Khóa luận Nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD Phú Xuân

pdf 71 trang Gia Huy 24/05/2022 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_cong_tac_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuon.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD Phú Xuân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH TÂN THUẬN – PGD. PHÚ XUÂN Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Đình Tâm Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Ngọc Anh MSSV: 1154020073 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH TÂN THUẬN – PGD. PHÚ XUÂN Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Đình Tâm Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Ngọc Anh MSSV: 1154020073 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại NH TMCP Á Châu - Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân. Không có sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. HCM, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện ii
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM, quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là Thạc Sỹ Ngô Đình Tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên làm việc tại NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có môi trường thực tập chuyên nghiệp, được học hỏi, tiếp cận và nắm bắt được công việc thực tế. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến anh Nguyễn Phúc Minh Thư – Giám đốc PGD. Phú Xuân đã luôn quan tâm và tạo điều kiện cho em học hỏi, chị Trần Bình Linh Thoa cùng các anh chị ở phòng giao dịch đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em tìm hiểu và đi sâu vào với thực tiễn. Nụ cười và sự hướng dẫn hết sức tâm tình của tất cả anh chị không những là động lực cho em trong những ngày bỡ ngỡ bước vào ngân hàng mà còn giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ủng hộ, động viên và góp ý cho em suốt thời gian qua. Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng tập thể cán bộ, nhân viên tại PGD. Phú Xuân chi nhánh Tân Thuận và các bạn sinh viên luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn ! TP. HCM, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Họ và tên sinh viên: Phùng Thị Ngọc Anh MSSV: 1154020073 Lớp: 11DTNH16 Thời gian thực hiện khóa luận: Tại đơn vị: Trong quá trình viết khóa luận sinh viên đã thể hiện: 1. Thực hiện viết khóa luận theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn: Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu: Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hướng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ tên) v
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU: 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1.1 Khái niệm về NHTM 3 1.1.2 Vai trò của NHTM 4 1.1.2.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 4 1.1.2.2 NHTM là cầu nối giữa DN với thị trường 4 1.1.2.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 4 1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 5 1.2 VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 5 1.2.1 Khái niệm về vốn huy động 5 1.2.2 Vai trò của vốn huy động 5 1.2.2.1 Vốn huy động quyết định đến quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của Ngân hàng 5 1.2.2.2 Vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các NH trên thị trường 5 1.2.2.3 Vốn huy động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường 6 1.2.3 Các hình thức huy động vốn 6 1.2.3.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi 6 1.2.3.2 Huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá 7 1.2.3.3 Huy động vốn dưới hình thức khác 8 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.3.1 Nhân tố khách quan 8 1.3.2 Nhân tố chủ quan 10 1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ BIỆN PHÁP TẠO VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 12 vi
  7. 1.4.1.1 Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tính bền vững 12 1.4.1.2 Tỷ lệ đảm bảo quỹ khả năng thanh toán 12 1.4.1.3 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người 13 1.4.1.4 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động 13 1.4.1.5 Một số chỉ tiêu khác 13 1.4.2 Biện pháp tạo vốn 14 1.4.2.1 Biện pháp kinh tế 14 1.4.2.2 Biện pháp kỹ thuật 14 1.4.2.3 Biện pháp tâm lý 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH TÂN THUẬN – PGD. PHÚ XUÂN 16 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG 16 2.1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 16 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Á Châu (ACB) 16 2.1.1.1.1 Lịch sử hình thành 16 2.1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng Á Châu 17 2.1.1.1.3 Quy mô của Ngân hàng Á Châu 17 2.1.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân 18 2.1.1.2.1 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân 19 2.1.1.2.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận 19 2.1.1.2.3 Tình hình nhân sự của PGD. Phú Xuân 19 2.1.1.2.4 Địa bàn kinh doanh 20 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 21 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH 21 2.1.2.2 Huy động vốn 24 2.1.2.3 Hoạt động tín dụng 25 2.1.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác 26 2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH TÂN THUẬN – PGD. PHÚ XUÂN TRONG NHỮNG NĂM QUA 26 vii
  8. 2.2.1 Thực trạng huy động vốn của PGD. Phú Xuân 26 2.2.1.1 Quy mô và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động 27 2.2.1.2 Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng 28 2.2.1.3 Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn 30 2.2.1.4 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền gửi 32 2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn trong giai đoạn 2012 – 2014 33 2.2.2.1 Về quy mô và cơ cấu, tính ổn định trong huy động vốn 33 2.2.2.2 Chênh lệch lãi suất đầu ra - vào trong huy động và sử dụng vốn 35 2.2.2.3 Sự đa dạng các mức độ tiện ích của các hình thức huy động vốn 36 2.2.3 Thực trạng môi trường cạnh tranh về huy động vốn trên cùng địa bàn 37 2.2.3.1 Phân tích yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng 37 2.2.3.2 So sánh những yếu tố cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong công tác huy động vốn trên cùng địa bàn 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 42 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 43 3.1 NHẬN XÉT 43 3.1.1 Kết quả đạt được 43 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 44 3.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu 45 3.1.3.1 Về phía môi trường kinh doanh 45 3.1.3.2 Về phía Ngân hàng 45 3.1.4 Giải pháp hoàn thiện 46 3.1.4.1 Định hướng phát triển huy động vốn phù hợp 46 3.1.4.2 Đa dạng hóa hình thức huy động 46 3.1.4.3 Giải pháp về lãi suất 47 3.1.4.4 Công nghệ 47 3.1.4.5 Đào tạo nguồn lực nhân sự 48 3.1.4.6 Cơ sở vật chất 48 3.1.4.7 Marketing ngân hàng 48 3.2 KIẾN NGHỊ 49 3.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 49 viii
  9. 3.2.1.1 Chính sách lãi suất 49 3.2.1.2 Chính sách tỷ giá 49 3.2.1.3 Mở rộng mức bảo hiểm tiền gửi 49 3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn 49 3.2.1.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra 50 3.2.1.6 Các công tác cơ bản khác 50 3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 52 KẾT LUẬN 53 ix
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ATM Automatic Teller Machine BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CBNV Cán bộ nhân viên CHXH CNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CMND chứng minh nhân dân DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GD Giao dịch HĐV Huy động vốn KH Khách hàng KP Khu phố NHTM Ngân hàng thương mại NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NH Ngân hàng NHTW Ngân hàng trung ương PGD Phòng giao dịch TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng UBND Uỷ ban nhân dân x
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Số lượng nhân viên theo cấp quản lý 20 Bảng 2.2: Số lượng nhân viên theo trình độ học vấn 20 Bảng 2.3: Tổng hợp BCKQKD của PDG. Phú Xuân 2012 - 2014 22 Bảng 2.4: Số dư huy động của PGD. Phú Xuân 2012 - 2014 25 Bảng 2.5: Quy mô tín dụng của PGD. Phú Xuân 2012 - 2014 26 Bảng 2.6: Quy mô và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của 27 ACB - PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần nhất: 2012, 2013, 2014 Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng 29 Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi 32 Bảng 2.9: Kết quả nguồn vốn, dư nợ và chênh lệch thu – chi so 34 với chỉ tiêu đề ra Bảng 2.10: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của NH TMCP Á 35 Châu – Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân trong giai đoạn 2013 - 2014 Bảng 2.11: So sánh các nhân tố chủ quan của ACB – PGD. Phú 39 Xuân và hai NH cùng địa bàn kinh doanh xi
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Tên biểu đồ, sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD. Phú Xuân 19 Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của ACB – PGD. Phú Xuân 23 2012 - 2014 Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của ACB – PGD. Phú 27 Xuân Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng 29 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn gửi 31 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền 33 xii
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay, với vai trò là xương sống của toàn bộ nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phát huy tối đa vai trò của mình đối với nền kinh tế và sự phát triển của đất nước. Với vai trò là trung gian tài chính, điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, vốn nhàn rỗi đi vào sản xuất, phát triển kinh tế. Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Để có được nguồn vốn này, ngân hàng cần tiến hành các hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn hiện nay gặp một số khó khăn như do tình hình chung của nền kinh tế, chịu sự cạnh tranh của các chủ thể khác trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động vốn, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động vốn linh hoạt, mang tính cạnh tranh là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên và quá trình thực tập tại NH Á Châu – PGD Phú Xuân – CN. Tân Thuận, vấn đề huy động vốn và đưa ra những biện pháp để thu hút được nhiều hơn nữa nguồn tiền gửi là cần thiết. Do vậy, em chọn đề tài: “Nâng Cao Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến công tác huy động vốn tại NH TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân, với mục tiêu đặt ra là gắn liền lý luận khoa học với hoạt động thực tiễn, đề tài không đi sâu vào việc để ra chiến lược và phân tích tất cả các bước chiến lược về quản lý và huy động vốn mà chỉ là những phân tích mang tính định tính, khái quát căn bản dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến nguồn vốn và thực tiễn tại PGD. Phú Xuân. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của NH, đi sâu tìm hiểu về vốn huy động, các hình thức huy động và đánh giá hiệu quả của công tác này tại NH TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân để thấy được những kết quả mà NH đạt được cũng như những nguyên nhân tồn tại và các mặt hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn cho PGD. 1
  14. 3. Phương pháp: Sử dụng các phương pháp: Khảo sát, thống kê và phân tích tổng hợp, bên cạnh đó còn có các phương pháp so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn để từ đó đưa ra ưu nhược điểm và giải pháp, ngoài ra còn sử dụng thêm phương pháp toán dưới sự hỗ trợ của máy tính, phương pháp biểu đồ, đồng thời cũng sử dụng phương pháp luận. 4. Phạm vi nghiên cứu: Từ các số liệu trong bảng BCKQKD của NH TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân trong 3 năm 2012 đến 2014, các sản phẩm tiền gửi của NH đang được triển khai tại PGD, tình hình hoạt động chung của một số NH trên địa bàn Nhà Bè. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. 2
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Để đưa ra được định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất mục đích và đối tượng hoạt động. Ngân hàng được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Vào khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII các NH hoạt động độc lập với nhau và cùng thực hiện một chức năng như nhau là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy bạc ngân hàng. Nhưng cho đến ngày nay, đã có rất nhiều khái niệm về NHTM như sau:  Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.  Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” Ở Việt Nam thì định nghĩa NHTM như sau: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Nói tóm lại, NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phầm dịch vụ của xã hội. Các loại hình của NHTM:  NHTM quốc doanh: Là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của nhà nước.  NHTM cổ phần: Là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. 3
  16.  Chi nhánh NHTM nước ngoài: Là Ngân hàng được thành lập theo luật pháp nước ngoài, nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại.  Ngân hàng liên doanh: Là Ngân hàng thành lập bằng vốn góp của bên Ngân hàng Việt Nam và bên Ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. 1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Khi nhắc tới vai trò của NHTM thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều đầu tiên chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến là vốn. Nếu không có vốn thì doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư, mất đi lợi nhuận mà lẽ ra có thể thu được. NHTM tiến hành khai thông vốn cho nền kinh tế, đưa nguồn vốn nhàn rỗi của mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế Thông qua hình thức cấp tín dụng, NH đã đưa nguồn vốn nhàn rỗi huy động được vào nền kinh tế, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra được lợi nhuận. NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển của mỗi quốc gia. 1.1.2.2 NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được yếu tố đầu vào quan trọng nhất của một DN, đó là vấn đề về vốn, đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh vì nó đặt nền tảng cho mọi hoạt động của DN. Ngân hàng chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường, giúp DN tìm kiếm được đầu vào, bôi trơn hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho DN phát huy một cách tốt nhất trên thị trường, giúp DN và thị trường gần nhau hơn cả về không gian lẫn thời gian. 1.1.2.3 NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hệ thống NHTM, NHTW tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế, qua chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như: thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất Bên cạnh đó, thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp trong từng thời kì. 4
  17. 1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Hệ thống NHTM với hàng loạt các nghiệp vụ như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ủy thác đầu tư Hệ thống NHTM trong nước đã điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, đưa nền tài chính trong nước bắt kịp với nền tài chính quốc tế. 1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn 1.2.1 Khái niệm về vốn huy động Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập thông qua việc huy động, đi vay để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn huy động là những khoản tiền và tài sản của các chủ sở hữu khác nhau trong xã hội mà NH được phép thu hút và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hẹn về cả gốc và lãi. Nguồn vốn này không thuộc quyền sở hữu của NH nhưng NH được quyền sử dung trong thời gian huy động. 1.2.2 Vai trò của vốn huy động Ngân hàng kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ với đặc thù hoạt động kinh doanh là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh cũng như phòng chống rủi ro của Ngân hàng. Vốn huy động có một số vai trò cơ bản đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.2.1 Vốn huy động quyết định đến quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của Ngân hàng Với các Ngân hàng có nguồn vốn lớn, dồi dào thì NH sẽ có đủ khả năng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Đồng thời nguồn vốn lớn còn có thể giúp NH thực hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Một NH có nguồn vốn lớn có thể cùng một lúc phục vụ nhu cầu vay vốn của nhiều khách hàng khác nhau. Qua đó mang lại lợi nhuận và nâng cao hình ảnh cho NH, giúp NH không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của mình. 1.2.2.2 Vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các NH trên thị trường Các NH kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền, nên đối với các NHTM uy tín là vấn đề sống còn. Khi có được uy tín tốt trên thị trường thì NH đó có thể dễ dàng huy động 5
  18. được nguồn tiền nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế Nhưng để có được uy tín đó, trước hết các NH phải luôn có khả năng sẵn sàng chi trả các khoản tiền gửi cho KH. Nguồn vốn lớn sẽ giúp cho NH có khả năng chống đỡ với việc rút tiền số lượng lớn vì dự trữ sơ cấp của họ lớn. Vốn lớn NHTM còn có thể quyết định dự trữ thứ cấp lớn, tức đầu tư vào giấy tờ có giá có tính lỏng cao, vốn lớn thể hiện NH lớn mạnh nên khả năng đi vay chống đỡ rủi ro cũng dễ dàng hơn. 1.2.2.3 Vốn huy động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường Một khi NH có nguồn vốn lớn sẽ có cơ hội cạnh tranh và dành ưu thế so với các NH khác trên thị trường cả về giá lẫn chất lượng dịch vụ. Cụ thể khi có nguồn vốn lớn, NH có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của KH, từ đó thu hút được KH đến với NH ngày càng đông. Bên cạnh đó khi có nguồn vốn lớn có thể đẩy lãi suất đầu vào của NH lên cao và giảm lãi suất cho vay xuống thấp hơn so với các NH khác. Các NHTM đều hiểu được rằng kinh doanh trong cơ chế thị trường thì sức mạnh cạnh tranh mang ý nghĩa sống còn, vì vậy bất kỳ NH nào cũng cố gắng tìm mọi cách để nâng cao khả năng này. 1.2.3 Các hình thức huy động vốn 1.2.3.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng của NHTM. Khi một NH bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ hoạt động đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó NH huy động tiền từ DN, tổ chức và dân cư. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các NH đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau do đó cũng có nhiều loại tiền gửi khác nhau bao gồm:  Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào NH nhờ NH giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của DN và cá nhân đều được NH thực hiện. Nhìn chung đây là một khoản huy động có lãi suất thấp, thay vào đó chủ tài khoản được hưởng các dịch vụ NH với chi phí thấp. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn tiền này còn gặp nhiều bất lợi, bởi nó mang tính chất không ổn định do KH có thể gửi và rút ra bất kỳ khi nào, đặt cho NH trước rủi ro thanh khoản. Do đó muốn sử dụng hiệu quả nguồn tiền 6
  19. này, NH cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm kinh doanh, thu nhập, chi tiêu của KH để có kế hoạch khai thác hiệu quả.  Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn tuy rất thuận tiện trong hoạt động thanh toán, song lãi suất lại rất thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của KH, NH đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn. Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền. Tuy nhiên trên thực tế, do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các NH thường cho phép KH rút trước hạn. Trong trường hợp này có hai cách có thể giải quyết: hoặc KH vay tiền của NH sau đó đến hạn thì rút gốc và lãi để trả nợ NH, hoặc hai bên thỏa thuận để rút tiền ra trước và nhận mức lãi suất khác (đôi khi KH chỉ được hưởng lãi của tiền gửi không kỳ hạn).  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây là khoản tiền nhàn rỗi mà người dân tạm gửi vào NH do không có kế hoạch chi tiêu cụ thể (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) nên họ có thể rút vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nó là tiền gửi không kỳ hạn nhưng nó không phải là tiền gửi thanh toán nên người gửi không được hưởng các tiện ích thanh toán. Số dư tài khoản này thường không lớn nhưng có ưu điểm hơn so với các tài khoản tiền gửi khác ở chỗ số dư này ít biến động, do đó lãi suất cho khoản tiền này cao hơn so với tiền gửi thanh toán.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi tiết kiệm này chỉ có thể rút khi đáo hạn. Mục đích của người gửi là an toàn và để hưởng lãi. Kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao, vì ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn này cho hoạt động kinh doanh của mình 1.2.3.2 Huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do NH phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Một số hình thức huy động thông qua giấy tờ có giá:  Chứng chỉ tiền gửi (CDs): CDs là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi với lãi suất nhất định và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán. Người sở hữu CDs 7
  20. có thể được hoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi hoặc có thể bán CDs trên thị trường thứ cấp.  Trái phiếu: Thông qua phát hành trái phiếu ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh đầu tư. Việc phát hành trái phiếu sẽ thu hút được lượng tiền ổn định trong dài hạn, do vậy phát hành trái phiếu chỉ được thực hiện khi NH thực sự cần một lượng vốn lớn hoặc khi NH đã có kế hoạch sử dụng vốn để cho vay trung dài hạn.  Kỳ phiếu: Kỳ phiếu là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, có lãi suất tương ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặc sau. 1.2.3.3 Huy động dưới hình thức khác  Vay tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình hoạt động Ngân hàng có thể vay các TCTD khác thông qua thị trường tiền tệ liên Ngân hàng, chi phí này thường cao và thời hạn lại ngắn, các NH thường cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn  Vay Ngân hàng nhà nước: NHNN thường cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá, chi phí cho vay này cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 1.3.1 Nhân tố khách quan Hoạt động huy động vốn của NHTM chịu sự ảnh hưởng và tác động của nhiều nhân tố khách nhau, bao gồm cả nhân tố khách quan bên ngoài và nhân tố chủ quan của NH. Hoạt động huy động vốn luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp lý.  Môi trường chính trị - pháp luật Kinh doanh NH là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động NH được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Ngoài ra NH còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật: luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ. Do đó hoạt động huy động vốn của NH cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTW như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng Sự thay đổi của chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của NHTM. 8
  21.  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán, nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của Ngân hàng. Sự thay đổi các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm tăng, từ đó người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.  Nhân tố tâm lý và thời vụ tiêu dùng Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của một NHTM trong một thời gian nhất định. Vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Chẳng hạn vào dịp Tết Nguyên đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để tiêu dùng và mua sắm Tết.  Môi trường dân số Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ NH mà còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của NH. Đồng thời môi trường dân số là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của NH. Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của NH do đó NH phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược huy động vốn để có thể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của NH về chất lượng, số lượng và thời hạn.  Môi trường địa lý Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành quốc gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành phố, nông thôn tùy từng khu vực địa lý mà Ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít điểm huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số dân và điều kiện khác nhau. 9
  22.  Môi trường công nghệ Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho NH nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới. Công nghệ mới cho phép NH đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác giúp NH có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều KH và tăng thu nhập, uy tín của NH.  Môi trường văn hóa xã hội Đối với NH, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào NH để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và đặc biệt trong tiềm thức của họ, NH là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy NH không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Những nước đang phát triển như Việt Nam, việc huy động vốn của NH gặp rất nhiều khó khăn, vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ NH, người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của NH vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi NH, vì không có thói quen gửi tiền, không biết làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian vì thủ tục rườm rà. 1.3.2 Nhân tố chủ quan  Uy tín của Ngân hàng Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của Ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của NH là tài sản quý trong công tác huy động vốn, vì trong lòng thị trường nếu NH đã tạo được một hình ảnh riêng, khi đó KH sẽ tin tưởng vào NH, giúp NH có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi NH có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các NH khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của NH đưa ra có thấp hơn). 10
  23.  Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh NH phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, cũng như lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn NH sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.  Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay, đây là một chính sách quan trọng của NH. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc biệt trong thời kỳ khan kiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm này sang tổ chức tiết kiệm khác.  Chính sách khách hàng Trong công tác khách hàng, NH thường chia KH ra làm nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những KH lâu năm, giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với NH thì NH sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất Đồng thời, có chính sách chăm sóc KH, cung cấp dịch vụ hoàn hảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng.  Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NH. Hình thức huy động ngày càng đa dạng, phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư, và họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc kỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới.  Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các NH khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường các NH phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và 11
  24. đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của KH và tăng thu nhập của NH. Khác với cạnh tranh về lãi suất, thì cạnh tranh tranh về dịch vụ không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các NH vươn lên trong cạnh tranh.  Chính sách phục vụ, quảng cáo Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả, nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện để thu hút KH, chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp NH có thêm nhiều KH mới. Do đó để có được uy tín trên thị trường, cũng như giữ vững mối quan hệ với KH truyền thống và thu hút thêm nhiều KH mới, NH phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để được nhiều người biết đến. Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, kết quả kinh doanh, do đó mỗi NH khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu kỹ. Những yếu tố ảnh hưởng này có tính hai mặt: nó có thể tác động tích cực tuy nhiên cũng có thể tác động tiêu cực lại đến hoạt động huy động của NH. NH nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho NH. 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và biện pháp tạo vốn của Ngân hàng thương mại 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của các NHTM với các doanh nghiệp phi tài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế còn các doanh nghiệp khác kinh doanh chủ yếu là bằng vốn tự có. Khi đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn, chúng ta tập trung vào các chỉ tiêu sau. 1.4.1.1 Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tình bền vững Vốn huy động của NH phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh ngày càng tăng của NH. Nếu NH huy động được một lượng vốn lớn nhưng lại không ổn định, hay có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn giành cho đầu tư, cho vay sẽ không nhiều, hiệu quả huy động không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản. 1.4.1.2 Tỷ lệ đảm bảo quỹ khả năng thanh toán 푫ự 풕풓ữ đả à풐 풌풉ả 풏ă풏품 풕풉á풏풉 풕풐á풏 x 100% (1.1) 푻ổ풏품 풗ố풏 풉풖풚 độ퐧품 12
  25. Các NHTM phải chấp hành tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản huy động. NH nào có tỷ lệ này đúng theo quy định chứng tỏ NH đó rất coi trọng công tác HĐV. Bởi vì bên cạnh mục tiêu HĐV thì NH cũng đảm bảo được an toàn cho KH, tạo được tâm lý yên tâm cho KH khi họ gửi tiền vào NH. 1.4.1.3 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người 푻ổ풏품 풔ố 풕풊ề풏 품ử풊 풕풊ế풕 풌풊ệ ủ đị à풏 (1.2) 푻ổ풏품 풔ố 풅â풏 ư ủ đị à풏 Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta xét hệ số trên. Nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động HĐV đạt kết quả tốt, bởi vì NH đã tác động vào ý thức tiết kiệm, ý thức gửi tiền vào NH và đã thu hút được một nguồn vốn tạm thời nhãn rỗi từ dân cư để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. 1.4.1.4 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động 푺ố 풅ư 풕ừ풏품 풌풉풐ả풏 풉풖풚 độ풏품 (1.3) 푻ổ풏품 풗ố풏 풉풖풚 độ풏품 Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho NH hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào. NH sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các khoản vốn có tính thời hạn ngắn, để xem xét tính ổn định của nguồn vốn huy động. Rồi từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn dài. 1.4.1.5 Một số chỉ tiêu khác  Mức độ thuận tiện của khách hàng: Được đánh giá qua thủ tục gửi tiền, rút tiền và các dịch vụ kèm theo của NH. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.  Thời gian để huy động một lượng vốn cố định.  Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận của NH là chỉ tiêu được đánh giá thông qua doanh thu và chi phí. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ NH hoạt động càng hiệu quả, chi phí ít mà hiệu quả lại cao. Muốn vậy NH cần tìm kiếm các kênh huy động hiệu quả với chi phí thấp nhưng sao vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của mình. Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn, tuy nhiên sử dụng một chỉ tiêu không phản ánh được hiệu quả mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu mới phản ánh đúng thực chất. Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi NH. 13
  26. 1.4.2 Biện pháp tạo vốn 1.4.2.1 Biện pháp kinh tế Khi sử dụng biện pháp kinh tế để huy động là NH đang sử dụng đòn bẩy kinh tế để thu hút KH. Được thể hiện bằng lãi suất hay phí dịch vụ, áp dụng lãi suất cạnh tranh nghĩa là nâng cao lãi suất huy động và hạ phí dịch vụ so với bình quân thị trường. Bên cạnh đó còn tăng cường tặng quà, khuyến mãi cho KH gửi lớn, gửi nhiều, hay KH truyền thống. 1.4.2.2 Biện pháp kỹ thuật Đây là biện pháp nhằm mang lại tính nhanh chóng hiệu quả và chính xác trong việc thực hiện giao dịch với khách hàng. Biện pháp kỹ thuật trong việc nâng cao công tác tạo vốn là những giải pháp mang tính chất công nghệ, tiện ích nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong khi giao dịch với NH. Đây là một vấn đề mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng đáng phải quan tâm. 1.4.2.3 Biện pháp tâm lý  Con người: Khách hàng luôn có nhiều ấn tượng với phong cách phục vụ và làm việc của nhân viên. Phong cách ở đây được hiểu là cả thái độ phục vụ lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. KH khi vào gửi tiền là không chỉ để được hưởng lãi suất, phục vụ thanh toán kịp thời mà còn cả sự yên tâm và cảnh giác an toàn. Vì vậy đáp ứng được yêu cầu đó về mặt tâm lý tức là tạo được lòng tin đối với KH, đây cũng là yếu tố thành công cho hoạt động huy động vốn của NH. Hiện nay các NH không ngừng cố gắng tạo niềm tin cũng như uy tín trên thị trường, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng phần nào tạo được lòng tin cho KH. Bên cạnh đó, NH cũng không quên áp dụng các chính sách khuyến khích nhân viên, ngoài việc nâng cao tiền lương cho nhân viên thì cần phải chăm lo đời sống tinh thần, đó là niềm vui và sự thoải mái trong công việc, được coi trọng, được giao tiếp rộng rãi, được khen thưởng  Khuếch trương: Hoạt động khuếch trương của NH bao gồm các chương trình quảng cáo, các đợt khuyến mãi Hiện đại hóa công nghệ đặc biệt là đa dạng hóa kênh phân phối để tăng diện tiếp xúc với KH, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình đảm bảo nhanh gọn, chính xác phù hợp với khả năng của nhân viên đồng thời đảm bảo tiện lợi cho khách hàng. 14
  27. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở lý luận đã nêu trên, chương 1 của để tài cập nhật những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, đồng thời đưa ra những yếu tố tác động đến công tác này. Ngoài ra, chương 1 của đề tài cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá việc huy động và các biện pháp để tăng nguồn vốn huy động. Dựa vào những chỉ tiêu này, qua chương sau chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá, phân tích thực trạng công tác huy động vốn để rồi đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển và nâng cao cho công tác này nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của NH ngày một phát triển cũng như tăng thêm khách hàng cho NH. 15
  28. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH TÂN THUẬN – PGD. PHÚ XUÂN 2.1 Khái quát chung 2.1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH Á Châu (ACB) 2.1.1.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/ GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.  Tên gọi :NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.  Tên quốc tế : ASIA COMMERCIAL BANK.  Tên viết tắt : ACB  Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Q. 3, TP. HCM  Điện thoại : (08) 3929 0999  Fax : (08) 3839 9885  Emai : acb@acb.com.vn  Website : www.acb.com.vn  Logo :  Ý nghĩa của logo:  Ý nghĩa: ACB là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank – ACB: Attitude (Thái độ), Capability (Năng lực), Behaviour (Hành vi).  Màu sắc: Logo của ACB có màu xanh, màu xanh là biểu tượng của niềm tin, hy vọng, sự trẻ trung và năng động. 16
  29.  Thiết kế: Với chữ C ôm một chấm tròn được tạo nên từ sự luân chuyển khép kín và tập trung của mười hai đường vạch kẻ, tượng trưng cho dòng ngân lưu, kế thừa từ logo cũ, logo thể hiện định hướng phát triển dịch vụ có trọng tâm của ACB, đặt trọng tâm vào các đối tượng có liên quan trong mối quan hệ với ACB. Và biểu tượng thương hiệu của ACB chính là hình ảnh chữ C ôm một chấm tròn được xoay theo phương ngang. Đây là hình ảnh cách điệu trọng tâm, của nụ cười hài lòng, của vòng tay gắn kết, gợi cảm hứng về mối quan hệ vững bền giữa ACB với khách hàng, nhân viên, cộng đồng, cơ quan quản lý và cổ đông.  Slogan : Ngân hàng của mọi nhà.  Mã số thuế : 0301452948 2.1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Ngân Hàng Á Châu Ngân hàng Á Châu đã dần khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ, thể hiện qua các cột mốc sự kiện như sau: Giai đoạn năm 1996 – 2000 : ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard và ACB-Visa. Giai đoạn năm 2001 – 2005 : Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Giai đoạn năm 2006 – 2010 : Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn năm 2011 – 2014: Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành, trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điểu hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lên quốc tế tốt nhất. 2.1.1.1.3 Quy mô của ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn điền lệ lớn tại Việt Nam. Với vốn điều lệ là 9.376.965.060.000 đồng (chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng). So với 20 tỷ đồng đồng lúc mới thành lập thì vốn điều lệ của ACB đã tăng 469 lần. Tính đến ngày 31/12/2014 ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tổng nhân viên chính thức gần 9000 người, cán bộ 17
  30. có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. 2.1.1.2 Khái quát chung về Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân – Nhà Bè Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 08/01/2010 theo quyết định số 3096/TCQĐ – PTCN.09 ngày 22/09/2009.  Địa chỉ : Số 37 Huỳnh Tấn Phát, KP.4, thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.HCM.  Điện thoại : (08) 3873 9699  Fax : (08) 3873 9698 Ngân hàng Á Châu được nhiều tổ chức tài chính uy tín trên thế giới bình chọn là NH vững mạnh, ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền, đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên uy tín cũng như niềm tin của khách hàng giành cho ACB. Cũng chính lý do đó mà phần nào cũng ảnh hưởng tích cực đến NH Á Châu – PGD. Phú Xuân. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động khoảng 5 năm, nhưng ACB – PGD. Phú Xuân có thể mau chóng tìm được nguồn khách hàng cũng như phát triển hệ thống kinh doanh một cách nhanh chóng, đã có những bước tiến triển vượt ngoặc, và đã xây dựng được thương hiệu uy tín với đông đảo khách hàng. Trong những năm hoạt động vừa qua, tình hình kinh tế tuy có nhiều biến động, ảnh hưởng khá mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, công ty và hơn hết đó là Ngân hàng, đứng trước tình hình chung đó và còn một số khó khăn riêng của một Ngân hàng còn non trẻ trong những ngày đầu mới thành lập, thế nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD. Phú Xuân vẫn không ngừng cố gắng nổ lực nhằm đứng vững trên địa bàn và đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua lớn của hệ thống NH TMCP Á Châu như sau: PGD có thành tích xử lý nợ quá hạn tốt nhất hệ thống năm 2014, PGD có tốc độ tăng trưởng tốt nhất năm 2014 và còn một số thành tích nổi bật đáng ghi nhận khác từ ngày đầu đi vào hoạt động cho đến nay. 18
  31. 2.1.1.2.1 Bộ máy tổ chức của ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD. Phú Xuân GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TÍN DỤNG KIỂM SOÁT VIÊN ( CHUYÊN VIÊN KH) NGÂN QUỸ GIAO DỊCH VIÊN Nguồn:Tổ chức hoạt động PGD. Phú Xuân. 2.1.1.2.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận  Giám đốc: Là người điều hành cao nhất trong PGD, có trách nhiệm tổ chức, điều hành phòng giao dịch hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh đã quy định. Giám sát và kiểm tra tương đối toàn diện các phòng ban, tổ chức cán bộ theo thẩm quyền.  Bộ phận tín dụng: Có nhiệm vụ chính là huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, thực hiện các chức năng: giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin vay, có trách nhiệm kiểm tra vốn vay trước, trong và sau khi cho vay, để có cách giải quyết tốt nhất tránh thiệt hại, rủi ro cho ngân hàng. Tổ tín dụng còn có trách nhiệm báo cáo, có quyền từ chối cho vay đối với những phương án không có tính khả thi, có quyền đình chỉ cho vay, thu hồi vốn trước hạn  Bộ phận giao dịch – Ngân quỹ: Có trách nhiệm hạch toán các nhiệm vụ kinh doanh, giao dịch gửi tiền với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ, hướng dẫn và thực hiện công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng. Giao dịch viên và nhân viên ngân quỹ hoạt động dưới sự giám sát và điều phối của kiểm soát viên. 2.1.1.2.3 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng số nhân viên của PGD là 23 người, trong đó phân loại như sau: 19
  32.  Theo cấp quản lý Bảng 2.1: Số lượng nhân viên theo cấp quản lý. Đơn vị: người Chỉ tiêu Số lượng Cán bộ quản lý 1 Nhân viên 22 Nguồn: Phòng nhân sự của PGD. Phú Xuân.  Theo trình độ học vấn Bảng 2.2: Số lượng nhân viên theo trình độ học vấn. Đơn vị: người Chỉ tiêu Số lượng Trên đại học 2 Đại học 21 Cao đẳng, trung cấp 0 Nguồn: Phòng nhân sự của PGD. Phú Xuân.  Chính sách đào tạo nhân sự của Phòng Giao Dịch Phú Xuân Ngân hàng ACB - PGD. Phú Xuân đã và đang cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình có cơ hội thể hiện hết khả năng của bản thân, làm việc trong một môi trường thân thiện, hòa đồng như một gia đình nhỏ, giúp mỗi cá nhân cảm thấy thoải mái khi làm việc, giúp họ có điều kiện phát triển hơn. Bên cạnh có cũng một số chương trình đạo tạo giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất, để dù khách hàng giao dịch tại bất kỳ một điểm giao dịch nào cũng nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là vì sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì lời ích của khách hàng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, cũng nhận được sự đào tạo nhiệt tình không những ở hội sở mà còn ở chính PGD. Phú Xuân, được học về các sản phẩm của ACB, các nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng các phần mềm tiện ích, liên quan đến chức danh của nhân viên 2.1.1.2.4 Địa bàn kinh doanh Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm mục đích đưa Ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất. ACB luôn cố gắng tốt nhất có thể để đặt các chi nhánh hay PGD tại những nơi có địa bàn tiềm năng. Nói về Ngân hàng Á Châu PGD. Phú Xuân, thuộc huyện Nhà Bè với địa bàn hoạt động 20
  33. này có cũng khá thuận lợi cho việc kinh doanh của NH. Huyện Nhà Bè với diện tích khoảng 100 km2 với tổng dân số 103.793 người (2010). Huyện có 6 xã và 1 thị trấn, Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp quận 7, phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp với sông Nhà Bè. Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng, với điều kiện tự nhiên như vậy, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, còn được coi là một vị trí có ý nghĩa về mặt chiến lược. Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên như trên, NH có được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh tại đây, cụ thể như sau:  Thuận lợi: Ngân hàng ACB – PGD. Phú Xuân nằm ngay trung tâm chợ Phú Xuân, huyện Nhà Bè, theo cách nhìn nhận tổng quát thì đây là vị trí thuận lợi vì có mật độ dân số tập trung khá đông, và so với các Ngân hàng cùng huyện thì đây được xem là vị trí đặt địa hơn. Tình hình kinh tế, tài chính khá ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để NH có thể mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn. Người dân sử dụng các sản phẩm tài chính, thanh toán cho các công ty liên kết với NH nên ta phát triển được dịch vu thu hộ.  Khó khăn: Mặc dù vị trí của PGD nằm ở vị trí thuận lợi hơn một số PGD và chi nhánh khác, nhưng nhìn chung đây còn là một vùng kinh tế còn sơ khai, còn chưa chuyên môn hóa, làm ăn kinh doanh ít có quy mô lớn, chỉ lẻ tẻ là chủ yếu, nên hoạt động kinh doanh tại PGD còn tương đối nhỏ so với các PGD khác của ACB. Trụ sở của PGD còn khá khiêm tốn sẽ gây một vài trở ngại cho việc giao dịch tại NH, khi khách hàng tập trung đông sẽ gặp khó khăn cho cả khách hàng lẫn nhân viên, bên cạnh đó, vấn đề đậu xe ôtô đang còn là một khó khăn lớn cho NH. Tình hình kinh tế vài năm gần đây còn nhiều bất ổn nên phần nào cũng gây khó khăn cho việc thu nợ và làm phát sinh nợ quá hạn. 21
  34. Trên địa bàn còn nhiều NHTM cạnh tranh nên số lượng người dân giao dịch cũng bị phân chia bớt, người dân có nhiều cơ hội lựa chọn NH để giao dịch hơn. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng hoạt động sôi nổi, trên địa bàn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, và sự lựa chọn ngày càng khó tính của khách hàng, trước tình hình đó, với lợi thế về thương hiệu là một NH TMCP lớn mạnh, với mạng lưới hoạt động rộng, lực lượng nhân viên năng động và sáng tạo, trong hoạt động kinh doanh luôn có sự chỉ đạo linh hoạt kịp thời của Ban giám đốc đã đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp, hoạt động kinh doanh của PGD luôn có những chuyển biến tích cực, góp phần chung vào thắng lợi của toàn chi nhánh. 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh chung được biểu thị trên bảng số liệu và được biểu diễn trên biểu đồ, để qua đó có thể nhìn rõ hơn về tình hình sức khỏe của PGD. Phú Xuân trong ba năm qua, về cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận, so với tình hình kinh tế đang biến động mạnh thì NH hoạt động như thế nào. Bảng 2.3 : Tổng hợp BCKQKD của – PGD. Phú xuân 2012-2014. ĐVT: triệu đồng. chênh lệch 2013 so 2014 so Chỉ tiêu 2012 2013 2014 với 2012 với 2013 tỷ lệ (%) tỷ lệ (%) I. Tổng thu nhập 48.794 57.343 60.163 17,52 4,92 1. Thu nhập từ lãi 48.674 57.190 59.902 17,50 4,74 2.Thu nhập ngoài lãi 120 153 261 27,50 70,59 II. Tổng chi phí 46.152 50.035 51.125 8,41 2,18 1.Chi phí trả lãi 39.807 42.172 43.129 5,94 2,27 2.Chi phí ngoài lãi 6.345 7.863 7.996 23,92 1,69 III.Lợi nhuận 2.642 7.308 9.038 176,61 23,67 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân 2012 – 2014. Theo bảng 2.3 thì tình hình hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 được biểu diễn theo biểu đồ như sau: 22
  35. Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của ACB – PGD. Phú Xuân 2012 – 2014. ĐVT: Triệu đồng. 70,000 60,000 60.163 50,000 57.343 48.794 40,000 50.305 51.125 46.152 30,000 20,000 2.642 7.308 9.038 10,000 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi Nhuận Nguồn: Xử lý số liệu bảng 2.3  Tổng thu nhập Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng hoạt động nói riêng, mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, NH cần có biện pháp để tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí. Thu nhập của NHTM chủ yếu: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, đối với NH TMCP Á Châu, thu nhập bao gồm: thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ: thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm 2013 đạt 57.343 triệu đồng, tăng 8.549 triệu đồng tương đương 17,52% so với năm 2012. Nhưng qua năm 2014 thu nhập của NH đạt 60.163 triệu đồng, tăng nhẹ 2.820 triệu đồng tương đương 4,92% so với năm 2013. Năm 2012 tình hình chung các NH vẫn đang còn trong giai đoạn khó khăn, và cũng không tránh khỏi điều đó, ACB – PGD. Phú Xuân cũng vậy, nhưng qua đến năm 2013 thì tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, nền kinh tế dần khôi phục, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động kinh doanh của NH cũng được khởi sắc trở lại, với đà phát triển đó, năm 2014 hoạt động của ngân hàng đã dần đi vào ổn định và tăng trưởng cao hơn so với 2013. Trong tổng nguồn thu, ta thấy NH có thu nhập chủ yếu từ lãi chiếm 99% trong tồng thu nhập của ngân hàng. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu cho NH. Mặc dù 23
  36. vậy, cơ cấu thu nhập của PGD cũng dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một NH bán lẻ đa năng hiện đại thể hiện qua việc thu nhập ngoài lãi tăng nhanh qua các năm, ví dụ như năm 2013 đạt 153 triệu đồng tăng 27,50% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 261 triệu đồng, tăng mạnh 70,59% so với năm 2013. Đây là một tình hình rất khả quan. Nói tóm lại, thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với PGD. Phú Xuân, và là kết quả tài chính quan trọng được NH quan tâm hàng đầu.  Tổng chi phí Tổng chi phí của PGD chủ yếu là chi phí trả lãi và chi phí ngoài trả lãi, tổng chi phí của PGD năm 2014 là 51.125 triệu đồng tăng 2,18% so với năm 2013, trong các khoản mục chi phí, thì chi phí trả lãi chiếm khoảng 84% trong tổng chi phí, tương ứng với mức thu nhập từ lãi. Thông thường cùng với sự tăng lên của các khoản thu nhập thì các khoản phí cũng tăng lên, tuy nhiên nhìn vào bảng 2.3 trong khi thu nhập năm 2014 tăng lên tương đối nhiều so với năm 2013, nhưng chi phí lại tăng không đáng kể. Việc thu nhập tăng khá mạnh còn chi phí tăng nhẹ, điều này đã phản ánh được sự phát triển, nổ lực của PGD và việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả với mức chi phí sao cho thấp nhất.  Lợi nhuận Tuy lĩnh vực NH còn có nhiều nghiệp vụ kinh doanh với những đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Dựa vào số liệu ở bảng 2.3 ta thấy được lợi nhuận của PGD. Phú Xuân tăng cao qua các năm, năm sau tăng trưởng mạnh hơn so với năm trước. Như năm 2013, khi tình hình kinh tế của các NH nhìn chung còn chưa được khởi sắc lắm, thì lợi nhuận mà PGD đạt được có mức tăng trưởng rất cao so với năm 2012, tăng 176,61% so với năm 2012. Qua năm 2014 vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng. Để có được kết quả này, ACB – PGD. Phú Xuân đã phải nổ lực rất nhiều từ ban lãnh đạo cho đến toàn bộ nhân viên. Từ tình hình phân tích trên, cho thấy hoạt động kinh doanh của PGD. Phú Xuân luôn tăng đều qua các năm và khá ổn định. Với những lợi thế riêng của mình, PGD đang ngày càng nổ lực không ngừng, chính vì vậy, hoạt đông kinh doanh đang được nâng cao và phát triển mạnh mẽ. 2.1.2.2 Huy động vốn Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội qua quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, 24
  37. các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn kinh doanh. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồng nguồn vốn hoạt động và không thuộc sở hữu của ngân hàng, vốn huy động không mang tính ổn định mà luôn biến động. Nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài các hình thức huy động vốn thông qua huy động tiền gửi thì khi cần thiết ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá, hay vay của ngân hàng nhà nước hoặc của tổ chức tín dụng khác đối với ACB – PGD. Phú Xuân, tình hình huy động vốn trong những năm gần đây cũng có mức tăng trưởng khá cao, năm sau tăng hơn năm trước. Tổng quát về tình hình huy động vốn của PGD trong 3 năm gần đây: Bảng 2.4 : Số dư huy động vốn của PGD. Phú Xuân 2012 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng. STT Tiêu chí 2014 2013 2012 1 Số dư huy động 426 374 298 2 Số dư huy động cá nhân 370 325 253 2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 12 8 6 2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 358 317 247 Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 326 290 221 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 32 27 26 3 Số dư huy động doanh nghiệp 56 49 45 3.1 Tiền gửi thanh toán 3 1 2 3.2 Tiền gửi ký quỹ 42 39 35 3.3 Tiền gửi có kỳ hạn 11 9 8 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014. 2.1.2.3 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế – xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hoạt động tín dụng của NHTM gồm có: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, và các hình thức khác như thấu chi, trả góp Đối với PDG. Phú Xuân, vì còn là một PGD nhỏ nên chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tín dụng thông qua hình thức cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 25
  38. Bảng 2.5: Quy mô tín dụng của PDG. Phú Xuân 2012- 2014. ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Cho vay khách hàng 353.208 317.140 226.832 Cho vay ngắn hạn 90.610 65.797 44.506 Nợ trong hạn 85.625 62.235 41.254 Nợ quá hạn 4.985 3.562 3.252 Cho vay trung hạn 103.586 99.145 76.868 Nợ trong hạn 103.026 98.564 76.542 Nợ quá hạn 560 581 326 Cho vay dài hạn 164.076 156.161 107.822 Nợ trong hạn 160.548 152.635 105.201 Nợ quá hạn 3.528 3.526 2.621 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014. 2.1.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác Ngoài hai hoạt động cơ bản nói trên, PGD còn thực hiện các hoạt động khác phù hợp với chức năng và nghiệp vụ của mình. Bao gồm một vài hoạt động như sau:  Thực hiện bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức: bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng  Thanh toán trong nước: thanh toán giữa các khách hàng như thanh toán séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, phát hành thẻ thanh toán (ATM), thẻ ghi nợ (Debit), thẻ tín dụng (Credit)  Dịch vụ ngân quỹ: thu đổi tiền cho khách hàng tại điểm giao dịch, thu chi hộ tiền mặt tại các công ty, thực hiện chi hộ lương cho nhân viên đối với các doanh nghiệp có nhu cầu  Ngoài ra còn một số hoạt động kinh doanh khác cũng được phép thực hiện mà không bị pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên số lần giao dịch còn ít. 2.2 Thực trạng huy động vốn của NHTMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân – Chi nhánh Tân Thuận trong những năm qua 2.2.1 Thực trạng huy động vốn của PGD. Phú Xuân 26
  39. 2.2.1.1 Quy mô và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động Xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, PGD. Phú Xuân đã không ngừng phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, trong 3 năm vừa qua luôn đạt được những kết quả rất khả quan về cả số lượng, tính ổn định về cơ cấu và thời gian. Bảng 2.6 dưới đây sẽ chỉ ra sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động. Bảng 2.6: Quy mô nguồn vốn huy động và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của NH ACB – PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây nhất: 2012, 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng. 2013 so 2014 so 2012 2013 2014 với 2012 với 2013 Nguồn tiền % tiền % vốn huy động 288.984 374.007 426.011 85.023 29,4 52.004 13,9 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân 2012 – 2014. Biểu đồ 2.2 : Tổng nguồn vốn huy động của ACB – PGD. Phú Xuân . ĐVT: triệu đồng. 426.011 374.007 288.984 2012 2013 2014 Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.6 Qua bảng số liệu 2.6 này ta thấy được quy mô nguồn vốn tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động là 288.984 triệu đồng, nhìn lại năm 2012, là một năm khá khó khăn đối với ACB, phải đối mặt với sự cố chưa từng có trong lịch sử, sóng gió liên tiếp ập đến với NH, tuy nhiên hội đồng quản trị đã nhanh cố gắng vực dậy và chèo lái đưa con thuyền ACB ra khỏi sóng gió quay lại quỹ đạo vốn dĩ của nó. 27
  40. Bước qua năm 2013 ACB đã có những khởi sắc nhất đinh, tổng nguồn vốn huy động đạt được 374.007 triệu đồng, tăng 85.023 triệu đồng tương đương 29,4% so với năm 2012. Tiếp tục trên đà phát triển, năm 2014 đạt được 426.011 triệu đồng tăng 52.004 triệu đồng tương đương 13,9% so với năm 2013. Thành tích này đạt được là do PGD đã tạo được lòng tin và uy tín, thu hút được khách hàng vào giao dịch và gửi tiền vào ngân hàng Á Châu. Mặc dù thời gian vừa qua, sự cố liên quan đến hành vi của một số cá nhân từng là thành viên ban lãnh đạo ACB đã gây nên những nghi ngờ trong dư luận. Trực tiếp tác động tới hoạt động của ACB, cụ thể là rút tiền trước hạn, làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng phục vụ khách hàng, tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn tin tưởng vào ACB và tiếp tục gửi tiền, đây là hành động khẳng định lòng tin của khách hàng đối với ACB. Cũng vì lòng tin của khách hàng mà mặc dù chịu sức ép cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn nhưng việc tăng trưởng vốn của PGD. Phú Xuân vẫn đạt được hiệu quả cao, giúp ngân hàng chủ động về vốn. Trong năm 2014 ngân hàng đã áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả trong công tác huy động tiền gửi như: đối với khách hàng huy động với số lượng vốn lớn sẽ có chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt, chương trình ưu đãi quà tặng Blue Diamond Bên cạnh đó PGD còn tăng cường đẩy mạnh phương châm “Ngân hàng Á Châu – Ngân hàng của mọi nhà”, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của NH đến với KH nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của NH. Quy mô vốn của NH TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân tăng dần qua các năm 2012 – 2014 với cơ cấu như sau:  Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng:  Tiền gửi của cá nhân.  Tiền gửi của tổ các chức kinh tế.  Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn:  Tiền gửi huy động có kỳ hạn.  Tiền gửi huy động không kỳ hạn.  Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền gửi:  Tiền gửi huy động bằng VND.  Tiền gửi huy động bằng ngoại tệ. 2.2.1.2 Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Phú Xuân được hình thành từ các nguồn: tiền gửi huy động từ khách hàng là 28
  41. cá nhân và tiền gửi từ khách hàng là các tổ chức kinh tế. Việc phân loại như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho PGD trong quá trình quản lý, phân tích và đánh giá khách hàng để từ đó xác định mục tiêu và phương hướng cụ thể cho chi nhánh đối với từng loại khách hàng. Sự biến động cả các nguồn vốn này sẽ được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng ĐVT: Tỷ đồng. Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền trọng(%) trọng(%) Tổng nguồn vốn 298 100 374 100 426 100 huy động Cá nhân 253 84,9 325 86,9 370 86,9 Tổ chức kinh tế 45 17,8 49 13,1 56 13,1 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014. Theo bảng 2.7 cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng được thể hiện trên sơ đồ như sau: Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng. 100% 90% 17,8 13,1 13,1 80% 70% 60% 50% Cá nhân 40% 84,9 86,9 86,9 Tổ chức 30% kinh tê 20% 10% 0% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nguồn: xử lý số liệu từ bảng 2.7 29
  42. Tiền gửi của cá nhân là khối lượng tiền nhàn rỗi của người dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của cá nhân chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư. Thường chiếm hơn 90% trong tổng tiền gửi huy động cá nhân, cụ thể năm 2014 chiếm hơn 96% so với tồng tiền gửi huy động cá nhân. Khách hàng là cá nhân của PGD khá lớn chiếm tỷ trọng lớn, trong 3 năm hoạt động gần đây tỷ trọng tiền gửi dân cư luôn lớn hơn 80%. Số còn lại khách hàng là các tổ chức kinh tế, họ có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định. Họ gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi có kỳ hạn. Đối với PGD. Phú xuân, thì tiền tiền gửi ký quỹ chiếm phần lớn tỷ trọng. Vốn huy động từ cá nhân mỗi năm cao hơn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thường ở dưới dạng tiền gửi thanh toán nên ngân hàng có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Trong khi đó tiền gửi của cá nhân thường dưới dạng tiền gửi tiết kiệm nên mang tính ổn định hơn. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn của cá nhân để đầu tư vào các dự án trung và dài hạn. Dù đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức kinh tế, thì đều có mứctăng trưởng mạnh qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng đã đưa ra những chính sách hợp lý: về lãi suất cũng như kỳ hạn, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng Bên cạnh đó, ngân hàng cũng biết tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ, tạo uy tín với các tổ chức kinh tế. 2.2.1.3 Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn Dù là khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế, khi gửi tiền vào ngân hàng đều mong muốn được được hưởng lãi từ số tiền tạm thời nhàn rỗi của mình dù ít hay nhiều. Nếu đó là các khoản tiền mà họ gửi vào nhằm mục địch sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Khoản thanh toán này có thể được trả lãi (trả lãi rất thấp), hoặc không được trả lãi, tùy vào mỗi NH, do khoản tiền này không ổn định kỳ hạn, người gửi có thể rút bất cứ khi nào họ có nhu cầu, NH có thể sử dụng số dư tiền gửi này vào các hoạt động của mình, bên cạnh đó, phần lớn cũng có người gửi tiền vào NH không chỉ với mục đích bảo toàn số tiền mà còn nhằm mục đích hưởng lãi, khi số tiền này có chu kỳ chi tiêu xác định, tiền gửi có kỳ hạn này có lãi suất cao hơn tùy theo độ dài kỳ hạn của tiền gửi. Để dễ dàng cho việc phân tích ta có biểu đồ tỷ trọng tiền gửi theo kỳ hạn như sau: 30
  43. Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn gửi TỶ TRỌNG TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN NĂM 2013 12,8% Có kỳ hạn Không kỳ hạn 87,2% TỶ TRỌNG TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN NĂM 2014 13,4% Có kỳ hạn Không kỳ hạn 86,6% Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh PGD. Phú Xuân 2012 – 2014. Qua biểu đồ ta dễ dàng thấy được rằng: trong tổng nguồn vốn huy động được qua các năm, thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn luôn thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể, trong năm 2013 chiếm 12,8% trong tổng số tiền gửi huy động, nhưng sang năm 2014 đã có sự tăng nhẹ chỉ lên 13,4%, do năm 2014, tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức kinh tế đã có sự tăng trưởng hơn so với 2013. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp (năm 2014 là 0,5%/năm), là nguồn mang lại lợi nhuận cao, giúp NH giảm được chi tiêu đầu vào, PGD nên khai thác tối đa nguồn này. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 326 tỷ đồng năm 2013 lên 369 tỷ đồng năm 2014. Nguyên nhân là do trong tổng huy động nguồn vốn của ACB – PGD. Phú Xuân thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao, mà mục đích KH gửi tiền vào ngân hàng là để hưởng lãi, thời hạn huy động càng dài, thì NHTM áp dụng lãi suất càng cao. Rõ ràng, 31
  44. trong năm 2014 công tác huy động vốn của PGD đã có bước tiến triển rất lớn so với những năm qua thể hiện mức độ tín nhiệm của KH ngày càng cao vào NH TMCP Á Châu nói chung cũng như PGD. Phú Xuân nói riêng. NH cung cấp cho KH nhiều loại tài khoản tiền gửi với kỳ hạn đa dạng từ: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, , 13 tháng, 24 tháng, 36 tháng với nhiều phương thức trả lãi khác nhau như: trả lãi sau toàn bộ, trả lãi định kỳ, trả lãi trước, lãi suất tăng theo kỳ hạn gửi, với hình thức này, KH gửi tiền một lần vào tài khoản và hưởng lãi có kỳ hạn, khi có nhu cầu đột xuất KH có thể rút trước hạn và được NH trả lãi suất không kỳ hạn áp dụng tại thời điểm khách hàng rút vốn. KH có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi , sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn hoặc bảo lãnh vốn cho người thứ ba tại bất cứ chi nhánh nào trong hệ thống của NH ACB. 2.2.1.4 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền gửi Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng rất thấp (nhỏ hơn 3%). Nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ cá nhân thông qua nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Khối lượng kiều hối qua ngân hàng năm 2014 tăng 2.416 triệu đồng tương đương 29,34% so với năm 2013. Tuy mức độ tăng trưởng của nó qua các năm cao, nhưng tỷ trọng của nó vẫn thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Bảng 2.8 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi ĐVT: triệu đồng. Năm 2012 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tổng vốn 288.984 100 374.007 100 426.011 100 huy động Nội tệ 280.422 97 365.772 98 415.360 97 Ngoại tệ 8.562 3 8.235 2 10.651 3 quy đổi Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh PGD. Phú Xuân 2012 – 2014. 32
  45. Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền. Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền 100% 100% 2% 99% 3% 3% 99% Nội Tệ 98% 98% 97% 98% 97% 97% 97% Ngoại Tệ 96% 96% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nguồn: xử lý số liệu từ bảng 2.8 Dựa vào bảng 2.8 và biểu đồ 2.5 nhìn chung cả nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ hay nội tệ của ngân hàng vẫn không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm qua. Nguồn vốn huy động được chủ yếu là nội tệ, mức huy động vẫn ở tầm mức 97% đến 98%. So với các PGD khác trên địa bàn huyện Nhà Bè thì tỷ trọng huy động được bằng ngoại tệ của PGD tương đối cao, ở Sacombank PGD. Nhà Bè thì tỷ trọng huy động được bằng ngoại tệ chiếm 2,14% trong tồng nguồn vốn huy động năm 2013. Như vậy, ta thấy được, PGD đã thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi bằng ngoại tệ để nhằm thực hiện cho nhu cầu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. 2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn trong giai đoạn 2012 – 2014 2.2.2.1 Về quy mô và cơ cấu, tính ổn định huy động vốn Để đánh giá được hiệu quả huy động vốn của NH TMCP Á Châu chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân, dựa vào tình hình thực tiễn chi nhánh đã đặt ra kế hoạch thực hiện, tình hình huy động vốn liên tục tăng trưởng khá cao, quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động càng ngày càng phát triển. Số dư nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2013 – 2014 PGD đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đây là cơ sở để chi nhánh tăng trưởng tín dụng và thu hút lợi nhuận theo kế hoạch đã định. 33
  46. Bảng 2.9: Kết quả nguồn vốn, dư nợ và chênh lệch thu – chi so với chỉ tiêu đề ra. ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 1. Nguồn vốn huy động 374.007 426.001 2. Kế hoạch nguồn vốn 298.563 320.183 3. Tỷ lệ nguồn vốn/ kế hoạch 125,27% 133,05% 4. Dư nợ cho vay 317.140 353.208 5. Kế hoạch dư nợ 285.169 328.729 6. Tỷ lệ dư nợ/ kế hoạch 111,21% 107,45% Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014. Về quy mô nguồn vốn tăng mạnh với tốc độ tăng 1,14 lần so với năm trước với số tuyệt đối là 51.994 triệu đồng, điều này cho thấy quy mô vốn tăng nhảy vọt, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong cả 2 năm 2013 và 2014. Dư nợ cho vay cũng tăng trưởng đồng biến với nguồn vốn huy động được. Vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong cả 2 năm, điều này làm cho chênh lệch thu chi của PGD cũng vượt mức kế hoạch, PGD hoạt động rất có hiệu quả. Mặc dù quy mô nguồn vốn tăng khá cao nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động không ổn định qua các quý. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy ngân hàng đã cũng cố và tăng cường mối quan hệ với khách hàng tiền gửi dân cư và nguồn vốn của NH có tính vững chắc hơn. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng, nguồn vốn này có lãi suất thấp nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và thu hẹp chênh lệch lãi suất hai đầu. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian thay đổi theo xu hướng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn mạnh hơn, đảm bảo cho tính ổn định của nguồn vốn, NH có thể mạnh dạn hơn trong công tác tín dụng, như vậy hoạt động của PGD càng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn. 34
  47. 2.2.2.2 Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào trong huy động và sử dụng vốn Để phân tích chi phí huy động vốn ta xem xét cơ cấu lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của NH TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân nhìn chung có xu hướng giảm trong hai năm 2013 và 2014, phù hợp tình hình kinh tế tài chính đang gặp khó khăn và chính sách tiền tệ của NHNN, giảm lãi suất đầu ra để đưa vốn vào sản xuất. Bảng 2.10: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân trong giai đoạn năm 2013 – 2014. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng chi phí lãi trong kỳ 42.172 43.129 2. Tổng nguồn vốn bình quân 381.315 428.716 3. Tổng dư nợ bình quân 317.140 353.208 4. Lãi suất bình quân đầu vào(%/năm) = (1)/(2+3) 6,04% 5,52% 5. Lãi suất bình quân đầu vào(%/tháng) = (4)/12 0,50% 0,46% 6. Tổng thu lãi trong kỳ 57.190 59.902 7. Lãi suất bình quân đầu ra(%/năm) = (6)/(3) 18,03% 16,96% 8. Lãi suất bình quân đầu ra (%/tháng) = (7)/12 1,50% 1,41% 9. Chênh lệch đầu ra - vào (%/năm) =(7) - (4) 11,99% 11,44% 10.Chênh lệch đầu ra - vào (%/tháng) = (8) - (5) 1% 0,95% Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy được năm 2013 lãi suất bình quân đầu vào là 6,04%/năm và lãi suất đầu ra là 18,03%/năm, chênh lệch lãi suất đầu ra – vào là 11,99%/năm với mức chênh lệch bình quân mỗi tháng là 1%/tháng. Trong năm 2014, mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra vào giảm 0,95%/tháng, với chi phí huy động giảm còn 0,46%/tháng. Mức chênh lệch lãi suất hai đầu đã thu hẹp lại, tuy nhiên vẫn còn duy trì trên mức bình quân 0,6% tháng. 35
  48. Trong năm 2013 và 2014 tình hình kinh tế – xã hội trong nước diễn biến phức tạp gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh NH, NH cạnh tranh lãi suất và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi trong huy động tiền gửi làm cho nguồn vốn huy động tăng nhiều mặc dù lãi suất huy động vẫn đang trên đà giảm dần. Tuy nhiên với tình hình kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình càng ngày càng thu hẹp sản xuất kinh doanh cùng với tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp đã gây ra tình trạng ứ động vốn huy động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều này tất yếu ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào – ra của NH. Để đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – vào ở mức tối thiểu đạt 0,4%/tháng theo kế hoạch đề ra, chi nhánh đã luôn theo dõi tình hình diễn biến của nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay theo từng loại kỳ hạn, phương thức trả lãi , để có chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong thời gian vừa qua, chính sách tăng trưởng nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán của NH thông qua các giải pháp như: tăng cường công tác tiếp cận, tiếp thị các đối tượng khách hàng là cá nhân, DN mở tài khoản tiền gửi để chi lương cho cán bộ công nhân viên của đơn vị qua hệ thống ATM của ngân hàng thông qua chương trình payroll, đẩy mạnh các chương trình ủy thác thanh toán và thu hộ nhằm tăng quy mô nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giảm được chi phí lãi đầu vào. Mặc khác, chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào – ra ở bảng 2.10 chưa phản ảnh đúng như thực chất vì lãi suất huy động bình quân đầu vào được tính trên cơ sở lãi huy động thực trả cho KH chia tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ, vì vậy các chi phí lãi như: chi khuyến mãi, quảng cáo, và các chi phí khác chưa được tính đến. Do đó, nếu tính tất cả các chi phí liên quan đến nguồn vốn huy động được (gồm chi lãi và phi lãi) thì mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra – vào sẽ thấp hơn số liệu bên trên. 2.2.2.3 Sự đa dạng các mức độ tiện ích của các hình thức huy động vốn Như đã được nhắc đến ở phần trên, thời gian qua NH TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân đã thực hiện nhiều hình thức huy động tiền gửi một cách phong phú và đa dạng, phân chia nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất hấp dẫn, áp dụng nhiều phương thức trả lãi khác nhau và bên cạnh những sản phẩm huy động tiền gửi truyền thống thì NH đã phát triển thêm một số công cụ hỗ trợ huy động mang lại lợi ích cho NH như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả gốc linh hoạt, gửi và rút tiền nhiều nơi trong hệ thống ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ Cụ thể như đối với năm 2012, khi NH lâm vào tình trạng khó khăn, lượng tiền gửi tại NH bị giảm bớt một cách 36
  49. nhanh chóng với số lượng lớn, để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, ACB đã triển khai chương trình ưu đãi: “Khuyến khích gửi lại” cho tất cả khách hàng đã rút tiết kiệm từ ngày 21/08/2012 đến ngày 25/08/2012, trong chương trình này, khi gửi lại, khách hàng sẽ được nhận quà tặng, đồng thời khách hàng rút trước hạn nay gửi lại đến đáo hạn sẽ được áp dụng lãi suất giữ nguyên như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn, bên cạnh đó, NH cũng đã triển khai trước đó sản phẩm “tiết kiệm 12+” dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND tại ACB với lãi suất lên đến 12%/năm và mức gửi tối thiểu là 100 triệu đồng. Trong hai năm 2013 và 2014, NH không ngừng cố gắng để lấy lại vị thế của mình, ACB đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ “ACB online” với nhiều tiện ích cho người dùng, có thể dễ dàng đặt chỗ và thanh toán vé tàu lửa, máy bay, tiết kiệm thời gian và chi phí, bên cạnh đó còn kèm theo các khuyến mãi hấp dẫn điển hình như: ưu đãi dịch vụ “chữ ký số BkavCA”, và tiện ích “xác thực và quản lý thư bảo lãnh trên ACB online”, không chỉ dừng lại ở đó, cuối năm 2014, ACB đã áp dụng chương trình “Nhạy bén 24h” giảm tới 2% lãi suất cho vay. KH có thể an tâm tận hưởng cuộc sống với hai sản phẩm tiền gửi tích lũy mới: tích lũy thiên thần nhỏ và an cư lập nghiệp. Để nâng cáo chất lượng tín dụng NH còn áp dụng chương trình “Vay ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết”, chương trình này nhằm giảm áp lực trả nợ cho khách hàng như: thời gian ân hạn vốn đến 2 năm, tăng thời hạn vay vốn đối với các khoản vay có thế chấp và đặc biệt là giảm lãi suất đối với các khoản vay của chương trình để phục vụ tối đa các nhu cầu của KH Tất cả các chương trình ưu đãi NH đã đề ra đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH, điều này đã mang lại nhiều kết quả đáng kể cho NH trong công tác huy động. 2.2.3 Thực trạng môi trường cạnh tranh về huy động vốn trên cùng địa bàn 2.2.3.1 Phân tích yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân  Môi trường chính trị - pháp luật Tất cả các NHTM đang hoạt động trên đất nước Việt Nam đều cùng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật nước CHXHCNVN, dưới sự quản lý của NHNN Việt Nam qua sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật như Luật NH và TCTD, Luật dân sự và các quy định của chính phủ. 37
  50. ACB Phú Xuân đang hoạt động trong một môi trường chính trị ổn định, các cơ quan chức năng và quản lý của huyện luôn tạo điều kiện cho sự phát triển về lâu về dài của PGD.  Môi trường kinh tế Như đã phân tích ở trên về điều kiện kinh tế xã hội của huyện, với điều kiện kinh tế ở địa phương như vậy, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn không ít khó khăn. PGD. Phú Xuân nằm trên địa bàn không có nhiều lợi thế về cơ sở kinh tế, thế nhưng PGD luôn cố gắng làm mới bản thân để tồn tại trong môi trường cạnh tranh này. Gần đây nhất, ngày 14 tháng 5 năm 2015 tại UBND huyện Nhà Bè, NHNN Việt Nam chi nhánh TP. HCM đã phối hợp với huyện Nhà Bè - Quận 4 - Quận 7 tổ chức lễ ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các DN, hộ sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với sự tham gia của bảy ngân hàng trong đó có ACB, qua đó ta cũng thấy được sự cố gắng vươn lên của ACB trên địa bàn huyện Nhà Bè ngày một khả quan hơn.  Môi trường dân số Với tổng dân số là 103.793 người (2010), với 6 xã và 1 thị trấn, lượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là trong địa bàn dân cư trong khu vực gần đó, nên đã hạn chế đi nhiều khả năng kinh doanh của NH, đa số lượng khách hàng tập trung đông ở thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, xã Nhơn Đức, xã Long Thới còn ở các khu vực khác chưa nhiều. Số lượng người giao dịch đã hạn chế trong khi đó số lượng NH hoạt động trên địa bàn khá nhiều do đó tạo sức ép cạnh tranh cho PGD tương đối lớn.  Môi trường văn hóa – xã hội Vốn là huyện được xem một trong những địa phương khó khăn nhất của TP. HCM, tuy nhiên đến nay Nhà Bè đã có một bộ mặt khang trang khiến không ít người phải ngỡ ngàng, khâm phục. Người dân địa phương có văn hóa và lối sống cần cù tiết kiệm, đặc biệt sau mùa thu hoạch đa số người dân có số tiền nhàn rỗi thường gửi vào NH nhằm mục đích hưởng lãi. Tuy thói quen gửi tiền vào NH chưa được nhiều, nhưng hiện tại người dân đã và đang thay đổi suy nghĩ cũng như ý thức của mình về NH và gửi tiền vào NH ngày một khá hơn. Trình độ dân trí và nếp sống văn minh ngày càng được cải thiện. 38
  51. 2.2.3.2 So sánh những yếu tố cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong công tác huy động vốn trên cùng địa bàn So sánh những yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng, phân tích thế mạnh và yếu điểm của mỗi NH trong công tác huy động, nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao vị thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh NH trong khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần huy động vốn bị chia sẻ rất nhiều. Phân tích những yếu tố bên trong bao gồm: uy tín của NH, chiến lược kinh doanh, lãi suất cạnh tranh, biểu phí dịch vụ Những nhân tố này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ra sao, sự khác biệt như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp hoàn thiện hơn cho công tác huy động vốn cho PGD. Trên địa bàn huyện Nhà Bè hiện tại có nhiều chi nhánh, PGD cũng như quỹ tiết kiệm đang hoạt động, so với vị trí địa lý cách nhau không xa. Điều này gây khó khăn cho các NH trong việc thu hút khách hàng, do đó các NH cần phải có sự cạnh tranh, cố gắng làm mới, làm nổi bật các ưu điểm vượt trội của mình với các NH khác để tìm kiếm khách hàng. Bảng 2.11 : So sánh các nhân tố chủ quan của NH TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân với hai Ngân hàng khác cùng địa bàn kinh doanh TIÊU ACB NH 1 NH2 CHÍ 1. Khẳng định vị trí là ngân Phấn đấu đưa NH 1 NH 2 là NH thương mại Chiến hàng đứng đầu Việt Nam. trở thành một trong nhà nước duy nhất giữ lược những ngân hàng tốt vai trò chủ lực trên thị kinh nhất khu vực. trường tín dụng nông doanh nghiệp, nông thôn. 2.Uy Hoạt động hiệu quả bền Trong giai đoạn đầu Thương hiệu đã gắn bó tín và vững. thâm nhập vào thị từ lâu với người dân, năng trường, thương hiệu hoạt động chủ yếu lực tài còn mới mẻ đối với hướng về nông nghiệp, chính người dân. Cần khẳng thân thuộc với người định là NH TMCP lớn dân. Lợi thế NHNN nên của VN. có được lòng tin của mọi người. 39
  52. 3.Lãi Lãi suất huy động tiền gửi Lãi suất huy động tiền Lãi suất chênh lệch thấp suất cạnh tranh nhất trong 3 gửi vẫn thấp hơn so hơn, nhưng lãi suất đầu cạnh ngân hàng. với ACB, nhưng ra ưu đãi nên vẫn thu hút tranh không đáng kể. được nhiều khách hàng. 4. ACB đã phục vụ bằng cả Phục vụ tận tình, Phục vụ khách hàng Chính những giá trị chắt lọc hơn chăm sóc đặc biệt mọi nhanh chóng, nâng cao sách 22 năm qua, biết lắng nghê khách hàng. sự hài lòng của khách khách và đáp ứng tốt nhất nhu cầu hàng. hàng mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. 5.Sản Cả 3 NH đều đa dạng về các sản phẩm tiền gửi về kỳ hạn, hình thức rút lãi, phẩm tuy nhiên NH ACB nổi bật với tiền gửi tài khoản thương gia, tiền gửi tiết kiệ tiền thiên thần nhỏ gửi 6. Các Hiện nay, các NHTM đều cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ NH, truyền dịch thống cũng như dịch vụ điện tử hiện đại: internet Banking, SMS, chuyển tiền vụ trên điện thoại khác 7.Phí Miễn phí rút tiền nội mạng, Phí chuyển tiền cùng Tiền duy trì số dư thấp, thanh phí ngoại mạng thấp, miễn hệ thống và khác hệ phí rút tiền cao hơn, số toán, phí phát hành thẻ, số dư tài thống, khác tỉnh thấp tiền rút tối đa thấp hơn chuyển khoản bắt buộc còn lại cao hơn. Số tiền duy trì tài so với 2 NH còn lại, tiền hơn so với 2 NH còn lại. khoản thấp. Phí thẻ cao phí dịch vụ cạnh tranh. hơn, phí dịch vụ cạnh tranh. 8.Tính - Cơ sở vật chất và đội ngũ - Tương tự như đối với - Cơ sở vật chất tốt, có thuận CBNV năng động, nhanh NH ACB, vẫn chưa có nơi để xe rộng rãi. 40
  53. tiện chóng và chính xác, mặc bãi để xe lớn, công tác - Có 2 máy ATM trong dù chưa có bãi giữ xe cho giao dịch tương đối nhưng đôi khi hay bị giao ôtô nhưng nhân viên bảo vệ nhanh . bảo trì, số lượng tiền dịch đã nhiệt tình hướng dẫn - ATM phục vụ 24/24, được rút mỗi lẫn không KH để xe nhanh chóng và có thể chuyển tiền ở được nhiều. KH vào gọn gàng. máy với nhiều NH hơn. giao dịch thường phải - Máy ATM phục vụ 24/24, đợi khá nhiều thời có nhân viên sửa chữa khẩn gian. cấp nếu có trục trặc, thuận tiện cho nhu cầu rút tiền của KH, Nhìn chung, mỗi ngân hàng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, Ngân hàng nào cũng muốn thu hút thêm khách hàng cho mình, nhưng số lượng thị phần khách hàng còn chưa lớn, chưa chiếm được nhiều lòng tin của đại đa số người dân địa phương. Như vậy, Ngân hàng Á Châu PGD. Phú Xuân cần đầu tư, đầy mạnh hơn trong công tác tiếp thị và xây dựng hình ảnh NH uy tín là NH của mọi nhà. 41
  54. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nhìn chung qua 3 năm hoạt động gần đây, NH TMCP Á Châu PGD. Phú Xuân đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Mặc dù là phòng giao dịch còn non trẻ, chịu áp lực cạnh tranh từ nhiều NH khác trên cùng địa bàn, tình hình kinh tế vĩ mô cũng như nền kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng PGD đã không ngừng phấn đấu, để có được nhiều thị phần kinh doanh, nguồn vốn tăng trưởng về cả quy mô, cơ cấu và chất lượng. Là một trong những NHTM lớn đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng là thành viên trong hệ thống NH là xương sống của nền kinh tế. Thế nhưng công tác huy động vốn vẫn còn một số hạn chế, một số khó khăn gặp phải. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng một khốc liệt và nhu cầu của KH ngày càng tăng, do đó NH cần có những hướng đi mới, những giải pháp thiết thực, chính sách thu hút KH cũng như chiến lược kinh doanh chính xác và đúng đắn tạo ưu thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển vững chắc trong tương lai. 42
  55. CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Kết quả đạt được Dù mới đi vào hoạt động năm 2010, PGD đã thực sự đạt được những thành quả đáng khích lệ. NH TMCP Á Châu được khách hàng biết đến như một nơi đáng tin cậy để gửi tiền, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn. Tổng kết lại một số thành tựu mà PGD đã đạt được trong 3 năm qua: Một là, nguồn vốn huy động qua các năm đều đạt mức tăng trưởng cao và vượt mức kế hoạch đề ra, hình thức huy động đa dạng hơn, tính đến nay, số lượng đơn vị có quan hệ tiền gửi gần đơn vị, cá nhân mở tài khoản tiền gửi là gần 600.000 đơn vị, tổng nguồn vốn huy động đạt được 374.007 triệu đồng, tăng 85.023 triệu đồng tương đương 29,4% so với năm 2012. Khi quy mô vốn của NH lớn mạnh, sẽ giúp cho NH có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các NH khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi và các dịch vụ NH sẽ được cải tiến, phát triển và thực hiện tốt hơn. Hai là, hoạt động của NH phải dựa trên chữ tín, tuy thời gian hoạt động cũng chưa thể xem là lâu, nhưng PGD đã xây dựng một hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng, từ hình ảnh con người cho đến sản phẩm dịch vụ: quy trình nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện, đổi mới làm giảm thời gian giao dịch của khách hàng và tăng khối lượng huy động vốn. Đặc biệt tại các quầy giao dịch, nhân viên NH luôn có thái độ nhiệt tình hướng dẫn cũng như trả lời KH một cách vui vẻ, gây thiện cảm với KH, điều này giúp cho ACB nhanh chóng lấy lại uy tín, vị thế của mình trên thị trường kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn tại PGD. Ba là, NH luôn quan tâm đến lợi ích KH của mình trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận, NH đã đưa ra các mức lãi suất hợp lý, linh hoạt, nhiều kỳ hạn gửi tiền khách nhau để cho KH có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Các sản phẩm huy động ngày càng đa dạng hơn, bên cạnh những sản phẩm huy động truyền thống đã phát triển thêm các sản phẩm tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho KH. Do đó, NH đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn huyện. Bốn là, trang thiết bị của PGD được trang bị hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH khi đến GD tại ngân hàng, khả năng nhanh chóng tiếp cận các ứng dụng hiện đại 43
  56. nhất trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, kỷ cương thực hiện hoạt động kinh doanh ngày càng khoa học và thống nhất đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn của PGD nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, sự cạnh tranh giữa các TCTD diễn ra ngày càng gay gắt, PGD mới thành lập chưa lâu, thì những kết quả trên đây của PGD. Phú Xuân thuộc ACB chi nhánh Tân Thuận thật đáng khích lệ. Nó chứng tỏ sự phát triển vững chắc của ACB Tân Thuận trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng, một nguồn vốn tăng trưởng khá vững chắc. 3.1.2 Những mặt còn hạn chế Những kết quả mà PGD đã đạt được trong công tác huy động tiền gửi qua 3 năm 2012 -2014 là những điều đáng ghi nhận, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm cần mặt hạn chế như sau: Một là, tỷ trọng tiền gửi của DN, tổ chức kinh tế còn thấp, năm 2012 chiếm 17,8%, năm 2013 và 2014 cùng ở mức 13,1%, tỷ trọng này có chiều hướng giảm, so với các PGD khác thì tỷ trọng của PGD. Phú Xuân còn khá khiêm tốn. Đây là một bất lợi lớn của PGD vì đây là nguồn tiền gửi có chi phí thấp, giúp NH có thể giảm bớt chi phí huy động. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng còn thấp, nguồn tiền gửi này tuy có tính không ổn định, nhưng nó cũng có chi phí trả lãi rất thấp, nếu ngân hàng không tích cực tăng cường thêm tỷ trọng này sẽ làm giảm lợi nhuận của NH. Hai là, tiền gửi trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng khá thấp, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc cho vay trung dài hạn của NH. Bên cạnh đó công tác huy động tiền gửi vẫn còn nặng về các sản phẩm truyền thống, chủ yếu thực hiện qua công cụ lãi suất, công tác tiếp thị chưa rộng khắp đến các khu vực dân cư. Hơn nữa ta thấy công tác huy động vốn của PGD còn khá đơn điệu, phát hành giấy tờ có giá vẫn chưa được triển khai, do đó NH khó khăn trong việc cho vay trung dài hạn. Ba là, sự cạnh tranh trong huy động vốn của các NH trên địa bàn ngày càng gay gắt hơn, một số NH không ngừng nâng cao lãi suất nội tệ lên cao, có khi còn nâng cao hơn mức lãi suất do Thống Đốc NHNN Việt Nam quy định, nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất mặt bằng chung, từ đó gây ra rối loạn không đúng, nhiều khi lãi suất lên cao quá khiến PGD khó cạnh tranh nổi. Bốn là, mặc dù đã có đổi mới trong quy trình giao dịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà. Cụ thể khi KH muốn gửi tiền tiết kiệm, phải viết giấy gửi tiền có 44
  57. CMND kèm theo, nộp tiền tại quỹ và sau một loạt thủ tục với giao dịch viên sổ tiết kiệm mới đến được tay KH. Điều này làm mất thời gian của khách hàng và cũng có thể làm KH ngại đến giao dịch, từ đó vô tình làm giảm công tác huy động vốn. Năm là, thời gian giao dịch với KH là trong giờ hành chính, chưa có sự chủ động phục vụ KH ngoài giờ, trong các ngày nghĩ thời gian làm việc của NH trùng với thời gian làm việc của KH là chủ yếu, do đó làm giảm một số lượng không nhỏ khách hàng giao dịch. Ngoài ra trình độ của cán bộ nhân viên nhiều khi còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Những thành tích cũng như một số hạn chế nêu trên, đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của NH. Do đó trong thời gian tới, ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn trên cơ sở giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện để PGD tăng thêm lợi nhuận, tạo uy tín với KH. Muốn vậy, PGD cần xem xét và tìm ra những nguyên nhân để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động của mình. 3.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu 3.1.3.1 Về môi trường kinh doanh Trong những năm qua mặc dù nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng theo hướng tích cực, nhưng tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới có những diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho hoạt động của NH, đã vậy trong năm 2012 NH ACB rơi vào một sự cố hết sức nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận kinh doanh của NH, làm người dân e ngại trong việc gửi tiền vào NH. PGD hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác trong và lân cận khu vực. Điều này làm cho thị phần kinh doanh nói chung và thị phần huy động vốn nói riêng bị chia sẻ, đã vậy trên địa bàn còn có các NH lớn mạnh, hoạt động lâu năm như Agribank hay Vietcombank , các NH này không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động mới nhằm thu hút KH. Các cuộc chạy đua liên tục được châm ngòi làm khó cho ACB khi NH vẫn chưa thực sự lấy lại vị thế vốn có của mình. Trong thời gian vừa qua, do hệ thống truyền thông mạng chưa ổn định, nên khó tránh khỏi những trục trặc dẫn đến chất lượng phục vụ thẻ chưa cao, hay xảy ra tình trạng lỗi mạng, gián đoạn gây ảnh hướng đến KH. 3.1.3.2 Về phía ngân hàng Mặc dù NH đã có nhiều nổ lực trong công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ cũng như các chính sách của NH đến KH, nâng cao công tác nghiên cứu và phát triển sản 45
  58. phẩm mới, xây dựng chính sách KH, chuyển tải nội dung sản phẩm đến KH tuy nhiên chất lượng chưa được cao, chưa phát huy hết những tác dụng tích cực của công tác tiếp thị. Đội ngũ nhân viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên, để cập nhật những kiến thức, nghiệp vụ mới. Bên cạnh đó thái độ phục vụ của một số nhân viên còn chưa được nhiệt tình, chuyên môn còn chưa chuyên nghiệp, đôi khi vẫn xảy ra sai sót chưa hài lòng KH. Các hình thức huy động vẫn chưa hấp dẫn, chưa đủ sức thu hút, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KH, công tác nghiên cứu, phát triển và thực hiện các sản phẩm huy động mới vẫn chưa thực sự hiệu quả, lãi suất huy động NH đưa ra chưa hấp dẫn KH so với các NH khác. 3.1.4 Giải pháp hoàn thiện 3.1.4.1 Định hướng phát triển huy động vốn phù hợp Điều đầu tiên mà NH có thể làm là phải luôn luôn đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn , tình hình thực tiễn (môi trường kinh tế, pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý, môi trường đối ngoại) để tìm ra những khó khăn vướng mắc xuất phát từ phía NH hay những người gửi tiền để hoạch định một chiến lược và định hướng phát triển huy dộng vốn phù hợp. 3.1.4.2 Đa dạng hóa hình thức huy động Ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động nâng cao hơn nữa những tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu về dài, ngân hàng có thể đạt được mục tiêu: bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi đều có thể tìm kiếm ở NH một loại hình huy động nào đó phù hợp với nhu cầu của họ. Bên cạnh đó cũng không quên nâng cao chất lượng sản phẩm huy động truyền thống, hạn chế tới mức tối đa những khiếu nại của KH. Để có thể cạnh tranh lại với các NH khác, ACB nên xây dựng nhiều hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn gửi, mức tiền gửi, lãi suất và các hình thức trả lãi, khuyến mãi Khuyến khích KH mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tuy đây là nguồn vốn thường xuyên biến động nhưng tính trên toàn bộ tài khoản tiền gửi luôn tồn tại một số dư nhất định mà NH có thể sử dụng để cho vay, hơn nữa chi phí trả lãi cho nguồn huy động này rất thấp, nếu NH mở rộng được nguồn này sẽ có điều kiện hạ lãi suất huy động bình quân. Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, tăng cường hiệu quả hoạt 46
  59. động của các máy ATM, đa dạng hóa tiện ích và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, giảm phí dịch vu, tạo thêm nhiều tính năng mới như: chuyển khoản thêm được nhiều NH khác hệ thống, thanh toán hóa đơn đối với các khoản chi định kì, nộp tiền trực tiếp qua máy ATM Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phải đảm bảo độ bảo mật về thông tin khách hàng, đảm bảo các giao dịch trực tuyến giữa NH và KH được thông suốt, an toàn, chính xác làm cho KH ngày càng tin tưởng và gắn bó hơn với NH. Nên chú ý điều này mỗi khi NH đưa ra hình thức huy động vốn mới, nên nêu rõ các yếu tố liên quan, để KH có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm mới, niêm yết ở những nơi mà mọi người có thể đọc, đồng thời bố trí nhân lực hỗ trợ thêm trong việc giải thích cũng như thuyết phục KH. 3.1.4.3 Về lãi suất Lãi suất của NH phải được cạnh tranh với các NH khác, nhưng không được vượt khung lãi suất mà NHNN, đó là mức trần lãi suất. Cần thiết phải sử dụng một mức lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội vừa khuyến khích các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Cần có một đội ngũ cán bộ thường xuyên theo dõi biến động lãi suất của các NH trên địa bàn, cần thu thập thông tin về cả sự biến động lãi suất để có thể ứng phó kịp thời. Cần huấn luyện cho các cán bộ làm công tác huy động vốn một cách chuyên nghiệp về cách giải thích biểu lãi suất cho KH để thuyết phục họ. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đưa ra thêm các hình thức trả lãi phù hợp theo nhu cầu của KH. 3.1.4.4 Công nghệ Ngân hàng nên quan tâm hơn nữa vấn đề hiện đại hóa công nghệ NH và phải xem đây là mục tiêu chiến lược đề cạnh tranh. Đặc biệt là cơ chế thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Đầu tư vào các công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ về lâu dài, xem xét và thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu, để có thể vừa tiết kiệm thời gian cho KH cũng như NH, điều này cũng làm hài lòng KH hơn. Đồng thời, nhân viên NH cần nhanh chóng thích ứng với công nghệ mới, khai thác tối đa hết ưu thế của nó, đối với ban lãnh đạo nên động viên, giúp đỡ thậm chí là đòi hỏi từng nhân viên phải nổ lực hết mình. Bên cạnh đó cũng không quên kiểm tra và sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị này. Một điều đặc biệt là cần phải bổ sung thêm máy ATM sao cho tương ứng với số lượng thẻ phát hành. 47
  60. 3.1.4.5 Đào tạo nguồn lực nhân sự Bố trí cán bộ nhân viên nhiệt tình, ngoài khả năng chuyên môn còn phải có tính quần chúng để làm việc tại các bộ phận trực tiếp giao dịch với KH. Không chỉ với nhân viên văn phòng mà cả nhân viên bảo vệ cũng cần phải niềm nở với KH. Thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn, để có thể lý giải một cách cặn cẽ những vấn đề KH cần được giải đáp. NH cũng cần khuyến khích nhân viên đi tìm kiếm KH mới trên thị trường sẵn có của mình. Cần thực hiện một số ưu đãi như khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hăng say hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm một nhân viên dịch vụ khách hàng cá nhân, để tránh tình trạng để KH đợi lâu, vì NH chỉ có một nhân viên dịch vụ khách hàng, lại kiêm nhiều nhiệm vụ nên chưa làm hài lòng được KH khi vào giao dịch cùng lúc. 3.1.4.6 Cơ sở vật chất Về cơ sở vật chất, trước hết NH phải giải quyết được vấn đề bãi đậu xe ôtô, nhiều khách hàng có nhu cầu muốn vào giao dịch với NH, nhưng không có bãi đậu, ví trí của PGD nằm ngay chợ, khu vực đông dân cư, không cho phép đậu xe, nên nhiều khách hàng còn ngại việc giao dịch với NH. Điều này làm mất khá nhiều KH cho PGD. 3.2.4.7 Marketing ngân hàng NH cần quan tâm khá nhiều đến vấn đề này hơn, mỗi nhân viên làm việc tại PGD đều phải ý thức được điều này, hành động và cử chỉ đẹp của họ cũng là một trong những cách marketing hiệu quả nhất, bên cạnh đó còn có một số điều cần chú ý:  Giữ tốt mối quan hệ đó thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ thân thiết hai chiều. Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu KH nhằm đưa ra các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn không quá phức tạp.  Trong các dịp lễ, tết, kỷ niệm NH tăng cường thêm việc tặng quà, hoa cho các khách hàng có quan hệ lâu năm với NH để chúc mừng cũng nhằm mục đích cũng cố mối quan hệ bền chặt hơn.  Đối với những KH lần đầu tiên đến giao dịch với NH nên tạo ấn tượng khởi đầu tốt. Có một số nghiệp vụ không mang lại lợi ích hiện tại cho NH tại thời điểm hiện tại, nhưng có thể mang lại trong tương lai, ví dụ việc đổi tiền cũ lấy tiền mới của KH là rất đông, trong số đó có người chưa đến giao dịch với NH lần nào, nhưng nếu gây ấn tượng tốt biết đâu sau này họ sẽ là khách hàng thân thiết với NH. 48