Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1700
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_kha_nang_tiep_can_nguon_von_ngan_hang_cua_cac_doanh.pdf

Nội dung text: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. INTERNATIONAL C ONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Diệu Thanh, Trường ĐH Quảng Bình Tóm tắt: Vay vốn ngân hàng là phương thức huy động vốn phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết đề cập đến thực trạng phát triển của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là thực trạng huy động nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Từ các thông tin thu thập được và qua các nghiên cứu trước đó, tác giả phân tích, so sánh, dựa trên thực tiễn tại Việt Nam để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng thương mại, vốn vay. IMPROVING CREDIT APPROACH ABILITY OF THE SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract: Loan is a popular method of raising capital in small and medium enterprises in Vietnam nowadays. However, due to different reasons, a lot of enterprises still face many difficulties in accessing this capital. By the method of synthesis, analysis, the paper mentions the current situation of the development of small and medium enterprises in Vietnam over the past time, especially the situation of mobilizing credit capital from commercial banks. Through the information collected and previous studies, the author analyzes, compares, based on the reality in Vietnam to offer some solutions for the government, banks and businesses to improve credit approach ability of the small and medium-sized enterprises in The Industrial Revolution 4.0. Key words: Commercial banks, loans, SMEs, The Industrial Revolution 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp (DN) là tế bào cơ sở của nền kinh tế. Mỗi loại hình DN tùy theo quy mô lớn hay nhỏ sẽ có tác động khác nhau đến sự phát triển kinh tế. Có đến hơn 90% DN thuộc quy 590
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 mô nhỏ và vừa tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế các nước trên thế giới. Với số lượng đáng kể như trên, các DNNVV luôn có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Hiện nay, với xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, các DN Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng đang phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra cho các DNNVV hiện nay là cần có một lượng vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của DN trong việc đổi mới máy móc công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất Tuy nhiên, huy động nguồn vốn kinh doanh đang là vấn đề nan giải cho các DNNVV Việt Nam. Các DN này luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ quả của tình trạng này là DN phải đối đầu với công nghệ lạc hậu, giá thành sản phẩm cao, bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh hấp dẫn, nguy cơ rời bỏ thị trường cao. Bài viết phản ánh thực trạng huy động vốn hiện nay của các DNNVV Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn, hỗ trợ phát triển loại hình DNNVV, từ đó khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế của loại hình DN này. 2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2.1. Thuận lợi và khó khăn Xác định DNNVV là một trong 5 lĩnh vực chủ yếu mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần ưu tiên đầu tư tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, ngành NH đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH. Nhờ đó các DNNVV đã có nhiều cơ hội thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH. Cụ thể: NHNN đã quy định trần lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, trong đó có DNNVV được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ thấp hơn 1%-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường (hiện nay là 6,5%/năm). Thậm chí với các DN tốt, NH cho vay với luất 6%/năm. Đồng thời ban hành các Thông tư hướng dẫn TCTD phối hợp với NH Phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong cho vay DNNVV có bảo lãnh của các tổ chức này. Ngành NH cũng triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số ngành/lĩnh vực, trong đó có đối tượng thụ hưởng là các DNNVV như: Chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn; Các DNNVV sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được vay vốn tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh; Chính sách ưu đãi về lãi suất cho các DNNVV hoạt động tại các địa bàn kinh tế khó khăn Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, qua đó tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm 591
  3. INTERNATIONAL C ONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 bằng tài sản; Xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho DNNVV, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ NH; Đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của DN. Đặc biệt, ngành NH đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối NH – DN, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN, nhất là DNNVV trong quan hệ tín dụng NH; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn NH để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, trong đó có chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng, thời gian qua, NHNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV (đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017) và xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV, trong đó có việc triển khai chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, tài chính cho DNNVV thông qua các loại hình Quỹ: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Về phía các TCTD, trong thời gian qua đã triển khai đa dạng các gói sản phẩm vay vốn ưu đãi riêng cho các DNNVV bằng cả VND và ngoại tệ; tích cực hỗ trợ DN trong việc đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, tạo thêm giá trị gia tăng cho DNNVV thông qua các dịch vụ tiện ích phong phú; quy trình, thủ tục cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngày càng đơn giản, phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn dễ dàng. Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2018, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 15,57% so với cuối năm 2017. Theo số liệu báo cáo từ các TCTD, đến hết tháng 2/2019, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, vẫn còn các DN phản ánh gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2017 cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV qua hệ thống các NHTM còn hạn chế. Có đến 60% DNNVV hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH, đặc biệt là khối DN khởi nghiệp, không có vốn, tài sản thế chấp Trong đó, hơn 30% DNNVV không thể tiếp cận nguồn vốn NH và 30% DN khác cho biết rất khó tiếp cận nguồn vốn này [10]. Phần lớn các DNNVV còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Tỷ lệ dư nợ cho DNNVV chiếm 21% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế. Sang năm 2018, có trên 200.000 DNNVV đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng, dư nợ tín dụng cho khu vực DN này đạt 1.307.000 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ tín dụng, thấp hơn con số 21% của năm 2017 [11]. Có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay khối DNNVV tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung hiện đang thấp hơn so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Qua biểu đồ 2 ta thấy dù tỷ trọng dư nợ cho vay khối DNNVV Việt Nam vượt ngưỡng trung bình của các nước châu Á – Thái Bình Dương, nhưng nếu so với các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc thì con số này vẫn còn khá thấp (Thái Lan: 30%, Hàn Quốc: 36%, Trung Quốc: 37%). 592
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Châu Á - Thái Bình Dương 19% Indonesia 7% Malaysia 20% Việt Nam 21% Thái Lan 30% Hàn Quốc 36% Trung Quốc 37% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV/ tổng dư nợ Như vậy, dù cho trong thực tế có một sự gia tăng tín dụng chính thức trong nước dành cho khu vực DNNVV, nhưng khoản tín dụng này vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DN này vì hai lý do: (1) DNNVV chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng trong nước và (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tư nhân chủ yếu là ngắn hạn. 2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV Việt Nam 2.2.1 Nguyên nhân từ phía cơ quan ban hành chính sách, tổ ch c cấp vốn Hiện nay, quản lý Nhà nước đối với khu vực DNNVV là lĩnh vực khó khăn và phức tạp. Thực trạng đã qua cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập và đó cũng chính là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của DNNVV. Trước hết có thể thấy Việt Nam chưa phát triển mạnh hệ thống các tổ chức, dịch vụ hỗ trợ DNNVV, cũng như các chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước cho khu vực này. Các dịch vụ và chính sách hiện nay của Nhà nước vẫn còn mới mẻ, hoạt động yếu kém dẫn đến hiệu quả chưa cao. Các tổ chức tín dụng Việt Nam còn thụ động trong tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của DNNVV. Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng, về cho vay, lãi suất, đều chưa có các quy định cụ thể theo từng phân khúc thị trường. Sản phẩm cho DNNVV còn đơn điệu, hạn chế. Hơn nữa, các quy định của pháp luật về thủ tục cầm cố thế chấp, về xử lý tài sản đảm bảo chưa rõ ràng, đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các NH trong quá trình thực hiện. Đây chính là một trong những vấn đề quan trọng cần khắc phục để giải bài toán huy động vốn cho DN. Bên cạnh các quy định về tài sản thế chấp còn khắt khe, các thủ tục hành chính phức tạp, thì bản thân các NH chưa thực sự có những chính sách ưu tiên cụ thể đối với các DNNVV hoặc nếu có, thì đó mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, chính sách chung chung. Một số NHTM vẫn chưa coi trọng vấn đề cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên phân tích, đánh giá và tư vấn cho đối tượng khách hàng DNNVV để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi DNNVV tiếp cận vốn tại NH mình. Bản thân TCTD nhiều khi không có đầy đủ thông tin về DN, không kiểm soát được dòng tiền nên dẫn đến tâm lý e dè khi quyết định cho vay các DNNVV. 2.2.2 Nguyên nhân từ phía các DNNVV 593
  5. INTERNATIONAL C ONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Về phía các DNNVV, khó khăn lớn nhất trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng là do quy mô DN còn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh khả thi trong khi đây lại là yếu tố tiên quyết giúp DNNVV có thể đáp ứng điều kiện để được NH chấp thuận cho vay. Bên cạnh đó, các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, báo cáo tài chính không được kiểm toán hàng năm, do đó, không đủ độ tin cậy cho NH, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn của NHTM. Mặt khác, do thói quen giao dịch của DNNVV, các TCTD gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của các DNNVV, dẫn tới yêu cầu cần có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ngoài ra, vấn đề tài sản bảo đảm là một trong những rào cản trong tiếp cận vốn của DN nói chung bởi đa phần DNNVV 3. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 CMCN 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với tốc độ lan tỏa nhanh và không thể đảo ngược. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để nền kinh tế, DNNVV Việt Nam tận dụng tối đa những cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ các nhà ban hành chính sách, từ ngành NH và quan trọng hơn cả là từ chính bản thân các DN. 3.1. Đối với Nhà nước Trước hết, Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập và phát triển các tổ chức tín dụng dành cho DNNVV, có những giải pháp hỗ trợ và cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của những đơn vị này. Cụ thể như sau: . Đổi mới thể chế về vốn. Tái cơ cấu lại các NHTM Nhà nước để cung cấp vốn và các dịch vụ NH hiệu quả hơn cho các DN nói chung và DNNVV nói riêng. Theo đó thúc đẩy nhanh việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, sửa đổi quy chế thành lập và hoạt động theo hướng có chọn lọc và khả thi hơn nhằm tạo sự kết nối trung gian giữa NH và DN. . Đổi mới về thể chế cho vay của các NHTM. Nhà nước nên cho phép các NH được chủ động và linh hoạt hơn trong việc cung ứng vốn. Từ đó tuỳ theo từng khách hàng, từng trường hợp mà NH có thể tăng hay giảm các điều kiện cho vay như tài sản thể chấp, lãi suất ưu đãi, tỷ lệ vốn tự có của DN tham gia đối ứng trong phương án vay. Như vậy, DN sẽ có nhiều khả năng huy động được nguồn vốn vay theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. . Nhằm giúp cho các NH có thêm điều kiện cung ứng vốn cho DNNVV, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về lãi suất tái cấp vốn cho các NHTM phục vụ tốt cho DNNVV, các NH có tỷ lệ dư nợ cao đối với khu vực DNNVV. Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển DNNVV, đặc biệt là startup trong tiếp cận vốn, tài chính cho phát triển, phía các cơ quan quản lý cũng cần sớm hoàn thiện các văn bản (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV, bảo đảm các chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đã được quy định tại Luật; Đẩy mạnh xây dựng, hình thành các mạng lưới về khởi 594
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nghiệp đổi mới sáng tạo gồm: mạng lưới nhà đầu tư và quỹ đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mạng lưới tư vấn, cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế, thu hút nguồn lực và nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 3.2. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh cho DNNVV Một là, nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước và ngoài nước. Nghĩa là các DN cần đánh giá lại các chiến lược của mình nhằm xác định mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế. Theo đó, cần đầu tư nhiều hơn nữa trong vịêc nghiên cứu thị trường như lượng cầu, thị hiếu, mẫu mã sản phẩm mà DN đang cung cấp cho thị trường, biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm theo thời gian nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm. Để khẳng định vị thế của DN trên thị trường, cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và đăng ký bản quyền sản phẩm. Có như vậy DN mới đảm bảo doanh thu ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hai là, chú trọng đến việc đổi mới thiết bị, công nghệ trong DN. Đây là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Tuy nhiên, các DNNVV nên cân nhắc sử dụng công nghệ nào, thiết bị nào cho phù hợp. Để có được sự lựa chọn đúng đắn, DN cần tìm kiếm thông tin chính xác về công nghệ, tiếp cận thị trường khoa học - công nghệ, hợp tác trong chuyển giao khoa học và công nghệ. Ngoài ra, các DNNVV nên mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ, phát minh thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất, kinh doanh. Ba là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong DN bao gồm đội ngũ lao động và quản lý DN. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, DN nên dành riêng quỹ đào tạo nhân lực, tăng cường đào tạo dưới nhiều hình thức như khuyến khích và hỗ trợ nhân viên nâng cao kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, DN cũng nên có chế độ đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những người tài giỏi, giúp họ gắn bó hơn với DN. Nguồn nhân lực là cốt lõi cho sự thành công của mỗi DN bên cạnh các điều kiện thuận lợi khác trong kinh doanh. Cuối cùng, các DN nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các chương trình, chiến lược hỗ trợ vốn ưu đãi cho loại hình DN mình. Từ đó hoàn thiện các điều kiện, chính sách đề ra trong việc cấp vốn ưu đãi để có thể tiếp cận cũng như nhận được nguồn vốn ưu đãi, giảm được chi phí lãi vay cho quá trình huy động vốn. Các giải pháp về chế độ kế toán, minh bạch tài chính Các DNNVV cần xem trọng hệ thống kế toán cũng như chú ý hơn nữa đến việc phát triển tổ chức kế toán của mình. DNNVV nên xem hệ thống kế toán như là công cụ hiệu quả trong việc phân tích tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hơn là chỉ dùng cho mục đích báo cáo thuế. Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ theo quy mô DN nhưng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin kế toán, báo cáo tài chính ngay từ khi thành lập DN nhằm đảm báo tính chính xác của thông tin kế toán cũng như tình hình tài chính DN. 595
  7. INTERNATIONAL C ONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Định kỳ thuê kiểm toán độc lập rà soát lại các nghiệp vụ đã được kế toán DN ghi nhận nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót về số liệu, đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo tài chính DN. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về đào tạo, tư vấn kỹ thuật quản lý cho DNNVV từ Nhà nước. Cử nhân viên tham dự đầy đủ các khóa học về chuẩn mực mới cũng như các quy định kế toán mới do các ban ngành có liên quan tổ chức. Bên cạnh đó DN cũng nên dành một nguồn kinh phí nhất định nhằm đầu tư cho các nhân viên kế toán trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Có như vậy, chế độ kế toán và báo cáo của DN sẽ luôn đầy đủ và đảm bảo theo quy định của của chế độ kế toán hiện hành. 3.3. Đối với ngành ngân hàng a. Đối với ngân hàng Nhà nước NHNN cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn Luật, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng, hỗ trợ vốn thông qua Quỹ phát triển DNNVV. b. Đối với các NHTM Giải pháp về tài sản đảm bảo Hiện nay, rào cản lớn nhất làm cho DNNVV khó huy động vốn từ NH chính là do điều kiện tài sản thế chấp mà NH đưa ra khi quyết định cho vay. Do đó, xem xét và nới lỏng yêu cầu này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhận được tài trợ từ NH. Có thể gia giảm điều kiện này bằng các biện pháp như sau: NH nên cho phép các DNNVV dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay hoặc thậm chí cho vay không có đảm bảo tài sản. Bên cạnh đó, khâu thẩm định khách hàng cũng như tính khả thi của dự án vay là quan trọng chứ không phải tài sản đảm bảo. Ngoài ra, NH nên xem xét đến vấn đề chấp nhận máy móc thiết bị và tài sản vô hình của DN như thương hiệu, uy tín, bản quyền sáng chế là hình thức đảm bảo khoản cho vay vì đây cũng là tài sản có giá trị của DN. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, NH nên dùng hình thức cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của DN. Trong trường hợp này, NH có thể giúp DN thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Cách thức thực hiện là NH có thể yêu cầu DN cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản. Khi đó, nếu khách hàng trả tiền cho DN qua NH, NH sẽ tự trích nợ tài khoản của DN theo tỷ lệ thoả thuận trước trên số tiền báo có của DN. Đối với vấn đề định giá tài sản thế chấp, NH nên định giá tài sản thế chấp theo giá thị trường nhằm tạo điều kiện cho DN vay được vốn theo khả năng vốn có thực sự. Theo đó, quá trình định giá nên có sự tham gia của các công ty định giá tài sản, công ty tư vấn hoặc các tổ chức có liên quan tham gia để giá trị tài sản được thẩm định một cách chính xác, khách quan, phù hợp với giá cả thị trường. 596
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Giải pháp về chính sách cho vay và hình thức cho vay Các NHTM phải tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay Để làm được điều này, NHNN, các NHTM và các DN cần đồng hành, ngồi lại trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu. Các NHTM cũng cần có chính sách cụ thể hơn để nguồn vốn đến gần hơn với các DNNVV và cần chọn lọc những DN có tiềm năng để thiết kế lại điều kiện cho vay, đồng thời cũng phải chấp nhận một phần rủi ro với DN, cụ thể: . Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Đối với DNNVV, nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của DN, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường, lĩnh vực đầu tư, mức độ rủi ro, thời gian vay . Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNNVV. Để mở rộng tín dụng, NH không nhất thiết chỉ cho DN vay vốn mà có thể lựa chọn xem DN nào làm ăn hiệu quả, có triển vọng thì NH có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những DN đó để cùng sản xuất, kinh doanh. Như vậy, NH không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh, yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn. . NH nên mở rộng chính sách cho vay tín chấp đối với những DN có lịch sử tín dụng trong sáng, hoạt động hiệu quả trong nhiều năm, cần xem xét và ban hành những quy định, chính sách cụ thể, thông thoáng nhưng chặt chẽ đề hình thức vay tín chấp được phổ biến đến không chỉ đối với DNNN mà các DN tư nhân cũng có cơ hội tiếp cận. . Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với DNNVV. NH phải thường xuyên phân loại khách hàng – DN theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi nhất định đối với các DNNVV. Những DN có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gởi, giảm chi phí dịch vụ Các giải pháp cải thiện hoạt động cho vay của NH Hiện nay, quy trình cho vay của các NH chiếm rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn, nhất là đối với các NHTM Nhà nước. Do đó, NH nên tinh giảm lại quy trình cho vay một cách thực tế, khoa học, phù hợp với quy định pháp luật, lược bỏ những thủ tục không cần thiết trong quá trình thẩm định cho vay, từ đó ban hành quy trình thẩm định cụ thể và hợp lý hơn, sẵn sàng tiếp xúc với các DNNVV. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay DNNVV. NH phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho DNNVV. Mặt khác, NH phải có các chương trình phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngoài NH) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay. Ứng dụng công nghệ để cải tiến quy trình vay CMCN 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với tốc độ lan tỏa nhanh và không thể đảo ngược. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này. Để nền kinh tế, DN Việt Nam tận dụng 597
  9. INTERNATIONAL C ONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 tối đa những cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, đòi hỏi hệ thống thể chế, pháp lý phải nuôi dưỡng được sự sáng tạo, khuyến khích cái mới. Để làm được điều này, Các NH cần thực hiện công khai đầy đủ trên trang tin điện tử chính thức của mình các thông tin về về thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ, biểu phí và các kết quả đổi mới, cải tiến quy trình thủ tục, các tiêu chuẩn đang áp dụng trong hoạt động và tiêu chuẩn dịch vụ. Trong vài năm trở lại đây, các NH lớn không ngừng đầu tư vào nền tảng công nghệ số nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và quy trình cho vay. Sự chuyển động này đã đem đến những lợi ích nhất định cho người dùng. V dụ: Với mục tiêu cung cấp nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng công nghệ cao, hướng đến trải nghiệm khách hàng, NH TMCP Tiên Phong (TPBank) đã liên kết với Công ty cổ phần Misa (Misa) - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Công ty cổ phần Finext (Finext) với dự án nổi bật là instant.vn để đưa ra sản phẩm ―Cho vay online không tài sản đảm bảo‖ dành cho DNNVV. Ưu điểm vượt trội của sản phẩm là không cần tài sản đảm bảo, số hóa toàn bộ quy trình, giúp cắt giảm chi phí và thời gian tối đa cho DN. Sản phẩm ―Cho vay online không tài sản đảm bảo‖ được xây dựng để hoàn thiện nền tảng cho vay dành cho khách hàng SMEs, giúp DN lập hồ sơ vay vốn từ hệ thống báo cáo trên phần mềm kế toán MISA và kết nối đến NH dựa trên nền tảng công nghệ. Với ứng dụng này, quy trình làm hồ sơ của DN chỉ mất tối đa 10 phút trong khi bình thường DN có thể mất từ 1 tuần đến 1 tháng. Hồ sơ tài chính của DN sẽ được trích xuất trực tiếp từ phần mềm kế toán MISA.SMEs dưới sự đồng ý của khách hàng. Dựa trên các thông tin trên, TPBank thẩm định và gửi lại kết quả chủ trương về việc cấp vốn cho DN sau vài giờ làm việc. 4. KẾT LUẬN Hoà nhập với sự chuyển mình của nền kinh tế quốc gia, các DNNVV Việt Nam đang không ngừng gia tăng về số lượng cũng như quy mô hoạt động. Tuy nhiên, các DN này luôn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ NH nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề nan giải về phía Nhà nước lẫn DN. Về phía các DNNVV, khó khăn lớn nhất trong quá trình vay vốn vốn là chưa nhận được sự tin tưởng từ các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là do quy mô các DN này còn nhỏ bé, kinh nghiệm hoạt động chưa có nên rủi ro khi đầu tư vào loại hình này là rất cao. Hơn nữa, bản thân các DN cũng chưa đáp ứng được các điều kiện mà các tổ chức tín dụng đưa ra như tài sản thế chấp, minh bạch tài chính, tính chuyên nghiệp trong hoạt động Về phía Nhà nước và các Ban ngành, dù đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho DNNVV trong quá trình vay vốn NH nhưng mức độ quan tâm và quá trình thực hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Với những chủ trương đổi mới về luật pháp, chính sách của Nhà nước, cũng như sự nỗ lực hơn nữa từ các tổ chức tín dụng trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn cung ứng vốn cho các DNNVV sẽ ngày càng dồi dào và phong phú hơn. Như vậy, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay NH của các DNNVV Việt Nam không chỉ là vấn đề của riêng DN hay Nhà Nước mà phải là sự nỗ lực từ hai phía: bản thân DN và chủ trương của Nhà nước. Có như vậy, DNNVV Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh hơn về lượng cũng như về chất. 598
  10. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến mọi hoạt động của các loại hình DN, không chỉ các NH mà bản thân các DNNVV cũng cần ứng dụng rộng rãi các tiến bộ công nghệ mới để cải tiến quy trình kinh doanh của mình, tinh gọn giai đoạn xử lý hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định tín dụng. Vốn NH là nguồn hỗ trợ phổ biến bên cạnh vốn chủ sở hữu mà các DNNVV thường nghĩ đến khi muốn huy động. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ, các DN cũng nên tìm hiểu, tiếp cận các phương thức huy động vốn khác như công ty tài chính, các tổ chức hỗ trợ của Nhà nước, Quỹ đầu tư mạo hiểm để có thể chủ động trong quá trình kinh doanh của mình, không bị lệ thuộc quá nhiều vào các NHTM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bính, 2013, ―Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam‖, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12 (22) – Tháng 09- 10/2013. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015. 3. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về Trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa. 4. Chính phủ (2009), Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM. 5. CIEM. DoE, ILSSA và UNU-WIDER, 2012, Đặc điểm Môi trường kinh doanh ở Việt Nam – Kết quả điều tra DN nhỏ và vừa năm 2011. 6. Trần Kiên (2006), ―Hỗ trợ tài chính cho DN nhỏ và vừa‖. Đầu tư chứng khoán số 31, trang 21. 7. Trần Ngọc Minh (2006), ―Phát triển dịch vụ NH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống NH trên địa bàn TP.HCM‖. Tạp chí NH số 23, trang 40-41. 8. Phuong, N. M. L., 2012. What determines the access to credit by SMEs? A case study in Vietnam. Journal of Management Research. Vol. 4, No. 4. 9. Ủy ban kinh tế quốc hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 – Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu. 10. VCCI, 2012a, Báo cáo chuyên đề Thực trạng và giải pháp hỗ trợ DN nhỏ và vừa tiếp cận vốn ưu đãi. 11. hieu-qua-va-suc-lan-toa- 30570 599