 32,37 37.489 34,83 2.664 9,55 6.942 22,73 ngoài lãi LNST 3.216 100 10.404 100 13.751 100 7.188 223,51 3.347 32,17 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank - CN Tây Đô 130,000 125,969 120,000 108,239 107,635 110,000 100,000 92,495 94,367 88,207 90,000 80,000 70,000 Thu nhập 60,000 Chi phí 50,000 Lợi nhuận sau thuế 40,000 30,000 20,000 13,751 10,404 10,000 3,216 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 23
  36. Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy:  Thu nhập: Hoạt động chủ yếu của Vietinbank Tây Đô cũng như của NHTM là hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động này luôn chiếm hơn 60% tổng thu nhập. Nhìn chung, thu nhập từ lãi vay tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012, nhằm tuân theo nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hộiVietinbank – CN Tây Đô đã nhiều lần hạ lãi suất cho vay giảm từ 16% xuống còn 13,5% đối với tín dụng ngắn hạn, giảm từ 19% còn 15% đối với tín dụng trung và dài hạn. Để hạn chế nợ xấu tăng cao như năm 2011, ngân hàng thận trọng, đánh giá và lựa chọn khách hàng một cách cẩn thận làm cho hoạt động cho vay có phần thu hẹp. Đồng thời, Vietinbank Tây Đô phải cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trên cùng địa bàn thành phố Cần Thơ và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Trà Nóc vay vốn tại chi nhánh lâm vào tình trạng khó khăn. Sang năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp nhưng chi nhánh đưa ra thêm nhiều sản phẩm và gói hỗ trợ, giảm lãi suất vay vốn giúp thu hút thêm nhiều khách hàng vay mới. Mặt khác, công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ nên chi nhánh đã phần nào hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay. Nhờ thế, tốc độ tăng của thu nhập lãi ở mức cao với 18,71%. Đến năm 2014, thu nhập lãi tăng 13.427 triệu đồng so với năm 2013. Để đạt được kết quả khả quan ấy là nhờ sự nỗ lực toàn thể nhân viên của CN, sự năng động, sáng tạo trong công tác huy động vốn, cho vay, sự chủ động tìm kiếm mở rộng sản phẩm, dịch vụ và công tác quản lý chất lượng tín dụng tốt. Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu từ hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và thu nhập khác. Khoản thu nhập này tăng đáng kể về số tiền và tỉ trọng, cho thấy ngân hàng bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi nhánh cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế, Hiện nay, khách hàng không cần phải đến chi nhánh giao dịch mà sử dụng các dịch vụ hiện đại như Vietinbank iPay, SMS banking, Mobile BankPlus, Ngoài ra, để hỗ trợ các khách hàng sử dụng hoạt động dịch vụ, chi nhánh sẵn sàng tư vấn miễn phí, hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ. Chi phí: 24
  37. Trong giai đoạn 2012 - 2013, chi phí lãi của CN tăng5,80% chủ yếu là do năm 2013 tình hình kinh tế thành phố có bước phát triển tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, đơn vị có chiều hướng tăng, vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhờ vậy hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư kinh doanh khác của CN ngày càng lớn mạnh và được mở rộng. Cho nên chi phí cho lãi cũng như chi phí vận hành, chi phí quản lý và công vụ, đổi mới trang thiết bị cho nhân viên, tăng tương ứng với nhu cầu phát triển chung của cả CN. Bên cạnh đó, với nỗ lực của chính phủ và NHNN, lạm phát cả năm 2013 đã được kiềm chế ở mức 6,04% ( mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua), tỷ giá cũng được ổn định. Sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Vietinbank Tây Đô dần được phục hồi cùng với nhiều chương trình khuyến mãi đã thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiền trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho chi phí lãi tăng lên gần 3,5 tỷ đồng. Năm 2014, chi phí lãi tăng 6.326 triệu đồng, tương đương 9,91% so với 2013. Mặc dù chi phí cao chưa hẳn là điều xấu đối với NH, nhưng NH cũngcần phải có kế hoạch kiểm soát, quản lý nguồn chi phí của mình để hoạt động kinh doanh của NH đạt kết quả tốt hơn. Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác. Trong giai đoạn 2012 – 2014 chi phí ngoài lãi đều tăng qua từng năm do lãi suất huy động giảm dần thì NH phải đưa ra các chính sách dự thưởng, tặng quà cho khách hàng gửi tiền nhiều hơn. Cùng với đó là nhu cầu nâng cấp và đầu tư thêm trang thiết bị. Đặc biệt, năm 2014 ngân hàng tiến hành xây dựng trụ sở làm việc mới trên đường 3/2 nên chi phí ngoài lãi tăng cao (22,73%) cũng là điều dễ hiểu. Lợi nhuận: Từ bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta thấy lợi nhuận của CN tương đối cao và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận là 3.216 triệu đồng, đến năm 2013 lợi nhuận là 10.404 triệu đồng, tăng 223,51% tương đương 7.188 triệu đồng so với năm 2012. Sang năm 2014, lợi nhuận đạt được 13.751 triệu đồng, tăng 32,17% tương đương 3.347 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng vọt lợi nhuận qua các năm là do CN đã có chiến lược kinh doanh phù hợp, tận dụng triệt để nguồn vốn huy động và đã thiết thực với sự thay đổi tình hình kinh tế địa phương. Trong hoạt động kinh doanh, CN cũng đã mở rộng đầu tư cho vay và các dịch vụ thanh toán từ đó thu lãi tiền vay, thu phí các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, và xử lý nợ tồn đọng. Đồng thời tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu, đặc biệt là các khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. 25
  38. 2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – CN Tây Đô: Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Chỉ (%) (%) (%) (%) (%) tiêu Vốn huy 1.572.189 65,46 1.623.496 84,48 1.846.219 87,56 51.307 3,26 222.723 13,72 động Vốn điều 304.777 12,69 116.521 6,06 97.553 4,63 -188.256 -61,77 -18.968 -16,28 chuyển Vốn 524.763 21,85 181.750 9,46 164.603 7,81 -343.013 -65,37 -17.147 -9,43 khác Tổng nguồn 2.401.729 100 1.921.767 100 2.108.375 100 -479.962 -19,98 186.608 9,71 vốn Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank - CN Tây Đô 2,000.000 1,846.219 1,800.000 1,572.189 1,623.496 1,600.000 1,400.000 1,200.000 Vốn huy động 1,000.000 Vốn điều chuyển 800.000 Vốn khác 524.763 600.000 304.777 400.000 181.750 164.603 116.521 97.553 200.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 26
  39. Từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 ta thấy: Vốn huy động: Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng lại là hoạt động tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM. Đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu đối với NH. Để đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay và các hoạt động sinh lời khác, NH cần có nguồn vốn đủ mạnh, vì vậy trong những năm qua, NH luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại địa phương, kết quả là nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Năm 2012 là 1.572.189 triệu đồng, sang năm 2013 đạt 1.623.496 triệu đồng, tăng 51.307 triệu đồng, tương đương tăng 3,26%. Năm 2014 nguồn vốn huy động đạt 1.846.219 triệu đồng, tăng 222.723 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 13,72%. Trong những năm qua, NH đã có những chính sách thích hợp thu hút khách hàng, nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, uy tín, chất lượng của NH cùng với sự nhiệt tình của toàn thể nội bộ NH đã tạo được niềm tin, sự tiện lợi khi khách hàng đến giao dịch với NH. Chính vì vậy, lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm.  Vốn điều chuyển: Ngoài nguồn vốn huy động, Vietinbank – CN Tây Đô còn có sự hỗ trợ của NH Công Thương Việt Nam thông qua vốn điều chuyển để tài trợ cho hoạt động cấp tín dụng, để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy nó cũng góp phần hình thành nên nguồn vốn của NH, tạo thế cân bằng trong công tác tín dụng. Nguồn vốn này nhằm giúp NH mở rộng quy mô tín dụng mà không bị sức ép do thiếu vốn khi KH có nhu cầu rút tiền hoặc chi trả lãi tiền gửi cho KH. Năm 2012, vốn điều chuyển là 304.777 triệu đồng, sang năm 2013 là 116.521 triệu đồng, giảm 118.256 triệu đồng, tương đương giảm 61,77%, đến năm 2014 nguồn vốn điều chuyển là 97.553 triệu đồng, giảm 18.968 triệu đồng, tương đương 16,28%. Qua đó có thể thấy, công tác huy động vốn của NH rất hiệu quả, đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân nên lượng vốn điều chuyển giảm dần qua các năm.  Vốn khác: Ngoài việc sử dụng vốn huy động, vốn điều chuyển, Vietinbank – CN Tây Đô còn tận dụng một số nguồn vốn khác như: các khoản phải trả khác, nguồn vốn trong thanh toán, vốn ủy thác đầu tư, vốn tài trợ và các quỹ. Đặc điểm các nguồn vốn trên là không phải tốn chi phí huy động, ít rủi ro. Năm 2012, các nguồn vốn này đạt 524.763 triệu đồng 27
  40. và sang năm 2013 các nguồn vốn này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 181.750 triệu đồng, trong năm 2014 cũng giảm còn 164.603 triệu đồng là do các khoản phải trả đã giảm xuống, vốn khác và các quỹ cũng giảm. 2.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đôgiai đoạn 2012 – 2014: 2.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng bởi vì đây là con số thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong một thời gian nhất định. Bảng 2.3. Doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng trọng tiền (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu DSCV 2.397.112 100 1.898.677 100 1.980.489 100 (498.435) (20,79) 81.812 4,31 Ngắn 1.760.928 73,46 1.297.931 68,36 1.266.794 63,96 (462.997) (26,29) (31.137) (2,4) hạn Trung – 636.184 26,54 600.746 31,64 713.695 36,04 (35.438) (5,57) 112.949 18,8 dài hạn Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 1,760.928 1,800.000 1,600.000 1,297.931 1,400.000 1,266.794 1,200.000 1,000.000 Ngắn hạn 713.695 800.000 636.184 600.746 Trung - dài hạn 600.000 400.000 200.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 28
  41. Nhìn vào bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta thấy: Doanh số cho vay của NH giảm vào năm 2013 và tăng vào năm 2014, điều này cho thấy NH đã cố gắng mở rộng hoạt động cho vay và tạo được niềm tin từ khách hàng. Cho vay ngắn hạn của NH chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn, cụ thể, năm 2012 cho vay ngắn hạn chiếm 73,46%, năm 2013 chiếm 68,36%, sang năm 2014 chiếm 63,96%, qua đó cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với cho vay trung và dài hạn tại NH vì đa phần người dân ở quận sống bằng nghề nông và kinh doanh nhỏ lẻ với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn là chủ yếu. Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm qua các năm vì trong thời gian này lãi suất của NH tăng cao, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất huy động đạt mức 14%/năm nghĩa là lãi suất cho vay lúc này còn khá cao khoảng 18% đến 20% chi phí, thêm vào đó là giá cả hàng hóa biến động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sang năm 2014 tình hình có ổn định được đôi phần làm cho doanh số cho vay giảm nhưng không đáng kể. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp. Trái với cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn này vì trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, có nhiều biến động và lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn so với ngắn hạn, NH tập trung cho vay với các khách hàng lâu năm có quy mô lớn để họ có khả năng quay vốn duy trì sản xuất kinh doanh giúp NH đảm bảo thu hồi nợ. 2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Doanh số thu nợ là các chỉ tiêu phản ánh các khoản vay của NH khi đáo hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thể hiện khả năng, phân tích, đánh giá kiểm tra khách hàng của nhân viên tín dụng, đồng vốn thu hồi được nhằm mục đích tạo nguồn vốn tái đầu tư cho hoạt động tín dụng cũng như bảo tồn nguồn vốn của NH. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được NH đặc biệt quan tâm vì thu hồi nợ cũng là hoạt động quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng của NH. 29
  42. Bảng 2.4. Doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu DSTN 2.213.694 100 1.794.581 100 2.155.891 100 (419.113) (18,93) 361.310 20,13 Ngắn 1.626.285 73,46 1.226.145 68,32 1.548.903 71,85 (400.140) (24,6) 322.758 26,32 hạn Trung – 587.409 26,54 586.436 31,68 606.988 28,15 (973) (0,17) 20.552 3,50 dài hạn Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.4. Doanh số thu nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 1,626.285 1,800.000 1,548.903 1,600.000 1,400.000 1,226.145 1,200.000 1,000.000 Ngắn hạn 800.000 587.409 586.436 606.988 Trung - dài hạn 600.000 400.000 200.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 ta thấy: Doanh số thu nợ của NH trong giai đoạn 2012 – 2014 tăng giảm không đều nhau. Doanh số thu nợ giảm vào năm 2013 và tăng vào năm 2014, do năm 2012 khách hàng trả nợ trước hạn dẫn đến năm 2013 doanh số thu ít hơn năm 2012, sang năm 2014 doanh số thu nợ tăng cao, NH không chỉ thu nợ vượt các khoản cho vay mà còn thu thêm các khoản dư nợ từ các năm trước. Qua đó ta thấy được công tác thẩm định, quản lý các khoản vay và công tác thu hồi nợ được NH thực hiện tốt và quản lý chặt chẽ. 30
  43. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp nên doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng chiếm tỉ trọng thấp. Doanh số thu nợ giảm vào năm 2013 nhưng nhìn chung nó vẫn tăng trưởng trong giai đoạn này. Khách hàng vay vốn tại NH sẽ phải trả lãi và vốn gốc mỗi năm một lần. Bên cạnh công tác thu hồi nợ có hiệu quả thì các khoản nợ đến hạn tăng dẫn đến doanh số thu nợ trung dài hạn tăng. 2.3.3. Phân tích dƣ nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Dư nợ phản ánh tình hình cho vay và thu nợ của NH cũng như cho biết số tiền mà NH cho khách hàng vay nhưng chưa thu về tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH. Dư nợ càng cao tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bảng 2.5. Dƣ nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Dƣ nợ 1.381.341 100 1.285.437 100 1. 410.035 100 (95.904) (6,94) 124.598 9,69 Ngắn 1.024.263 74,15 896.409 69,74 913.940 64,82 (127.854) (12,48) 17.531 1,96 hạn Trung – 357.078 25,85 389.388 30,26 496.095 35,18 32.310 9,05 106.707 27,4 dài hạn Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.5. Dƣ nợ tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 1,200.000 1,024.263 1,000.000 896.409 913.940 800.000 Ngắn hạn 600.000 496.095 Trung - dài hạn 357.078 389.388 400.000 200.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31
  44. Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.5 ta thấy: Năm 2013, NH đã xiết chặt công tác thu hồi nợ làm cho dư nợ giảm xuống 6,94% tương đương giảm 95.904 triệu đồng, sang năm 2014 nhận thấy tình hình kinh tế khá thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh, NH đã nới lỏng công tác thu hồi nợ để doanh nghiệp không bị áp lực trả nợ, NH có thêm khoảng thời gian luân chuyển vốn nên dư nợ năm 2014 tăng 124.598 triệu đồngtương đương 9,69%. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 giảm cũng làm cho dư nợ ngắn hạn năm 2013 giảm và tăng vào năm 2014, chi phí sản xuất đầu vào tăng nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng. Dư nợ trung dài hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 nhưng nhìn chung dư nợ trung dài hạn tăng trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn, NHNN cũng có những chính sách hỗ trợ cho nhu cầu vay vốn trung dài hạn của người dân trong một số ngành nghề, lĩnh vực. Trong năm 2013 mặc dù có chính sách hỗ trợ nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao nên doanh số cho vay giảm khi đó doanh số thu nợ cũng giảm, dư nợ đến hạn giảm, nhiều khoản nợ đến hạn cũng giảm vì NH đã thu nợ từ năm trước đó. Trái lại năm 2014, dư nợ trung dài hạn tăng một phần là do lãi suất cho vay giảm, một phần là do các khoản nợ đến hạn giảm. 2.3.4. Phân tích nợxấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động kinh doanh của NH cũng vậy. Nợ xấu là rủi ro mà NH không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng dù các khoản vay này được nhân viên tín dụng thẩm định kỹ trước khi cho vay. Khi nợ xấu xuất hiện có nghĩa là các khoản cho vay này của NH có nguy cơ mất vốn rất cao. Đồng thời, nợ xấu cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH mà lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh hàng đầu của NH nên NH cố gắng hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. 32
  45. Bảng 2.6. Nợ xấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng Số tiền trọng Số tiền trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nợ xấu 10.796 100 16.685 100 13.644 100 5.889 54,55 (3.041) (18,23) Ngắn 7.412 68,66 11.828 70,89 9.814 71,93 4.416 59,58 (2.014) (17,03) hạn Trung – 3.384 31,34 4.857 29,11 3.830 28,07 1.473 43,53 (1.027) (21,14) dài hạn Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.6. Nợ xấu tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 11.828 12.000 9.814 10.000 7.412 8.000 Ngắn hạn 6.000 4.857 3.830 Trung - dài hạn 3.384 4.000 2.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy: Nhìn chung nợ xấu của NH tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014. Nguyên nhân nợ xấu 2013 tăng là do trong năm 2013 này tình hình kinh tế khó khăn, mặc dù NH đã giảm lãi suất, có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất nhưng nợ xấu vẫn tăng, nguyên nhân nữa là do tình hình biến động của giá cả sản xuất, đặc biệt là giá xăng dầu tăng kéo theo các nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo, và đặc biệt là trong năm này nước ta có những mặt hàng xuất khẩu bị kiện bán phá giá. 33
  46. Đến năm 2014, nợ xấu giảm đáng kể, để đạt được kết quả như vậy đó là cả một quá trình nỗ lực của cán bộ NH, bên cạnh đó NHNN cũng đã chỉ đạo từng NH lên kế hoạch xử lý các tài sản kém chất lượng và bán nợ cho công ty Quản lý và Khai thác tài sản (VAMC). Sau hơn một năm thành lập, công ty này đã xử lý nợ xấu cho hơn 34 tổ chức tín dụng với số dư nợ gốc hơn 51.800 tỷ đồng. 2.4. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014: 2.4.1. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 2.4.1.1. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạntheo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Bảng 2.7. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nông 159.046 25,00 134.112 22,32 176.209 24,69 (24.934) (15,68) 42.097 31,39 nghiệp Công 220.873 34,72 210.389 35,02 231.140 32,39 (10.484) (4,75) 20.751 9,86 nghiệp Xây 63.618 10,00 61.097 10,17 65.435 9,17 (2.521) (3,96) 4.338 7,10 dựng TMDV 150.219 23,61 148.119 24,66 178.334 24,99 (2.100) (1,40) 30.215 20,40 Khác 42.428 6,67 47.029 7,83 62.577 8,77 4.601 10,84 15.548 33,06 Tổng 636.184 100 600.746 100 713.695 100 (35.438) (5,57) 112.949 18,8 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô 34
  47. Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay trung - dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô 250.000 231.14 220.873 210.389 200.000 176.209 178.334 159.046 Nông nghiệp 150.219 148.119 150.000 134.112 Công nghiệp Xây dựng 100.000 TMDV 63.618 65.435 61.097 62.577 Khác 42.428 47.029 50.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 ta thấy doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế giảm năm 2013 và tăng vào năm 2014, cho vay của NH chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể:  Nông nghiệp: Năm 2012 là 159.046 triệu đồng, sang năm 2013 là 134.112 triệu đồng, giảm 24.934 triệu đồng tương đương 15,68%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 giá các sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh, các sản phẩm nội địa không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập, đặc biệt là từ Trung Quốc làm cho người dân hạn chế đầu tư, giảm diện tích canh tác. Đó là nguyên nhân họ không dám vay vốn ngân hàng. Sang năm 2014 tình hình khả thi hơn đã làm cho doanh số cho vay tăng 31,39%, tương đương 42.097 triệu đồng.  Công nghiệp: thế mạnh của hệ thống ngân hàng Công Thương VN là cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp. Vì vậy, Vietinbank – CN Tây Đô cũng không ngoại lệ, cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 là 220.873 triệu đồng, sang năm 2013 là 210.389 triệu đồng, giảm 10.484 triệu đồng tương đương 4,75%, sang năm 2014 con số tăng lên 20.751 triệu đồng, đạt 231.140 triệu đồng tương đương tăng 9,86%. Nguyên nhân tăng giảm như vậy là do năm 2013 nhà nước có nhiều chính sách đổi mới, doanh nghiệp chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bước sang 35
  48. năm 2014 thì tình hình ổn định, các DN đã dần thích nghi với những thay đổi mới làm tăng hiệu quả SXKD, mạnh dạn mở rộng đầu tư và nguồn vốn vay của NH là tiền đề cho các doanh nghiệp.  Xây dựng:DSCV theo ngành xây dựng năm 2012 là 63.618 triệu đồng, sang năm 2013 là 61.097 triệu đồng, giảm 2.521 triệu đồng tương đương giảm 3,96%. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành bất động sản và xây dựng đang đóng băng, từ những thông tin từ các bài báo, tin tức, sự kiện, thì chúng ta cũng đã biết bất động sản là ngành đang gặp rất nhiều khó khăn, các dự án giao dịch nhà đất tại Cần Thơ dường như trì trệ, kéo theo ngành xây dựng cũng rơi vào tình trạng “hấp hối”, hơn nữa việc hạn chế tín dụng phi sản xuất và quy định tỷ lệ tính rủi ro của bất động sản lên tới 250% khiến cho ngân hàng cũng khó mà đưa ra quyết định tăng DSCV đối với nhóm ngành này vì nó ẩn chứa rủi ro quá cao nên NH hạn chế cho vay. Sang năm 2014 tình hình dần ổn định, các tuyến đường mở rộng, đây là điều kiện để NH tìm kiếm khoản lợi nhuận từ lĩnh vực này, DSCV tăng lên 4.338 triệu đồng tương đương tăng 7,1%.  TMDV: DSCV năm 2012 là 150.219triệu đồng, sang năm 2013 là 148.119 triệu đồng, giảm 2.100 triệu đồng, tương đương giảm 1,40%, sang năm 2014 là 178.334 triệu đồng, tăng 30.215 triệu đồng, tương đương tăng 20,40% so với năm 2013. Vietinbank – CN Tây Đô nằm trong khu vực kinh tế nên lĩnh vực TMDV chiếm vị thế quan trọng. Thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông. Có thể nói, nếu không có dịch vụ - thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có thể phát triển được. Nắm bắt được điều đó NH đã cố gắng đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này nên năm 2014 đã tăng nguồn cho vay. Tóm lại, các ngành kinh tế đều rất quan trọng, NH phải biết cách nắm bắt, phân phối nguồn vốn cho vay một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả cao. 2.4.1.2. Phân tích doanh số cho vay trung – dài hạntheo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 36
  49. Bảng 2.8. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu DSCV 636.184 100 600.746 100 713.695 100 (35.438) (5,57) 112.949 18,80 Cá nhân 217.623 34,21 202.207 33,66 244.972 34,32 (15.416) (7,08) 42.765 21,15 & hộ GĐ Doanh 418.561 65,79 398.539 66,34 468.723 65,68 (20.022) (4,78) 70.184 17,61 nghiệp Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.8. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 500.000 468.723 418.561 450.000 398.539 400.000 350.000 300.000 244.972 Cá nhân & Hộ gia đình 250.000 217.623 202.207 Doanh nghiệp 200.000 150.000 100.000 50.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.8 ta thấy tình hình cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 lúc tăng lúc giảm. Cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Năm 2012 cho vay là 636.184 triệu đồng, năm 2013 là 600.746 triệu đồng giảm 35.438 triệu đồng tương đương 5,57%. Sang năm 2014 đạt 713.695 triệu đồng tăng 112.949 triệu đồng tương đương tăng 18,8%. 37
  50. DSCV trung – dài hạn của cá nhân – hộ gia đình giảm trong năm 2013 và tăng vào năm 2014.Lãi suất cho vay trung – dài hạn của NH năm 2013 khá cao (18,5%) nên cá nhân – hộ gia đình có nhiều hộ chuyển sang vay vốn ngắn hạn và hạn chế vay vốn cho những mục đích chưa thực sự cần thiết như vay vốn cho mục đích tiêu dùng. Thêm vào đó, có nhiều hộ sản xuất lập đàn heo mới nên làm cho DSCV trung – dài hạn đối với cá nhân – hộ gia đình giảm trong năm này. Năm 2014, NH đẩy mạnh cho vay nông nghiệp và nông thôn theo chỉ đạo của NHNN cộng với mức lãi suất cho vay thấp hơn so với năm 2013 nên nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn trung – dài hạn làm cho DSCV trung – dài hạn trong năm này tăng lên. DSCV trung – dài hạn doanh nghiệp năm 2013 giảm 20.022 triệu đồng (tức giảm 4,78%) so với năm 2012. Do nhiều biến cố đối với NH cho nên việc tăng cường giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay là cần thiết. Nhưng điều này đã làm các DN lớn phải đối mặt với quá trình thẩm định khá khắt khe cùng hàng loạt các thủ tục phải bổ sung thêm. Ngoài việc bị đánh giá lại các tài sản đảm bảo thường xuyên, doanh nghiệp còn phải chứng minh khả năng tài chính, nợ cũ, khả năng trả nợ mới, Vì vậy, nếu các DN không đáp ứng đủ các điều kiện cấp vốn của NH thì cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn. Đến năm 2014 thì DSCVtrung – dài hạn doanh nghiệp đã tăng so với năm 2013. Do các doanh nghiệp lớn có khả năng trụ vững mạnh trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không ổn định nên NH cũng hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nâng cấp dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy, NH đã cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tăng DSCV vì mục đích vay vốn của các doanh nghiệp đã cam kết với NH. 2.4.2. Phân tích doanh số thu nợtrung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 2.4.2.1. Phân tích doanh số thu nợtrung – dài hạntheo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 38
  51. Bảng 2.9. Doanh số thu nợtrung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nông 135.294 23,03 132.196 22,54 174.319 28,72 (3.098) (2,29) 42.123 31,86 nghiệp Công 198.760 33,84 195.060 33,27 195.689 32,24 (3.700) (1,86) 629 0,32 nghiệp Xây 56.134 9,56 49.338 8,41 30.191 4,97 (6.796) (12,11) (19.147) (38,31) dựng TMDV 134.878 22,96 140.087 23,89 158.425 26,10 5.209 3,86 18.338 13,09 Khác 62.343 10,61 69.755 11,89 48.364 7,97 7.412 11,89 (21.391) (30,67) Tổng 587.409 100 586.436 100 606.988 100 (973) (0,17) 20.552 3,50 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.9. Doanh số thu nợ trung - dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô 198.760 195.060 195.689 200.000 174.319 158.425 140.087 150.000 135.294 134.878 132.196 Nông nghiệp Công nghiệp 100.000 Xây dựng 69.755 TMDV 62.343 56.134 49.338 48.364 Khác 50.000 30.191 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 39
  52. Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.9 ta thấy tình hình thu nợ của NH tăng giảm qua các năm. Năm 2013 giảm 973 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 0,17%. Tuy năm 2013 DSTN giảm so với năm 2012 nhưng sang năm 2014 con số này tăng lên 20.552 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,50%. Cụ thể:  Nông nghiệp: DSTN trung – dài hạn đối với nông nghiệp nhìn chung tăng trưởng trong giai đoạn 2012 – 2014. Trong năm 2014, khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh có nguồn thu nhập tăng do giá cả trái cây, giá gạo, giá lúa đều tăng. Một nguyên nhân nữa là do người dân áp dụng khoa học kỹ thuật xử lý trái nghịch mùa, chương trình 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa nên nguồn thu để trả nợ cho NH là khá tốt. Và do KH trả nợ trước hạn trong năm này khá nhiều. DSTNtrung – dài hạn năm 2013 giảm một phần là do khoản nợ đến hạn giảm, một phần là do các KH của NH gặp khó khăn do giá cả đầu ra giảm nhưng giá cả đầu vào tăng.  Công nghiệp: các DN thuộc nhóm ngành công nghiệp đều được Vietinbank – CN Tây Đô chú trọng và nỗ lực rất nhiều trong những ngày đầu hợp tác. Vì đây là nhóm KH mục tiêu của cả hệ thống NH Công Thương VN cho nên từ công tác cho vay đến công tác thu nợ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng không quá khắt khe để các DN có thể hợp tác tốt hơn với Vietinbank – CN Tây Đô.  Xây dựng: DSTN ngành này giảm vì trong giai đoạn này tình hình kinh doanh của ngành bất động sản có chiều hướng rất xấu, dường như ngành bất động sản đang bị đóng băng kéo theo tình hình kinh doanh của các DN ngành xây dựng cũng xuống dốc. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu, tăng liên tục, các công trình xây dựng hoạt động cầm chừng, điều này làm cho các DN thuộc nhóm ngành này gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn. TMDV – Khác: nhận ra tiềm năng của ngành TMDV không thích hợp trong địa hình cũng như bối cảnh của khu công nghiệp Trà Nóc, cho nên ngoài việc nhu cầu vay vốn giảm của các DN thuộc nhóm ngành này thì các DN cũng nhanh chóng trả nợ cho Vietinbank – CN Tây Đô. Vì các DN ngành TMDV dần dần tập trung vào trung tâm Tp. Cần Thơ cho nên chỉ có một vài DN còn hợp tác với NH. 2.4.2.2. Phân tích doanh số thu nợtrung – dài hạntheo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 40
  53. Bảng 2.10. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng trọng tiền (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu DSTN 587.409 100 586.436 100 606.988 100 (973) (0,17) 20.552 3,50 Cá nhân 210.763 35,88 182.314 31,09 185.510 30,56 (28.449) (13,50) 3.196 1,75 & hộ GĐ Doanh 376.646 64,12 404.122 68,91 421.478 69,44 27.476 7,29 17.356 4,29 nghiệp Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 421.478 450.000 404.122 376.646 400.000 350.000 300.000 250.000 210.763 Cá nhân & Hộ gia đình 182.314 185.51 200.000 Doanh nghiệp 150.000 100.000 50.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.10 cho ta biết tình hình thu nợ năm 2014 cao nhất và năm 2013 thấp nhất. Cụ thể, năm 2012 là 587.049 triệu đồng, năm 2013 là 586.436 triệu đồng, giảm 973 triệu đồng với tỷ lệ giảm so với năm 2012 là 0,17%. Bước qua năm 2014 thì tình hình tốt hơn, cụ thể tăng 3,50% tương ứng với 20.552 triệu đồng so với năm 2013. 41
  54. Năm 2013 trong tình hình chung của nền kinh tế gặp khó khăn nhưng với sự hướng dẫn và hỗ trợ vốn kịp thời từ phía NH nên các cá nhân và doanh nghiệp đã thanh toán gần hết khoản nợ NH. Năm 2014 thì việc sản xuất kinh doanh của cá nhân – hộ gia đình và doanh nghiệp gặp được nhiều thuận lợi mặc dù chi phí đầu vào tăng cao nhưng việc thu hoạch có năng suất cao hơn cùng kỳ năm trước dẫn đến việc trả nợ được thuận lợi hơn. Mặt khác, trong giai đoạn này nhân viên tín dụng đã rất cố gắng trong việc nhắc nhở doanh nghiệp, bà con nông dân trả nợ đúng hạn và việc vay vốn để cải tạo vườn của bà con các năm trước gặp được nhiều thuận lợi, đến thời điểm này thì bà con đã thu hoạch được nông sản, nhiều loại trái cây có năng suất cao và trúng giá. Bên cạnh đó, các khoản vay của khách hàng ở những năm trước đã đến hạn thanh toán và những khách hàng vay vốn dài hạn có ý thức trả nợ tương đối tốt hơn. Điều này đã cho thấy công tác thẩm định đúng năng lực trả nợ của khách hàng của nhân viên tín dụng. Tóm lại, công tác thu hồi nợ của NH trong 3 năm là tốt. Có được kết quả như vậy cho thấy chi nhánh đạt được hiệu quả trong việc lựa chọn khách hàng, công tác thẩm định tốt, trong đó có sự cố gắng nỗ lực hết sức mình của nhân viên tín dụng trong việc theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu hồi vốn vay, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng. Từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của NH ngày càng phát triển ổn định. 2.4.3. Phân tích dƣ nợtrung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 2.4.3.1. Phân tích dƣ nợtrung – dài hạntheo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 42
  55. Bảng 2.11. Dƣ nợtrung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nông 95.428 26,72 97.344 25,00 99.234 20,00 1.916 2,01 1.890 1,94 nghiệp Công 102.549 28,71 117.878 30,27 153.329 30,92 15.329 14,95 35.451 30,07 nghiệp Xây 50.895 14,25 62.654 16,09 97.898 19,73 11.759 23,10 35.244 56,25 dựng TMDV 70.087 19,62 78.119 20,06 98.028 19,76 8.032 11,46 19.909 25,49 Khác 38.199 10,70 33.393 8,58 47.597 9,59 (4.806) (12,58) 14.204 42,54 Tổng 357.078 100 389.388 100 496.095 100 32.310 9,05 106.707 27,40 Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.11. Dư nợ trung - dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô 153.329 160.000 117.878 120.000 102.549 95.428 97.344 99.234 97.89898.028 Nông nghiệp Công nghiệp 78.119 80.000 70.087 Xây dựng 62.654 50.895 47.597 TMDV 38.199 33.393 Khác 40.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 43
  56. Từ bảng 2.11 và biểu đồ 2.11 ta thấy tình hình dư nợ của NH tăng qua 3 năm, năm 2013 tăng hơn năm 2012 là 32.310 triệu đồng tương đương tăng 9,05%, năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 106.707 triệu đồng tương đương tăng 27,40%. Cụ thể:  Nông nghiệp: trong giai đoạn này nông nghiệp nhìn chung tăng đều và khá ổn định, cụ thể giai đoạn 2012-2013 tăng 2,01% và 1,94% trong giai đoạn 2013-2014. Sự tăng trưởng này cho thấy NH đang quan tâm hơn đến nhóm KH nông nghiệp. Điều này góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong khu vực và đồng thời phù hợp với đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế của thành phố nói chung, địa bàn hoạt động chính của NH nói riêng. Tuy nhiên khi tăng tín dụng đối với nông nghiệp, NH cũng phải xét đến những rủi ro gặp phải như thiên tai, dịch bệnh, hao phí do hàng tồn trữ số lượng lớn, Vì vậy NH đã không cho vay ồ ạt mà chỉ lựa chọn những DN có khả năng tài chính mạnh. Các ngành công nghiệp, xây dựng, TMDV, ngành khác:dư nợ cũng tăng. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua DSCV trong các lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng nhưng công tác thu nợ tăng không đáng kể nên dư nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, do NH đầu tư nguồn vốn cho các dự án nâng cấp chợ, các dịch vụ vận tải, du lịch theo chủ trương của tỉnh, các dự án này cần nguồn vốn nhiều trong thời gian dài nên chưa đến hạn thu hồi dẫn đến dư nợ tăng. Thêm vào đó, do có một số món vay mới chưa đến hạn thanh toán cộng với các khoản nợ năm trước chuyển sang nên làm cho dư nợ của NH không ngừng tăng lên. 2.4.3.2. Phân tích dƣ nợtrung – dài hạntheo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 44
  57. Bảng 2.12. Dƣ nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Dƣ nợ 357.078 100 389.388 100 496.095 100 32.310 9,05 106.707 27,40 Cá nhân 130.985 36,68 150.878 38,75 210.340 42,39 19.893 15,19 59.462 39,41 & hộ GĐ Doanh 226.093 63,32 238.510 61,25 285.755 57,61 12.417 5,49 47.245 19,81 nghiệp Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô Biểu đồ 2.12. Dƣ nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 285.755 300.000 238.51 226.093 250.000 210.34 200.000 150.878 Cá nhân & Hộ gia đình 130.985 150.000 Doanh nghiệp 100.000 50.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.12 ta thấy tình hình dư nợ cá nhân – hộ gia đình và doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2013 tăng 9,05% tương đương 32.310 triệu đồng so với năm 2012, đến năm 2014 tiếp tục tăng lên 27,40% tương đương 106.707 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do dư nợ của năm trước chuyển sang, một số khoản vay trong năm chưa đến hạn trả, một phần là do NH cũng muốn mở rộng đầu tư vào các món vay dài hạn vì các món vay dài hạn luôn có lãi suất cho vay cao hơn so với ngắn hạn. 45
  58. Tóm lại, với tình hình dư nợ tăng đều qua các năm là do DSCV tăng lên, thể hiện sự quan tâm của NH đối với khách hàng, sẵn sàng cung cấp vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần đưa kinh tế thành phố đi lên và chứng tỏ thị phần tín dụng của NH ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, NH còn chủ động khai thác, tìm đối tượng đầu tư nên từ đó đã đưa dư nợ của NH tăng lên. Đồng thời, có được kết quả trên là nhờ NH đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện tốt chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất đối với khách hàng truyền thống có khả năng tài chính tốt, mở rộng đối tượng cho vay, tích cực đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với khả năng của NH, từng bước đưa NH phát triển ổn định trong bối cảnh cạnh tranh của các NH hiện nay. 2.4.4. Phân tích nợxấu trung – dài hạn tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: 2.4.4.1. Phân tích nợxấu trung – dài hạntheo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Bảng 2.13. Nợ xấutrung – dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nông 1.122 33,16 1.435 29,54 1.329 34,70 313 27,90 (106) (7,39) nghiệp Công 1.058 31,26 1.563 32,18 1.325 34,60 505 47,73 (238) (15,23) nghiệp Xây 334 9,87 554 11,41 316 8,25 220 65,87 (238) (42,96) dựng TMDV 345 10,20 443 9,12 247 6,45 98 28,41 (196) (44,24) Khác 525 15,51 862 17,75 613 16,00 337 64,19 (249) (28,89) Tổng 3.384 100 4.857 100 3.830 100 1.473 43,53 (1.027) (21,14) Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô 46
  59. Biểu đồ 2.13. Nợ xấu trung - dài hạn theo ngành kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô 1.563 1.600 1.435 1.3291.325 1.122 1.200 1.058 Nông nghiệp 862 Công nghiệp 0.800 613 Xây dựng 525 554 443 TMDV 334 345 316 0.400 247 Khác 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.13 và biểu đồ 2.13 ta thấy tình hình nợ xấu giảm qua các năm, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp gặp được nhiều cơ hội hơn và hoạt động kinh doanh bắt đầu có sự sôi nổi. Vì được Nhà nước hỗ trợ và các doanh nghiệp cũng ký thêm được những hợp đồng xuất khẩu sang các nước cho nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Vì vậy công tác thu hồi nợ của Chi nhánh cũng gặp nhiều thuận lợi, kéo theo đó các khoản nợ xấu cũng dần dần được xử lý tốt. 2.4.4.2. Phân tích nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 - 2014: Bảng 2.14. Nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng trọng Số tiền trọng tiền (%) (%) (%) (%) (%) Chỉ tiêu Nợ xấu 3.384 100 4.857 100 3.830 100 1.473 43,53 (1.027) (21,14) Cá nhân 1.239 36,61 1.769 36,42 1.634 42,66 530 42,18 (135) (7,63) & hộ GĐ Doanh 2.145 63,39 3.088 63,58 2.196 57,34 943 43,96 (892) (28,89) nghiệp Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Tây Đô 47
  60. Biểu đồ 2.14. Nợ xấu trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Tây Đô giai đoạn 2012 – 2014 3.088 3.000 2.145 2.196 1.765 2.000 1.634 Cá nhân & Hộ gia đình 1.239 Doanh nghiệp 1.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Qua bảng 2.14 và biểu đồ 2.14 ta thấy tình hình nợ xấu cá nhân – hộ gia đình và doanh nghiệp tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014. Cụ thể là năm 2013 tăng 43.53% tương đương 1.473 triệu đồng so với năm 2012, đến năm 2014 giảm 21,14% tương đương giảm 1.027 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu năm 2013 tăng là do các dự án xin vay vốn để sản xuất kinh doanh nhưng các doanh nghiệp lại sử dụng vốn để đầu tư dàn trải dẫn đến hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả. Vì vậy, khi các hộ cá thể còn chưa thu hồi được vốn từ dự án thì không thể trả được nợ cho NH. Sang năm 2014 nợ xấu đã giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ tốt nhưng chủ yếu các khoản nợ thu hồi là các khoản nợ đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, NH cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa để xử lý các khoản nợ xấu tăng lên trong thời gian tới. 2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân về tình hình hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Vietinbank – CN Tây Đô: 2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc: Lợi nhuận sau thuế của NH tăng mạnh qua từng năm. Đó là do chi nhánh đưa ra thêm nhiều sản phẩm và gói hỗ trợ, giảm lãi suất vay vốn giúp thu hút thêm nhiều khách hàng vay mới. Công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ nên chi nhánh đã phần nào hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay. Sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Vietinbank Tây Đô dần được phục hồi cùng với nhiều chương trình khuyến mãi đã thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiền trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, khoản thu nhập ngoài lãi tăng đáng kể về số tiền và tỉ trọng, cho thấy ngân hàng bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. 48
  61. NH luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại địa phương, kết quả là nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Ngoài ra, NH còn có sự hỗ trợ của NH Công Thương Việt Nam thông qua vốn điều chuyển để tài trợ cho hoạt động cấp tín dụng, để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy nó cũng góp phần hình thành nên nguồn vốn của NH, tạo thế cân bằng trong công tác tín dụng. Doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế tăng vào năm 2014, cho vay của NH chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp vì thế mạnh của hệ thống ngân hàng Công Thương VN là cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp. Và các ngành kinh tế khác đều rất quan trọng, NH đã biết cách nắm bắt, phân phối nguồn vốn cho vay một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả cao. Doanh số cho vay trung – dài hạn đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với cá nhân – hộ gia đình. Nhìn chung, tình hình doanh số cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế có bước tiến triển khá tốt trong năm 2014. Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế cũng tăng vào năm 2014 và 2 nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao. Đó là do thế mạnh của quận Bình Thủy là có khoảng 56% là đất nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa và trồng cây ăn trái. Ngành công nghiệp của quận có nhiều chuyển biến tích cực với sự hình thành của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp Trà Nóc. Công tác thu hồi nợ đối với cá nhân – hộ gia đình và doanh nghiệp tương đối tốt qua 3 năm. Đó là nhờ việc sản xuất - kinh doanh của họ gặp được nhiều thuận lợi, việc thu hoạch có năng suất cao hơn cùng kỳ năm trước. Những khách hàng vay vốn dài hạn có ý thức trả nợ tốt hơn. Dư nợ đối với nhóm ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Sự tăng trưởng này cho thấy NH đang quan tâm hơn đến nhóm KH nông nghiệp. Nhưng NH đã không cho vay ồ ạt mà chỉ lựa chọn những KH có khả năng tài chính mạnh. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế giảm qua các năm. Đó là do các DN được Nhà nước hỗ trợ và cũng ký thêm được những hợp đồng xuất khẩu sang các nước nên công tác thu hồi nợ của Chi nhánh cũng gặp nhiều thuận lợi, kéo theo đó các khoản nợ xấu cũng dần dần được xử lý tốt. 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 49
  62. Đối với những cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, đi lên từ việc kinh doanh cá nhân, hộ gia đình nên chủ yếu sử dụng vốn tự có hay các doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng lại có tài sản đảm bảo không đủ cho món vay. Quận Bình Thủy là một quận nông nghiệp lâu năm, thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không tập trung, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng và chưa thể thích ứng nhanh với tình hình kinh tế thay đổi nhanh chóng. Sản phẩm huy động vốn của NH còn đơn giản chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, Sản phẩm huy động vốn chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù nên chưa huy động hết vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nguồn vốn huy động tại địa phương của Vietinbank – CN Tây Đô có tăng nhưng chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu cho vay của NH nên vẫn phải xin điều chuyển vốn từ NH cấp trên về, điều này khiến NH bị động về nguồn vốn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông sản, thủy sản như lúa gạo, cá ba sa, và nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Các sản phẩm của vùng chưa đủ sức cạnh tranh trên các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ. Kinh tế địa phương trong thời gian qua vẫn phát triển khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như là nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Tình trạng nhập lậu các hàng hóa vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Thói quen chuộng hàng ngoại nhập hơn hàng Việt của người dân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải khó khăn để tìm đầu ra cho sản phẩm trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao, người dân chưa tiếp cận nhiều với các dịch vụ tiện ích của NH. Lãi suất của Vietinbank – CN Tây Đô trên địa bàn quận Bình Thủy tương đối bằng hoặc thấp hơn so với các NH khác cùng hoạt động nhưng dù là lãi suất thấp thì khách hàng doanh nghiệp, cá nhân cũng không tự tìm đến với NH mà nhân viên tín dụng phải chủ động đi tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin của NH chủ yếu là trung tâm thông tin tín dụng khách hàng và danh sách doanh nghiệp từ cục thuế tỉnh. Nhưng những nguồn thông tin này không cho NH biết các khách hàng tiềm năng cũng 50