Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 24/05/2022 980
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_do_sau_tai_chinh_va_do_mo_thuong_mai_nghien.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ SÂU TÀI CHÍNH VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN FINANCIAL DEPTH AND TRADE OPENNESS: THE CASE OF VIETNAM Bùi Ngọc Toản Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Email: buingoctoan@iuh.edu.vn Tóm tắt Bài nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để ước lượng mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại bị tác động cùng chiều bởi độ sâu tài chính trong cả ngắn hạn và dài hạn. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện độ sâu tài chính gắn với độ mở thương mại một cách hiệu quả, bền vững. Từ khóa: ARDL, Độ mở thương mại, Phát triển tài chính, Tín dụng nội địa, Việt Nam. Abstract The paper investigates the relationship between financial depth and trade openness in Vietnam. The author employs the Autoregressive Distributed Lag (ARDL) approach to estimate the research model. The results indicate that trade openness is positively affected by financial depth in the short run and long run. Based on the results of this study, policy makers will have the basis to increasing the policies to promote the financial depth associated with trade openness more effectively and sustainably. Keywords: ARDL, Trade openness, Financial development, Domestic credit, Vietnam. 1. Giới thiệu Độ sâu tài chính cho thấy quy mô của ngành tài chính so với nền kinh tế (Klein & Olivei, 2008), đây cũng là tiêu chí quan trọng đại diện cho phát triển tài chính của mỗi quốc gia (Bui, 2020). Do đó, độ sâu tài chính phản ánh khả năng cung ứng nguồn vốn của ngành tài chính cho nền kinh tế. Đối với độ mở thương mại, đây có thể hiểu là sự mở cửa của một quốc gia với các quốc gia khác trong việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Độ sâu tài chính và độ mở thương mại là các yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia (Beck, 2002; Sachs &Warner, 1995). Không chỉ vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, có thể tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Hay nói cách khác, độ sâu tài chính có thể thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đồng thời độ mở thương mại cũng có thể tác động đáng kể đến độ sâu tài chính. Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại cũng được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm (Baltagi & các cộng sự, 2009; Kim & các cộng sự, 2010). Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau (Aizenman, 2008). Thật vậy, Beck (2002) cho rằng độ sâu tài chính có tác động đáng kể đến độ mở thương mại. Theo đó, khi độ sâu tài chính được cải thiện, các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn, do đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ gia tăng. Hay nói cách khác, độ sâu tài chính có vai trò thúc đẩy việc mở cửa thương mại, có nghĩa là độ mở thương mại sẽ gia tăng. Ở chiều ngược lại, tác động của độ mở thương mại đến độ sâu tài chính cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Điều này cho thấy, việc mở cửa thương mại có thể thúc đẩy ngành tài chính phát triển, có nghĩa là độ sâu tài chính sẽ được cải thiện (Rajan & Zingales, 2003). Bởi vì, mở cửa thương mại làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính, qua đó kích thích ngành tài chính phát triển (Svaleryd & Vlachos, 2002). Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại, chẳng hạn: Svaleryd và Vlachos (2002), Prasad và các cộng sự (2003), Wolde-Rufael (2009), Kim và các cộng sự (2010). 938
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại là chủ đề thú vị và được sự quan tâm nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này đều tập trung ở các quốc gia phát triển. Còn đối với Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về vấn đề này. Mặt khác, kết quả các nghiên cứu trước về vấn đề này còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, đặc biệt là về mức độ tác động trong mối quan hệ này. Do đó, mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại là chủ đề nghiên cứu rất cần thiết, đặc biệt là đối với Việt Nam. Với bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cơ sở để cải thiện độ sâu tài chính gắn với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả, bền vững. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Độ sâu tài chính là tiêu chí quan trọng đại diện cho phát triển tài chính của mỗi quốc gia (Bui, 2020). Độ sâu tài chính thường được đo lường thông qua quy mô của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán so với nền kinh tế. Tuy nhiên, ở các quốc gia có mức độ phát triển tài chính còn hạn chế, độ sâu tài chính thường tập trung chủ yếu ở quy mô của hệ thống ngân hàng so với nền kinh tế. Bởi vì, tại các quốc gia này, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Dựa trên cở sở đó, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng chỉ số tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân so với GDP để đại diện cho độ sâu tài chính (Ashraf, 2017; Bui, 2020). Khi lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế gia tăng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ được cải thiện. Do vậy, Beck (2002) đã tìm thấy tác động của độ sâu tài chính đến độ mở thương mại. Khi các quốc gia mở cửa thương mại, nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính sẽ gia tăng, do đó độ sâu tài chính ở các quốc gia này sẽ được cải thiện (Edwards & Wijnbergen, 1986; Svaleryd & Vlachos, 2002; Rajan & Zingales, 2003; Law & Demetriades, 2006; Law, 2009; Hauner & các cộng sự, 2013). Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính không chỉ đơn thuần ở các dịch vụ tài chính truyền thống, mà còn hướng đến các dịch vụ tài chính quốc tế (Huang & Temple, 2005; Do & Levchenko, 2007). Do đó, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng độ mở thương mại có tác động cùng chiều đến độ sâu tài chính. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng độ mở thương mại có tác động ngược chiều đến độ sâu tài chính. Thật vậy, khi mở cửa thương mại, hoạt động thương mại trong nước dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài (Loayza & Raddatz, 2007; Tornell & các cộng sự, 2004), điều này có thể làm cản trở sự phát triển của ngành tài chính. Tác động ngược chiều của độ mở thương mại đến độ sâu tài chính đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Zhang và các cộng sự (2015) khi phân tích dữ liệu tại Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Theo đó, độ sâu tài chính có vai trò thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đồng thời độ mở thương mại cũng giúp cải thiện độ sâu tài chính của mỗi quốc gia. Thật vậy, Svaleryd và Vlachos (2002) đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Trong một nghiên cứu khác, Prasad và các cộng sự (2003) cũng cho rằng tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại, trong đó tác động của độ mở thương mại đến độ sâu tài chính lớn hơn chiều ngược lại. Với một quan điểm khác, Wolde-Rufael (2009) cho rằng độ sâu tài chính tạo ra cả tăng trưởng về nhập khẩu và xuất khẩu, nhưng tác động từ thương mại đến độ sâu tài chính còn yếu. Không chỉ vậy, Kim và các cộng sự (2010) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều trong dài hạn giữa độ mở thương mại và độ sâu tài chính, tuy nhiên tồn tại mối quan hệ ngược chiều trong ngắn hạn. Trong khi đó, Gries và các cộng sự (2009) chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Nhìn chung, mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại là chủ đề được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này thường tập trung chủ yếu ở các quốc gia phát triển. Còn đối với Việt Nam, hầu như chưa có nghiên 939
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 cứu thực nghiệm nào về vấn đề này. Hơn nữa, mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, đặc biệt là về mức độ tác động trong mối quan hệ này. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ nguồn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo quý, trong giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2018. Tác giả tiến hành phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại thông qua phương pháp ARDL, đây là phương pháp được đề xuất bởi Pesaran và các cộng sự (2001). Căn cứ vào kết quả của các bài nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng có thể tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại. Trong đó, độ sâu tài chính (FD) được đo lường thông qua tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân so với GDP. Đối với độ mở thương mại (OP), chỉ số này được đo lường thông qua tỷ lệ giữa tổng giá trị xuất nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ so với GDP. - Mô hình 1: Tác động của độ sâu tài chính (FD) đến độ mở thương mại (OP). k k ΔOPt = α10 + ∑λ11ΔOPt− j + ∑ λ12ΔFDt− j + π11OPt−1 + π12 FDt−1 + ε1t j=1 j=0 Hay: k k ΔOPt = α10 + ∑λ11ΔOPt− j + ∑ λ12ΔFDt− j + φ1ECM t−1 + ε1t j=1 j=0 - Mô hình 2: Tác động của độ mở thương mại (OP) đến độ sâu tài chính (FD). k k ΔFDt = α 20 + ∑λ21ΔFDt− j + ∑λ22ΔOPt− j + π 21FDt−1 + π 22OPt−1 + ε 2t j=1 j=0 Hay: k k ΔFDt = α 20 + ∑λ21ΔFDt− j + ∑λ22ΔOPt− j + φ2 ECM t−1 + ε 2t j=1 j=0 3. Kết quả và thảo luận Bảng 1. Kiểm định tính dừng Biến I(0) I(1) Độ sâu tài chính (FD) 0.413 0.004 Độ mở thương mại (OP) 0.004 0.000 Ghi chú: có ý nghĩa ở mức 1%. Bảng 1 cho thấy độ mở thương mại (OP) dừng ở chuỗi dữ liệu gốc I(0) với mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, độ sâu tài chính (FD) dừng ở chuỗi sai phân I(1) với mức ý nghĩa 1%. Bảng 2. Kiểm định đồng liên kết Mô hình 1: Tác động của độ sâu tài chính (FD) đến độ I(0) 0.001 mở thương mại (OP) I(1) 0.003 Mô hình 2: Tác động của độ mở thương mại (OP) đến độ I(0) 0.399 sâu tài chính (FD) I(1) 0.527 Ghi chú: có ý nghĩa ở mức 1%. Bảng 2 cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu trong mô hình 1 với mức ý nghĩa 1%. Đối với mô hình 2, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ 940
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 liệu. Do đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp ARDL để phân tích tác động của độ sâu tài chính (FD) đến độ mở thương mại (OP) (mô hình 1) trong cả ngắn hạn và dài hạn. K ết quả phân tích tác động của độ sâu tài chính (FD) đến độ mở thương mại (OP) theo phương pháp ARDL được trình bày ở bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Kết quả mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc: Độ mở thương mại (OP) Biến Hệ số hồi quy P>|t| Tác động dài hạn FD 0.706 0.026 Tác động ngắn hạn ÌFD 0.334 0.024 ECM(-1) -0.473 0.000 Hằng số 0.005 0.902 R-squared 28.03% Mức ý nghĩa Prob>F = 0.000 Breusch-Godfrey LM test Prob>chi2 = 0.347 White's test Prob>chi2 = 0.724 Ghi chú: và có ý nghĩa tương ứng ở mức 5% và 1%. CUSUM CUSUM squared 1 0 0 CUSUM CUSUM squared 0 4 56 4 56 Time Time Hình 1. CUSUM và CUSUM squared Bảng 3 cho thấy mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số R-squared đạt 28.03%, điều này cho thấy độ sâu tài chính giải thích được 28.03% sự biến động của độ mở thương mại. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình 1 không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Đồng thời, tổng tích lũy phần dư (CUSUM) và bình phương tổng tích lũy phần dư (CUSUM squared) đều nằm trong dải tiêu chuẩn với mức ý nghĩa 5% (Hình 1). Vậy, kết quả mô hình 1 phù hợp và có thể sử dụng được. Vậy, trong cả ngắn hạn và dài hạn, độ sâu tài chính (FD) tác động cùng chiều đến độ mở thương mại (OP) với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy, khi độ sâu tài chính được cải thiện, các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ gia tăng. Do đó, độ sâu tài chính có tác động cùng chiều đến độ mở thương mại tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của Beck (2002). Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa của độ mở thương mại (OP) đến độ sâu tài chính (FD), đây là điểm khác biệt của bài nghiên cứu này so với hầu hết các nghiên cứu trước. Điều này khá phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, một quốc gia mới nổi với việc mở cửa thương mại chỉ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây. Do vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chịu tác động đáng kể bởi nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, những lợi ích từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chưa tạo ra các tác động đáng kể đến độ sâu tài 941
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 chính. Còn đối với các quốc gia phát triển, việc mở cửa thương mại tại các quốc gia này đã diễn ra trong một thời gian dài nên thường tạo ra các tác động đáng kể đến độ sâu tài chính. 4. Kết luận Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại tác động một chiều từ độ sâu tài chính đến độ mở thương mại trong cả ngắn hạn và dài hạn, xu hướng tác động là cùng chiều. Với bộ dữ liệu thu thập được, tác giả chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của độ mở thương mại đến độ sâu tài chính. Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại tại Việt Nam. Do đó, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện độ sâu tài chính một cách hiệu quả hơn nữa, qua đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập nhập hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, cần thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các thị trường tiềm năng để cải thiện cán cân thương mại. Có như vậy, việc mở cửa thương mại mới tạo ra được các tác động tích cực đến độ sâu tài chính. Bài nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế, chẳng hạn như chưa xem xét đến một số biến kiểm soát có thể tác động đến độ sâu tài chính và độ mở thương mại, chẳng hạn như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aizenman, J. (2008). On the hidden links between financial and trade opening. Journal of International Money and Finance, 27(3), 372-386. 2. Ashraf, B.N. (2017). Do Trade and financial openness: impact on bank development of emerging economies. Research in International Business and Finance, 44, 434-458. 3. Baltagi, B.H., Demetriades, P.O., & Law, S.K. (2009). Financial development and openness: evidence from panel data. Journal of Development Economics, 89(2), 285-296. 4. Beck, T. (2002). Financial development and international trade: is there a link? Journal of International Economics 57, 107-133. 5. Bui, T.N. (2020). The macroeconomy and financial depth: Evidence from Vietnam. International Journal of Advanced and Applied Sciences, 7(4), 9-16. 6. Do, Q.T., & Levchenko, A.A. (2004). Trade and financial development. World Bank, Washington, D.C. 7. Edwards, S., & Wijnbergen, S.V. (1986). The welfare effects of trade and capital market liberalization. International Economic Review, 27(1), 141-148. 8. Gries, T., Kraft, M., & Meierrieks, D. (2009). Linkages between financial deepening, trade openness and economic development: causality evidence from sub-Saharan Africa. World Development, 37(12), 1849- 1860. 9. Hauner, D., Prati, A., & Bircan, C. (2013). The interest group theory of financial development: Evidence from regulation. Journal of Banking & Finance, 37, 895-906. 10. Huang, Y., & Temple, J. (2005). Does external trade promote financial development?. Centre for Economic Policy Research, Paper No. 5150, 1-40. 11. Kim, D.H., Lin, S.C., & Suen, Y.B. (2010). Are financial development and trade openness complements or substitutes? Southern Economic Journal, 76(3), 827-845. 12. Law, S.H., & Demetriades, P.O. (2006). Openness, institutions and financial development. World Economy and Finance Research Programme, Working Paper No.0012, 1-29. 13. Law, S.H. (2009). Trade Openness, Capital Flows and Financial Development in Developing Economies. International Economic Journal, 23, 409-426. 942
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 14. Loayza, N.V., & Raddatz, C. (2007). The structural determinants of external vulnerability. World Bank Economic Review, 21(3), 359-387. 15. Pesaran, M.H., Shin, Y., & Smith, R. (2001). Bounds testing approaches to the analysis of level relationship. Journal of Applied Econometrics, 16(3), 289-326. 16. Prasad, E., Rogoff, K., Wei, S.J., & Kose, M.A. (2003). Effects of Financial Globalization on Developing Countries: Some Empirical Evidence. IMF Working Paper, 1-86. 17. Rajan, R.G., & Zingales, L. (2003). The great reversals: The politics of financial development in the twentieth century. Journal of Financial Economics, 69(1), 5-50. 18. Sachs, J., & Warner, A. (1995). Economic reform and the process of global economic integration. Brookings Papers on Economic Activity (25th Anniversary Issue), 1-118. 19. Svaleryd, H., & Vlachos, J. (2002). Markets for risk and openness to trade: how they are related. Journal of International Economics, 57(2), 369-395. 20. Tornell, A., Westermann, F., & Martinez, L. (2004). The positive link between financial liberalization, growth and crises. CESifo Working Paper Series No. 1164, 1-53. 21. Tursoy, T., & Faisal, F. (2016). Causality between stock price and GDP in Turkey: An ARDL Bounds Testing Approach. Romanian Statistical Review, 4, 3-19. 22. Wolde-Rufael, Y. (2009). Re-examining the financial development and economic growth nexus in Kenya. Economic Modelling, 26(6), 1140-1146. 23. Zhang, C., Zhu, Y., & Zhe Lu, Z. (2015). Trade openness, financial openness, and financial development in China. Journal of International Money and Finance, 59, 287-309. 943