Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 23/05/2022 1700
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_tai_chinh_cua_ngan_hang_thuong_mai_viet_na.pdf

Nội dung text: Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Bùi Khắc Hoài Phương Trường Đại học Quảng Bình TÓM TẮT Trong xu thế hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tham gia cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài không những tại thị trường nội địa mà còn cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Nhằm đứng vững trong xu thế hội nhập ngành tài chính ngày càng sâu và rộng, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đảm bảo tính ổn định, lành mạnh, nâng cao giá thị thương hiệu, hoạt động hiệu quả và hướng đến phát triển bền vững. Năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại đã được cải thiện, nợ xấu so với dư nợ của toàn hệ thống đã được đẩy lùi về mức an toàn dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Một số ngân hàng thương mại yếu kém được giải quyết thông qua bán nợ xấu cho VAMC (công ty quản lý tài sản), hay sáp nhập với các ngân hàng khác. Trong thời gian tới hệ thống ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tái cấu trúc hoạt động, có những biện pháp hoàn thiện năng lực tài chính nhằm nâng cao khả năng đối phó với rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững. Từ khóa: 1. Đặt vấn đề Năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được cải thiện, tính ổn định và lạnh mạnh được nâng cao sau tái cấu trúc 2011-2015. Ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng cao mức độ an toàn vốn, vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể, một số ngân hàng đã đáp ứng an toàn vốn theo Basel II và số khác đang xây dựng các nền tảng để đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II như: cơ cấu lại khung quản trị rủi ro, thực hiện quy trình đánh giá nội bộ, đo lường mức độ đủ vốn theo Basel II, thực hiện tính an toàn vốn theo rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Chất lượng tài sản của NHTM được cải thiện, tránh được nguy cơ đỗ vỡ hệ thống, nợ xấu của hệ thống có xu hướng giảm sau tái cấu trúc giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên nợ xấu tiềm ẩn vẫn còn cao trong hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ mất vốn của một số ngân hàng còn cao trong tổng nợ xấu. Mặc dù cơ cấu thu nhập của NHTM có xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, trong đó thu từ hoạt động dịch vụ tăng đáng kể tuy nhiên thu từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao và chủ yếu. Bài viết phân tích thực trạng năng lực tài chính của các NHTM và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng trong thời gian tới. 2. Thực trạng năng lực tài chính của NHTM 2.1. Hệ số an toàn vốn Các NHTM có hệ số an toàn vốn (CAR) theo thông tư 36 tương đối cao so với mức 9%, và có xu hướng tăng qua các năm 2016-2018. Các ngân hàng có hệ số CAR cao gồm Eximbank, năm 2018 đạt 15.05%, Techcombank đạt 14.30%. Các ngân hàng có tốc độ tăng hệ số CAR đáng kể như: Techcombank, VCB và VPBank. (bảng 1) 98
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 1: Hệ số CAR của NHTM Năm CAR (%) theo thông tư 36 2016 2017 2018 Các NHTM VCB 11.13 11.63 12.14 BIDV 9 9.12 9.20 Techcombank 13.10 12.68 14.30 MBBank 12.50 12.10 10.90 Eximbank 17.12 15.98 15.05 SHB 13.0 11.30 11.0 ACB 13.19 11.49 12.81 VPBank 9.5 12.60 11.9 Sacombank 9.61 11.30 10.71 VIB 13.25 13.07 13.0 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM và tính toán của tác giả Hiện nay, nhiều NHTM đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ để đảm bảo CAR đạt chuẩn Basel II vào năm 2020. ACB tích cực chủ động cải thiện tỷ lệ CAR thông qua nhiều biện pháp như phát hành trái phiếu vốn cấp 2, chủ động theo dõi, quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn tổng và vốn cấp 1 qua các năm 2017 lần lượt ở mức 11.49% và 7.77%, và tăng mạnh vào năm 2018 là 12.81% và 10.56%. BIDV đang tích cực làm việc với đối tác và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh quá trình giao dịch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2017, MBBank hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 18.155 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016. VCB thực hiện thành công phương án tăng vốn cấp II để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Để triển khai đề án Basel II, ngoài Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về cách tính toán vốn yêu cầu theo phương pháp tiêu chuẩn, thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại nhằm tạo khung pháp lý để các ngân hàng thực hiện trụ cột 1, trụ cột 2 và trụ cột 3 của Basel II. Tính đến cuối tháng 6/2019, hệ số CAR của một số ngân hàng áp dụng theo các tiêu chuẩn Basel II đạt kết quả tích cực và lớn hơn mức 8% như : Vietcombank (9,81%), VIB (9,2%), MBBank (10%), ACB (11,7%; VPBank (11,2%), Techcombank (15,6%), MSB (9%) Hiện nay có nhiều quốc gia đã ban hành quy định và lộ trình để thực hiện theo Basel III, các ngân hàng lớn trên thế giới đã hoàn thành yêu cầu về an toàn vốn. Ủy Ban Basel đã công bố báo cáo về kết quả điều tra quá trình thực hiện Basel III thực hiện đến 31/12/2017 của 206 ngân hàng, bao gồm 111 ngân hàng lớn nhất thế giới - ngân hàng nhóm 1 (trong số này có 30 ngân hàng chiến lược toàn cầu G-SIB) và 95 ngân hàng nhóm 2, kết quả tất cả các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 (bao gồm cả 30 G-SIB) đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu cổ phần thường (CET1) là 4,5% và mức mục tiêu CET1 là 7,0%. Các nước ở khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Malaysia đã xây dựng chính sách và lộ trình theo Basel III. 2.2. Cơ cấu thu nhập Nguồn thu chủ yếu của NHTM là thu từ lãi, có những ngân hàng thu nhập từ lãi thuần đạt trên 80% trong tổng thu nhập. Các dịch vụ phi tín dụng truyền thống sẽ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích, đồng thời phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng, tạo nguồn thu ổn định và bền vững của ngân hàng. 99
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 100% 18% 17% 90% 22% 27% 21% 26% 20% 22% 20% 80% 39% 43% 37% 70% 60% 50% 82% 83% 40% 78% 73% 79% 74% 80% 78% 80% 30% 61% 57% 63% 20% 10% 0% Thu nhập lãi thuần Thu nhập ngoài lãi Hình1: Thu nhập lãi thuần và ngoài lãi của các NHTM bình quân giai đoạn 2016-2018 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM và tính toán của tác giả Trong giai đoạn 2016-2018 các NHTM có tỷ lệ thu nhập từ lãi thuần cao trong tổng thu nhập gồm VPBank (83%) và Vietinbank (82%). Các ngân hàng Maritimebank và Techcombank có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao nhất so với các ngân hàng khác, tỷ lệ này tại hai ngân hàng lần lượt là 43% và 39%. Techcombank là ngân hàng có thu nhập ngoài lãi tăng mạnh, năm 2017, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt 3926 tỷ đồng, tăng 100,72% so với năm 2016, thu nhập khác tăng trên 92%, và thu nhập từ góp vốn cổ phần năm 2017 đạt 356 tỷ đồng, mức thu nhập này chỉ đạt 0.5 tỷ năm 2016. Năm 2018, thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt 3536 tỷ đồng giảm 9.93% so với năm 2017. Lãi thuần dịch vụ % Dịch vụ 4500Tỷ đồng 200.00% 4000 153.80% 3500 3926 150.00% 3536 3000 100.72% 100.00% 2500 2000 50.00% 1500 1956 1000 0.00% 500 -9.93% 0 -50.00% 2016 2017 2018 Hình 2: Thu nhập ngoài lãi của Techcombank Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank Cơ cấu thu nhập của NHTM có xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, các khoản thu thuần từ lãi dịch vụ, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, vàng, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh, lãi thuần góp vốn cổ phần và lãi thuần từ hoạt động khác có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. NHTM cần duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng, tối đa hóa các tiện ích và sự lựa chọn của khách hàng. 100
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 VIB Sacombank VPBank Maritimebank BIDV SHB Eximbank MBBank Techcombank Vietinbank VCB ACB 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Hình 3: Tỷ trọng thu nhập lãi thuần của NHTM giai đoạn 2016-2018 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM và tính toán của tác giả Thu nhập lãi thuần của các NHTM giảm mạnh qua 3 năm, ACB có tỷ trọng thu nhập từ lãi thuần giảm mạnh năm 2018 so với 2016 giảm 17,3%, tiếp theo là VPBank và Eximbank giảm 10,47%, Techcombank giảm 8,18%. So với NHTM trong nước, các ngân hàng có vốn 100% nước ngoài tại Việt Nam có thu nhập từ lãi thuần thấp hơn. Năm 2016, thu nhập lãi thuần của HSBC là 61,62%, năm 2017 là 64,94%, ANZ năm 2016 là trên 62% đến 2017, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này giảm mạnh xuống còn 49,48%. 2.3. Nợ xấu Nợ xấu so với dư nợ Nợ xấu so với VCSH Nợ có khả năng mất vốn 50% 45.3% 45% 40% 35% 30% 25.4% 22.6% 25% 19.4% 20.9% 16.1% 20% 14.1% 11.8% 15% 9.6% 8.7% 9% 7% 10% 4.59% 2.27% 2.77% 2.25% 3.39% 2.49% 5% 0.70% 1.11% 1.07% 1.61% 1.20% 1.44% 0% Hình 4: Chất lượng tài sản của NHTM năm 2017 Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Tỷ lệ nợ xấu phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM. Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng và tình trạng sức khỏe tài chính của ngân hàng. Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN và thông tư số 19/2017/TT-NHNN, quy định NHTM phải có tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ dưới 3% mới được cấp tín dụng để 101
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, đồng thời các ngân hàng thương mại phải đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác. Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ của NHTM đảm bảo theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của NHTM trong tổng nợ xấu của ngân hàng tương đối cao. Nợ xấu so với vốn chủ sở hữu của NHTM chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2017 các NHTMCP có tỷ lệ này cao gồm Sacombank (45%), VPBank (21 %), VIB là 23%. NHTMNN có BIDV (ở mức 25%) và Vietinbank là 14%. Nhiều NHTM có tỷ lệ nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, gồm các ngân hàng Maritimebank, ACB, Vietinbank, VIB. (Hình 4). Nợ xấu của NHTM hiện vẫn chưa được xử lý triệt để sau tái cấu trúc, nợ xấu vẫn còn ở mức cao trong hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, các khoản nợ xấu này là nợ xấu nội bảng theo báo cáo của các ngân hàng, con số này vẫn chưa phản ánh đầy đủ và thực chất của nợ xấu, chưa bao gồm các khoản nợ xấu bán cho VAMC và các khoản đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản. Theo đánh giá của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2017 khoảng 9,5% chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại. (UBGSTCQG, 2017). Theo UBGSTCQG Năm 2017, quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD được đẩy nhanh hơn, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Các TCTD hạn chế chuyển nợ sang VAMC, xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác được đẩy mạnh hơn. Năm 2017, đã xử lý khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD chưa được như kỳ vọng do hoạt động bán nợ xấu theo giá trị trường còn rất hạn chế. Số dư dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống TCTD tăng mạnh. Năm 2017, ước tăng khoảng 24,7% so với cuối năm 2016. Dự phòng rủi ro cụ thể ước tăng 26,3%, dự phòng rủi ro chung ước tăng 22,1% so với cuối năm 2016. 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM Tăng vốn chủ sở hữu của NHTM Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu các NHTM cần có biện pháp trong ngắn hạn, trung và dài hạn, bao gồm: tăng vốn bằng lợi nhuận giữ lại, nguồn từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn góp từ các cổ đông chiến lược, phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển thành vốn góp, huy động thêm các đối tác chiến lược, phát hành các chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế Trong năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn tại nhiều tổ chức tín dụng, gây áp lực lên tỷ lệ CAR và năng lực vốn chủ sở hữu. Các NHTM Việt Nam cần tiếp tục có những phương án, kế hoạch tăng nguồn vốn của mình nhằm đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và đảm bảo nguồn vốn cho phát triển bền vững. Việc duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn nhằm giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, như mở thêm các chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, góp vốn liên doanh, liên kết, mở các công ty con Mặt khác, tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng còn có ý nghĩa đảm bảo khả năng chống đỡ các tổn thất khi gặp rủi ro góp phần bảo vệ khách hàng, các nhà đầu tư. Các giải pháp tăng vốn cho các NHTM trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, nhằm giảm chi phí về dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro là khoản chi phí khá lớn trong hoạt động của ngân hàng, do vậy nâng cao năng lực quản lý rủi ro nhằm giảm chi phí. Thứ hai, nâng cao khả năng liên kết với các nhà đầu tư lớn bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vì các nhà đầu tư này có tiềm lực vốn mạnh và có kinh nghiệm và năng lực quản trị tốt. Thứ ba, tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn cho các nhà đầu tư. Để thực hiện thành công giải pháp tăng vốn này, các NHTM cần phải tính toán mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư vừa cạnh tranh với các công ty tài chính. Thứ tư, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, giảm dần phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. 102
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Thứ năm, tăng vốn chủ sở hữu thông qua phân chia cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại sẽ gia tăng vốn tự có cho ngân hàng. Mặc dù, việc phân chia cổ tức bằng tiền mặt ít đi, hoặc giữ lại toàn bộ lợi nhuận thông qua phân chia bằng cổ tức sẽ có nhiều cổ đông không hài lòng. Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, việc cấp bách là ngân hàng phải tăng năng lực về vốn. Thứ sáu, kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu nhằm bảo toàn cơ cấu cổ đông của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều thực hiện được giải pháp này. Các ngân hàng hoạt động hiệu quả, lợi nhuận cao thì cổ đông hiện hữu sẽ có khả năng bỏ thêm vốn vào ngân hàng, còn các ngân hàng hiệu quả thấp sẽ khó thực hiện giải pháp này. Riêng đối với NHTMNN, Chính phủ nên bơm thêm vốn cho ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ CAR theo chuẩn Basel II và đạt mục tiêu có một số ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô ngang tầm khu vực. Hiện nay nhà nước đang nắm giữ cổ phần rất lớn tại một số ngân hàng chiếm tỷ lệ trên 64% đến 95,28%, trong thời gian tới nên giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có tiềm lực vốn lớn và hoạt động hiệu quả. Tiếp tục xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM trong những năm qua có chuyển biến tích cực từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến việc triển khai xử lý nợ xấu của các ngân hàng, nợ xấu đã giảm về tỷ lệ tuy nhiên chưa giảm về quy mô và tỷ lệ nợ nhóm 4 và 5 có xu hướng tăng trong năm 2017. Trong thời gian tới NHTM cần tiếp tục thực hiện các giải pháp xử lý tận gốc nợ xấu: Thứ nhất, Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường mua bán nợ. Đa dạng hóa các sản phẩm và các bên tham gia mua bán nợ. Phân loại, định giá các khoản nợ thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực hiện các biện pháp chứng khoán hóa nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ và phát hành cổ phiếu bán cho các công ty, xử lý nợ xấu qua liên kết, liên doanh với các công ty nhằm với mục đích chia sẽ rủi ro và tăng khả năng thu hồi vốn từ việc xử lý các khoản nợ này. Định giá, phân loại các khoản nợ xấu và bán trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, NHNN có biện pháp quyết liệt để xác định đúng và đầy đủ về quy mô và cơ cấu của nợ xấu, bao gồm cả các khoản nợ xấu tiềm ẩn và buộc các ngân hàng có những giải pháp xử lý triệt để nợ xấu, bao gồm cả việc bán các khoản nợ xấu với mức giá phù hợp. Đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp tài chính bền vững Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NHTM hướng tới mục đích vừa giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, vừa cung cấp tiện ích và gắn kết khách hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng. Thu nhập của NHTM từ hoạt động tín dụng, đầu tư và kinh doanh chứng khoán, cung cấp các dịch vụ ngân hàng Trong đó, thu chủ yếu từ lãi do hoạt động tín dụng của ngân hàng nguồn thu này chiếm trên 70%, có ngân hàng lên tới gần 90%, thu từ các hoạt động dịch vụ và đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc cấp tín dụng khi khách hàng gặp khó khăn sẽ gây ra các khoản nợ xấu tại ngân hàng. Do vậy, NHTM cần phải đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, tạo ra các sản phẩm mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư Số: 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014. [2] Ngân hàng nhà nước (2017), Thông tư Số:19/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 103
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ngoài, ban [3] Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư Số: 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016. [4] UBGSTCQG (2017), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2017. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia năm 2017. [5] BIS, 2018, Basel III Monitoring Report Basel Committee on Banking Supervision, ISBN 978-92-9197- 634-8 (online). [6] Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại 104