Kinh nghiệm xác định mục tiêu phát triển đất nước của Newzeland và Trung Quốc – Những bài học cho Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 4330
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm xác định mục tiêu phát triển đất nước của Newzeland và Trung Quốc – Những bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_xac_dinh_muc_tieu_phat_trien_dat_nuoc_cua_newzel.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm xác định mục tiêu phát triển đất nước của Newzeland và Trung Quốc – Những bài học cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CỦA NEWZELAND VÀ TRUNG QUỐC – NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Trương Minh Đức Đại học Quốc gia, Hà Nội 1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đất nước của New Zealand New Zealand là quốc gia có vị trí địa lý tương đối tách biệt khỏi phần còn lại của khu vực và thế giới, do đó hình thành một hệ sinh thái, kinh tế - xã hội tương đối đặc thù. Chính phủ New Zealand đánh giá cao sự phát triển bền vững, minh bạch và toàn diện từ nhiều năm trước. Qua đó, đường hướng phát triển của New Zealand được coi là sự kết hợp tương đối hoàn hảo giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, và nâng cao văn hóa. Có thể nói New Zealand là một quốc gia hàng đầu thế giới về các mặt an ninh, chất lượng cuộc sống, bảo tồn môi trường và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân tại New Zealand vẫn thuộc hàng cao so với nhiều quốc gia trong khối Liên hiệp Anh. Một số ý kiến cho rằng điều này là cần thiết do quy mô dân số và nền kinh tế New Zealand rất nhỏ (4.75 triệu dân, tổng GDP tương đương Việt Nam), nên để có thể duy trì một chính sách phát triển bền vững với an sinh xã hội tốt, Chính phủ New Zealand cần đánh thuế tương đối cao hơn những quốc gia có quy mô dân cư và kinh tế lớn hơn có đặc điểm kinh tế- chính trị- xã hội tương tự (Khối Liên hiệp Anh). Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Bao gồm các nhóm chỉ tiêu chính: - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (Economic efficiency), ngoài ra còn có Economic Development Indicators áp dụng để đánh giá và so sánh với các nước cùng thuộc khối OECD. - Các chỉ tiêu về mặt gắn kết xã hội (Social Cohesion), nhằm bù đắp cho thiếu hụt về mặt đánh giá phát triển bền vững của các chỉ tiêu kinh tế. - Các chỉ tiêu về mặt trách nhiệm đối với môi trường (Environmental responsibility) Việc sử dụng nguồn lực đặc biệt được chú trọng để phát triển bền vững. Với vị trí minh bạch số 1 thế giới năm 2016 trong thang đo Chỉ số Nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index), Chính quyền New Zealand có khả năng tập trung các nguồn lực và thực hiện đánh giá định kỳ và sử dụng các chỉ tiêu kể trên. Các chỉ tiêu này trên thực tế có một số phần mang tính tương tác rất mạnh lẫn nhau, và được liệt kê trong hình sau: 243
  2. Nguồn: Key findings on New Zealand’s Progress Using a Sustainable Development Approach 2010 Report, 2011, Tổng cục Thống kê New Zealand. Ba nhóm chỉ tiêu chính nêu trên (Hiệu quả kinh tế, Gắn kết Xã hội và Trách nhiệm môi trường) được chia thành 15 nhóm nhỏ chi tiết hơn, với tổng cộng 85 chỉ tiêu đánh giá, được liệt kê như sau: 1. Dân số (Population) 2. Đa dạng sinh học (Biodiversity) 3. Không khí và khí quyển (Air and atmosphere) 4. Nước (Water) 5. Sử dụng đất (Land use) 6. Năng lượng (Energy) 7. Giao thông vận tải (Transport) 8. Rác thải (Waste) 9. Sáng tạo (Innovation) 10. Việc làm, kiến thức và kĩ năng (Work, knowledge and skills) 11. Tính đàn hồi của nền kinh tế (Economic resilience) 12. Điều kiện sống (Living conditions) 244
  3. 13. Sức khỏe (Health) 14. Kết nối và xã hội và sự quản lý xã hội (Social connection and governance) 15. Văn hóa và đặc tính riêng (Culture and identity) 85 chỉ tiêu đánh giá cụ thể, ý nghĩa và cách tính được trình bày cụ thể trong báo cáo Measuring New Zealand’s Progress Using a Sustainable Development Approach 2008 (Tổng cục Thống kê New Zealand, 2009). 2. Vài nét chung về mục tiêu phát triển đất nước của New Zealand Mục tiêu phát triển đất nước của chính phủ New Zealand được tổng hợp trong danh sách 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được triển khai bởi Liên Hợp Quốc. SDGs bao trùm tất cả các khía cạnh của nền kinh tế-xã hội, nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng toàn diện về cả kinh tế, xã hội, môi trường, công lý và văn hóa. Các SDGs này bao gồm: Khi tham gia vào chương trình phát triển toàn diện để đạt tới SDGs, Chính phủ New Zealand đồng nhất mục tiêu phát triển đất nước với các SDGs, đồng thời tăng cường thêm một số mục tiêu phát triển riêng nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc 245
  4. bản địa (người Maori), bảo vệ môi trường và tăng cường phát triển văn hóa cộng đồng. Các nội dung trong chiến lược phát triển chung của Chính phủ New Zealand được xem xét và đánh giá lại hàng năm, sau đó cập nhật và điều chỉnh lại chiến lược và mục tiêu dựa theo thực tế diễn biến của quá trình phát triển. Việc cập nhật liên tục này đảm bảo cho việc đạt được kết quả cuối cùng, thay vì một chiến lược cứng nhắc và không gắn với kết quả thực hiện (not performance- based). Giữa các khâu triển khai, giữa các bộ ngành hoặc lĩnh vực khác nhau, mục tiêu và chiến lược phát triển có thể không đồng nhất điều chỉnh về mặt thời gian mà có thể điều chỉnh tách biệt hoàn toàn. Nguồn lực cho quá trình phát triển cũng được hoạch định riêng thành một kế hoạch nguồn lực và cũng được đánh giá, xem xét và chỉnh sửa lại theo tình hình thực tế. Mục tiêu và chiến lược phát triển đất nước của Chính Phủ New Zealand trong trung hạn được tổng hợp trong bảng sau, thu thập từ các Statement của các Bộ thuộc Chính phủ New Zealand, vốn được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược được Quốc hội New Zealand thông qua. Lĩnh vực, Mục tiêu Chiến lược Nguồn giai đoạn Kinh tế Hướng tới xuất khẩu Xây dựng nền kinh tế năng suất Bộ Kinh và việc tới các thị trường cao và cạnh tranh hơn doanh, làm lớn ở Châu Á – Phục hồi thành phố Sáng tạo TBD, tận dụng tốc và Việc (2015- Christchurch sau trận động đất độ tăng trưởng làm NZ 2019) 2010 mạnh của khu vực Cung cấp hệ thống dịch vụ này. công tốt hơn nữa. Tăng cường thu Quản lý tài chính công với tinh nhập hộ gia đình NZ thần trách nhiệm cao (NZ là thêm 40% vào năm nước xếp hạng 1 thế giới về chỉ 2025. Tăng cường số minh bạch chính phủ - cơ hội việc làm và Corruption Perception Index, thu nhập của nền năm 2016) kinh tế dựa trên nông nghiệp và các sản phẩm nông 246
  5. nghiệp chất lượng cao. Y tế All New Zealanders Bộ Y tế live well, stay well, NZ (2017- get well, in a system 2021) that is people- powered, provides services closer to home, is designed for value and high performance, and works as one team in a smart system. Giáo Hệ thống giáo dục Xây dựng tốt hơn - dịch vụ Bộ Giáo dục đồng nhất và tiếp giáo dục có tính tương tác, dục NZ (2016- cận tới mọi học nhằm đáp ứng nhu cầu giáo 2020) viên và trẻ em dục và nuôi dưỡng khát vọng Every child and của tất cả trẻ em và sinh viên student achieves Hướng mục tiêu tốt hơn đối educational với đầu tư, nguồn lực, hỗ trợ và success chuyên môn để thúc đẩy sang Người dân NZ tạo và nâng cao kết quả được trang bị đầy Hợp tác hiệu quả hơn ở mọi đủ kiến thức và kỹ cấp độ giáo dục để đạt được năng cho cuộc thành tựu cao hơn sống và công việc Xây dựng những chương trình giáo dục- đào tạo tốt hơn dựa trên hệ thống giáo dục và cao hơn – nơi làm việc và xã hội Tăng cường tính thực chứng (evidence-based) cho quá trình ra quyết định của Chính phủ, lãnh đạo, giáo viên, học viên, phụ huynh Xã hội Giảm ngân sách dài Using a social investment Bộ Phát 247
  6. (2017- hạn dành cho phúc approach so that we can triển Xã 2021) lợi phụ thuộc để enhance outcomes for our hội NZ tăng cường sự tham clients (clients của chính phủ gia của toàn dân - nhân dân) vào việc tạo ra giá Targeting our services more trị nền kinh tế effectively towards clients Giảm tội phạm and groups where they will nghiệm trọng và các have the greatest impact loại hình bạo lực Tăng cường tính hiệu quả của Tăng khả năng tiếp hệ thống nhà ở xã hội cận nhà ở có chất Working more closely with lượng bảo đảm cho the rest of government and người dân (do Đặc with local communities, and thù của các xã hội increasing our contribution to phương Tây là regional development người dân ít sở hữu Supporting strong, inclusive nhà mà thường đi ở communities thuê) Nâng cao năng lực tổ chức để Tăng cường tương bảo đảm cung cấp các dịch vụ tác giữa chính phủ đặt người sử dụng dịch vào và xã hội trung tâm (nhân dân) Nâng cao công nghệ để cung cấp trải nghiệm tốt hơn đối với người sử dụng dịch vụ công (NZ đã và đang cung cấp dịch vụ công qua chính phủ điện tử) Building strategic relationships with trusted third-party providers Tăng cường năng lực chuyên môn phân tích dữ liệu của Bộ, ngành, cơ quan tham gia vào các công tác xã hội (NZ có nền tảng thu thập và sử dụng dữ liệu xã hội-kinh tế rất hoàn thiện và công khai). 248
  7. Strengthening our organisational health and capability and fostering a collaborative organisational culture. Môi Bộ Môi trường trường (2016- NZ 2020) (*) (*) Chính phủ NZ đề cao vấn đề Môi trường, đặc biệt họ có một định hướng phát triển cũng như bảo tồn môi trường phân biệt rất rõ giữa Eco và Ego, trong đó đặt con người vào thành một phần của môi trường, thay vì coi con người là nấc cao nhất trong hệ sinh thái. 249
  8. 3. Quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (11-2002) khẳng định mục tiêu chiến lược quan trọng của quốc gia này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI là “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”, theo tiêu chí: kinh tế phát triển cao hơn, dân chủ kiện toàn hơn, khoa học giáo dục tiến bộ hơn, văn hóa phồn vinh hơn, xã hội hài hòa hơn, đời sống nhân dân sung túc hơn1. Có thể nói, đây là một nội dung cơ bản trong lý thuyết phát triển của Đặng Tiểu Bình, được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội Đảng, với các tiêu chí và giải pháp ngày càng đầy đủ, đa chiều, toàn diện,thích ứng với yêu cầu phát triển của Trung Quốc trong từng giai đoạn. “Xã hội khá giả” là khái niệm xuất hiện trong thư tịch cổ Trung Quốc, dùng để chỉ mức sống tương đối sung túc trong điều kiện kinh tế tự nhiên thời bấy giờ. Đó là trình độ sống cao hơn mức ấm no, nhưng lại thấp hơn mức giàu có”2. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể từ thế hệ Đặng Tiểu Bình đã mượn khái niệm này để định vị mục tiêu phát triển đất nước, với nội dung ngày càng hoàn thiện. 3.1.Về tiêu chí xây dựng xã hội khá giả Theo ông Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa theo “kiểu Trung Quốc”, với mục tiêu phấn đấu là “nhà nhà khá giả”3. Ý tưởng đó đã được cụ thể hóa trong văn kiện Đại hội XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (1987), bằng chiến lược phát triển “ba bước đi”. Bước 1: Đến năm 1990, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng gấp đôi so với năm 1980, giải quyết căn bản vấn đề no ấm cho nhân dân. Bước 2: Từ năm 1991 đến năm 2000, tổng giá trị sản phẩm quốc dân lại tăng gấp đôi, đưa đời sống nhân dân lên mức “khá giả”, biến Trung Quốc nghèo nàn thành Trung Quốc khá giả. Bước 3: Từ năm 2001 đến năm 2050, đưa tổng giá trị sản phẩm quốc dân bình quân đầu người lên mức các nước phát triển trung bình, đời sống nhân dân tương đối giàu có, cơ bản hoàn thành hiện đại hóa. Tiêu chuẩn xã hội khá giả được khái quát thêm một bước trong bản “Kiến nghị của Trung ương Đảng về quy hoạch 10 năm phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch 5 năm lần thứ 8”. Đó là: “Trình độ xã hội khá giả có nghĩa là trên cơ sở đảm bảo ấm no, sẽ nâng chất lượng cuộc sống nhân dân lên mức ăn ngon mặc đẹp. Tiêu chuẩn đó phải đáp ứng yêu cầu cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần; vừa nâng cao mức tiêu dùng của người dân, vừa cải thiện phúc lợi xã hội và điều kiện làm việc”4. Như vậy là, từ ý tưởng của Đặng Tiểu Bình, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chính thức khẳng định các tiêu chí cơ bản về xã hội khá giả, trong đó quan trọng nhất là nâng cao đời sống người dân, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 800-1000 USD, giải quyết ổn thỏa vấn đề no ấm cho đông đảo cư dân trên phạm vi toàn quốc. Có thể nói, tiêu chuẩn “xã hội khá giả” do Đặng Tiểu Bình đề xướng là tiền đề hết sức then chốt để các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục bổ sung 250
  9. và hoàn thiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, dự định hoàn thành sau hai thập niên đầu thế kỷ XXI. 3.2. Quan điểm toàn diện trong xây dựng xã hội khá giả Sau hơn 20 năm cải cách, tổng giá trị sản phẩm quốc dân Trung Quốc đã đạt 1.072 tỷ USD vào năm 2000; bình quân đầu người đạt trên 800 USD, hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ 9. Do vậy, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định, đời sống nhân dân về tổng thể đã đạt mức khá giả5. Tuy nhiên, tại Đại hội XVI, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng xác định rõ: “Mức sống khá giả đạt được còn rất thấp, thiếu toàn diện, phát triển rất không cân đối ”6. Vì thế, Trung Quốc xác định, trong 20 năm đầu thế kỷ XXI phải củng cố và nâng cao trình độ xã hội khá giả đã đạt được, với các tiêu chí toàn diện hơn: Tổng sản phẩm quốc dân 10 năm đầu thế kỷ (đến năm 2010) tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và tiếp tục tăng gấp 2 lần vào năm 2020; thể chế kinh tế thị trường XHCN tương đối hoàn thiện; hệ thống an sinh xã hội tương đối kiện toàn; nền dân chủ và pháp chế XHCN hoàn bị hơn; tố chất văn hóa khoa học và sức khỏe toàn dân tộc được nâng cao; năng lực phát triển bền không ngừng được tăng cường, đưa toàn xã hội bước lên con đường văn minh: sản xuất phát triển, đời sống giàu có, môi trường trong lành7. Như vậy là, so với ý tưởng ban đầu của Đặng Tiểu Bình thì mục tiêu xây dựng xã hội khá giả được thế hệ Giang Trạch Dân đề xuất đã có bước phát triển toàn diện hơn: chú trọng đến cả tiêu chí kinh tế lẫn chính trị, văn hóa giáo dục và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, giữa thập niên đầu của thế kỷ, các vấn đề xã hội bức xúc ngày càng nảy sinh, nổi cộm, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thành quả cải cách kinh tế của Trung Quốc. Thực trạng đó buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể không nhìn nhận lại mục tiêu “toàn diện” của xã hội khá giả. Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc(10-2007) đã nêu 5 tiêu chí “đảm bảo chắc chắn việc thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020”8. Đó là: + Nỗ lực thực hiện kinh tế phát triển vừa tốt vừa nhanh; + mở rộng dân chủ XHCN, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của nhân dân; + tăng cường xây dựng văn hóa, nâng cao rõ rệt tố chất văn minh toàn dân tộc; + thúc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển xã hội, cải thiện toàn diện đời sống nhân dân; + xây dựng văn minh sinh thái, tăng trưởng tiêu dùng theo hướng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Sau khái niệm “văn minh vật chất” và “văn minh tinh thần” được nhấn mạnh từ Đại hội XII đến Đại hội XV, “văn minh chính trị” được nêu trong Đại hội XVI, khái niệm “văn minh sinh thái” chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội XVII. Tiến thêm một bước, Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt vấn đề sinh thái thành nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 và 251
  10. những năm tiếp sau. Kể từ đây, xã hội (theo nghĩa rộng) của Trung Quốc được xây dựng và phát triển theo mô hình “ngũ vị nhất thể”, bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sinh thái. Như vậy là, mục tiêu xây dựng xã hội khá giả được xác định tại Đại hội XVIII đã mang tính toàn diện hơn so với Đại hội XVI và XVII, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực xây dựng và phát triển đất nước của Trung Quốc. 3.3. Quan điểm hài hòa trong xây dựng toàn diện xã hội khá giả Sau hơn 20 năm cải cách, mặc dù đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế, song Trung Quốc ngày càng lún sâu vào tình trạng phát triển thiếu hài hòa, bất bình đẳng giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôn và giữa các tầng lớp cư dân. Tình hình đó đã tạo ra cục diện “một Trung Quốc bốn bầu trời”: Những khu vực như Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh đã có thể xếp ở trình độ các nước thu nhập cao (chiếm 2,2% toàn Trung Quốc); một số vùng ven biển như Quảng Đông, Chiết Giang, Tô Châu, Liêu Ninh đạt mức thu nhập trên trung bình (chiếm 21,8% toàn Trung Quốc); Hà Bắc, Đông Bắc, Hoa Nam và một số vùng thuộc khu vực miền Trung đạt mức thu nhập dưới trung bình (chiếm 26%) và khu vực miền Tây có thu nhập thấp (chiếm 50%). Trước thực trạng đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nhằm vào mục tiêu phát triển cân bằng, hài hòa lợi ích, hướng tới công bằng và bình đẳng xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng tập văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng cộng sản Trung Quốc, NXB chính trị Quốc gia sự thật 2018 2. Các báo cáo của UNDP và WB cùng nhiều tài liệu liên quan khác. 252