Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước

pdf 12 trang Gia Huy 23/05/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_phat_trien_nguon_nhan_luc_cua_cac_ngan_hang_thuo.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trong & ngoài nước

  1. 13. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG & NGOÀI NƯỚC ThS Vũ Thanh Tùng – ThS Mai Thoại Diễm Phương - UFM Tóm tắt Trong công cuộc đổi mới và phát trển kinh tế ở nước ta hiện nay, ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là xương sống phát triển nền kinh tế chung. Để một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững hơn, đặc biệt là sau giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì việc xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cần thiết. Bài viết trình bày các khái niệm chung về nhân lực và nguồn nhân lực ngân hàng, thông qua các kinh nghiệm quý báu trong phát triển quản trị nhân sự của các ngân hàng tiêu biểu trong nước lẫn quốc tế, từ đó định hình những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta Từ khóa: nhân lực ngân hàng, kinh nghiệm, ngân hàng nước ngoài 1. Khái quát về nhân lực & nguồn nhân lực ngân hàng 1.1. Nhân lực và nguồn nhân lực Nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về nhân lực: Theo thuyết lao động xã hội cho rằng nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động. Theo Liên Hợp Quốc (2010) định nghĩa: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Mới đây, Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (2014), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Doan và TS Đỗ Minh Cương (2008), nhân lực là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản xuất. Trong giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (2008) của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”. Còn TS. Lê Thị Mỹ Linh (2009) cho rằng, nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp. Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn (2012), nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh 113
  2. nghiệp trả lương. Tuy nhiên, cần lưu ý là với việc Luật lao động (2013) chính thức cho phép hoạt động ‘thuê ngoài lao động’; sẽ tồn tại một bộ phận lao động làm việc tại doanh nghiệp, là nguồn lực đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng không thuộc danh sách doanh nghiệp đó trực tiếp quản lý và trả lương. Nguồn nhân lực của Ngân hàng Thương mại Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng (2010) quy định như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Như vậy có thể nói, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại là toàn bộ người lao động làm việc trong ngân hàng đó theo một cơ cấu xác định, với khả năng lao động và tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhân trong quá trình thực thi sứ mạng ngân hàng. Theo PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng thương mại được hiểu là lực lượng làm việc, sẽ làm việc tại ngân hàng thương mại đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra của ngân hàng thương mại về trình độ (kiến thức – kỹ năng)/ vị trí/ lĩnh vực/ kinh nghiệm công tác ở mức độ cao – phức tạp, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng thương mại, xã hội, nền kinh tế trong từng giai đoạn. Phát triển nguồn nhân lực Theo Jerry W. Gilley và cộng sự (2002), “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức, nâng cao kết quả thực hiện công việc, và tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp (chính thức và không chính thức), các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới” Theo Bùi Văn Nhơn (2006), “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển” Theo Đại học Kinh tế quốc dân (2016) cho là “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và 114
  3. tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước” Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (2016), phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là chiếm lĩnh ngành nghề hay vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. UNDP (2005) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, giáo dục - đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững nguồn nhân lực. Nền sản xuất càng phát triển, thì phần đóng góp của trí tuệ thông qua giáo dục - đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động”. Còn Quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO lại phát biểu: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam Ngày 17/7/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1537/QĐ-NHNN phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực. Kế hoạch bao gồm các nội dung chính như sau: (i) Xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với một số vị trí cốt lõi trong ngành Ngân hàng; (ii) Tăng cường hợp tác giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động trong ngành Ngân hàng; (iii) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là đội nghũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên gia, chuyên sâu trong các lĩnh vực của ngành Ngân hàng như: 115
  4. Chính sách tiền tệ, quản lý dự trữ ngoại hối, thanh toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, phân tích, dự báo, quản trị rủi ro ; (iv) Đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn của Ngành, đồng thời trang bị, đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ cán bộ hiện hữu, đảm bảo các cán bộ nghiệp vụ của NHNN có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của cá nhân; (v) Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các TCTD có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại; (vi) Tăng cường hợp tác, tận dụng hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu từ các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á, NHTW các nước phát triển để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ quản lý và nhân viên của Ngành. (vii) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại Phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại là tổng thể các nỗ lực nhằm nâng cao vai trò nguồn nhân lực trong ngân hàng thương mại, chú trọng tầm nhìn dài hạn, nhờ đó gia tăng các giá trị bền vững cho cả ngân hàng, người lao động và xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực đứng từ góc độ ngân hàng thương mại thường do chính ngân hàng hoạch định. Nhưng ngoài ra, cần có sự nỗ lực tự thân của từng thành viên trong ngân hàng, và đôi khi là sự hỗ trợ từ bên ngoài (vai trò của Nhà nước hay chuyên gia ). Điều đó có nghĩa, nên coi phát triển nguồn nhân lực như là sự nhận thức và cố gắng chung của các bên, chứ không chỉ đơn thuần là việc thực hiện một trong các chức năng của bộ phận nhân sự. Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, ngày nay, cần hướng theo những tư duy dài hạn hơn, cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội cao hơn. 116
  5. 2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nhtm trong và ngoài nước 2.1 Khối ngân hàng trong nước Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, ngân hàng ACB sở hữu hơn 350 chi nhánh; phòng giao dịch với 11.000 máy ATM và 850 đại lý đang hoạt động rộng khắp 47 tỉnh thành trong cả nước. Tính đến năm 2019, tổng số nhân viên của ACB là 10.120 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 96%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Năm 2018, ngân hàng cũng được tổ chức The Asian Banker trao giải “Ngân hàng có sáng kiến gắn kết nhân viên tốt nhất Việt Nam”. Được thành lập từ năm 1993, trải qua một giai đoạn dài hình thành và phát triển, các nhà hoạch định chính sách của NHTM cổ phần ACB đã xác định đường hướng phát triển đội ngũ nhân lực của mình như sau: - Đề cao 5 giá trị cốt lõi: Chính Trực, Cẩn Trọng, Cách Tân, Hài Hòa, Hiệu Quả. - Đặt công tác đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ các nhân viên cho tới đội ngũ quản lý, điều hành tại ACB đều được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn chung, hay các vấn đề đặc thù về quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng - Đặt công tác đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho các bạn được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của Người ACB đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Khối Quản trị nguồn nhân lực ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên. - Chăm lo bồi dưỡng đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhân lực các cấp. 117
  6. - Chính sách nhân sự của ACB ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ có năng lực, có lòng nhiệt huyết, và có thành tích tốt trong công việc lên các cấp quản lý cấp trung và cấp cao. Theo ông Trần Hùng Huy (2020), Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu chia sẻ: “Trước tình hình biến động của ngành tài chính, chúng tôi luôn đưa mục tiêu phát triển con người song song với hoạt động kinh doanh nhằm giúp ACB có thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thích nghi với những thay đổi đấy”. ACB đã đi một nước cờ tinh tế khi chủ động đón đầu thách thức bằng hai giải pháp là bắt kịp xu hướng công nghệ đang diễn ra bên ngoài, đồng thời tận dụng sức mạnh nội tại bên trong để tìm ra phương án đổi mới, phát triển nguồn nhân lực hiện có để nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi. ACB đã bắt đầu xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu nhân sự (big data) để phân tích nhu cầu từng nhân viên, khả năng mỗi người và tối ưu hóa những vấn đề liên quan đến nhân sự. Vai trò của một nhân viên được đặt trong hệ sinh thái (ecosystem) phát triển nhân tài mà ngân hàng đang nỗ lực xây dựng. Ngân hàng ACB luôn xây dựng một môi trường làm việc mới mẻ, năng động và đầy thách thức, mang tính cạnh tranh cao nhưng không kém phần hấp dẫn để giữ chân người tài. Cơ sở vật chất đều được trang bị hiện đại bảo đảm nhân viên được làm việc trong điều kiện tốt nhất. ACB đã phát triển văn hóa sáng tạo bằng cách động viên nhân viên tạo ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề của tổ chức. ACB duy trì chính sách lương thưởng cạnh tranh trên cơ sở khảo sát lương trên thị trường và khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách này để có điều chỉnh kịp thời. Chế độ đãi ngộ bao gồm: thu nhập gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, lương tháng 13, lương hoàn thành công việc cuối năm. Ngoài ra, còn có các khoản tiền thưởng khác như tiền thưởng cho nhân viên giỏi nghiệp vụ, nhân viên phục vụ khách hàng tốt nhất, nhân viên có sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhân viên bán hàng xuất sắc. Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Tùy theo công việc đảm nhận, nhân viên còn nhận được phụ cấp như phụ cấp độc hại, rủi ro tiền mặt, đi lại, kiêm nhiệm, ACB còn cung cấp các chương trình phúc lợi khác cho nhân viên bao gồm: Khám sức khỏe định kỳ, tiền thưởng vào dịp lễ, Tết, câu lạc bộ sức khỏe, tiền hỗ trợ bữa ăn trưa, cấp phát trang phục làm việc, nón bảo hiểm, nghỉ mát hằng năm, mua trả góp căn hộ, cho vay lãi suất ưu đãi. 118
  7. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPbank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPbank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Trải qua 20 năm phát triển và lớn mạnh, VPBank có trên 4.000 cán bộ nhân viên, trên khắp đất nước với hơn 200 điểm giao dịch. Trong giai đoạn chuyển đổi từ 2010 đến nay, VPBank đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm các hạt nhân chuyển đổi, các cán bộ chủ chốt, không chỉ giàu kiến thức, kinh nghiệm mà quan trọng hơn là những người tâm huyết, luôn tin tưởng vào mục tiêu tầm nhìn của tổ chức cho giai đoạn tới, linh hoạt để đưa VPBank cán đích. VPBank tuyển dụng nhiều nhân sự quản lý người nước ngoài nhằm đem đến những yếu tố mới lạ, tinh hoa từ các nước phát triển đến Việt Nam và VPBank. Là một trong các NHTM cổ phần luôn đi đầu trong công tác phát triển nguồn nhân lực, đường hướng hoạch định, xây dựng trong lâu dài của ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng là: - Đề cao công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các Khối chuyên môn, văn phòng, tác nghiệp của cả hệ thống. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, ban giám đốc VPBCF đã sớm nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực và việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực - Tổ chức tốt quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ năng lực. Thực hiện tốt quy trình bố trí, sử dụng nhân lực trình độ cao. Tái đào tạo đội ngũ kế cận. - Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại Khối tín dụng tiêu dùng được chia làm hai nhóm: o Nhóm thứ nhất là các kế hoạch nhằm từng bước hiện thực hoá các chương trình lớn đã được hoạch định dài hạn từ trước. Nó thông thường liên quan đến việc định hình các ý tưởng, sáng kiến mới; hay thiết lập và thử nghiệm các ứng dụng mới trong phát triển nguồn nhân lực. Các kế hoạch loại này được phụ trách bởi các nhóm dự án thành lập có thời hạn; thường có sự tham gia của tư vấn bên ngoài cũng như nhận sự bảo trợ trực tiếp của một (một số) quản lý cấp cao. 119
  8. o Nhóm thứ hai là các kế hoạch thực thi chức năng như kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo hay kế hoạch sử dụng nhân lực. Nó được chịu trách nhiệm bởi bộ phận nhân sự. Bộ phận này hoạt động thường xuyên, ít cần thuê tư vấn bên ngoài, cũng không đòi hỏi sự bảo trợ trực tiếp từ lãnh đạo. - Tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực về các mặt vật chất lẫn tinh thần: Công tác tạo động lực tại VPBCF đã bao quát được hầu khắp các mặt, cả về tạo động lực vật chất lẫn tạo động lực tinh thần. Trong cách thức thực hiện thể hiện được nét độc đáo riêng. Từ đó, có những tác dụng tích cực tới tâm lý làm việc của người lao động. Mặc dù vậy, để tạo ra năng lượng đủ mạnh giúp tổ chức thu hút và giữ chân được người tài, khuyến khích được nhân viên phát triển và nỗ lực làm việc vì tổ chức, công tác tạo động lực tại Khối cần có thêm thời gian và quyết tâm để hoàn thiện - Thường xuyên tổ chức công tác định kỳ đánh giá hiệu quả làm việc và kiểm soát chất lượng hoạt động của đội ngũ người lao động. - Bà Nguyễn Thị Bích Huyền (2018), Giám đốc Khối quản trị nguồn nhân lực VPBank cho biết: “VPBank đã tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng nhằm sàng lọc được các ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất cho các vị trí từ lãnh đạo, quản lý đến các vị trí chuyên viên, nhân viên trên toàn hệ thống, vừa đáp ứng được chiến lược kinh doanh đồng thời nhằm tìm kiếm, thu hút và gìn giữ nhân tài”. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank Xét chung trong toàn ngành ngân hàng, Vietcombank hiện đứng thứ 5 về số lượng lao động, sau Agribank, VPBank, BIDV, VietinBank và Sacombank, nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đứng đầu về năng suất lao động. Ngân hàng chủ trương phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn như sau: - Tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu hút nhân sự có chất lượng muốn được thử thách. - Xây dựng một tổ chức học tập không ngừng, tạo những cơ hội cho mọi thành viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và phát triển bản thân. - Tạo môi trường văn hoá cho mọi cá nhân có năng lực, có đóng góp đều được công nhận một cách xứng đáng và những cơ hội thăng tiến cho bản thân. Tháng 9/2017, sau khi phê duyệt Đề án phát triển Vietcombank đến năm 2020, Hội đồng quản trị Vietcombank (HĐQT) đã phê duyệt Đề án quản trị và phát triển 120
  9. nguồn nhân lực Vietcombank đến năm 2020với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu này, Đề án đã đưa ra kế hoạch hành động và các giải pháp thực hiện đồng bộ về kiện toàn mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, phát triển hạ tầng công nghệ ứng dụng trong công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực Dấu mốc quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án đó là việc thành lập Khối Quản trị và phát triển nguồn nhân sự Vietcombank (Khối Nhân sự) vào tháng 11/2018, với 3 đơn vị trực thuộc gồm: Ban Tổ chức và nhân sự, Phòng Chính sách và Kế hoạch nhân sự, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (trên cơ sở nâng cấp Trung tâm đào tạo trước đây). Công tác nhân sự dần được chuyển đổi hoạt động theo hướng “đối tác nhân sự” HRBP (Human Resource Business Partner). Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tại Trụ sở chính và Chi nhánh được rà soát, kiện toàn và chuẩn hóa theo hướng tinh gọn, tập trung quản lý và điều hành theo các Khối hoạt động, tối ưu và nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị tại Trụ sở chính, bảo đảm yêu cầu hoạt động thông suốt và hiệu quả. Công tác tuyển dụng của Vietcombank những năm qua được thị trường đánh giá cao và đã thu hút được một lượng nhân sự lớn có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc. Phương thức tuyển dụng được đa dạng hóa thông qua việc xét tuyển, thi tuyển tập trung online, có cơ chế tuyển dụng riêng đối với cán bộ có kinh nghiệm. Chất lượng tuyển dụng được nâng cao, thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, gia tăng cơ cấu tuyển dụng cán bộ bán hàng cho các chi nhánh. Nhằm nâng cao chất lượng và hướng tới mục tiêu quản trị nguồn nhân lực theo thông lệ quốc tế, Vietcombank cũng đang tích cực triển khai một số dự án về nhân sự như: Dự án xây dựng chương trình phần mềm quản lý nhân sự (HRM) mới; Dự án E- learning; Dự án xây dựng Khung năng lực, Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB Ngân hàng Phương Đông (OCB) thành lập ngày 10/6/1996. Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường tài chính. Ngân hàng nhận nhiều danh hiệu uy tín gồm: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500); Top 50 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Ngân hàng duy nhất nhận giải thưởng “Thương hiệu xuất sắc - Excellent Brand” liên tục qua các năm 2014, 2015 Với mục tiêu trở thành top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, thời gian qua, ngân 121
  10. hàng TCMP Phương Đông (OCB) từng bước tái định vị thương hiệu, thay đổi chiến lược kinh doanh và chủ trọng xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao Trọng tâm nguồn nhân lực của OCB đã được xác định ngay từ những ngày đầu thành lập, xuyên suốt cho đến tận bây giờ như sau: - Đặt mục tiêu hàng đầu là biến nguồn nhân lực trở thành ưu thế đặc biệt, là nguồn lực giữ vai trò quyết định. - Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên hàng đầu. - Coi trọng việc hoàn thiện và tối ưu hoá hệ thống các quy trình nghiệp vụ - Chuẩn hoá và công khai các nghiệp vụ tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm - Coi nguồn nhân lực là yếu tố đóng góp chính vào sự thành công của tổ chức, OCB luôn rộng cửa để chào đón nhân tài. Với nguyên tắc lấy hiệu quả làm thước đo, sự công khai minh bạch làm kim chỉ nam và xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nghiệp cụ thể, OCB đã trở thành điểm đến cho nhiều ứng viên. Ngoài các vị trí tuyển dụng cho các ứng viên có kinh nghiệm, nhà băng liên tục thu hút và đào tạo đội ngũ nhân sự trẻ thông qua chuỗi chương trình “Hành trình về Phương Đông” được thiết kế với 3 khung: Thực tập sinh; Về nguồn; OFL (OCB Future Leader). Ngay khi gia nhập, học viên sẽ được đào tạo theo nền tảng lộ trình học tập rõ ràng; chuẩn hóa khung nội dung chương trình đào tạo hội nhập dành cho nhân sự mới và phân tách chuyên biệt đối với từng chức danh; vừa làm vừa học những kỹ năng thiết yếu trong ngành tài chính - ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, là nâng cao kiến thức quản lý, kỹ năng bán hàng, nâng mức độ chuyên sâu nghề nghiệp; hướng dẫn các giải pháp thực tiễn để học viên sẽ trở thành một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực đảm trách. Trung bình mỗi tháng OCB tổ chức khoảng 70 khóa đào tạo cho gần 4.000 lượt học viên nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh chiến lược đã đề ra. 2.2 Khối ngân hàng quốc tế Nhật Bản Đất nước Mặt trời mọc là một quốc gia rất nghiêm túc trong kỷ luật làm việc. Những triết lý đào tạo nhân sự của họ được cụ thể hóa trong các chiến lược và giải pháp sau: - Gắn liền kỷ luật lao động và tinh thần vì công việc như một bản sắc của dân tộc. Người Nhật chủ trương “làm hết việc, chứ không phải làm hết giờ” 122
  11. - Nhật Bản theo đuổi mô hình tuyển dụng suốt đời, giúp nhân viên yên tâm gắn bó và nỗ lực phát triển sự nghiệp tại tổ chức. - Các ngân hàng Nhật Bản như hầu hết các tổ chức khác ở đất nước này, cũng bị chi phối bởi triết lý Kaizen. Trong phát triển nguồn nhân lực, họ đề cao những bước tiến nhỏ nhưng liên tục (bao gồm: đưa những câu hỏi nhỏ, đề ra những suy nghĩ nhỏ, tạonhững hành động nhỏ, giải quyết những vấn đề nhỏ, ban tặng những phần thưởng nhỏ và khám phá những khoảnh khắc nhỏ). Trung Quốc - Với tham vọng làm chủ sân chơi hội nhập quốc tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, các ngân hàng Trung Quốc rất coi trọng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên. - Từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực kế cận, cả cấp thấp lẫn cấp cao. 3. Các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngần hàng Một là, cần dự báo nguồn nhân lực trong các giai đoạn để có kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo khung trên cơ sở chuẩn mực quốc tế ở các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Tài chính Ngân hàng; xây dựng và phổ biến các tài liệu theo tiêu chuẩn ở những quốc gia phát triển có chỉnh sửa cho phù hợp trong điều kiện cụ thể ở VN; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành ngân hàng theo hướng đào tạo ứng dụnh, kết hợp với khối Ngân hàng. Hai là, Nhà nước cần có những chính sách động viên, khuyến khích để các khối NHTM tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và cũng cần chủ động, có trách nhiệm đóng góp về cơ sở vật chất và kỹ năng thực tế cho các cơ sở đào tạo. Ba là, đẩy mạnh giao lưu học hỏi giữa các ngân hàng của các nước; cần quan tâm hơn nữa đến việc gởi cán bộ công nhân viên của mình đi đào tạo, giao lưu học hỏi tại các cơ sở đào tạo, ngân hàng trung ương và các NHTM ở một số nước có nền kinh tế phát triển. Bốn là, đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các ngân hàng như là trình bày ở trên; suy cho cùng, các trường đào tạo ra nguồn nhân lực là làm việc ở các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức khác. Ngoài ra, các ngân hàng nên chủ động tham gia đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng với các trường, viện nghiên cứu, có thể trực tiếp cử chuyên gia ngân hàng vào giảng dạy một số chuyên đề; cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt, tuyển dụng những sinh viên đạt tiêu chuẩn ngay sau khi ra trường. 123
  12. Năm là, đào tạo liên tục đội ngũ cán bộ: Các ngân hàng cần thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ các bộ công nhân viên, ngoài những kiến thức cơ bản, các văn bản chỉ đạo của ngành ngân hàng, cần đào thêm kiến thức về pháp luật, kỹ năng bán hàng, kiến thức về quản lý, kỹ năng giao tiếp đồng thời, quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. 4. Kết luận Với mục tiêu đảm bảo cho một hệ thống ngân hàng có thể phát triển nhanh và bền vững, từng bước theo kịp các quốc gia phát triển trên thế giới thì hệ thống ngân hàng rất cần có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố không thể thiếu. Bài viết này, tác giả đã trình bày những kinh nghiệm đào tạo nhân lực ở một số ngân hàng trong nước và quốc tế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng. Tài liệu tham khảo Bizzone, (2018). Nhân lực và nguồn nhân lực. Trích dẫn tại nhan-su/cam-nang-nghe-nghiep/tabid/114/ID/748/Nhan-luc-va-nguon-nhan- luc.aspx Ngân hàng Nhà nước, (2019). Phát triển nhân lực ngành Ngân hàng trước yêu cầu kỷ nguyên số. Trích dẫn tại Nguyễn Sinh Cúc, (2015). Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Trích dẫn tại va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html Bùi Văn Nhơn, (2006). Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Nhà xuất bản tư pháp. Nguyễn Thị Lệ Trâm (2019). Kinh nghiệm phát triển nhân lực của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam. Trích dẫn tại doi/kinh-nghiem-phat-trien-nhan-luc-cua-mot-so-quoc-gia-va-goi-y-cho-viet- nam-312060.html Tạp chí Ngân hàng, (2019). Nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng và một số khuyến nghị. Trích dẫn tại hoat-dong-ngan-hang-va-mot-so-khuyen-nghi.htm Voer, (2020). Nguồn nhân lực và vai trò nguồn nhân lực trong tổ chức. Trích dẫn tại chuc/b1763224 124