Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_kiem_soat_va_tang_cuong_quan_ly_no_cong_o_v.pdf

Nội dung text: Một số giải pháp kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ThS. Trịnh Xuân Hƣng, ThS. Trần Nam Trung1 1Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thời gian qua, nợ công của các quốc gia và của Việt Nam đang trở thành chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm và tranh luận của nhiều nhà kinh tế trên các diễn đàn, báo chí. ngoài nước, sự sụp đổ của khu vực tài chính nhà nước diễn ra ở Hy Lạp đang đẩy cả Châu Âu vào một cuộc khủng hoảng nợ, còn trong nước thì sự cố “Con tàu nghìn tỷ Vinashin” năm 2010 đã là tiếng chuông cảnh tỉnh cho Chính phủ về vấn đề quản lý nợ công của mình. Yêu cầu khách quan là cần phải có sự thay đổi to lớn trong công tác quản lý nhằm tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo sự phát triển bền vững trong tương lai. Do vậy, bài viết này đã phân tích và đưa ra một số giải pháp góp phần kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025. Từ khóa: Quản lý, Kiểm soát, Giải pháp, Nợ công, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì các Chính phủ cần phải có những nguồn vốn nhất định. Các nguồn vốn này có thể bao gồm: các khoản vay trong nước như phát hành trái phiếu hoặc vay nước ngoài như ODA, các khoản nợ của doanh nghiệp mà Chính phủ bảo lãnh, Các vấn đề này được nghiên cứu nhiều trong giai đoạn hiện nay, đó là nợ công. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khi tiết kiệm trong nền kinh tế thấp, các nước đang phát triển thường sử dụng biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó vay nợ là phương thức mà các nước này thường sử dụng. Đây chính là những tác động tích cực của nợ công đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nợ công luôn tiềm ẩn những rủi ro khi nguồn vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Những tác động ngược chiều với thúc đẩy phát triển kinh tế của nợ công chính là do khâu quản lý chưa chặt chẽ. Khái niệm nợ công theo Luật quản lý nợ công được hiểu là các khoản nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó: nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. Khái niệm quản lý nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công. Khái niệm nợ công được các nước đặc biệt quan tâm từ sau khủng hoảng nợ công tại một số nước trên thế giới, như ở Hy Lạp, sau đó là Iceland và một số nước châu Âu. Tác động của nợ công đến phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nếu như không được quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ công, tác động xấu đến nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng về nợ công ở một số nước như Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha và đến nay là một số nước ở Châu Âu là tiếng chuông cảnh báo cho những quốc gia 284
  2. đang có gánh nặng về nợ công nếu không có biện pháp thích hợp sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Một minh chứng hiện nay chính là sự khủng hoảng nợ công đang lan rộng ở Châu Âu. Điều này đã làm cho vị trí của đồng tiền chung châu Âu lung lay, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội – chính trị, không chỉ của quốc gia bị khủng hoảng mà còn các quốc gia trong khu vực và trong tổ chức hợp tác. Do vậy, các nguồn vay nợ của quốc gia cần phải được quản lý để huy động, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả. Chính sách quản lý nợ công trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách tài khóa của một quốc gia. Việt Nam, năm 2009 đã có luật quản lý nợ công ra đời, đánh dấu bước phát triển hội nhập theo hướng bền vững. Các nguồn vốn vay trong nước cũng như nước ngoài đều được điều chỉnh theo luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn ODA vào Việt Nam rất cao, nó trở thành nguồn vốn thực sự quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng vẫn tồn tại tình trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, tỷ lệ giải ngân còn thấp, mức độ ưu đãi có xu hướng giảm dần và xa hơn là vấn đề trả nợ ODA. Đây chính là một trong những nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nợ công mà một số nước đang trải qua. Sau vụ việc xảy ra tại Vinashin và một vài tập đoàn kinh tế nhà nước gần đây, cũng như một số vấn đề về rủi ro tỷ giá, lạm phát vấn đề quản lý nợ công ở Việt Nam đang trở thành chủ đề thời sự được nhiều người quan tâm. Từ năm 2001 đến 2018, nợ công của Việt Nam tăng lên đáng kể, chủ yếu là nợ nước ngoài. Tình hình hình như hiện nay, nếu không được quản lý hiệu quả thì nguy cơ khủng hoảng nợ công là rất cao. Chính phủ dự kiến nợ công của Việt Nam tính đến 2025 sẽ tương đương 60-65%. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, mức nợ này vượt ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế và cần được sử dụng hết sức thận trọng. Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công thúc đẩy phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025” là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đầu tiên, đề tài phải đưa ra được một hệ thống các lý luận liên quan đến quản lý công nợ như: khái niệm về nợ công, nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý nợ công; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ công ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở hệ thống lý luận, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018; đánh giá công tác quản lý nợ công ở Việt Nam. Căn cứ vào cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhóm tác giả đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra một cách cụ thể về các nội dung về quản lý nợ công. Để thực hiện được đề tài, nhóm tác giả cần sử dụng các dữ liệu phân tích về quản lý nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018. Do đó, từ thu thập dữ liệu đến kết quả thực hiện, nhóm tác giả đã chia thành 3 giai đoạn: thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thu thập dữ liệu: Bao gồm thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Thu thập dữ liệu thứ cấp: đầu tiên, nhóm tác giả xác định những dữ liệu cần thu thập như: cơ cấu nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018; các dữ liệu về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, chi tiêu chính phủ, trong giai đoạn 2006 – 2018; các dữ liệu về văn bản quản lý, hệ thống quản lý về nợ công ở Việt Nam. Các dữ liệu này được thu thập từ các nguồn ở Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Thu thập dữ liệu sơ cấp: thiết kế bảng phỏng vấn nhằm phỏng vấn các lãnh đạo của các Bộ liên quan đến quản lý công nợ, các doanh nghiệp nhà nước, 285
  3. Các dữ liệu đã thu thập được nhóm tác giả thống kê và hệ thống vào các bảng số liệu theo chuỗi thời gian và thực hiện phân tích như sau: – Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Tổng hợp phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng quản lý nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018. – Phân tích so sánh đối chiếu: Phân tích tình hình nợ công trong các năm ở Việt Nam. – Phân tích tình huống: nghiên cứu các trường hợp điển hình về quản lý nợ công ở một số nước để rút ra bài học cho Việt Nam. 3. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Theo nghĩa hẹp: “Quản lý nợ” bao hàm việc khống chế mức gia tăng nợ trong quan hệ tỷ lệ với năng lực tăng trưởng GDP và tăng trưởng khả năng xuất khẩu của đất nước, hay nói cách khác, giữa mức nợ công tương ứng với năng lực trả nợ của một nước. Cụ thể hơn là giảm mức nợ gốc, nợ lãi phải trả cho tương xứng với khả năng kinh tế của nước vay nợ và tránh chồng chất vượt quá mức vay nợ thận trọng của quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia. Theo nghĩa rộng: “Quản lý nợ” hàm chứa trong nó một hệ thống điều hành vĩ mô sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức quá khả năng thanh toán để không làm tích lũy thêm nợ. Hay nói cách khác, quản lý nợ công là đảm bảo một cơ cấu vốn vay hợp lý thích hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thực hiện phân bổ một cách hợp lý và kiểm soát tình trạng nợ và sử dụng vốn vay. Như vậy quản lý nợ công được hiểu là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô bao gồm việc hoạch định, thực hiện vay-sử dụng-trả nợ tuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giảm tình trạng ngh o đói và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán. Quản lý nợ công không thể tách rời quản lý chính sách vĩ mô, quản lý ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán. 4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2018 Khung thể chế luật pháp và trong hệ thống quản lý nợ công: Có thể kể đến là Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có quy định quản lý nợ nước ngoài, quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài đưa ra quy định chi tiết về quản lý vay trả nợ, quy chế cấp quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài năm 2006 Đây được coi như là bất cập khá lớn, nó làm cho khung pháp lý trở nên rườm rà và chồng chéo, khó theo dõi thực hiện giảm hiệu quả của công tác quản lý nợ. Hệ thống quản lý nợ công còn chưa hiệu quả và hoàn thiện. Mặc dù bộ tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế thể hiện khá nhiều sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của 2 bộ ngành chủ chốt là Kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính. Đặc biệt qua khâu quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. Nó nói rõ hơn trong khi bộ tài chính lập kế hoạch vay và trả nợ thì bộ kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch về nội dung về số tiền đi vay được. Việc tách quy trình ra làm hai mảng như vậy dẫn đến một số hoạt động của hai bộ bị trùng lặp. Mỗi cơ quan chuyên trách một mảng nhất định của quản lý để hoàn thành tốt chức năng của mình thì lại cần đến sự kết hợp thông tin liên lạc trong khi thực tế thì sự kết hợp giữa các bộ lại chưa được quyết định do vậy gây khó khăn cho quá trình thu thập thông tin lập kế hoạch theo dõi, giám sát và đặc biệt là đánh giá kết quả sử dụng vốn vay. Trong thức tế vai trò của Ngân hàng nhà nước chỉ đóng vai trò làm đại lý phát hành tín phiếu kho bạc cho Bộ tài chính hỗ trợ việc huy động vốn cho Chính phủ thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ như tạo cầu trái phiếu, tăng tính thanh khoản của thị trường , thẩm định các dự án 286
  4. quan trọng quốc gia còn chức năng tham gia cùng bộ tài chính trong công tác quản lý nợ thể hiện không rõ. Vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý từ khâu xây dựng chiến lược đến thực hiện chiến lược quản lý nợ đồng thời ngân hàng Nhà nước vẫn chưa được thực hiện tốt, nhiệm vụ quan trọng hơn là đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp với chính sách tài khoá của chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa đảm bảo. Khâu đánh giá nợ: Cho đến nay việc phân tích về nợ công mà các cơ quan chính phủ thực hiện chủ yếu dựa vào căn cứ là các hệ thống chỉ số nợ khác nhau. Những phân tích như vậy mới chỉ cho phép đánh giá mức độ nợ nần tại một thời điểm nhất định (trạng thái nợ tĩnh) chứ chưa đưa ra được những đánh giá trong một khoảng thời gian do vậy phân tích sẽ có độ trễ nhất định so với thực tế. Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam thường lấy chuẩn của IMF, WB. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn này cần phải linh hoạt ở các quốc gia có tình hình kinh tế chính trị xã hội khác nhau. Do vậy áp dụng ngưỡng nợ để đánh giá nợ công là chưa chính xác. Một khúc mắc nữa ở đây là trong các chỉ số nợ chủ yếu xem xét mối tương quan giữa các khoản nợ so với GDP. Trong khi đó GDP không phải là yếu tố duy nhất phản ánh năng lực thực sự của nền kinh tế. GDP có rất nhiều khoản chi trả cho chủ sở hữu. GDP – phần chi trả = GNI (tổng thu nhập quốc gia) đây mới là khoản mà quốc gia có thể nhận được trong quá trình sản xuất. GNI sau khi cộng thêm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng (kiều hối, viện trợ không hoàn lại ) sau đó trừ đi các khoản chỉ chuyển nhượng, lúc đó khoản còn lại là thu nhập quốc gia khả dụng NDI. Đó là khoản tiền mà quốc gia có thể sử dụng thức tế ssau khi đã bù trừ các giao dịch quốc tế. Do vậy việc so sánh các chỉ tiêu nợ công với GDP có thể gây ngộ nhận khi sự khác biệt GDP và GNI ở Việt Nam đang tăng từ 1.4%/ năm 2000 lên đến 5% như hiện nay dễ trở thành nguyên có để huyễn hoặc mình. Mặt khác theo nguyên tắc tính nợ công của ngân hàng thế giới phần nợ trong nước cần phải tính cả nợ phải trả những người đã và sẽ về hưu, điều này Việt Nam không hề nhắc đến. Hiện nay nhà nước đang phải chi trả cho khoảng 3 triệu người về hưu và có công với cách mạng ngoài ra sẽ chi trả trong tương lai với những người đang làm trong khu vực nhà nước khoảng 3,1 triệu người nữa. Nếu như lương được trả đúng mức chắc chắn sẽ là gánh nặng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Một tồn tại nữa trong công tác quản lý nợ công Việt Nam nổi cổm trong thời gian gần đây chính là việc quán xuyến các khoản “nợ ngầm” đó là các khoản bảo lãnh của chính phủ không được công khai như các khoản nợ của VINASHIN, các khoản nợ của các doanh nghiệp cả DNNN và doanh nghiệp khác không có chính phủ bảo lãnh qua nợ trái phiếu, nợ qua hệ thống ngân hàng mà Chính phủ không quán xuyến được và kết quả là không được phản ánh trong nợ Công. Quản lý sử dụng nợ công: Vốn trái phiếu chính phủ: Bên cạnh những thành tựu đạt được, mang lại hiệu quả thiết thực, thì công tác phát hành, quản lý và sử dụng TPCP vẫn còn thiếu sót, bất cập, làm giảm hiệu quả, trong đó đáng chú ý như: Các Bộ, ngành và địa phương đăng kí nhu cầu vốn, lập kế hoạch vốn TPCP còn nhièu hạn chế, xét duyệt thiếu chặt chẽ; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sử dụng từ vốn TPCP còn nhiều sai sót, xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán sơ sài, thiếu chính xác, khi điều chỉnh phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần, với mức tăng cao làm vỡ kế hoạch vốn. Đến năm 2009, đã giải ngân vượt mức tổng vốn TPCP của cả giai đoạn 2003 – 2010 nhưng chỉ có hơn 50% dự án đã hoàn thành, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành, nhiều công trình, dự án để hoàn thành cần số vốn tăng 2 – 3 lần so với mức đăng ký 287
  5. Hình 1. Tỷ trọng nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2018 Nguồn: Bộ tài chính, 2018 Thêm vào đó, tình trạng sử dụng vốn không đúng nội dung, mục đích, bố trí ngoài danh mục dự án; không bố trí vốn đối ứng theo đúng cơ cấu vốn được duyệt, còn trông chờ hoàn toàn ào vốn TPCP diễn ra ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương. Tình trạng này làm tăng thêm nhu cầu TPCP. Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn TPCP còn nhiều hạn chế, sai sót ở tất cả các khâu, từ lập, thầm định, phê duyệt dự án, phân bổ vốn cho tới thực hiện đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư khong được chuẩn bị trước, thiếu căn cứ khoa học, thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị diễn ra phổ biến. việc xử lý liên ngành, liên vùng và việc xử lý các phương án, các điều kiện thực hiện quy hoạch chưa được chỉ rõ; quy hoạch về tổ chức lãnh thổ ở nhiều nơi còn tình trạng chồng chéo, thiếu ăn khớp. Đáng chú ý, vốn TPCP là vốn vay của Chính phủ nhưng đầu tư còn giàn trải, tiến độ thực hiện dự án còn chậm, có dự án chưa thực sự cấp bách, không thuộc đối tượng sử dụng vốn TPCP nhưng vẫn được bố trí đầu tư đầu tư bằng nguồn vốn TPCP. Từ đây phát sinh nợ đọng trong đầu tư xây dựng lớn. Hàng năm có hàng vạn công trình đầu tư nhỏ và vừa (nhóm B,C), nên mỗi công trình chỉ được phân bổ trên 1 tỉ đồng dẫn đến thời gian xây dựng kéo dài. Nợ đọng đầu tư xây dựng mấy năm qua thường mỗi năm khoảng 10.000 tỉ đồng. Đã thế trong tổ chức thực hiện lại tuỳ tiện, không nghiêm. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, chưa liên tục, công tác giám sát hiệu quả thấp. Sai lầm trong quyết định đầu tư, thiếu sót trong tổ chức thực hiện và tham những trong đầu tư xây dựng làm thất thoát, lãng phí một nguồn lực không nhỏ là nguyên nhân chính đẫn đến hiệu quả đầu tư kém. Đã thống kê có khoảng 15% giá trị đầu tư của Nhà nước bị thất thoát trong các công trình đầu tư xây dựng. Vẫn còn xẩy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kì, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt Không ít người đã tận dụng việc quản lý lỏng lẻo để đục khoét đầu tư công, nhất là những người có chức, có quyền. 288
  6. Hình 2. So sánh nợ/GDP của Việt Nam với quốc tế Vốn ODA: Thẩm định dự án ODA còn nhiều bất cập, công tác lập dự án còn yếu Việt Nam có ít hay chưa có khả năng về thẩm định và đánh giá công trình, dự án ODA nên đầu tư những dự án kém hiệu quả, cộng với những khó khăn trong thủ tục hành chính dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, đình trệ trong việc thực hiện. Sự yếu kém từ khâu lập dự án ban đầu ảnh hưởng tới việc triển khai dự án, chậm giải ngân hiệu quả đầu tư thấp. Chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp các ngành trong quản lý dự án đã làm cho việc hợp tác thực hiện chính sách trở nên phức tạp và không đảm bảo tính thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Đó là chưa kể trong quản lý mỗi địa phương thực hiện theo một cách khác nhau khi chưa có mô hình tài chính nào quản lý nguồn vốn ODA chung cho các tỉnh, thành phố. Công tác giải ngân vốn cho các dự án còn chậm. Mức giải ngân ODA của Việt Nam vẫn còn ở mức dưới cam kết với các nhà tài trợ và thấp hơn nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực. Các chương trình, dự án đầu tư ODA quy mô lớn một khi kéo dài tiến độ xây dựng có tỷ lệ giải ngân thấp dấn đến hiệu quả đầu tư không đảm bảo làm một số nhà tài trợ đã đang có ý định cắt vốn tài trợ như dự án vệ sinh môi trường nước Tp. Hồ Chí Minh, dự án thoát nước và vệ sinh Hạ Long, Quảng Ninh. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong giai đoạn 2006-2018 công tác quản lý nợ công ở Việt Nam đã thu được những thành công nhất định. Cụ thể như: Văn bản quản lý quy định cụ thể từ đầu trong khâu hoạch định quản lý nợ; phát hành trái phiếu chính phủ và xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt hiệu quả; từng bước hình thành thị trường trái phiếu chính phủ trong nước góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ và phát triển thị trường vốn nói chung; và cuối cùng là thực hiện trả nợ chính phủ trong và ngoài nước đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác quản lý nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2018 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như khung thể chế luật pháp còn rườm rà chồng chéo; khâu đánh giá nợ có độ trễ nhất định so với thực tế; và việc quản lý sử dụng nợ công chưa hợp lý. Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ công trong những năm tới thì đề tài đã đưa ra một số giải pháp như: Thứ nhất, Cần gia tăng dự trữ ngoại hối vì đây là nguyên nhân gây nên mối quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai; phải có chính sách tỷ giá phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng như tình trạng nợ công nói riêng; bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến vấn đề kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất trên thị trường cả lãi suất huy động và cho vay; 289
  7. cải thiện môi trường đầu tư, cũng như các chỉ tiêu dùng để đánh giá tín nhiệm như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính trị. Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay cần lưu ý như việc hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ; quản lý ODA hợp lý, đảm bảo luôn linh hoạt, minh bạch và trách nhiệm giải trình cao. Thứ ba, nâng cao khả năng kiểm soát và đánh giá việc sử dụng các khoản nợ nhằm đảm bảo một chính sách nợ công có hiệu quả cao nhất. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý nợ công như: công khai, minh bạch về tài chính; cải cách hành chính; nâng cao hoạt động kiểm toán và cuối cùng là tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý việc thực hiện quản lý nợ công. Từ những giải pháp trên đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam đến năm 2025 như sau: Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai: Việc gia nhập WTO chính là cơ hội cho chúng ta hội nhập tuy nhiên xuất phát điểm thấp cộng với năng lực cạnh tranh còn yếu nên hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô ít giá trị kinh tế, nguy cơ hàng hóa nước ngoài xâm nhập thâm nhập thị trường nội địa bóp chết nền sản xuất trong nước gây mất ổn định kinh tế. Do vậy trước tiên phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ , cần phải nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, rau quả, cao su, Thứ hai phát triển công nghiệp phụ trợ.Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ là nhằm thay thế nhập khẩu. Đáng chú ý một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong những năm tới là cơ khí, dệt may, da dày, điện tử - tin học, ô tô và đồ gỗ xuất khẩu. Gia tăng cán cân vốn: Muốn gia tăng cán cân vốn, chúng ta cần thu hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế bao gồm cả đầu tư trược tiếp và đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Dòng vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, nó không chỉ góp phần cung cấp vốn cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn đem lại nguồn ngoại tệ lớn làm gia tăng dự trữ quốc gia Việt Nam đặt biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII. Khuyến khích kiều hối chảy về nước: Để khuyến khích hơn nữa lượng kiều hối từ nước ngoài chính phủ nên khuyến khích những kiều bào cùng quê quán thiết lập và tài trợ cho các dự án phát triển quê hương như xây dựng trường học, cầu, đường, giếng nước, bệnh xá, cứu trợ tương lai , nới lỏng cơ chế quản lý ngoại hối của các cơ quan quản lý chính sách như không hạn chế thân nhân Việt nam nhận tiền kiều hối được miễn thuế thu nhập, được phép lưu trữ và sử dụng ngoại tệ dễ dàng, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng, bên cạnh đó giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng. Để ổn định tỷ giá tạo điều kiện phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền vững của nợ công, Chính phủ ,Ngân hàng nhà nước nên xem xét một số chính sách sau: Việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, cởi mở hơn và quan trọng hơn là hòa mình vào xu hướng điều hành tỷ giá linh hoạt chung của thế giới là một xu thế nghiêm túc và đúng đắn. Trong khi chưa thể thả nổi hoàn toàn đối với tỷ giá song cũng nên mạnh dạn hơn trong việc nới dần sự kiểm soát của nhà nước trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm đưa tỷ giá bám sát với giá trị thị trường của nó. Chính sách tiền tệ và tỷ giá phải thực hiện theo hướng ngang bằng lãi suất giữa việc nắm giữ USD và VND thì mới có thể khuyến khích người dân, doanh nghiệp bán thẳng ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Sau đó là các công cụ phòng ngừa rủi ro khác, đặc biệt là các quyền trọn tiền tệ (currency option) cũng nên được triển khai sớm. Bước đầu nước ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp. Quyền chọn có điều kiện là một dạng lai tạp giữa các quyền trọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ để kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định 290
  8. về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu).Nếu tỷ giá vượt quá các mức này thì quyền chọn sẽ không còn giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn do NHTW mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Tỷ giá chính thức từ cuối năm 2009 đến nay đã được điều chỉnh tăng hai lần với kì vọng sẽ khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán nhưng mục tiêu đó không thực hiện được, còn có tác động ngược lại. Bởi vậy trong thời gian tới chính phủ nhất thiết phải ổn định được tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối tự do. Thu ngân sách: Kênh ngân sách nhà nước, chống thất thu bỏ sót nguồn thu, quản lý các kẽ hở trong quản lý nguồn thu và phòng chống tiêu cực trong lĩnh vực thu đồng thời chính phủ phải nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ ngân sách nhằm thắt chặt lượng tiền tệ cung ứng ra thị trường. Đây là những vấn đề không mới nhưng rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính phủ, các cơ quan chính phủ và địa phương thực hiện hiệu quả tránh thất thoát tham nhũng, các tiêu cực khác và tránh ứ đọng các nguồn vốn ODA. Tóm lại xử lý chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, công cụ tỷ giá, lãi suất thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay cần có sự linh hoạt với tình hình thực tế nếu không mục tiêu chống lạm phát không đạt được mà nền kinh tế lại rơi vào tình trạng tụt hậu tăng trưởng ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006-2018, đề tài đã đưa ra một số các giải pháp gợi ý nhằm tăng cường quản lý nợ công ở Việt Nam. Bao gồm các nhóm giải pháp vĩ mô đảm bảo ổn định tình hình kinh tê-xã hội tạo cơ sở cho chính sách nợ công phát huy hiệu quả.Cuối cùng đề tài đề xuất một số các mô hình đánh giá tình hình nợ công và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam làm cơ sở hoạch định chiến lược nợ công trong giai đoạn sắp tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Das, U. S., M. Papapioannou, G. Pedras, F. Ahmaed and J. Surti (2010), “Managing Public Debt and Its Financial Stability Implications”, IMF Working Papers, WP/10/280. [2] Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2008), “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, Tạp chí kinh tế phát triển số 9. [3] Faini, R. (2006), “Fiscal Policy and Interest Rates in Europe”, Economic Policy 21, 443-489. [4] Trần Văn Giao (2011), “Nợ công của Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí kinh tế và dự báo số 2/2011. (Số 14). 291