Mở rộng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An

pdf 12 trang Gia Huy 1740
Bạn đang xem tài liệu "Mở rộng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_rong_hoat_dong_cho_vay_doi_voi_hoc_sinh_sinh_vien_tai_nga.pdf

Nội dung text: Mở rộng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN TRỤ, CHI NHÁNH TỈNH LONG AN  LÊ VĂN SANG (*) TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng công tác mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: (i) hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội; (ii) phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng; và (iii) đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Từ khóa: Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho vay học sinh sinh viên, SUMMARY This study was conducted to analyze the situation of loans expansion for students at Vietnam Social Policy Bank - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in 2015-2017. Thereby, offering some solutions to expand lending to students at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in the coming time. The research results have solved the following issues: (i) concretize the basic theoretical issues related to policy credit for students at Social Policy Bank. Vietnam; (ii) analyze and assess in detail the situation of the quality of student loans at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An province branch. On that basis, the author has presented the achievements, limitations and causes of that restriction in the student loan work at the bank; and (iii) offer some solutions and recommendations to expand lending to students at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in the coming time. Key words: Student, Social Policy Bank, student loan, 1. Đặt vấn đề Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy những nước có nền kinh tế phát triển là những nước quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bởi vậy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do đó cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Muốn có nguồn nhân lực đó nhất thiết phải chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo vì giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 61
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Sự ra đời của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đảm nhiệm đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và đánh giá đây là chính sách đồng thời đạt hai hiệu quả cả về giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn. Chương trình tín dụng đối với HSSV là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ tài chính cho HSSV thuộc các gia đình khó khăn để các em có điều kiện học tập, vươn lên trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Tân Trụ là một huyện nông nghiệp, cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn; nhưng với truyền thống hiếu học, vẫn vươn lên chăm lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Vì vậy, Chương trình cho vay HSSV càng cấp thiết và có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 2. Quy định chung về cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội 2.1. Đối tượng học sinh sinh viên được vay vốn - HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. - HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 2.2. Phương thức cho vay đối với học sinh sinh viên Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. 2.3. Điều kiện vay vốn đối với học sinh sinh viên - HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định. - Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. 2.4. Mức vốn cho vay đối với học sinh sinh viên Mức cho vay tối đa đối với một HSSV là 1.500.000 đồng/tháng (15.000.000 đồng/năm học). NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV, nhưng tối đa mỗi HSSV không quá 1.500.000 đồng/tháng. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗi HSSV. 2.5. Thời hạn cho vay đối với học sinh sinh viên - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong khế ước nhận nợ. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.  Thời hạn phát tiền vay: là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 62
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.  Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt qua thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau: (i) Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời gian phát tiền vay; và (ii) Đối với chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời gian phát tiền vay. - Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất. 2.6. Lãi suất cho vay đối với học sinh sinh viên - Các khoản vay từ 01/10/2015 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay 0,55%/tháng. - Các khoản cho vay từ 30/9/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/9/2007 vẫn được áp dụng mức lãi suất cho vay đã ghi trên khế ước nhận nợ cho đến khi thu hồi hết nợ. - Lãi suất quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên 3.1 Chỉ tiêu định tính Đó là những phản hồi qua ý kiến của chính những người tiếp nhận nguồn vốn này. Nếu những phản hồi khi tiếp nhận nguồn vốn là tốt như: sử dụng vốn đúng mục đích, tâm lý của những HSSV khi vay vốn giúp các em yên tâm hơn trong học tập, những ý kiến phát biểu của hộ vay vốn tín dụng là sự hài lòng tin tưởng vào đường lối và hoạt động của Đảng, Nhà nước thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHCSXH là hiệu quả. Ngược lại, khi vốn cho vay thường không sử dụng đúng mục đích như học sinh sinh viên dùng tiền đó để, tiêu xài không chú tâm cho việc học hành mà phải nghỉ học, thì nguồn vốn chu cấp không có hiệu quả. Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn tín dụng chính sách: Chỉ tiêu này phản ánh số HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận đến vốn tín dụng chính sách, đây là một kênh tín dụng hữu ích đối với HSSV nhưng họ không dễ tiếp cận được vì đa số gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn thường bị hạn chế về thông tin, họ thường thiếu các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những hộ sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thì cơ hội nắm bắt thông tin là rất khó. Do vậy, gia đình HSSV có được sự hiểu biết về vốn tín dụng chính sách và dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách thì cần phải có chương trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạng lưới giao dịch theo hướng thuận tiện, dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng chính sách cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSSV. Chọn đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn: Việc chọn đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn không phải là dễ đối với tổ chức cấp tín dụng chính sách, với các điều kiện vay vốn ưu đãi thì tiêu cực trong việc chọn đúng đối tượng vay là rất dễ xảy ra. Vì vậy chỉ tiêu này cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng tín dụng đối với HSSV. 3.2. Chi tiêu định lượng  Doanh số cho vay (DSCV) DSCV là tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định. DSCV phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng. Con số này thể hiện xu hướng hoạt TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 63
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI động cho vay tiêu dùng đang thu hẹp hay mở rộng. Tuy nhiên việc DSCV tăng không phải lúc nào cũng là tốt và ngược lại DSCV thu hẹp không phải lúc nào cũng là xấu, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. DSCV = DSCVquý I + DSCVquý II + DSCVquý III + DSCVquý IV Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô hoạt động của ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay của mình, tuy không thể nhìn vào đây đánh giá hết quy mô hoạt động của mình, nhưng nguồn thu chính của ngân hàng hầu như đều thu từ doanh số cho vay này.  Doanh số thu nợ (DSTN) DSTN là tổng số tiền được hoàn trả trong một thời kì nhất định hay là tổng số tiền phát sinh bên có của tài khoản cho vay trong một thời kì nhất định. DSTN = DSTNquý I + DSTNquý II +DSTNquý III + DSTNquý IV Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng thông qua việc thu hồi nợ. Ngoài ra nó còn thể hiện chất lượng thẩm định xét duyệt của cán bộ tín dụng đồng thời thể hiện khả năng về chuyên môn nghiệp vụ của họ.  Dư nợ (DN) DN là tổng số tiền còn lại sau khi lấy DSCV trừ đi số tiền mà khách hàng đã trả cho ngân hàng. DN phản ánh lượng vốn ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể. Không thể đánh giá chất lượng tín dụng của cho vay tiêu dùng cao hay thấp dựa vào chỉ tiêu này mà phải xem xét mức độ an toàn và tính lành mạnh của nó. Dư nợ bình quân (DNBQ): là số dư bình quân trên tài khoản tiền vay của khách hàng vào một khoảng thời gian nào đó. DN1 = DN0 + DSCV1 – DSTN1 DNBQ = (DN1 + DN0)/2 Trong đó: DN0: Dư nợ đầu kỳ; DN1: Dư nợ cuối kỳ; DSCV1: Doanh số cho vay trong kỳ; và DSTN1:Doanh số thu nợ trong kỳ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên số dư cuối kỳ kinh doanh của ngân hàng, ngoài ra chỉ tiêu này cũng thể hiện tổng số dư trong hạn. Do đó DN càng cao thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng nhưng cũng có thể nói lên rủi ro mà ngân hàng gặp phải càng lớn.  Tỷ lệ nợ quá hạn (TLNQH) Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo. Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau: 푵ợ 풒풖á 풉ạ풏 푻ỷ 풍ệ 풏ợ 풒풖á 풉ạ풏 = 풙 % 푻ổ풏품 풅ư 풏ợ Năm 2012, theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH tại văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 về việc xây dựng phương án, đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, quy định: các xã có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì Giám đốc NHCSXH cấp huyện phải xây dựng phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Các đơn vị NHCSXH cấp huyện, cấp tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch đó phải xây dựng đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Đến 30/6/2014, tất cả các chi nhánh đã hoàn thành mục tiêu mà đề án đưa ra. Toàn hệ thống chỉ còn 01 chi nhánh có nợ quá hạn trên 2%. Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 64
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI dụng, định hướng trong thời gian tới là phải xây dựng phương án, đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng ở những nơi có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%. Ý nghĩa: Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ dựa vào số dư mà cần xem xét đến nợ quá hạn. Nếu nợ quá hạn giảm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.  Tỷ lệ số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng, bằng tổng số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trên tổng số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được công bố. 푻ỷ 풍ệ 푯푺푺푽 ó 풉풐à풏 ả풏풉 풌풉ó 풌풉ă풏 đượ 풗 풚 풗ố풏 푻ổ풏품 풔ố 푯푺푺푽 ó 풉풐à풏 ả풏풉 풌풉ó 풌풉ă풏 đượ 풗 풚 풗ố풏 = 풙 % 푻ổ풏품 풔ố 푯푺푺푽 ó 풉풐à풏 ả풏풉 풌풉ó 풌풉ă풏 풕풉풆풐 풅 풏풉 풔á 풉 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số HSSV đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của NHCSXH, cho thấy được quy mô về số lượng hồ sơ được cho vay trong tổng số HSSV có hoàn cảnh khó khăn. 4. Thực trạng cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội– Phòng giao dịch Tân Trụ - chi nhánh tỉnh Long An Cho vay đối với HSSV giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, nhiều HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tục theo học. Tuy nhiên việc cho vay này phải đảm bảo chất lượng. Chất lượng tín dụng đối với HSSV được đánh giá thông qua việc cho vay đối với đối tượng này có mang lại hiệu quả hay không, tình hình nợ quá hạn và doanh số thu nợ của ngân hàng như thế nào. 4.1 Phân tích dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch Huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An Bảng 1. Doanh số cho vay HSSV tại PGD NHCSXH Huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh với năm So sánh với năm Chỉ tiêu Số tiền Số tiền 2015 Số tiền 2016 +/- % +/- % Doanh số cho vay 48.991,50 71.705,25 22.713,75 46,36 53.542,25 -18.163,00 -25,33 Doanh số cho vay 5.516,00 5.703,25 187,25 3,39 5.507,75 -195,50 -3,43 HSSV Tỷ trọng cho vay 11,26 7,95 10,29 HSSV (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 1 cho thấy DSCV HSSV biến động bất thường, cụ thể: Năm 2015, DSCV HSSV là 5.516 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,26% trong tổng DSCV. Năm 2016, con số đó là 5.703,25 triệu đồng, chiếm 7,95% tổng DSCV của ngân hàng. Như vậy, năm 2016 DSCV tăng lên 187,25 triệu đồng về mặt tuyệt đối và 3,4% về mặt tương đối so với năm 2015. Năm 2017 DSCV có xu hướng giảm nhẹ, đây là năm áp dụng điều chỉnh mức vay tối đa từ 1.250.000 đồng/tháng/học sinh lên 1.500.000 đồng/tháng/học sinh. Hình 1. Tỷ trọng cho vay HSSV tại PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 65
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Tỷ trọng cho vay HSSV (%) 12.00% 11.26% 10.00% 10.29% 8.00% 7.95% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay HSSV trong tổng DSCV tăng giảm không đều. Đó là do năm 2015 năm cuối thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong chiến lược 5 năm phát triển kinh tế (2013 - 2015) nên doanh số cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng lên đột biến. Năm 2016, DSCV HSSV là 5.703,25 triệu đồng, tăng lên 187,25 triệu đồng về mặt tuyệt đối và 3,4% về mặt tương đối so với năm 2015. Nguyên nhân là từ ngày 01/8/2011 mức lãi suất cho vay HSSV giảm từ 0,65%/tháng xuống còn 0,55%/tháng nên nhu cầu vay của nhiều hộ gia đình có HSSV có xu hướng tăng nhẹ. Doanh số thu nợ năm 2016 so với năm 2015 tăng từ 9.206,84 triệu đồng lên 10.569,32 triệu đồng, về số tuyệt đối tăng 1.362,48 triệu đồng, tức là tăng 14,8%. Doanh số thu nợ năm 2017 so với năm 2016 giảm từ 10.569,32 triệu đồng xuống còn 8.108,46 triệu đồng, về số tuyệt đối giảm 2.460,86 triệu đồng, tức là giảm 23,28%. Bảng 2. Doanh số cho vay chương trình cho vay HSSV tại PGD NHCSXH huyện Tân Trụ ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tốc độ tăng Tốc độ tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng (%) trưởng (%) Doanh số cho vay HSSV 5.516,00 5.703,25 3,39 5.507,25 -3,43 Doanh số thu nợ HSSV 9.206,84 10.569,32 14,80 8.108,46 -23,28 Dư nợ HSSV 36.425,90 31.559,83 -13,36 28.959,12 -8,24 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 Dư nợ HSSV năm 2016 so với năm 2015 giảm từ 36.425,9 triệu đồng xuống còn 31.559,83 triệu đồng, về số tuyệt đối giảm 4.866,07 triệu đồng, tức giảm 13,36%. Dư nợ HSSV năm 2017 so với năm 2016 giảm từ 31.559,83 triệu đồng xuống còn 28.959,12 triệu đồng, về số tuyệt đối giảm 2.600,71 triệu đồng, tức giảm 8,24%. Doanh số thu nợ tăng (giảm) không đều nên dẫn đến mức dư nợ cho vay HSSV cũng tăng (giảm) theo tương ứng trong giai đoạn 2015 - 2017. Qua đây cho thấy việc quay vòng vốn cho chương trình này khá khó khăn, điều này cũng dễ hiểu do chương trình này thường cho vay với thời gian kéo dài và mức tín dụng cho vay ngày một tăng lên, HSSV sau khi ra trường chưa phải trả nợ ngay mà ngân hàng cho một khoảng thời gian gia hạn có thể tạo ra thu nhập để trả nợ. Chương trình tín dụng HSSV của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Trụ được tiến hành cho vay ủy thác thông qua 4 Hội đoàn thể. 04 Hội đoàn thể xã thành lập các Tổ Tiết kiệm và vay vốn để tiến hành theo dõi quản lý dư nợ, đôn đốc nộp gốc và lãi cho ngân hàng theo hợp đồng ủy TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 66
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI nhiệm được ký kết. NHCSXH phối hợp với các Hội, Đoàn thể tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ Tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết, theo dõi vốn ủy thác. NHCSXH tiến hành chi trả trực tiếp hoa hồng cho các tổ ngay sau khi nộp lãi tại các điểm trực lưu động cũng như tại trụ sở phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Trụ. 4.2. Phân tích tình hình tín dụng HSSV theo đơn vị ủy thác và Ngân hàng Chính sách Xã hội trực tiếp quản lý Bảng 3. Phân loại dư nợ cho vay HSSV tại PGD NHCSXH huyện Tân Trụ ĐVT: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số KH còn Số KH còn Số KH còn Số tiền Số tiền Số tiền dư nợ (hộ) dư nợ (hộ) dư nợ (hộ) Dư nợ cho vay ủy thác 15.767,45 639 13.797,65 535 13.121,12 487 qua Hội Phụ nữ Dư nợ cho vay ủy thác 11.573,72 514 9.921,91 451 8.722,35 383 qua HND Dư nợ cho vay ủy thác 5.191,88 318 3.463,35 208 3.400,70 144 qua ĐTN Dư nợ cho vay ủy thác 3.892,85 168 4.376,92 171 3.714,95 135 qua Hội CCB Dư nợ cho vay trực tiếp 0 0 0 0 0 0 tại NHCSXH Tổng cộng 36.425,90 1.639 31.559,83 1.365 28.959,12 1.149 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 Tân Trụ là một huyện có diện tích tương đối rộng của tỉnh Long An, có nhiều xã cách phòng giao dịch NHCSXH huyện tới 18km. Vì vậy, việc giao dịch trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, số lượng nhân viên ngân hàng cũng hạn chế, không thể giao dịch hết với một số lượng khách hàng lớn như vậy, việc ủy thác cho vay qua tổ chức Hội Phụ nữ là một biện pháp hiệu quả, hỗ trợ cho ngân hàng rất lớn trong việc thủ tục và tư vấn cho khách hàng vay vốn cũng như việc giải ngân và thu hồi nợ. Vì vậy, dư nợ đều được ủy thác qua Hội Phụ nữ. 4.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn tín dụng HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung là hiện tượng đến thời điểm thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng (người cho vay) theo đúng thỏa thuận. Nợ quá hạn thể hiện mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, gây đổ vỡ về uy tín, lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng. Nợ quá hạn còn biểu hiện về rủi ro tín dụng, đe dọa khả năng thu hồi vốn (gốc, lãi) của ngân hàng, nó là một quan hệ tín dụng không lành mạnh. Bảng 4. Tình hình nợ quá hạn tại PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ quá hạn Triệu đồng 34,60 61,10 82,40 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,09 0,19 0,28 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 - 2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 67
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Qua bảng số liệu 4 trên cho thấy dư nợ quá hạn tín dụng HSSV của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Trụ biến động bất thường qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015 tăng từ 34,6 triệu đồng lên 61,1 triệu đồng, tăng 26,5 triệu đồng, tương ứng tăng 76,59%. Dư nợ quá hạn năm 2017 so với năm 2016 tăng từ 61,1 triệu đồng lên 82,4 triệu đồng, tăng 21,3 triệu đồng, tương ứng tăng 34,86%. Hình 2. Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 – 2017 Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn 82.4 61.1 34.6 0.09% 0.19% 0.28% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD PGD NHCSXH huyện Tân Trụ giai đoạn 2015 – 2017 Nguyên nhân được cho là do vào thời điểm năm 2015, nền kinh tế nói chung trong tình trạng trì trệ, khủng hoảng việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường không có việc làm, vì vậy nguồn để trả nợ cho ngân hàng không có dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. Bên cạnh đó còn có một bộ phận HSSV ý thức chưa cao, chây ì trong việc trả nợ mặc dù họ đã có thu nhập. Tuy nhiên, qua bảng trên cho thấy tỷ trọng của nợ quá hạn trong tổng dư nợ là rất thấp, cụ thể năm 2015 là 0,09%, năm 2016 là 0,19% và năm 2017 là 0,28%. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Trụ xét về mặt lượng là khá tốt. Mặc dù vậy, phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Trụ cũng đã có nhiều biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn, một phần được xử lý rủi ro. Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn. Ngân hàng cũng đã thực hiện chính sách giảm lãi 50% cho các trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn. Chủ trương này đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. 5. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội– Phòng giao dịch huyện Tân Trụ - Chi nhánh tỉnh Long An 5.1. Công tác nguồn vốn - Tạo lập nguồn vốn có lãi suất thấp từ các kênh huy động, có chính sách thu hút khách hàng, đa dạng về nguồn tiền gửi vãng lai, phát triển dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ mới. - Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn. - Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách về huy động vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, nguồn vốn này phải chiếm phần lớn quỹ cho vay, tạo điều kiện từng bước giảm cấp bù chênh lệch lãi suất từ Ngân sách Nhà nước. Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất. NHCSXH cần chuyển hướng huy động vốn sang các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (hiện nay tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các NHTM có lúc lên đến hơn 15.000 tỷ đồng, lãi suất các NHTM nhà nước trả 0,2%/tháng), huy động nguồn vốn ODA, nhận tiền gửi kiều hối và mở rộng các dịch vụ như tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán bảo hiểm, cung ứng lao vụ ở nông thôn, đến tận hộ gia đình. Đặc biệt cần chú trọng khai thác dịch vụ nhận ủy thác cho vay TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 68
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI các chương trình chỉ định của các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. - Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lưu ý hoàn thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang được khách hàng ưa chuộng như: Tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thưởng 5.2. Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay và tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện phương tiện cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng. Tại các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện nơi cho vay, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nợ vay và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Đồng thời rà soát lại các khoản nợ vay, phân loại và đánh giá tình trạng khoản vay, khả năng thu hồi nợ, qua đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Cần xây dựng quy trình tín dụng cụ thể, thiết lập và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn, chính quyền địa phương, và có trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền và để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn. 5.3. Điều chỉnh mức cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với thực tiễn Việc xác định mức cho vay đối với HSSV cần phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Mức cho vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng hiện bộc lộ sự bất hợp lý do lạm phát và các chi phí liên quan đến học tập tăng cao. Điều chỉnh mức cho vay tăng mới có thể giúp HSSV có đủ tiền đóng học phí và trang trải các chi phí liên quan đến học tập, đồng thời giảm thiểu được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay. Đối với NHCSXH, bền vững tài chính luôn là mục tiêu đạt được không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong hoạt động. Hoạt động của ngân hàng chính sách không phải là hoạt động từ thiện mà bản chất nó vẫn là một ngân hàng. Kinh doanh để đạt được sự bền vững và có bền vững mới có thể tạo điều kiện cho HSSV có cơ hội tiếp cận lâu dài với các dịch vụ ngân hàng. Để hoạt động của NHCSXH ổn định và phát triển bền vững, ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, NHCSXH cần xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự ưu đãi về lãi suất cho vay, ưu đãi ở đây chỉ cần là ưu đãi về thủ tục vay vốn, điều kiện vay, thời hạn vay vốn. Đối với HSSV, trong thời kỳ đầu cần phải được vay vốn theo lãi suất ưu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 69
  10. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI đãi nhưng ưu đãi ở mức độ nào thì cần phải tính toán hợp lý và trong tương lai cần phải hướng họ theo lãi suất thị trường. Hiện tại, lãi suất cho vay của NHCSXH đang thực hiện chỉ tương đương 55% lãi suất cho vay trên thị trường. Mức lãi suất này thấp hơn cả lãi suất huy động tiền gửi bình quân đầu vào của các NHTM. Nếu so sánh lãi suất cho vay của NHCSXH với lãi suất huy động có cùng kỳ hạn của các NHTM thì lãi suất cho vay của NHCSXH còn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn của các NHTM. Nếu duy trì lãi suất như hiện nay, có nghĩa là lãi suất thực của NHCSXH bị âm. 5.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ giao dịch lưu động cấp xã - Tranh thủ sự chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động. - Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ phòng giao dịch để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của NHCSXH, đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại Ủy ban Nhân dân (UBND) xã, thị trấn. - Phối hợp tốt với chính quyền địa phương, ban ngành, Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa, đài phường, chức năng tuyên truyền của các Hội đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay học sinh sinh viên, nhất là nội dung Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới mọi người dân trên địa bàn huyện Tân Trụ. 6. Một số kiến nghị Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cho vay đối với HSSV khắc phục được những khó khăn, tồn tại qua thời gian đầu triển khai Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xin đề xuất một số nội dung như sau: 6.1. Đối với ngân hàng Chính sách Xã hội– Phòng giao dịch huyện tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An - Phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi nợ vay đối với HSSV nhất là khi HSSV ra trường có việc làm và đối tượng vay trực tiếp qua ngân hàng. - Nhiều HSSV sau khi học tập trên địa bàn đã chuyển đi làm ở một địa phương khác không thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh. Do đó việc theo dõi phải có sự phối hợp của nhiều Bộ, ban, ngành nhằm hạn chế được tình trạng chây ì trong việc trả nợ. - Nội dung quy định về việc xác nhận đối tượng học sinh sinh viên vay vốn thuộc diện mồ côi cần được ngân hàng quy định rõ ràng cụ thể hơn. (Ví dụ: khi cho vay những đối tượng này yêu cầu HSSV phải có xác nhận của UBND cấp xã). 6.2. Đối với chính quyền, hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan - Chính quyền địa phương và hội đoàn thể cấp xã, thị trấn chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV để mọi người dân được hiểu và tiếp cận được với chủ trương đúng đắn của Chính phủ. - Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với NHCSXH trong việc giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những biểu hiện có nguy cơ gây thất thoát vốn như: sử dụng sai mục đích, cho vay không đúng đối tượng, HSSV bỏ học, đuổi học nhưng vẫn vay vốn, mắc bệnh tệ nạn xã hội TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 70
  11. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI - Nhà trường lập danh sách HSSV có nhu cầu vay vốn để tiện theo dõi, quản lý và xác nhận cho HSSV theo đợt (tránh tình trạng 01 HSSV được cấp nhiều giấy xác nhận trong một năm học). Thông báo số tiền học phí của từng HSSV và ghi rõ tài khoản của nhà trường (trên giấy xác nhận của HSSV) để ngân hàng chuyển tiền học phí cho HSSV đó, hạn chế trường hợp sử dụng tiền vay sai mục đích. - Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV, hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và UBND cấp xã, phường cho đối tượng được vay, nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các trường đào tạo, NHCSXH, chính quyền địa phương để thực hiện đơn giản, gọn nhẹ thủ tục vay và thuận lợi cho việc giám sát sử dụng vốn vay tín dụng và đào tạo của HSSV. - Cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong tổ chức vay vốn tín dụng đào tạo để tránh những sai sót, sai phạm, gây khó khăn cho người vay hoặc làm không đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước gây dư luận không tốt trong xã hội. - Thống nhất và ban hành mẫu giấy cam kết của HSSV cam kết cùng với gia đình trả nợ vay tín dụng và lãi sau khi ra trường có việc làm. - Có thông báo thông tin về tín dụng đào tạo trong năm học mới đến các Sở, trường đại học, cao đẳng, TCCN, dạy nghề và các trường THPT, THCS. 6.3. Đối với chính quyền địa phương Trước hết, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác xóa đói giảm nghèo, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Thứ hai, chỉ đạo UBND các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng. Thứ ba, chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát. Thứ tư, gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ bằng cách: Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, quy định, quy chế của NHCSXH Trung ương, cần tham mưu, ban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện; loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay. Thứ năm, ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo. Đối với các cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Tài liệu tham khảo [1]. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (2006), Quyết định số 55/QĐ-HĐQT ngày 24/2/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 71
  12. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI [2]. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [3]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình “Tài chính tiền tệ”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê. [7]. Phòng giao dịch Huyện Tân Trụ (Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Long An), Báo cáo hoạt động tín dụng của, giai đoạn 2015 - 2017. [8]. Phòng giao dịch Huyện Tân Trụ (Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Long An), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017. [9]. Quốc hội, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. mức cho vay đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội. [10]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên. [11]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh sinh viên. [12]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh sinh viên. [13]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 30/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh sinh viên. [14]. Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (2007), Văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc hướng dẫn cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngày nhận: 18/6/2018 Ngày duyệt đăng: 09/9/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 72