Luận văn Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

pdf 95 trang hoanguyen 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_nhung_nhan_to_anh_huong_den_gia_co_phieu.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN MỸ PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẤN: PGS-TS NGUYỄN XUÂN THẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007
  2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Những nội dung được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực. Phần lớn những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, chứng minh, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau cĩ ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan khác, người viết đều cĩ chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Một lần nữa, tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường, Khoa Sau đại học và Ban giám hiệu trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả NGUYỄN VĂN MỸ
  3. 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Danh mục các chữ viết tắt 4 Danh mục các bảng biểu 5 Lời mở đầu 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 1.1. Thị trường tài chính 8 1.1.1. Thị trường tiền tệ 8 1.1.2. Thị trường vốn 8 1.2. Thị trường chứng khốn 9 1.2.1. Lịch sử thị trường chứng khốn 9 1.2.2. Tổng quan về thị trường chứng khốn 10 1.2.2.1. Khái niệm về TTCK . 10 1.2.2.2. Phân loại thị trường chứng khoán 10 1.2.2.3. Hàng hóa của thị trường chứng khoán 11 1.2.2.4. Các tỷ số tài chính của các cơng ty cổ phần 14 1.2.2.5. Các chủ thể tham gia TTCK 17 1.2.2.6. Nguyên tắc hoạt động của TTCK . 18 1.3. Giá chứng khốn và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá CK 19 1.3.1. Sự hình thành giá chứng khốn 19 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khốn 20 1.3.2.1. Các nhân tố nội sinh . 20 1.3.2.2. Các nhân tố ngoại sinh 21 1.3.2.3. Các nhân tố can thiệp 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM 24 2.1. Giới thiệu TTCK Việt Nam 24 2.1.1. Giới thiệu trung tâm giao dịch chứng khốn Tp. HCM 24 2.1.2. Giới thiệu trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội 24
  4. 4 2.1.3. TTCK Việt Nam sau 7 năm hoạt động . 25 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khốn trên TTCK 26 2.2.1. Diễn biến thị trường qua ba giai đoạn 26 2.2.1.1. Giai đoạn 1: “Sốt cao rồi đột quỵ” từ 28/7/00 đến 5/10/01 26 2.2.1.2. Giai đoạn 2: “Trầm lắng” từ 5/10/01 đến 31/12/05 . . 29 2.2.1.3. Giai đoạn 3: “Thăng hoa” từ 2/1/06 đến 21/9/07 33 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex qua ba giai đoạn 37 2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 1 . 37 2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 2 . 42 2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 3 52 2.3. Một số nhận định về TTCK Việt Nam thời gian qua . . 67 2.3.1. Những nhận định chung . 67 2.3.2. Những thành quả đạt được trong 7 năm hoạt động 69 2.3.3. Những hạn chế của TTCK Việt Nam 69 CHƯƠNG 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHỐN TRONG THỜI GIAN TỚI 72 3.1. Các nhân tố nội sinh . . 72 3.1.1. Việc tăng cung hàng hĩa cho TTCK 72 3.1.2. Kết quả từ hoạt động SXKD của các cơng ty niêm yết 76 3.2. Các nhân tố ngoại sinh 78 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế 78 3.2.2. Chủ trương phát triển TTCK của Chính phủ Việt Nam . 81 3.2.3. Ảnh hưởng của các kênh đầu tư khác 82 3.3. Các nhân tố can thiệp 84 3.3.1. Tâm lý nhà đầu tư trong nước . . 84 3.3.2. Yếu tố đầu tư nước ngồi . 88 KẾT LUẬN 92 Tài liệu tham khảo 93
  5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CPH : Cổ phần hĩa 2. CP : Cổ phiếu 3. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 4. EPS : Thu nhập trên một cổ phiếu (Earnings Per Share) 5. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội 6. HASTC : Trung tân giao dịch chứng khốn Hà Nội 7. HOSTC : Trung tâm giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh 8. HOSE : Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh 9. IPO : chào bán cổ phần ra cơng chúng rộng rãi lần đầu tiên 10. LN : Lợi nhuận 11. NAV : Giá trị tài sản rịng (Net Asset Value) 12. NHTM : Ngân hàng thương mại 13. OTC : Thị trường giao dịch chứng khốn phi tập trung 14. P/E : Giá cổ phiếu trên thu nhập một cổ phiếu (Price – Earnings) 15. ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản 16. ROE : Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường 17. SGDCK : Sở giao dịch chứng khốn 18. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 19. TTCK : Thị trường chứng khốn 20. TTDGCK: Trung tâm giao dịch chứng khốn 21. UBCKNN: Ủy ban chứng khốn nhà nước 22. Ghi chú: Trong luận văn cụm từ “TTCK Việt Nam” được hiểu là thị trường niêm yết HOSTC, cụm từ “chỉ số giá chứng khốn” được hiểu là chỉ số giá cổ phiếu niêm yết trên HOSTC, cụm từ “chứng khốn” được hiểu là các cổ phiếu niêm yết trên HOSTC.
  6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1.1.1. Phân loại thị trường tài chính Bảng 2.2.1. Mức tăng giá các loại cổ phiếu niêm yết Bảng 2.2.2. Mức giảm giá các loại cổ phiếu Bảng 2.2.3. Mức giảm giá các loại cổ phiếu so với giá cao nhất đạt được Bảng 2.2.4. Mức tăng giá các loại cổ phiếu so với giá ngày 24/10/2003 Bảng 2.2.5. Các đơn vị niêm yết và lượng cổ phiếu phát hành Bảng 2.2.6. Chỉ số tài chính của các cơng ty niêm yết trên HOSTC Bảng 2.2.7. Một số chỉ tiêu chính của cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2001-2003 Bảng 2.2.8. LN sau thuế, EPS, giá đĩng cửa ngày 30/12/2005 Bảng 2.2.9. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết tại HOSTC Bảng 2.2.10. Các cơng ty niêm yết trên HOSTC cĩ vốn điều lệ lớn Bảng 2.2.11. Các cổ phiếu cĩ EPS cao năm 2006 trên HOSTC Bảng 2.2.12. Chỉ số P/E của các cơng ty trên HOSTC ngày 25/4/2006 Biểu đồ 2.2.1. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn (từ 28/7/2000 đến 5/10/2001) Biểu đồ 2.2.2. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn (từ 5/10/2001 đến 31/12/2005) Biểu đồ 2.2.3. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn (từ 2/1/2006 đến 21/9/2007) Biểu đồ 2.2.4. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên HOSTC Biểu đồ 2.2.5. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn (từ 28/7/2000 đến 21/9/2007)
  7. 7 LỜI MỞ ĐẦU Ở tất cả các quốc gia, khi sản xuất hàng hĩa phát triển đến giai đoạn cao địi hỏi sự ra đời thị trường chứng khốn (TTCK) như là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Việt Nam chúng ta cũng khơng là ngoại lệ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, TTCK Việt Nam đã ra đời, từng bước trưởng thành và phát triển. Cho đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động liên tục, bên cạnh những thành quả đạt được thì TTCK cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Quy mơ của TTCK Việt Nam chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các quốc gia trong khu vực. Những diễn biến trên TTCK chưa phản ánh được tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Những biến động giá chứng khốn, những thay đổi trong quan hệ cung cầu chứng khốn dường như chưa tuân theo những quy luật chung của TTCK thế giới. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK, ảnh hưởng đến biến động giá chứng khốn từ đĩ đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu và giá chứng khốn trong thời gian tới nhằm gĩp phần phát triển TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Từ những suy nghĩ trên, tơi xin chọn đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Nội dung của đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục đích sau: - Về mặt lý luận, luận văn đã nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản về những nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khốn bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp. - Về mặt thực tiễn, luận văn đã giới thiệu sơ lược về TTCK Việt Nam qua hai trung tâm HOSTC và HASTC. Luận văn đã phân tích, chứng minh, nhận xét, đánh giá những diễn biến thị trường, tìm ra các nhân tố đã ảnh hưởng đến VNIndex trên HOSTC từ khi được thành lập cho đến nay. Đây được xem là phần thực tế cĩ được thơng qua quá trình tìm hiểu, học hỏi và trải nghiệm bản thân của tác giả. Trên
  8. 8 cơ sở kết hợp lý thuyết với thực tế luận văn xin đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu và giá cả chứng khốn trong thời gian tới trên TTCK Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các cổ phiếu niêm yết trên HOSTC. Đề tài khơng nghiên cứu trái phiếu và các cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp tập hợp các thơng tin thứ cấp và những nhận định của các chuyên gia về chứng khốn để phân tích, chứng minh rồi đưa ra những nhận xét, bình luận, đánh giá của riêng mình nhằm làm rõ vấn đề mà đề tài đã nêu ra. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này cĩ ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trị quan trọng của TTCK trong nền kinh tế quốc gia, sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hồn chỉnh và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Về mặt thực tiễn, những phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn phản ánh đúng thực tế đang diễn ra trên TTCK Việt Nam. Những nhận định và kiến nghị đưa ra dựa trên những phân tích thực tế kết hợp với mục tiêu phát triển TTCK đến năm 2010 của Chính phủ nên cĩ tính khả thi cao, cĩ thể áp dụng vào thực tế nhằm ổn định giá cho TTCK, xây dựng TTCK Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận. Chương 2. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam. Chương 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu và giá chứng khốn trong thời gian tới.
  9. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Thị trường tài chính là nơi giao dịch các loại vốn ngắn hạn hay mua bán các loại tài sản tài chính hay chứng khoán dài hạn. Thị trường tài chính được phân thành: 1.1.1. Thị trường tiền tệ: là thị trường chuyên giao dịch các loại vốn ngắn hạn và các loại tài sản tài chính có thời hạn dưới một năm, bao gồm: thị trường hối đoái (chuyên giao dịch các loại ngoại tệ), thị trường cho vay ngắn hạn và thị trường liên ngân hàng (giao dịch vốn giữa các ngân hàng với nhau). 1.1.2. Thị trường vốn: là thị trường chuyên giao dịch, mua bán các loại vốn trung và dài hạn (có thời hạn trên một năm), bao gồm: thị trường cầm cố bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua. Ta cĩ thể xem phân loại thị trường tài chính qua hình 1.1.1. sau đây: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG VỐN (Giao dịch vốn ngắn hạn) (Giao dịch vốn trung và dài hạn) Thị trường hối đoái Thị trường cầm cố BĐS Thị trường cho vay ngắn hạn Thị trường chứng khoán Thị trường liên ngân hàng Thị trường tín dụng thuê mua Hình 1.1.1. Phân loại thị trường tài chính
  10. 10 Nguồn:Quản trị tài chính căn bản, Nguyễn Quang Thu (2005), Nxb Thống kê, trang 10. 1.2. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN 1.2.1. Lịch sử thị trường chứng khốn Ở phương Tây, từ thời trung cổ đã cĩ những hình thức sơ khai của TTCK. Thời đĩ, vào khoảng giữa thế kỷ 15, tại những thành phố cĩ vị trí thuận lợi cho việc thương mại, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hố (nơng sản, khống sản, ngoại tệ ). Điểm đặc biệt là, trong những cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nĩi để trao đổi với nhau, mà khơng cần cĩ hàng hố. Kết quả của những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng mua bán, trao đổi thực hiện ngay, thực hiện vào thời điểm 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau Để thuận tiện hơn cho việc buơn bán, các thương gia đã thống nhất các quy ước và dần dần những quy ước được sửa đổi hồn chỉnh thành những quy tắc cĩ giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường. Thị trường chứng khốn được hình thành từ đĩ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngồi trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và cĩ thư ký nhận lệnh của khách hàng. Về sau các phương thức giao dịch chứng khốn ngày càng được cải thiện. Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ cơng kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hồn tồn hệ thống giao dịch điện tử. Vào đầu thế kỷ 18, TTCK Amsterdam ra đời. TTCK Paris, Berlin hình thành vào giữa thế kỷ 18. Ở Anh quốc, Sở giao dịch vốn xuất hiện năm 1773. Tại Hoa Kỳ, Sở giao dịch vốn ra đời năm 1817. Lịch sử ghi nhận rằng, TTCK ban đầu hình thành và phát triển một cách tự phát với sự tham gia của một số ít người. Dần dần về sau mới cĩ sự tham gia của cơng chúng đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường.
  11. 11 Lịch sử phát triển TTCK thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm, lúc hưng thịnh lúc suy yếu. Hiện nay, TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia cơng nghiệp hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp Và cĩ thể nĩi là TTCK khơng thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia theo cơ chế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển cần thu hút luồng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. 1.2.2. Tổng quan về thị trường chứng khốn 1.2.2.1. Khái niệm về TTCK: Có nhiều khái niệm khác nhau về TTCK như: - Theo tiếng Latin, TTCK là Bursa, nghĩa là cái ví đựng tiền. - Theo từ điển tiếng Anh (Longman Dictionary of Business English - 1985) thì TTCK là một thị trường có tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua bán theo những nguyên tắc đã được ấn định. - Ngày nay ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và người mua chứng khoán hoặc người kinh doanh chứng khoán. 1.2.2.2. Phân loại thị trường chứng khoán TTCK được cấu thành bởi hai bộ phận thị trường có tổ chức khác nhau đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là giai đoạn khởi đầu của TTCK. Đây là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành của các công ty cổ phần. Khi một công ty cổ phần phát hành cổ phiếu mới, các cổ phiếu này sẽ được đem ra bán trên thị trường sơ cấp (bán lần đầu ra công chúng). Vì vậy, trong thực tế thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành chứng khoán. Vai trò của thị trường sơ
  12. 12 cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường cấp hai, là nơi mua bán các loại chứng khoán đang tồn tại (đã được phát hành trên thị trường sơ cấp) giữa các nhà đầu tư với nhau chứ không phải với công ty phát hành. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của TTCK, thị trường thứ cấp gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Những loại chứng khoán giao dịch trên thị trường thứ cấp có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau tuỳ thuộc vào cung và cầu trên thị trường. Nhờ có thị trường thứ cấp những nhà đầu tư khi cần tiền có thể bán lại các chứng khoán của mình cho nhà đầu tư khác trên TTCK. Tất cả các giao dịch chứng khoán trên thị trường được diễn ra tại một trong các thị trường sau đây: Thị trường niêm yết (Listed market) là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Các chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch. Việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán (nhà môi giới). Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư. Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC (Over The Counter market) là thị trường được tổ chức dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Thị trường này không có một không gian giao dịch tập trung, được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì trên phạm vi cả một quốc gia hay lãnh thổ. 1.2.2.3. Hàng hóa của thị trường chứng khoán
  13. 13 Ở thị trường chứng khoán, hàng hoá của thị trường bao gồm nhiều loại với tên gọi riêng. Nhưng xét về mặt lịch sử và theo cách gọi có tính thống nhất, các loại hàng hoá này đều có tên chung là chứng khoán. Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người chủ sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn. Hay nói cách khác, chứng khoán là các công cụ tài chính dài hạn, bao gồm chứng khoán vốn (cổ phiếu), chứng khoán nợ (trái phiếu) và các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán (chứng quyền, chứng khế, chứng chỉ thụ hưởng, các chứng khoán phái sinh ). Trong luận văn này chỉ xin trình bày 2 loại chứng khoán chủ yếu trên TTCK là cổ phiếu và trái phiếu. a. Cổ phiếu Khi một cơng ty gọi vốn, số vốn cần gọi đĩ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đơng. Cổ đơng được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ cĩ cơng ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đơng đối với một cơng ty cổ phần và cổ đơng là người cĩ cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng nhận gĩp vốn do đĩ khơng cĩ kỳ hạn và khơng hồn vốn. Lợi tức của cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đĩ khơng cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, cổ đơng được hưởng lợi nhuận (cổ tức) cao nhưng ngược lại cổ tức cĩ thể rất thấp hoặc hồn tồn khơng cĩ khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Khi cơng ty bị phá sản, cổ đơng thường là người cuối cùng được hưởng giá trị cịn lại của tài sản thanh lý. Cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vào một cơng ty cổ phần. Như vậy, chính cơng ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ cĩ cơng ty cổ phần mới cĩ cổ phiếu. Các cổ đơng khơng phải là chủ nợ đối với cơng ty
  14. 14 mà cổ đơng là người hùn vốn cùng cơng ty hoạt động, là người chủ sở hữu (một phần) cơng ty. Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá. Mệnh giá chỉ là giá trị danh nghĩa, khơng liên quan trực tiếp đến giá thị trường của cổ phiếu. Giá cổ phiếu trên thị trường (thị giá) biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp. Sự biến động giá cổ phiếu do nhiều nhân tố quyết định nhưng nhân tố cơ bản nhất là kết quả sản xuất kinh doanh, cổ tức và quan hệ cung cầu cổ phiếu trên thị trường. Thơng thường hiện nay các cơng ty cổ phần thường phát hành 02 loại cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. - Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thơng Cổ phiếu thường là một chứng khốn vốn, khơng cĩ kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của cơng ty. Đặc điểm của cổ phiếu thường là cùng dự phần may rủi với cơng ty và cổ đơng nào nắm số lượng cổ phiếu càng nhiều thì quyền sở hữu của cổ đơng đĩ trong cơng ty càng lớn. Lợi tức cổ phiếu khơng cố định và được trả vào cuối năm để quyết tốn. Cổ tức thường phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của cơng ty và chính sách chia lời của cơng ty. Khi cơng ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đơng của cổ phiếu thường cĩ thể thu được cổ tức cao. Khi cơng ty thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, các cổ đơng của cổ phiếu thường thu được cổ tức thấp, thậm chí là khơng cĩ cổ tức. Ngay trong trường hợp cơng ty hoạt động tốt, lợi nhuận thu được cao, cổ tức mà các cổ đơng của cổ phiếu thường nhận được vẫn cĩ thể khơng cao do chính sách chia lời của cơng ty dành tỷ lệ cho tích lũy cao. Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu thường cĩ thể thực hiện bằng các hình thức sau: 1) trả bằng tiền mặt - là hình thức phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư; 2) trả bằng chính cổ phiếu của cơng ty, nếu cơng ty hoạt động kinh doanh tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đối với những người cĩ ý muốn đầu tư tiếp; 3) trả bằng tài sản của cơng ty, hình thức này thường ít sử dụng trong thực tế. - Cổ phiếu ưu đãi
  15. 15 Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khốn lai tạp cĩ những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Cổ phiếu ưu đãi cịn gọi là cổ phiếu đặc quyền là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường. Nếu như cổ tức của cổ phiếu thường khơng cố định, thì ngược lại cổ đơng của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố định hằng năm (nghĩa là cổ tức khơng phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty). Nếu như cổ phiếu thường chỉ cho phép cổ đơng quyền truy địi cuối cùng đối với tài sản của cơng ty phát hành, thì cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đơng được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường. Như vậy, cổ phiếu ưu đãi mang tính rủi ro ít hơn cổ phiếu thường. Chính vì lẽ đĩ, giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường thường khơng dao động lên xuống nhiều như giá cả của cổ phiếu thường. Cổ đơng của cổ phiếu ưu đãi khơng cĩ tiếng nĩi và quyền bầu ban giám đốc cơng ty như cổ đơng của cổ phiếu thường. b. Trái phiếu Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hồn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này (trái phiếu) cĩ ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu. Khác với cổ phiếu là một chứng khốn vốn, trái phiếu là một chứng khốn nợ dài hạn của chủ thể phát hành – Người phát hành trái phiếu phải cĩ nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hồn trả vốn gốc của trái phiếu cho sở hữu chủ trái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn. 1.2.2.4. Các tỷ số tài chính của các cơng ty cổ phần a. Tỷ số phân tích khả năng sinh lời Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời gồm: Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE).
  16. 16 * Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets): là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Tỷ số ROA đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và cả của nhà đầu tư. Công thức tính suất sinh lợi trên tổng tài sản: Lãi ròng ROA = Tổng vốn Tỷ số ROA nối kết các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động đầu tư của một công ty không kể công ty đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động đầu tư của mình. ROA đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. * Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE – Return On Equity): đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. Công thức tính: Lãi ròng ROE = VCPT Trong đó VCPT: là vốn cổ phần thường ROE có xem xét đến chi phí huy động vốn. Như vậy, việc đo lường khả năng sinh lợi này sẽ được kết hợp với kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và các quyết định huy động vốn. b. Tỷ số đánh giá cổ phiếu * Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu (P/E: Price– Earnings): Đo lường tỷ số thị giá cổ phiếu / thu nhập trên một cổ phiếu. PM P/E =
  17. 17 EPS Trong đó: PM là thị giá cổ phiếu tại thời điểm phân tích. EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings Per Share). Tỷ số P/E sẽ cho nhà đầu tư biết là mình phải mất bao lâu mới có thể thu lại vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận của doanh nghiệp (giả sử rằng lợi nhuận là không đổi qua các năm). * Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu (P/B: Price/Book value ratio): Đo lường thị giá cổ phiếu / thư giá cổ phiếu. P/B = Thị giá cổ phiếu / Thư giá cổ phiếu Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu được sử dụng để phân tích và ra quyết định đối với các loại chứng khoán (của công ty khác) được công ty đầu tư (ngắn hạn hoặc dài hạn). Việc ra quyết định còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất kinh tế của doanh nghiệp và quan trọng hơn hết là phụ thuộc vào thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định của doanh nghiệp. c. Chỉ số giá cổ phiếu Chỉ số giá chứng khốn là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá chứng khốn theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nĩ là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đĩ là: phương pháp Passcher, phương pháp Laspeyres, phương pháp bình quân Fisher, phương pháp số bình quân giản đơn và phương pháp bình quân nhân giản đơn. Cùng với các chỉ số KOSPI (Hàn quốc), S&P 500 (Mỹ), FT-SE 100 (Anh), TOPIX (Nhật), CAC (Pháp), TSE (Đài Loan), Hangseng (Hồng Kơng), các chỉ số của Thuỵ Sỹ, chỉ số giá cổ phiếu của Việt Nam áp dụng phương pháp Passcher. Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thơng dụng nhất và nĩ là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khốn niêm yết thời kỳ tính tốn. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính tốn. Người ta dùng cơng thức sau để tính:
  18. 18 n ∑ qt pt i=1 Ip = n ∑ qt po i=1 Trong đĩ: Ip : Là chỉ số giá Passcher. pt : Là giá thời kỳ t. po : Là giá thời kỳ gốc. qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính tốn (t) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính tốn. i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá. n : Là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số. Chỉ số giá chứng khốn tăng nhanh trong một thời gian ngắn cho thấy thị trường đang tăng trưởng “nĩng”, chỉ số giá chứng khốn giảm trong thời gian kéo dài là giai đoạn thị trường “lạnh”. Nĩi cách khác chỉ số giá chứng khốn là hàn thử biểu của TTCK (dụng cụ để đo nhiệt độ của thị trường). Một thị trường tăng trưởng quá nĩng rồi lại hạ nhiệt cực lạnh được coi là thị trường phát triển khơng lành mạnh, như một con bệnh cần được kê toa điều trị. Một chỉ số TTCK lành mạnh là chỉ số phải dựa chủ yếu vào khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2.5. Các chủ thể tham gia TTCK TTCK hoạt động được là nhờ hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK. Tồn bộ thao tác hằng ngày của các chủ thể này làm cho thị trường vận động hồn hảo. Nếu xem xét một cách tổng hợp thì trên TTCK cĩ 4 nhĩm chủ thể lớn sau đây: a. Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay Là những người huy động vốn bằng cách phát hành và bán các chứng khốn trên thị trường sơ cấp. Chủ thể thuộc loại này cĩ chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các cơng ty cổ phần. Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khốn – hàng hĩa cho TTCK. Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng trình, tín phiếu kho bạc Các cơng ty là chủ thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu cơng ty.
  19. 19 b. Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư) Chủ thể đầu tư là những người cĩ tiền và sử dụng tiền đĩ đầu tư vào TTCK bằng cách mua các chứng khốn mới được phát hành hoặc đang lưu hành trên TTCK nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Mọi thành phần trong xã hội đều cĩ thể là chủ thể cho vay. Tuy nhiên, cĩ chủ thể chỉ thỉnh thoảng mới cho vay, những chủ thể khác xem việc cho vay là cơng việc hằng ngày của họ. Cĩ thể phân các chủ thể cho vay thành 2 loại: - Nhà đầu tư cá nhân: chính là cơng chúng, một loại chủ thể cĩ khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn. Từ nguồn thu nhập thường xuyên của mình (tiền lương, phụ cấp, hưu bổng ) cơng chúng thường dành lại một phần dưới dạng tích lũy để đề phịng bất trắc, để mua sắm trong tương lai. Đây là nguồn cung cấp rất quan trọng và cĩ xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP ở mỗi quốc gia. - Nhà đầu tư tổ chức: các NHTM, các cơng ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính cơng, các cơng ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ, các quỹ cứu trợ. Nhà đầu tư tổ chức thường xuyên mua bán chứng khốn với số lượng lớn trên thị trường. c. Chủ thể trung gian chứng khốn Do nhu cầu tiện lợi cho các chủ thể đầu tư, trên thị trường xuất hiện những người trung gian với cơng việc chủ yếu là cung cấp thơng tin để người bán và người mua gặp nhau theo đúng yêu cầu của hai bên. Những người trung gian cĩ kiến thức rộng, am hiểu tình hình kinh tế chung và rất rành hoạt động của các cơng ty. Do vậy, các trung gian chứng khốn khơng phải là người mơi giới thơng thường, mà giữ vai trị vơ cùng chủ động trong việc thương lượng chứng khốn. Các trung gian chứng khốn cĩ thể là: + Nhà trung gian cá nhân (thể nhân), + Tổ chức trung gian (pháp nhân) như các cơng ty chứng khốn. Hoạt động chủ yếu của các trung gian chứng khốn là: kinh doanh chứng khốn, mơi giới và bảo lãnh chứng khốn. Hầu hết các cơng ty chứng khốn đều
  20. 20 vừa cĩ hoạt động mơi giới vừa cĩ hoạt động kinh doanh chứng khốn. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào hoạt động của các cơng ty chứng khốn. 1.2.2.6. Nguyên tắc hoạt động của TTCK TTCK là một định chế tài chính bậc cao trong cơ chế thị trường. TTCK hoạt động theo cơ chế riêng biệt, được tiêu chuẩn hĩa và mang tính quốc tế. Hoạt động của TTCK địi hỏi phải tuân thủ 3 nguyên tắc chủ yếu sau đây: * Nguên tắc trung gian TTCK hoạt động khơng phải trực tiếp do những người muốn mua hay muốn bán chứng khốn thực hiện mà do những người mơi giới trung gian thực hiện. Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo các loại chứng khốn được giao dịch là chứng khốn thực, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và cịn cần thiết để TTCK hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp và ngày càng phát triển. * Nguyên tắc cơng khai thơng tin Để đảm bảo cơng bằng trong buơn bán và hình thành giá chứng khốn, từ đĩ đảm bảo quyền lợi cho người mua, bán chứng khốn, gĩp phần vào sự phát triển của TTCK, địi hỏi tất cả mọi hoạt động trên TTCK đều phải được cơng khai hĩa trên các phương tiện thơng tin đại chúng: các loại chứng khốn được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các cơng ty phát hành chứng khốn, số lượng chứng khốn và giá cả các loại chứng khốn giao dịch * Nguyên tắc đấu giá Việc định giá chứng khốn trên sàn giao dịch được thực hiện qua một cuộc đấu giá. Các nhà mơi giới sẽ đại diện cho khách hàng của mình để tham gia đấu giá. Nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất và cơng khai của việc hình thành giá cả của một loại chứng khốn nhất định. 1.3. GIÁ CHỨNG KHỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHỐN 1.3.1. Sự hình thành giá chứng khốn
  21. 21 - Đối với hàng hĩa hoặc dịch vụ thực: Giá trị của hàng hĩa hoặc dịch vụ thực được kết tinh từ lợi thế sử dụng các nguồn lực hữu hình, vơ hình của cơng ty. Khi giá trị này được nhu cầu của thị trường phán quyết thì gọi là giá cả. - Đối với chứng khốn: Chứng khốn là hàng hĩa. Giá trị của hàng hĩa chứng khốn khác với giá trị của các hàng hĩa hoặc dịch vụ thực trong nền kinh tế. Giá trị của hàng hĩa chứng khốn là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữu hình, vơ hình của hàng hĩa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của cơng ty. Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố vi mơ, vĩ mơ cĩ liên quan đến hàng hĩa chứng khốn thì hình thành nên giá cả chứng khốn. Trên TTCK người ta mua bán chứng khốn là mua bán quyền sở hữu cơng ty. Sự vận động của giá cả chứng khốn thật là phức tạp, tưởng như chưa cĩ ai cĩ khả năng định dạng được nĩ. Người ta chỉ cĩ thể biết được tọa độ của nĩ khi phiên giao dịch chứng khốn kết thúc. Cịn ngày mai thì lại phỏng đốn, mị mẫm vì khơng ai cĩ thể thơng minh hơn thị trường. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khốn Giá cả chứng khốn là một chỉ tiêu rất nhạy cảm trong mơi trường tổng thể của hệ thống kinh tế xã hội, trước hết là độ an tồn của nền tài chính quốc gia cĩ quan hệ mật thiết với giá cả chứng khốn lành mạnh. Nếu xét một cách tổng hợp, thì cĩ thể kể ra rất nhiều nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cả chứng khốn: những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố can thiệp. 1.3.2.1. Các nhân tố nội sinh Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với cơng ty cổ phần được gọi là nhân tố nội sinh. Nhân tố quyết định sự tồn tại của hàng hĩa chứng khốn là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của cơng ty, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vơ hình khác mà cơng ty đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận khơng chia của cơng ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hĩa của cơng ty. Nĩi cách khác, giá trị của hàng hĩa chứng khốn là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vơ hình của hàng hĩa thực và xu thế hoạt động của cơng ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của cơng ty.
  22. 22 Mệnh giá (trên thị trường sơ cấp) sau một thời gian lưu hành trên thị trường chứng khốn (thị trường thứ cấp) sẽ bị lu mờ và đi vào quên lãng vì cổ phiếu này cĩ giá trị mới do thị trường chứng khốn quy định. Giá trị ban đầu thu được từ bán cổ phần, được các cơng ty phát hành dùng vào việc đầu tư dài hạn để tạo ra hàng hĩa dịch vụ mới. Nếu cơng ty này phát triển bình thường và nền kinh tế phát triển bình thường, thì sự vận động tổng quan của giá cả cổ phiếu cĩ xu thế tăng lên. Xu thế tăng lên của các chỉ số giá cả chứng khốn là thước đo một nền kinh tế tài chính phát triển lành mạnh, ngược lại là tín hiệu yếu kém của nền kinh tế tài chính. Phần giá trị gia tăng (lợi nhuận) do tăng giá cổ phiếu thuộc về những người sở hữu cổ phiếu khi bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mới. Phần lợi nhuận này khơng hề cĩ mối liên quan nào hoặc nghĩa vụ nào đối với hàng hĩa chứng khốn ban đầu. Như vậy, dù thị giá cổ phiếu tăng nhưng khơng làm tăng vốn của cơng ty phát hành. 1.3.2.2. Các nhân tố ngoại sinh TTCK chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nĩ bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro cĩ thể xảy ra trên thị trường tài chính. Ngược lại, TTCK cĩ thể làm lành mạnh hoặc làm ơ nhiễm thêm lên cho mơi trường tài chính. Các nhân tố vĩ mơ như chu kỳ phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến tranh, hịa bình Trong một nền kinh tế, TTCK là một trong những kênh đầu tư quan trọng. Để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư cĩ thể đổ vốn vào TTCK, thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh hay gởi tiền vào các ngân hàng Nĩi cách khác, những kênh đầu tư trên cùng chia sẻ, cạnh tranh dịng vốn đầu tư trong xã hội. Khi TTCK tăng trưởng mạnh, dịng tiền từ các kênh đầu tư khác cĩ xu hướng đổ vào TTCK càng lớn. Khi thị trường bất động sản nĩng lên, dịng tiền đầu tư trong xã hội lại tập trung mạnh vào bất động sản. Đến lúc TTCK nhiều rủi ro hay thị trường bất động sản đĩng băng thì nhà đầu tư cĩ xu hướng chuyển tiền sang ngân hàng để an tồn hơn. Đây chính là sự vận động mang tính quy luật của dịng vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường.
  23. 23 1.3.2.3. Các nhân tố can thiệp Sự lệ thuộc của cơng ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một cơng ty khác, nếu các đối tác đĩ bị sụp đổ hay khủng hoảng kéo cơng ty sụp đổ theo nguyên lý đơminơ. Các nhân tố đầu cơ, mĩc ngoặc, lũng đoạn chứng khốn của cá nhân, các tổ chức, các cơng ty trong hoặc ngồi nước tạo ra cung cầu chứng khốn giả tạo, làm giá cả hàng hĩa chứng khốn bị méo mĩ, các chính sách can thiệp của chính phủ Ngày nay, kinh tế tồn cầu nĩi chung và TTCK quốc tế nĩi riêng đã trở thành một bình thơng nhau khổng lồ. TTCK ở nước nào cũng bị chi phối bởi TTCK thế giới, tình hình kinh tế, chính trị của các nước đầu đàn. Khi một TTCK lớn suy thối mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác. Ngược lại, bất cứ một quyết định về chính trị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tư của một quốc gia nào cũng cĩ thể cĩ ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong đĩ cĩ TTCK. Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động giá cả chứng khốn bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp. Những nhân tố này biến đổi khơng ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khốn trên thị trường thứ cấp. Khi cầu chứng khốn tăng cao mà lượng cung khơng đáp ứng đủ sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khốn tăng nĩng. Khi cung chứng khốn khơng đổi nhưng lượng cầu lại giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khốn sụt giảm. Cĩ thể nĩi, trên TTCK, giá cả các chứng khốn luơn vận động và biến đổi theo quy luật cung cầu – quy luật phổ biến và đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhĩm nhân tố nội sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả của các chứng khốn. Tĩm lại: Giá cả chứng khốn là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mơ. Vấn đề về giá cả chứng khốn là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp.
  24. 24 Giá cả hàng hĩa chứng khốn phản ứng với các tin tức, với những sự bất ngờ. Những sự bất ngờ là những sự kiện khơng đốn trước được. Giá cổ phiếu biến động tương ứng với những sự kiện bất thường, chính bản thân nĩ cũng biến động bất thường, giống như những bước ngẫu nhiên. Giá cả hàng hĩa chứng khốn là một đại lượng ngẫu nhiên mà người ta khơng thể nhận dạng được một cách chắc chắn, mặc dù thơng tin vẫn được hấp thụ một cách nhanh chĩng. Yếu tố khách quan này làm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Giá cả hàng hĩa chứng khốn phản ứng quá nhạy cảm với các thơng tin, nên các thơng tin đã làm cho giá cả biến đổi khơn lường. TĨM TẮT CHƯƠNG 1 TTCK là một bộ phận của thị trường vốn nằm trong tổng thể thị trường tài chính của một quốc gia. Trên thế giới, TTCK ra đời từ rất lâu và hiện nay TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia cơng nghiệp hàng đầu thế giới. Cĩ thể nĩi là TTCK khơng thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia theo cơ chế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển. TTCK được cấu thành bởi hai bộ phận thị trường có tổ chức khác nhau đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tất cả các chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) giao dịch trên thị trường được diễn ra tại một trong các thị trường sau: thị trường niêm yết, thị trường phi tập trung (OTC). Để đánh giá các chứng khốn người ta sử dụng các tỷ số tài chính như ROA, ROE, EPS, P/E, P/B. Cịn chỉ số giá chứng khốn phản ánh sự biến động của giá chứng khốn trên TTCK theo thời gian. Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm: chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay, chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư), chủ thể trung giang chứng khốn. TTCK hoạt động theo nguyên tắc trung gian, nguyên tắc cơng khai thơng tin và nguyên tắc đấu giá. Giá trị của chứng khốn là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữu hình, vơ hình của hàng hĩa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của cơng ty. Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố vi mơ, vĩ mơ cĩ liên quan đến hàng hĩa chứng khốn thì hình thành nên giá cả chứng khốn.
  25. 25 Các nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cả chứng khốn bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố can thiệp. Những nhân tố này biến đổi khơng ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khốn trên thị trường thứ cấp. Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhĩm nhân tố nội sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả của các chứng khốn. Vấn đề về giá cả chứng khốn là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp. Giá cả chứng khốn là một đại lượng ngẫu nhiên mà người ta khơng thể nhận dạng được một cách chắc chắn. Yếu tố khách quan này làm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến với TTCK để gặt hái thành cơng hay thất bại trên TTCK.
  26. 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM 2.1.1. Giới thiệu Trung tâm giao dịch chứng khốn Tp. HCM (HOSTC) Qua một quá trình chuẩn bị với rất nhiều nỗ lực, ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khốn (TTGDCK) thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được khai trương. Đây là một sự kiện kinh tế trọng đại trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút rất nhiều sự quan tâm khơng chỉ của các thành phần kinh tế trong nước mà cịn của các tổ chức đầu tư nước ngồi. Sự ra đời của HOSTC cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Sự kiện này đã mở ra một trang sử mới đối với thị trường tài chính của nước ta nĩi riêng và nền kinh tế Việt Nam nĩi chung. HOSTC được tổ chức theo nguyên tắc thành viên nhưng thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ trực tiếp đứng ra thành lập, cấp vốn và điều hành hoạt động của TTGDCK. TTGDCK cĩ tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động khơng mang tính chất kinh doanh, khơng vì mục tiêu lợi nhuận. TTGDCK là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban chứng khốn nhà nước (UBCKNN), TTGDCK thực hiện việc đăng ký, thanh tốn bù trừ, lưu ký chứng khốn và việc mua bán chứng khốn chỉ được thực hiện giữa các thành viên. Thành viên của TTGDCK chính là các cơng ty chứng khốn cĩ giấy phép mơi giới và tự doanh. 2.1.2. Giới thiệu Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội (HASTC) * Quá trình hình thành và định hướng phát triển Ngày 8 tháng 3 năm 2005, HASTC chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đĩ, HASTC, là đơn vị sự nghiệp cĩ thu, cĩ tư cách pháp nhân, cĩ trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của HASTC thuộc biên chế của UBCKNN.
  27. 27 Định hướng của Bộ Tài chính thì HASTC là nơi giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khốn phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ. Theo đĩ, HASTC sẽ phát triển qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - Thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khốn chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch. Giai đoạn sau 2007 - Phát triển HASTC thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mơ phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam. 2.1.3. TTCK Việt Nam sau 7 năm hoạt động Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000, HOSTC chỉ cĩ 2 loại cổ phiếu niêm yết là REE (Cơng ty cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Cơng ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thơng) với tổng giá trị phát hành là 270 tỷ đồng và 6 cơng ty chứng khốn thành viên. Chỉ số giá cổ phiếu VNIndex của ngày giao dịch đầu tiên là 100 điểm. Sau bảy năm hoạt động, tính đến ngày 27/7/2007, tại phiên giao dịch thứ 1.590 chỉ số VNIndex là 940,36 điểm. HOSTC cĩ 109 loại cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ niêm yết, HASTC cĩ 87 loại cổ phiếu niêm yết. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chĩng. Trên thị trường đã cĩ 55 cơng ty chứng khốn, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/cơng ty. Số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đơng, tính đến cuối tháng 12- 2006, cĩ trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khốn được mở, trong đĩ gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi. Số lượng các nhà đầu tư tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện cĩ 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đĩ 23 quỹ đầu tư nước ngồi và 12 quỹ đầu tư trong nước. Sự hiện diện của TTCK Việt Nam sau 7 năm đã đem lại một kết quả khơng thể phủ nhận: xác lập nên một kênh dẫn vốn quan trọng, với tổng giá trị vốn hố (tính cho lượng cổ phiếu niêm yết) lên đến trên 300.000 tỷ đồng, tương đương 33% GDP của năm 2006 người dân Việt Nam tính trung bình cứ 1.000 người cĩ 3 người tham gia đầu tư trên thị trường niêm yết.
  28. 28 2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHỐN TRÊN TTCK VIỆT NAM Sau 7 năm kể từ khi HOSTC được thành lập, TTCK Việt Nam đã trải qua khơng ít những “nĩng lạnh”, thăng trầm. Chỉ số VNIndex được xem là hàn thử biểu của TTCK nĩi riêng và của nền kinh tế Việt Nam nĩi chung. Những biến động của chỉ số VNIndex cĩ thể được xem là những biến động của TTCK Việt Nam. Cĩ thể chia sự biến động của VNIndex trong 7 năm qua thành 3 giai đoạn chính là: Giai đoạn 1: “Sốt cao rồi đột quỵ”, giai đoạn 2: “Trầm lắng” và giai đoạn 3: “Thăng hoa”. 2.2.1. Diễn biến thị trường qua ba giai đoạn 2.2.1.1. Giai đoạn 1: “Sốt cao rồi đột quỵ” (từ 28/7/2000 đến 5/10/2001) Ngay khi TTCK Việt Nam hình thành, cơn sốt nĩng chứng khốn đã đẩy chỉ số VNIndex lên quá cao, tăng vọt từ mức 100 điểm (phiên giao dịch đầu tiên) lên đến 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001 (phiên giao dịch thứ 137). Khi ấy TTCK chưa trịn 1 năm tuổi. Vào thời điểm vàng này việc mua bán chứng khốn kiếm lời thật mau chĩng. Giá cổ phiếu liên tục đội mức trần, giới đầu tư tranh nhau xếp hàng tại các cơng ty chứng khốn để đặt mua cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư chứng khốn đã giàu to trong giai đoạn này. Ta cĩ bảng mức tăng giá các cổ phiếu so với giá ngày đầu tiên niêm yết như sau: Bảng 2.2.1. Mức tăng giá các loại cổ phiếu niêm yết Ngày niêm yết và Giá đĩng cửa Tỷ lệ tăng STT Loại CP giá tham chiếu (đ) 25/6/2001 (đ) (%) 1 REE 28/7/2000 16.000 95.000 493,75 2 SAM 28/7/2000 17.000 74.000 335,29 3 HAP 4/8/2000 16.000 127.000 693,75 4 TMS 4/8/2000 14.000 132.000 842,86 5 LAF 15/12/2000 17.000 82.500 385,29 Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu từ bảng 2.2.1. cho thấy giá cổ phiếu các loại tăng trung bình hơn 500% trong thời kỳ này. Với những người nắm giữ cổ phiếu, giá tăng đồng nghĩa với lợi nhuận tăng. Lúc này, đầu tư chứng khốn trở thành nghề hái ra tiền nhanh
  29. 29 nhất. Thật khĩ cĩ thể tìm được một nghề gì cĩ thể thu được một mức lợi nhuận cao như vậy chỉ sau một năm kinh doanh. Nhưng rồi giá chứng khốn bay lên như một cơn lốc và nổ tung trong vịng chưa đến 4 tháng sau đĩ. TTCK rơi vào khủng hoảng, chứng khốn kêu bán ê hề khơng ai mua, giá cổ phiếu “đột quỵ”, chỉ số VNIndex tụt xuống cịn 203,12 điểm (giảm 64,44%) vào ngày 5/10/2001 (phiên giao dịch thứ 180). Lúc thị trường đi xuống, nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu ra, số lệnh đặt bán rất nhiều trong khi rất ít người mua, nên lệnh bán rất khĩ được khớp. “Cơn ác mộng 2001” đã làm cho nhiều nhà đầu tư phá sản. Ta cĩ bảng mức giảm giá các cổ phiếu như sau: Bảng 2.2.2. Mức giảm giá các loại cổ phiếu Giá đĩng cửa ngày Giá đĩng cửa Tỷ lệ giảm STT Loại CP 25/6/2001 (đồng) 5/10/2001 (đồng) (%) 1 REE 95.000 28.700 -69,79 2 SAM 74.000 30.500 -58,78 3 HAP 127.000 77.000 -39,37 4 TMS 132.000 36.000 -72,73 5 LAF 82.500 30.900 -62,55 Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu từ bảng 2.2.2. cho thấy giá cổ phiếu các loại giảm trung bình trên 60% trong vịng chưa đến 4 tháng. Trong “cơn hoảng loạn” này, nhiều nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền khơng bao giờ quay trở lại. TTCK Việt Nam đã thực sự rơi vào thời kỳ đen tối. Chúng ta cĩ thể thấy sự biến động của VNIndex trong giai đoạn này:
  30. 30 Biểu đồ 2.2.1. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn VNIndex VNIndex (điểm) Khối lượng giao dịch (CP) Thời gian: từ ngày 28/07/2000 đến ngày 5/10/2001 Nguồn: Nhìn vào biểu đồ 2.2.1. ta thấy đồ thị cĩ độ dốc khá cao khi đi lên cũng như lúc đi xuống trong khi khối lượng khớp lệnh trung bình giai đoạn 2000 - 2001 chỉ ở mức 83.580 cổ phiếu/phiên. Điều này cĩ nghĩa là lúc tăng giá các cổ phiếu tăng mạnh (kịch trần) trong một thời gian ngắn, nhưng lượng giao dịch rất thấp và đây cĩ thể coi là sự tăng giá ảo nguy hiểm sẽ dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu “sốt cao”. Đến lúc giảm giá các cổ phiếu giảm mạnh (kịch sàn) trong một thời gian ngắn, lượng bán giá sàn cao gấp nhiều lần tổng lượng đặt mua và như vậy giá cố phiếu liên tục giảm dẫn đến tình trạng giá chứng khốn “đột quỵ”. Giai đoạn “sốt cao rồi đột quỵ” này đã làm cho đầu tư chứng khốn trở thành một kênh đầu tư đầy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Thời kỳ “sốt cao” chứng khốn đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nhưng đến thời kỳ “đột quỵ” thì một số nhà đầu tư đã quay lưng lại với chứng khốn, một số nhà đầu tư lại mất niềm tin vào sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam.
  31. 31 2.2.1.2. Giai đoạn 2: “Trầm lắng” (từ 5/10/2001 đến 31/12/2005) Từ 203,12 điểm ngày 5/10/2001, VNIndex bắt đầu phục hồi trong thời gian ngắn và đạt 301,09 điểm vào ngày 19/11/2001. Nhưng xu hướng VNIndex sụt giảm và thị trường “trầm lắng” vẫn thể hiện rõ trong suốt thời kỳ tiếp theo. Từ mốc 301,09 điểm VNIndex tiếp tục xu hướng giảm trong gần 2 năm xuống cịn 130,90 điểm vào ngày 24/10/2003 (phiên giao dịch thứ 652), mức thấp nhất của thị trường. Bảng 2.2.3. Mức giảm giá các loại cổ phiếu so với giá cao nhất đạt được Ngày và giá Giá đĩng cửa Tỷ lệ giảm STT Loại CP cao nhất (đ) 24/10/03 (đ) (%) 1 AGF 3/6/2002 32.000 23.600 -26,25 2 BBC 24/12/2001 28.000 7.100 -74,64 3 BPC 11/4/2002 24.000 13.800 -42,50 4 BT6 6/5/2002 26.500 14.800 -44,15 5 BTC 20/3/2002 26.000 15.900 -38,85 6 CAN 12/12/2001 39.000 11.400 -70,77 7 DPC 28/11//2001 35.000 7.300 -79,14 8 GIL 3/9/2002 47.600 17.700 -62,82 9 GMD 24/4/2002 44.100 31.300 -29,02 10 HAP 20/6/2001 146.000 23.400 -83,97 11 HAS 7/1/2003 22.600 18.500 -18,14 12 KHA 11/12/2002 25.000 15.500 -38,00 13 LAF 25/6/2001 82.500 16.500 -80,00 14 REE 25/6/2001 95.000 9.700 -89,79 15 SAM 20/6/2001 78.500 16.300 -79,24 16 SAV 15/5/2002 25.500 14.200 -44,31 17 SGH 10/8/2001 52.000 11.500 -77,88 18 TMS 22/6/2001 141.000 26.300 -81,35 19 TRI 3/5/2002 30.000 17.900 -40,33 20 TS4 8/8/2002 22.000 14.200 -35,45 21 VTC 16/7/2003 21.500 19.600 -8,84 Nguồn: Tổng hợp từ
  32. 32 Như vậy đến thời điểm 24/10/2003, HOSTC đã cĩ 21 loại cổ phiếu niêm yết (tăng hơn 3 lần so với giai đoạn trước). Bảng 2.2.3. cho thấy 6 cổ phiếu cũ đã giảm giá đến trên 80% so với mức giá cao nhất, đặc biệt cổ phiếu REE đang giao dịch với mức giá thấp hơn mệnh giá (9.700 đồng). Những cổ phiếu mới niêm yết cĩ mức giảm giá thấp hơn so với các cổ phiếu cũ vì các cổ phiếu mới này đã khơng trải qua thời kỳ sốt nĩng trước đây. Vào thời điểm này giá các cổ phiếu rẻ chưa từng thấy nhưng cổ phiếu vẫn ế ẩm khơng cĩ người mua. Số lượng cổ phiếu giao dịch trung bình thời kỳ này chỉ đạt 120.000 cổ phiếu/phiên. Cĩ thể nĩi suốt thời kỳ này, TTCK Việt Nam thật ảm đạm và tẻ nhạt – một thời kỳ giảm giá kéo dài liên tục thật thê thảm của chứng khốn. Với những người nắm giữ cổ phiếu, đặc biệt là những nhà đầu tư bước vào thị trường khi giá cổ phiếu cao thì thời kỳ này quả là khủng khiếp. Giá cổ phiếu giảm đồng nghĩa với tài sản của họ giảm dần theo từng ngày giao dịch, từng phiên giao dịch. Đầu tư chứng khốn đã thực sự là cơn ác mộng đối với nhiều người. Thời kỳ này đã làm cho hầu hết các nhà đầu tư chứng khốn bị thua thiệt, thất bại và rút dần ra khỏi TTCK. Lúc này TTCK Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn khĩ vượt qua đĩ là tồn tại hay khơng tồn tại TTCK chứ chưa tính đến sẽ phát triển như thế nào. Nhưng khi ở thời điểm đen tối nhất của TTCK Việt Nam, những tia hy vọng đã lĩe lên. TTCK bắt đầu cĩ xu hướng "ấm" lên, khi chỉ số VNIndex chỉ trong mấy tháng đã tăng từ 130,90 điểm lên 279,71 điểm vào ngày 1/4/2004 (phiên giao dịch thứ 758); lượng giao dịch cĩ ngày đạt trên một triệu cổ phiếu như ngày 25/2/2004, tại phiên giao dịch thứ 732 khối lượng giao dịch đạt 1.432.617 cổ phiếu - mức kỷ lục tính từ ngày TTCK ra đời. Dường như VNIndex đang xác lập lại cho mình một mặt bằng giá mới và từ đây một thời kỳ mới của VNIndex bắt đầu. Ta cĩ bảng số liệu mức tăng giá các loại cổ phiếu so với mức giá lúc VNIndex thấp nhất như sau:
  33. 33 Bảng 2.2.4. Mức tăng giá các loại cổ phiếu so với giá ngày 24/10/2003 Giá tham chiếu Giá đĩng cửa Tỷ lệ tăng STT Loại CP ngày 24/10/03 (đ) 1/4/2004 (đ) (%) 1 AGF 23.600 38.500 63,14 2 BBC 7.100 19.500 174,65 3 BBT (24/3/04) 18.600 19.700 5,91 4 BPC 13.800 22.500 63,04 5 BT6 14.800 40.000 170,27 6 BTC 15.900 16.700 5,03 7 CAN 11.400 16.600 45,61 8 DPC 7.300 12.000 64,38 9 GIL 17.700 34.000 92,09 10 GMD 31.300 64.000 104,47 11 HAP 23.400 37.800 61,54 12 HAS 18.500 30.500 64,86 13 KHA 15.500 24.600 58,71 14 LAF 16.500 22.900 38,79 15 PMS (11/11/03) 12.600 15.700 24,60 16 REE 9.700 26.200 170,10 17 SAM 16.300 46.000 182,21 18 SAV 14.200 34.500 142,96 19 SGH 11.500 14.000 21,74 20 TMS 26.300 49.000 86,31 21 TRI 17.900 29.500 64,80 22 TS4 14.200 19.800 39,44 23 VTC 19.600 41.000 109,18 Nguồn: Tổng hợp từ Như vậy đến thời điểm 1/4/2004, HOSTC đã cĩ 23 loại cổ phiếu niêm yết. Bảng 2.2.4. cho thấy giá các loại cổ phiếu đã tăng trở lại một mức đáng kể. Điều này đã giúp VNIndex tăng 113,68% so với mức thấp nhất. Ở mức 279,71 điểm, VNIndex tiếp tục cuộc hành trình tiến về phía trước vẫn với xu hướng chủ đạo là giảm giá và trầm lắng quen thuộc nhưng ở một mặt bằng
  34. 34 giá cao hơn thời kỳ trước. VNIndex giảm đến mức thấp nhất là 213,74 điểm vào ngày 9/8/2004 rồi sau đĩ từ từ “bị” một cách chậm chạp và uể oải qua các con dốc nhỏ trước mặt mãi cho đến những tháng cuối năm 2005. Lúc này, TTCK Việt Nam như bừng tỉnh sau những đêm trường u ám, giao dịch chứng khốn sơi động trở lại với khối lượng tăng vọt và những ngày giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu lại xuất hiện trên bảng điện. VNIndex vùng đứng dậy bước những bước đi mạnh mẽ tuy cĩ đơi lần vấp ngã để đạt số điểm 307,50 vào ngày 30/12/2005. Năm 2005 đã khép lại, ngày cuối năm VNIndex đạt 307,50 điểm và nếu so với mức 301,09 điểm vào ngày 19/11/2001 thì cĩ thể nĩi giờ đây VNIndex đã tìm lại được chính mình, đã tự khẳng định mình sau một mùa đơng kéo dài hơn 4 năm với những chuỗi ngày lạnh lẽo của sự sụt giảm và trầm lắng. Ta cĩ thể thấy sự biến động của VNIndex trong giai đoạn 2 qua biểu đồ 2.2.2. Biểu đồ 2.2.2. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn VNIndex VNIndex (điểm) Khối lượng giao dịch (CP) Thời gian: từ ngày 5/10/2001 đến ngày 30/12/2005 Nguồn:
  35. 35 Nhìn vào biểu đồ 2.2.2. ta thấy đồ thị cĩ độ dốc nhỏ khi đi lên cũng như lúc đi xuống và cĩ giai đoạn dài đi ngang. Điều này cĩ nghĩa là VNIndex cĩ mức giảm thấp nhưng liên tục và kéo dài. Từ đỉnh 301,09 điểm vào ngày 19/11/2001 VNIndex giảm xuống đáy 130,90 điểm vào ngày 24/10/2003 rồi lại lên đỉnh 279,71 điểm vào ngày 1/4/2004 và tiếp tục xu hướng giảm giá liên tục và kéo dài rồi cuối cùng đạt 307,50 điểm ngày 30/12/2005 để kết thúc một hành trình kéo dài hơn 4 năm. Trải qua hơn 4 năm hoạt động liên tục với hơn 1.000 phiên giao dịch, VNIndex trong giai đoạn 2 này thể hiện rõ xu hướng chung của thị trường là giảm giá và trầm lắng để đến cuối giai đoạn này VNIndex trở về vạch xuất phát ban đầu. Trong giai đoạn trầm lắng – một mùa đơng lạnh lẽo trên TTCK kéo dài hơn bốn năm này, nhà đầu tư khĩ cĩ thể kiếm được lợi nhuận từ kinh doanh chứng khốn vì ở TTCK Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ mua bán khống cổ phiếu - là cách nhà đầu tư kiếm lời khi cổ phiếu giảm giá. Thua lỗ từ chứng khốn đã làm cho nhiều nhà đầu tư trở nên trắng tay thậm chí trở thành con nợ của các ngân hàng do thế chấp tài sản để vay tiền đầu tư chứng khốn. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã lần lượt rút ra khỏi TTCK để trở về với cơng việc thường ngày của mình bao năm nay, tạm thời quên lãng giấc mơ làm giàu và đổi đời từ chứng khốn làm cho TTCK trong giai đoạn này vốn đã trầm lắng lại càng thêm trầm lắng và tẻ nhạt. 2.2.1.3. Giai đoạn 3: “Thăng hoa” (từ 2/1/2006 đến 21/9/2007) Từ 307,50 điểm vào ngày cuối năm 2005, VNIndex bắt đầu cuộc leo dốc ngoạn mục để chinh phục những đỉnh cao trước mặt trong những ngày đầu năm 2006. VNIndex bắt đầu tăng liên tục và lần đầu tiên vượt qua kỷ lục cũ 571,04 điểm được lập năm 2001 để đạt 571,16 điểm vào ngày 19/4/2006 (phiên giao dịch thứ 1.272) rồi tiếp tục xác lập kỷ lục mới với mức 632,69 điểm vào ngày 25/4/2006. Tức chỉ trong vịng chưa đầy 4 tháng mà VNIndex đã tăng 325,19 điểm (tương đương 105,75%).
  36. 36 TTCK Việt Nam lại “nĩng”, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại sàn giao dịch làm cho thị trường ngày càng sơi động hơn. Câu chuyện chứng khốn trở thành đề tài nĩng bỏng của những cuộc gặp gỡ đầu năm. Sự thành cơng nhanh chĩng từ chứng khốn của một số nhà đầu tư đã làm cho nhiều người quan tâm đến chứng khốn hơn. Số nhà đầu tư mới đến với chứng khốn tăng nhanh kỷ lục trong thời gian này và một lần nữa các nhà chức trách lại cảnh báo về một thị trường sốt nĩng và hiện tượng bong bĩng giá chứng khốn. Một lần nữa sân chơi trí tuệ này lại thách thức những nhà đầu tư mới. Thật khơng dễ kiếm tiền từ TTCK vì khơng phải ai đến với chứng khốn đều thắng cả. TTCK Việt Nam một lần nữa gạn lọc và đào thải nhà đầu tư khi chỉ số VNIndex từ 632,69 điểm tiếp tục vận động theo xu hướng chủ đạo là giảm nhưng cĩ xen kẻ một vài phiên tăng cũng trong gần 4 tháng và tạo lập một đáy mới 399,80 điểm vào ngày 2/8/2006. Một số “tân binh” lại phải rời bỏ TTCK sau khi đã thấm thía câu ngạn ngữ “trâu chậm uống nước đục”. Đây được xem là một lần tập dượt để chuẩn bị những nội lực cho TTCK Việt Nam cất cánh “thăng hoa” trong thời kỳ tiếp theo. Qua lần tập dượt này, một số nhà đầu tư đã kịp trang bị cho mình những kiến thức chứng khốn cần thiết và sự ổn định tâm lý trong đầu tư chứng khốn, TTCK mạnh thêm lên về thực lực rồi VNIndex bước tiếp những bước đi dài, mạnh mẽ, vững chắc để lấy đà và cất cánh “thăng hoa” bay đến đỉnh cao bất ngờ 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 (phiên thứ 1.495). TTCK Việt Nam đã thực sự lớn mạnh trở thành người khổng lồ đầy hấp dẫn cĩ thể sánh vai cùng các TTCK bè bạn trong khu vực. Sự “thăng hoa” của TTCK Việt Nam là một sự kiện lớn trong hoạt động kinh tế xã hội của cả nước. Sự kiện này đã vượt khỏi biên giới quốc gia để trở thành một sự kiện quốc tế thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của kiều bào và các nhà đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những điều kiện cần thiết giúp cho TTCK Việt Nam nĩi riêng và nền kinh tế Việt Nam nĩi chung phát triển bền vững trong tương lai.
  37. 37 Khơng như lần “sốt cao rồi đột quỵ” 2000 – 2001 hay những lần “bong bĩng” rồi tan vỡ và trầm lắng kéo dài, lần này từ nấc thang cao nhất 1.170,67 điểm, VNIndex điều chỉnh giảm xuống và tạo đáy mới ở mức 905,53 điểm vào ngày 24/4/2007 (phiên thứ 1.526) rồi sau đĩ dao động quanh biên độ 900 – 1.000 điểm như đang cố khẳng định mình, đang cố tạo lập mặt bằng giá mới xứng tầm với sự phát triển của các cơng ty niêm yết, xứng tầm với TTCK Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam năng động. Khối lượng cổ phiếu giao dịch tồn thị trường trong giai đoạn này cũng “thăng hoa”. Nếu như ở giai đoạn “trầm lắng” suốt hơn 4 năm chỉ cĩ vài ngày khối lượng giao dịch đạt hơn 1 triệu cổ phiếu thì ở giai đoạn này, một triệu cổ phiếu trở thành mức đáy của khối lượng giao dịch. Những lúc thị trường sơi động, cĩ ngày khối lượng giao dịch đạt trên 10 triệu cổ phiếu/phiên với tổng giá trị giao dịch trên 1.000 tỷ đồng. Kỷ lục về khối lượng cổ phiếu giao dịch được lập vào ngày 2/2/2007 là 14.352.070 cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch 1.625.932.000.000 VND (tương đương 100 triệu USD). Dường như giai đoạn này chứng khốn đã thu hút sự chú ý của tồn xã hội Việt Nam chứ khơng chỉ của những nhà đầu tư. Mọi tầng lớp trong xã hội bàn luận về chứng khốn, đầu tư chứng khốn, mua bán cổ phiếu. Từ những cụ già gom gĩp tiền hưu trí bao năm; bà bán xơi đem hết vốn liếng cĩ được; chị nội trợ giấu chồng lấy tiền từ sổ tiết kiệm đến anh sinh viên bỏ giảng đường mang theo hết học phí, sinh hoạt phí; chị thủ quỹ “mượn tạm” tiền cơ quan để mua bán cổ phiếu kiếm lời. Nhân viên các cơng ty bỏ việc hay trốn giờ làm để lên sàn theo dõi bảng điện tử xanh đỏ. Các lớp học về đầu tư chứng khốn luơn quá tải và ngành tài chính ngân hàng trở thành ngành học được sỹ tử quan tâm, chọn lựa, đăng ký thi nhiều nhất Chứng khốn đã thực sự trở thành “cơn lốc” cuốn phăng mọi thứ nĩ gặp phải. “Cơn lốc” mang tên chứng khốn đã làm đảo lộn mọi trật tự thường ngày trong xã hội. Ta cĩ thể thấy sự biến động của VNIndex qua biểu đồ sau:
  38. 38 Biểu đồ 2.2.3. Chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch chứng khốn VNIndex VNIndex (điểm) Khối lượng giao dịch (CP) Thời gian: từ ngày 2/1/2006 đến ngày 21/9/2007 Nguồn: Nhìn vào biểu đồ 2.2.3. ta thấy đồ thị cĩ độ dốc lớn khi đi lên cũng như khi đi xuống nghĩa là giá cổ phiếu biến động mạnh và nhanh. Khi tăng giá, cổ phiếu tăng giá nhanh và liên tục chứng tỏ thị trường rất sơi động. Khi giảm giá, cổ phiếu giảm giá mạnh chứng tỏ thị trường điều chỉnh sâu. Đặc biệt là những tháng đầu năm 2007 đồ thị tạo thành hình những vách núi thẳng đứng và cao vút chứng tỏ thị trường đang “thăng hoa”. Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là đồ thị VNIndex biến động tạo nên những hình dạng núi với nhiều đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và nhiều đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này chứng tỏ mặc dù VNIndex cĩ lúc tăng lúc giảm nhưng xu thế chung là tăng mạnh và nhanh rồi tiếp tục dao động theo quy luật thị trường ở một mặt bằng giá mới rất cao so với trước đây.
  39. 39 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex qua ba giai đoạn Với mong muốn xây dựng một TTCK phát triển lành mạnh và bền vững, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến giá cả chứng khốn qua ba giai đoạn nĩi trên. 2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 1 a. Các nhân tố nội sinh Nếu nĩi giá trị của hàng hĩa chứng khốn là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vơ hình của hàng hĩa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của các cơng ty cổ phần thì trong giai đoạn này dường như các nhân tố nội sinh khơng ảnh hưởng nhiều đến giá chứng khốn. Trong giai đoạn này, cĩ thể nĩi thời kỳ giá chứng khốn tăng quá cao khơng phải là do các cơng ty niêm yết cĩ kết quả kinh doanh tăng đột biến. Tương tự thời kỳ giá chứng khốn rơi tự do cũng khơng phải bởi tình hình kinh doanh của các cơng ty quá tệ. Trong suốt thời kỳ đĩ các cơng ty niêm yết vẫn hoạt động bình thường và cĩ sự tăng trưởng tốt. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của các cơng ty niêm yết trong năm 2000 và 10 tháng đầu năm 2001 đang diễn ra theo chiều hướng tốt: cĩ lãi, cổ phiếu được trả cổ tức cao. Lợi nhuận rịng trong năm 2000 so với năm 1999 của các cơng ty đều tăng, cụ thể là REE tăng 33,8% (cổ tức 1.500đ/CP), SAM tăng 15,8% (cổ tức 1.500đ/CP), HAP tăng 20,5% (cổ tức 3.700đ/CP), TMS tăng 67,5% (cổ tức 1.800đ/CP) và LAF tăng 78,2% (cổ tức 1.200đ/CP). Với kết quả kinh doanh của các cơng ty niêm yết như trên thì các nhân tố nội sinh khơng giải thích được hiện tượng tăng giá đến chĩng mặt làm cho VNIndex tăng từ 100 điểm lên 571,04 điểm, lại càng khơng thể giải thích được hiện tượng giảm giá thê thảm để VNIndex rớt từ 571,04 điểm xuống cịn 203,12 điểm trong thời gian sau đĩ. Lúc này, mọi suy luận tính tốn logic trên cơ sở các số liệu và thơng tin về các hoạt động kinh doanh của cơng ty đều phá sản. Các chỉ số P/E, ROA, ROE khơng cịn ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm giá cổ phiếu và chiến lược đầu tư, danh mục đầu tư cũng khơng cịn cĩ ý nghĩa đối với các nhà đầu tư trong giai đoạn này nữa.
  40. 40 Sự biến động giá chứng khốn trong giai đoạn này đã tách khỏi những giá trị nội tại của cổ phiếu. Các nhân tố nội sinh khơng giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân thật của sự “sốt cao” cũng như sự “đột quỵ” sau đĩ của giá chứng khốn niêm yết giai đoạn 2000 – 2001. b. Các nhân tố ngoại sinh Trong giai đoạn 2000 – 2001, các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế Việt Nam tương đối ổn định. Giá tiêu dùng giảm hoặc tăng thấp (năm 1999 chỉ tăng 0,1% ; năm 2000 giảm 0,6% ; năm 2001 chỉ tăng 0,8%). Giá vàng giảm hoặc tăng thấp (năm 1999 giảm 0,2% ; năm 2000 giảm 1,7% ; năm 2001 tăng 5% nhưng chủ yếu tăng vào cuối năm sau sự kiện 11/9, cịn đầu năm vẫn giảm). Giá USD tăng thấp (năm 1999 tăng 1,1% ; năm 2000 tăng 3,4% ; năm 2001 tăng 3,8%). Giá đất và bất động sản sau cơn sốt 1993-1994 đã đĩng băng trong suốt mấy năm liền Nguồn: Chính sự ổn định của nền kinh tế làm cho các kênh đầu tư như vàng, USD, bất động sản trở nên rất hạn chế vì khơng thu được mức lợi nhuận cao. Trong giai đoạn này đầu tư vào chứng khốn được xem như một kênh đầu tư mới và đầy hấp dẫn. Sự quan tâm của nhà đầu tư và lượng tiền đổ vào chứng khốn quá nhiều cĩ thể được coi là yếu tố ngoại sinh làm cho giá cổ phiếu tăng “cực nĩng” trở thành giá ảo rồi “rơi tự do” sau đĩ như là một tất yếu của quy luật nhân quả. c. Các nhân tố can thiệp Lý giải cho sự tăng giá chứng khốn nhanh ở mức cao trong giai đoạn này, cĩ thể thấy cĩ một nguyên nhân chính thuộc các nhân tố can thiệp đĩ là yếu tố tâm lý nhà đầu tư. Trong giai đoạn này các nhà đầu tư (phần đơng là nhà đầu tư nhỏ lẻ) chưa cĩ nhiều kiến thức về chứng khốn và việc đầu tư chưa chuyên nghiệp nên đầu tư theo tâm lý đám đơng (hay tâm lý bầy đàn) là điều khĩ tránh khỏi. Tâm lý đám đơng bắt đầu khi một làn sĩng người ồ ạt đổ xơ vào TTCK, trong đĩ phần lớn khơng mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng khơng cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư.
  41. 41 Thật vậy, trong phiên giao dịch đầu tiên, ngay từ sáng sớm ngày 28/7/2000, hàng ngàn người từ các nơi đến tập trung ở văn phịng các cơng ty chứng khốn để đặt lệnh mua bán chứng khốn, trong đĩ cĩ một số người đến để tham quan và tìm hiểu về hoạt động của TTCK. Những ngày tiếp theo là hiện tượng xếp hàng của các nhà đầu tư tại các cơng ty chứng khốn từ lúc 5, 6 giờ sáng để chờ đặt lệnh mua. Cĩ một hiện tượng khá phổ biến trong việc đầu tư theo tâm lý đám đơng là khi giá đang lên từng ngày, mọi người thường giả định giá ngày mai sẽ lên tiếp, họ đổ xơ đi mua và kết quả là giá càng lên. Cùng lúc đĩ trong tâm lý đám đơng xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ trước mọi thơng tin và kể cả tin đồn. Cứ mua là thắng – đĩ là một đặc tính của tâm lý đám đơng trên TTCK Việt Nam. “Đĩ là một khoảng thời gian khá hạnh phúc của tơi”, một nhà đầu tư trẻ tuổi kể lại. “Mỗi ngày giao dịch cứ 9 giờ thì tà tà lên sàn, ngĩ sơ qua cái bảng điện một chút, sau đĩ đi ăn sáng với mấy thằng bạn, cà kê đến gần 10 giờ thì quay lại. Tổng mua lúc này đã lên cả chục ngàn lơ, bên cột bán con số vẫn bằng 0. Chỉ cịn chưa đầy 5 phút nữa là khớp lệnh, vậy mà vẫn cĩ người đặt mua, các tay broker vẫn miệt mài nhập lệnh. Thật khơng hiểu tại sao đã biết chắc chắn là khơng mua được mà nhân dân vẫn viết lệnh rào rào. 9 giờ 59 phút, bên cột bán chuyển sang con số 1. Một đại gia nào đĩ lại vừa quăng ra đúng duy nhất một lơ để tạo giao dịch, đẩy giá lên kịch trần. Khớp lệnh”. “Tơi khoan khối ra về, trong tài khoản lại tăng thêm 2 triệu rưỡi. Mỗi tuần giao dịch 3 phiên, thành ra thu nhập cứ như thế mà nhân lên, một tháng khoảng chừng 30 triệu (thời điểm năm 2001). Và tơi chỉ là một cĩc ké thơi nhé, vốn chỉ cĩ 30 triệu, mua được 17 lơ TMS. Từ đây cĩ thể tính được các đại gia vốn lớn, nắm trong tay hàng trăm lơ mỗi loại sẽ kiếm được bao nhiêu”. Nguồn: Mua bán theo tâm lý đám đơng thì bất kể là cơng ty nào, đang làm ăn hoạt động kinh doanh ra sao, hễ thấy lệnh mua đặt nhiều là y như rằng bà con đều nhào vơ mua theo, đẩy mức cầu lên theo cấp số nhân. Ở thời điểm này, mua được cổ phiếu coi như trúng số độc đắc. Chính bởi suy nghĩ nếu mua được cổ phiếu thì sau
  42. 42 một vài phiên giao dịch, họ cĩ thể kiếm được một khoản lợi nhuận khá cao do sẽ cĩ những nhà đầu tư khác sẵn sàng mua lại cổ phiếu của họ với giá cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu “sốt cao”. Khi giá xuống, ban đầu người ta vẫn kỳ vọng đĩ chỉ là cơn đỏng đảnh nhất thời của thị trường. Nhưng 3 ngày, một tuần, rồi hai tuần trơi qua, mọi người lại giả định giá ngày mai sẽ xuống nữa, họ đổ xơ đi bán và kết quả là giá càng xuống. Hầu như ngay lập tức, động tác này ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Với tâm lý chuyển từ lo âu sang hoang mang, từ hoang mang đến sợ hãi, rồi từ sợ hãi đến sợ bị bỏ rơi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. Cũng tương tự như khi mua vào, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xơ đi bán tháo cổ phiếu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cổ phiếu trên thị trường và càng làm chỉ số chứng khốn sa sút hơn nữa. Khi giĩ đổi chiều, thị trường tuột dốc khơng phanh thì người người cùng bán, tranh nhau mà bán nhưng chẳng thấy ai mua làm giá cổ phiếu giảm kịch sàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu “đột quỵ”. Những phân tích trên về tâm lý đám đơng rất đúng với những diễn biến trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2001. Chính tâm lý đám đơng trên TTCK đã làm cho hoạt động đầu tư chứng khốn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng sợ bên cạnh sự quyến rũ ngọt ngào của khoản lợi nhuận kết sù cĩ được từ đầu tư chứng khốn. Như vậy, trong giai đoạn “sốt cao rồi đột quỵ”, dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng như đã phân tích - mà nhân tố chính là yếu tố tâm lý nhà đầu tư - đã làm cho mối tương quan cung cầu về chứng khốn trên thị trường mất cân đối nghiêm trọng. Cung chứng khốn trong giai đoạn mới thành lập TTCK thiếu do cịn quá ít người bán (đơn vị niêm yết) cũng như lượng cổ phiếu phát hành nên các nhà đầu tư khơng cĩ nhiều lựa chọn. Ta cĩ bảng số liệu các đơn vị niêm yết và lượng cổ phiếu phát hành của từng đơn vị như sau:
  43. 43 Bảng 2.2.5. Các đơn vị niêm yết và lượng cổ phiếu phát hành STT Loại Ngày Số lượng CP Giá trị niêm yết CP niêm yết phát hành (CP) (mệnh giá) (đồng) 1 REE 28/7/2000 15.000.000 150.000.000.000 2 SAM 28/7/2000 12.000.000 120.000.000.000 3 HAP 4/8/2000 1.008.000 10.080.000.000 4 TMS 4/8/2000 2.200.000 22.000.000.000 5 LAF 15/12/2000 1.909.840 19.098.400.000 6 SGH 16/7/2001 1.766.300 17.663.000.000 CỘNG : 33.884.140 338.841.400.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các cơng ty niêm yết. Như vậy, trong giai đoạn này trên thị trường niêm yết chỉ cĩ 6 loại cổ phiếu với 33.884.140 cổ phiếu tương đương 338.841.400.000 đồng giá trị tính theo mệnh giá. Trong đĩ, nhà nước nắm giữ một lượng cổ phiếu khơng nhỏ (khoảng 25%) trong các cơng ty niêm yết: 49% cổ phiếu SAM; 38,86% cổ phiếu SGH; 28,83% cổ phiếu LAF; 25% cổ phiếu REE; 10% cổ phiếu TMS Mà nhà nước thì khơng bán cổ phiếu mình nắm giữ ra ngồi nên lượng cổ phiếu thực sự giao dịch trên thị trường cịn ít hơn nhiều. Trong khi đĩ, cầu chứng khốn lại lớn gấp hàng chục lần cung chứng khốn. Lượng chứng khốn đặt mua lớn gấp nhiều lần so với lượng chứng khốn đặt bán. Thật vậy, trong phiên giao dịch đầu tiên, tổng số cổ phiếu đặt mua là 334.500 CP, nhưng chỉ được đáp ứng bởi 4.200 CP đặt bán (tương đương 1,26%). Trong phiên giao dịch thứ hai, tổng số cổ phiếu đặt mua là 599.100 CP, trong khi số cổ phiếu đặt bán là 10.300 CP (tương đương 1,84%). Đến phiên thứ ba, tương quan cung cầu chứng khốn căng thẳng hơn, số cổ phiếu bán ra chỉ cĩ 300, trong khi lượng đặt mua là 416.800 CP Trong một số phiên giao dịch sau đĩ, tương quan cung cầu tuy cĩ được cải thiện đơi chút, song nhìn chung, lượng cung vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 2% lượng cầu mà thơi. Thời gian sau đĩ, do tình hình mất cân đối cung cầu cổ phiếu trên TTCK nên mặc dù giá cổ phiếu đã tăng quá cao nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tranh nhau
  44. 44 đặt mua cổ phiếu gây nên tình trạng tăng giá ảo hay hiện tượng bong bĩng giá cổ phiếu. Nhưng khi quả bong bĩng nở đến một mức độ nào đĩ, giá cổ phiếu bắt đầu xuống. Khi giá cổ phiếu xuống, nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu ra, số lệnh đặt bán rất nhiều trong khi rất ít người mua, nên lệnh bán rất khĩ được khớp. Lúc thị trường đi xuống, nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thua lỗ khá lớn do giá cổ phiếu giảm và chi phí cơ hội tăng. Điều này đã tạo nên sự thất vọng và suy giảm lịng tin vào TTCK của cơng chúng đầu tư. Để giảm thiểu số lỗ, nhà đầu tư bán cổ phiếu mình đang nắm giữ và rút vốn ra khỏi TTCK. Và như một hệ quả tất yếu, giá chứng khốn tiếp tục “rơi tự do” trong những phiên giao dịch tiếp theo làm cho VNIndex xuống càng sâu hơn. Tĩm lại, giai đoạn thị trường “sốt cao rồi đột quỵ” mà nguyên nhân chính khơng bắt nguồn từ các nhân tố nội sinh, là giai đoạn thị trường phát triển khơng lành mạnh. Cĩ thể nĩi, yếu tố tâm lý đầu tư theo đám đơng (thuộc các nhân tố can thiệp) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cán cân cung cầu cổ phiếu căng thẳng và lệch lạc làm cho giá chứng khốn “sốt cao rồi đột quỵ” ở giai đoạn 1. TTCK Việt Nam như một đứa trẻ chưa đầy một tuổi đã cĩ những bước đi nhảy vọt quá xa đến một vị trí quá cao khơng phù hợp với tuổi tác và nội lực của chính mình rồi sau đĩ rơi tự do xuống đất và khơng tránh khỏi những tổn thương nghiêm trọng. Những tổn thương này khơng những đã ảnh hưởng khơng tốt tới các nhà đầu tư chứng khốn mà nĩ cịn ảnh hưởng khơng tốt đến sự phát triển lành mạnh của TTCK Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. 2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 2 a. Các nhân tố nội sinh Tính đến 31/12/2003, HOSTC đã cĩ 22 loại cổ phiếu niêm yết với giá trị tính theo mệnh giá là 1.153,2 tỷ đồng (tổng vốn hĩa là 2.525 tỷ đồng). Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2003 của các cơng ty niêm yết thể hiện qua các chỉ số tài chính ROE, EPS ở bảng 2.2.6. và chúng ta lấy giá đĩng cửa ngày 31/12/2003 làm tham chiếu và tính chỉ số P/E của thị trường như sau:
  45. 45 Bảng 2.2.6. Chỉ số tài chính của các cơng ty niêm yết trên HOSTC Mã VĐL ROE EPS Giá ngày STT Tên cơng ty niêm yết CK (tỷ đ) (%) (VNĐ) 31/12/03(đ) 1 Cty CP XNK Thuỷ sản An Giang AGF 41,8 31,1 5.500 29.300 2 Cty CP Bánh kẹo Biên Hịa BBC 56 5,8 800 11.100 3 Cty CP Bao bì Bỉm Sơn BPC 38 18,0 2.600 15.300 4 Cty CP Bê tơng 620 Châu Thới BT6 58,8 18,0 2.600 18.800 5Cty CP Cơ khí Bình Triệu BTC 12,6 3,0 400 16.400 6Cty CP Đồ hộp Hạ Long CAN 35 13,3 1.600 14.000 7Cty CP Nhựa Đà Nẳng DPC 15,9 3,7 400 10.200 8 Cty CP SXKD và XNK Bình Thạnh GIL 25,5 33,9 5.100 23.300 9Cty CP Đại lý liên hiệp vận chuyển GMD 200 25,6 4.700 37.500 10 Cty CP Giấy Hải Phịng HAP 20 15,3 4.500 26.700 11 Cty CP Xây lắp Bưu điện Hà Nội HAS 12 26,4 4.500 21.500 12 Cty CP XNK Khánh Hội KHA 19 19,8 2.500 16.200 13 Cty CP Chế biến XK Long An LAF 19 19,9 4.100 17.800 14 Cty CP Cơ khí Xăng dầu PMS 32 14,1 1.600 14.600 15 Cty CP Cơ điện lạnh REE 225 13,2 1.600 15.900 16 Cty CP Cáp và vật liệu viễn thơng SAM 180 27,2 3.500 21.400 17 Cty CP HTKT và XNK Savimex SAV 45 20,9 3.400 16.600 18 Cty CP Khách sạn Sài Gịn SGH 17,6 10,5 1.300 14.100 19 Cty CP Kho vận giao nhận NT TMS 22 33,8 7.100 33.000 20 Cty CP Nước giải khát Sài Gịn TRI 45 31,2 5.000 20.000 21 Cty CP Thuỷ sản 4 TS4 15 21,0 2.900 17.000 22 Cty CP Viễn thơng VTC VTC 18 36,7 6.000 30.500 Nguồn: Bản cáo bạch Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam VF1 ( Số liệu từ bảng 2.2.6. cho thấy trong năm 2003 các cơng ty niêm yết hoạt động rất cĩ hiệu quả. Chỉ số EPS trung bình của các cơng ty niêm yết là 3.259 đồng, ROE trung bình là 20,5% nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2003 là 7,24% (Theo báo cáo về kinh tế Đơng Á của Ngân hàng Thế giới – WB) thì các cơng ty niêm yết là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cĩ hiệu
  46. 46 quả cao trong nền kinh tế. Trong khi đĩ, thị giá cổ phiếu ngày 31/12/2003 lại ở mức thấp (VNIndex 166,94 điểm). Ở thời điểm này thì P/E trung bình của tồn thị trường là 6,15. So sánh với P/E ở cùng thời điểm này của Trung Quốc là 40, Malaysia là 29 thì giá cổ phiếu của Việt Nam rất rẻ. Ta cĩ các chỉ tiêu chính của các cổ phiếu niêm yết như sau: Bảng 2.2.7. Một số chỉ tiêu chính của cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2001-2003 Năm tài chính 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Chỉ số P/E 8,7 7,5 6,9 Thị giá/Thư giá P/BV 1,6 1,6 1,4 Thu nhập/mệnh giá cổ phiếu EPS (%) 21,7 30,7 31,3 Suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE (%) 18,2 21,6 20,5 Số cơng ty niêm yết 10 20 22 Nguồn: Bản cáo bạch Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam VF1 ( Số liệu từ bảng 2.2.7. cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2003 các cơng ty niêm yết hoạt động rất hiệu quả. Chỉ số EPS trung bình là 27,9%; ROA trung bình là 20,1% so sánh với tốc độ tăng GDP trung bình trong giai đoạn này của Việt Nam là 7,4% thì cĩ thể nĩi các cơng ty niêm yết là những doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt. Chỉ số P/E trung bình là 7,7; thị giá cổ phiếu chỉ hơn 1,5 lần thư giá cổ phiếu thì cĩ thể nĩi trong giai đoạn này giá cổ phiếu niêm yết rất rẻ trong khi cơ hội tăng trưởng của các cơng ty niêm yết rất cao. Chúng ta cĩ thể so sánh chỉ số P/E của TTCK Việt Nam với chỉ số P/E trung bình trên TTCK Mỹ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II là 16,1. Trong những giai đoạn phát triển bong bĩng của thị trường chứng khốn Mỹ vào thập niên 1920 và 1990, chỉ số P/E là 30 để đánh giá chỉ số P/E của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2003. Sang giai đoạn 2004 – 2005, các cơng ty niêm yết trên HOSTC cĩ số liệu các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) như ở bảng 2.2.8. và chúng ta lấy giá đĩng cửa ngày 30/12/2005 của các cổ phiếu niêm yết làm tham chiếu và tính chỉ số P/E của thị trường như sau:
  47. 47 Bảng 2.2.8. LN sau thuế, EPS, giá đĩng cửa ngày 30/12/2005 (ĐVT: VNĐ) Loại Năm 2004 Năm 2005 Giá ngày STT CP LN sau thuế EPS LN sau thuế EPS 30/12/05 1AGF 18.097.541.266 4.330 19.161.709.025 4.585 42.000 2 BBC 9.177.891.671 1.639 12.284.055.606 2.194 21.900 3 BBT -2.193.447.232 1.273.084.560 186 11.000 4 BPC 7.368.160.222 2.046 8.443.271.071 2.221 16.200 5 BT6 28.503.974.494 4.751 20.375.968.720 3.463 31.000 6 BTC -5.015.003.389 217.490.891 16 8.100 7 CAN 2.748.105.461 785 7.345.150.703 2.099 17.200 8 DHA 22.376.553.026 6.462 36.515.586.209 9.516 43.000 9 DPC 305.037.452 192 2.359.895.683 1.487 12.200 10 GIL 22.254.140.429 8.727 20.079.441.356 4.413 32.000 11 GMD 111.140.085.348 5.675 135.110.090.243 6.523 69.500 12 HAP 12.723.857.024 3.915 14.581.421.180 4.486 22.800 13 HAS 6.965.712.775 4.354 8.405.862.658 5.254 32.800 14 KDC 82.298.774.512 3.292 99.174.615.147 3.966 54.000 15 KHA 7.738.602.706 3.389 13.986.733.589 4.461 21.300 16 LAF 23.114.167.792 12.103 6.609.871.984 3.461 20.300 17 MHC 16.027.592.210 2.390 16.221.508.752 2.418 23.300 18 NHC 3.914.516.717 2.953 4.953.441.606 3.737 24.500 19 NKD 23.724.849.610 4.745 33.946.117.986 4.849 54.000 20 PMS 5.946.458.943 1.887 5.949.259.124 1.888 14.400 21 PNC 3.648.520.389 1.824 4.261.410.764 1.420 16.600 22 REE 56.263.646.000 2.501 67.848.835.000 2.408 34.400 23 SAM 73.095.296.423 3.124 103.200.260.020 4.410 47.000 24 SAV 18.161.623.390 4.175 16.192.863.363 3.722 31.000 25 SFC 6.662.018.193 3.919 6.671.619.478 3.924 28.500 26 SGH 2.456.170.020 1.391 2.555.735.009 1.447 18.000 27 SSC 28.503.974.494 4.751 29.374.930.146 4.896 44.000 28 TMS 14.491.790.390 4.391 17.453.764.030 4.068 43.400 29 TNA 3.726.352.446 2.866 4.250.666.218 3.270 31.000 30 TRI 8.988.851.620 1.976 5.707.807.453 1.255 28.000 31 TS4 4.246.879.491 2.831 3.110.482.337 2.074 26.000 32 VF1 304.736.558.495 10.158 385.841.354.392 12.861 10.900 33 VTC 11.534.677.170 4.522 10.496.182.809 4.022 32.900 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết thơng qua HOSTC (
  48. 48 Trong đĩ: Chứng chỉ quỹ VF1 được tính bằng chỉ tiêu NAV. Số liệu từ bảng 2.2.8. cho thấy tính đến 30/12/2005 HOSTC cĩ 32 loại cổ phiếu và một chứng chỉ quỹ (VF1) niêm yết. Trong giai đoạn 2004 – 2005, hầu hết các cơng ty niên yết đều cĩ kết quả sản xuất kinh doanh tốt, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước và EPS bình quân trong giai đoạn này là trên 30%/năm (chỉ cĩ BBT và BTC năm 2004 thua lỗ). Nếu lấy giá đĩng cửa ngày 30/12/2005 (VNIndex là 307,50 điểm) làm tham chiếu thì chỉ số P/E trung bình tồn thị trường chưa đến 10 (trừ BBT và BTC). Điều này cho thấy giá cổ phiếu trên HOSTC vẫn cịn rẻ, vẫn chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của các cơng ty niêm yết. Như vậy cĩ thể nĩi cả giai đoạn thị trường “trầm lắng” 2001 – 2005 khi VNIndex từ 301,09 điểm giảm từ từ xuống đáy 130,90 điểm (mất gần 2 năm) rồi chậm chạp đi lên và tìm lại được chính mình ở mức 307,50 điểm (mất hơn 2 năm nữa) khơng phải vì các doanh nghiệp niêm yết cĩ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quá tệ mà ngược lại các cơng ty đang làm ăn cĩ hiệu quả cao. Điều này cĩ nghĩa là nguyên nhân của sự “trầm lắng” kéo dài hơn 4 năm của TTCK Việt Nam khơng nằm trong các nhân tố nội sinh. b. Các nhân tố ngoại sinh Trong giai đoạn 2001 – 2005, các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế Việt Nam cơ bản ổn định. Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, trung bình GDP tăng 7,5%/năm (đặc biệt năm 2005 là 8,4%). GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đối đã đạt 638 USD, vượt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD của năm 2000. Nguồn lực trong và ngồi nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP lên 38,4%, chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của CHND Trung Hoa. Nguồn vốn đầu tư nước ngồi theo số đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 60 tỉ USD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉ USD; nguồn vốn ODA đạt trên 30 tỉ USD, giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Nguồn: Những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật giai đoạn 2001-2005 (
  49. 49 Giai đoạn 2001 – 2003, khi giá cổ phiếu tụt giảm mạnh và chạm đáy 130,90 điểm thì một số kênh đầu tư khác lại nĩng lên một cách nhanh chĩng, thậm chí tạo thành cơn sốt. Cơn sốt đầu tiên là giá đất và bất động sản tăng vọt từ cuối năm 2001 và đỉnh cao nhất, tăng gấp 2-3 lần, thậm chí cĩ nơi tăng 5-6 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Khi giá đất đang cịn ở mức cao thì giá vàng lại tăng lên làm cho giá đất tăng "kép", tiếp sau đĩ là giá vàng đã liên tục tăng trong thời gian khá dài (năm 2001 tăng 5%; năm 2002 tăng 19,4%; năm 2003 tăng 26,6%). Lãi suất huy động của ngân hàng, kho bạc cũng gia tăng và đạt ở mức khá cao. Các kênh đầu tư như bất động sản, vàng và gởi tiết kiệm ngân hàng đã thu hút sự chú ý và dịng tiền của các nhà đầu tư trong xã hội và đây được coi là yếu tố ngoại sinh gĩp phần làm cho TTCK giai đoạn 2001 – 2003 vốn đã “trầm lắng” lại càng thêm ảm đạm. Đến giai đoạn 2004 – 2005, các kênh đầu tư khác lại khơng cịn hấp dẫn bằng đầu tư vào chứng khốn. Đầu tư vào đất và bất động sản chững lại do đang trong thời kỳ chờ đợi Luật Đất đai cĩ hiệu lực từ 1/7/2004, rồi thuế thu nhập cá nhân từ đất Đầu tư vào vàng hiện đang được cảnh báo là rất mạo hiểm vì biến động khĩ lường khi giá vàng thế giới lúc tăng lúc giảm kéo theo giá vàng ở trong nước cũng tăng giảm thất thường. Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm và xu hướng cĩ thể đứng và giảm. Đầu tư vào USD cũng khĩ lường khi Mỹ muốn giữ đồng đơ la yếu để phục hồi tăng trưởng, giảm bội chi ngân sách, giảm cán cân vãng lai, giữ lãi suất ở mức thấp Đây cũng được xem là một yếu tố ngoại sinh gĩp phần làm cho chỉ số VNIndex giai đoạn 2004 – 2005 “ấm” lên và đạt 307,50 điểm vào ngày 30/12/2005. c. Các nhân tố can thiệp Một lần nữa nguyên nhân chính của giai đoạn “trầm lắng” kéo dài hơn 4 năm trên TTCK Việt Nam bắt nguồn từ các yếu tố can thiệp. Trước hết, chỉ số VNIndex đã “sốt cao rồi đột quỵ” được xem là nguyên nhân chính tạo ra giai đoạn “trầm lắng” này như là một tất yếu của quy luật nhân quả. Tuy VNIndex dừng ở mức 301,09 điểm sau một thời gian giảm mạnh nhưng
  50. 50 lúc này giá chứng khốn vẫn cịn ở mức cao và dường như VNIndex vẫn cịn đang trên đường tìm lại chính mình. Như một cỗ xe đang chuyển động lại phụ thuộc quá nhiều vào quán tính – cái xu hướng giảm giá và trầm lắng – VNIndex đã xuống đến đáy 130,90 điểm (24/10/2003) và lúc này giá cổ phiếu hiện hành của nhiều cơng ty niêm yết đang thấp hơn giá trị thực nếu căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố can thiệp thứ hai phải kể đến trong giai đoạn này là yếu tố nhà đầu tư nước ngồi. Khi VNIndex đang dao động ở mức thấp nhất và giá cổ phiếu quá rẻ trong lúc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến triển tốt thì giữa quý 4-2003, nhà đầu tư nước ngồi đổ tiền vào TTCK Việt Nam, các quỹ đầu tư nước ngồi quay trở lại Việt Nam và họ đã mua gom được một khối lượng lớn cổ phiếu với giá cực rẻ. Thị trường chứng khốn nhích lên. Đến lúc đĩ, các nhà đầu tư trong nước chợt thức tỉnh trước thiệt hại của việc bán đổ bán tháo cổ phiếu với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực; càng thấm thía bài học xương máu về tính “bong bĩng” của giá cổ phiếu. Giai đoạn cuối năm 2003, đầu năm 2004 - giai đoạn sơi động của thị trường với khối lượng giao dịch lớn, VnIndex liên tục tăng. Theo thống kê của HOSTC, đây cũng là giai đoạn các nhà đầu tư nước ngồi tham gia mạnh nhất vào TTCK Việt Nam. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khốn của nhà đầu tư nước ngồi đã tăng từ 85 tài khoản lên 153 tài khoản trong giai đoạn này. TS Trần Đắc Sinh - Giám đốc HOSTC đánh giá, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi vào TTCK Việt Nam trong thời gian qua là một nhân tố tác động tích cực đến sự sơi động của hoạt động TTCK cịn non trẻ ở nước ta. Họ là những nhà đầu tư tiềm năng, tham gia đầu tư dài hạn gĩp phần nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, tạo ra sự ổn định cần thiết cũng như yếu tố tâm lý cho những nhà đầu tư trong nước. Nguồn: Cuối cùng những nhà đầu tư trong nước cũng đã biết dừng lại khi các nhà đầu tư nước ngồi mua hết giới hạn sở hữu tối đa (room) 30% cổ phiếu của các cơng ty cổ phần dành cho họ. Chính yếu tố “cầu ngoại” đã làm cho TTCK "ấm lên"
  51. 51 trong thời gian này. VNIndex từ mức đáy 130,90 điểm (24/10/2003) đã tăng lên 279,71 điểm vào ngày 1/4/2004 (phiên giao dịch thứ 758), tăng 113,68%; lượng giao dịch cĩ ngày đạt trên một triệu cổ phiếu như ngày 25/2/2004, tại phiên giao dịch thứ 732 khối lượng giao dịch đạt 1.432.617 cổ phiếu - mức kỷ lục tính từ ngày TTCK ra đời. Nhưng các nhà đầu tư ngoại khơng phải mua bất cứ cổ phiếu nào giao dịch trên HOSTC. Các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư nước ngồi cĩ nhiều kinh nghiệm nên chỉ chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư. Họ chỉ quan tâm đến bản chất của cơng ty phát hành cổ phiếu như làm ăn ra sao, hiệu quả kinh doanh thế nào. Mặc dù tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngồi (room) đã được Chính phủ điều chỉnh tăng từ 20% lên 30% kể từ năm 2003 nhưng đến nay đã khơng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngồi. Hiện nay đã cĩ đến 11 cơng ty trong tổng số 24 cơng ty niêm yết do các nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ gần đạt mức sở hữu tối đa là 30%. Các cơng ty cịn lại thì do quy mơ vốn nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa cao nên nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ với tỷ lệ thấp. Nguồn: Khi yếu tố “cầu ngoại” khơng cịn do hết room, TTCK lại tiếp tục những chuổi ngày “trầm lắng” và giảm giá nhưng ở một mặt bằng giá cao hơn. VNIndex từ mức 279,71 điểm tiếp tục giảm đến mức thấp nhất là 213,74 điểm vào ngày 9/8/2004 (phiên giao dịch thứ 848) rồi sau đĩ từ từ “bị” một cách chậm chạp và uể oải qua các con dốc nhỏ trước mặt mãi cho đến những tháng cuối năm 2005. Để “kích” thị trường chứng khốn phát triển, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 238/QĐ-TTg (ngày 29/9/2005 và cĩ hiệu lực từ ngày 24/10/2005) về việc nâng tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngồi tại các cơng ty cổ phần từ 30% lên 49% đối với các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn (30% với các doanh nghiệp chưa niêm yết). Tuy nhiên, những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đặc thù như Ngân hàng vẫn phải tuân theo luật chuyên ngành và “room” cho cổ đơng ngoại chỉ tối đa 30%.
  52. 52 Ngay lập tức quyết định này đã gĩp phần tăng nhiệt thị trường, ngày 30/9/2005, các cổ phiếu trên sàn đều tăng giá kịch trần. Chỉ số VNIndex tăng 13,38 điểm (4,85%), đạt 289,33 điểm, mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Nhiều nhà đầu tư vội vàng mua cổ phiếu trên sàn, làm cho giá trị giao dịch ngày cao nhất lên đến 39 tỉ đồng/phiên. VNIndex tăng mạnh xen kẻ những phiên điều chỉnh giảm và đạt 307,50 điểm vào phiên giao dịch cuối năm 30/12/2005, khép lại một giai đoạn thị trường “trầm lắng” kéo dài suốt 4 năm với hơn 1.000 phiên giao dịch chứng khốn. Yếu tố can thiệp thứ ba là tâm lý nhà đầu tư trong nước. Tâm lý mua bán theo đám đơng giai đoạn “sốt cao rồi đột quỵ” 2000 – 2001 đã làm cho một số lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam bị tổn hại nặng nề, thất bại hay phá sản trong đầu tư chứng khốn đã phải rời sàn giao dịch để trở về với cơng việc khác của mình. Đến giai đoạn “trầm lắng” 2001 – 2005 các nhà đầu tư nhỏ lẻ cịn lại như những con chim đã một lần hụt chết vì một mũi tên nên sợ tất cả các cành cây cong, một số nhà đầu tư từ tâm lý sợ hãi đã tiếp tục rời khỏi TTCK như rời xa nỗi ám ảnh khủng khiếp trong đời mình làm cho giai đoạn “trầm lắng” càng thêm ảm đạm kéo dài. Giai đoạn cuối năm 2003, đầu năm 2004 - ngay giữa lúc tâm lý nhà đầu tư trong nước bị khủng hoảng nghiêm trọng thì nhà đầu tư ngoại lại ồ ạt đổ tiền vào Việt Nam với tâm lý hết sức lạc quan, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của TTCK. Điều này đã làm thay đổi tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư nội địa. Lúc này các nhà đầu tư Việt Nam mua bán cổ phiếu trên thị trường với tâm lý “cuốn theo chiều giĩ” hay tâm lý đầu tư “theo chân” nhà đầu tư ngoại, nghĩa là khi thấy người nước ngồi gia tăng số lượng lệnh đặt mua thì các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng lệnh đặt mua. Các nhà đầu tư ngoại chọn lựa danh mục đầu tư như thế nào thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước cũng lựa chọn danh mục như vậy bất chấp sự khác biệt về tầm nhìn trong đầu tư (dài hạn hay ngắn hạn), bất chấp sự khác biệt về lượng vốn đầu tư (trường vốn hay ít vốn) và bất chấp kỳ vọng trong đầu tư khác nhau như thế nào giữa nhà đầu tư ngoại và nhà đầu tư trong nước. Mua bán cổ phiếu với tâm lý “theo chân” nhà đầu tư ngoại đã làm cho một số nhà đầu tư trong nước đạt được những thành cơng nhất định trong giai đoạn này.
  53. 53 Khơng dừng lại ở đĩ, với tâm lý quá hưng phấn của các nhà đầu tư nội địa trong mua bán cổ phiếu đã dẫn đến một hiện tượng mới trên sàn giao dịch được gọi là hiện tượng “tung hứng” giá cổ phiếu khi cổ phiếu của cả 22 cơng ty niêm yết đều tăng giá, đa số tăng tối đa trong giới hạn quy định, bất chấp hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao hoặc thấp. Điều này đã sinh ra một tiềm ẩn bong bĩng giá chứng khốn, là một nguy cơ cho TTCK trong những giai đoạn sau. Nguy cơ này tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Một tâm lý mua bán mới khác cũng được sinh ra trong giai đoạn này được gọi là tâm lý “đĩn giĩ” trước những thơng tin tích cực liên quan đến TTCK. Ngay khi thơng tin mở room cho nhà đầu tư ngoại được cơng bố (ngày 29/9/2004) thì các nhà đầu tư trong nước đã ồ ạt mua vào các loại cổ phiếu mà các nhà đầu tư ngoại ưa chuộng với hy vọng bán lại cho nhà đầu tư ngoại với giá cao. Nhưng các nhà đầu tư ngoại lại là những người chuyên nghiệp, họ khơng mua cổ phiếu với bất cứ giá nào nên tâm lý “đĩn giĩ” đã khơng thành cơng vì những ngày sau đĩ thị trường ảm đạm trở lại. Ngày 30/9/2004, các cổ phiếu trên sàn đều tăng giá kịch trần. Chỉ số VN Index tăng 13,38 điểm (4,85%), đạt 289,33 điểm, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Nhiều nhà đầu tư vội vàng mua cổ phiếu trên sàn, làm cho giá trị giao dịch ngày cao nhất lên đến 39 tỉ đồng/phiên. Thế nhưng, ở 2 phiên kế tiếp, giá của nhiều cổ phiếu lại giảm khá mạnh. Phiên ngày 3-10 chỉ số VNIndex giảm 3,33 điểm, phiên ngày 4-10 chỉ số giảm 2,14 điểm Anh Hồng, một nhà đầu tư, cho biết: “Lâu nay chỉ số VNIndex phụ thuộc nhiều vào sức mua của các nhà đầu tư nước ngồi. Khi họ mua nhiều thì giá sẽ lên cao. Lúc đầu chúng tơi hy vọng sau khi Chính phủ cho phép tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi thì thị trường sẽ tăng nhanh, nhưng khơng ngờ sau một ngày, nĩ lại quay về trạng thái nghèo nàn như cũ”. Nguồn: Tĩm lại, giai đoạn thị trường “trầm lắng” kéo dài suốt 4 năm mà nguyên nhân chính khơng bắt nguồn từ các nhân tố nội sinh, là giai đoạn thị trường phát
  54. 54 triển khơng lành mạnh. Cĩ thể nĩi, hậu quả của giai đoạn “sốt cao rồi đột quỵ” để lại, yếu tố đầu tư nước ngồi và tâm lý nhà đầu tư trong nước (đều thuộc các nhân tố can thiệp) là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng “trầm lắng” trên. TTCK Việt Nam như một đứa trẻ mới hơn 5 tuổi đầu mà đã phải trải qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống như bước nhảy vọt quá xa 2000 – 2001 rồi sau đĩ rơi tự do xuống vực sâu với những tổn thương nghiêm trọng. Một giai đoạn dưỡng thương buồn tẻ kéo dài hơn 4 năm sau đĩ đã làm phục hồi sức mạnh và sự hấp dẫn của TTCK. Đứa trẻ 5 tuổi bây giờ đã đủ sức để cĩ thể hĩa thân thành một Phù Đổng to cao, mạnh mẽ như người khổng lồ cùng sánh vai với các TTCK trong khu vực. TTCK Việt Nam chỉ cịn trơng chờ vào một cái “vươn vai” thì phép mầu sẽ xảy ra – TTCK Việt Nam sẽ “thăng hoa” để trở thành người khổng lồ với sức mạnh diệu kỳ đầy hấp dẫn. 2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến VNIndex trong giai đoạn 3 a. Các nhân tố nội sinh Nhân tố nội sinh đầu tiên cĩ thể nĩi là việc tăng cung hàng hĩa cho thị trường niêm yết. Nếu như cuối năm 2005 HOSTC cĩ 32 loại cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết thì trong năm 2006 số lượng các loại cổ phiếu niêm yết tăng mạnh, đặc biệt là vào những ngày cuối năm do các cơng ty cổ phần phải chạy đua niêm yết với mốc thời gian 1/1/2007 - mốc chính thức bãi bỏ ưu đãi thuế ở mức giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ thời điểm lên sàn. Ta cĩ bảng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết tại HOSTC qua các năm như bảng 2.2.9. Bảng 2.2.9. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết tại HOSTC Năm Số loại 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 9/2007 CK niêm yết Cổ phiếu 5 10 20 22 26 32 106 115 Chứng chỉ quỹ 0000112 2 Cộng: 5 10 20 22 27 33 108 117 Nguồn:
  55. 55 Chúng ta cĩ thể so sánh việc tăng cung các loại cổ phiếu qua các năm kể từ khi khai trương HOSTC đến cuối năm 2006 qua biểu đồ 2.2.4. sau đây. Biểu đồ 2.2.4. Số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên HOSTC 120 106 100 80 u ế 60 phi C ổ 40 32 26 22 20 20 10 5 0 20001 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ở bảng 2.2.9. Nhìn vào biểu đồ 2.2.4. ta thấy năm 2006 là năm HOSTC cĩ sự tăng cung chứng khốn đột biến. Tính đến hết ngày 31/12/2006 đã cĩ 106 cơng ty niêm yết tại HOSTC (tăng 231% so với cuối năm 2005) với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá trên 14.000 tỷ đồng, 2 chứng chỉ Quỹ Đầu tư cơng chúng với tổng khối lượng lưu hành 1 triệu chứng chỉ quỹ (giá trị niêm yết theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng). Lên sàn năm 2006 cĩ những doanh nghiệp “nặng ký” và làm ăn rất khá được gọi là các Blue chip. Trong số này, đầu tiên phải kể đến là đại gia Vinamilk (VNM) lên sàn ngày 19/1/2006 với vốn điều lệ 1.590 tỷ đồng chiếm 44,05% vốn tồn thị trường tính theo mệnh giá (so với 2.019 tỷ đồng của 33 cơng ty đang niêm yết). Tiếp theo là sự cĩ mặt của các cơng ty lớn thuộc ngành ngân hàng (STB), điện lực (VSH), cơng nghệ thơng tin (FPT), bất động sản (TDH), dầu khí (PVD) Ta cĩ bảng số liệu các CP cĩ vốn lớn mới niêm yết trên HOSTC như sau:
  56. 56 Bảng 2.2.10. Các cơng ty niêm yết trên HOSTC cĩ vốn điều lệ lớn ĐVT: VNĐ STT Mã CK Ngày niêm yết Vốn điều lệ EPS năm 2006 1 VNM 19/1/2006 1.590.000.000.000 4.600 2 STB 12/7/2006 1.899.472.990.000 2.460 3 VSH 18/7/2006 1.250.000.000.000 2.110 4 ITA 15/11/2006 450.000.000.000 3.720 5 PVD 5/12/2006 680.000.000.000 1.710 6 FPT 13/12/2006 608.102.300.000 8.060 7 TDH 14/12/2006 170.000.000.000 6.290 Nguồn: Từ đây cùng với các blue chip cũ, các blue chip mới này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của chỉ số VNIndex tồn thị trường vì VNIndex là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khốn niêm yết thời kỳ tính tốn nên phụ thuộc nhiều vào các cơng ty niêm yết cĩ vốn điều lệ lớn trên thị trường. Cung chứng khốn tăng mạnh khơng chỉ cung ứng cho nhà đầu tư ngày càng nhiều sự lựa chọn, giảm tính rủi ro cho thị trường, mà về lâu dài, nĩ cĩ tác động rất lớn tới thị trường, kích thích lượng cầu chứng khốn tăng lên vì các nhà đầu tư đang chờ đợi cơ hội kiếm lời từ những cổ phiếu của những ngành nghề cĩ tiềm năng phát triển cao. Nhân tố nội sinh thứ hai được kể đến là những số liệu tích cực từ kết quả sản xuất kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp trong năm 2006. Các cổ phiếu trên HOSTC khơng những là những cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn cĩ tiềm năng mà cịn là những cổ phiếu cĩ mức thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) rất cao. Đây được xem là một trong những nhân tố chính làm cho giá cổ phiếu tăng vọt nhiều phiên liền trong những ngày đầu năm 2007 và trụ hạng ở mức giá cao. Điều này đồng nghĩa với việc VNIndex thăng hoa rồi dao động quanh mặt bằng giá mới rất cao so với giai đoạn trước.
  57. 57 Ta cĩ số liệu EPS năm 2006 (đã kiểm tốn) của các CP siêu lợi nhuận như sau: Bảng 2.2.11. Các cổ phiếu cĩ EPS cao năm 2006 trên HOSTC STT Mã EPS Vốn điều lệ STT Mã EPS Vốn điều lệ CK VNĐ Tỷ VNĐ CK VNĐ Tỷ VNĐ 1 SJS 23.970 50 21 TTP 5.480 106,55 2 HRC 14.910 96 22 FMC 5.260 60 3 BMC 14.610 13,114 23 IMP 5.080 84 4 SFI 12.230 11,385 24 GIL 5.060 45,5 5 DHG 10.880 80 25 NSC 5.050 30 6 FPT 8.060 608,1023 26 SMC 5.020 60 7 ABT 7.970 33 27 DMC 4.830 107 8 DRC 7.860 92,475 28 NHC 4.730 13,36061 9 REE 7.500 381,74274 29 TNA 4.640 13 10 AGF 7.470 78,87578 30 VNM 4.600 1.590 11 HAS 7.470 24,9673 31 SFC 4.590 17 12 NAV 7.430 25 32 GMD 4.540 347,95315 13 NKD 7.230 83,99997 33 SGC 4.400 40,887 14 DNP 7.050 20 34 RHC 4.380 32 15 BMP 6.970 139,334 35 BT6 4.360 100 16 TCT 6.340 15,985 36 BHS 4.300 162 17 TDH 6.290 170 37 GMC 4.260 22,75 18 RAL 5.850 79,15 38 VGP 4.090 38,8502 19 KDC 5.690 299,9998 39 SAV 4.040 65 20 SAM 5.530 374,39428 40 TMC 4.020 27 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng tin TTCK số 77 ra ngày 3/5/07 của HOSTC. Từ số liệu ở bảng 2.2.11. ta thấy cĩ 40/106 loại cổ phiếu cĩ EPS trên 40% trong đĩ cĩ những cổ phiếu cĩ EPS đặc biệt cao trên 100%. Cũng theo bảng tin TTCK này cĩ 43/106 loại cổ phiếu cĩ EPS từ 20% đến 40%. Đây là những con số thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nếu đem so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
  58. 58 Nam năm 2006, GDP là 8,2%. Điều này cho thấy các cơng ty niêm yết đang hoạt động rất tốt, rất cĩ hiệu quả. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng này, các cơng ty niêm yết đã tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư, tạo được nội lực để TTCK thăng hoa, tạo đủ sức mạnh để TTCK biến thành người khổng lồ ngang bằng với các TTCK khu vực giúp TTCK Việt Nam ngày càng tiến gần với thị trường chứng khốn thế giới. b. Các nhân tố ngoại sinh Năm 2006 được đánh giá là năm khởi đầu cho thời kỳ cất cánh của kinh tế Việt Nam. Dưới đây là những sự kiện nổi bật về kinh tế Việt Nam với những thành cơng trong nước cũng như trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn tổng quát, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế năm 2006 đều đạt và tăng trưởng khá, ổn định được kinh tế vĩ mơ. Kinh tế Việt Nam năm 2006 tăng trưởng ngoạn mục, đạt 8,2% (kế hoạch 8%) dù phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do bão số 6, 7 và 9 làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 720 USD. Việt Nam vào WTO, thời cơ mới cho nền kinh tế được ví như “Thuyền ra biển lớn”. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới - tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh – Việt Nam thực sự bơi ra "biển lớn". Một sân chơi tự do, sịng phẳng, song thách thức trong cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết đang chờ đĩn các doanh nghiệp Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã chính thức thơng qua Quy chế quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PTNR) với Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam hồn tồn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuần lễ cấp cao APEC (12/11 – 19/11/2006) đã kết thúc thành cơng, đã cĩ hàng chục hiệp định, thoả thuận, hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết. Với sự cĩ mặt của hơn 1.100 lãnh đạo các tập đồn đa quốc gia, doanh nghiệp trong khu vực, đây là cơ hội khơng dễ cĩ để Việt Nam giới thiệu những tiềm năng, chính sách cải cách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với hàng ngàn tập đồn danh tiếng trong khu vực và trên thế giới.