Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh Long An

pdf 5 trang Gia Huy 1810
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_t.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh Long An

  1. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH LONG AN  NGUYỄN HỒNG QUYẾN (*) TÓM TẮT Kiểm soát chất lượng tín dụng là yêu cầu cấp thiết trong quản trị ngân hàng với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Thời gian qua, các ngân hàng đã coi trọng vấn đề quản trị rủi ro tín dụng và có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Từ khóa: chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng. SUMMARY Credit quality control is an urgent requirement in banking administration with a target ensuring safe and effective credit operations towards international standards in risk management and integration environment. Over time, banks have taken credit risk management seriously and have taken measures to mitigate credit risks, but the results have not been as expected. Finding positive solutions to improve the credit risk management system is always urgent and of long-term great significance. Key words: Credit quality, credit risk, credit risk management, commercial bank, credit policy. 1. Đặt vấn đề Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại (NHTM) là khả năng quản trị rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng-RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. Quản trị RRTD được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Đối với NHTM, quản trị RRTD thực sự cần thiết, bởi vì: Thứ nhất: RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đương đầu. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp, RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Thứ hai: Nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (1) giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; (2) tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (3) tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. Thứ ba: Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một NHTM gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Vì vậy, quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường. (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 56
  2. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Thứ tư: Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Đặc biệt với những khoản vay doanh nghiệp do thường có giá trị lớn nên tổn thất xảy ra nếu khoản vay không thu hồi được sẽ gây thiệt hại tới ngân hàng hết sức nặng nề. 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Long An 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Long An Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Long An (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Dân Long An) được thành lập theo quyết định số: 25/2009/HĐQT ngày 24 tháng 9 năm 2009. Địa chỉ chi nhánh: 22-24 Trà Quý Bình, phường 2, thành phố Tân An, Long An. Bảng 1: Khái quát kết quả kinh doanh của Chi nhánh Long An năm 2009 và năm 2016 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2016 +/- (2016/2009) 103.5 542.1 1. Tổng nguồn vốn huy động 438.630 24 54 87.99 480.2 2. Tổng dư nợ cho vay 392.220 2 12 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,22 2,59 1,37 4. Lợi nhuận trước thuế (453) 9.861 10.314 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2009 và 2016) 2.1.1 Cơ cấu tổ chức Hiện nay cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Dân Long An gồm các phòng/ban như sau: - Phòng Dịch vụ Khách hàng - Phòng Quan hệ Khách hàng Cá nhân - Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp - Phòng Giao dịch Đức Hòa - Bộ phận Quản lý tín dụng 2.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016 Hơn 8 năm thành lập và phát triển, mặc dù có những giai đoạn Chi nhánh phải đương đầu với vô vàn những khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo hội sở NCB, ban giám đốc chi nhánh và đặc biệt là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên nên nhiều năm qua Chi nhánh đã có sự phát triển toàn diện và vượt bậc. Từ năm 2010 hoạt động kinh doanh đã bắt đầu có lãi. Từ năm 2014 đến năm 2016 mỗi năm lợi nhuận đều tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Đóng góp vào sự phát triển và hiệu quả của chi nhánh là hoạt động tín dụng. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Long An giai đoạn 2014-2016 Đvt: triệu đồng (%) +/- Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (2016/2015) 1. Tổng nguồn vốn huy động 409.263 491.592 542.154 10,29 2. Tổng dư nợ cho vay 381.063 443.561 480.212 8,26 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,71 1,87 2,59 38,31 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 57
  3. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ 4. Lợi nhuận trước thuế 7.061 8.204 9.861 20,20 5. Số lượng nhân sự (người) 45 46 48 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016) 2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Long An Công tác quản trị RRTD ở Chi nhánh Long An thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Phát hiện rủi ro: Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro. Quản lý và kiểm soát RRTD: Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình RRTD. Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng. Xử lý rủi ro tín dụng: Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng. Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD. Tuy nhiên, vẫn phải thấy rằng, các biện pháp này vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Ví dụ như các chỉ số cảnh báo của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vẫn còn tương đối đơn giản, tập trung chủ yếu vào dòng tiền về tài khoản, tình trạng quá hạn, số dư vượt quá hạn mức, mà chưa bao phủ rộng các yếu tố nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng; Hoặc công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế và chất lượng thẩm định chưa cao. 2.3 Đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Long An 2.3.1 Những kết quả đạt được TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 58
  4. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Một là, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, cho vay đa dạng khách hàng để phân tán rủi ro. Hai là, công tác thu hồi nợ đạt kết quả tốt nhờ ý thức khách hàng vay, nỗ lực của nhân viên tín dụng nên những khoản vay gần như thu hồi được trong năm. 2.3.2 Những hạn chế Một là, dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn. Nếu chênh lệch này lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh. Hai là, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục tăng. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Mặc dù nợ quá hạn, nợ xấu trong ngưỡng an toàn 3%, tuy nhiên con số tuyệt đối lại tăng quá nhanh. Chi nhánh cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chặn đà tăng của nợ xấu và nợ quá hạn. 3. Những giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân Chi nhánh Long An trong thời gian tới Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng như: triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lược Đồng thời, tăng cường sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động như tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực. Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó bên cạnh các phương pháp truyền thống, nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền. Đây là phương pháp rất phù hợp với việc đánh giá thẩm định tín dụng đối với các giao dịch mà độ tín nhiệm của khách hàng dựa chủ yếu trên dòng tiền tương lai mà tài sản được tài trợ mang lại. Trước đây nhiều NHTM cho vay chỉ chú trọng đến tài sản bảo đảm mà chưa thẩm định kỹ phương án/dự án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Thứ ba, xây dựng chính sách tín dụng riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả. Thứ tư, xây dựng và xác định rõ ràng mức khẩu vị rủi ro: Một trong những yêu cầu của Basel II là các NHTM phải xây dựng một khung khẩu vị rủi ro đầy đủ đảm bảo các ngân hàng có thể nắm rõ và quản trị các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. Khẩu vị rủi ro chỉ ra khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng, xác định rõ loại và độ lớn của những rủi ro mà ngân hàng chấp nhận, từ đó, giúp NHTM xây dựng được các quy định và quy trình phù hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối phó với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chi nhánh cần quan tâm công tác đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về nghiệp vụ, từng đối tượng khách hàng. Cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy Cùng với đó, cần có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với nhân viên có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 59
  5. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ mang lại. Đối với nhân viên để xảy ra nhiều nợ xấu thì không được phát triển tín dụng, tập trung cho công tác xử lý nợ xấu. Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng. Khách hàng doanh nghiệp có báo cáo tài chính trong 2 năm mới đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, vì vậy Chi nhánh cần đề xuất với hội sở ngân hàng NCB sớm hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp không có báo cáo tài chính 2 năm. Thứ bảy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Ngoài việc kiểm tra theo đề cương kiểm tra của Ban kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Quốc Dân hoặc do chỉ đạo của NHNN, công việc kiểm tra này phải đột xuất khi có thông tin nghi ngờ. Thứ tám, kiên quyết xử lý nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Trong trường hợp không thể gia hạn nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng động viên, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ thì được miễn giảm lãi quá hạn và lãi trong hạn. Đối với những trường hợp khách hàng không có thiện chí trả nợ thì Chi nhánh cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật, kiên quyết buộc khách hàng bàn giao tài sản cho ngân hàng để xử lý nợ. Tài liệu tham khảo [1] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Long An các năm 2014, 2015, 2016. [2] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. [3] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị ngân hàng, NXB Kinh Tế TP.HCM Ngày nhận: 28/12/2017 Ngày duyệt đăng: 10/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 60